1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

bài thảo luận học kì dân sự 1

32 4,5K 100

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 71,59 KB

Nội dung

Quy định trên cùng với việc khoản 5 Điều 139 BLDS 2005 quyđịnh “người đại diện phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ” kháiniệm chỉ áp dụng cho cá nhân nên dẫn tới thực tế là Tòa án khôn

Trang 1

Bài 1

a) TRƯỜNG HỢP ĐẠI DIỆN HỢP LỆ:

Câu 1: Điểm mới của BLDS 2015 (so với BLDS 2005) về

người đại diện

Nhìn chung, BLDS 2015 kế thừa các quy định về đại diện trongBLDS 2005 Tuy nhiên, so với BLDS 2005, BLDS 2015 đã có một sốsửa đối, bổ sung về vấn đề đại diện

Dưới đây là những điểm mới của BLDS 2015 về người đại diện:

1 Chủ thể của quan hệ đại diện:

a Pháp nhân đại diện

Khoản 1 Điều 139 BLDS 2005 quy định: “Đại diện là việc một

người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của

người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiệngiao dịch dân sự trong phạm vi đại diện”

Quy định trên cùng với việc khoản 5 Điều 139 BLDS 2005 quyđịnh “người đại diện phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ” (kháiniệm chỉ áp dụng cho cá nhân) nên dẫn tới thực tế là Tòa án khôngthừa nhận khả năng đại diện của pháp nhân khi không có quy định

cụ thể cho phép pháp nhân đại diện người khác

Ngày nay, khoản 1 Điều 134 BLDS 2015 quy định: “Đại diện làviệc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện)nhân danh và vì lợi ích của cá nhân, pháp nhân khác (sau đây gọichung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dâm sự”.Nội dung này cho thấy pháp nhân hoàn toàn có thể đại diện cho cánhân, pháp nhân khác

b Số người đại diện

BLDS 2005 theo hướng đại diện là việc của “một” người Vớiquy định này, BLDS không bao quát được trường hợp bên đại diện

là nhiều người như cha, mẹ đại diện theo pháp luật cho con chưathành niên, pháp nhân có thể có nhiều đại diện theo pháp luật nhưLuật Doanh nghiệp quy định Điều này cũng không phù hợp vớicác quy định về đồng đại diện được BLDS 2015 ghi nhận một cáchminh thị tại khoản 3 Điều 141 theo đó “một cá nhân, pháp nhân cóthể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau”

Trang 2

Cuối cùng, BLDS 2015 đã khắc phục được nhược điểm trên và

đã thiết kế khái niệm đại diện tại khoản 1 Điều 134 BLDS 2015theo hướng đó có thể là một người hay nhiều người cùng đại diện

Trang 3

c Năng lực của người đại diện:

Theo khoản 5 Điều 139 BLDS 2005, “người đại diện phải cónăng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại khoản

2 Điều 143 của Bộ luật này” Quy định vừa nêu có nhược điểm làchỉ quy định về năng lực hành vi dân sự, tức chỉ đề cập tới cá nhânnên không còn phù hợp với quy định về năng lực hành vi dân sự,tức chỉ đề cập tới cá nhân nên không còn phù hợp với BLDS 2015khi BLDS mới này ghi nhận cả khả năng đại diện của pháp nhân.Chính vì vậy, khoản 3 Điều 134 BLDS 2015 quy định: “trường hợppháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực hành vi dân

sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện”

Quy định trên còn có điểm mới nữa là chỉ yêu cầu năng lựcpháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của người đại diệntrong “trường hợp pháp luật quy định” như trường hợp yêu cầungười giám hộ-đại diện là cá nhân “phải có năng lực hành vi dân

sự đầy đủ” (khoản 1 Điều 49 BLDS 2015) Điều đó có nghĩa là nếukhông thuộc “trường hợp pháp luật quy định” thì vấn đề năng lựcpháp luật dân sự cũng như năng lực hành vi dân sự không đượcđặt ra

2 Phân loại đại diện:

a Đại diện theo pháp luật của cá nhân:

Về các loại đại diện, nếu như BLDS 2005 phân loại dựa vào tiêuchí căn cứ xác lập quyền (theo pháp luật hay theo ủy quyền) thìBLDS 2015 phân loại dựa vào cả căn cứ xác lập quyền và chủ thểđại diện Điều 136 BLDS 2015 đã bổ sung trường hợp “người giám

hộ của người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là ngườiđại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định” vì BLDS 2015 đãquy định mới về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành

vi nên đã ghi nhận thêm về người giám hộ trong trường hợp này.Đồng thời, BLDS 2015 đã bổ sung quy định: người do Tòa san chỉđịnh trong trường hợp không xác định được người đại diện quyđịnh tại khoản 1 và khoản 2 Điều này

b Đại diện theo pháp luật của pháp nhân:

Điều 137 BLDS 2015 quy định về đại diện theo pháp luật củapháp nhân Ở đây, BLDS 2015 đã bổ sung một trường hợp mới là

Trang 4

“người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án” Đồngthời, BLDS 2015 cũng chính thức khẳng định: Một pháp nhân cóthể có nhiều người đại diện theo pháp luật Việc quy định mới này

là xuất phát từ thực tiễn hoạt động của pháp nhân (chủ yếu làdoanh nghiệp) và để đảm bảo tính thống nhất với các văn bảnpháp luật khác có liên quan như Luật Doanh nghiệp 2014.1

c Đại diện theo ủy quyền:

Điều 138 BLDS 2015 quy định về đại diện theo ủy quyền Điểmthực sự mới của Điều luật này chính là nội dung liên quan đến hộgia đình và tổ hợp tác Đối với hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức kháckhông có tư cách pháp nhân thì thành viên của họ có thể thỏathuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập,thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung

Ngoài ra, khoản 1 cũng có sự thay đổi Trước đây, khoản 1 Điều

143 quy định “người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể

ủy quyền người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự” thì ngàynay đã được thay bằng “pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân,pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự” Quy định mớinày là toàn diện, chính xác hơn: Chủ thể ủy quyền là pháp nhânchứ không phải là người đại diện của pháp nhân”

Câu 2: Trong Quyết định số 08, đoạn nào cho thấy ông Mạnh đại diện cho Hưng Yên xác lập hợp đồng với Vinausteel?

Trong Quyết định số 08, trong phần Xét thấy, Tòa án đã nhận

định: “Bởi lẽ, ngày 20/11/2006, bà Lê Thị Ngọc Lan có Giấy ủy

quyền cho ông Lê Văn Mạnh – Phó Tổng Giám đốc Công ty kim khí Hưng Yên được thay mặt Công ty thực hiện các giao dịch kinh tế trong phạm vi ngành nghề kinh doanh (trong thời gian này bà Lê Thị Ngọc Lan vẫn là người đại diện theo pháp luật của Công ty kim khí Hưng Yên) nên ngày 16/01/2007, ông Mạnh đã đại diện cho Công ty kim khí Hưng Yên ký Hợp đồng mua bán phôi thép số 01/HĐTP/2007/VA-HY với Công ty Vinausteel.”

Câu 3: Theo Hội đồng thẩm phán, ông Mạnh có trách nhiệm

gì với Vinausteel không?

1 Đỗ Văn Đại, Bình luận khoa học Những điểm mới của Bộ luật dân sự 2015, Nxb, Hồng Đức – Hội Luật gia

Việt Nam, tr 181 đến 186

Trang 5

Theo Hội đồng thẩm phán, ông Mạnh không có trách nhiệmphải đơn phương bồi thường các khoản nợ đối với Vinausteel

Trong phần Xét thấy của Quyết định số 08, Hội đồng thẩm phán

đã nhận định: “ việc ông Mạnh cam kết chịu trách nhiệm về các

khoản nợ của Công ty liên danh sản xuất thép Vinausteel là việc nội bộ của Công ty kim khí Hưng Yên Do đó, Công ty kim khí Hưng Yên phải có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ và bồi thường cho Công ty Vinausteel chứ không phải cá nhân ông Mạnh, ông Dũng ”.

Câu 4: Cho biết suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm liên quan đến ông Mạnh (có văn bản nào không về chủ đề này? Có thuyết phục không?)

Đầu tiên, cần xác định rõ là tuy không có quy định cụ thể trongBLDS nhưng Tòa giám đốc thẩm đã theo hướng ông Mạnh, với tưcách là người đại diện, không phải chịu trách nhiệm về giao dịchdân sự được lập một cách hợp lệ Đây là hướng giải quyết hợp lý vì:Thứ nhất, Tòa giám đốc thẩm xác định ông Mạnh không phải làngười có quyền và nghĩa vụ liên quan Điều này là thuyết phục vìmặc dù người đại diện là người trực tiếp giao dịch với bênVinausteel nhưng ông Mạnh tham gia dưới danh nghĩa là bên đượcđại diện, công ty Hưng Yên chứ không phải cá nhân mình Nói cáchkhác, hợp đồng trong bản án là hợp đồng giữa 2 pháp nhân chứkhông phải hợp đồng giữa người đại diện và pháp nhân còn lại Thứ hai, Bộ nguyên tắc châu Âu cùng theo hướng này và đãquy định rõ hơn chúng ta tại Điều 3:302, theo đó “người đại diệnkhông bị ràng buộc đối với người thứ ba".2 Tuy không có quy địnhnào tương tự trong BLDS 2015 nhưng có thể thấy hướng giải quyếtnày là có cơ sở

Câu 5: Theo Hội đồng thẩm phán, Hưng Yên có trách nhiệm

gì với Vinausteel không?

