1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KIẾN THỨC, THÁI độ và một số yếu tố LIÊN QUAN về QUẢN lý ĐAU CHO NGƯỜI BỆNH của SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG y tế THÁI NGUYÊN

58 671 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 195,06 KB

Nội dung

PHẠM THỊ HÀKIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỀ QUẢN LÝ ĐAU CHO NGƯỜI BỆNH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ THÁI NGUYÊN Chuyên nghành: Điều dưỡng Mã số: ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN T

Trang 1

PHẠM THỊ HÀ

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

VỀ QUẢN LÝ ĐAU CHO NGƯỜI BỆNH CỦA SINH VIÊN

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ THÁI NGUYÊN

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Hà Nội – 2019

Trang 2

PHẠM THỊ HÀ

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

VỀ QUẢN LÝ ĐAU CHO NGƯỜI BỆNH CỦA SINH VIÊN

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ THÁI NGUYÊN

Chuyên nghành: Điều dưỡng

Mã số:

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

TS Nguyễn Thị Lan Anh

Hà Nội – 2019

Trang 3

ĐTNC Đối tượng nghiên cứu

IASP Hiệp hội quốc tế về nghiên cứu nỗi đauNKASRP Bộ câu hỏi khảo sát kiến thức và thái độ

về đau của điều dưỡngNSAID Thuốc giảm đau chống viêm phi steroid

Trang 4

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Định nghĩa, phân loại đau 3

1.2 Ảnh hưởng của đau đến cuộc sống 4

1.3 Một số biện pháp giảm đau cho người bệnh 5

1.3.1 Phương pháp giảm đau có sử dụng thuốc 5

1.3.2 Phương pháp giảm đau không sử dụng thuốc 6

1.4 Vai trò của điều dưỡng trong việc kiểm soát cơn đau 7

1.5 Thang đo đánh giá mức độ đau 9

1.6 Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về quản lý đau 12

1.6.1 Trên thế giới 12

1.6.2 Tại Việt Nam 14

1.7 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ của sinh viên về quản lý đau 15

1.7.1 Giới tính 15

1.7.2 Kinh nghiệm đau cá nhân 15

1.7.3 Sử dụng các công cụ khách quan để đánh giá đau 16

1.7.4 Sự tiếp cận thông tin liên quan đến quản lý đau 17

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

2.1 Đối tượng nghiên cứu 19

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn 19

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ 19

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 19

2.2.1 Địa điểm nghiên cứu 19

2.2.2 Thời gian nghiên cứu 19

Trang 5

2.4 Công cụ và quá trình thu thập số liệu 21

2.4.1 Công cụ thu thập số liệu 21

2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu 24

2.5 Phương pháp phân tích số liệu 24

2.6 Cách tính và cho điểm kiến thức, thái độ 25

2.7 Các sai số có thể gặp và biện pháp khống chế sai số 27

2.8 Đạo đức nghiên cứu 27

Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ 29

3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 29

3.2 Phần kiến thức và thái độ của sinh viên về quản lý đau 30

3.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ của sinh viên về quản lý đau 33

Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN 36

4.1 Kiến thức của sinh viên điều dưỡng về quản lý đau 36

4.2 Thái độ của sinh viên điều dưỡng về quản lý đau 36

4.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ của sinh viên điều dưỡng về quản lý đau 36

DỰ KIẾN KẾT LUẬN 36

DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

Bảng 2.2 Cách tính điểm phần thái độ 26

Bảng 3.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 29

Bảng 3.2 Điểm kiến thức và thái độ của sinh viên về quản lý đau 30

Bảng 3.3 Kiến thức của sinh viên theo từng nội dung quản lý đau 31

Bảng 3.4 Mối liên quan giữa giới tính với kiến thức, thái độ của sinh viên về quản lý đau cho người bệnh 33

Bảng 3.5 Mối liên quan giữa hình thức đào tạo với kiến thức, thái độ của sinh viên về quản lý đau cho người bệnh 33

Bảng 3.6 Mối liên quan giữa kinh nghiệm mức độ đau cá nhân với kiến thức, thái độ của sinh viên về quản lý đau cho người bệnh 34

Bảng 3.7 Mối liên quan giữa tần suất sử dụng công cụ đánh giá đau khách quan với kiến thức, thái độ của sinh viên về quản lý đau cho người bệnh 34

Bảng 3.8 Mối liên quan giữa sự tiếp cận thông tin về quản lý đau với kiến thức, thái độ của sinh viên 35

Trang 7

Hình 1.1 Thang điểm đánh giá đau 10 Hình 1.2 Thang đo đau theo nét mặt 11

Trang 8

ĐẶT VẶN ĐỀĐau là một vấn đề lớn trên toàn cầu Ước tính rằng 20% người trưởngthành chịu hậu quả của đau và 10% mới được chẩn đoán bị đau mạn tính mỗinăm Tuy nhiên, vấn đề đau đớn chủ yếu được coi là một vấn đề y tế, và ítđược giải quyết trong lĩnh vực y tế công cộng[1] Tại một số thời điểm, trongthời gian ngắn hoặc dài, tất cả chúng ta đều trải qua nỗi đau và chịu hậu quảcủa nó Mặc dù nỗi đau có thể đóng vai trò như một lời cảnh báo để bảo vệchúng ta khỏi bị tổn hại thêm, nhưng nó cũng có thể góp phần vào sự đau khổnghiêm trọng và có thể vượt qua nguyên nhân cơ bản của nó để trở thành mộtcăn bệnh trong các phạm vi và kích thước của chính nó[2]

Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố giảm đau và được quản lý giảm đau làquyền cơ bản của con người, tuy nhiên nhiều người bệnh bị đau ở mức độvừa hoặc nặng đã đặt ra thách thức lớn cho ngành y tế[3] Đau đớn làm ảnhhưởng tiêu cực đến sự phục hồi của người bệnh, gây nên sự khó chịu và mấtngủ, làm tăng thời gian nằm viện, tăng nguy cơ tái nhập viện và tăng chi phíđiều trị Ngoài ra, đau là một trong những nguyên nhân gây rối loạn thần kinhdẫn đến kích động, suy giảm nhận thức, lo lắng và trầm cảm[5]

Do ảnh hưởng tiêu cực của đau đã có nhiều biện pháp giảm đau được

áp dụng như biện pháp dùng thuốc theo thang ba bậc điều trị giảm đau của Tổchức y tế Thế Giới WHO (1986) [6] hay các biện pháp không dùng thuốc baogồm: Các can thiệp tâm lý (Sự phân tâm, thư giãn, thôi miên, kỹ thuật thở,nghe nhạc,…), châm cứu bấm huyệt và các liệu pháp vật lý (Xoa bóp, chườmnóng, chườm lạnh, thay đổi vị trí,…)[7]

