Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sauđây: a Phần di sản không được định đoạt trong di chúc; b Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu l
Trang 1MỤC LỤC
Phần 1: Xác định vợ/chồng của người để lại di
sản……… 5
Câu 1: Điều luật nào của BLDS quy định trường hợp thừa kế theo pháp luật? 5
Câu 2: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án áp dụng thừa kế theo pháp luật trong
vụ việc được nghiên cứu……… 5
Câu 3: Vợ/chồng của người để lại di sản thuộc hàng thừa kế thứ mấy? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời……….6
Câu 4: Cụ Thát và cụ Thứ có đăng ký kết hôn không? Vì sao? 6
Câu 5: Trong trường hợp nào những người sống chung với nhau như vợ chồng
nhưng không đăng ký kết hôn được hưởng thừa kế của nhau? Nêu cơ sở pháp lý
khi trả lời……… 6
Câu 6: Ngoài việc sống với cụ Thứ, cụ Thát còn sống với người phụ nữ nào?
Đoạn nào của bản án cho câu trả lời? 7
Câu 7: Nếu cụ Thát và cụ Thứ chỉ bắt đầu sống với nhau như vợ chồng vào cuối năm 1960 thì cụ Thứ có là người thừa kế của cụ Thát không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời….8 Câu 8: Câu trả lời cho câu hỏi trên có khác không khi cụ Thát và cụ Thứ sống ở miền Nam? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời……….8
Câu 9: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án thừa nhận cụ Thứ là người thừa kế của cụ Thát……… 9
Phần 2: Xác định con của người để lại di sản………10
Câu 1: Con nuôi của người để lại di sản thuộc hàng thừa kế thứ mấy? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời……… 11
Câu 2: Trong trường hợp nào một người được coi là con nuôi của người để lại di
sản? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời……… 11
Câu 3: Trong Bản án số 20, bà Tý có được cụ Thát và cụ Tần nhận làm con nuôi
không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời? 12
Câu 4: Tòa án có coi bà Tý là con nuôi của cụ Thát và cụ Tần không? Đoạn nào
của bản án cho câu trả lời? 12
Câu 5: Suy nghĩ của anh/chị về giải pháp trên của Tòa án liên quan đến bà Tý……… 13
Trang 2Câu 6: Trong Quyết định số 182, Tòa án xác định anh Tùng được hưởng thừa kế
với tư cách nào? Vì sao? 13
Câu 7: Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định trên của Tòa án liên quan đến anh
Tùng……… …13
Câu 8: Nếu hoàn cảnh tương tự như trong Quyết định số 182 xảy ra sau khi có Luật
hôn nhân và gia đình năm 1986, anh Tùng có được hưởng thừa kế của cụ Cầu và
cụ Dung không? Vì sao? 14
Câu 9: Con đẻ thuộc hàng thừa kế thứ mấy của người để lại di sản? Nêu cơ sở pháp
lý khi trả lời………14
Câu 10: Đoạn nào của bản án cho thấy bà Tiến là con đẻ của cụ Thát? 15
Câu 11: Suy nghĩ của anh/chị về giải pháp trên của Tòa án liên quan đến bà Tiến…… 15
Phần 3: Con riêng của vợ/chồng……….17
Câu 1: Bà Tiến có là con riêng của chồng cụ Tần không? Vì sao? 17
Câu 2: Trong điều kiện nào con riêng của chồng được thừa kế di sản của vợ? Nêu
cơ sở pháp lý khi trả lời……… 17
Câu 3: Bà Tiến có đủ điều kiện để hưởng thừa kế di sản của cụ Tần không? Vì sao? 18
Câu 4: Nếu bà Tiến có đủ điều kiện để hưởng di sản thừa kế của cụ Tần thì bà Tiến
được hưởng thừa kế ở hàng thứ mấy của cụ Tần? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời…… …18
Câu 5: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án không thừa nhận tư cách thừa kế của bà
Tiến đối với di sản của cụ Tần……… 19
Câu 6: Suy nghĩ của anh/chị (nếu có) về chế định thừa kế liên quan đến hoàn cảnh
của con riêng của chồng/vợ trong BLDS hiện nay………19
Phần 4: Thừa kế thế vị và hàng thừa kế thứ hai, thứ ba……… 21
Câu 1: Trong vụ việc trên, nếu chị C3 còn sống, chị C3 có được hưởng thừa kế của
cụ T5 không? Vì sao? 21
Câu 2: Khi nào áp dụng chế định thừa kế thế vị? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời… ……21
