VẤN ĐỀ 1: BUỘC TIẾP TỤC THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG Câu 1: Đối với vụ việc trong Quyết định số 36, đoạn nào cho thấy Tòa án địa phương 1 đã buộc các bên tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng?. Đố
Trang 1VẤN ĐỀ 1: BUỘC TIẾP TỤC THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG Câu 1: Đối với vụ việc trong Quyết định số 36, đoạn nào cho thấy Tòa án địa phương 1 đã buộc các bên tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng?
Đối với vụ việc trong Quyết định số 36, đoạn cho thấy Tòa án nhân dân địa phương
đã buộc các bên tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng được thể hiện như sau:
Tại Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 06/2010/KDTM-ST ngày 27/08/2010, Tòa án nhân dân huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đã quyết định:
“2 Buộc Công ty TNHH Damool VINA tiếp tục thực hiện hợp đồng số 007/09/DMVN-HHDT ngày 10/10/2009 giữa Công ty TNHH Damool VINA với Công ty cổ phần Hồng Hà Bình Dương”.
Tại Bản án kinh doanh, thương mai phúc thẩm số 21/2010/KDTM-PT ngày
23/11/2010, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương quyết định: “Không chấp nhận kháng cáo của Công ty TNHH Damool VINA và Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thế Giới Nhà Giữ nguyên Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 06/2010/KDTM-ST ngày 27/08/2010 của Tòa án nhân dân huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương” Như vậy, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương đang
Câu 2: Hướng của Tòa án địa phương có được TANDTC chấp nhận không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
Hướng giải quyết của Tòa án địa phương không được TANDTC chấp nhận Đoạn
trong Quyết định cho câu trả lời là: “Vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm buộc Công ty Hồng Hà Bình Dương và Công ty VINA tiếp tục thực hiện Hợp đồng nguyên tắc số 007 là không đúng”.
Câu 3: Vì sao Tòa án nhân dân tối cao theo hướng nêu trên? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
Do Công ty Hồng Hà Bình Dương và Công ty VINA đã ký với nhau Hợp đồng nguyên tắc số 007 nên các bên bị ràng buộc bởi nghĩa vụ đền bù trong Hợp đồng này
1 Tòa án nhân dân địa phương bao gồm Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện
Trang 2Theo thỏa thuận thì: “Hợp đồng nguyên tắc này buộc các bên phải thi hành, bên vi phạm
sẽ đền bù cho bên kia tối đa là 5% giá trị hợp đồng” Hơn nữa, theo kết luận của TANDTC: “Trước và trong quá trình giải quyết vụ án, Công ty VINA đều từ chối việc thực hiện Hợp đồng nguyên tắc số 007 và đồng ý chịu phạt 5% giá trị hợp đồng” Ngoài
ra, trong suốt quá trình giải quyết vụ án, bên phía Công ty Hồng Hà Bình Dương không
hề yêu cầu muốn tiếp tục thực hiện đúng Hợp đồng Do đó, Tòa án đã đưa ra hướng giải quyết nêu trên
Đoạn Quyết định cho câu trả lời: “Công ty Hồng Hà Bình Dương khởi kiện yêu cầu buộc Công ty VINA nếu không thực hiện theo cam kết tại Hợp đồng nguyên tắc số -007 thì phải thanh toán cho Công ty Hồng Hà Bình Dương tiền phạt theo thỏa thuận tại hợp đồng là 290.000 USD x 5% = 14.500 USD Trước và trong quá trình giải quyết vụ án, Công ty VINA đều từ chối việc thực hiện Hợp đồng nguyên tắc số 007 và đồng ý chịu phạt 5% giá trị hợp đồng”.
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao?
Hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao là hợp lý
Thứ nhất, theo yêu cầu của nguyên đơn tại Đơn khởi kiện ngày 27/11/2009 của nguyên đơn và các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thì nhận thấy: “Trong quá trình thực hiện hợp đồng, do Công ty VINA vi phạm hợp đồng nguyên tắc số 007, nên Công ty Hồng Hà Bình Dương khởi kiện yêu cầu buộc Công ty VINA nếu không thực hiện hợp đồng thì phải thanh toán cho Công ty cổ phần Hồng Hà Bình Dương tiền phạt theo thỏa thuận là 290.000 USD x 5% = 14.500 USD” Như vậy, Công ty Hồng Hà Bình
Dương không hề thể hiện ý chí rõ ràng về việc có muốn Công ty VINA tiếp tục thực hiện hợp đồng hay không
Thứ hai, theo nội dung tại phần Xét thấy của Tòa án nhân dân tối cao: “Trước và trong quá trình giải quyết vụ án Công ty VINA đều từ chối việc thực hiện Hợp đồng nguyên tắc số 007 và đồng ý chịu phạt 5% giá trị hợp đồng” Theo đó, phía bị đơn đã thể
Trang 3hiện rõ ý định chấm dứt việc thực hiện hợp đồng và chấp nhận chịu số tiền phạt theo thỏa thuận trong hợp đồng
Kết luận:
Căn cứ theo Điều 352 BLDS 2015: “Khi bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền được yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ” Như vậy, quyền buộc tiếp tục thực hiện thuộc về người có quyền và phụ thuộc
vào mong muốn của người có quyền Ở trong tình huống này, Công ty Hồng Hà Bình Dương không hề tỏ ra ý chí kiên quyết và do dự về việc muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng và cũng không yêu cầu trên thực tế Do đó, hướng giải quyết của TANDTC là có thể đồng tình được2
Câu 5: Đối với vụ việc trong Bản án số 01, bên bán có vi phạm nghĩa vụ giao cà phê không? Vì sao?
Đối với vụ việc trong Bản án số 01, bên bán đã vi phạm nghĩa vụ giao cà phê, vì những lí do sau:
Căn cứ pháp lí: Điều 430 BLDS 2015.
Căn cứ vào tình tiết của bản án, ta thấy bên bán (ông Hữu, bà Thanh) và bên mua (bà Phượng) đã xác lập với nhau tổng cộng 4 hợp đồng mua bán cà phê nhân xô qua điện thoại, nội dung hợp đồng bao gồm số tiền bên mua phải trả, số lượng cà phê bên bán phải
giao tương ứng và thời hạn giao lượng cà phê này (3 ngày sau khi nhận tiền)
Như vậy, theo thỏa thuận thì nghĩa vụ của các bên là bên bán phải giao tài sản cho bên mua và bên mua phải trả tiền cho bên bán Bên mua (bà Phượng) đã trả tiền cho ông Hữu,
bà Thanh (bên bán) nên ông Hữu, bà Thanh có nghĩa vụ phải chuyển quyền sở hữu tài sản (lượng cà phê tương ứng với số tiền) cho bên mua theo như thỏa thuận đúng thời hạn
Tuy nhiên, việc Tòa án ghi nhận rằng “từ khi nhận tiền cho đến nay, ông Hữu bà Thanh không chịu giao cà phê cho bà Phượng” cho thấy bên bán đã vi phạm hợp đồng mua bán
tài sản
2 Đỗ Văn Đại (2018), Luật Hợp đồng Việt Nam – Bản án và Bình luận bản án tập 2, Nxb Hồng Đức – Hội Luật Gia
Việt Nam, tr 452 – 454
Trang 4Kết luận: đối với vụ việc trong Bản án số 01, bên bán đã vi phạm nghĩa vụ giao cà phê
Câu 6: Toà án có buộc bên bán phải tiếp tục giao cà phê không?
Tòa án buộc bên bán phải tiếp tục giao cà phê
Hướng giải quyết này được thể hiện tại đoạn “Tuyên xử” trong phần “Quyết định”:
“Buộc ông Trần Duy Hữu và bà Trần Thị Thanh có trách nhiệm giao trả cho bà Nguyễn Thị Phượng 7.729,67 kg cà phê nhân xô đã quy chuẩn”.
Câu 7: Trên cơ sở văn bản, có quy định nào cho phép Tòa án buộc bên bán phải tiếp tục giao cà phê không? Nêu rõ cơ sở văn bản khi trả lời.