Theo Hội đồng thẩm phán, công ty Hưng Yên có trách nhiệmphải bồi thường các khoản nợ đối với Vinausteel

Trong phần Xét thấy của Quyết định số 08, Hội đồng thẩm phán

đã nhận định: “ việc ông Mạnh cam kết chịu trách nhiệm về các

2 Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Nxb Hồng Đức-Hội luật gia Việt

Nam 2017, bản án số 35-37, tr 289

Trang 6

khoản nợ của Công ty liên danh sản xuất thép Vinausteel là việc nội bộ của Công ty kim khí Hưng Yên Do đó, Công ty kim khí Hưng Yên phải có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ và bồi thường cho Công ty Vinausteel chứ không phải cá nhân ông Mạnh, ông Dũng ”.

Câu 6: Cho biết suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm liên quan đến Hưng Yên nêu trên

Hướng giải quyết của Tòa giám đốc thẩm là hợp lí vì:

Thứ nhất, hướng giải quyết này là phù hợp về mặt pháp lý Cụ

thể, khoản 1 Điều 141 BLDS 2015 quy định “Giao dịch dân sự do

người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện” Bộ nguyên tắc châu

Âu cũng theo hướng này tại Điều 3:302, theo đó “khi người đại

diện hành động trong phạm vi đại diện như đã được định nghĩa tại Điều 3:201, các giao dịch của người đại diện ràng buộc trực tiếp người được đại diện và người thứ ba”.3

Thứ hai, căn cứ vào khoản 1 Điều 141 BLDS 2015 quá trình giao

kết hợp đồng giữa ông Mạnh với Vinausteel hoàn toàn nằm trongphạm vi đại diện, ông Mạnh không vượt quá phạm vi đại diện Cụthể, nội dung giấy ủy quyền cho ông Lê Văn Mạnh là nhằm thựchiện các giao dịch dân sự, kinh tế và thương mại trong phạm vingành kinh doanh của Công ty Theo đó, hợp đồng mua bán phôithép giữa Công ty Vinausteel và Công ty kim khí Hưng Yên do ôngMạnh ký kết hoàn toàn thuộc phạm vi đại diện Vì vậy, hợp đồngnày làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với Công ty kim khí HưngYên

Thứ ba, việc Công ty kim khí Hưng Yên và bà Lan từ chối nhận

nghĩa vụ và trách nhiệm do không biết hoặc không nắm là hoàntoàn không có căn cứ Bởi lẽ, sau khi ký kết hợp đồng với Công tyVinausteeel, Công ty kim khí Hưng Yên tại Công văn đề nghị ngày30/01/2007 về việc xin lùi thời gian giao hàng Hơn nữa, Công tykim khi Hưng Yên thừa nhận nhận được số tiền do Công tyVinausteel hực hiện nghĩa vụ chuyển tiền mà có Có thể thấy, Công

ty kim khí Hưng Yên đã biết về nghĩa vụ chuyển tiền từ Công tyVinausteel nên không thể cho rằng Công ty này hay bà Lan hoàn

3 Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Nxb Hồng Đức-Hội luật gia Việt

Nam 2017, bản án số 35-37, tr 285

Trang 7

toàn không biết việc ông Mạnh ký kết hợp đồng trong phạm vi đạidiện.

Vậy, có thể thấy việc từ chối thực hiện nghĩa vụ phát sinh từhợp đồng được xác lập trên cơ chê đại diện và cho rằng quan hệ

đó là do người ký thực hiện dưới từ cách cá nhân là không phù hợpvới quy định của pháp luật Trong trường hợp này, trạc nhiệmthuộc về các bên trong hợp đồng được ký kết, hai pháp nhân vớicác quyền và nghĩa vụ phát sinh

Câu 7: Nếu ông Mạnh là đại diện theo pháp luật của Hưng Yên và trong hợp đồng có thỏa thuận trọng tài thì thỏa thuận trọng tài này có ràng buộc Hưng Yên không? Biết rằng điều lệ của Hưng Yên quy định mọi tranh chấp liên quan đến Hưng Yên (như tranh chấp phát sinh từ hợp đồng

do đại diện theo pháp luật xác lập) phải được giải quyết tại Tòa án.

