Qua thời gian thực tập tại trường và xuất phát từ thực tế tìm hiểu khôngkhí học tập và sinh hoạt tại trường Mầm non Ngô Quyền, tôi cảm nhận đượcphần nào công tác giáo dục của trường, đặc
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
TRẦN THỊ MỸ LINH
BIỆN PHÁP DẠY HỌC NGHE NHẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN 5 - 6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON NGÔ QUYỀN -
VĨNH YÊN - VĨNH PHÚC
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non
HÀ NỘI, 2018
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
TRẦN THỊ MỸ LINH
BIỆN PHÁP DẠY HỌC NGHE NHẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN 5 - 6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON NGÔ QUYỀN -
VĨNH YÊN - VĨNH PHÚC
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục Mầm nonNgười hướng dẫn khoa học: ThS Nguyễn Thị Quỳnh Mai
HÀ NỘI, 2018
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Đề tài: “Biện pháp dạy học nghe nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi tạitrường mầm non Ngô Quyền - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc” là nội dung tôi chọn
để nghiên cứu và làm khoá luận tốt nghiệp
Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn các cô giáo trong Ban giám hiệunhà trường cùng toàn thể các cô giáo tại trường Mầm non Ngô Quyền đãtận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong kì thực tập vừa qua để tôi có thểthực hành các kiến thức mà các thầy, cô giáo đã dạy các bộ môn của khoaGiáo dục Mầm non tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 mà 4 năm vừaqua tôi đã được theo học
Cuối cùng tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thạc sỹNguyễn Thị Quỳnh Mai - Giảng viên âm nhạc trường Đại học Sư phạm HàNội 2 đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Mỹ Linh
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Khoá luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi trong quá trìnhhọc tập và nghiên cứu Bên cạnh đó, tôi được sự quan tâm của các thầy côkhoa Giáo dục Mầm non, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo -ThS Nguyễn Thị Quỳnh Mai
Trong khi nghiên cứu, hoàn thành khoá luận tôi đã tham khảo một số tàiliệu được ghi trong phần tài liệu tham khảo
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Những kếtquả trong khoá luận là hoàn toàn trung thực Đề tài chưa được công bố trongbất cứ một công trình khoa học nào khác
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên
Trần Thị Mỹ Linh
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu 3
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Những đóng góp của đề tài 5
7 Bố cục khoá luận 5
NỘI DUNG 6
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG 6
1.1 Cơ sở lý luận 6
1.1.1 Một số khái niệm 6
1.1.2 Các thể loại nhạc cho trẻ nghe 8
1.2 Vai trò của nghe nhạc đối với trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi 11
1.2.1 Nghe nhạc góp phần phát triển thẩm mỹ cho trẻ 12
1.2.2 Nghe nhạc góp phần phát triển thể chất của trẻ 12
1.2.3 Nghe hát là phương tiện phát triển phẩm chất đạo đức ở trẻ 13
1.2.4 Nghe nhạc là phương tiện góp phần phát triển trí tuệ ở trẻ 13
1.3 Thực trạng dạy học nghe nhạc tại trường mầm non Ngô Quyền 14
1.3.1 Vài nét về nhà trường 14
1.3.2 Thực trạng dạy học nghe nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Ngô Quyền 16
1.3.3 Khả năng nghe nhạc của trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Ngô Quyền 17
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 19
Trang 6Chương 2 CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC NGHE NHẠC 21
2.1 Nguyên tắc đề xuất quy trình 21
2.1.1 Căn cứ và khả năng nghe nhạc và sự hứng thú của trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi 21
2.1.2 Đảm bảo tính mục tiêu giáo dục và tính sư phạm trong khi tổ chức
21 2.1.3 Đảm bảo tính mới và tính phát triển của hoạt động dạy nghe nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi 22
2.2 Các biện pháp 22
2.2.1 Bổ xung nội dung nghe nhạc cho trẻ 22
2.2.2 Phương pháp dạy học 41
2.2.3 Biện pháp dạy nghe nhạc 52
2.3 Thực nghiệm 57
2.3.1 Mục đích thực nghiệm 57
2.3.2 Đối tượng thực nghiệm 57
2.3.3 Nội dung thực nghiệm 57
2.3.4 Thời gian và địa bàn thực nghiệm 58
2.3.5 Tiến hành thực nghiệm 58
2.3.6 Kết quả thực nghiệm 58
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 61
KẾT LUẬN 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65 PHỤ LỤC
Trang 81 Lý do chọn đề tài
MỞ ĐẦU
Trang 9Ở nước ta âm nhạc là một trong những môn học nghệ thuật được quyđịnh chính thức trong chương trình đào tạo ở các cấp, bậc học, bắt đầu từ trẻmầm non Cũng như thơ ca, âm nhạc rất gần gũi và tác động mạnh mẽ đếntâm tư, tình cảm của con người Nó hướng con người đến cái chân - thiện -
mỹ Ngoài ra âm nhạc còn là một trong những phương tiện giáo dục hiệu quảnhất về các mặt đức – trí - thể - mỹ, là cơ sở để phát triển toàn diện về nhâncách cho trẻ Đặc biệt đối với trẻ ở độ tuổi mầm non, âm nhạc là một dạnghoạt động chủ yếu trong chương trình giáo dục âm nhạc cho trẻ
Như chúng ta đã biết trẻ mẫu giáo luôn hiếu động, thích tìm tòi và khámphá thế giới xung quanh, tư duy trực quan hình tượng, dễ xúc cảm , đó lànhững tiền đề thuận lợi cho việc tiếp thu và lĩnh hội âm nhạc Hầu hết trẻ ởlứa tuổi này, các bé đều yêu thích những gì phát ra âm thanh, có chuyển động
và mang tính chất vui tươi, trong sáng Âm nhạc đã thoải mãn tâm lý phổ biếnnày Âm nhạc đã mang lại cho trẻ một thế giới âm thanh kì diệu, không ngừngchuyển động, tràn đầy niềm vui, vẻ đẹp, gợi cho trẻ cảm giác thú vị Ngoài ra
âm nhạc đã thoả mãn nhu cầu khao khát được hiểu biết, được hoạt động củatrẻ đồng thời tác động mạnh mẽ đến sự phát triển tâm lý và năng lực hoạtđộng của trẻ Thật vậy, chương trình giáo dục âm nhạc ở độ tuổi mầm non cótính chất đặc trưng của nó (dễ hiểu, dễ nhớ, giản dị cả về nội dung hình tượnglẫn ngôn ngữ âm nhạc, gần gũi và dễ đi sâu và tâm hồn trẻ) là điều kiện thuậnlợi cho việc giáo dục âm nhạc Qua đó giáo dục thẩm mỹ, đạo đức, đẩy mạnh