Hiện tại, trên cơ sở văn bản không có quy định nào cho phép Tòa án buộc bên bán phải tiếp tục giao cà phê
Thầy Đỗ Văn Đại từng đặt ra vấn đề: “Khi một bên yêu cầu Tòa án buộc bên kia tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng thì Tòa án có nghĩa vụ phải buộc bên kia tiếp tục thực hiện hợp đồng không?” Ở Pháp, có ý kiến cho rằng Tòa án được quyền quyết định bên kia
không thực hiện chỉ phải bồi thường thiệt hại dù bên kia yêu cầu buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng Tuy nhiên, ở Đức hay Áo thì quyền được tiếp tục thực hiện hợp đồng không phụ thuộc vào đánh giá của Tòa án3 Ở Việt Nam, văn bản quy định cưa thật sự rõ ràng Thiết nghĩ, để bảo vệ quyền lợi của bêm có quyền, chúng ta nên theo hướng pháp luật của Đức: Khi việc tiếp tục thực hiện có thể được tiến hành và khi được một bên yêu cầu, Tòa
án buộc phải ra quyết định buộc thực hiện tiếp hợp đồng
Câu 8: Cho biết những thay đổi và suy nghĩ của anh/chị về những thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS 2005 về chủ đề đang được nghiên cứu.
Thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS 2005 về chủ đề “buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng”:
Căn cứ pháp lí: Điều 303, 304 BLDS 2005, Điều 352 BLDS 2015
3 Xem G Rouhette (Chủ biên): Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng, Sđd, tr.362.
Trang 5Theo BLDS 2005, trách nhiệm dân sự thuộc chủ đề này được quy định tại 2 Điều luật: Điều 303 – “Trách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ giao vật” và Điều 304 – “Trách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc” Trong khi đó, BLDS 2015 quy định tại một Điều luật duy nhất là Điều 352 – “Trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ”
Tại BLDS 2005, Luật chia Điều 304 ra thành 2 trường hợp là “không thực hiện nghĩa vụ” và “không được thực hiện một công việc” Trong khi đó, BLDS 2005 gộp lại thành
“thực hiện không đúng nghĩa vụ”.
Theo BLDS 2005, bên có quyền “có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình thực hiện hoặc giao cho người khác thực hiện không việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lí và bồi thường thiệt hại” Trong khi đó, BLDS
2015 chỉ cho phép bên có quyền được “yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ”,
không có trường hợp tự thực hiện hoặc đưa người khác thực hiện
Suy nghĩ về những thay đổi này:
Thứ nhất, việc gộp 2 Điều luật thành một là một thay đổi tiến bộ, đúng đắn của
BLDS 2015 Sự thay đổi này giúp luật tinh gọn hơn nhưng cũng đồng thời bao quát hơn, phạm vi điều chỉnh rộng rãi hơn Các quy định ở BLDS 2005 chỉ liên quan đến một số nghĩa vụ cụ thể mà chưa có tính bao quát cho loại nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng Chẳng hạn như các giao dịch dân sự liên quan đến vật Theo đó, khoản 1 Điều 303 BLDS 2005 chỉ đề cập đến giao vật đặc định nên chỉ phù hợp với nghĩa vụ hợp đồng có đối tượng là vật đặc định, còn đối với nghĩa vụ giao vật khác, chúng ta không có hướng giải quyết trong BLDS 20054 Khi gộp 2 điều luật lại và thay thế bằng cụm từ “thực hiện nghĩa vụ” nói chung, ta thấy phạm vi điều chỉnh của Luật được mở rộng, “được áp dụng cho tất cả các nghĩa vụ, bên có quyền có thể áp dụng quy định này khi đối kháng với bên có nghĩa
4 Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và Bình luận bản án, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam
2018 (xuất bản lần thứ bảy), Bản án số 185-188.