Trong trường hợp này, thỏa thuận trên vẫn ràng buộc Công tyHưng Yên Bởi lẽ:

Thứ nhất, cần xác định Điều lệ pháp nhân chỉ mang ý chí đơn

phương của pháp nhân đó trong khi hợp đồng có nguyên tắc cơbản là dựa trên tính tự nguyện, bình đẳng và ý chí song hoặc đaphương Việc áp dụng Điều lệ của Công ty Hưng Yên đối với cảnhững giao dịch dân sự, tranh chấp có liên quan đến pháp nhânkhác là không hợp lý

Thứ hai, điểm 1 khoản 2 Điều 77 BLDS 2015 có quy định Điều

lệ pháp nhân bao gồm nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ Cóthể thấy, tranh chấp phát sinh giữa Công ty Hưng Yên và Công tyVinausteel không còn nằm trong nội bộ của Công ty Hưng Yên nữa

mà còn có sự tham gia của một pháp nhân khác

Thứ ba, có thể thấy, ngay cả trong trường hợp việc thỏa thuận

tranh chấp được giải quyết nhờ trọng tài bị vô hiệu cũng khônglàm ảnh hưởng đến phần còn lại của hợp đồng Do đó, theo Điều

130 BLDS 2015 thì giao dịch này chỉ có thể bị vô hiệu một phần vàvẫn sẽ phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với Công ty Hưng Yên

b) TRƯỜNG HỢP ĐẠI DIỆN KHÔNG HỢP LỆ

Câu 8: Trong quyết định số 10, đoạn nào cho thấy người xác lập hợp đồng với ngân hàng không được Vinaconex uỷ quyền (không có thẩm quyền đại diện để xác lập) ?

Trang 8

Trích bản án: Công ty xây dựng số II Nghệ An có công văn số

064CV/XDII.TCKT gửi chi nhánh Ngân hàng Công thương Nghệ An trong đó có nội dung “đề nghị Ngân hàng Công thương Nghệ An không cho các Xí nghiệp thuộc công ty xây dựng số II Nghệ An vay vốn khi chưa có bảo lãnh vay vốn của công ty kể từ ngày 06/4/2001…” và “các văn bản của Công ty liên quan tới vay vốn tại Ngân hàng Công thương Nghệ An trước ngày 06/4/2011 đề bãi bỏ”, nhưng ngày 14/5/2001 Ngân hàng vẫn ký hợp đồng tín dụng

số 01/HĐTD cho Xí nghiệp xây dựng 4 vay tiền.

Câu 9: Trong vụ việc trên, theo Toà giám đốc thẩm, Vinaconex có chịu trách nhiệm với ngân hàng về hợp đồng trên hay không?

Theo Toà giám đốc thẩm, Vinaconex phải chịu trách nhiệm vớingân hàng về hợp đồng trên

Điều này được thể hiện qua đoạn: Sau khi Xí nghiệp xây dựng 4

vay tiền Ngân hàng, Công ty xây dựng số II Nghệ An biết và không phản đối nên Công ty xây dựng số II Nghệ An (nay là Công ty cổ phần xây dựng 16 – Vinaconex) phải chịu trách nhiệm trả khoản

nợ này.

Câu 10: Cho biết suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của Toà giám đốc thẩm.

Hướng giải quyết của Toà giám đốc thẩm là hợp lí vì:

Thứ nhất, Công ty Vinaconex đã đồng ý cho Xí nghiệp xây dựng

4 trực thuộc Công ty Vinaconex vay vốn từ Ngân hàng thông quaviệc Tổng giám đốc Vinaconex có văn bản số 23 CV/TCT thông báocho Ngân hàng biết việc Vinaconex đồng ý cho Xí nghiệp xây dựng

4 trực tiếp vay vốn tại chi nhánh ngân hàng Sau đó, Vinaconex cócông văn số 064CV/XDII.TCKT bãi bỏ văn bản trên nhưng khôngchứng minh được Ngân hàng đã Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều

142 BLDS 2015, Công ty Vinaconex có lỗi dẫn đến việc Ngân hàngkhông thể biết được Xí nghiệp xây dựng 4 không có quyền đại diệnnên giao dịch dân sự không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đốivới Công ty Vinaconex