sự phát triển trí tuệ, tạo niềm tin cho trẻ và hình thành thị hiếu thẩm mỹ âmnhạc Từ đó hình thành nhân cách con người lao động Việt Nam mới
Chương trình giáo dục âm nhạc ở trường mẫu giáo rất đa dạng vàphong phú với các hoạt động như: Ca hát, nghe nhạc, nghe hát, múa vận
Trang 10động theo nhạc và trò chơi âm nhạc Tham gia vào các hoạt động âm nhạcsinh động, vui tươi, phù hợp với từng độ tuổi, trẻ dần dần tích luỹ đượcnhững kỹ năng hoạt động âm nhạc cơ bản Đặc biệt trong chương trình giáodục âm nhạc ở trường mẫu giáo còn dành một nội dung rất quan trọng và
đặc biệt đó là phần “Dạy học nghe nhạc” Trẻ được học nghe nhạc qua
nhạc hát và nhạc đàn Trong thực tiễn việc dạy học âm nhạc cho trẻ mẫugiáo nói chung, đặc biệt ở phần nhạc hát cho trẻ nghe ở trường mẫu giáonói riêng vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm Những ca khúc cô hát cho trẻnghe đòi hỏi người giáo viên phải hát hay, đúng và truyền tải được nộidung của ca khúc Chính vì vậy mà một số giáo viên khi hát cho trẻ nghevẫn còn hời hợt, hát một cách tuỳ tiện, không thể hiện đúng nội dung, sắcthái và còn nhầm lẫn về phong cách thể loại Vì thế mà nhiều trẻ không chú
ý lắng nghe, trẻ làm việc riêng, nói chuyện, hát tự do,…
Qua thời gian thực tập tại trường và xuất phát từ thực tế tìm hiểu khôngkhí học tập và sinh hoạt tại trường Mầm non Ngô Quyền, tôi cảm nhận đượcphần nào công tác giáo dục của trường, đặc biệt là với môn âm nhạc, nhữngthuận lợi và khó khăn trong việc giảng dạy của giáo viên nơi đây TrườngMầm non Ngô Quyền là một trong những trường có khá đầy đủ những thiết bịdạy học, chất lượng giảng dạy luôn đạt kết quả cao trong toàn tỉnh Các hoạtđộng học tập luôn được trường quan tâm đầu tư về cơ sở vât chất cũng nhưchất lượng giảng dạy để các giờ học đạt kết quả tốt nhất Các cô giáo có giọnghát hay, với những bài hát khó có âm vực rộng giáo viên thể hiện chất giọngrất tốt, giáo viên có nhiều thuận lợi về giọng hát Tuy nhiên trong hoạt độngdạy học nghe nhạc là một hoạt động khó Bởi vì các ca khúc được sử dụngcho trẻ nghe hát rất rộng và phong phú về thể loại, với những bài hát rất khó,
âm vực rộng,… khiến các giáo viên trực tiếp giảng dạy chưa thể hiện đúngtính chất, nội dung, sắc thái tình cảm và còn nhầm lẫn về phong cách thể loạidẫn đến chất lượng dạy các hoạt động nghe nhạc chưa cao Trong khi đó hoạt
Trang 11động nghe nhạc là hoạt động rất quan trọng của môn giáo dục âm nhạc cho trẻmầm non nhất là ở trẻ mẫu giáo lớn khi mà các bé chuẩn bị bước vào bậc họctiểu học Nếu tìm hiểu nghiên cứu làm rõ những đặc điểm về cấu trúc, hìnhthức, thể loại và phương tiện diễn tả âm nhạc như: Trẻ nghe để phân biệt nhạc
cụ, âm sắc, tiết tấu, cường độ…; Trẻ nghe để phân biệt thể loại, đề tài; Trẻnghe nhạc để cảm thụ về nhịp điệu của âm nhạc; Trẻ nghe để cảm thụ về nộicủa tác phẩm Từ đó cung cấp cho giáo viên những hiểu biết sâu sắc về hoạtđộng dạy học nghe nhạc và các biện pháp để ứng dụng vào giờ dạy học nghenhạc một cách khoa học, hợp lý Sẽ nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạccho trẻ ở trường mẫu giáo, góp phần tích cực vào sự nghiệp đào tạo con ngườimới phát triển toàn diện, đáp ứng xu thế phát triển giáo dục ở trường mẫugiáo hiện nay và những năm tới
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, là một sinh viên khoa Giáo dụcMầm non của trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Tôi đã lựa chọn đề tài “Biệnpháp dạy học nghe nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi tại trường Mầm nonNgô Quyền” làm đề tài nghiên cứu của khoá luận tốt nghiệp
2 Lịch sử nghiên cứu
Từ trước tới nay, dạy học âm nhạc cho trẻ trước tuổi học đã có nhiều cácgiáo trình, các tài liệu đề cập đến một cách kỹ lưỡng Các bộ giáo trình đã chỉ
rõ những mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp,…
Dạy học âm nhạc cho trẻ là đề tài được nhiều người quan tâm Một sốcông trình nghiên cứu về vấn đề này đã thành công như:
- Vũ Ngọc Tuấn (2004) Nghiên cứu một số ca khúc mầm non sử dụng dạy trẻ mẫu giáo cảm thụ nhịp điệu âm nhạc Trường Cao đẳng Sư phạm
Nhạc - Hoạ Trung Ương
- Hoàng Thị Yến (2007) “Nghiên cứu một số biện pháp dạy trẻ lứa tuổi từ 3 đến 5 tuổi học nhạc tại trường mầm non thực hành Hoa Sen Hà Nội” Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương.
Trang 12- Khoá luận tốt nghiệp (2006) “Nâng cao chất lượng dạy nghe nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Điên Biên Phủ” Trường Cao đẳng Nhạc - Hoạ Trung Ương.
- Nguyễn Hoài Thương (2005) “Nghiên cứu ca khúc sử dụng trong chương trình cô hát cho trẻ nghe ở trường mẫu giáo” Trường Cao đẳng Sư
phạm Nhạc - Hoạ Trung Ương
Các nghiên cứu trên đều đã rất thành công với đề tài nghiên cứu của mình
như: Khoá luận “Nghiên cứu một số biện pháp dạy trẻ lứa tuổi từ 3 đến 5 tuổi học nhạc tại trường mầm non thực hành Hoa Sen Hà Nội” Hoàng Thị
Yến đã đưa ra biện pháp dạy trẻ cảm thụ nhịp điệu, âm sắc, cao độ trong âmnhạc cho trẻ mầm non Từ đó giúp trẻ dễ dàng học tập, hứng thú trong giờhọc âm nhạc hơn
Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề “Dạy học nghe nhạccho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi tại trường Mầm non Ngô Quyền - Vĩnh Yên -Vĩnh Phúc” Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài này nghiên cứu, mong rằngnhững đóng góp của đề tài sẽ một phần nào giúp cho việc giáo dục trở nênthiết thực và hữu hiệu hơn
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về việc dạy học nghe nhạc cho trẻ
mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi tại trường Mầm non Ngô Quyền - Vĩnh Yên - VĩnhPhúc
- Tìm hiểu thực trạng của việc dạy học nghe nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn 5
Trang 13- 6 tuổi tại trường Mầm non Ngô Quyền - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc.