Trang 6vụ để buộc bên có nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ khi bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ”5
Thứ hai, BLDS 2015 bỏ đi quyền “tự mình thực hiện hoặc giao cho người khác thực hiện công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lí và bồi thường thiệt hại” của bên có quyền Đây cũng là một điểm mới tiến bộ, bởi lẽ nó đảm bảo cho
quyền lợi của bên có nghĩa vụ Theo BLDS 2005, nếu bên có quyền tự mình thực hiện công việc hoặc giao người khác thực hiện công việc thì bên có nghĩa vụ vừa phải thanh toán chi phí, vừa phải bồi thường thiệt thiệt hại Như vậy, bên có quyền phải chịu thiệt hại khá lớn khi phải chịu hai khoản chi phí cùng lúc, đó là chưa kể những trường hợp bên
có quyền kê khai chi phí thực hiện công việc không trung thực, sẽ lành ảnh hưởng đến lợi ích của bên có nghĩa vụ một lần nữa BLDS 2015 sửa đổi chỉ cho phép bên có quyền
“yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ” là hợp lí, công bằng, đảm bảo lợi ích cho cả bên có quyền và bên có nghĩa vụ”.
VẤN ĐỀ 2: ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT, HỦY BỎ DO KHÔNG THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG
Câu 1: Điểm giống nhau và khác nhau giữa hợp đồng vô hiệu và hủy bỏ hợp đồng
do có vi phạm:
- Giống nhau:
1 Hậu quả: Hợp đồng đều không có hiệu lực từ thời điểm giao kết;
2 Trách nhiệm hoàn trả: Các bên hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì hoàn trả bằng tiền
- Khác nhau
Hợp đồng vô hiệu (Điều 407 BLDS 2015)
Hủy bỏ hợp đồng do có vi phạm
5 Đỗ Văn Đại, Bình luận khoa học – Những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015, Hội Luật gia Việt Nam 2018 (xuất bản lần thứ bảy)
Trang 7(Điều 423 BLDS 2015)
1 Căn cứ
Hợp đồng vi phạm một trong các điều kiện quy định tại Điều 117 BLDS 2015
Một trong các bên trong hợp đồng vi phạm các điều khoản
có trong hợp đồng hoặc một bên yêu cầu hủy hợp đồng
2 Nguyên nhân Do việc lập thành hợp đồng
trái quy định của pháp luật quy định từ Điều 127 đến Điều 138 BLDS
Do vi phạm của các bên khi thực hiện hợp đồng
3 Trách nhiệm thông
báo
Hợp đồng không đủ điều kiện
có hiệu lực thì đương nhiên vô hiệu
Bên hủy hợp đồng phải thông báo cho bên kia về việc hủy
bỏ, nều không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường
4 Trách nhiệm bồi
thường
Bên có lỗi gây thiệt hại có trách nhiệm bồi thường (có thể là một trong số các bên trong hợp đồng, có thể là người thứ ba)
Bên có lỗi phải bồi thường thiệt hại (một trong số các bên trong hợp đồng);
Bên yêu cầu hủy hợp đồng nều không có lỗi thì không phải bồi thường;
Bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường phần hợp đồng đã được thực hiện (nếu có thỏa thuận)
5 Quyền hạn tuyên bố Hợp đồng dân sự được tuyên
vô hiệu bởi Tòa án
Các bên có quyền hủy bỏ khi
có vi phạm hợp đồng
6 Phạm vi ảnh hưởng Khi hợp đồng chính vô hiệu
thì hợp đồng phụ cũng vô hiệu;
Khi hợp đồng phụ vô hiệu thì
Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng
Trang 8hợp đồng chính không bị vô hiệu (trừ trường hợp có thoản thuận)
Câu 2: Theo Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long, hợp đồng vô hiệu hay bị hủy bỏ?
Theo Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long, hợp đồng bị vô hiệu, căn cứ theo Quyết định
ở trang 7 của bản án số 06/2017/KDTM-PT: “Vô hiệu hợp đồng mua bán xe ô tô ngày 26/5/2012 giao kết giữa công ty TNHH MTV Đông Phong Cần Thơ với ông Trương Văn Liêm”.
