1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Thảo luận dân sự 1 lần 6

13 2,9K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 32,28 KB

Nội dung

Tòa án giải thích việc công nhận di chúc ông Này là hợp lý vì:  Căn cứ theo quy định tại Điều 633 BLDS 2015, điều kiện về hình thức duy nhất đối với di chúc tự viết tay là người lập phả

Trang 1

Bài 1: Hình thức của di chúc

Câu 1: Điều kiện về hình thức để di chúc tự viết tay có giá trị pháp lý? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

Điều kiện về hình thức để di chúc tự viết tay có giá trị pháp lý được quy định tại Điều

633 BLDS 2015, theo đó thì:

“Người lập di chúc phải tự viết và tự ký vào bản di chúc”.

Câu 2: Nếu di chúc của ông Này là di chúc phải có người làm chứng thì những người đã làm chứng di chúc của ông Này có là người làm chứng hợp pháp hay không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

Theo quy định tại Điều 632 BLDS 2015 thì:

“Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

1 Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

2 Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

3 Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.”

Xét trường hợp của ông Này, những người làm chứng bao gồm cha, em gái, em trai của ông

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015, cha đẻ của người chết thuộc hàng thừa kế thứ nhất Điều này đồng nghĩa với việc cha đẻ ông Này làm chứng là không hợp pháp do vi phạm khoản 1 Điều 632 BLDS

Về phần em gái, em trai của ông Này, tuy thuộc hàng thừa kế thứ hai theo điểm b khoản 1 Điều 651 BLDS nhưng những người ở hàng thừa kế thứ nhất tại điểm a như con

đẻ, cha đẻ vẫn còn nên không được xem là vi phạm khoản 1 Điều 632 Vì vậy, em gái,

em trai của ông Này làm chứng việc lập di chúc là hợp pháp

Câu 3: Di chúc của ông Này có là di chúc do ông Này tự viết tay không? Vì sao?

Theo quyết định số 83/2009/DSPT:

1

Trang 2

 Trong phần Nhận thấy có đoạn: “Để tránh tranh chấp về sau nên ông Này viết giấy

này để nhà và đất đai cho cháu Hiếu thừa hưởng sau này ông Này có mất thì cháu Hiếu có chỗ ở và thờ cúng cho ông Này.”

Trong phần Xét thấy có đoạn: “Xét thấy, giấy thừa kế do ông Nguyễn Này viết

không được chính quyền địa phương công chứng, chứng thực nhưng được lập lúc ông Này còn minh mẫn, sáng suốt…"

 Như vậy, di chúc của ông Này do ông Này tự viết tay

Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến hình thức di chúc của ông Này khi đây là di chúc do ông Này tự viết tay?

Tòa án giải thích việc công nhận di chúc ông Này là hợp lý vì:

 Căn cứ theo quy định tại Điều 633 BLDS 2015, điều kiện về hình thức duy nhất

đối với di chúc tự viết tay là người lập phải tự viết và tự ký vào bản di chúc Ngoài

ra, không có các quy định nào khác về việc phải công chứng, chứng thực hay có người làm chứng

 Ngoài ra, Điều 634 di chúc do người lập tự đánh máy hoặc nhờ người khác

viết/đánh máy thì cần có người làm chứng

Xét trường hợp của ông Này, ông tự viết, tự ký vào di chúc với 3 người làm chứng gồm cha, em gái, em trai nên có thể được xem là đã thỏa mãn điều kiện quy định tại Điều

633 BLDS và việc có người làm chứng chỉ làm tăng tính xác thực cho bản di chúc này chứ không phải điều kiện để bản di chúc này được xem là hợp pháp

Câu 5: Di chúc của cụ Hựu đã được lập như thế nào?

Di chúc của cụ Hựu được thành lập bằng cách:

 Ngày 25/11/1998, cụ Hựu đọc cho ông Vũ viết, cụ Hựu điểm chỉ, ông Vũ và cụ

Đỗ Thị Quý (là mẹ của ông Vũ) ký tên làm chứng

 Ngày 04/01/1999, bà Lựu mang di chúc đến cho ông Hoàng Văn Thưởng (là trưởng thôn) và Ủy ban nhân dân xã Mai Lâm xác nhận

Câu 6: Cụ Hựu có biết chữ không? Đoạn nào của Quyết định 874 cho thấy câu trả lời?

