Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; b Chủ thể tham gi
Trang 1BUỔI THẢO LUẬN THỨ HAI: GIAO DỊCH DÂN SỰ
BÀI 1: Giao dịch xác lập bởi người không có khả năng nhận thức
Câu 1: Những điểm mới của BLDS năm 2015 (so với BLDS năm 2005) về điều kiện
có hiệu lực của giao dịch dân sự và suy nghĩ của anh/chị về những điểm mới này.
BLDS 2015 quy định:
“Điều 117 Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1 Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2 Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”
BLDS 2005 quy định:
“Điều 122 Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1 Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
2 Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.”
Để có hiệu lực pháp luật, giao dịch dân sự phải đáp ứng một số điều kiện trong đó có điều kiện về năng lực xác lập giao dịch
Về chủ đề này, điểm a khoản 1 Điều 122 BLDS 2005 xác định điều kiện để giao
dịch có hiệu lực là “người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự” Nội
dung này đã được thay đổi và, ngày nay, điểm a khoản 1 Điều 117 BLDS 2015
xác định “chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập” Việc bổ sung này là hợp lý vì giao dịch
dân sự rất khác nhau và năng lực hành vi dân sự của cá nhân phụ thuộc vào giao dịch cụ thể
1
Trang 2 So với BLDS 2005, BLDS 2015 đã thay từ “người tham gia giao dịch” bằng “chủ thể” Sự thay đổi này chỉ mang tính kỹ thuật, không kéo theo thay đổi về nội dung,
để có sự tương tích với những nội dung khác của BLDS 2015
Theo điểm b khoản 1 Điều 122 BLDS 2005, một trong những điều kiện để giao
dịch có hiệu lực là “mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật” Đã có ý kiến cho rằng, “cách xây dựng quy định lập lờ này sẽ dẫn tới cách hiểu là “bất kỳ quy định nào” trong pháp luật Việt Nam (Luật cũng như văn bản dưới Luật) Nên nêu rõ đó là quy định trong “Luật” do Quốc hội ban hành” Cuối cùng, Dự thảo trình Quốc hội thông qua vào năm 2015 đã theo hướng
vừa nêu và nội dung này đã được ghi nhận trong BLDS 2015.1
Câu 2: Từ thời điểm nào ông Hội thực chất không còn khả năng nhận thức và từ thời điểm nào ông Hội bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự?
Từ năm 2007 ông Hội bị tai biến nằm liệt một chỗ và không còn khả năng nhận thức được
Ngày 7/5/2010 ông Hội bị Tòa án nhân dân thành phố Tuy Hòa tuyên bố ông Hội mất năng lực hành vi dân sự
Câu 3: Giao dịch của ông Hội (với vợ là bà Hương) được xác lập trước hay sau khi ông Hội bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự?
Ngày 08/02/2010 vợ chồng ông Hội bà Hương đã bán căn nhà cho vợ chồng ông Hùng, bà Trinh với giá 580.000.000đ Nhưng đến ngày 7/5/2010 ông Hội mới bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự Vì vậy, giao dịch của ông Hội và vợ là bà Hương được xác lập trước khi ông Hội bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự (lúc đó ông bị tai biến nằm liệt một chỗ không nhận thức được nhưng Tòa án vẫn chưa tuyên)
Câu 4: Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giao dịch của ông Hội có vô hiệu không?
Vì sao? Trên cơ sở quy định nào?
Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giao dịch của ông Hội bị vô hiệu:
Vì từ năm 2007, ông đã bị tai biến và nằm liệt một chỗ, không thể nhận thức được
Cơ sở pháp lý Điều 130 BLDS 2005 có quy định “Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện.”
1Đỗ Văn Đại (chủ biên), Bình luận khoa học những điểm mới của BLDS 2015, Nxb Hồng Đức – Hội luật
gia Việt Nam, 2016, tr 143 đến 146
2
Trang 3Câu 5: Trong thực tiễn xét xử, có vụ việc nào giống hoàn cảnh của ông Hội không và Tòa án đã giải quyết theo hướng nào? Cho biết tóm tắt vụ việc mà anh/chị biết.