Thứ hai, có căn cứ để cho rằng Vinaconex biết được việc Xí

nghiệp xây dựng 4 vay vốn ngân hàng và không phản đối Điềunày được thể hiện qua hàng loạt các sự kiện như Xí nghiệp xâydựng 4 dùng tiền vay nagan hàng để mua máy móc và có thực

Trang 9

hiện báo cáo tài chính định kỳ cho Công ty Vinaconex, Công tyVinaconex sử dụng những máy móc trên để phục vụ Công trình thicông,… Dựa trên điểm b khoản 1 Điều 142 BLDS 2015 thìVinaconex biết mà không phản đối trong thời hạn hợp lý nên hợpđồng trong bản án vẫn làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối vớiVinaconex.

Câu 11: Nếu hoàn cảnh tương tự như trong Quyết định số

10 nhưng chỉ phía ngân hàng phản đối hợp đồng (yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng do người đại diện Vinaconex không có quyền đại diện) thì phải xử lý thế nào trên cơ sở BLDS 2015? Vì sao?

Trong trường hợp trên, căn cứ theo khoản 3 Điều 142 BLDS

2015 thì Ngân hàng không có quyền đơn phương chấm dứt thựchiện hoặc hủy bỏ hợp đồng do bên không có quyền đại diện xáclập Bởi lẽ:

Thứ nhất, Ngân hàng hoàn toàn không có căn cứ để biết được

rằng Xí nghiệp xây dựng 4 không có quyền đại diện Như đã chứngminh ở trên, Công ty Vinaconex không chứng minh được rằng ngânhàng đã nhận được công văn số 064CV/XDII.TCKT bãi bỏ những vănbản đồng ý cho các Xí nghiệp trực thuộc vay vốn được bảo lãnh

Thứ hai, người được đại diện, Công ty Vinaconex đã biết và không

phản đối hợp đồng như đã chứng minh ở trên nên thỏa mãn điểm akhoản 1 Điều 142

Trang 10

BLDS 2015 đã cố gắng loại bỏ những bất cập của BLDS 2005 bằng cách chỉ

quy định 3 hình thức sở hữu là sở hữu riêng; sở hữu chung và sở hữu toàn dân Việc

quy định sở hữu chung hay sở hữu riêng là dựa trên việc một hay nhiều người (chủthể) thực hiện quyền sở hữu (một người thực hiện quyền sở hữu là sở hữu riêng;nhiều người thực hiện quyền sở hữu là sở hữu chung), không căn cứ vào việc xácđịnh người (chủ thể) cụ thể thực hiện quyền sở hữu (như Nhà nước, cá nhân, tổchức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội…) như BLDS 2005 và sự phân loại nàycũng được nhiều quốc gia áp dụng Ngoài ra, BLDS 2015 còn quy định một hình

thức sở hữu đặc biệt là sở hữu toàn dân (thay thế cho hình thức sở hữu nhà nước

trong BLDS 2005) để phù hợp với Hiến pháp năm 2013

2. Sở hữu toàn dân:

Việc thay đổi tên hình thức sở hữu nhà nước thành sở hữu toàn dân do Điều 53Hiến pháp đã quy định về sở hữu toàn dân và BLDS cần ghi nhận hình thức sở hữutoàn dân để phù hợp với Hiến pháp

Ở đây, tài sản thuộc hình thức sở hữu toàn dân tại Điều 97 BLDS 2015 đã đượcsửa đổi để phù hợp với quy định tại Điều 53 Hiến pháp 2013 Theo đó tài sản thuộc

sở hữu toàn dân bao gồm: Đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; nguồn

lợi ở vùng biển; vùng trời; tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công Đồng thời Điều 197 BLDS 2015 cũng tái khẳng

định quy định tại Điều 53 Hiến pháp 2013 rằng “Sở hữu toàn dân do nhà nước đại

diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.

Điều 200 BLDS 2015 (Điều 203 BLDS 2005) đã bổ sung thêm ngoài pháp luật

về doanh nghiệp thì “pháp luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất

kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan” là căn cứ

pháp lý điều chỉnh khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được đầu tư vào doanh nghiệp

Trang 11

Ngoài ra, BLDS 2015 cũng bổ sung thêm sự điều chỉnh đối với việc thực hiện

quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được giao cho tổ chức tổ chức xã hội, tổ chức

xã hội – nghề nghiệp tại Điều 203 BLDS 2015.