Trang 14- Đề xuất biện pháp để dạy học nghe nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổitại trường Mầm non Ngô Quyền - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các biện pháp dạy học nghe nhạc ápdụng vào thực tiễn một cách có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy họccho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi tại trường Mầm non Ngô Quyền - Vĩnh Yên -Vĩnh Phúc
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi những vấn đề liên quan tới dạy họcnghe nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi tại trường Mầm non Ngô Quyền -Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc
Thời gian: Tháng 9 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
7 Bố cục khoá luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, khoá luậngồm 2 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực trạng
Chương 2: Các biện pháp dạy học nghe nhạc
Trang 15NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG 1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số khái niệm
1.1.1.1 Khái niệm dạy học
Dạy học là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và có địnhhướng giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành độngvới mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng, cácgiá trị văn hoá mà nhân loại đã đạt được trên cơ sở đó có khả năng giải quyếtđược các bài toán thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi người học
1.1.1.2 Khái niệm âm nhạc
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật, phản ánh hiện thực khách quanbằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh Cùng với các phươngtiện diễn tả âm nhạc như: giai điệu, tiết tấu, cường độ, nhịp độ, âm sắc, âmkhu, âm vực, hoà âm,… bản chất thời gian trong âm nhạc làm cho nó có thểtruyền đạt sự vận động của các ý tưởng và tình cảm trong tất cả những sắcthái tinh tế nhất [1; Tr1]
Âm nhạc nảy sinh từ quá trình lao động và hỗ trợ trở lại để con ngườisản xuất và sáng tạo Âm nhạc gắn liền với con người từ lúc chào đời đến khigiã từ cuộc sống Những khúc hát ru, những bài hát đồng dao trong trò chơicủa trẻ em, những điệu hò lao động, bài hát giao duyên, các điệu nhảy, múatrong kho tàng âm nhạc dân gian là cội nguồn của nghệ thuật âm nhạc, là cơ
sở cho sự sáng tạo của các nhạc sĩ
Trang 16Cảm thụ nghệ thuật âm nhạc cũng là sự sáng tạo và là một quá trình đặcbiệt phức tạp, đa dạng Ở đó âm nhạc không truyền tải ý tưởng, tình cảm bằngngôn ngữ, mà dòng hình tượng âm nhạc chỉ được cụ thể hoá trong sự cảm thụcủa người nghe Hàng ngàn người cùng nghe một tác phẩm âm nhạc chỉ được
cụ thể hoá trong sự cảm thụ của người nghe Hàng ngàn người cùng nghe mộttác phẩm âm nhạc, nhưng chiều sâu của tư duy, tâm trạng, sự phong phú ở vịtrí tưởng tượng của mỗi người lại hoàn toàn khác nhau ở các mức độ Ở từngngười, mức độ hứng thú, say mê âm nhạc cũng khác nhau Có người chỉ thíchnghe một tác phẩm của một nhạc sĩ nào đó và có những kinh nghiệm nghe củariêng mình
Đặc biệt, âm nhạc còn có khả năng tác động đến con người ngay từ thủacòn nằm nôi, nghe tiếng hát ru của mẹ Những phản ứng xúc cảm từ rất sớm,những biểu hiện sinh động của trẻ khi nghe thấy nhạc âm,… đã khẳng địnhrằng, có thể cho trẻ làm quen với âm nhạc từ những tháng tuổi đầu tiên, rằng
âm nhạc là phương tiện tích cực trong việc giáo dục trẻ em ở nhiều mặt như:
Thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể chất,…
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật phản ánh hiện thực khách quan.Bằng những giai điệu, tiết tấu, cường độ, nhịp độ,… giúp cho các bản nhạctrở nên tinh tế nhất
1.1.1.3 Khái niệm nghe nhạc
Nghe âm nhạc là mức độ phát triển cao của tai nghe ở con người Tainghe âm nhạc có sự phân biệt rõ rệt với tai nghe bình thường Người ta có thểnghe rất thính mọi tiếng động, tiếng nói, song chưa chắc đã nghe được vàphân biệt được âm nhạc với cùng mức độ Người có tai nghe âm nhạc phảiphân biệt được các thuộc tính của âm nhạc như cao độ, trường độ, âm sắc và
các mối quan hệ của những phương tiện diễn tả âm nhạc.
Nghe nhạc là bộ phận quan trọng, xuyên suốt quá trình âm nhạc cho mọilứa tuổi học sinh, từ trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, các câu lạc
Trang 17bộ, nhà văn hoá cho thiếu nhi,… cùng với các hoạt động âm nhạc khác nhưhát, múa, trò chơi âm nhạc, nghe nhạc tham gia tích cực vào hình thànhnhững cơ sở ban đầu của văn hoá âm nhạc, hoàn thiện những đặc trưng tâm lýcủa nhân cách phát triển toàn diện như sự nhạy cảm với âm nhạc, biết xúcđộng trước cái đẹp, phát triển trí tượng phong phú, tư duy sáng tạo, độcđáo,…
Có thể nói rằng nghe nhạc trong giáo dục âm nhạc cho trẻ là một quátrình phức tạp, có tính định hướng và liên tục Điều đó càng có ý nghĩa vớigiáo dục âm nhạc cho trẻ ở trường mầm non Cho trẻ tập nghe theo chươngrình có hệ thống nhất định để làm trẻ quen dần với hệ thống âm nhạc đa dạng,phong phú Những ấn tượng thu được thông qua tập nghe nhạc ở những độtuổi còn non nớt này sẽ khơi dậy những cảm xúc chân thực, đầu tiên với âmnhạc Trẻ tích luỹ dần những ấn tượng, những khái niệm âm nhạc sơ giản,riêng lẻ tiến tới ghi nhớ tác phẩm âm nhạc, phân biệt nội dung, tính chất và cácphương tiện diễn tả âm nhạc, ở trẻ cũng dần hình thành trí nhớ âm nhạc Điều
đó mở ra cho trẻ con đường làm phong phú hơn những kinh nghiệm âm nhạccủa mỗi em, để dẫn đến cơ sở giáo dục khả năng cảm thụ âm nhạc [3; T22].Nghe âm nhạc là khả năng cảm thụ âm thanh của mỗi cá nhân trong mộtkhoảng không gian nhất định
1.1.2 Các thể loại nhạc cho trẻ nghe
Các bài hát được sử dụng trong chương trình: “Cô hát cho trẻ nghe” ở
trường mẫu giáo gồm các thể loại sau:
- Bài hát trữ tình
- Bài hát hành khúc
- Bài hát nhanh, vui hoạt
Trong 3 thể loại chính nói trên, mỗi thể loại có đặc trưng chung nhất định,liên quan đến phương tiện diễn tả âm nhạc Có những bài hát mang tính chất
êm dịu, nhẹ nhàng với giai điệu mềm mại Có những bài hát mang khí thế hào
Trang 18hung mạnh mẽ, đầy sức chiến đấu Hay có những bài hát khác lạ, sôi nổi, hàihước,…Để giáo viên mẫu giáo thể hiện đúng nội dung, tình cảm, sắc thái của