Vụ Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn là ông Diện do chị Thu là người đại diện theo pháp luật với bị đơn là ông Sơn Trong đó Tòa án đưa ra hướng giải quyết là xem xét có hay không sự gian dối khi hai bên ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; tại thời điểm giao kết hợp đồng ông Diện
đã bị tâm thần thì việc chuyển nhượng có hợp pháp hay không và có bị áp dụng thời hiệu
về khởi kiện hay không? Đồng thời hủy bán án sơ thầm đình chỉ khi giải quyết vụ án
16/01/1993, ông Diện viết “giấy nhượng tài sản” cho ông Sơn bao gồm bất động sản và những tài sản đi kèm Trong đó có ông Diện, bà Hiền (vợ ông Diện) và 1 số người khác Bản án đã có hiệu lực pháp luật
24/05/1994, đơn ly hôn ông Diện của bà Hiền được Tòa án nhân dân huyện Từ Liêm giải quyết, cho bà ly hôn Trong đó không giải quyết phần tài sản trên
15/12/2009 Tòa án nhân dân huyện Từ Liêm tuyên bố ông Diện mất năng lực hành
vi dân sự
02/12/2010 bà Thu là con gái và cũng là người đại diện theo pháp luật của ông Diện có đơn khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng trên, đồng thời ủy quyền cho mẹ là
bà Hiền tham gia tố tụng vụ án Trong đó bà Hiền trình bày là khi ký giấy chuyển nhượng đất thì ông Diện đã bị bệnh tâm thần và không là chủ được hành vi, đồng thời ép bà ký vào giấy Từ đó hợp đồng sai với quy định pháp luật Ông Sơn xác định khi chuyển nhượng ông Diện không có biệu hiện bệnh nên không đồng ý hủy hợp đồng
Dựa trên thông tin cung cấp từ bệnh viện tâm thần Hà Nội và Trung tâm giám định pháp y tâm thần Sở Y Tế Hà Nội, Tòa án xác định ông Diện cần người giám hộ tại thời điểm ký giấy
Các bản án trước đó về vụ Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn là ông Diện do chị Thu là người đại diện theo pháp luật với bị đơn là ông Sơn bị hủy và giao hồ sơn vụ án lại để xét xử sơ thẩm cho đúng quy định của pháp luật.2
2Đỗ Văn Đại (chủ biên), Bình luận khoa học những điểm mới của BLDS 2015, Nxb Hồng Đức – Hội luật
gia Việt Nam, 2016, Bản án 56-58
3
Trang 4Câu 6: Suy nghĩa của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong vụ việc trên (liên quan đến giao dịch do ông Hội xác lập)? Nêu cơ sở pháp lý khi đưa ra hướng xử lý.
Hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao khá thuyết phục:
Công nhận quyền khởi kiện của chị Ánh trong giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Hội, bà Hương và 2 vợ chồng ông Hùng, bà Trinh Ông Hội đã
bị tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự từ ngày 07/05/2010 và chị Ánh là người được cử là người đại diện theo pháp luật cho ông Hội và là người thừa kế quyền và nghĩa vụ của ông Hội theo quy định tại Điều 130 BLDS 2005
Cần xác minh làm rõ phần diện tích 43,7m2 đất (chưa được cấp giấy chứng nhận quền sử dụng đất và không có trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 08/02/2010) đã đăng ký kê khai và có đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không Theo biên bản định giá ngày 30/06/2011 của Tòa
án nhân dân thành phố Tuy Hòa, thì ngoài diện tích 120m2 đất ông Hội, bà Hương
đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn có 43,7m2 đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trên đất có nhà diện tích 56,7m2, móng đá, tường gạch, mái tôn cao 3m và vật kiến trúc khác nhưng không có trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 8/2/2010 giữa vợ chồng ông Hùng và bà Trinh
Hủy toàn bộ bản án dân sự phúc thẩm số 35/2012/DSPT ngày 1/7/2012 của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên và bản án dân sự sơ thẩm số 98/2011/DSST ngày
22/12/2011 của Tòa án nhân dân tỉnh Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên về vụ án “Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn là chị Ánh với bị đơn là bà Hương và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên xét xử
sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật
Tòa án đã chỉ ra được thiếu sót của các bản án sơ thẩm và phúc thẩm
Câu 7: Nếu giao dịch có tranh chấp là giao dịch tặng cho ông Hội thì giao dịch đó có
bị vô hiệu không? Vì sao?