Hiệp hội đau Hoa Kỳ cũng đã tuyên bố rằng đau là ngoài ý muốn củangười bệnh nhưng khi một người bệnh biểu hiện đau thì quản lý đau là tráchnhiệm của điều dưỡng[8] Với sự chú ý trên toàn thế giới để tích hợp quản lýđau vào hệ thống chăm sóc sức khỏe, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố

Trang 9

rằng một chiến lược y tế công cộng, giáo dục và đào tạo là cần thiết [9] Điềudưỡng cần có kiến thức và thái độ tích cực đối với những phàn nàn về đau củangười bệnh cũng như nhận định để đưa ra những quyết định thực hành giảmđau một cách có hiệu quả [2,10] Điều dưỡng phối hợp hiệu quả với các chuyêngia chăm sóc sức khỏe khác để kiểm soát cơn đau thành công[11] Là nhữngcán bộ y tế tương lai, sinh viên điều dưỡng phải có được kiến thức toàn diện vềđau và quản lý đau trước khi hoàn thành chương trình giáo dục của họ [12].

Chương trình đào tạo về đau đã được chính thức đưa vào các trườngđào tạo nhân lực y tế trên thế giới và tại Việt Nam Trường Cao đẳng Y tế TháiNguyên cũng đã đưa vào giảng dạy môn học “Chăm sóc giảm đau” từ năm

2014 với cả hai đối tượng là sinh viên điều dưỡng chính quy và tại chức Tuynhiên, hiện vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào đánh giá kiến thức và thái độcủa sinh viên sau khi hoàn thành môn học này Do vậy nghiên cứu này đượcthực hiện nhằm mục đích đánh giá kiến thức, thái độ quản lý đau của sinh viênđiều dưỡng trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên với hai mục tiêu sau:

1 Mô tả kiến thức, thái độ của sinh viên về quản lý đau.

2 Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ của sinh viên

về quản lý đau.

Trang 10

Chương 1TỔNG QUẶN TẶI LIỀU

1.1 Định nghĩa, pha#n loaị đau

Đau là lý do phổ biến nhất cho việc tìm kiếm sự chăm sóc của các dịch

vụ y tế từ người bệnh, ước tính có khoảng 80% người bệnh đến khám liên

quan đến đau[13] Đau được định nghĩa bởi hiệp hội nghiên cứu đau quốc tế

(international association for the study of pain – IASP) là một cảm giác khóchịu và trải nghiệm cảm xúc xuất hiện cùng lúc với sự tổn thương thực thểhay tiềm tàng của các mô hoặc được mô tả như bị tổn thương tương tự [14].Cảm giác đau đớn có thể xảy ra do phẫu thuật, chấn thương, bệnh tật hoặc cácthủ tục y tế gây đau khổ cho người bệnh và người nhà của họ[15]

Kể từ năm 2000, tổ chức kiểm định chất lượng chăm sóc sức khỏe(JCAHO) đã chỉ ra rằng nỗi đau là một chỉ số của chất lượng chăm sóc vàđược coi là dấu hiệu quan trọng thứ năm được đo cùng với các dấu hiệu quantrọng hiện có như: Nhiệt độ, mạch, nhịp thở và huyết áp Mỗi người đều cócảm nhận và biểu lộ nỗi đau theo một cách nào đó, khiếu nại của nỗi đau phảiluôn luôn được coi trọng[4]

Đau có thể được phân loại theo nhiều cách Phân loại theo thời gian vàtính chất có 2 loại: Đau cấp tính và đau mãn tính

Đau cấp tính là đau khởi phát, thoáng qua và có thể kéo dài từ vài phút

đến vài ngày và thường biến mất khi lành vết thương hoặc khỏi bệnh (thườngdưới 30 ngày)

Đau mãn tính có thể xảy ra sau quá trình thông thường của một bệnh cấp

tính, thời gian lành vết thương thường là sau ba đến sáu tháng Cơn đau mãn tínhthường liên quan đến mất chức năng, thay đổi tâm trạng hành vi và giảm chất

Trang 11

lượng cuộc sống Kiểm soát cơn đau có thể không có nghĩa là chữa khỏi cơn đau

mà là cách để quản lý lâu dài với tình trạng bệnh và giảm thiểu tác động của cơnđau có thể gây ra đối với hoạt động bình thường của cuộc sống [16]

1.2 Ặ)nh hươ*ng cu*a đau đế-n cuo#c so-ng

Trên thế giới mỗi ngày có hàng triệu người phải chịu đựng từ đau, họ cóđược nhập viện hay không, hay ở nhà hoặc cần sự hỗ trợ từ các cơ sở y tếkhác Trong đó, người bệnh nằm viện được báo cáo từ khoảng 45 – 70% cótrải nghiệm đau từ trung bình đến dữ dội trong hai mươi năm qua [17] Trảinghiệm của đau đó thường có ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngàycủa người bệnh Trong một nghiên cứu của WHO đã chỉ ra 85 - 90 % ngườibệnh với triệu chứng đau có thể điều trị hiệu quả [6]

Đau theo nghĩa đen ảnh hưởng đến tất cả các cấp độ của tâm sinh lý vàảnh hưởng đến hầu hết mọi khía cạnh trong cuộc sống của người bệnh, baogồm cả các mối quan hệ với những người khác, các hoạt động của cuộc sốnghàng ngày, cũng như khả năng thực hiện công việc của họ Đau đớn chiếmmột chi phí ước tính 90 tỷ đô la trong các nguồn lực kinh tế như là một kếtquả của tình trạng khuyết tật, mất thời gian từ công việc và giảm năng suất[11] Ở Hoa Kỳ, theo Viện Y học, đau mãn tính ảnh hưởng đến 100 triệungười Mỹ Con số này cao hơn số lượng bệnh tiểu đường, bệnh tim và ungthư kết hợp lại Điều này làm nổi bật ý nghĩa gánh nặng của đau mãn tính trên

hệ thống chăm sóc sức khỏe [18]

Khoảng 116 triệu người Mỹ bị đau mãn tính mỗi năm[4] Tương tự nhưvậy, hơn 25 triệu người trải qua cơn đau cấp tính là kết quả của chấn thươnghoặc phẫu thuật Cơn đau không được giải tỏa hoặc được điều trị có thể ảnhhưởng tiêu cực đến một loạt chất lượng cuộc sống của con người, bao gồm cảviệc tăng lên suy giảm chức năng và khuyết tật, đau khổ tâm lý, lo lắng, trầmcảm và thiếu ngủ [2-10]

Trang 12

Đau có thể ảnh hưởng đến khả năng của người bệnh trong thực hiện cáchoạt động hàng ngày của cuộc sống, là nguyên nhân người bệnh dựa vào sựchăm sóc của cán bộ y tế [19].