Câu 3: Vợ/chồng của người con chết trước (hoặc cùng) cha/mẹ có được hưởng thừa
kế thế vị không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời……… …22
Câu 4: Trong vụ việc trên, Tòa án không cho chồng của chị C3 hưởng thừa kế thế vị
của cụ T5 Hướng như vậy có thuyết phục không? Vì sao? 23
Câu 5: Theo các tác giả, con đẻ của con nuôi của người quá cố có thể được hưởng
thừa kế thế vị không? 23
Trang 3Câu 6: Trong vụ việc trên, đoạn nào cho thấy Tòa án cho con đẻ của chị C3 được
hưởng thừa kế thế vị của cụ T5? 24
Câu 7: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án cho con đẻ của chị C3 được hưởng thừa
kế thế vị của cụ T5……….25
Câu 8: Theo BLDS hiện hành, chế định thừa kế thế vị có được áp dụng đối với thừa
kế theo di chúc không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời………25
Câu 9: Theo anh/chị, có nên áp dụng chế định thừa kế thế vị cho cả trường hợp thừa
kế theo di chúc không? Vì sao? 26
Câu 10: Ai thuộc hàng thừ kế thứ hai và hàng thừa kế thứ ba……… 26
Câu 11: Trong vụ việc trên, có còn ai thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ T5 ở thời
điểm mở thừa kế không? Vì sao? 27
Câu 12: Trong vụ việc trên, có còn ai thuộc hàng thừa kế thứ hai của cụ T5 ở thời
điểm mở thừa kế không? Vì sao? 27
Câu 13: Cuối cùng, Tòa án có áp dụng hàng thừa kế thứ hai không trong vụ việc trên?
Vì sao? 28
Câu 14: Suy nghĩ của anh/chị về hướng của Tòa án về vấn đề nêu trong câu hỏi trên
(áp dụng hay không áp dụng quy định về hàng thừa kế thứ hai)……… 29
Danh mục tài liệu tham khảo……… 31
Trang 4Phần 1: Xác định vợ/chồng của người để lại di sản
Câu 1: Điều luật nào của BLDS quy định trường hợp thừa kế theo pháp luật?
Trả lời:
Điều 650 của BLDS có quy định các trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau:
Điều 650 Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1 Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểmvới người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc khôngcòn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không cóquyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản
2 Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sauđây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực phápluật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họkhông có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thờiđiểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sảntheo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.1
Câu 2: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án áp dụng thừa kế theo pháp luật trong vụ việc được nghiên cứu.
Trang 5để lại di chúc song lại không xuất trình ra được: “Ông Nguyễn Tất Thăng khai mẹ ông
chết có để lại di chúc,nhưng ông không xuất trình được di chúc Các nguyên đơn khẳng định chỉ có lời trăng trối của bà Tần nói với các con về việc chia đất cho bà Tiến do bà Bằng ghi lại nhưng bị ông Thăng xé đi”2 Do đó, phần di sản do ba cụ để lại Tòa đemchia theo pháp luật là hợp lý, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 650 BLDS 20153
Câu 3: Vợ/chồng của người để lại di sản thuộc hàng thừa kế thứ mấy? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trả lời:
Vợ/chồng người để lại di sản thuộc hàng thừa kế thứ nhất
Điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 quy định: “hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ,
chồng, cha để, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.” 4
Để được hưởng thừa kế của nhau, thì quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng ở đâyphải là quan hệ hôn nhân hợp pháp hoặc hôn nhân đấy phải được pháp luật công nhận làhôn nhân thực tế
Câu 4: Cụ Thát và cụ Thứ có đăng ký kết hôn không? Vì sao?
