1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập lớn học kì dân sự 1 pháp luật về vấn đề di sản dùng vào thờ cúng và di tặng, thực tế và hướng hoàn thiện

23 557 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 154 KB

Nội dung

Hiện nay thì có một thực tế rất phổ biến đó làngoài việc định đoạt di sản lại cho những người trong di chúc thì họ còn địnhđoạt một phần di sản của mình vào việc thờ cúng và di tặng.. Ph

Trang 1

MỞ ĐẦU

Thừa kế với ý nghĩa là một phạm trù kinh tế có mầm mống và xuất hiệnngay trong thời kì sơ khai của xã hội loài người Ở thời kì này, việc thừa kếnhằm di chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống được tiếnhành dựa trên quan hệ huyết thống và do những phong tục tập quán riêng củatừng bộ lạc, thị tộc Thừa kế với tư cách là một quan hệ pháp luật dân sự trong

đó các chủ thể có những quyền và nghĩa vụ nhất định Trong quan hệ này,người có tài sản trước khi chết có quyền định đoạt tài sản của mình cho ngườikhác Những người có quyền nhận hoặc không nhận di sản trừ trường hợp màpháp luật có quy định khác Hiện nay thì có một thực tế rất phổ biến đó làngoài việc định đoạt di sản lại cho những người trong di chúc thì họ còn địnhđoạt một phần di sản của mình vào việc thờ cúng và di tặng Dưới đây là một

Điều 646, Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “ Di chúc là sự thể hiện ý chí của

cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.

Như vậy theo quy định thì trước hết di chúc là sự thể hiện ý chí cá nhân,đây là ý chí mang tính đơn phương của người lập di chúc Tuy nhiên theo quyđịnh này của pháp luật thì vợ chồng có quyền lập di chúc chung để định đoạttài sản chung ( Điều 633, Bộ luật Dân sự 2005) Trong trường hợp này xuất

Trang 2

hiện ý chí của cả vợ, chồng (hai người) nhưng vẫn là sự thể hiện tính đơnphương của di chúc vì vợ, chồng là hai chủ thể đứng về một phía (trong việclập di chúc) để định đoạt tài sản cho những người thừa kế Mặc dù di chúc là

sự thể hiện ý chí đơn phương của người lập di chúc nhưng ý chí này phải phùhợp với quy định của pháp luật thể hiện qua các quy định liên quan đến điềukiện có hiệu lực của di chúc

Khi lập di chúc, mục đích của người lập di chúc là nhằm chuyển giao tàisản của mình cho người khác sau khi người lập di chúc chết Đây là yếu tố hết

sức quan trọng, nếu di chúc không đề cập đến việc “chuyển tài sản” này thì di

chúc cũng không tồn tại giá trị pháp lý dưới góc độ pháp luật Dân sự Thông

thường khi nói tới việc: “chuyển tài sản” của người lập di chúc, có thể hiểu

đây là sự định đoạt tài sản một cách trực tiếp

Ví dụ: Ông A trước khi chết, có lập di chúc để lại di sản cho các con củamình với sự phân định cụ thể phần của mỗi người được hưởng Nhưng cũng

có thể coi là di chúc nếu trong di chúc ngoài sự phân định tài sảm một cáchtrực tiếp còn có những nội dung khác nhưng lại có ý nghĩa khi tiến hành phânchia di sản Ví dụ: Ông A trước khi chết đã lập di chúc truất quyền thừa kế củacon trai của mình là B, di sản được chia đều cho các con còn lại Như vậy việctruất quyền thừa kế đối với B của ông A cũng được xác định là nội dung của

di chúc

Di chúc chỉ có hiệu lực khi thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực của di chúc

và người lập di chúc chết Trong di chúc, người lập di chúc có toàn quyềntrong việc định đoạt di sản cũng như đưa ra các điều kiện nhất định cho ngườithừa kế

Qua khái niện di chúc, có thể h`iểu thừa kế theo di chúc như sau:

Trang 3

Thừa kế theo di chúc là việc chuyển quyền tài sản của người đã chết cho những người thừa kế theo ý chí tự nguyện của người để lại di sản thể hiện trong di chúc.