3. Sở hữu riêng:

Sở hữu riêng là hình thức mới được ghi nhận trong BLDS 2015 Tuy nhiên,hình thức sở hữu này chỉ gói gọn trong 2 Điều luật là Điều 205và Điều 206 BLDS2015

Theo khoản 1 Điều 205, sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hay pháp nhân.Như vậy, nếu một tổ chức không có tư cách pháp nhân sở hữu tài sản thì không thể

là hình thức sở hữu riêng của tổ chức đó Thay vào đó, có thể xem việc sở hữu củacác tổ chức không có tư cách pháp nhân là sở hữu chung của các thành viên tổ chức

4. Sở hữu chung:

Hình thức sở hữu chung được quy định từ Điều 207 đến Điều 220 BLDS 2015

kế thừa các quy định về hình thức sở hữu chung trong BLDS 2005 (Điều 214 đếnĐiều 226) Ngoài những sửa đổi mang tính kỹ thuật không làm thay đổi nội dungĐiều luật, BLDS 2015 còn có những điểm sửa dổi, bổ sung làm thay đổi cách ápdụng pháp luật

Đièu 217 BLDS 2015 quy định sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chunghợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia

Khoản 3 Điều 218 BLDS 2015 quy định rõ khi một chủ sở hữu chung theo phầnbán quyền sở hữu của mình thì phải thông báo cho các chủ sở hữu chung khác và

“Việc thông báo phải được thể hiện bằng văn bản và các điều kiện bán cho chủ sở

hữu chung khác phải giống như điều kiện bán cho người không phải là chủ sở hữu chung” BLDS 2015 đã quy định hình thức và nội dung thông báo tại khoản 3 Điều

218, giải quyết được những bất cập tồn tại trong Điều 224 BLDS 2005

Ngoài ra, Điều 218 BLDS 2015 cũng bổ sung các trường hợp khi chủ sở hữu tàisản chung từ bỏ phần quyền sở hữu chung của mình

Điều 219 BLDS 2015 (Điều 224 BLDS 2005) bổ sung trường hợp hạn chế yêucầu phân chia tài sản chung trong trường hợp luật định tại khoản 1 Điều 219 BLDS

2016.4

Câu 2: Căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt có được ông Lưu tạo lập trong thời

kỳ hôn nhân với bà Thẩm không? Đoạn nào Quyết định số 377 (sau đây viết gọn là Quyết định 377) cho câu trả lời?

4 Đỗ Văn Đại, Bình luận khoa học Những điểm mới của Bộ luật dân sự năm 2015, Nxb Hồng Đức – Hội

Luật gia Việt Nam, tr 233 đến 238

Trang 12

Căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt được ông Lưu tạo lập trong thời kỳ hônnhân với bà Thẩm

Đoạn 4 phần HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỐC THẨM TÒA DÂN SỰ TÒA ÁN NHÂN

DÂN TỐI CAO XÉT THẤY: “Căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt, phường 6,

thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang được ông Lưu tạo lập trong thời kỳ hôn nhân giữa ông Lưu và bà Thẩm ”.

Câu 3: Theo bà Thẩm, căn nhà trên thuộc sở hữu chung của ông Lưu, bà Thẩm hay thuộc sở hữu riêng của ông Lưu? Đoạn nào của Quyết định 377 cho câu trả lời?

Theo bà Thẩm, căn nhà trên thuộc sở hữu chung của ông Lưu và bà

Đoạn 3 phần NHẬN THẤY: “Còn bà Thẩm cho rằng căn nhà số 150/6A Lý

Thường Kiệt trên diện tích 101m 2 đất là tài sản chung của vợ chồng bà nên không nhất trí theo yêu cầu của bà Xê”.

Câu 4: Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, căn nhà trên thuộc sở hữu chung của ông Lưu, bà Thẩm hay thuộc sở hữu riêng của ông Lưu? Đoạn nào Quyết định 377 cho câu trả lời?

Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, căn nhà trên thuộc sở hữu riêng củaông Lưu

Đoạn 4 phần HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỐC THẨM TÒA DÂN SỰ TÒA ÁN

NHÂN DÂN TỐI CAO XÉT THẤY: “Căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt, phường

6, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang được ông Lưu tạo lập trong thời kỳ hôn nhân giữa ông Lưu và bà Thẩm, nhưng từ năm 1975 ông Lưu đã chuyển vào Miền Nam công tác và căn nhà được tọ lập bằng nguồn thu nhập của ông; bà Thẩm không có đóng góp về kinh tế cũng như công sức để cùng ông Lưu tạo lập ra căn nhà này nên ông Lưu có quyền định đoạt đối với căn nhà nêu trên”.