Trả lời:
Cụ Thát và cụ Thứ không đăng ký kết hôn
Vì thời điểm hai cụ đã sống với nhau chưa có pháp luật quy định vợ chồng phảiđăng ký kết hôn, cũng không có quy định cấm lấy vợ lẽ Ngoài ra, trông bản án chỉ nói cụThứ là vợ hai cụ Thát chứ không nói về việc cụ Thát và cụ Thứ có đăng ký kết hôn haykhông Do không có cơ sở để nói hai cụ đã đăng ký kết hôn, nên hai cụ không đăng kýkết hôn
Câu 5: Trong trường hợp nào những người sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn được hưởng thừa kế của nhau? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trả lời:
Những người sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hônđược hưởng thừa kế của nhau khi họ được công nhận là trường hợp hôn nhân thực tế,nghĩa là không cần đăng ký kết hôn nhưng vẫn được pháp luật coi là vợ chồng
2 Bản án số 20/2009/DS-PT của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội.
3 Điểm a khoản 1 Điều 650 BLDS 2015:
“1 Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc.”
4 Điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015.
Trang 6Tại Điểm 3 Nghị Quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội nướcCHXHCN Việt Nam về việc thi hành Luật HNGĐ đã hướng dẫn chi tiết như sau:
a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm
1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thìđược khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Toà ánthụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000;
b) Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987đến ngày 01 tháng 01 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật nàythì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lựccho đến ngày 01 tháng 01 năm 2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn,nhưng có yêu cầu ly hôn thì Toà án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân vàgia đình năm 2000 để giải quyết
Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luậtkhông công nhận họ là vợ chồng;
c) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a vàđiểm b khoản 3 của Nghị quyết này, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng màkhông đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có yêu cầu
ly hôn thì Toà án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu
về con và tài sản thì Toà án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật hôn nhân vàgia đình năm 2000 để giải quyết.5
Tuy nhiên, trong trường hợp người có nhiều chồng hoặc vợ, ta căn cứ vào điểm a
khoảng 4 Nghị Quyết số 02/HĐTP-TANDTC ngày 19/10/1990 có quy định: “Trongtrường hợp một người có nhiều vợ (trước ngày 13-01-1960 - ngày công bố Luật Hônnhân và gia đình năm 1959 - đối với miền Bắc; trước ngày 25-3-1977 - ngày công bốdanh mục văn bản pháp luật được áp dụng thống nhất trong cả nước - đối với miền Nam
và đối với cán bộ, bộ đội có vợ ở miền Nam sau khi tập kết ra Bắc lấy thêm vợ mà việckết hôn sau không bị huỷ bỏ bằng bản án có hiệu lực pháp luật), thì tất cả các người vợđều là người thừa kế hàng thứ nhất của người chồng và ngược lại, người chồng là ngườithừa kế hàng thứ nhất của tất cả các người vợ.”6
Câu 6: Ngoài việc sống với cụ Thứ, cụ Thát còn sống với người phụ nữ nào? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
Trả lời:
