Tìm hiểu để hiểu rõ hơn, trâu dồi thêm những kiến thức tổng quan về nguồn nhân lực, xử lý các công việc liên quan đến mối quan hệ tương tác giữa con người với con người, công tác về điều hành, quản lý hành chính, nhân sự. Cách sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao tính hiệu quả của công ty. Các chính sách tạo điều kiện cho nhân viên được phát huy tối đa các năng lực cá nhân, được kích thích động viên nhiều nhất tại nơi làm việc và trung thành tận tâm với công ty. Có kiến thức để đáp ứng cung cấp cho công ty một lực lượng lao động có hiệu quả. Cung cấp nhân sự để từng bộ phận thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ của riêng nó phù hợp với mục tiêu chung của toàn bộ tổ chức để xây dựng cơ cấu, tổ chức nhân sự tương ứng với cơ cấu hoạt động của công ty.
Trang 1PHÂN TÍCH MÔ HÌNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY
SAIGON CO.OP
PHẦN MỞ ĐẦU 2
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2
1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH 2
CHƯƠNG 1: 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH QUAN TRỊ NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY SAIGON CO.OP 2
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
1.1.1 Tổng quan bộ máy quản lý 2
1.1.2 Lịch sử hình thành và cột mốc phát triển 2
1.2 KHÁI NIỆM MÔ HÌNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY SAIGON CO.OP 2
1.2.1 Chức năng 2
1.2.2 Cơ sờ mô hình: 2
1.2.3 Khó khăn 2
1.3 SƠ ĐỒ MÔ HÌNH QUẢN LÝ NHÂN SỰ 2
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG 2
2.1 Tổng quan nguồn nhân lực công ty 2
2.1.1 Chức năng của cán bộ quản nhân viên 2
2.1.2 Nhiệm vụ của bộ phận hành chính-nhân sự 2
2.2 Thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực công ty Saigon Co.op 2
2.2.1 Công tác tuyển dụng nhân sự 2
2.2.2 Chính sách nhân sự 2
2.2.3 Nguồn nhân lực tốt dẫn đến thành công 2
2.2.4 Tẩm nhìn và sứ mệnh của công ty 2
2.2.5 Định hướng công ty trong năm 2017 2
2.2.6 Chế độ lương bổng 2
2.2.7 Tiềm năng ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty 2
2.2.8 Hoạt động gắn kết con người với con người 2
Trang 2CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MÔ HÌNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY
SAIGON CO.OP 2
3.1 Giải pháp 1: 2
3.2 Giải pháp 2: 2
3.3 Giải pháp 3: 2
3.4 Giải pháp 4: 2
3.5 Giải pháp 5: 2
PHẦN KẾT LUẬN 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO 2
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thời đại ngày nay là thời đại của nền kinh tế tri thức, yếu tố chất xám con người đóng vai trò vô cùng quan trọng, doanh nghiệp nào nắm trong tay nguồn nhân lực có trình
độ chuyên môn cao, thích ứng với sự thay đổi của môi trường sẽ thắng trong cạnh tranh Nguồn nhân lực con người là nguồn lực quan trọng nhất, là nguồn lực khời đầu của mọi nguồn lực vì thông qua nó các nguồn lực khác mới phát huy tác dụng Vì vậy,
mà công tác quản lý nguồn nhân lực ngày căng được chú trọng nhiều hơn Nó trở thanh một yêu cầu cấp thiết đối với mọi tổ chức, doanh nghiệp nếu muốn tồn tại và phát triển bền vững
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động bán lẻ theo đúng chức năng, lãnh đạo Saigon Co.op dành thời gian nghiên cứu học tập kinh nghiệm của hệ thống siêu thị KF (Thụy Điển), NTUC Fair Price (Singapore), Co.op (Nhật Bản) để tạo ra một hệ thống siêu thị mang nét đặc trưng của phương thức hợp tác xã tại Thành phố Hồ Chí Minh và Việt Nam.Năm 1998, Saigon Co.op đã tái cấu trúc về tổ chức và nhân sự, tập trung mọi nguồn lực của mình để đầu tư mạnh cho công tác bán lẻ Các siêu thị Co.opmart lần lượt ra đời đánh dấu một giai đoạn phát triển quan trọng: hình thành chuỗi siêu thị mang thương hiệu Co.opmart