Dựa theo khoản 2 Điều 141 BLDS 2015, những giao dịch tặng, cho động sản, bất động sản đều mang lại lợi ích cho ông Hội nên người đại diện được toàn quyền quyết định thay ông Hội, nếu người đại diện (chị Ánh) đồng ý xác lập giao dịch thì giao dịch đó vẫn có hiệu lực
4
Trang 5BÀI 2: Giao dịch xác lập do có nhầm lẫn
Câu 1: So với BLDS năm 2005, BLDS 2015 có gì khác về giao dịch vô hiệu do nhầm lẫn? Suy nghĩ của anh/chị về sự thay đổi trên
Vấn đề giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn được quy định tại Điều 126 BLDS
2015 có những sự sửa đổi, bổ sung so với Điều 131 BLDS 2005
Trước đây, Điều 131 BLDS 2005 quy định “khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu Trong trường hợp một bên do lỗi cố ý làm bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch thì được giải quyết theo Điều 132 của Bộ luật này
Ngày nay, Điều 126 BLDS 2015 theo hướng “trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này Giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn không vô hiệu trong trường hợp mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên
đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được”
Điều luật được quy định tại BLDS 2005 này có chỗ không ổn:
Thứ nhất, chỉ đề cập tới nhầm lẫn do lỗi của một bên mà chưa bao quát được hết
trường hợp nhầm lẫn như cả hai cùng nhầm lẫn nên không thể coi là có một bên có lỗi
Thứ hai, chỉ đề cập tới nhầm lẫn “về nội dung” trong khi đó các hệ thống đều thừa
nhận cả nhầm lẫn về “chủ thể” (thực tế, loại nhầm lẫn này đã có và Tòa án vẫn theo hướng vô hiệu)
Thứ ba, chỉ cho vô hiệu nếu bên kia “không chấp nhận” thay đổi trong khi đó có
những nhầm lẫn không thể thay đổi được.3
Câu 2: Đoạn nào của bản án trên cho thấy Toà án đã tuyên bố hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn?
3Đỗ Văn Đại (chủ biên), Bình luận khoa học những điểm mới của BLDS 2015, Nxb Hồng Đức – Hội luật
gia Việt Nam, 2016, tr 153 đến 154.
5
Trang 6 Phần NHẬN ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN, mục [3] “Bà Mai không biết thông tin về đường nhựa rộng 18m trước nhà là của Quân đội, Quân đội sẽ xây tường chắn ngang vào đầu năm 2016; do đó, có căn cứ xác định bà Mai bị nhầm lẫn về vị thế của nhà đất khi thực hiện giao dịch Khoản 1, Điều 126 của BLDS 2015 (Điều 131
của BLDS 2005) quy định “Trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên nhầm lẫn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự
vô hiệu…”; bà Mai có liên hệ với bà Anh để thương lượng giảm giá trị của hợp
đồng là có thiện chí nhưng bà Anh không đồng ý thương lượng, trong trường hợp này bà Mai yêu cầu huỷ hợp đồng là đúng quy định của pháp luật
Phần QUYẾT ĐỊNH, mục 2.1 “Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Trần Thị Kim Mai; tuyên bố “hợp đồng mua bán nhà đất” xác lập ngày 17/02/2016 và “hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” xác lập ngày 02/3/2016 giữa bà Trần Thị Kim Mai và bà Wòng Thị Lan Anh được văn phòng công chứng Thủ Dầu Một công chứng số 1170 (quyển số 01TP/CC-SCC/HĐGD)
là vô hiệu; bà Wòng Thị Lan Anh phải trả lại cho bà Trần Thị Kim Mai số tiền đã nhận là 460.000.000 đồng (bốn trăm sau mươi triệu đồng)
Câu 3: Theo anh/chị, nhầm lẫn là gì và trong vụ việc trên, có nhầm lẫn không? Vì sao?
Nhầm lẫn là sự khác nhau giữa nhận thức của một bên về một vấn đề và thực tế của vấn đề này Chẳng hạn, một bên nhận thức rằng đây là thật nhưng thực tế là giả và bất kỳ sự khác nhau nào giữa nhận thức và thực tế đều có thể được coi là nhầm lẫn4
Trong vụ việc trên có nhầm lẫn và sẽ giải thích ở câu 4
Câu 4: Giả sử có nhầm lẫn, việc Toà án tuyên hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn có thuyết phục không? Vì sao?
4Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam –Bản án và bình luận bản án, Nxb Hồng Đức – Hội luật gia
Việt Nam 2017 (xuất bản lần thứ 6), trang 488, 489
6
Trang 7 Việc Toà án tuyên hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn là thuyết phục.