bài hát trong chương trình “Cô hát cho trẻ nghe” ở trường mẫu giáo thì yêu
cầu giáo viên mẫu giáo cần phân biệt được các thể loại bài hát nói trên
Các bài hát trong chương trình “Cô hát cho trẻ nghe” ở trường mẫu giáo
thuộc thể loại trữ tình, tự sự chiếm tỉ lệ đa số như:
- Cô giáo (Nhạc: Đỗ Mạnh Thường, Lời: Nguyễn Hữu Tường)
- Ru con (Dân ca Nam Bộ)
- Lý cây xanh (Dân ca Nam Bộ)
- Em mơ gặp Bác Hồ (Nhạc và lời: Xuân Giao)
- Bèo dạt mây trôi (Dân ca quan họ Bắc Ninh)
- Khúc hát ru của người mẹ trẻ (Nhạc: Phạm Tuyên, Thơ: Lâm Thị
Mỹ Dạ)
- Lượn tròn lượn khéo (Văn Chung)
- Đi học (Nhạc: Bùi Đình Thảo, Lời: Bùi Đình Thảo - Minh Chính)
Đặc trưng riêng của bài hát trữ tình là giai điệu dịu dàng, tha thiết, dàntrải, mênh mang Thể loại này thường được thể hiện ở nhịp độ vừa phải,khoan thai, có khi lại chậm rãi Giai điệu thường được tiến hành đi lên, đixuống liền bậc tạo thành làn sóng, với đặc điểm tiến hành giai điệu như vậy:Bài hát thuộc thể loại trữ tình luôn thể hiện được tính chất tự sự, nhẹ nhàng,
êm đềm, tình cảm…
Tính chất trữ tình trong các bài hát được thể hiện khá phong phútrong các sắc thái tình cảm khác nhau Có những bài hát nhẹ nhàng, vuitươi, tha thiết, có bài hát êm đềm, sâu lắng, da diết hoặc có khi lại mênhmang dàn trải,…
Khác hẳn với các thể loại khác, thể loại bài hát trữ tình phần lớn tính chu
kì của tiết tấu không nổi lên một cách rõ rệt hoặc không ổn định, song thể loạibài hát trữ tình vẫn giữ được đặc trưng riêng của mình
Trang 19Trong chương trình Mầm non mang âm điệu mạnh mẽ, hoành tráng,trong sáng, lạc quan tin tưởng là đặc điểm nổi bật của thể loại bài hát hànhkhúc Nhịp độ vừa phải, phù hợp với bước đi thường được viết ở nhịp có haiphách (2/4) Tiết tấu trong bài hát hành khúc thường dùng dấu chấm đôi hoặcmóc giật, giai điệu hay sử dụng các bước nhảy quãng 4 - 5 thể hiện tính chấtthôi thúc, kêu gọi, kiên quyết…
Chương trình “Cô hát cho trẻ nghe” ở trường mẫu giáo có một số bài
hát thuộc thể loại hành khúc như bài:
- Chiếc đèn ông sao (Nhạc và lời: Phạm Tuyên)
- Trái đất này là của chúng mình (Lời: Định Hải, Nhạc: Trương Quang Lục)
- Reo vang bình minh (Nhạc và lời: Lưu Hữu phước)
- Bài ca đi học (Nhạc và lời: Phan Trần Bằng)
- Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng (Nhạc và lời:Phong Nhã)
Số lượng bài hát thuộc thể loại nhanh, vui, hoạt trong chương trình “Cô hát cho trẻ nghe” ở trường mẫu giáo cũng chiếm đa số Thể loại này thường
có nhịp độ nhanh, sôi nổi, tươi vui Nội dung các bài hát nhanh, vui hoạt đượcgắn liền với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, thể hiện những nét đặc trưng riêngcủa trẻ như: trong sáng, hồn nhiên, vô tư, hài hước, nhí nhảnh…
Những bài hát thuộc thể loại này thường có tiết tấu ổn định, âm hình tiếttấu được lặp đi, lặp lại, một cách rõ ràng Do đó giáo viên có thể vận độnghay thể hiện một số động tác múa khác nhau, bài hát mà trẻ được nghe cũngtrở nên phong phú hơn, trẻ tiếp thu và cảm nhận sâu sắc hơn
Trong chương trình “Cô hát cho trẻ nghe” ở trường mẫu giáo, bài hát
thuộc thể loại nhanh, vui hoạt có một số bài sau:
- Lý cây bông (Dân ca Nam Bộ)
- Hoa trong vườn (theo bài “Đi cấy” dân ca Thanh Hoá)
Trang 20- Trống cơm (Dân ca quan họ Bắc Ninh)
- Đuổi chim (Nhạc: Việt Anh, Lời: Nhược Thuỷ)
- Anh phi công ơi (Nhạc: Xuân Giao, Lời thơ: Xuân Quỳnh)
- Gà gáy le té (Dân ca Cống Khao, Lời mới: Huy Trân)
1.2 Vai trò của nghe nhạc đối với trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi
Đối với hệ thống giáo dục Nghe nhạc là bộ phận quan trọng xuyên suốtquá trình giáo dục âm nhạc cho mọi lứa tuổi: từ nhà trẻ, mẫu giáo, trườngtrung học, các câu lạc bộ, nhà văn hoá cho thiếu nhi,… cùng với các hoạtđộng âm nhạc khác như hát, múa, sử dụng nhạc cụ, trò chơi âm nhạc, nghenhạc,…trẻ tham gia tích cực nhằm hình thành những cơ sở ban đầu cho vănhoá âm nhạc, những đặc trưng tâm lý của nhân cách phát triển tính toàn diệnnhư sự nhạy cảm với âm nhạc, biết xúc động trước cái đẹp, phát triển trítưởng tượng phong phú, tư duy sáng tạo độc đáo
Có thể nói rằng Nghe nhạc trong giáo dục âm nhạc cho trẻ nói chung vàcho trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng là một quá trình phức tạp có định hướng mục đích
sư phạm liên tục
Trẻ 5 - 6 tuổi đã tích luỹ dần những ấn tượng, những khái niệm sơ giảnriêng lẻ về âm nhạc tiến tới ghi nhớ tác phẩm, phân biệt nội dung, tính chất vàcác phương tiện biểu hiện Trong trẻ cũng dần dần hình thành trí nhớ âm nhạc.trẻ đã làm phong phú hơn kinh nghiệm âm nhạc của mình qua nghe nhạc
Hoạt động nghe nhạc làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ, thông quanghe nhạc, trẻ bộc lộ cảm xúc để giao tiếp với xung quanh và dường như đểcảm thụ và ghi nhớ trọn vẹn tác phẩm
Nghe nhạc còn là một phương tiện hữu hiệu góp phần hình thành và pháttriển nhân cách của trẻ Đó là phẩm chất vui tươi và hồn nhiên, hoạt bát, mạnhdạn, tự tin Đặc biệt nghe nhạc còn giúp trẻ phát triển tai nghe, hoàn thiện cácnhiệm vụ giáo dục âm nhạc Đồng thời làm phong phú thêm tâm hồn trẻ
Trang 21những cảm xúc trong sáng, hồn nhiên,… Từ đó đã khẳng định rằng nghe nhạc
là phương tiện tích cực trong việc giáo dục trẻ ở nhiều mặt như: thẩm mỹ, đạođức, trí tuệ, thể chất
1.2.1 Nghe nhạc góp phần phát triển thẩm mỹ cho trẻ
Giáo dục thẩm mỹ nhằm phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ, lĩnh hội vàhiểu cái đẹp, phân biệt được cái hay, cái dở, hoạt động độc lập và sáng tạotrong khi tiếp xúc với các thể loại khác nhau
Khi cho trẻ nghe các tác phẩm âm nhạc khác nhau giúp trẻ bộc lộ cảmxúc, diễn đạt cảm xúc Nhịp điệu vui tươi của các bản nhạc gợi cho trẻniềm vui, hào hứng, phấn khởi Bài hát ru gợi cho trẻ những nét giai điệumềm mại, nhẹ nhàng, uyển chuyển, vỗ về khắc sâu thêm trong tình cảm dịudàng, êm ái Trong khi nghe nhạc, trẻ không chỉ cảm nhận trực tiếp tínhchất, tình cảm âm nhạc (hưởng ứng với trạng thái, cảm xúc có rong tácphẩm đặc biệt bởi cấu trúc âm hình tiết tấu âm nhạc) mà còn thấy cái đẹptrong tác phẩm mà mình nghe