SaiGon Coop có quy định rõ ràng về số lượng nhân viên, các lớp đào tạo, các chế
độ đãi ngộ nên công tác quản trị nguồn nhân lực tại siêu thị rất chặt chẽ
Có lịch sử phát triển sự nghiệp mạnh và lâu đời
Thấy được một công ty có cách quản lý hiện đại đem lại nhiều thành công nên tôi đã quyết định tìm hiểu về công ty này cũng như cách quản lý nhân lực của họ
1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu để hiểu rõ hơn, trâu dồi thêm những kiến thức tổng quan về nguồn nhân lực,
xử lý các công việc liên quan đến mối quan hệ tương tác giữa con người với con người, công tác về điều hành, quản lý hành chính, nhân sự
Cách sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao tính hiệu quả của công ty
Các chính sách tạo điều kiện cho nhân viên được phát huy tối đa các năng lực cá nhân, được kích thích động viên nhiều nhất tại nơi làm việc và trung thành tận tâm với công ty
Có kiến thức để đáp ứng cung cấp cho công ty một lực lượng lao động có hiệu quả Cung cấp nhân sự để từng bộ phận thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ của riêng nó phù hợp với mục tiêu chung của toàn bộ tổ chức để xây dựng cơ cấu, tổ chức nhân sự tương ứng với cơ cấu hoạt động của công ty
2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Từ năm 1992 đến năm 2016
Phạm vi hoạt động trên toàn quốc
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sử dụng phương pháp quan sát khoa học vì phương pháp này là phương pháp tri giác
Trang 4đối tượng một cách có hệ thống để thu thập thông tin của đề tài đã chọn.
Thu nhập bằng cách là quan sát trực tiếp qua internet, báo đài, tin tức để lấy thông tin, thu nhập dữ liệu Cách thứ hai là gián tiếp thu nhập, tham khảo thông tin từ nhân viên của Saigon Co.op (nhân viên tại siêu thị Co.op Mart, Co.op Food)
Sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợpkết hợp với kê báo cáo của doanh nghiệp
Trang 5PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH QUAN TRỊ NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY SAIGON CO.OP
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1 Tổng quan bộ máy quản lý
- Trước tiên, tôi xin giới thiệu sơ lược vài nét về công ty này Saigon Co.op là một trong những nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam, lọt vào top 500 nhà bán lẻ hàng đầu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Là tổ chức kinh tế hợp tác xã theo nguyên tắc xác lập sở hữu tập thể, hoạt động sản xuất kinh doanh tự chủ và
tự chịu trách nhiệm Hoạt dộng ở các lĩnh vực: bán lẻ; đầu tư; xuất nhập khẩu
và phân phối; sản xuất Hoạt động bán lẻ là nổi trội nhất với các thương hiệu:
Hệ thống siêu thị Co.opmart, đại siêu thị với thương hiệu Co.opXtra và đại siêu thị kết hợp phân phối số lượng lớn với thương hiệu Co.opXtraPlus, trung tâm thương mại Sense City, trung tâm thương mại SC VivoCity, kênh bán hàng qua truyền hình HTV Co.op, chuỗi Cửa hàng thực phẩm Co.op Food, chuỗi cửa hàng Co.op, cửa hàng Bến Thành
- Hội đồng quản trị của Saigon Co.op hiện nay gồm ông Diệp Dũng (Chủ tịch Hội đồng quản trị), ông Nguyễn Thành Nhân, bà Nguyễn Thị Tranh, ông Nguyễn Thanh Hùng, ông Quách Cường, ông Nguyễn Anh Đức và ông Phạm Trung Kiên
- Ban Tổng giám đốc gồm ông Nguyễn Thành Nhân (Tổng giám đốc), ông Nguyễn Anh Đức (Phó Tổng Giám đốc)
1.1.2 Lịch sử hình thành và cột mốc phát triển
- Khởi nghiệp từ năm 1989, sau đại hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế đất nước chuyển từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN,
