- Trong điều kiện nhân tạo:
2.1.5.2. Thành phần nước thải đầu vào
Theo kết quả lấy mẫu nước thải ngày 03/10/2013 và kết quả phân tích mẫu ngày 10/10/2013, các thành phần ô nhiễm đặc trưng trong nước thải chế biến mủ cao su được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.1. Thành phần nước thải đầu vào của NMCBMCS Bố Lá và Ly Tâm Phước Hòa
STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả
QCVN 01:2008/ 01:2008/ BTNMT (A) 1 pH - 4,67 6 - 9 2 BOD5 mg/l 2911,3 30 3 COD mg/l 4927,1 50 4 SS mg/l 492,4 50 5 N tổng mg/l 398,147 15 6 N - NH3 mg/l 115,51 5
(Nguồn: Huỳnh Sơn Tùng, Kết quả lấy mẫu và phân tích mẫu nước thải tại Công ty CP DV TV Môi trường Hải Âu, Mã số mẫu: 10.13.NT49, 2013)
Ghi chú:
QCVN 01:2008/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến cao su thiên nhiên. Cột A quy định giá trị của các thông số ô nhiễm tối đa cho phép trong nước thải của cơ sở chế biến cao su thiên nhiên khi thải vào các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Nhận xét:
Quy trình sản xuất mủ cao su tại nhà máy chế biến mủ cao su Bố Lá và Ly Tâm Phước Hòa có dây chuyền chế biến mủ ly tâm, vì vậy thành phần nước thải đầu vào có độ ô nhiễm rất cao, cụ thể là: BOD5 vượt 97,04 lần, COD vượt 98,54 lần, SS vượt 9,84 lần, N tổng vượt 26,54 lần, N - NH3 vượt 21,3 lần.
Qua so sánh kết quả phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến cao su thiên nhiên thì nước thải chế biến mủ cao su tại nhà máy nếu không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nặng môi trường nước. Trong nước thải chế biến mủ cao su còn lẫn nhiều nhựa, dịch cây và mủ dư, protein hòa tan... Đây là những chất hữu cơ rất dễ bị phân hủy gây mùi hôi thối trong tự
nhiên.