- Thêm điều luật quy định về hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cáchpháp nhân: “Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa
Trang 1MỤC LỤC
Trang 2PHẦN 1
Mục 1: TRƯỜNG HỢP ĐẠI DIỆN HỢP LỆ
Câu 1: Điểm mới của BLDS 2015 (so với BLDS năm 2005) về người đại diện.
Trả lời:
Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về người đại diện được trìnhbày sau đây:
1. Đại diện
- Căn cứ: Điều 139 BLDS 2005 và Điều 134 BLDS 2015
- BLDS 2015 thêm “pháp nhân” là người đại diện thay vì chỉ có cá nhân (là “một
người” theo BLDS 2005):
“Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người
được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”
- Bỏ “chủ thể khác” (trong cụm cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác) là người thựchiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện trong BLDS 2005:
“Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người
đại diện Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quyđịnh họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó”
- Thay đổi điều kiện về người đại diện: từ “có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ
trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 143 của Bộ luật này” sang “phải có năng
lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện.”
2. Căn cứ xác lập quyền đại diện
- Tách Điều 135 BLDS 2015 (căn cứ xác lập quyền đại diện) ra từ khoản 3 Điều
139 BLDS 2005
- BLDS 2015 thêm 2 căn cứ xác lập quyền đại diện là “quyết định của cơ quan nhànước có thẩm quyền” và theo “điều lệ của pháp nhân”:
“Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người
đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật
(sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật)”
3. Đại diện theo pháp luật
- Tách Điều 141 BLDS 2005 về người đại diện theo pháp luật ra thành 2 điều làĐiều 136 về đại diện theo pháp luật của cá nhân và Điều 137 về đại diện theo phápluật của pháp nhân
- Bỏ đi quy định liên quan đến chủ hộ gia đình đối với hộ gia đình; tổ trưởng tổ hợptác đối với tổ hợp tác
Trang 3- Điều 137 BLDS 2015 thêm quy định về số lượng người đại diện cho pháp nhân
(Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại
diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định tại Điều 140 và Điều 141 của
Bộ luật này).
4. Đại diện theo ủy quyền
- Căn cứ: Điều 142, 143 BLDS 2005 và Điều 138 BLDS 2015
- Gộp Điều 142 và Điều 143 BLDS 2005 thành Điều 138 BLDS 2015
- Thay “người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân” thành “pháp nhân”, coi phápnhân như một chủ thể của pháp luật:
“Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực
hiện giao dịch dân sự”
- Thêm điều luật quy định về hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cáchpháp nhân:
“Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân” (khoản 2 Điều
138 BLDS 2015)
5. Hậu quả pháp lý của hành vi đại diện
- Căn cứ: Điều 139 BLDS 2015
- Là một điều khoản hoàn toàn mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005
6. Thời hạn đại diện
- Gộp Điều 147 (chấm dứt đại diện của cá nhân) và Điều 148 (chấm dứt đại diệncủa pháp nhân) của BLDS 2005 thành Điều 140 (thời hạn đại diện) (BLDS 2015)
7. Phạm vi đại diện
- Căn cứ: Điều 144 BLDS 2005 và Điều 141 BLDS 2015
- Giới hạn lại quyền người đại diện có thể thực hiện (trước đó trong BLDS 2005,người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vìlợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác)(khoản 1 Điều 141 BLDS 2015):
Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại
diện theo căn cứ sau đây:
a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
b) Điều lệ của pháp nhân;
c) Nội dung ủy quyền;
d) Quy định khác của pháp luật.
˗ Thêm nội dung mới về số lượng có thể đại diện:Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân
danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (Khoản 3 Điều 141 BLDS 2015)
Trang 48. Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện
- Căn cứ: Điều 145 BLDS 2005 và Điều 142 BLDS 2015
- Thêm các điều khoản loại trừ với trường hợp giao dịch dân sự do người không cóquyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh nghĩa vụ đối với ngườiđược đại diện (Khoản 1 Điều 142 BLDS 2015)
- Thêm hậu quả đối với trường hợp không có quyền đại diện và người đã giao dịch
cố ý xác lập, thực hiện giao dịch, cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà gâythiệt hại cho người được đại diện (khoản 4 Điều 142 BLDS 2015)
9. Hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm
vi đại diện
- Căn cứ: Điều 146 BLDS 2005 và Điều 143 BLDS 2015
- Thêm hậu quả đối với trường hợp người đại diện và người đã giao dịch cố ý xáclập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại chongười được đại diện (khoản 4 Điều 143 BLDS 2015)
Lưu ý: những chỗ được in nghiêng phía trên là điểm mới trích trong các điều luật của BLDS 2015.
Câu 2: Trong Quyết định số 08, đoạn nào cho thấy ông Mạnh đại diện cho Hưng Yên xác lập hợp đồng với Vinausteel?
Câu 3: Theo Hội đồng thẩm phán, ông Mạnh có trách nhiệm gì với Vinausteel không?
Trả lời:
Theo Hội đồng thẩm phán, ông Mạnh không có trách nhiệm gì với Vinausteel
Trích từ bản án: “Việc ông Lê Văn Mạnh có Bản cam kết vào ngày 01/4/2007 “xin
chịu trách nhiệm trước pháp luật và xin cam kết nhận trách nhiệm trả cho Công ty và các bên thứ ba (trong đó có Công ty liên doanh sản xuất thép Vinausteel) tất cả các khoản nợ
và bồi thường thiệt hại phát sinh từ các giao dịch, hợp đồng” mà ông Mạnh đã ký trước
hoặc từ các giao dịch, hợp đồng của Công ty được ký kết trước đó Tuy nhiên, Công tyVinausteel không tham gia ký kết, không đồng ý nên không thuộc trường hợp chuyểngiao nghĩa vụ dân sự theo quy định tại khản 1 Điều 315 Bộ luật dân sự năm 2005”
1 Quyết định số 08/2013/KTMD-GĐT NGÀY 15/03/2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Trang 5Câu 4: Cho biết suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm liên quan đến ông Mạnh (có văn bản nào không về chủ đề này? Có thuyết phục không?)