mô hình kinh tế HTX kiểu cũ thật sự khó khăn và lâm vào tình thế khủng hoảng phải giải thể hàng loạt Trong bối cảnh như thế, ngày 12/5/1989 - UBND Thành phố Hồ Chí Minh có chủ trương chuyển đổi Ban Quản lý HTX Mua Bán Thành phố trở thành Liên hiệp HTX Mua bán Thành phố Hồ Chí Minh - Saigon Co.op với 2 chức năng trực tiếp kinh doanh và tổ chức vận động phong trào HTX Saigon Co.op là tổ chức kinh tế HTX theo nguyên tắc xác lập sở hữu tập thể, hoạt động sản xuất kinh doanh tự chủ và tự chịu trách nhiệm
- Cột mốc phát triển:
+ Giai đoạn 1998 -2003 ghi dấu ấn một chặng đường phát triển mới của Saigon Co.op
+ Luật HTX ra đời tháng 01/1997 mà Saigon Co.op là mẫu HTX điển hình minh chứng sống động về sự cần thiết, tính hiệu quả của loại hình kinh tế HTX, góp phần tạo ra thuận lợi mới cho phong trào HTX trên cả nước phát triển + Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động bán lẻ theo đúng chức năng, lãnh đạo Saigon Co.op dành thời gian nghiên cứu học tập kinh nghiệm của hệ
Trang 6thống siêu thị KF (Thụy Điển), NTUC Fair Price (Singapore), Co.op (Nhật Bản) để tạo ra một hệ thống siêu thị mang nét đặc trưng của phương thức HTX tại TpHCM và Việt Nam
+ Năm 1998, Saigon Co.op đã tái cấu trúc về tổ chức và nhân sự, tập trung mọi nguồn lực của mình để đầu tư mạnh cho công tác bán lẻ Các siêu thị Co.opmart lần lượt ra đời đánh dấu một giai đoạn phát triển quan trọng: hình thành chuỗi siêu thị mang thương hiệu Co.opmart
1.2 KHÁI NIỆM MÔ HÌNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY SAIGON CO.OP
- Saigon Co.op đã áp dụng mô hình quản trị nhân lực Michigan
- Mô hình này còn được goi là mô hình liên kết Devanne/Fombrun/Tychi thuộc trường phái quản trị nhân lực Michigan
1.2.1 Chức năng
Tuyển dụng nhân lực
Đánh giá nhân lực
Định mức lương bổng
Phát triển nhân lực
1.2.2 Cơ sờ mô hình:
Thành tích công việc
Kiểm tra chiến lược, hệ thống cơ cấu tổ chức để quản lý con người
Trong quá trình tuyển chọn nhân lực, ai đáp ứng được yêu cầu của tổ chức sẽ được tuyển dụng
Thành quản lao động của nhân viên sẽ được ghi nhận và kiểm nghiệm trong quá trình đánh giá nhân lực
Kết quả đánh giá sẽ là cơ sở xác định mức lương, khen thưởng và phát triển nhân lực
1.2.3 Khó khăn
Điểm yếu của mô hình này là công tác quản trị thụ động, tầm nhìn của tổ chức không được quan tâm
1.3 SƠ ĐỒ MÔ HÌNH QUẢN LÝ NHÂN SỰ
Trang 7CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG
2.1 Tổng quan nguồn nhân lực công ty
- Có thể nói, thành công của Saigon Co.op chính là nhờ doanh nghiệp này biết đánh giá cao sức mạnh của tập thể Hiện nay, tổng số lao động của Saigon Co.op hơn 10.000 người (tháng 12/2011)
- Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình
- Đội ngũ cán bộ nhân viên một phần là cán bộ nòng cốt của Saigon Co.op, có trình độ, nhiệt tình, tích cực, biết việc và gắn bó với công việc Công ty cũng đã thu hút thêm một số cán bộ nhân viên, cộng tácviên có trình độ kỹ thuật cao Nội bộ Công ty lành mạnh, đoàn kết, nhất trí cao, phong cáchlàm việc năng động, luôn bám sát mục tiêu chiến lược và lĩnh vực hoạt động của Công ty
- Bộ máy tổ chức, cơ chế hoạt động Công ty hợp lý, phát huy được tính chuyên nghiệp
và sự chủ động của mỗi bộ phận và từng nhân viên, sự phân cấp, sự quan tâm đãi ngộ đúng mức của lãnh đạo ngày càng làm rõ trách nhiệm quyền hạn mỗi bộ phận, mỗi nhân viên công ty trong từng thời điểm cụ thể
- Hệ thống quản lý chất lượng chặt chẽ, đảm bảo
2.1.1 Chức năng của cán bộ quản nhân viên