Câu 5: Anh/chị có suy nghĩ gì về giải pháp trên của Tòa dân sự Toàn án nhân dân tối cao?

Giải pháp trên của Tòa án là hợp lý

Căn cứ theo khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì quyền sửdụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn thông qua giao dịch bằng tài sảnriêng không được xem là tài sản chung của vợ chồng

Xét thấy, tuy căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt được ông Lưu tạo lập trongthời kỳ hôn nhân với bà Thẩm nhưng căn nhà trên được tạo lập bằng nguồn thunhập riêng của ông Lưu chứ bà Thẩm không có đóng góp gì nên căn nhà số 150/6A

Lý Thường Kiệt là tài sản riêng của ông Lưu

Trang 13

Hơn nữa, việc chứng minh được bà Thẩm không có đóng góp về kinh tế haycông sức để tạo lập căn nhà trên đã được Tòa ghi nhận trong bản án và thỏa mãnkhoản 3 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 Cụ thể, ông Lưu chuyển vào miềnNam công tác sau ngày miền Nam giải phóng, tức vào năm 1975 Đến năm 1994,ông mới nhận chuyển nhượng căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt Việc nhận địnhcăn nhà này được tạo lập bằng nguồn thu nhập riêng của ông Lưu là hợp lý.

Câu 6: Nếu căn nhà trên là tài sản chung của ông Lưu, bà Thẩm thì ông Lưu

có thể di chúc định đoạt toàn bộ căn nhà này không? Nêu căn cứ pháp lý khi trả lời.

Trong trường hợp này, ông Lưu không thể định đoạt toàn bộ căn nhà:

Trước tiên, cần xác định sở hữu chung của vợ chồng là hình thức sở hữu chung

hợp nhất có thể phân chia

Khi này, ông Lưu chỉ có thể định đoạt tương ứng với phần của mình trong khối

tài sản chung của vợ chồng ông Điều này được quy định tại khoản 1 Điều 218

BLDS 2015 “Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở

hữu của mình” Hơn nữa, khoản 1 Điều 29 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có

ghi nhận “Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập,

chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung, không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập”.

Việc ông Lưu định đoạt toàn bộ căn nhà đồng nghĩa với việc ông định đoạt cả phần

sở hữu của vợ là bà Lưu và vi phạm những nguyên tắc trên do pháp luật quy định

b THỜI ĐIỂM MỞ THỪA KẾ VÀ DIỆN THỪA KẾ

Câu 1: Ông Lưu chết vào thời điểm nào? Nếu áp dụng BLDS

2015 vào tình huống của ông Lưu, đến thời điểm nào thì hết thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản của ông Lưu? Nêu căn cứ pháp lý khi trả lời.

Ông Lưu chết năm 2003 Đây là thời điểm mở thừa kế theokhoản 1 Điều 611 BLDS 2015

Theo khoản 1 Điều 623 BLDS 2015 về thời hiệu thừa kế: “Thời

hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.”

Di sản của ông Lưu bao gồm nhà và đất tọa lạc tại vị trí số150/6A Lý Thường Kiệt, phường 6, thành phố Mỹ Tho, tỉnh TiềnGiang Theo khoản 1 Điều 107 BLDS 2015 thì di sản này được xem

là bất động sản Vậy, thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản củaông Lưu là 30 năm tính từ năm 2003, nghĩa là đến năm 2033 mớihết thời hiệu này Tuy nhiên, do không có ngày cụ thể nên có thể

Trang 14

xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu là ngày 31/12/2003 vàthời hiệu kết thúc vào ngày 31/12/2033.

Câu 2: Bà Thẩm, chị Hương và bà Xê có thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Lưu không? Vì sao?

Bà Thẩm (vợ), chị Hương (con) thuộc hàng thừa kế thứ nhất củaông Lưu căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 về Người

thừa kế theo pháp luật: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng,

cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”.