Quản lý đau không đủ tiếp tục là vấn đề khi nhập viện của người bệnh cảnước Nó can thiệp đáng kể vào chất lượng cuộc sống của một người làm cho

nó trở thành một vấn đề quan tâm lớn đối với các điều dưỡng trong bất kỳmôi trường nào đó[20]

1.3 Mo#t so- bịế#n pha3p gịa*m đau cho ngươ5ị bế#nh

Đau là một cảm giác chủ quan, phụ thuộc rất nhiều vào trạng thái thầnkinh tâm thần của từng người Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giảm đauhiệu quả bằng cách sử dụng thuốc và không sử dụng thuốc, những cách tiếpcận này được lựa chọn trên cơ sở yêu cầu và mục tiêu giảm đau của ngườibệnh cụ thể

1.3.1 Phương pha3p gịa*m đau co3 sư* dung thuo-c

WHO (1986) đã khuyên cáo dùng thuốc theo bậc thang giảm đau(analgesic ladder) Bậc 1: Thuốc giảm đau không opioid: paracetamol, cácthuốc giảm đau chống viêm NSAID (Aspirin, Ibuprofen, Naproxen,…) dùngcho đến liều điều trị tối đa Bậc 2: Dùng phối hợp thêm với codein, oxycodon.Hoặc thuốc giảm đau hỗ trợ như: thuốc chống trầm cảm, thuốc chống độngkinh Bậc 3: Thuốc giảm đau loại opioid "mạnh" hơn: morphin,hydromorphon, methadon để thay cho opioid "yếu" trong khi vẫn tiếp tụcdùng thuốc NSAID Đối với đau do các nguyên nhân khác tiến triển dần dầncũng nên sử dụng "bậc thang" giảm đau này: đau nhẹ dùng bậc 1 ; đau mạnhhơn dùng bậc 2 ; khi đau trở nên rất mạnh thì dùng bậc 3 Thuốc loại opioid làloại giảm đau mạnh, nhưng chỉ vài lần dùng là có thể gây nghiện, vì vậy phảihết sức cân nhắc

Trang 13

Morphine là thuốc giảm đau rất tốt, thường được sử dụng cho ngườibệnh khi họ có những cơn đau ở mức độ trung bình và đau nhiều Morphinelàm giảm các đáp ứng phản xạ với đau đồng thời làm mất đi mọi sự lo lắng,bồn chồn, căng thẳng của người sử dụng, chúng được sử dụng từ lâu và dùngbằng nhiều đường khác nhau: tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, dán ngoài da… tuynhiên phương pháp tiêm tĩnh mạch được áp dụng nhiều và đem lại hiệu quả caohơn cả Morphine là một trong những thuốc gây nghiện nếu dùng liều kéo dài.Tác dụng giảm đau của morphine tăng theo liều Phương pháp giảm đau bằngcách sử dụng morphine có hiệu quả cho người bệnh có đau từ trung bình đếnđau dữ dội nhưng lại gây ra những tác dụng không mong muốn đó là làm chongười bệnh chóng mặt, buồn nôn, nôn, suy hô hấp, bí tiểu Chính vì vậy, ngàynay có khuynh hướng phối hợp với các thuốc giảm đau hỗ trợ khác nhau đểlàm tăng hiệu quả giảm đau của morphin và NSAID hoặc làm giảm nhẹ các tácdụng không mong muốn của các thuốc trên Đó là một số thuốc hướng thầnnhư thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh [21].

Đau nên được đánh giá trước khi dùng thuốc giảm đau để quản lý hiệu quả.Nếu đau không thể đoán trước, việc dùng thuốc giảm đau khi cần thiết là cáchtiếp cận phù hợp Chờ thuốc giảm đau thường xuyên dẫn đến tăng cường độđau.Trong những tình huống như vậy, kiểm soát cơn đau là rất khó khăn [22].1.3.2 Phương pha3p gịa*m đau kho#ng sư* dung thuo-c

Ngoài việc sử dụng thuốc để giảm đau cho người bệnh thì phương phápgiảm đau không sử dụng thuốc cũng đang được áp dụng rất phổ biến ở trênthế giới cũng như ở Việt Nam

Can thiệp không dùng thuốc là phương pháp giảm đau hiệu quả Nó cóthể làm giảm các yêu cầu của liều điều trị bằng thuốc và do đó giảm thiểu tácdụng phụ của thuốc [22] Phát triển trong quản lý đau có thể cung cấp các cơhội khác nhau cho bệnh nhân và gia đình của họ do đó giúp họ có một cuộc

Trang 14

sống thoải mái và năng suất hơn Cơn đau có thể được kiểm soát theo cáchhiệu quả hơn với sự kết hợp của dược lý và liệu pháp phi dược lý[23].

Phương pháp phi dược lý được sử dụng trong quản lý đau có thể đượcphân loại theo những cách khác nhau như: Các can thiệp tâm lý (bao gồmphân tâm, thôi miên,…), châm cứu bấm huyệt, kích thích dây thần kinh xuyên

da, các liệu pháp vật lý (bao gồm xoa bóp, chườm nóng/ lạnh,…) Với sự pháttriển này, nhân viên y tế nên bổ sung vào phương pháp điều trị để tăng cườnggiảm đau và có khả năng cũng làm giảm sự phụ thuộc vào can thiệp bằngdược lý và coi đó như là cách tiếp cận đầu tiên để giảm đau Nếu được chứngminh là có hiệu quả, tác dụng giảm đau có thể làm giảm chi phí và kết quảbệnh nhân tốt hơn với các phản ứng bất lợi ít hơn [7]

Phương pháp giảm đau không sử dụng thuốc không gây độc cho cơ thểngười bệnh, an toàn, ít để lại biến chứng…Vì vậy điều dưỡng nên có kiếnthức về sử dụng các phương pháp giảm đau này để hỗ trợ người bệnh và giađình người bệnh trong việc giảm đau

1.4 Vaị tro5 cu*a địế;u dương trong vịế#c kịế=m soa3t cơn đau

Đau là lý do chính khiến mọi người tìm kiếm sự chăm sóc sức khỏe[18] Nhiều ngành có liên quan đến quản lý đau, tuy nhiên điều dưỡng đóngmột vai trò quan trọng trong quản lý đau hiệu quả Sự đánh giá chính xác củađiều dưỡng, can thiệp kịp thời và đánh giá các biện pháp giảm đau là cần thiếtcho kết quả chăm sóc người bệnh tích cực

Trong một nghiên cứu quan trọng về quản lý đau do McCaffery vàFerrell tiến hành (1997), đã tuyên bố rằng: "Điều trị đau không hiệu quả vàthiếu kiến thức về quản lý đau đã được chứng minh trong khoảng hai thập kỷqua Vì điều dưỡng thường là nền tảng của việc quản lý đau, kiến thức củacác điều dưỡng trong lĩnh vực này đặc biệt quan trọng” Việc chăm sóc và

Trang 15

quản lý đau đầy đủ của điều dưỡng chính là một phần trong nỗ lực giải quyếtnhững thiếu sót trong việc điều trị [24].