Trên cơ sở đó, trẻ thêm hứng thú, thêm yêu thích và nảy sinh nhu cầu âmnhạc.Các bài hát cho trẻ nghe nhạc càng đa dạng phong phú thì tạo cho trẻkhả năng hoạt động độc lập và sáng tạo Trong khi nghe trẻ tự tưởng tượnghình dung ra các hình tượng trong tác phẩm (Như: Chú bộ đội, vườn hoa, con
cò, con mèo, con gà hay các nét sinh hoạt độc đáo của các dân tộc trên mọimiền tổ quốc) tưởng tượng theo cách của mình từ đó giúp trẻ dần nhận xét,đánh giá chất lượng biểu diễn của cô hay của bạn cùng với sự phát triển các
kỹ năng nghe nhạc, trẻ cũng bộc lộ niềm say mê, hứng thú với âm nhạc, trên
cơ sở đó góp phần đạt được mục đích giáo dục thẩm mỹ
1.2.2 Nghe nhạc góp phần phát triển thể chất của trẻ
Âm nhạc có ảnh hưởng đến quá trình phát triển cơ thể của trẻ làphương tiện được coi là tốt nhất để phát triển khả năng nghe của trẻ Trongquá trình học hát, nghe hát, nghe nhạc trẻ được rèn luyện khả năng tập
Trang 22trung chú ý đến âm thanh, tiết tấu, sự giống và khác nhau, quay lại hay không quay lại,…
Khi nghe cô hát, trẻ vận động hoặc nhảy múa theo bài háy sẽ góp phầnphát triển độ linh hoạt, tự tin, mạnh dạn, hoặc trẻ hát theo cô sẽ phát triển chotrẻ về bộ cơ quan phát thanh hô hấp làm cho trẻ có giọng hát hay, chính xác,tạo điều kiện rèn luyện cho trẻ sự phối hợp chặt chẽ giữa tai nghe và hát.Đồng thời cũng tạo cho trẻ có được phong thái tự nhiên, uyển chuyển khi thểhiện bài hát
1.2.3 Nghe hát là phương tiện phát triển phẩm chất đạo đức ở trẻ
Trong khi tác động đến tình cảm của trẻ, nghe nhạc cũng đồng thời hìnhthành ở chúng tình cảm đạo đức Đôi khi tác động của âm nhạc còn mạnh hơn
cả những lười khuyên hay sự ra lệnh nghiêm khắc
Các tác phẩm ca ngợi thiên nhiên, đất nước, con người,… gợi cho trẻtình yêu quê hương, yêu Thủ đô, yêu Tổ quốc, long biết ơn cho những người
đã cống hiến cho đất nước, cho nhân dân
Tiết học nghe nhạc có ảnh hưởng đến văn hoá chung trong hành vi củatrẻ Sự thay đổi, luân phiên các dạng hoạt động âm nhạc trong tiết học đòi hỏitrẻ phải có sự chú ý, độ nhanh nhạy, tính tổ chức, giáo dục ở trẻ kiềm chế dầnđiều khiển vận động cho phù hợp với âm nhạc, giáo dục ý chí
Như vậy nghe nhạc tạo ra những điều kiện cần thiết đối với sự hìnhthành những phẩm chất đạo đức của nhân cách trẻ
1.2.4 Nghe nhạc là phương tiện góp phần phát triển trí tuệ ở trẻ
Cảm thụ âm nhạc gắn bó chặt chẽ với sự phát triển trí tuệ - đòi hỏi trẻphải chú ý, quan sát, nhạy bén Trẻ tập trung nghe nhạc so sánh các âm thanhtiến hành theo các hướng khác nhau, làm quen với ý nghĩa biểu cảm của các
âm thanh đó, ghi nhớ những đặc điểm, tính chất các hình tượng âm thanh, âmnhạc Những trải nghiệm ban đầu thử đánh giá cái đẹp trong khi nghe đòi hỏitrí tuệ hoạt động tích cực
Trang 23Cũng như các loại hình nghệ thuật khác, âm nhạc có ý nghĩa nhậnthức Nhiều hiện tượng của đời sống, được phản ánh trong tác phẩm âmnhạc, làm phong phú thêm vốn hiểu biết của trẻ bằng những khái niệm về
xã hội, về thiên nhiên, về truyền thống, sẽ giúp trẻ tích cực tư duy, tưởngtượng, sáng tạo
1.3 Thực trạng dạy học nghe nhạc tại trường mầm non Ngô Quyền
Trường mầm non Ngô Quyền là một trong những trường điểm nằm tạitrung tâm thành phố Vĩnh Yên, các giáo viên đều có kĩ năng và chuyên môntốt Tuy nhiên vấn đề dạy học nghe nhạc tại trường vẫn chưa có giáo viênchuyên dạy nghe nhạc mà phần lớn vẫn là các giáo viên đứng lớp đảm nhiệm.Một số giáo viên biết sử dụng đàn organ còn lại thì đa số giáo viên chưa sửdụng được đàn organ, kỹ năng sử dụng đàn của các cô là một tay Thay vào
đó trường được trang bị rất tốt về máy chiếu, loa, máy tính để các cô sử dụnglàm phương tiện dạy học âm nhạc cho trẻ mầm non
1.3.1 Vài nét về nhà trường
Nói đến trường mầm non NQ ta có thể nhận thấy một điều rất đáng trântrọng và tự hào, bởi nơi đây là cái nôi trồng người, có bề dày truyền thống vềphong trào dạy tốt học tốt Mỗi con người của nhà trường nói chung và đặcbiệt là những ai được học tập, tu dưỡng tại môi trường này đều không ngừngvươn lên, nỗ lực hết mình, cố gắng xây dựng để nhà trường ngày càng trongsạch vững mạnh
Trường học thành lập vào 10/1989 với hai nhiệm vụ:
- Chăm sóc giáo dục trẻ dưới 6 tuổi
- Hướng dẫn cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và sinhviên một số trường thực tập
Trải qua năm phấn đấu và trưởng thành, trường đã không ngừng mởrộng quy mô đào tạo Hiện nay trường có tổng số hơn 20 cán bộ giáo viêntrong biên chế và giáo viên hợp đồng Tất cả giáo viên đều đạt trình độ chuẩn
Trang 24theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Trong đó lớp mẫu giáo bé từ 3 - 4tuổi có 116 cháu, lớp mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi có 146 cháu, lớp từ 5 - 6 tuổi có
113 cháu, có hai lớp nhà trẻ có 40 cháu
Trường mầm non Ngô Quyền nằm giữa trung tâm thành phố Vĩnh Yên
Là trường chuẩn của thành phố Vĩnh yên Do đó trường được đông đảo cácbậc phụ huynh và đặc biệt là Bộ Giáo dục quan tâm hỗ trợ và tạo điều kiện vềcác mặt Phụ huynh học sinh phần lớn là: Kinh doanh; Nhà giáo; Công an; Bộđội; Nhân viên văn phòng,…
Cơ sở vật chất và phương tiện giảng dạy của trường tương đối đầy đủ vàngày càng được hoàn thiện theo hướng hiện đại Hiện có 12 phòng học với hệthống điện như quạt, điều hoà, vi tính; hệ thống nước uống, nước rửa sạch sẽ
và đảm bảo vệ sinh theo chỉ tiêu của bộ y tế Vật dụng đồ chơi khơi gợi trí tò
mò, phát triển tư duy cũng như tâm sinh lý trẻ được trang thết bị rất công phu
và cầu kì,… Riêng với môn âm nhạc, phương tiện giảng dạy bao gồm 12chiếc đàn, các lớp có hệ thống nghe nhìn: Băng đài, đầu đĩa, ti vi màn hìnhrộng, máy chiếu,… Đặc biệt trường dành ra phòng học năng khiếu cho trẻ:phòng học múa Tất cả nhằm mục tiêu đào tạo nên con người phát triển toàndiện về các mặt (đức, trí, thể, mỹ) Hàng năm nhà trường luôn đặt ra phươnghướng giáo dục cụ thể:
- Tiếp tục duy trì thành tích đã đạt được trong nhiều năm qua, phát huythế mạnh truyền thống, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đổi mới phương pháp,hình thức dạy học
- Dần dần hoàn thiện và xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên có phẩm chấttốt, có trình độ chuyên môn vững chắc, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục.Qua 29 năm xây dựng và trưởng thành trường đã đóng góp một phầnkhông nhỏ cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Thành Phố Vĩnh Yên