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền xác lập quy định không rõ rằng đường nhựa rộng 18m đó là của Sư đoàn BB7 gây nhầm lẫn cho chính cả bà Anh là chủ sở hữu nên với tư cách là người mua nhà thì bà Mai sẽ không thể biết rằng con đường 18m đó là của Sư đoàn BB7 nếu bà Anh không thông báo Toà án đã chứng minh rằng do bà Mai bị nhầm lẫn trong quá trình diễn
ra hợp đồng bởi bà không biết đến việc con đường nhựa 18m là của Sư đoàn BB7
và họ sẽ xây rào vào đầu năm 2016 mà chỉ biết rằng nhà, đất của bà Anh có mặt tiền đường nhựa 18m đó Ở đây cũng có sự nhầm lần về quyền sở hữu con đường nhựa giữa bà Anh và Sư đoàn BB7 Cũng như trường hợp mua bán xe máy trong Bản án số 08/DSST ngày 9/2/1999 của Toà án nhân dân quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội, lúc mua xe thì anh Mạnh nghĩ rằng chiếc xe máy Dream II đó không phải là tang vật của một vụ cướp mà là xe hợp pháp của anh Thắng nên ở
nhà đất với mục đích là sử dụng đường nhựa 18m này nên khi Sư đoàn BB7 xây rào bít lại và đường đi chỉ còn 2m thì không thoả mãn được mục đích của bà
Mai (thoả mãn khoản 1, Điều 126, BLDS 2015).
BÀI 3: Giao dịch xác lập do có lừa dối
5 Bản án số 08/DSST ngày 9/2/1999 của Toà án nhân dân quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
7
Trang 8Câu 1: Điều kiện để tuyên bố một giao dịch dân sự vô hiệu do có lừa dối theo BLDS năm 2005 và BLDS năm 2015.
Điều 132 BLDS 2005: Giao dịch dân sự vô
hiệu do bị lừa dối, đe dọa
Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do
bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu
cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là
vô hiệu
Điều 127 BLDS 2015: Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do
bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có
quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu
So với Điều 132 BLDS năm 2005 thì Điều 127 BLDS 2015 có thêm hành vi
cưỡng ép là điều kiện để chủ thể có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự
đó là vô hiệu
Câu 2: Đoạn nào của Quyết định số 521 cho thấy thỏa thuận hoán nhượng đã bị tuyên vô hiệu do có lừa dối?
Trích bản án số 521/2010/DS-GĐT:
“Việc anh Vinh và người liên quan (ông Trần Bá Toàn, bà Trần Thị Phú Vân- họ hàng của anh Vinh) không thông báo cho ông Đô, bà Thu biết tình trạng về nhà, đất mà các bên thỏa thuận hoán đổi đã có Quyết định thu hồi, giải tỏa, đền bù (căn nhà đã có quyết định tháo dỡ do xây nhà trái phép từ năm 1998 nên không được bồi thường giá trị căn nhà; còn thửa đất bị thu hồi thì không đủ điều kiện để được mua nhà tái định cư theo Quyết định 135/QĐ-UB ngày 21-11-2002) là có sự gian dối Mặt khác, tại bản “Thỏa thuận hoán nhượng” không có chữ kí ông Đô (chồng bà Thu) và là người cùng bà Thu bán căn nhà 135/7E Nguyễn Kiệm, quận Gò Vấp cho bà Phố (mẹ của anh Vinh) Do vậy, giao dịch “Thỏa thuận hoán nhượng” giữa anh Vinh và bà Thu vô hiệu nên phải áp dụng điều 132-BLDS để giải quyết.”
Câu 3: Hướng giải quyết trên đã có tiền lệ chưa? Nếu có tiền lệ, nêu vắn tắt tiền lệ anh/chị biết.
Hướng giải quyết trên chưa có tiền lệ
Theo nguyên tắc áp dụng án lệ: Trường hợp áp dụng án lệ thì số bản án, quyết định của Toà án có chứa đựng án lệ, tính chất, tình tiết vụ việc tương tự được nêu trong án lệ và tính chất, tình tiết vụ việc đang được giải quyết, vấn đề pháp lý trong án lệ phải được viện dẫn, phân tích, làm rõ trong bản án, quyết định của Toà án; trường hợp không áp dụng án lệ thì phải phân tích, lập luận, nêu rõ lý do trong
8
Trang 9bản án, quyết định của Toà án6 Và trong bản án trên tất cả chỉ căn cứ vào luật để giải quyết chứ không có bất cứ một viện dẫn nào
Câu 4: Hướng giải quyết trên có còn phù hợp với BLDS năm 2015 không? Vì sao?