Sở dĩ bà Thẩm được xem là vợ hợp pháp của ông Lưu vì bà kếthôn với ông trên cơ sở tự nguyện, có đăng ký kết hôn tại UBND xãKinh Kệ, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ và thỏa mãn các điều kiệnkết hôn quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2018

Về phần bà Xê, do bà và ông Lưu là kết hôn trái pháp luật theoquy định tại điểm d khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm

2014 về điều kiện kết hôn Cụ thể, hôn nhân này đã xâm phạmchế độ hôn nhân gia đình được pháp luật nước ta bảo vệ quy địnhtại Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 Ông Lưu sau khikết hôn với bà Thẩm vào năm 1964 chưa từng làm thủ tục li dị nênthời điểm ông đăng ký kết hôn với bà Xê vào năm 1996 nên có thểcho rằng bà Xê đã kết hôn với người đã có vợ, một hành vi bịnghiêm cấm theo điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và giađình năm 2014 Vì vậy, bà Xê không phải là vợ hợp pháp của ôngLưu và không được xếp vào hàng thừa kế thứ nhất theo điểm akhoản 1 Điều 651 BLDS 2015

Câu 3: Nếu ông Lưu kết hôn với bà Xê vào cuối năm 1976 thì câu trả lời cho câu hỏi trên có khác không? Vì sao?

Nếu ông Lưu và bà Xê kết hôn năm 1976 thì bà Xê sẽ được xem

là vợ hợp pháp và thuộc hàng thừa kế thứ nhất như bà Thẩm

Căn cứ theo Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990, tại điểm

a khoản 4 về những người thừa kế theo pháp luật thì:

“Trong trường hợp một người có nhiều vợ (trước ngày 13/01/1960 - ngày công bố Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 - đối với miền Bắc; trước ngày 25/03/1977 - ngày công bố danh mục văn bản pháp luật được áp dụng thống nhất trong cả nước - đối với miền Nam và đối với cán bộ, bộ đội lấy vợ ở miền Nam sau khi tập kết ra Bắc lấy thêm vợ mà việc kết hôn sau không bị huỷ bỏ bằng bản án có hiệu lực pháp luật), thì tất cả các người vợ đều là người

Trang 15

thừa kế hàng thứ nhất của người chồng, và ngược lại, người chồng

là người thừa kế hàng thứ nhất của tất cả các người vợ”.

Nếu ông Lưu kết hôn với bà Xê cuối năm 1976 tại Tiền Giang(miền Nam) tức trước ngày 25/03/1977 như quy định trên thì bà Xê

Thứ nhất, ông Lưu chết có để lại di chúc định đoạt toàn bộ căn

nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt cho bà Xê Nói cách khác, chị Hươngkhông được chia di sản theo di chúc

Thứ hai, thừa kế theo pháp luật cũng không được áp dụng trong

trường hợp này do không rơi vào các quy định tại Điều 650 BLDS

2015 Bởi lẽ, di chúc của ông Lưu là hợp pháp và di sản được địnhđoạt đã được xác định là tài sản của riêng ông Vì vậy, chị Hươngkhông được chia di sản theo pháp luật

Thứ ba, chị Hương cũng không phải người thừa kế không phụ

thuộc nội dung di chúc theo khoản 1 Điều 644 BLDS 2015 Bởi lẽ,chị Hương là con đã thành niên (sinh năm 1965 – tính đến thờiđiểm bà Xê làm đơn khởi kiện vào năm 2004 đã 39 tuổi) và có khảnăng lao động bình thường Do đó, chị Hương cũng không phải đốitượng được chia thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc

Câu 5: Theo pháp luật hiện hành, ở thời điểm nào người thừa kế có quyền sở hữu đối với tài sản là di sản do người quá cố để lại? Nêu cơ sở khi trả lời.

Theo Điều 614 BLDS 2015 về Thời điểm phát sinh quyền và

nghĩa vụ của người thừa kế thì: “ Kể từ thời điểm mở thừa kế,

những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết

để lại.”

Câu 6: Trong Quyết định số 08, theo nội dung của bản án, ở thời điểm nào người thừa kế của ông Hà có quyền sở hữu nhà ở và đất đang tranh chấp? Vì sao?

Trích bản án: “ông Hà chết ngày 12/05/2008 thì bà Lý Thị Ơn là

vợ và các con ông Hà được thừa kế và nhà đất này đã chuyển dịch

Trang 16

quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở sang cho bà Lý Thị Ơn”

Ông Hà chết vào ngày 12/5/2008 nên đây là thời điểm mở thừa

kế theo khoản 1 Điều 611 BLDS 2015

Theo quy định tại Điều 614 BLDS 2015, kể từ thời điểm mở thừa

kế thì những người thừa kế có các quyền tài sản do người chết đểlại Theo nội dung bản án, ông Hà chết không để lại di chúc nên disản của ông sẽ được thừa kế theo pháp luật căn cứ theo điểm akhoản 1 Điều 650 BLDS 2015

Vậy, tại thời điểm ngày 12/5/2008 thì người thừa kế của ông Hà cóquyền sở hữu nhà đất tranh chấp

Ngày đăng: 06/09/2018, 14:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w