Quản lý đau hiệu quả được coi như một trong những lĩnh vực lâm sàngthách thức các cán bộ y tế phải đối mặt, đặc biệt là điều dưỡng[25] Quản lý

đau là việc sử dụng can thiệp dược lý và phi dược lý để kiểm soát cơn đau xác

định của bệnh nhân.Quản lý đau giúp chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cải

thiện, khả năng làm việc năng suất, để hoạt động bình thường trong gia đình

và xã hội Thái độ và kiến thức của điều dưỡng về các liệu pháp điều trị đaukhông dùng thuốc cần được đánh giá và bất kỳ sự thiếu hụt nào được xác địnhcần phải được giải quyết để người bệnh có quyền được tiếp cận vào các biệnpháp khác để hiệu quả hơn trong quản lý nỗi đau của họ [20]

Điều dưỡng có trách nhiệm bảo đảm rằng người bệnh nhận được đánhgiá, can thiệp điều dưỡng chính xác và dựa trên bằng chứng xác thực để điều trịcơn đau hiệu quả, đáp ứng được tiêu chuẩn chăm sóc Cam kết chính của điềudưỡng là sức khỏe, phúc lợi, thoải mái và an toàn của bệnh nhân Là người chămsóc người bệnh, điều dưỡng dùng tất cả phương tiện hợp lý để giảm bớt nỗi đaucủa người bệnh Ngoài ra, điều dưỡng hợp tác với các chuyên gia được đào tạođặc biệt trong quản lý đau, chẳng hạn như bác sĩ, dược sĩ, kỹ thuật viên trị liệu,châm cứu và những người khác để đảm bảo kế hoạch điều trị chăm sóc liênngành hiệu quả nhằm giải quyết nỗi đau của mỗi người bệnh Để làm đượcnhững điều đó người điều dưỡng cần phải có kiến thức tốt về quản lý đau, cáctiêu chuẩn chăm sóc cùng với thái độ tích cực [26]

Đáp ứng nhu cầu của người bệnh trong quá trình đánh giá và quản lý đaubằng cách khuyến khích người bệnh bày tỏ nhu cầu của họ Đau nên đượcđánh giá cả trước và sau khi sử dụng các biện pháp giảm đau Hơn nữa, thangđiểm đau nên được sử dụng trong thực tế để đo lường hiệu quả của việc kiểm

Trang 16

soát cơn đau theo cách tiếp cận theo kinh nghiệm và điểm số đau nên đượcghi lại trong biểu đồ của người bệnh [27]

1.5 Thang đo đa3nh gịa3 mư3c đo# đau

Đau là một hiện tượng chủ quan của người bệnh, phức tạp, đa yếu tố, đachiều, mà không có một phương pháp đo lường khách quan nào có thể thực

sự định lượng được Nhận biết được sự hiện diện của triệu chứng đau đã là rấtquan trọng, nhưng việc chẩn đoán và lượng giá đau rất phức tạp và khó thốngnhất nhưng rất cần thiết cho việc điều trị hiệu quả đối với người bệnh Thực tếhiện nay, nhận định đau trong hồ sơ bệnh án được viết chung chung, chưa cụthể về mức độ đau của người bệnh (như người bệnh đau nhiều hay ít ởvùng ) Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để đo được mức độ đau của ngườibệnh chính xác và các thang đo đau của người bệnh đã được ra đời và áp dụng

để phân biệt các mức độ đau khác nhau Thước đo mức độ hoặc tính chất đaucủa người bệnh là một công cụ đo lường điểm đau hoặc thái độ cảm nhận củangười bệnh về cơn đau của họ đang chịu đựng Nhằm điều trị, theo dõi vàchăm sóc người bệnh hiệu quả ngoài đếm mạch, đo huyết áp, đo nhiệt độ,đếm nhịp thở, cán bộ y tế sẽ sử dụng thước đo mức độ đau của người bệnh.Việc đánh giá đau bằng thang đo và các chỉ số theo dõi phù hợp giúp đocường độ và kiểm tra hiệu quả của các can thiệp[28]

Thang lượng giá đau phải đơn giản, dễ thực hiện để giúp thực hiện lượnggiá hàng ngày hay thực hiện lượng giá trong nhiều ngày và giúp ích chủ yếucho việc điều trị và chăm sóc cho người bệnh cũng như để lượng giá các tìnhhuống đặc biệt (đau ở trẻ em, đau sau mổ ) Mặc dù có nhiều công cụ đánh giáđau nhưng đánh giá đau một chiều được cho là một kỹ thuật dễ dàng để xácđịnh cường độ đau của bệnh nhân và bày tỏ nỗi đau của họ trên một công cụđơn giản [29] Một số thang đo đau được công nhận và áp dụng khá phổ biến:

Trang 17

Thang điểm VAS (visual analog scale) dùng cho người lớn và thang đo quahình khuôn mặt (wong-baker faces pain rating scale) dùng cho trẻ em > 7 tuổi.Thang đo đau đơn chiều VAS thường được sử dụng như là một công cụ

đo cường độ đau hiệu quả, được sử dụng rộng rãi trong các thiết lập lâm sàngThang đo VAS có một mặt không số dành cho bệnh nhân biểu hiện tình trạng

từ không đau đến đau tồi tệ nhất Một mặt số dành cho người nghiên cứu đọcgồm các chữ số từ 0 đến 10 Thanh trượt có thể di chuyển để chọn mức độđau Cách đánh giá là quay mặt không số của thước VAS về phía bệnh nhân,một đầu tương ứng với mức độ không đau, một đầu tương ứng với mức độđau tồi tệ nhất bệnh nhân có thể tưởng tượng được Bệnh nhân sẽ so sánh mức