Theo Điều 127 BLDS 2015 quy định: “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do
bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.”
Điều 127 BLDS 2015: “Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.”
Theo Điểm b, Khoản 1, Điều 132 BLDS 2015 quy định:
b) Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do
bị nhầm lẫn, bị lừa dối
Ta thấy anh Vinh đã giấu ông Đô, bà Thu quyết định cưỡng chế nhà và không cho vợ chồng bà biết nhà và đất bị giải tỏa khi kí “Thỏa thuận hoán nhượng” ngày 20/5/2004 nên ông bà đã kí Theo điều khoản trên thì hợp đồng này là vô hiệu
Do đó quyết định hủy bỏ bản án dân sự sơ thẩm số 15/2005/DSST ngày 10 -14/01/2008 và bản án dân sự phúc thẩm số 810/2008/DS-PT ngày 20/7/2008 của Tòa án nhân dân quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh về vụ án “Tranh chấp mua bán nhà” là hợp lí
Câu 5 : Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, ai được yêu cầu và ai không được yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng tranh chấp vô hiệu?
Trong quyết định 210, theo Tòa án, ông Tài được yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng
có tranh chấp vô hiệu và bà Nhất không được yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng có tranh chấp vô hiệu
Điều này được thể hiện qua đoạn trích sau: “Về quyền khởi kiện: Do bà Nhất khởi kiện yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Dưỡng do bà Nhất đứng tên với ông Tài bị vô hiệu Tòa án cấp sơ thẩm xác định hợp đồng nêu trên bị vô hiệu do lừa dối là không đúng Bởi lẽ, theo quy định của BLDS năm 1995 và BLDS 2005 bà Nhất không phải là một bên tham gia giao dịch với ông Tài, nên bà Nhất không có quyền khởi kiện yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu do lừa dối Trường hợp này chỉ có ông Tài mới có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng bị vô hiệu do
6 Điều 8 của Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28/10/2015 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
9
Trang 10lừa dối, nếu ông Tài không biết việc ông Dưỡng giả mạo chữ ký của bà Nhất khi tiến hành giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Câu 6 : Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối có còn không? Vì sao?
Trong quyết định 210, theo Tòa án, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối không còn
Giải thích: Bà Nhất khai năm 2007 vợ chồng ly hôn bà mới biết ông Dưỡng giả mạo chữ ký của bà để chuyển nhượng đất cho ông Tài, nhưng đến 10/12/2010 bà Nhất mới khởi kiện mà theo khoản 1 Điều 142 BLDS 1995 thì thời hiệu khởi kiện tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bị vô hiệu do lừa dối là một năm và khoản 1 Điều 136 BLDS 2005 thời hiệu khởi kiện tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bị vô hiệu do lừa dối là hai năm từ ngày giao dịch được xác lập Còn Điều 159 BLTTDS quy định trong trường hợp pháp luật không có quy định thời hiệu khởi kiện thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày người có quyền khởi kiện biết được quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm Điều này dẫn đến thời hiệu khởi hiệu đã không còn vì đã hơn hai năm trôi qua
Trích bản án số 210/2013/DSGĐT, Bà Nhất khai năm 2007 vợ chồng ly hôn bà mới biết ông Dưỡng giả tạo chữ ký của bà để chuyển nhượng đất cho ông Tài, nhưng đến ngày 10/12/2010 bà Nhất mới khởi kiện Nên nếu xác định bà Nhất có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng chuyện nhượng quyền sử dụng đất nêu trên bị vô hiệu do lừa dối, thì cũng đã hêt thời hiệu khởi kiện Tòa án cấp
sơ thẩm vẫm thụ lý giải quyết vụ án là không đúng
Câu 7: Trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu
do lừa dối, Tòa án có công nhận hợp đồng không? Vì sao?
Trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối, Tòa án không công nhận hợp đồng
Giải thích: Mảnh đất trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa được giải quyết và đến nay Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa thu thập
đủ chứng cứ để làm rõ Nếu diện tích đất đang tranh chấp chưa được giải quyết trong vụ án ly hôn thì phải xác định đây là tài sản chung của vợ chồng nên bà Nhất không có quyền khởi kiện đối với ông Dưỡng Còn nếu diện tích đất đã được giải quyết trong vụ án ly hôn thì xác định quyền khởi kiện của bà Nhất đối với ông Dưỡng Khi chưa làm rõ các tình tiết nêu trên mà Tòa án cấp sơ thẩm lại giao toàn
10