- Với chức năng vận động, tập hợp, tổ chức tuyên truyền giáo dục cán bộ nhân viên – lao động nhằm xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân ngày càng phát triển, có tinh thần yêu nước, có năng lực, có trình độ chính trị chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề góp phần thúc đẩy quá trình Công nghiệp hóa hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu đổi mới của thành phố
- Hoạch định nguồn lực về nhân sự sao cho phù hợp với kế hoạch và từng giai đoạn
mà ban giám đốc siêu thị đã đề ra Các chức năng chính của bộ phận nhân sự là: tuyển dụng, đào tạo, phát triển và duy trì nguồn nhân lực để xây dựng một siêu thị ngày một vững mạnh, tạo nên một nền tảng văn hóa vững chắc
2.1.2 Nhiệm vụ của bộ phận hành chính-nhân sự
- Là người đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động
- Tổ chức, chỉ đạo tạo mọi điều kiện để người lao động tham gia quản lý cơ quan đơn
vị thông qua các kỳ Hội nghị Người lao động hàng năm
- Thực hiện giúp đỡ và cố vấn cho ban giám đốc các vấn đề về nhân sự như: hoạch định nguồn nhân lực, tuyển dụng, đào tạo, phát triển, chính sách đãi ngộ, lương, thưởng, phạt dành cho nhân viên
- Lưu trữ và bảo quản hồ sơ về nhân sự
- Phối hợp hoạt động và thực hiện tốt các mối quan hệ của các nhân viên trong công việc
- Xây dựng chính sách trả lương cho nhân viên
- Bảo vệ sức khỏe cho nhân viên
Trang 82.2 Thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực công ty Saigon Co.op
2.2.1 Công tác tuyển dụng nhân sự
- Phần lớn nhân viên trong SaiGon Co.op đều được SaiGon Co.op tuyển dụng và chuyển nhân sự tới các đơn vị thành viên có nhu cầu
- Nộp hồ sơ phỏng vấn trực tiếp tại các cơ quan trong hệ thống
- Nếu được ứng tuyển sẽ được tuyển dụng -> học việc, thử việc -> đánh giá -> phát triển -> kí hợp đồng
- Phân công lao động dựa trên chức năng và căn cứ vào trình độ chuyên môn, nhu cầu công việc, kỹ năng và các điều kiện khác Sau khi nhận nhiệm vụ các bộ phận sẽ căn
cứ vào trình độ mỗi nhân viên mà mình quản lý để phân công nhân viên sao cho phù hợp với khả năng và trình độ của mỗi người
2.2.2 Chính sách nhân sự
- Công tác nhân sự và chính sách cho người lao động hằng năm đều có nhiều chuyển biến tích cực Việc đào tạo, tuyển dụng, bố trí nhân sự ngày càng được chú trọng về chất lượng Tại các siêu thị Co.opMart ở tỉnh, trừ số cán bộ khung - do Saigon Co.op
bố trí tăng cường trong thời gian đầu - hầu hết cán bộ - nhân viên đều là người tại chỗ
- Tập trung phát huy thế mạnh địa phương là một trong những nội dung mà Saigon Co.op đã và đang hướng đến Sự phát triển của hệ thống siêu thị Co.opMart không những giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động mà còn giúp lực lượng lao động thời vụ - đa số là sinh viên học sinh có thêm kiến thức, kinh nghiệm bổ sung cho học việc thực tế
- Để tồn tại và phát triển, Hội đồng Quản trị và Ban Tổng Giám đốc Saigon Co.op rất chú trọng chính sách đãi ngộ nhằm thu hút và giữ chân đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao Với chủ trương trên, lực lượng lao động chủ lực của Saigon Co.op được tập hợp từ nhiều nguồn đào tạo khác nhau Nhằm nâng cao tay nghề chuyên môn cho cán bộ - nhân viên, thời gian qua, Saigon Co.op đã thành lập Trung tâm Huấn luyện nghiệp vụ để tiếp tục đào tạo cho nhân viên
- Hỗ trợ học phí cho CB-CNV:
+ Thời gian qua, số cán bộ - công nhân viên tự học khá đông Bởi vì ngoài việc nâng cao trình độ chuyên môn, họ được động viên, hỗ trợ rất nhiều từ đơn vị như: bố trí thời gian làm việc hợp lý, hỗ trợ kinh phí (học PTTH: hỗ trợ học phí 100%, học đại học: hỗ trợ 50%) Ngoài ra, trong thời gian đi học, người lao động vẫn được hưởng đầy đủ phụ cấp