Ngoài việc sống với cục Thứ, cụ Thát còn sống với cụ Tần
5 Nghị Quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam.
6 Nghị Quyết số 02/HĐTP-TANDTC ngày 19/10/1990.
Trang 7Phần Xét thấy của bản án có nêu: “Các đương sự đều thống nhất là cụ Thất mất
năm 1961 có vợ là cụ Tần mất năm 1995 có 4 người con là ông Thăng, bà Bằng, bà Khiết và bà Triển.”7
Câu 7: Nếu cụ Thát và cụ Thứ chỉ bắt đầu sống với nhau như vợ chồng vào cuối năm 1960 thì cụ Thứ có là người thừa kế của cụ Thát không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trả lời:
Nếu cụ Thát và cụ Thứ chỉ bắt đầu sống với nhau như vợ chồng vào cuối năm
1960 thì cụ Thứ không là người thừa kế theo pháp luật của cụ Thát
Căn cứ điểm a khoảng 4 Nghị Quyết số 02/HĐTP-TANDTC ngày 19/10/1990 có
quy định về trường hợp một người có nhiều vợ hoặc chồng: “Trong trường hợp một
người có nhiều vợ (trước ngày 13-01-1960 - ngày công bố Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 - đối với miền Bắc; trước ngày 25-3-1977 - ngày công bố danh mục văn bản pháp luật được áp dụng thống nhất trong cả nước - đối với miền Nam và đối với cán bộ,
bộ đội có vợ ở miền Nam sau khi tập kết ra Bắc lấy thêm vợ mà việc kết hôn sau không bị huỷ bỏ bằng bản án có hiệu lực pháp luật), thì tất cả các người vợ đều là người thừa kế hàng thứ nhất của người chồng và ngược lại, người chồng là người thừa kế hàng thứ nhất của tất cả các người vợ.”8
Do cụ Thát và cụ Thứ sống với nhau ở Hà Nội, là miền Bắc nên để cụ Thứ làngười thừa kế của cụ Thát thì hai cụ phải sống với nhau trước ngày 13-01-1960 Trongtrường hợp này vì hai cụ sống với nhau như vợ chồng vào cuối năm 1960 nên sẽ khôngđược công nhận là người thừa kế của cụ Thát
Câu 8: Câu trả lời cho câu hỏi trên có khác không khi cụ Thát và cụ Thứ sống ở miền Nam? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trả lời:
Khi cụ Thát và cụ Thứ sống ở miền Nam, câu trả lời cho câu hỏi trên sẽ khác Căn cứ điểm a khoảng 4 Nghị Quyết số 02/HĐTP-TANDTC ngày 19/10/1990 có
quy định về trường hợp một người có nhiều vợ hoặc chồng: “Trong trường hợp một
người có nhiều vợ (trước ngày 13-01-1960 - ngày công bố Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 - đối với miền Bắc; trước ngày 25-3-1977 - ngày công bố danh mục văn bản pháp luật được áp dụng thống nhất trong cả nước - đối với miền Nam và đối với cán bộ,
bộ đội có vợ ở miền Nam sau khi tập kết ra Bắc lấy thêm vợ mà việc kết hôn sau không bị huỷ bỏ bằng bản án có hiệu lực pháp luật), thì tất cả các người vợ đều là người thừa kế hàng thứ nhất của người chồng và ngược lại, người chồng là người thừa kế hàng thứ nhất của tất cả các người vợ.”
7 Bản án số 20/2009/DS-PT của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội.
8 Nghị Quyết số 02/HĐTP-TANDTC ngày 19/10/1990.
Trang 8Đối với miền Nam, ngày cuối cùng để hai người sống cùng nhau có thể là ngườithừa kế của nhau là trước ngày 25-3-1977, mà hai cụ trong trường hợp này sống với nhauvào cuối 1960 nên thỏa mãn điều kiện của điểm a khoản 4 Nghị Quyết số 02/HĐTP-TANDTC ngày 19/10/1990 nêu trên Do đó, khi cụ Thát và cụ Thứ sống ở miền Nam vàocuối năm 1960 thì cụ Thứ là người thừa kế hợp pháp của cụ Thát.
Câu 9: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án thừa nhận cụ Thứ là người thừa kế của
cụ Thát.