Khi còn sống thì bất kì người nào cũng có quyền được để lại di chúc địnhđoạt tài sản của mình cho những người còn sống khác khi mình chết Vớiquyền tự định đoạt tài sản của mình thì người để lại di chúc có thể dùng di sảncủa mình để dùng vào việc thờ cúng và di tặng cho người khác

II DI SẢN DÀNH CHO VIỆC THỜ CÚNG VÀ DI TẶNG

mà “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn” đã trở thành đạo lý

của người Việt Nam nói riêng cũng như các quốc gia trên thế giới nói chung.Việc dành di sản để dùng vào việc thờ cúng là một cách thể hiện bổn phận vàtrách nhiệm thờ cúng ông bà, tổ tiên, nguồn cội của mình Giả thiết người đểlại di sản không để lại di sản sau khi qua đời (không có) thì những người thânthích của họ vẫn thực hiện nghĩa vụ thờ cúng Di sản dùng vào việc thờ cúngkhông chỉ có ý nghĩa về vật chất mà còn có giá trị về tinh thần, được hìnhthành và lưu truyền từ đời này sang đời khác, nên từ các bộ luật cổ đến Bộ luật

Bắc Kỳ, Bộ luật Trung Kỳ đều có quy định và có tên là “hương hỏa”.

Thờ cúng là một nếp sống văn hóa lâu đời của nhân dân ta, thể hiện lòngtôn kính của người còn sống đối với những người đã khuất, giáo dục nhữngngười xung quanh biết kính trọng những bậc cha ông đã chết và nhớ ơn công

Trang 4

lao của họ Chính vì vậy Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các truyền thống tốtđẹp đó, cho phép cá nhân dành một phần tài sản của mình để dùng vào việcthờ cúng Phần tài sản dùng vào việc thờ cúng này không được coi là di sảnthừa kế.

Kế thừa và phát triển các những quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng,pháp luật nước ta hiện nay cũng đã ghi nhận quyền để lại di sản để dùng vàoviệc thờ cúng của người lập di chúc cụ thể tại Điều 670 Bộ luật dân sự 2005:

Di sản dùng vào việc thờ cúng

1.Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng.

Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

2.Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.

Theo như quy định trên của pháp luật thì người lập di chúc có quyền để lại

di sản để dùng vào việc thờ cúng Di sản dùng vào việc thờ cúng là một phầncủa di sản thừa kế cũng giống như di sản thừa kế theo di chúc Nhưng cũngphải tuân theo nguyên tắc di sản của người chết để lại di chúc bảo đảm thựchiện các nghĩa vụ về tài sản của người đó đối với người khác Nếu toàn bộ di

Trang 5

sản của người chết để lại không đủ để thanh toán các nghĩa vụ về tài sản thìkhi đó không có di sản thừa kế theo di chúc cũng như không có di sản dùng đểthờ cúng.

Trường hợp giá trị di sản thừa kế lớn hơn nghĩa vụ tài sản của người chết

để lại thì di sản đem chia thừa kế sẽ bị cắt giảm trước do di sản chia thừa kếchỉ được xác định khi đã thanh toán xong các nghĩa vụ về tài sản và các chiphí có liên quan đến di sản, nếu sau khi đã cắt giảm mà di sản chia thừa kế vẫnchưa đủ thì phần còn thiếu sẽ lấy từ di sản thờ cúng Khi đó thì di sản dùngvào việc thờ cúng được xác định là phần còn lại sau khi trừ đi phần còn thiếu

để thực hiện nghiã vụ tài sản và các chi phí liên quan đến di sản

Sau khi đã thanh toán xong nghĩa vụ tài sản và các chi phí liên quan đến disản, di sản thờ cúng không được áp dụng chia thừa kế và không thuộc vềngười thừa kế nào, nếu còn di sản thì mới được chia cho những người thừa kế

Cả di sản thừa kế theo di chúc và di sản dùng vào việc thờ cúng đều lànhững phần di sản mà người lập di chúc định đoạt theo ý chí của họ nên cácthành phần di sản này sẽ có mối liên hệ với nhau

Về mối liên hệ giữa chúng thì có một số trường hợp cụ thể như sau:

Trường hợp một: Người có di sản định đoạt toàn bộ di sản của mình vào

việc thờ cúng trong di chúc có hiệu lực pháp luật Phần được hưởng củanhững người không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo Điều 669 Bộ luậtdân sự 2005 được hưởng đủ 2/3 suất thừa kế theo pháp luật Khi đó thì phần disản dùng vào việc thờ cúng sẽ được xác định là phần di sản còn lại sau khi trừ