độ đau của mình và kéo thanh trượt từ đầu không đau đến vị trí tương ứng vớimức độ đau của mình trên băng trống Điểm bệnh nhân đánh dấu sẽ tươngứng với điểm đau trên mặt kia của thước do người đánh giá đọc Điểm đauVAS được phân loại mức độ theo Salley l Collens và cộng sự[30] Nếu VAS

≤ 5 điểm: Đau nhẹ, VAS > 5 điểm: Đau trung bình và nặng

*Nguồn: Bộ Y tế - 2006

Hình 1.1 Thang điểm đánh giá đau (Visual Analog Scale)

Thang đo qua hình khuôn mặt (Wong-baker faces pain rating scale) đượcphát triển bởi Wong Baker, dùng với trẻ (> 7 tuổi) tự báo cáo về mức độ đaucủa mình Thang đo mức độ đau có từ số 0 đến số 10 và tương ứng với các vẻmặt người Những mặt hình người này cho thấy các mức độ đau khác nhau.Hình mặt người ở ngoài cùng bên trái cho thấy không bị đau Các hình mặtngười tiếp theo cho thấy cơn đau tăng dần cho đến hình mặt người ngoài cùng

Trang 18

bên phải thể hiện đau dữ dội Người bệnh được yêu cầu đánh dấu mức độ đaucủa mình trên đường giữa hai điểm đầu và cuối bảng Khoảng cách giữa điểmkhông đau đến điểm đau dữ dội, sau đó xác định nỗi đau của người bệnh Mỗiđiểm tương ứng với con số:

0 Không đau

1 Đau rất là nhẹ, hầu như không cảm nhận và nghĩ đến nó, thỉnh thoảngthấy đau nhẹ

2 Đau nhẹ, thỉnh thoảng đau nhói mạnh

3 Đau làm người bệnh chú ý, mất tập trung trong công việc, có thể thíchứng với nó

4 Đau vừa phải, bệnh nhân có thể quên đi cơn đau nếu đang làm việc

5 Đau nhiều hơn, người bệnh không thể quên đau sau nhiều phút, ngườibệnh vẫn có thể làm việc

6 Đau vừa phải nhiều hơn, ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày, khó tập trung

7 Đau nặng, ảnh hưởng đến các giác quan và hạn chế nhiều đến sinh hoạthàng ngày của bệnh nhân Ảnh hưởng đến giấc ngủ

8 Đau dữ dội, hạn chế nhiều hoạt động, cần phải nổ lực rất nhiều

9 Đau kinh khủng, kêu khóc, rên rỉ không kiểm soat được

10 Đau không thể nói chuyện được, nằm liệt giường và có thể mê sảng

*Nguồn: Bộ Y tế - 2006

Hình 1.2 Thang đo đau theo nét mặt (Wong-Baker FACES Pain Rating Scale)

Trang 19

1.6 Ca3c nghịế#n cư3u trế#n thế- gịơ3ị va5 Vịế#t Nam vế; qua*n lý3 đau

1.6.1 Trế#n thế- gịơ3ị

Đã có rất nhiều nghiên cứu về kiến thức và thái độ quản lý đau của sinhviên điều dưỡng Một đánh giá các tài liệu về kiến thức và thái độ quản lý đaucủa sinh viên điều dưỡng trên toàn thế giới đã tiết lộ rằng nói chung, kiến thức về nỗi đau của họ là không đầy đủ và thái độ đối với việc kiểm soát cơnđau là không thích hợp Các can thiệp nhằm nâng cao kiến thức về nỗi đau vàcải thiện thái độ đối với quản lý đau đã được chứng minh là có hiệu quả Cácnhà giáo dục cần trang bị tốt hơn cho sinh viên điều dưỡng để kiểm soát cơnđau Để phát triển và áp dụng chương trình giáo dục đau, các nhà giáo dụcđược khuyến khích áp dụng một phương pháp dựa trên bằng chứng [31]

Quản lý đau hiệu quả dựa trên một cơ sở vững chắc về kiến thức vềsinh lý học, dược lý và khả năng kết hợp các can thiệp với từng người bệnh cụthể Tuy nhiên kết quả nghiên cứu kiến thức, thái độ về quản lý đau trên sinhviên điều dưỡng được trình bày tại hội nghị thường niên của ASPMN tạiAlbuquerque - New Mexico ngày 1 tháng 4 năm 2005 cho thấy điểm trungbình của sinh viên là 64% đã chỉ ra kiến thức không đầy đủ về quản lý đau.Chỉ 3,8% sinh viên trả lời hơn 80% bảng câu hỏi chính xác Mặc dù nhữngthay đổi đã xảy ra trong quản lý đau của điều dưỡng, nghiên cứu này một lầnnữa cho thấy rằng kiến thức của sinh viên điều dưỡng là không đủ để đạtđược quản lý đau đáng tin cậy cho bệnh nhân[32] Kết quả này cũng giốngmột nghiên cứu khảo sát về kiến thức và thái độ về quản lý đau của 144 sinhviên từ ba trường cao đẳng điều dưỡng ở Jordan Chỉ ra 61% là nữ và tuổitrung bình là 21,6 tuổi (SD 1.7) Điểm kiến thức và thái độ dao động từ 11,1%đến 64% Điều đó đã cho thấy trình độ hiểu biết thấp về quản lý đau, điểm

trung bình chỉ là 16 (SD 5.11)[33]

Trang 20

Một cuộc khảo sát cắt ngang trên 336 sinh viên Cử nhân Khoa họcĐiều dưỡng năm cuối và sinh viên điều dưỡng thực tế tại Canada năm 2018cho thấy phần lớn các sinh viên điều dưỡng trong mẫu này không có kiến thức đầy đủ và thái độ tích cực về đánh giá và quản lý đau với điểm trungbình là 66,7% (SD 9.1) Quản lý đau nằm trong phạm vi thực hành điềudưỡng, nghiên cứu này phù hợp với các báo cáo khác chỉ ra rằng phần lớnsinh viên điều dưỡng năm cuối không có kiến thức đầy đủ hoặc thái độ tíchcực về đánh giá và quản lý đau Chỉ 4,5% số sinh viên có kiến thức đau tối

ưu và thái độ tích cực đạt được điểm KASRP từ 80% trở lên Các kết quả cóthể được sử dụng làm cơ sở việc tiến hành các nghiên cứu can thiệp để cảithiện hiểu biết về đau của sinh viên và có thể thúc đẩy phân tích sâu hơn về hệthống giáo dục điều dưỡng.[34]

Nghiên cứu tại một khoa điều dưỡng ở miền tây Thổ Nhĩ Kỳ đã cungcấp thông tin quan trọng về mức độ hiểu biết quản lý đau của 190 sinh viên