Cụ Hựu không biết chữ

Trang 3

Trong Quyết định số 874 có ghi nhận: “Ông Quang xác định cụ Hựu là người không biết chữ”

Câu 7: Di chúc của người không biết chữ phải thỏa mãn các điều kiện nào để có hình thức phù hợp với quy định của pháp luật?

Điều kiện về hình thức đối với di chúc của người không biết chữ được quy định tại khoản 3 Điều 630 BLDS 2015:

“3 Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được

người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực”.

Ngoài ra, di chúc còn cần phải thỏa quy định tại Điều 634 BLDS do đây là dạng di chúc bằng văn bản có người làm chứng

Vậy, có 4 điều kiện cần được đáp ứng:

 Di chúc phải được người làm chứng lập thành văn bản

 Phải có ít nhất 2 người làm chứng

 Di chúc phải có công chứng hoặc chứng thực

 Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người

làm chứng

Câu 8: Các điều kiện nào nêu trên đã được đáp ứng đối với di chúc của ông Hựu?

Điều kiện thứ nhất: Do ông Hựu đã đọc cho ông Vũ viết di chúc, điều này cho thấy di chúc của ông Hựu đã được người làm chứng lập thành văn bản

Điều kiện thứ hai: Có hai người làm chứng là ông Vũ và bà Quý

Câu 9: Các điều kiện nào nêu trên đã không được đáp ứng đối với di chúc của ông Hựu?

Điều kiện thứ ba: UBND Xã Mai Lâm chỉ xác nhận chữ ký của ông Thưởng (trưởng thôn) mà không xác định nội dung của di chúc Ngoài ra, việc chứng thực di chúc không tuân theo trình tự thủ tục được nêu tại Điều 636 BLDS

Điều kiện thứ tư: Không có căn cứ để cho rằng di chúc đã được người lập di chúc điểm chỉ theo đúng quy định do dấu vân tay mờ, không thể hiện rõ các đặc điểm riêng dẫn đến không đủ yếu tố giám định

Câu 10: Theo anh/chị, di chúc nêu trên có thỏa mãn điều kiện về hình thức không?

Vì sao?

3

Trang 4

Di chúc trên không thỏa mãn điều kiện về hình thức do vi phạm điều kiện thứ ba và thứ tư:

Thứ nhất, di chúc không được chứng thực theo đúng thủ tục quy định tại khoản 2

Điều 636 Mặc dù di chúc của ông Hựu đã được hai người làm chứng, và người làm chứng cũng đã ký tên xác nhận về việc lập di chúc nhưng việc ký tên không được thưc hiện trước mặt người có thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã Điều này được thể hiện qua tình tiết: sau khi cụ Hựu lập di chúc hơn một tháng thì ông Vũ và bà Quý mới đem bản di chúc đó ra công chứng Bên cạnh đó, người có thẩm quyền chứng thực của

Ủy ban nhân dân cấp xã cũng không thực hiện bước chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc là ông Hựu Hơn nữa, UBND xã cũng đã xác nhận chỉ xác nhận chữ ký của ông Thưởng chứ không xác nhận đến nội dung của bản di chúc

Thứ hai, không có căn cứ để cho rằng ông Hựu đã điểm chỉ vào bản di chúc theo

Điều 634 BLDS Cụ thể, Viện khoa học hình sự Tổng cục cảnh sát đã kết luận dấu vân tay trên bản di chúc mờ, không thể hiện rõ các đặc điểm riêng nên không đủ yếu tố giám định

Câu 11: Suy nghĩ của anh/chị về các quy định trong BLDS liên quan đến hình thức

di chúc của người không biết chữ.

Theo khoản 3 Điều 630 BLDS 2015 thì: “Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.”