Trả lời:
Việc Tòa án thừa nhận cụ Thứ là người thừa kế của cụ Thát là hợp lý
Trong cuốn Pháp luật về thừa kế và thực tiễn giải quyết tranh chấp của Phạm Văn
Tuyết và Lê Kim Giang có nói: “Kể từ khi Luật Hôn nhân và Gia đình 1959 của nước tađược ban hành (có hiệu lực kể từ ngày 13/31/1960) thị chế độ hôn nhân tiến bộ một vợmột chồng mới được xác lập Vì vậy, trong giai đoạn này phải chấp nhận hậu quả của chế
độ đa thê về hôn nhân do chế dộ cũ để lại nên một người có nhiều vợ mà các quan hệhôm nhân đó được xác lập trước nhày 13/01/1960 vẫn phải được thừa nhận giữa họ cóquan hệ thừa kế di sản của nhau theo quan hệ hôn nhân.”9
Ngoài ra, trong bản án có đề cập đến bản sơ yếu lí lịch của bà Nguyễn Thị Khiết
ký ngày 05-7-1966, trong phần hoàn cảnh có ghi: em Nguyễn Thị Tiến 17 tuổi học sinh
Từ đây có thể suy ra bà Tiến sinh ra vào năm 1949 Điều này có nghĩa là cụ Thứ và cụThát đã sống chung với nhau trước 1960 và có con chung là bà Nguyễn Thị Tiến Do đó,việc cụ Thứ là người thừa kế của cụ Thát là hoàn toàn hợp lý
9 Phạm Văn Tuyết, Lê Kim Giang, Pháp luật về thừa kế và thực tiễn giải quyết tranh chấp, Nxb Tư pháp, 2017, tr
309.
Trang 9Phần 2: Xác định con của người để lại di sản
Câu 1: Con nuôi của người để lại di sản thuộc hàng thừa kế thứ mấy? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trả lời:
Con nuôi của người để lại di sản thuộc hàng thừa kế thứ nhất
Điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 quy định: “hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ,
chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.” 10
Câu 2: Trong trường hợp nào một người được coi là con nuôi của người để lại di sản? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trả lời:
Một người được coi là con nuôi của người để lại di sản chỉ khi người đó là connuôi hợp pháp hoặc là con nuôi thực tế
Quan hệ con nuôi được công nhận là hợp pháp khi thỏa mãn những điều kiện sau:
1 Điều kiện đối với người nhận nuôi (Điều 14 Luật NCN 2010)
1 Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.
2 Những người sau đây không được nhận con nuôi:
a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
c) Đang chấp hành hình phạt tù;
10 Điểm a khoản 1 Điều 651.
Trang 10d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha
mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em 11
2 Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi (Điều 8 Luật NCN 2010)
1 Trẻ em dưới 16 tuổi
2 Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
3 Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng 12
3 Sự tự nguyện của các chủ thể có liên quan (Điều 21 Luật NCN 2010)
1 Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu
cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ
đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.
2 Người đồng ý cho làm con nuôi quy định tại khoản 1 điều này phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ tư vấn đầy đủ về mục đích nuôi con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con sau khi người đó được nhận làm con nuôi.
3 Sự đồng ý phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc, không bị đe dọa hay mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.
4 Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày 13
4 Việc nuôi con nuôi phải được đăng ký tại UBND cấp có thẩm quyền (Điều 22,Điều 9 Luật NCN 2010)
Tuy nhiên, trong trường hợp nếu việc nuôi con nuôi đáp ứng đầy đủ các điều kiệntrên nhưng không phù hợp với mục đích việc nuôi con nuôi hoặc thuộc các trường hợp bịcấm khi nuôi con nuôi thì quan hệ nuôi con nuôi không được công nhận là hợp pháp
11 Điều 14 Luật NCN 2010
12 Điều 8 Luật NCN 2010
13 Điều 21 Luật NCN 2010
Trang 11Đối với con nuôi thực tế, theo khoản 1 Điều 50 Luật NCN năm 2010, quan hệ
nuôi con nuôi chỉ được công nhận là con nuôi thực tế khi đáp ứng đầy đủ các điều kiệnsau:
Một là, các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại
thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi
Hai là, đến thời điểm Luật NCN năm 2010 có hiệu lực (từ ngày 01/01/2011), quan
hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả hai bên còn sống
Ba là, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục
nhau như cha mẹ và con
Bốn là, việc nuôi con nuôi xảy ra giữa công dân Việt Nam với nhau.