đi toàn bộ phần của những người được hưởng di sản mà không phụ thuộc vàonội dung của di chúc được hưởng Do có sự đảm bảo của pháp luật, theo Điều

669 bộ luật dân sự 2005 thì những người thừa kế được đảm bảo hưởng kỷphần bằng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật; nên di sản dùng vào việc thờ cúng

đã bị giảm bớt Còn trong trường hợp người lập di chúc định đoạt toàn bộ di

Trang 6

sản dùng vào việc thờ cúng mà không có người thừa kế không phụ thuộc nộidung của di chúc, toàn bộ di sản dùng vào việc thờ cúng sẽ đúng theo ý chíđịnh đoạt của người lập di chúc, khi đó không có di sản để chia theo di chúccho những người thừa kế.

Trường hợp hai: Nếu người lập di chúc định đoạt một phần di sản vào

việc thờ cúng, phần còn lại sẽ định đoạt cho những người thừa kế hưởng trong

di chúc có hiệu lực pháp luật

- Nếu không có người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc thìquyền định đoạt của người lập di chúc sẽ không bị hạn chế Trong khối di sảncủa người chết để lại thì di sản thừa kế theo di chúc và di sản dùng vào việcthờ cúng sẽ tỷ lệ nghịch với nhau Nếu di sản thừa kế mà càng lớn thì di sảndành cho việc thờ cúng sẽ càng nhỏ và ngược lại nếu di sản thừa kế mà càngnhỏ thì di sản dành cho việc thờ cúng sẽ càng lớn

- Nếu có người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc thì nhữngngười thừa kế này phải được bảo đảm hưởng đủ 2/3 suất thừa kế theo phápluật, nếu chưa đủ thì phần còn thiếu sẽ được trích ra theo tỷ lệ từ di sản thừa

kế theo di chúc và di sản dùng vào việc thờ cúng

Trường hợp ba: Người lập di chúc định đoạt một phần tài sản của mình

trong di chúc cho những người thừa kế và dành cho việc thờ cúng, phần cònlại không định đoạt cho ai hưởng

- Nếu không có người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc thìphần di sản không định đoạt theo di chúc sẽ được đem chia theo pháp luật;còn phần di sản chia theo di chúc và di sản dùng vào việc thờ cúng sẽ đượcđem chia theo đúng ý chí của người lập di chúc đã định đoạt trong di chúc

- Nếu có người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, ngườilập di chúc truất quyền hưởng di sản thừa kế của những người thừa kế khôngphụ thuộc vào nội dung di chúc hoặc định đoạt hết di sản cho những người

Trang 7

thừa kế khác, phần di sản mà những người thừa kế này được hưởng từ phần disản không được định đoạt theo di chúc để đảm bảo quyền lợi của họ, nghĩa làphần di sản mà những người thừa kế này được hưởng lớn hơn hoặc bằng 2/3suất thừa kế theo pháp luật, thì quyền định đoạt của người lập di chúc không

bị hạn chế, khi đó thì di sản thừa kế và di sản dùng cho việc thờ cúng được giữnguyên Nếu những người thừa kế này chưa được hưởng đủ 2/3 suất thừa kếtheo pháp luật thì phần còn thiếu sẽ được trích ra theo tỷ lệ từ phần di sản chiatheo pháp luật và di sản dùng vào việc thờ cúng Nếu người lập di chúc có chongười thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc nhưng ít hơn 2/3 suấtthừa kế theo pháp luật, nghĩa là tổng phần di sản được hưởng từ di chúc vớiphần di sản được hưởng từ phần di sản không được định đoạt cho ai hưởngvẫn nhỏ hơn 2/3 suất thừa kế theo pháp luật thì khi đó di sản thừa kế và di sảndùng vào việc thờ cúng sẽ bị cắt giảm Còn nếu như tổng của hai phần di sảnnày đã đảm bảo cho người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc thì

di sản thừa kế và di sản dùng vào thờ cúng sẽ được giữ nguyên

2 Di sản dùng để di tặng

Di tặng là việc để lại di sản giành một phần trong số di sản để tặng chongười khác thông qua việc thể hiện ý nguyện trong một di chúc có hiệu lựcpháp luật