+ Cán bộ - nhân viên có bằng đại học sẽ được phụ cấp thêm 100.000 đồng/tháng Đi đôi với việc hoàn chỉnh và triển khai kịp thời các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ - công nhân viên, Ban Lãnh đạo Saigon Co.op hết sức chú trọng nâng chất và tăng cường đội ngũ quản lý
+ Mỗi cán bộ quản lý đều được tạo điều kiện tham gia các chương trình đào tạo
chuyên môn, nâng cao trình độ kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và đặc biệt là ngoại ngữ (được tài trợ 100% khi được cử đi học văn hóa, ngoại ngữ, nghiệp vụ ở trong và ngoài nước)
+ Song song với giáo dục, tuyên truyền thường xuyên lòng tự hào về truyền thống của
Trang 9đơn vị (tinh thần văn hóa Hợp tác xã, anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới), Hội đồng Quản trị và Ban Tổng Giám đốc hằng năm đều tập trung nguồn kinh phí dành cho công tác đào tạo và huấn luyện sâu về chuyên môn nghiệp vụ, tập trung tốt công tác đào tạo quy hoạch, phát triển lực lượng kế thừa để không ngừng hoàn thiện công tác phục vụ khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh
2.2.3 Nguồn nhân lực tốt dẫn đến thành công
+ Giải thưởng trong nước:
ST
T
1 Anh hùng lao động thời kì đổi
mới
Giải thưởng Nhà nước 09/2000
2 Huân chương Độc lập hạng 3 Giải thưởng Nhà nước 2009
3 Doanh nghiệp thương mại
dịch vụ xuất sắc nhất
Bộ Công thương 2007 - 2010
4 Thương hiệu dịch vụ được hài
lòng nhất
Báo Sài Gòn Tiếp Thị 2007 - 2013
5 Cúp tự hào thương hiệu Việt Báo Đại đoàn kết 2010-2011
6 Thương hiệu Việt được yêu
thích nhất
Báo Sài Gòn Giải Phóng 2007-2013
7 Huân chương lao động hạng 3
về thành tích xuất sắc trong
công tác bình ổn thị trường từ
năm 2006-2011
8 Cúp vàng Doanh nghiệp Hội
nhập & Phát triển
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bộ Công Thương, Đài Truyền hình Việt Nam và một số đơn vị trung ương phối hợp tổ chức
2013
9 Huân chương Độc lập hạng II Chủ tịch nước 2014
10 Top 10 Sản phẩm thương hiệu
Việt tiêu biểu xuất sắc
+ Giải thưởng ngoai nước:
Trang 10T
1 Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu
Châu Á - Thái Bình Dương
Tạp chí Retail Asia 2004 - 2014
2 Giải Vàng nhà bán lẻ hàng đầu
Việt Nam
Tạp chí Retail Asia 2004 - 2010
& 2013 -2014
3 Top 200 doanh nghiệp hàng
đầu Việt Nam 2007
Chương trình hỗ trợ phát triển Liên hiệp quốc (UNDP)
2007
4 Giải thưởng chất lượng châu
Âu - Arch of Europe Award
2007
5 Giải Vàng thượng đỉnh chất
lượng quốc tế 2008
Tổ chức sáng tạo thương mại quốc tế (BID) trao tặng tại New York
2008
6 Giải "Dịch vụ khách hàng xuất
sắc"
Liên đoàn các Hiệp hội bán
lẻ Châu Á - Thái Bình Dương (Fapra)
09/2013
7 Giải "Best of the Best - Top
10 nhà bán lẻ xuất sắc tiêu
biểu nhất Châu Á - Thái Bình
Dương"
Tạp chí Retail Asia 2014
8 Top 200 nhà bán lẻ hàng đầu
Châu Á - Thái Bình Dương
Tạp chí Retail Asia 2015
2.2.4 Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty
- Phấn đấu duy trì vị trí Nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam trên cơ sở phát triển nhanh và bền vững chuỗi siêu thị Co.opmart, nỗ lực đa dạng hóa các mô hình bán lẻ văn minh, hiện đại; đồng thời không ngừng tăng cường mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với người tiêu dùng và cộng đồng; xây dựng Saigon Co.op trở thành một tổ chức hợp tác xã tiêu biểu có tầm vóc và quy mô hoạt động trên phạm vi cả nước và từng bước vươn ra khu vực, luôn được khách hàng và đối tác tín nhiệm và tin yêu
-Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của khách hàng mục tiêu.Luôn đem lại cho
khách hàng sự tiện lợi, an toàn và các giá trị tăng thêm.Góp phần nâng cao đời sống người dân và phát triển ngành bán lẻ Việt Nam
- Chính sách của Saigon Co.op là