Năm là, việc nuôi con nuôi xảy ra trước 01/1/2011.
Khi quan hệ nuôi con nuôi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện trên mà chưa đăng ký tại
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì được đăng ký trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày01/01/2010 đến hết ngày 31/12/201514 Sau thời hạn này, nếu việc nuôi con nuôi khôngtiến hành đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì quan hệ nuôi con nuôi đókhông được công nhận về mặt pháp lý nên không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữacha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi với nhau Đồng thời, Luật NCN không thừa nhận quan hệnuôi con nuôi thực tế diễn ra sau ngày Luật NCN có hiệu lực.15
Tuy nhiên, quan hệ nuôi dưỡng phải tồn tịa cho đến thời điểm mở thừa kế Vì vậy,nếu việc nuôi con nuôi chấm dứt trước thời điểm mở thừa kế thì giữa họ không đượchưởng di sản của nhau nữa.16
Câu 3: Trong Bản án số 20, bà Tý có được cụ Thát và cụ Tần nhận làm con nuôi không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
14 Các Điều 23, 24, 25 Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 hướng dân Luật NCN năm 2010.
15 Chế Mỹ Phương Đài, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của Đại học Luật TP HCM, Nxb
Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam, 2019, tr 575-576.
16 Phạm Văn Tuyết, Lê Kim Giang, Pháp luật về thừa kế và thực tiễn giải quyết tranh chấp, Nxb Tư pháp, 2017, tr
313
Trang 12Trả lời:
Tòa án không coi bà Tý là con nuôi của cụ Thát và cụ Tần
Tòa án sơ thẩm trong mục 1 có nói: “Xác định bà Nguyễn Thị Tý không phải làcon nuôi của cụ Thát, cụ Tần, cụ Thứ”
Câu 5: Suy nghĩ của anh/chị về giải pháp trên của Tòa án liên quan đến bà Tý.
Trả lời:
Giải pháp của Tòa án liên quan đến bà Tý là hợp lý
Vì bà Tý mặc dù được nhận nuôi nhưng lại không phải là con nuôi hợp pháp dokhông có giấy tờ chứng minh Trong bản án cũng có nói: “Trong lý lịch của cụ Thát, cụTần không ghi phần con nuôi là bà Tý.” Bà Tý cũng không phải là con nuôi thực tế vì bà
Tý được cụ Thát và cụ Tần chăm sóc trong vòng 6 đến 7 năm, chưa đủ thời gian để đápứng điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con PGS TS Đỗ
Văn Đại có nói về vấn đề này trong Luật thừa kế Việt Nam-Bản án và bình luận bản án như sau: “Lưu ý là trong thực tiễn nếu việc nuôi con nuôi chỉ tồn tại trong một khoảng
thời gian ngắn thì không đủ cơ sở xác định đó là quan hệ nuôi con nuôi thực tế Có Tòa
án từ chối ghi nhận sự tồn tại quan hệ cha mẹ con nuôi nếu việc nuôi dưỡng chỉ có thười gian 1 năm hay 7 năm.”17
Do đó, việc Tòa xác định bà Tý không phải con nuôi của cụ Tần, cụ Thát là có cơ
sở hợp lý
Câu 6: Trong Quyết định số 182, Tòa án xác định anh Tùng được hưởng thừa kế với
tư cách nào? Vì sao?