Câu 3: Suy nghĩ của anh/ chị về hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long ( về hủy bỏ hay vô hiệu hợp đồng)
Hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long về vô hiệu hợp đồng là hợp lý
Đầu tiên, bà Dệt không phải là đại diện của Trang trí nội thất thanh thảo mà phải do
Trương Hoàng Thành là đại diện
Thứ hai, bên mua là bà Dệt nhưng đứng ra ký kết lại là ông Liêm là không đúng thẩm
quyền Đây là trường hợp vi phạm về chủ thể nên hợp đồng bị vô hiệu
Câu 4: Nếu hợp đồng bị vô hiệu thì có áp dụng phạt vi phạm hợp đồng không? Vì sao?
Nếu hợp đồng bị vô hiệu thì không áp dụng phạt vi phạm hợp đồng vì khi hợp đồng
bị tuyên vô hiệu thì sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập cho dù việc phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng
Câu 5: Hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long đối với câu hỏi trên như thế nào và suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long?
Trang 9Hướng giải quyết của Tòa án đối với câu hỏi trên ở phần Quyết định, trang 8 của bản
án số 06/2017/KDTM-PT:
“Không chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về các yêu cầu bị đơn chịu phạt gấp đôi tiền cọc bằng 126.000.000đ…”
“Không chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của bị đơn ông Trương Văn Liên về việc buộc nguyên đơn chịu phạt một lần tiền cọc 63.000.000đ…”
Hướng giải quyết trên của Tòa án là hoàn toàn hợp lý Tòa án đã tuyên bố hợp đồng bị vô hiệu thì đương nhiên sẽ không còn tồn tại trách nhiệm của các bên đã giao kết hợp đồng Vì vậy, vấn đề phạt không được Tòa án chấp nhận ở đây dù phạt hợp đồng có
là thỏa thuận của các bên
Câu 6: Điểm giống nhau và khác nhau giữa đơn phương chấm dứt hợp đồng và hủy
bỏ hợp đồng do có vi phạm?
Giống nhau :
1) Đều là trường hợp chấm dứt hợp đồng được pháp luật quy định (Điều 422 BLDS)
2) Đều dẫn đến chấm dứt hợp đồng, phải thông báo cho bên còn lại biết về việc chấm
dứt và bên có lỗi sẽ phải bồi thường thiệt hại
3) Bên có lỗi trong hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên còn lại.
Khác nhau :
Hủy bỏ hợp đồng do có vi phạm
(Điều 423 BLDS 2015)
Đơn phương chấm dứt hợp đồng
(Điều 428 BLDS 2015)
điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;
- Một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;
- Một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định Có nghĩa là, đơn phương chấm dứt hợp đồng có thể dựa trên
sự thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật mà không cần
Trang 10- Các trường hợp pháp luật có quy định, như: Chậm thực hiện nghĩa vụ, hợp đồng không có khả năng thực hiện, tài sản bị mất, hư hỏng
xuất phát từ sự vi phạm hợp đồng.
lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận Có nghĩa là, hợp đồng coi như không tồn tại
từ trước
- Các bên hoàn trả cho
nhau những gì đã nhận
- Hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa
vụ Hợp đồng có hiệu lực cho đến thời điểm thông báo chấm dứt
-Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện
Câu 7: Ông Minh có được quyền hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng nêu trên không?
Vì sao? Nếu có, nêu rõ văn bản cho phép hủy bỏ
Ông Minh được quyền hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng nêu trên Hợp đồng được giao kết hợp pháp nên hợp đồng này có hiệu lực ràng buộc đối với ông Minh và ông Cường Tuy nhiên, ở tình huống trên, ông Minh đã giao đất nhưng ông Cường vẫn không trả tiền dù đã bị ông Minh nhiều lần nhắc nhở Ông Cường đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng dẫn đến việc ông Minh không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng này (nhận số tiền tương ứng với giá trị mảnh đất) Do đó, theo khoản 1, 2 Điều
423 BLDS 2015 thì ông Minh có quyền hủy bỏ hợp đồng Ngoài ra, theo điểm b khoản 4