Các quy định liên quan đến di chúc của người không biết chữ trong BLDS đi liền với khá nhiều điều kiện vè hình thức so với di chúc thông thường Vì chủ thể lập di chúc là người không biết chữ nên việc phải thỏa mãn hết các điều kiện từ đọc cho người làm chứng lập thành văn bản, đến việc công chứng hoặc chứng thực là nhằm đảm bảo quyền lợi và độ xác thực của bản di chúc Như vậy, chúng ta có thể hạn chế trường hợp lợi dụng yếu điểm của người mù chữ có tài sản để lập nên một bản di chúc trái với nguyện vọng

và ý chí của họ

Tuy nhiên, nhìn một cách khái quát hơn, các điều luật quy định tuy chặt chẽ nhưng

vẫn không thể xóa bỏ trường hợp di chúc được lập ra không hoàn toàn truyền tải được ý niệm của người chết Việc phải thông qua nhiều chủ thể để cho ra đời bản di chúc cuối cùng suy cho cùng là khá tốn thời gian, nhân lực Hơn nữa, các chủ thể này chưa chắc đã nắm được toàn bộ mong muốn của người lập di chúc nên có thể dẫn đến sơ suất Các nhà làm luật nên cân nhắc đến những hình thức mới cho di chúc của người không biết chữ như dùng băng ghi hình Việc lắng nghe trực tiếp tâm tư, nguyện vọng của chính người lập di chúc sẽ đảm bảo tính xác thực cũng như tiết kiệm thời gian cho quá trình lập di chúc

Trang 6

Bài 2: Di chúc tài sản của người khác

Câu 1: Cụ Hương đã định đoạt tài sản nào? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?

Cụ Hương đã định đoạt toàn bộ nhà đất tại số 302 Nguyễn Thượng Hiền, phường 5, quận Phú Nhuận

Trích bản án: “Theo các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thể hiện nguồn gốc nhà đất tại địa chỉ 25D/19 Nguyễn Văn Đậu (nay là 302 Nguyễn Thượng Hiền, phường

5, quận Phú Nhuận) được Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận cấp giấy chứng nhận cho

cụ Nguyễn Văn Hương vào năm 1994 Ngày 16/01/2009, cụ Hương di chúc toàn bộ nhà đất cho các con là Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn Hữu Nghĩa, Nguyễn Ngọc Hiếu, Nguyễn Hữu Dũng, Quảng Thị Kiều (vợ Nguyễn Hữu Trí).”

Câu 2: Đoạn nào của Quyết định cho thấy tài sản cụ Hương định đoạt trong di chúc

là tài sản chung của vợ chồng cụ Hương?

Trích bản án: “Tuy nhiên, về nội dung thì di chúc chỉ có giá trị một phần bởi nhà đất trên là tài sản chung của vợ chồng cụ Hương và cụ Quý.”

Câu 3: Tòa án công nhận phần nào của di chúc? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?

Tòa án công nhận phần di chúc định đoạt ½ nhà đất thuộc di sản của cụ Hương trong khối tài sản chung của 2 vợ chồng cụ

Trích bản án: “Tòa án cấp sơ thẩm xét xử di chúc của cụ Nguyễn Văn Hương có hiệu lực một phần đối với phần tài sản của cụ Hương (1/2 nhà đất) nên được chia đều cho 5 người con là các ông bà Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn Hữu Nghĩa, Nguyễn Ngọc Hiếu, Nguyễn Hữu Dũng, Quảng Thị Kiều (vợ Nguyễn Hữu Trí) sau khi đã chia cho cụ Quý 2/3 suất thừa kế theo pháp luật; còn ½ diện tích đất còn lại được chia cho cụ Quý.”

Câu 4: Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm.

Hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm là hợp lý vì:

Thứ nhất, căn cứ theo Điều 612 BLDS thì di sản bao gồm phần tài sản của người chết

trong khối tài sản chung với người khác Vợ chồng cụ Hương kết hôn vào năm 1962 và

cụ Hương được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào năm 1994 Căn cứ theo khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng Nói cách khác, cụ Hương sở hữu ½

Trang 7

nhà đất tại số 302 Nguyễn Thượng Hiền, phường 5, Quận Phú Nhuận thuộc khối tài sản chung của vợ chồng

Thứ hai, căn cứ theo Điều 609 BLDS 2015 thì cá nhân có quyền lập di chúc định

đoạt tài sản của mình chứ không có quyền định đoạt tài sản của người khác Nói cách khác, cụ Hương chỉ có quyền định đoạt ½ nhà đất nêu trên chứ không phải toàn bộ như nội dung bản di chúc

Thứ ba, theo khoản 4 điều 643 BLDS 2015, chỉ phần định đoạt tài sản của cụ Quý

trong di chúc của cụ Hương bị vô hiệu và di chúc được xem là có hiệu lực một phần Bởi

lẽ, việc vô hiệu này không làm ảnh hưởng đến việc định đoạt ½ nhà đất còn lại thuộc sở hữu của cụ Hương

Câu 5: Nếu cụ Quý chết trước cụ Hương, phần nào của di chúc có giá trị pháp lý? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

Nếu cụ Quý chết trước cụ Hương thì di chúc của cụ Hương chỉ có giá trị pháp lý đối với phần tài sản của cụ bao gồm ½ nhà đất cùng phần tài sản cụ được hưởng thừa kế từ phần di sản của cụ Quý

Trường hợp 1:

Trong trường hợp cụ Quý chết trước cụ Hương mà không để lại di chúc thì theo điểm

a Khoản 1 Điều 650 về Những trường hợp thừa kế theo pháp luật thì:

“1 Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;”

Và điểm a Khoản 1 Điều 651 quy định về người thừa kế theo pháp luật:

“1 Những người theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con

đẻ, con nuôi của người chết;”

Vì vậy phần di sản của cụ Quý sẽ được chia đều cho cụ Hương và các người con Do

đó, phần tài sản của cụ Hương sẽ gồm phần được hưởng thừa kế theo pháp luật từ cụ Quý cộng với phần tài sản ban đầu là ½ nhà đất

 Khi đó, di chúc định đoạt toàn bộ nhà đất cho 5 người con vẫn chỉ có hiệu lực pháp lý một phần ứng với tài sản nêu trên

Trường hợp 2:

7

Trang 8

Trong trường hợp cụ Quý chết trước mà có để lại di chúc định đoạt một phần di sản

½ nhà đất cho cụ Hương thì:

Theo điểm a Khoản 1 Điều 644 BLDS 2015 về Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc thì cụ Hương vẫn nhận được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật

 Khi đó, di chúc của cụ Hương cũng chỉ có hiệu lực pháp lý một phần ứng với phần mà cụ Hương sở hữu trong khối tài sản chung của vợ chồng cụ cộng với phần cụ được thừa kế từ cụ Quý

Trường hợp 3:

Trong trường hợp cụ Quý chết trước mà để lại di chúc định đoạt toàn bộ phần tài sản trong khối tài sản chung của 2 vợ chồng cho cụ Hương thì:

Nếu không có bất kỳ người nào thuộc những trường hợp quy định tại Điều 644 BLDS thì toàn bộ căn nhà sẽ thuộc quyền sở hữu của cụ Hương

 Khi đó, di chúc của cụ Hương sẽ có giá trị pháp lý toàn bộ căn cứ theo Điều 609 BLDS về cá nhân có quyền định đoạt tài sản của mình

Câu 6: Nếu tài sản được định đoạt trong di chúc chỉ thuộc sở hữu của cụ Hương vào đầu tháng 4/2009 thì di chúc của cụ Hương có giá trị pháp lý không? Vì sao?

Thứ nhất, căn cứ theo Điều 609 BLDS thì cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt

tài sản của mình và căn cứ theo Điều 611, Điều 614 thì di chúc chỉ phát sinh hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế (thời điểm người có tài sản chết), tức tháng 4/2009 Nói cách khác,

cụ Hương có toàn quyền định đoạt nhà đất thuộc sở hữu của mình qua việc lập di chúc

Tuy nhiên, tương tự với hướng xử lý của Tòa án, cụ Quý sẽ vẫn được hưởng 2/3 suất

thừa kế theo pháp luật ứng với điểm a khoản 1 Điều 644 BLDS 2015 Khi đó, phần còn lại mới chia cho 5 người con theo di chúc của cụ Hương

Vì vậy, kể cả khi tài sản được định đoạt trong di chúc chỉ thuộc sở hữu của cụ Hương vào đầu tháng 4/2009 thì di chúc của cụ Hương vẫn chỉ có giá trị pháp lý một phần

Trang 9

Bài 3: Di chúc chung của vợ chồng

Câu 1: Đoạn nào của bán án số cho thấy di chúc có tranh chấp là di chúc chung của

vợ chồng?