Trả lời:
Trong Quyết định số 182, Tòa án xác định anh Tùng được hưởng thừa kế với tưcách là con nuôi
Vì ông Tùng ở với hai cụ từ lúc 2 tuổi (do cha mẹ ông Tùng chết sớm và hai cụ là
bà con họ hàng) Như vậy, ông Tùng đã ở với hai cụ từ năm 1951 Hai cụ cũng đã nuôidưỡng ông từ nhỏ và khi hai cụ già yếu ông là người phụng dưỡng, chăm sóc hai cụ, khihai cụ chết ông Tùng là người lo mai táng cho hai cụ
Câu 7: Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định trên của Tòa án liên quan đến anh Tùng.
Trả lời:
17 Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2019
(xuất bản lần thứ tư), tr 242-243
Trang 13Hướng xác định trên của Tòa án liên quan đến ông Tùng là hợp lý.
Thứ nhất, ông có đủ điều kiện để là con nuôi thực tế của cụ Dung và cụ Cầu ÔngTùng trình bày: “Cụ Cầu là bác của ông Ông được cụ Cầu, cụ Dung nuôi dưỡng từ nhỏ
và ở cùng hai cụ trong ngôi nhà lá mái gắn liền với diện tích đất 3.127m2 (hiện bà Ngađang tranh chấp) từ trước năm 1975 Hai cụ chỉ có mình bà Nga, bà Nga ở với hai cụ đếnnăm 1962 thì đi công tác và ở xa nhà nên ông là người trực tiếp nuôi dưỡng hai cụ và khihai cụ chết ông là người lo mai táng”18 Có thể thấy, ông Tùng đã ở với hai cụ từ lúc 2tuổi, đến khi hai cụ già yếu ông chăm sóc cho 2 cụ, khi hai cụ chết đi, ông lo mai táng.Tuy nhiên, đây chỉ là lời khai của ông Tùng Việc Tòa yêu cầu xem xét, xác minh lời khaicủa ông Tùng là thỏa đáng, đảm bảo được tính khách quan cũng như quyền lợi của ôngTùng, ý chí của 2 cụ và những người liên quan
Thứ hai, bà Nga đã đi thoát ly gia đình từ năm 1962, ông Tùng đã ở đây và từ khihai cụ chết và ông Tùng có công bảo quản, duy trì khối tài sản này nên việc Tòa yêu cầuxem xét trích công sức duy trì, bảo quản tài sản cho ông Tùng là phù hợp, bảo đảm đượclợi ích cho ông Tùng
Câu 8: Nếu hoàn cảnh tương tự như trong Quyết định số 182 xảy ra sau khi có Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, anh Tùng có được hưởng thừa kế của cụ Cầu và cụ Dung không? Vì sao?
Trả lời:
Nếu hoàn cảnh tương tự như trong Quyết định số 182 xảy ra sau khi có Luật hônnhân và gia đình năm 1986, ông Tùng sẽ không được hưởng thừa kế của cụ Cầu và cụDung
Trong cuốn Luật thừa kế Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, PGS TS Đỗ Văn Đại đã trình bày: “Nếu việc nuôi con nuôi được xác lập trước Luật hôn nhân và gia đình
năm 1986, con nuôi và cha mẹ nuôi được hưởng thừa kế của nhau và đây được coi là trường hợp con nuôi thực tế.”; “Chúng ta phải phân biệt việc nuôi con nuôi được xác lập trước hay sau Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 Nếu con nuôi thực tế xác lập sau ngày này thì khi không có đăng ký việc nuôi con nuôi, về nguyên tắc không có quan hệ con nuôi hay cha mẹ nuôi”19 Mặc dù nguyên tắc này theo PGS TS Đỗ Văn Đại nói làvẫn có ngoại lệ
Do ông Tùng được cụ Cầu và cụ Dung nuôi sau khi có Luật hôn nhân và gia đìnhnăm 1986 nên ông Tùng không được hưởng thừa kế của hai cụ nếu không đăng kí, nhậnông Tùng làm con nuôi hợp pháp
18 Quyết định số 182/2012/DS-GĐT ngày 20/4/2012 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.
19 Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2019
(xuất bản lần thứ tư), tr 239-240.