Pháp luật dưới chế độ cũ của Việt Nam trước đây quy định về vấn đề “sinh thời phân sản”, “sinh thời tặng dữ” và “di tặng nhân tử” “Sinh thời phân sản” được hiểu là người có tài sản có quyền chia và giao tài sản tạm thời cho

con cháu và mọi người khác trong gia đình lúc còn sống, trên nguyên tắc

người có tài sản có thể truất bãi việc chia bất cứ khi nào “Sinh thời tặng dữ”

được hiểu là một người lấy một phần tài sản của mình tặng cho người khác,người tặng cho khi đó vẫn còn sống và người được tặng cho chấp nhận Còn

“di tặng nhân tử” được hiểu là một người lấy một phần tài sản của mình cho

Trang 8

người khác nhưng chỉ có thể thực hiện được sau khi người để lại di sản đó đãchết.

Từ năm 1945 cho đến trước khi Bộ luật dân sự 1995 ở nước ta ra đời thìkhông có quy định nào về di tặng Cho đến khi có Bộ luật dân sự 1995 và hiệnnay là Bộ luật dân sự 2005 thì đã quy định về di tặng Điều 671 Bộ luật dân sự

Theo quy định này của pháp luật thì “Việc di tặng phải được ghi rõ trong

di chúc” có nghĩa là việc người để lại di sản dành một phần trong số di sản

của mình để tặng cho người khác thông qua việc thể hiện ý chí của mình trong

di chúc Vì vậy, hiệu lực của di tặng sẽ xác định theo hiệu lực của di chúc.Điều đó có nghĩa là di tặng và di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế vàngười được di tặng phải còn sống tại thời điểm đó Bản chất của di tặng cũnggiống như hợp đồng tặng cho với tính không đền bù, mặc dù di tặng chỉ thểhiện ý chí đơn phương của người di tặng, khi người được di tặng đồng ý thì họ

có quyền hưởng di sản mà không phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà ngườichết để lại Nhưng để bảo vệ chính đáng của người chủ nợ thì pháp luật quyđịnh nếu toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập

di chúc để lại thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ cònlại của người này

Di tặng và di sản thừa kế theo di chúc có điểm giống nhau là đều thuộc vàophần tài sản trong tổng khối di sản của người chết để lại, chính do vậy mà việc

Trang 9

xác định giá trị của di tặng không thể vượt ra khỏi phạm vi của khối di sản củangười chết để lại Nhưng di tặng khác với thừa kế theo di chúc là người đượcthừa kế theo di chúc phải thực hiện nghĩa vụ tương ứng với phần di sản của họđược hưởng, còn người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ đối vớiphần di sản được di tặng trừ trường hợp toàn bộ tài sản không đủ để thanhtoán nghĩa vụ về tài sản mà người chết để lại thì phần di tặng cũng được dùng

để thanh toán nghĩa vụ đó Do vậy thì trước hết phải thanh toán các nghĩa vụ

về tài sản của người chết để lại từ khối di sản của người chết và tuân theo thứ

tự ưu tiên được quy định tại Điều 683 Bộ luật dân sự 2005 Thứ tự ưu tiên

thanh toán: “Các nghĩa vụ và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được

thanh toán theo thứ tự sau đây :

1 Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;;

2 Tiền cấp dưỡng còn thiếu;

3 Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;

4 Tiền công lao động;

5 Tiền bồi thường thiệt hại;

6 Thuế và các khoản nợ khác đối với Nhà nước;

7 Tiền phạt;

8 Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác;

9 Chi phí do việc bảo quản di sản;

10 Các chi phí khác”

Sau đó mới xác định được phần di tặng

Trường hợp một: Trường hợp người lập di chúc để lại toàn bộ di sản vào

việc di tặng trong di chúc có hiệu lực pháp luật Khi đó phải đảm bảo chonhững người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc được hưởng bằng2/3 suất thừa kế theo pháp luật Và di tặng lúc này sẽ là số di sản còn lại saukhi đã trừ đi phần di sản mà những người thừa kế không phụ thuộc vào nội

Trang 10

dung di chúc được hưởng Khi ấy thì phần di sản dùng cho di tặng đã bị cắtgiảm, trường hợp sau khi trừ đi phần di sản mà những người thừa kế khôngphụ thuộc vào di chúc được hưởng mà không còn di sản thì không có di tặng.Nếu như không có người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc thìsau khi trừ đi các khoản nghĩa vụ về tài sản mà người chết để lại mà còn di sảnthì nó sẽ thuộc về người được di tặng theo định đoạt trong di chúc của người