Trích bản án: “Quan hệ pháp luật: Ông Hoàng Minh X và bà Hoàng Thị H là vợ chồng Trong thời kỳ hôn nhân ông bà tạo dựng được khối tài sản chung như biên bản thẩm định ngày 21/8/2017 Tháng 01/2016 ông X chết và có để lại một bản di chúc chung của vợ chồng viết ngày 10/8/2015.”

Câu 2: Theo Tòa án, di chúc chung của vợ chồng có giá trị pháp lý khi áp dụng BLDS 2015 không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời.

Theo Tòa án, di chúc chung của vợ chồng có giá trị pháp lý khi áp dụng BLDS 2015 tuy BLDS 2015 điều luật nào tương tự Điều 663 BLDS 2005 Thay vào đó, Tòa án xét đến nội dung của bản di chúc và các điều kiện khác được quy định trong BLDS 2015

Trích bản án: “Nội dung trong bản di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội phù hợp với quy định tại Điều 630 BLDS 2015

Xử: Công nhận du chúc chung của ông Hoàng Minh X và bà Hoàng Thị H viết ngày 10/8/2015 là hợp pháp”.

Câu 3: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án về di chúc chung của vợ chồng trong mối quan hệ với BLDS 2015.

Hướng giải quyết của Tòa án về di chúc chung của vợ chồng trong mối quan hệ với BLDS 2015 là hợp lý tuy BLDS này không có quy định cụ thể về trường hợp này như BLDS 2005 So với các điều kiện để di chúc được xem là hợp pháp theo BLDS 2015 thì:

Thứ nhất, nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức

xã hội phù hợp với quy định tại điểm b khoản 1 Điều 630 BLDS 2015

Thứ hai, người lập di chúc, ông X và bà H hoàn toàn tự nguyện, minh mẫn, sáng suốt

tại thời điểm lập Điều này được thể hiện rõ trong bản án qua sự thừa nhận của các bên đương sự và phù hợp với điểm a khoản 1 Điều 630 BLDS 2015

Thứ ba, hình thức di chúc phù hợp với quy định của pháp luật về di chúc bằng văn

bản không có người làm chứng tại Điều 633 BLDS 2015 Cụ thể, di chúc này là do ông X

tự viết và được vợ chồng ông cùng tự ký tên vào Theo Kết luận giám định số

9

Trang 10

1700/KLGĐ ngày 28/8/2017 thì đây chính xác là chữ viết tay của ông X Việc không xác nhận chữ ký của bà H là do bà còn sống tại thời điểm xảy ra tranh chấp

Thứ tư, di chúc chung này nhằm định đoạt tài sản chung của vợ chồng ông X, bà H.

Điều này là phù hợp với quy định tại Điều 609 BLDS 2015 về việc cá nhân có quyền định đoạt tài sản của mình

Tuy nhiên, Tòa án chỉ công nhận di chúc trên là hợp pháp chứ không đề cập đến hiệu lực của di chúc Điều này là hợp lý do đây là di chúc chung của vợ chồng ông X, bà H nhưng chỉ có ông X qua đời trước nên chưa đến thời điểm mở thừa kế theo Điều 611 BLDS 2015

Vậy, tuy BLDS 2015 không đề cập đến quy định về di chúc chung của vợ chồng

nhưng do thỏa các điều kiện về nội dung, hình thức, chủ thể được quy định nên việc Tòa

án công nhận di chúc chung của ông X, bà H là hợp lý

Ngày đăng: 06/09/2018, 15:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w