- Chi phí vận hành:
KẾT LUẬ N KIẾN NGHỊ Kết luận
Kết luận
Nước thải chế biến mủ cao su trước khi xử lý có nồng độ ô nhiễm cao, được thể hiện qua việc khảo sát tại các nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dưong, cụ thể như sau: COD từ 3123 đến 4976 mg/l, BOD5 từ 874,7 đến 2911 mg/l, Nitơ tổng từ 256,6 đến 398,1 mg/l.
Sau khi được xử lý, nồng độ các chất ô nhiễm có giảm nhưng vẫn còn vượt mức so với quy định, cụ thể nồng độ các chất sau xử lý như sau: COD từ 69 đến 71 mg/l, BOD5 từ 30 đến 76 mg/l, Nitơ tổng từ 19,9 đến 31,1 mg/l. Nồng độ các chất trong nước xả thải sau xử lý vượt mức cho phép như trên đã và đang gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái lưu vực sông suối tại khu vực xả thải cũng như môi trường sống xung quanh. Trong đó, nitơ cũng là vấn đề đáng quan tâm vì nitơ là thành phần khó xử lý, nitơ trong nước xả thải cao có thể gây ra hiện tượng phú dưỡng.
Vì vậy, các phương án thích hợp để xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, đảm bảo nồng độ các chất thải đạt yêu cầu xả thải là rất cần thiết. Các phương án cụ thể có thể được áp dụng như sau:
- Trước hết, phương án kết hợp trong xử lý nước thải được đề xuất áp dụng. Về cơ bản, đây là phương án xử lý nước thải khá triệt để, đạt hiệu quả cao, đảm bảo nước xả thải đáp ứng được nồng độ cho phép nên đem lại lợi ích về môi trường. Phương án này vận hành đơn giản, thích hợp cho khu vực có diện tích đất rộng.
- Phương án mương oxi hóa cũng có thể được áp dụng. Nồng độ nitơ tổng sau xử lý giảm đáng kể, nước thải được tuần hoàn liên tục do đó giảm thời gian lưu nước. Phương án thích hợp cho khu vực có diện tích đất hạn chế.
- Ngoài ra, phương án sinh học sử dụng hồ tảo cũng có những ưu điểm riêng như là thân thiện với môi trường vì hạn chế được việc dùng hóa chất, vận hành đơn giản, chi phí vận hành thấp. Tuy nhiên phương án cần diện tích lớn để đầu tư xây dựng các hồ sinh học và thời gian lưu nước dài hơn so với hai phương án nêu trên.
Chính vì vậy, tùy theo mức độ đầu tư cũng như điều kiện thực tế của công ty, các phương án trên có thể được cân nhắc để ứng dụng nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư và hoạt động của hệ thống.
Căn cứ theo tình hình áp dụng công nghệ thực tiễn tại các nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn huyện Phú Giáo cho thấy rằng việc áp dụng công nghệ xử lý nước thải theo phương án 1 là phù hợp nhất. Phương án 1 là kết quả của việc đánh giá công nghệ áp dụng thực tiễn tại các nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn từ đó bổ sung những thiếu sót và hoàn thiện hơn trong việc áp dụng.
Kiến nghị
Môi trường đang là vấn đề cần được quan tâm ở các nước đang phát triển. Do đó, cần có sự hổ trợ về nhiều phía để đảm bảo sự phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.
Về phía các nhà máy chế biến mủ cao su cần quan tâm hơn đến việc xử lý nước thải đảm bảo yêu cầu quy chuẩn, vận hành thường xuyên liên tục hệ thống xử lý, kiểm tra nồng độ chất thải sau xử lý, giám sát lưu lượng và chất lượng xả thải hàng ngày, nếu sau xử lý nồng độ cho phép chưa đạt thì phải tiến hành tuần hoàn để xử lý tiếp nếu cần.
Về phía các cơ quan ban ngành liên quan, cần thanh kiểm tra định kỳ và đột xuất, xử lý nghiêm hành vi xả thải vượt mức quy định, hậu kiểm tra việc khắc phục hậu quả sau khi các đơn vị vi phạm hành chánh nếu có.
Để đảm bảo tính chân thực, cũng cần có sự kiểm tra giám sát của bên thứ ba là người dân, việc báo cáo kịp thời các trường hợp vi phạm đến cơ quan môi trường nếu phát hiện các trường hợp bất thường như: màu nước lưu vực sông suối thay đổi đột ngột, có mùi khó chịu, sinh vật thủy sinh chết đột ngột.
Phƣơng hƣớng phát triển đề tài
Để ngành công nghiệp cao su phát triển ngày càng bền vững, thân thiện với môi trường thì cần có những giải pháp hợp lý từ khâu trước sản xuất đến sau khi hoàn thành sản phẩm và nước thải xả ra môi trường đạt quy chuẩn cho phép. Đề tài đã đưa ra
những giải pháp về mặt quản lý môi trường và những giải pháp về mặt kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nước thải, bên cạnh đó là đề xuất các công nghệ áp dụng phù hợp cho xử lý nước thải từ đó có thể áp dụng thực tế các giải pháp trên.