để lại di sản

Trường hợp hai: Người lập di chúc định đoạt một phần di sản cho di

tặng, phần còn lại định đoạt cho những người thừa kế theo di chúc Người đểlại di sản mà toàn bộ nghĩa vụ phải trả nhỏ hơn tổng khối di sản Trong trườnghợp này pháp luật dự liệu nếu phần di sản để chia thừa kế không đủ để thựchiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại thì người được di tặng phải tríchmột phần di sản được hưởng để thực hiện nốt nghĩa vụ đó Có nghĩa khi đó ditặng là phần di sản còn lại sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ về tài sản và cácchi phí liên quan đến di sản thừa kế Như vậy thì khi di sản chưa chia màngười để lại di sản thừa kế có nghĩa vụ thì người thừa kế lấy di sản chuyển chonhững người được di tặng, phần còn lại thực hiện nghĩa vụ tài sản và chia chonhững người thừa kế Di sản đã chia cho người được di tặng và những ngườithừa kế, thì những người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi di sảnmình được hưởng Khi toàn bộ di sản không đủ để thực hiện nghĩa vụ thìngười được hưởng di tặng phải dùng một phần di sản mà mình được tặng đểthực hiện nghĩa vụ đó

Sau khi đã thanh toán các nghĩa vụ về tài sản và các chi phí liên quan đếnthừa kế, toàn bộ khối di sản của người để lại di tặng chỉ còn lại một phần bằngvới di tặng hoặc thấp hơn di tặng xác định được, phần này sẽ thuộc về ngườiđược di tặng Một phần di sản mà người lập di chúc dành để di tặng cho ngườikhác có thể là một khoản tiền cụ thể hay được chỉ chính xác là một vật cụ thể

Trang 11

Di tặng là một khoản tiền xác định trong di chúc thì người được di tặng sẽđược hưởng khoản tiền xác định này Còn nếu di tặng là một vật vẫn còn tồntại ở thời điểm mở thừa kế thì vật đó thuộc về người được di tặng, việc di tặng

sẽ không thực hiện được theo đúng ý chí của người lập di chúc khi mà tại thờiđiểm mở thừa kế vật đó không còn tồn tại Hơn nữa trong trường hợp toàn bộ

di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ do người chết để lại thì di tặng là vậthay tiền thì nó cũng sẽ được dùng để thanh toán nghĩa vụ đó

Trường hợp ba: Trường hợp người lập di chúc định đoạt một phần di sản

để di tặng, phần còn lại không được định đoạt thì chia theo pháp luật Nhữngngười thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc được hưởng phần di sảntrong phần di sản không được định đoạt với đủ 2/3 suất thừa kế theo pháp luật,khi đó di tặng sẽ không bị cắt giảm Những người thừa kế chưa hưởng đủ 2/3suất thừa kế theo pháp luật thì phần còn thiếu sẽ được trích từ di tặng Lúc đấy

di tặng sẽ là phần còn lại sau khi trừ đi phần di sản dành cho những ngườithừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc

III THỰC TẾ NHỮNG VƯỚNG MẮC LIÊN QUAN ĐẾN DI SẢN DÙNG CHO VIỆC THỜ CÚNG VÀ DI TẶNG

1 Vấn đề vướng mắc đến di sản dùng vào việc thờ cúng

Căn cứ xác lập, chuyển giao di sản dùng vào việc thờ cúng phải do người

có tài sản lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng và phần

đó không được chia thừa kế Người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng làngười được chỉ định trong di chúc Biết rằng người lập di chúc có quyền chỉđịnh bất kì ai quản lí di sản dùng vào thờ cúng: người thuộc diện thừa kế theopháp luật hoặc người không thuộc diện thừa kế theo pháp luật Nếu ngườiđược giao quản lí di sản dùng vào việc thờ cúng không thuộc diện thừa kếtheo pháp luật đã không thực hiện đúng di chúc thì những người thừa kế khác

có quyền yêu cầu người đó chuyển giao di sản dùng vào việc thờ cúng đó cho

Ngày đăng: 25/03/2019, 09:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w