điều dưỡng Emine Karaman và cộng sự đã sử dụng mẫu mô tả và khảo sát

kiến thức và thái độ của y tá về nỗi đau (NKASRP) trong quá trình thu thập

số liệu Kết quả xác định rằng các sinh viên có kiến thức đau nói chung làkém, điểm trung bình là 40,64%, dao động từ 17,94% đến 61,53% Trong số

39 câu hỏi đánh giá kiến thức và thái độ quản lý đau thì điểm trung bình củacâu trả lời đúng là 15,85 ± 3,25 Không có sự khác biệt đáng kể được pháthiện giữa điểm số NKASRP và các biến như vậy theo tuổi và điểm số của cơnđau tồi tệ nhất từng trải qua (p> 0,05) [8]

Một cuộc khảo sát khác đã được thực hiện để đánh giá kiến thức củasinh viên điều dưỡng ở Saudi về chăm sóc giảm nhẹ Tổng điểm trung bìnhcủa kiến thức của 154 sinh viên thấp ở mức 7,30 (SD: 0,56; phạm vi: 0-13)cho thấy kiến thức không đầy đủ về chăm sóc giảm nhẹ Điều này được coi làmột trong những trở ngại chính của việc cải thiện chất lượng chăm sóc giảm

Trang 21

nhẹ[35] Nghiên cứu tương tự tại Saudi Arabia chỉ ra rằng 150 sinh viên đãhoàn thành bảng câu hỏi của bộ công cụ KASRP với điểm trung bình đúngcho toàn bộ thang đo là 41,8% (SD = 3,71) cho thấy sự thiếu thỏa đáng vềkiến thức và thái độ của sinh viên điều dưỡng đối với quản lý đau [36].

Al-Khawaldeh và cộng sự (2013) đã thực hiện một nghiên cứu trên

240 sinh viên điều dưỡng ở Jordan, bên cạnh việc sử dụng Khảo sát kiến thức

và thái độ liên quan đến nỗi đau (KASRP) (Ferrell & McCaffery, 2008), họcũng hỏi sinh viên rằng họ có đọc về nỗi đau, sử dụng các công cụ đánh giáđau và kinh nghiệm làm việc lâm sàng cũng như các rào cản nhận thức của họ

về quản lý đau Điểm trung bình về kiến thức và thái độ là 34,1%, có thể đượcphân loại là kégm Ngoài ra, những sinh viên báo cáo rằng họ sử dụng các công

cụ đánh giá đau thường xuyên hơn có điểm số cao hơn những người báo cáorằng họ không bao giờ hoặc hiếm khi sử dụng các công cụ đánh giá đau [12] Những nghiên cứu trên thế giới đã được thực hiện nhằm cố gắng nângcao hiệu quả trong quản lý đau Mặc dù có thể nhiều kết quả và khuyến nghị

từ các nghiên cứu trước đã được công bố nhưng điều dưỡng vẫn đang đối mặtvới những thách thức của chăm sóc giảm đau Đây có thể là do sự thiều hụtkiến thức liên quan đến quản lý đau hiệu quả Nghiên cứu đã chỉ ra rằng kiếnthức về đau không đầy đủ, nhận định và đánh giá về đau không chính xác vàthái độ thờ ơ về đau và quản lý đau được coi là những rào cản trong quản lýđau hiểu quả [37-38]

1.6.2 Taị Vịế#t Nam

Mặc dù trên thế giới đã có rất nhiều báo cáo về chủ đề này, nhưng tạiViệt Nam hiện chưa có nghiên cứu nào chính thức được công bố Chính vìvậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm tìm hiểu kiến thức, thái độ vàmột số yếu tố liên quan về quản lý đau của sinh viên

Trang 22

1.7 Mo#t so- ýế-u to- lịế#n quan đế-n kịế-n thư3c, tha3ị đo# cu*a sịnh vịế#n vế; qua*nlý3 đau

1.7.1 Gịơ3ị tĩ3nh

Nghiên cứu lâm sàng và thực nghiệm chỉ ra rằng đau được cảm nhận,đánh giá và điều trị khác nhau tùy thuộc vào giới tính của từng người Mộtnghiên cứu trên 111 sinh viên của Đại học Florida Mẫu bao gồm 64 nữ và 46nam So với nam giới, nữ giới báo cáo đau nhiều hơn, có ngưỡng đau thấp hơn

và khả năng chịu đựng các kích thích đau thử nghiệm kém hơn Nữ giới đượcđánh giá là nhạy cảm với nỗi đau hơn nam giới với t (109) = 7.19, p <.001

Cuộc khảo sát nhằm kiểm tra kiến thức và thái độ của sinh viên điềudưỡng Thổ Nhĩ Kỳ về quản lý đau sử dụng bộ câu hỏi KASRP để so sánhđiểm số của sinh viên về kiến thức quản lý đau và đặc điểm của họ Một sựkhác biệt đáng kể đã được tìm thấy, nữ giới có điểm kiến thức cao hơn namgiới tương ứng là 16,11 ± 3,21 và 14,51 ± 3,19 với t= 2,54 p=0, 012 [8]

Khác với kết quả trên, Murad Al Khalaileh và cộng sự đã tiến hànhnghiên cứu tại trường đại học ở Jordan trên 144 sinh viên Thử nghiệm t-testkhông ghép cặp để kiểm tra mối liên quan giữa giới tính người tham gia vàkiến thức, thái độ về quản lý đau Kết quả cho thấy không có sự khác biệtđáng kể, điểm trung bình kiến thức và thái độ của nam giới là 16,7 (SD = 4,6)

nữ giới là 15,7 (SD = 4,4) (với p> 0,05) [33] Kết luận này cũng tương tự như

một nghiên cứu năm 2018 tại trường đại học Hail, Ả Rập Xê-út Không có sựkhác nhau giữa các nhóm xác định theo đặc điểm nhân khẩu học về kiến thức,thái độ quản lý đau, điểm trung bình kiến thức, thái độ của sinh viên nam và

nữ tương ứng là 16,79 (SD = 3,64) và 17,44 (SD = 3,75) với p>0,05[36].1.7.2 Kinh nghịế#m đau cá nhân

Những trải nghiệm đau của điều dưỡng trước đây cũng ảnh hưởng đếnviệc quản lý đau Kinh nghiệm đau cá nhân có thể ảnh hưởng đến hiệu quả

Trang 23

trong đánh giá và việc đưa ra các can thiệp quản lý đau cho người bệnh.Abdalrahim và cộng sự (2010) cho chúng ta thấy các điều dưỡng đã sử dụngnhững kinh nghiệm cá nhân của họ về đau để có thể đánh giá phản ứng củangười bệnh và dự đoán chính xác được mức độ đau của họ [39].