Trong nhiều năm liên tục trưởng thành trường đã đạt được những thànhtích đáng kể: Trường nhận huân chương lao động hạng nhất của Chính phủtrong dịp kỷ niệm 25 năm thành lập trường,…
Trang 251.3.2 Thực trạng dạy học nghe nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Ngô Quyền
Cũng như các trường Mầm non lớn trên toàn quốc, trường Mầm nonNgô Quyền đang thực hiện chương trình giáo dục cho trẻ ở nhiều độ tuổi khácnhau, theo tài liệu hướng dẫn của vụ giáo dục mầm non Bộ giáo dục âm nhạccho trẻ ở nhiều độ tuổi khác nhau, theo tài liệu hướng dẫn của vụ giáo dụcmầm non Bộ Giáo dục và Đào tạo Mục đích của chương trình giáo dục âmnhạc là: Thông qua hoạt động âm nhạc nghệ thuật ở trường mầm non nhằmgiáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ đồng thời tạo điều kiện cho trẻ phát huynăng khiếu, góp phần phát triển trí tuệ và thể chất Vì vậy việc giảng dạy âmnhạc được tiến hành theo các dạng hoạt động: Ca hát vận động theo nhạc,nghe hát, trò chơi âm nhạc và tiết tổng hợp
Nhìn chung các trường mầm non trên toàn quốc không có giáo viênchuyên trách về âm nhạc Rất ít trường có giáo viên chuyên trách về âm nhạc
như: Mẫu giáo trẻ thơ, trường Hoa Hồng, Việt Triều, Việt - Bun là có chuyên
trách và bán chuyên trách Tất cả các môn (âm nhạc, kể chuyện, toán, tạohình,…) đều do các giáo viên đứng lớp dạy các môn đó…
Các cô giáo dạy trẻ ở đây đều có trình độ từ Cao đẳng, Đại học Cácgiáo viên cô nào cũng giỏi phụ trách chuyên môn như: dạy các em hát, múa,đàn, vẽ,… Đối với bộ môn âm nhạc các cô được đào tạo tất cả các phân môn
về âmnhạc như: nhạc lý, xướng âm, nhạc cụ, múa hát,… Nhưng những đòi hỏi kiếnthức, kĩ năng của các phân môn đó hay việc sáng tác, phối hợp âm cho nhữngbài hát có sẵn chưa thực hiện được Khi đánh đàn lấy tiết tấu, tiếng còn chưaphù hợp, các cô giáo chủ nhiệm lớp đánh đàn được còn cô phụ thì không.Song điều thuận lợi nhất mang lại thành công cho các cô trong những tiết dạyhọc âm nhạc đó là những phương tiện trực quan được thay đổi dưới nhiều
Trang 26hình thức khác nhau khiến trẻ luôn tò mò, thích thú học âm nhạc Đồ dùngcủa bộ môn âm nhạc cho các cháu học tập sinh hoạt học tập ở trường được
Trang 27trang bị khá đầy đủ Về tài liệu sách giáo khoa có các loại sách: Sách học đàn
(123 bài hát học đàn organ); sách học hát (Trẻ thơ hát-Hoàng Văn Yến…); các
sánh nói về trò chơi âm nhạc,… Phục vụ giáo viên trong giảng dạy cho trẻlàm quen với âm nhạc; về phương tiện trực quan có: trống, phách, đàn organ,sáo, máy chiếu,…
Mặt khác do xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý và do điều kiện vật chất
về trang thiết bị âm nhạc, nên hầu hết trẻ đều thích hoạt động ca hát Trẻ thamgia rất nhiệt tình và sôi nổi trong mỗi giờ hoạt động âm nhạc
1.3.3 Khả năng nghe nhạc của trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Ngô Quyền
Qua thời gian thực tập và thực tế tìm hiểu, quan sát trẻ học tập tại trườngmầm non Ngô Quyền trong giờ học âm nhạc và các hoạt động âm nhạc khácchúng tôi nhận thấy:
Thể chất và trí tuệ của trẻ ở trường phát triển tương đối đồng đều Hầuhết các em ở đây đều năng động, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phánhững điều mới lạ, nhất là những tiếng động của âm nhạc phát ra từ cácphương tiện trực quan Các em say xưa quan sát, lắng nghe và làm theo Nhờ
sự phát triển của các cơ vận động: chân tay nên trẻ đã phản xạ nhanh nhẹnhơn, tương đối chuẩn xã trong các trò chơi vận động theo nhạc,…
Về ngôn ngữ, vốn từ vựng phong phú nên trẻ đã nói năng mạch lạc hơn,hiểu biết nhiều hơn Đây cũng là điều kiện thuận lợi để trẻ tham gia vào cáchoạt động âm nhạc và những buổi sinh hoạt tập thể, văn nghệ của trường
Về học tập của trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi là “Học mà chơi, chơi màhọc” Trẻ học thông qua vui chơi tiết học không quá nghiêm ngặt, gò bó, căngthẳng Trẻ thích hoc qua trực quan sinh động, trẻ thích những gì trẻ được trựctiếp làm Tóm lại: Trẻ ở lứa tuổi này tập làm quen với các tiết học để lĩnh hộinhững tri thức đơn giản, gần gũi đối với trẻ, nhưng là tiền đề để trẻ vào lớpmột Trẻ dần dần nhận thức được nhiệm vụ học tập, bổn phận, trích nhiệm củahọc sinh phải làm gì cho cô giáo vui lòng, bạn bè yêu mến
Trang 28Về khả năng nghe nhạc của trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi: Trẻ mẫu giáo lớn
nếu được nghe có quá trình có thể hình thành thói quen tập trung lắng nghe,theo dõi sự phát triển của bài hát, hiểu được tính chất chung và một số đặcđiểm của bài hát được nghe, so sánh một số đặc điểm của bài hát được nghevới các hiện tượng gần gũi trong cuộc sống Đặc biệt các cháu thể hiện rõ sựlựa chọn bài mình thích trong số các bài được nghe, thậm chí có cháu giảithích tại sao cháu thích nghe bài hát đó
Ở nhóm trẻ 5 - 6 tuổi, sự chú ý của các cháu đã cao hơn, có thể kéo dài 2,
3 phút Các cháu biết tập trung nghe âm nhạc một cách chi tiết hơn Trẻ cókhả năng cảm nhận trạng thái chung của âm nhạc, theo dõi sự phát triển củahình tượng âm nhạc Trẻ biết thể hiện nhu cầu đối với âm nhạc và có ý thứchơn, biết xác định tính chất âm nhạc vui, buồn, âm thanh cao thấp, to nhỏ,nhanh chậm Trẻ có thể nhận ra được giọng hát đúng hay giọng hát sai của bạnmình, phân biệt được khái quát tính thể loại (hành khúc, ngợi ca, nhảy múa,
Đây cũng là hạn chế và khó khăn mà trẻ vấp phải trong quá trình học âmnhạc Bên cạnh đó khả năng tư duy của trẻ còn ở mức độ đơn giản chưa biếtkết hợp giữa gõ nhịp phách với tiết tấu bằng tay chân như ở lứa tuổi tiểu học.Mặt khác trẻ lại chưa được học chữ nên không thể thực hành được những kíhiệu về tiết tấu và cao độ hay sắc thái tình cảm Hơn nữa hiện nay cũng chưa
có giáo trình cho các trường mầm non dạy trẻ học nhạc
Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, trẻ mầm
Trang 29non được xã hội, nhà trường và gia đình quan tâm chăm sóc hơn trước đây rất