Trang 14Cđu 9: Con đẻ thuộc hăng thừa kế thứ mấy của người để lại di sản? Níu cơ sở phâp
lý khi trả lời.
Trả lời:
Con đẻ thuộc hăng thừa kế thứ nhất của người để lại di sản
Điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 quy định: “hăng thừa kế thứ nhất gồm: vợ,
chồng, cha để, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.” 20
Ở đđy, khâi niệm con đẻ bao gồm con trong giâ thú vă con ngoăi giâ thú cho níncon ngoăi giâ thú cũng lă người thừa kế ở hăng thứ nhất của cha mẹ mình vă được hưởngphần di sản bằng với con trong giâ thú.21
Cđu 10: Đoạn năo của bản ân cho thấy bă Tiến lă con đẻ của cụ Thât?
Trả lời:
Trích từ bản ân:
“Tại phiín tòa phúc thẩm bă Khiết, bă Tiến xuất trình bản sơ yếu lý lịch của băNguyễn Thị Khiết, có nhận xĩt của bí thư Ban chấp hănh Đảng bộ xê Xuđn La ký ngăy05-7-1966 (bản chính) trong phần hoăn cảnh gia đình bă Khiết có ghi: gì ghẻ Phạm ThịThứ 45 tuổi; anh Nguyễn Tất Thăng 26 tuổi đi bộ đội; em Nguyễn thị Tiến 17 tuổi họcsinh
Bản sơ yếu lý lịch Đảng viín của bă Khiết số TĐ VO810828 khai ngăy 16-5-1974cũng có nội dung hoăn cảnh gia đình như trín
Bă Tiến còn xuất trình lý lịch vă giấy khai sinh chính do Ủy ban nhđn dđn phườngXuđn La cấp ghi bă Tiến có bố lă Nguyễn Tất Thât, mẹ lă Phạm Thị Thứ
Câc nhđn chứng như cụ Nguyễn Xuđn Chi sinh năm 1992 ở tổ 37, cụm 5, phườngXuđn La; ông Nguyễn Văn Chung sinh năm 1940 năm 2002 lă tổ trưởng tổ dđn phố vẵng Nguyễn Hoăng Đăm sinh năm 1947 ở cụm 10, tổ 52, phường Bưởi, quận Tđy Hồ, HăNội (ông Đăm lă con trai cụ Nguyễn Tất Thât) đều khẳng định cụ Thứ lă vợ hai cụ Thât,
bă Tiến lă con của cụ Thât vă cụ Thứ.”
Từ dẫn chứng trín cho thấy bă Tiến lă con đẻ của cụ Thât
Cđu 11: Suy nghĩ của anh/chị về giải phâp trín của Tòa ân liín quan đến bă Tiến.
Trả lời:
20 Điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015.
21 Nguyễn Xuđn Quang, Lí Nết vă Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dđn sự Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia, 2007, tr
265.
Trang 15Giải pháp trên của Tòa án liên quan đến bà Tiến là hợp lý.
Có thể thấy được, bà Tiến có đủ bằng chứng chứng minh bà là con của cụ Thát Bàđưa ra được bản sơ yếu lí lịch của bà Khiết, sơ yếu lí lịch của Đảng viên bà Khiết, có giấykhai sinh và lí lịch của bà do Ủy ban nhân dân phường cấp cho Bà cũng có các nhânchứng chứng minh thân phận cho bà như tổ trưởng tổ dân phố, hàng xóm, họ hàng
Do đó, việc Tòa khẳng định và Tiến là con đẻ của cụ Thứ và cụ Thát, cho bà Tiếnđược nhận phần thừa kế từ cụ Thát là thỏa đáng, hợp tình, hợp lý