Ba phần năm các điều dưỡng có kinh nghiệm đau quá khứ (62,1%).Những điều dưỡng từng trải qua nỗi đau (M = 60,32, SD = 4,71) có điểm sốcao hơn đáng kể so với những người không có (M = 56,67, SD = 6,39) (với t

= -2,81, p <0.01) Phát hiện này có thể được giải thích bởi báo cáo của Holm,Cohen, Dudas, Medema và Allen (2007) nhận thấy rằng mức độ, cường độđau cá nhân là biến số duy nhất dự đoán nhận thức đáng kể về bệnh nhân đaukhổ về thể xác và tâm lý

Những phát hiện này chỉ ra rằng càng có nhiều điều dưỡng trải qua nỗiđau của chính họ, họ càng có nhiều khả năng quan tâm về nỗi đau của ngườibệnh Có vẻ như các điều dưỡng đã trải qua nỗi đau dữ dội thường thông cảmhơn với người bệnh đau đớn Kinh nghiệm đau cá nhân này có thể thúc đẩycác điều dưỡng tìm kiếm thêm thông tin hoặc kiến thức để có thể tự quản lývấn đề của họ [22]

1.7.3 Sư* dung ca3c co#ng cu kha3ch quan đế= đa3nh gịa3 đau

Một nghiên cứu đã khảo sát về tần suất sử dụng thang đo đau của sinhviên điều dưỡng Kết quả đã chỉ ra 62,7% sinh viên nói rằng họ sử dụngchúng đôi khi hoặc luôn luôn So với những người sử dụng thang điểm đaukhông bao giờ hoặc hiếm khi (M = 16,33, SD = 3,8) thì học sinh sử dụngthang điểm đau thường xuyên hơn có điểm kiến thức, thái độ về quản lý đaucao hơn đáng kể (M = 17,67, SD = 3,5) Những phát hiện này làm nổi bật đàotạo quản lý đau quan trọng trong cài đặt lâm sàng[36]

Những sinh viên báo cáo rằng họ sử dụng các công cụ đánh giá đauthường xuyên hơn có điểm số cao hơn đáng kể (M = 35,1%, SD = 9,2) so với

Trang 24

những sinh viên báo cáo rằng họ không bao giờ hoặc hiếm khi sử dụng cáccông cụ đánh giá đau (M = 31,2%, SD = 11,5) Những phát hiện này nhấnmạnh tầm quan trọng của đào tạo lâm sàng và thực hành về quản lý đau [12].

Nghiên cứu đánh giá kiến thức về quản lý đau của 169 sinh viên điềudưỡng sắp tốt nghiệp tại một trường đại học ở Brazil đã chỉ ra rằng nhữngsinh viên sử dụng thang đo để đánh giá nỗi đau của bệnh nhân cho thấy sựkhác biệt đáng kể về ý nghĩa của câu trả lời đúng Nghĩa là những sinh viên

có kinh nghiệm áp dụng thang đo có kiến thức lớn hơn những sinh viên không

áp dụng thang đo trong đánh giá cơn đau với điểm trung bình kiến thức tươngứng là 58,16 và 52,79 (với p = 0,045) Theo những kết quả này, trong mộtnghiên cứu được thực hiện với các sinh viên điều dưỡng ở Jordan, nhữngngười sử dụng nhiều thang đánh giá đau cho thấy kiến thức lớn hơn đáng kể

Do đó, cần phải có sự kết hợp các hướng dẫn lý thuyết với kinh nghiệm thực

tế trong giáo dục của các chuyên gia y tế trong tương lai [15]

1.7.4 Sư tịế-p ca#n tho#ng tịn lịế#n quan đế-n qua*n lý3 đau

Sự tiếp cận thông tin liên quan đến quản lý đau sẽ giúp các sinh viên có

thể nhận được thông tin mới nhất về hướng dẫn thực hành dựa trên bằngchứng và các tiêu chuẩn chăm sóc hiện tại [32]

Những nghiên cứu về sự tìm hiểu của sinh viên trong quản lý đau quatài liệu tham khảo rất ít Một nghiên cứu cho thấy rằng không có sự khác biệtđáng kể được tìm thấy trong điểm trung bình kiến thức, thái độ liên quan đếncác nhóm sinh viên có đọc thêm sách tham khảo hoặc bất kỳ tạp chí về nỗiđau là 34.1% (SD = 9.6%) và không đọc 34.1%(SD = 10.2) [12]

Một nghiên cứu được tiến hành tại Brazil năm 2018 chỉ ra không có sựkhác biệt về mức trung bình của lượt truy cập với các nguồn thông tin được

sử dụng bởi các sinh viên để có được kiến thức về các phương pháp đánh giáđau Liên quan đến các nguồn thông tin được sử dụng bởi các sinh viên để

Trang 25

tiếp thu kiến thức về các phương pháp đánh giá đau, hầu hết cho biết họ tìmkiếm kiến thức trong các bài báo (56,2%), tiếp theo là sách (44,4%), chỉ cácthông tin nhận được trong lớp (39,1%), các khóa học video trên internet(33,1%) và các khóa đào tạo (25,4%) Chỉ 38,5% tìm kiếm thông tin trên cácnguồn khác [15].

Trang 26

Chương 2ĐỔI TƯỢNG VẶ PHƯỢNG PHẶGP NGHIỀN CƯGU

2.1 Đo-ị tương nghịế#n cư3u

Sinh viên cao đẳng điều dưỡng chính quy năm thứ 3 và sinh viên caođẳng điều dưỡng hệ vừa học vừa làm năm thứ 2 của trường Cao Đẳng Y TếThái Nguyên đáp ứng được các tiêu chuẩn lựa chọn của nghiên cứu

2.1.1 Tịế#u chua=n lưa chon

- Sinh viên đã học xong môn học chăm sóc giảm đau tại trường CaoĐẳng Y Tế Thái Nguyên

- Sinh viên tự nguyện tham gia nghiên cứu

2.1.2 Tịế#u chua=n loaị trư5

- Sinh viên chưa học xong môn học: Chăm sóc giảm đau

- Những sinh viên không có mặt tại trường trong thời gian nghiên cứuhoặc sinh viên không tự nguyện tham gia nghiên cứu

2.2 Địa địế=m va5 thơ5ị gịan nghịế#n cư3u

2.2.1 Địa địế=m nghịế#n cư3u: Taị trươ5ng Cao ĐaIng Y tế- Tha3ị Nguýế#n

2.2.2 Thơ5ị gịan nghịế#n cư3u

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 03/2019 đến tháng 04/2020

Trong đó:

- Thời gian viết đề cương nghiên cứu từ tháng 03/2019 đến tháng 06/2019

- Thời gian thu thập số liệu được tiến hành từ tháng 08 đến tháng 09/2019

- Thời gian xử lý số liệu và báo cáo từ tháng 10/2019 đến tháng 04/2020

Trang 27

2.3 Phương pha3p nghịế#n cư3u

2.3.1 Thịế-t kế- nghịế#n cư3u: Nghịế#n cư3u mo# ta* caKt ngang

2.3.2 Cơ maLu va5 phương pha3p chon maLu

- Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu cắt ngang tỷ lệ p = 0,5

+ p: Tỷ lệ ước tính (Tỷ lệ sinh viên có kiến thứctốt về quản lý đau là 50%)

+ d: Độ chính xác tuyệt đối mong muốn(d=0,05)

+ Z: Z-score tương ứng với mức có ý nghĩthống kê mong muốn (Mức ý nghĩa thống kêmong muốn là 95%: Z=1,96)

Thay thế vào công thức ta có kết quả là 384, lấy tròn là 390 sinh viên.Cộng 10% dự phòng bỏ cuộc hoặc không hoàn thành bộ công cụ, tổng cộng là

430 sinh viên

Tính đến thời điểm tiến hành nghiên cứu (8/2018) trường Cao Đẳng Y

Tế Thái Nguyên có 275 sinh viên cao đẳng điều dưỡng chính quy năm 3(khóa 10) được chia thành 6 lớp, từ CD10A1 đến CD10A6 và 255 sinh viêncao đẳng điều dưỡng hệ vừa học vừa làm năm 2 (khóa 6) được chia thành 9lớp, từ CDLT6A1 đến CDLT6A9 Tổng số sinh viên là: 275 + 255 = 530 sinhviên Vậy số sinh viên cần lấy vào mẫu nghiên cứu là:

+ Sinh viên cao đẳng điều dưỡng chính quy năm thứ 3: 275x430/530=

223 sinh viên

+ Sinh viên cao đẳng điều dưỡng hệ vừa học vừa làm năm thứ 2:255x430/530= 207 sinh viên

Trang 28

- Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn

- Cách chọn mẫu: Lập danh sách sinh viên theo thứ tự của từng lớp Sau đó

sử dụng bảng số ngẫu nhiên để lấy ra 223 sinh viên cao đẳng điều dưỡngchính quy năm 3 và 207 sinh viên cao đẳng điều dưỡng hệ vừa học vừa làmnăm thứ 2

2.4 Co#ng cu va5 qua3 trĩ5nh thu tha#p so- lịế#u

2.4.1 Co#ng cu thu tha#p so- lịế#u

2.4.1.1 Qu3a trĩ5nh xa#ý dưng bo# ca#u ho*ị

Bộ câu hỏi nghiên cứu được thiết kế dự trên bộ công cụ khảo sát kiến thức và thái độ của các điều dưỡng về nỗi đau (Nurses Knowledge andAttitude Survey Regarding Pain – NKASRP) Mục đích của nó là để đo lườngthái độ và kiến thức của những người chăm sóc về vấn đề đau đớn Nó đặcbiệt hữu ích như một biện pháp kiểm tra trước/ sau và có thể được sử dụng đểđánh giá kết quả học tập sau các chương trình giáo dục về nỗi đau Bộ công

cụ đã được sử dụng nhiều để nghiên cứu kiến thức, thái độ về quản lý đau trênđối tượng sinh viên điều dưỡng [18] Công cụ này được phát triển vào năm

1987 và đã được sử dụng rộng rãi từ năm 1987 đến nay Công cụ NKASRP

đã được sửa đổi trong những năm qua để phản ánh những thay đổi trong thựctiễn quản lý đau Nội dung của công cụ được lấy từ các tiêu chuẩn quản lýđau hiện hành như Hiệp hội đau Hoa Kỳ (IASP), tổ chức Y tế Thế giới(WHO) và mạng lưới nguyên tắc giảm đau Ung thư toàn diện [40]

Áp dụng bộ công cụ khảo sát kiến thức và thái độ về quản lý đau củađiều dưỡng NKASRP đã được sửa đổi và phát triển để phù hợp với tình hìnhquản lý đau tại Việt Nam Bộ công cụ được dịch từ Tiếng Anh sang TiếngViệt bởi chuyên gia dịch thuật và dịch ngược lại để đảm bảo tính chuẩn xác.Được kiểm tra độ tin cậy bằng cách cho 40 sinh viên điều dưỡng năm cuốicủa trường đại học Y - Dược Thái Nguyên trả lời phiếu tự điền và tính

Trang 29

cronbach's alpha bằng phần mềm SPSS 21.0, kết quả độ tin cậy của bộ công

cụ là 0,71 [41] Bộ công cụ gồm 22 câu hỏi nhận định về thái độ và 12 câu hỏinhận định về kiến thức Trong 22 câu hỏi nhận định về thái độ bao gồm: 8 câuhỏi về nhận định đau (C1, C2, C3, C4, C5, C12, C13, C14) và 14 câu hỏi liênquan đến thuốc giảm đau (C6 – C11, C15 – C22) Trong 12 câu hỏi nhận định

về kiến thức bao gồm: 4 câu hỏi về nhận định đau (C28, C32, C33, C34) và 8câu hỏi liên quan đến thuốc giảm đau (C23 – C27, C29 – C31)

2.4.1.2 No#ị dung cu*a bo# ca#u ho*ị

Bộ câu hỏi nghiên cứu bao gồm 2 phần (Phụ lục 2)

 Thông tin chung của ĐTNC

 Các nội dung về quản lý đau

Các biến số, chỉ số nghiên cứu:

Thông tin

chung

Giới tính Biến nhị phân Nam/ nữTuổi Biến định lượng Tuổi dương lịchDân tộc Biến danh mục Kinh/ khác Hình thức đào tạo Biến nhị phân Hệ chính quy/ hệ

vừa học vừa làmKinh nghiệm về mức

độ đau cá nhân

Biến thứ hạng Đau nhẹ/ đau

trung bình và nặng

Tần suất sử dụng công

cụ đánh giá đau khách quan để nhận định đaucủa người bệnh

Biến thứ hạng Không bao giờ/ ít

khi/ luôn luôn

Sự tiếp cận thông tin liên quan đến quản lý

Biến nhị phân Có/ không

Ngày đăng: 29/09/2019, 15:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w