Trang 30nhiều Chính vì vậy mà các em có đầy đủ thể lực và đặc biệt là trí thông minh,khả năng tư duy nhanh nhạy, tính tự lập cao để có đủ sức tự tin lĩnh hội trithức sớm hơn Mặt khác trên thực tế quan sát cho thấy Khả năng thính giác
và tri giác ở trẻ phát triển mạnh Việc dạy trẻ 5 - 6 tuổi học nhạc là việc làmhoàn toàn phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý cũng như đặc điểm tâm lý trẻ.Điều quan trọng là phải có những phương pháp dạy học và chương trình dạyhọc phù hợp
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Qua lý luận và thực tiễn tìm hiểu vai trò giáo dục và âm nhạc đối với trẻmầm non cùng với đặc điểm khả năng nghe nhạc ở trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi.Đặc biệt qua nghiên cứu chương trình giáo dục âm nhạc và thực trạng dạy cáchoạt động âm nhạc nói chung và dạy trẻ nghe nhạc nói riêng ở trường Mầmnon Ngô Quyền - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc tôi nhận thấy có những thuận lợi vàkhó khăn sau
Thuận lợi:
Về phía lạnh đạo: Lãnh đại tỉnh cũng như Sở giáo dục, Phòng giáo dục
và các trường Mầm non đã quan tâm đến công tác dạy và học âm nhạc ởtrường Mầm non như: Trang bị cơ sở vật chất và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
Về phía các giáo viên: Các cô giáo tại trường Mầm non NQ đều rất yêumến trẻ, ham học hỏi, giàu kinh nghiệm
Về cơ sở vật chất: Trường mầm non NQ đã được trang bị một số đồdùng dạy học như: đàn, máy nghe nhìn và một số đồ dùng dạy học khác
Về chương trình, giáo trình các trường mầm non đang thực hiện theochương trình cải cách của Vụ giáo dục mầm non ban hành 1996, dạy theo cácloại tiết
Khó khăn:
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong công tác dạy và học âm nhạc tạiTrường Mầm non Ngô Quyền - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc Song qua nghiên cứu
Trang 31thực tiễn, thực trạng tôi nhận thấy rằng còn có một số bất cập trong việc dạyhọc nghe nhạc cho trẻ mầm non 5 - 6 tuổi như là:
Lãnh đạo các cấp chưa đánh giá đúng mức công tác giáo dục tại trườngmầm non Do vậy mà ít tạo điều kiện cho các cô giáo mầm non đi học cũngnhư tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn do
Bộ giáo dục và Vụ giáo dục mầm non tổ chức Bên cạnh đó việc trang bị cơ sởvật chất cho trường còn có thiếu thốn như phòng học âm nhạc, máy nghe nhìn,tài liệu tham khảo
Đội ngũ giáo viên tại trường Mầm non Ngô Quyền có các cô có trình độchuyên môn tốt nhưng vẫn còn nhiều cô kỹ năng sử dụng nhạc cụ chưa tốt Vìcông việc và gia đình nên các cô còn hạn chế thời gian học tập nâng cao thêmtrình độ của bản thân
Về cơ sở vật chất: Trong công tác giảng dạy việc trang bị đầy đủ cơ sởvật chất cũng góp phần không nhỏ vào hiệu quả giáo dục mặc dù trường Mầmnon Ngô Quyền đã được trang bị một số đồ dùng dạy học song không đồng
bộ, còn thiếu như: phương tiện nghe nhìn, băng đĩa, đạo cụ, nhất là phòng học
âm nhạc, máy chiếu, màn hình, đàn phím điện tử, tài liệu tham khảo
Từ những thuận lợi và khó khăn trên để đáp ứng được yêu cầu âm nhạctại trường Mầm non Ngô Quyền, đề tài đã xác định nhiệm vụ cần phải cải tiếnchương trình, đổi mới về phương pháp và hình thức hoạt động âm nhạc, bổsung một số kỹ năng dạy các dạng hoạt động dạy trẻ nghe nhạc cho trườngmầm non Ngô Quyền - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc
Trang 32Chương 2 CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC NGHE NHẠC
2.1 Nguyên tắc đề xuất quy trình
2.1.1 Căn cứ và khả năng nghe nhạc và sự hứng thú của trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi
Đối với trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) Là lứa tuổi phát triển mạnh về thểlực cũng như trí não Do vậy khả năng âm nhạc của trẻ ở lứa tuổi này cũngphát triển tốt hơn Trẻ có khả năng so sánh, phân biệt những dấu hiệu của một
số phương tiện biểu hiện âm nhạc, tính chất âm nhạc, phân biệt độ cao, thấpcủa âm thanh, giai điệu đi lên, xuống, to, nhỏ Thậm chí cả cường độ âm sắccủa một số nhạc cụ, giọng hát,…
Cảm giác tai nghe và kinh nghiệm nghe nhạc của trẻ cũng được tíchluỹ nhiều hơn Hứng thú và khả năng âm nhạc thể hiện rõ hơn Nhiều trẻ ởnhóm tuổi này còn xuất hiện cả sự đánh giá tác phẩm riêng của mình mộtcách đơn giản
Nhìn chung giọng hát ở lứa tuổi này đã vang hơn, âm sắc ổn định hơn.Tầm cữ giọng trong khoảng quãng 8 (C1 - C2) Sự phối hợp giữa nghe và hátcũng tốt hơn Trẻ có thể nghe nhạc và bắt vào bài hát một cách dễ dàng
Dựa trên cơ sở phân tích đặc điểm tâm sinh lý, sự phát triển ý thức củatrẻ, đặc trưng và khả năng cảm thụ hay sự hứng thú của trẻ… ta có thể thấytrẻ ở lứa tuổi này phát triển bình thường hoàn toàn có khả năng tiếp thu âmnhạc và sự hứng thú của trẻ rõ rệt hơn Bởi trẻ đã có nền tảng nên việc nghenhạc được trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi tiếp thu dễ dàng hơn trẻ ở lứa tuổi trước
2.1.2 Đảm bảo tính mục tiêu giáo dục và tính sư phạm trong khi tổ chức
Thông qua hoạt động nghệ thuật ở trường mầm non nhằm giáo dục tìnhcảm, đạo đức, thẩm mỹ, đồng thời tạo điều kiện cho trẻ phát huy năng khiếugóp phần phát triển trí tuệ và thể chất, đặt cơ sở ban đầu cho việc giáo dục âmnhạc
Trang 33Tuy nhiên, đối với trẻ mầm non Giáo dục âm nhạc có mức độ nhất định
về mục tiêu giáo dục cần đạt Vì vậy cần phải đưa ra mục tiêu rõ ràng cho mỗihoạt động âm nhạc đặc biệt là hoạt động nghe hát đối với trẻ 5 - 6 tuổi
Trong quá trình giảng dạy của mình mỗi giáo viên mầm non là một nhà
sư phạm thông thái Người giáo viên vừa phải chăm sóc bữa ăn, giấc ngủ chotrẻ, không những thế mỗi hoạt động giảng dạy của mình giáo viên cần phảilên kế hoạch về mục tiêu cần đạt cho mỗi bài học Từ đó tìm ra những hoạtđộng gây được hứng thú đối với trẻ vừa đảm bảo tính sư phạm trong hoạtđộng giảng dạy của mình
2.1.3 Đảm bảo tính mới và tính phát triển của hoạt động dạy nghe nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi
Hoạt động giảng dạy nghe nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi là một hoạt động khóđối với giáo viên mầm non Bởi các bài hát cô hát cho trẻ nghe có âm vựcrộng khiến các cô giáo mầm non khi thể hiện còn gặp khó khăn như khi cô hátchưa đúng cao độ, hát bị phô, không lên được,… Vì vậy khi tiến hành hoạtđộng giảng dạy nội dung nghe nhạc giáo viên có thể thu hút trẻ bằng nhiềucách: Cô hát kết hợp gõ nhịp với đạo cụ, cô minh hoạ theo nội dung bài hát,cho trẻ nghe lại bản gốc mà các ca sĩ biểu diễn Ngoài ra việc tăng cường vềnội dung, phương pháp, hình thức giúp cho lượng kiến thức của trẻ phát triển
và giúp cho trẻ học tập được dễ dàng, hứng thú trong các tiết dạy mà giáoviên tiến hành Không những vậy việc dạy học theo hướng mới còn giúp giáoviên dạy học được dễ dàng mang đến cho các em kiến thức mới đi kịp với cácbước tiến trong nước và quốc tế đang hiện hành
2.2 Các biện pháp
2.2.1 Bổ xung nội dung nghe nhạc cho trẻ
2.2.1.1 Các bài hát Tiếng Anh
Học Tiếng Anh qua những bài hát là một phương pháp không mới nhưngchắc chắn sẽ không bao giờ lỗi thời Phương pháp này đem lại nhữnglợi ích rất lớn, giúp cho việc học Tiếng Anh trở nên dễ dàng, thú vị
Trang 34và đem lại những hiệu quả không hề nhỏ Nghe những bài hát Tiếng Anh sẽ đem lại những lợi ích:
* Giúp trẻ nghe và tiếp xúc với Tiếng Anh chuẩn nhất:
Thường xuyên được nghe những bài hát Tiếng Anh sẽ giúp cho trẻ đượctiếp xúc và làm quen nhiều hơn với Tiếng Anh Như chúng ta đều biết cáchhọc ngoại ngữ tốt nhất chính là “ném” trẻ vào trong môi trường đó để trẻ tựhọc tập, tự tìm hiểu, tự khám phá những điều bổ ích trong đó Những bài hátnày nếu được thể hiện bằng giọng hát của người bản xứ ngoài việc tạo cho trẻphát triển kỹ năng nghe còn giúp nghe chuẩn, mà có nghe chuẩn thì mới phát
âm chuẩn và nói chuẩn được
* Học thêm được nhiều từ vựng và cấu trúc ngữ pháp:
Những bài hát Tiếng Anh đặc biệt là những bài hát thiếu nhi luôn cóchứa những từ vựng khá thông dụng và đơn giản, hơn thế ca từ và giai điệuđược lặp đi lặp lại sẽ giúp cho trẻ dễ dàng ghi nhớ từ vựng cùng những cấutrúc đó Nếu như bé thực sự hứng thú với bài hát đó nhất định sẽ tìm hiểu về
từ ngữ cũng như ngữ pháp có trong bài hát đó, tự mình tìm hiểu và nhận racũng sẽ giúp cho việc ghi nhớ tự vựng và cấu trúc ngữ pháp hiệu quả hơn
* Tăng cường kỹ năng giao tiếp:
Nghe nhiều những bài hát Tiếng Anh sẽ tạo cho bé môi trường để đượclàm quen và tiếp xúc với Tiếng Anh nhiều hơn Sau này lớn hơn sẽ dễ dànghình thành được khả năng phản xạ tốt khi giao tiếp với người nước ngoàiđồng thời chúng cũng sẽ không quá thấy bỡ ngỡ khi nghe những câu nói khẩungữ thông thường mà hiếm khi thấy được trên sách vở
* Tạo hứng thú và thư giãn với việc học Tiếng Anh:
Việc học tập vốn đem đến vô số những căng thẳng và áp lực nhất định.Đối với trẻ nhỏ có lẽ cũng không phải ngoại lệ Nhưng với đặc điểm lứa tuổinày, các em còn trong giai đoạn tuổi ăn, tuổi chơi đầy những hồn nhiên, vô tưthì việc hạn chế những căng thẳng và áp lực từ việc học đem đến cho các bé
là vô cùng cần thiết Việc đem những bài hát Tiếng Anh với giai điệu vui
Trang 35tươi, sôi nổi sẽ đem lại những tác dụng vô cùng lớn trong việc học Tiếng Anhcủa trẻ Các em sẽ được nhún nhảy theo những điệu nhạc, vừa học vừa chơi
sẽ khiến việc học Tiếng Anh trở thành một chuyện vô cùng thú vị và đem lạinhiều hứng thú cho các em
* Tăng khả năng ghi nhớ:
Khoa học chứng minh nghe nhạc là một cách hữu hiệu để kích thích não
bộ, cải thiện trí nhớ Đồng thời, nhịp điệu và vần trong các bài hát luôn dễdàng ghi sâu vào tâm trí chúng ta Vì thế mà chúng ta rất dễ thuộc lời một bàihát, hơn là đọc thuộc một đoạn văn Từ vựng và các cụm từ cũng từ đó dễ ghinhớ hơn Đấy là lý do tại sao trẻ nhỏ được khuyến khích nghe nhạc từ lúc mớisinh ra, thậm chí ngay khi đang ở trong bụng mẹ
* Một số bài hát Tiếng Anh có thể cho trẻ nghe hát:
The Finger Family
ABC Song
Trang 38Bingo Dog Song
* Giáo dục nghệ thuật, bồi dưỡng tình cảm dân tộc:
Mỗi đất nước, mỗi dân tộc đều có nét văn hoá riêng Những nét văn hoá đó
là những phong tục, truyền thống,… được lưu truyền từ đời này qua đời khác.Dân ca thường là những câu văn, lời thơ gắn liền âm điệu cao thấp Dân
ca là vật báu mà bất cứ dân tộc nào cũng ra sức nâng nưu, giữ gìn Dân caxuất hiện từ nhân dân và ngược lại tác động đến đời sống nhân dân
Dân ca Việt Nam có nhiều luyến láy Từ những làn điệu đươn sơ, quaquá trình phát triển trở thành những khúc dân ca Nhịp điệu tiết tấu của dân caliên quan chặt chẽ đến nhịp điệu, tiết tấu của thơ, phải kể đến từ đa âm trongtiếng Việt Ví dụ: “kéo cưa lừa xẻ”, “dung dăng dung dẻ”,…
Cấu trúc dân ca Việt thường có những tiếng đệm vào giữa hoặc cuối câu.Dân ca Việt đa dạng, phong phú giúp trẻ dễ tiếp xúc, dễ thuộc, dễ hát, giúptăng vốn từ cho trẻ, giúp trẻ hiểu thêm phong tục tập quán từng vùng miềnqua giai điệu, tiết tấu, động tác múa, trang phục…
Trẻ tiếp xúc và hoạt động với các bài dân ca hình thành ở trẻ tính yêuquê hương đất nước sâu đậm
* Hình thành và phát triển nhân cách dân tộc cho trẻ:
Trang 39Âm nhạc là món ăn tinh thần đối với trẻ, nếu thiếu nó trẻ chie là “nhữngbông hoa khô héo” Những nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng âm nhạc giúp trẻthoải mái, học tập và hoạt động tốt, trí nhớ phát triển, trí tưởng tượng ngàycàng phong phú Những âm thanh có tổ chức chặt chẽ của âm nhạc giúp pháttriển đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ,…
M.Gorki nhận xét: “Âm nhạc có tác động kỳ diệu đến tận đáy lòng, nókhám phá ra các phẩm chất cao quý của con người Chính vì vậy, người lớncần đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục âm nhạc cho trẻ càng sớm càng tốt”
Âm nhạc quan trọng thì âm nhạc dân tộc càng quan trọng hơn đối vớitrẻ Những cái hay, cái đẹp, những nét đặc sắc của dân tộc từ đời này sang đờikhác, đã làm cho các làn điệu dân ca tác động nhiều thế hệ, hun đúc cho trẻtâm hồn Việt Giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách một cách toàn diện
* Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ:
Tạo điều kiện cho trẻ có đời sống âm nhạc phong phú, nâng cao kỹ năng
âm nhạc cho trẻ, hát và múa nhuần nhuyễn các bài hát, đặc biệt là các bài hátdân ca
* Những bài hát dân ca hay dành cho thiếu nhi:
Bắt kim thang (Dân ca Nam Bộ)
Trang 40Inh lả ơi (Dân ca Thái)
Đi cấy (Dân ca Thanh Hoá)
Hay các bài hát như:
Gà gáy le te (Dân ca Cống Khao)