để thực hiện các giao dịch dân sự, kinh tế, thường mại trong phạm vi ngành kinh doanhcủa Công ty Nên việc ông ký kết Hợp đồng với Vinausteel là hoàn toàn không vượt quáthẩm quyền của ông, thỏa khoản 1 Điều 141 BLDS 2015về phạm vi đại diện như sau:
“1 Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:
a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
b) Điều lệ của pháp nhân;
c) Nội dung ủy quyền;
d) Quy định khác của pháp luật.”
Về vấn đề này, PGS TS Đỗ Văn Đại có nhận định: “Vì người đại diện xác lập,thực hiện giao dịch dân sự trên danh nghĩa của người được địa diện nên, mặc dù ngườiđại diện giao dịch trực tiếp với người thứ ba, giao dịch dân dân sự không được xác lậpgiữa người đại diện và người thứ ba Về phía người đại diện, mặc dù Bộ luật dân sựkhông quy định rõ, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng người đại diện không có tráchnhiệm đối với giao dịch được xác lập hợp pháp vì bên trong giao dịch là người được đạidiện chứ không phải là người đại diện Bộ nguyên tắc châu Âu cũng theo hướng này và
đã quy định rõ hơn chúng ta tại Điều 3:302, theo đó “người đại diện không bị ràng buộcđối với người thứ ba””2
Theo Luật Doanh nghiệp 2014: “Người đại diện theo ủy quyền chịu trách nhiệmtrước chủ sở hữu, thành viên, cổ đông ủy quyền do vi phạm các nghĩa vụ quy định tạiĐiều này Chủ sở hữu, thành viên, cổ đông ủy quyền chịu trách nhiệm trước bên thứ bađối với trách nhiệm phát sinh liên quan đến quyền và nghĩa vụ được thực hiện thông quangười đại diện theo ủy quyền”3
2 Đỗ Văn Đại, Luật Hợp đồng Việt Nam- Bản án và bình luận bản án, Nxb Hồng Đức-Hội luật gia Việt Nam 2017
(xuất bản lần thứ 6), Bản án số 35-37, tr 288.
3 Khoản 3 Điều 16 Luật Doanh nghiệp 2014.
Trang 6Như vậy, trách nhiệm giải quyết vấn đề này là của toàn bộ Công ty kim khí HưngYên, còn ông Mạnh không phải chịu bất kỳ trách nhiệm gì đới với Công ty Vinausteel.Tuy nhiên, ông Mạnh phải chịu trách nhiệm đối với nội bộ Công ty của mình, Công tykim khí Hưng Yên theo Luật Doanh nghiệp nêu trên.
Có thể thấy, nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng do người đại diện ký kết trong phạm
vi đại diện không là nghĩa vụ, trách nhiệm của người đại diện mà là của bên được đạidiện Hay nói cách khác, hợp đồng dù do người đại diện ký kết thì trách nhiệm vẫn thuộc
Câu 6: Cho biết suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm liên quan đến Hưng Yên nêu trên.
là không có căn cứ
Ông Mạnh được bà Lan ký giấy ủy quyền cho ông để thực hiện các giao dịch dân
sự, kinh tế, thường mại trong phạm vi ngành kinh doanh của Công ty Nên việc ông kýkết Hợp đồng với Vinausteel là hoàn toàn không vượt quá thẩm quyền của mình, nằmtrong phạm vi đại diện thỏa khoản 1 Điều 141 về phạm vi đại diện Ở Anh, “đại diện làquan hệ phát sinh khi một bên, người được đại diện, cho phép người khác, người đạidiện, hành động trên danh nghĩa của họ và người đại diện chấp nhận làm việc được chophép” Trong thực tế, “các nguyên tắc của đại diện mở rộng cho những trường hợp khác”
và một trong những trường hợp này là “ủy quyền đại diện có thể được đưa ra sau khingười đại diện đã hành động trên danh nghĩa người được đại diện; hành động của ngườiđại diện được coi là ‘chấp thuận’”
Do đó, theo khoản 1 Điều 139 quy định về hậu quả pháp lý của hành vi đại diệnnhư sau: “Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp
Trang 7với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện” Vì vậy,Công ty kim khí Hưng Yên chịu trách nhiệm với bên thứ ba là Công ty Vinausteel.
Bộ nguyên tắc châu Âu cũng theo hướng này tại Điều 3:302, theo đó “khi ngườiđại diện hành động trong phạm vi đại diện như đã được định nghĩa tại Điều 3:301, cácgiao dịch của người đại diện ràng buộc trực tiếp người được đại diện và người thứ ba” Ởđây, “người đại diện làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp lý giữa ngườiđược đại diện và người thứ ba”.4
Có thể thấy, nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng do người đại diện ký kết trong phạm
vi đại diện là nghĩa vụ, trách nhiệm của bên được đại diện Nói cách khác, hợp đồng dù
do người đại diện ký thì trách nhiệm vẫn thuộc về pháp nhân, và pháp nhân không được
từ chối trách nhiệm này
Câu 7: Nếu ông Mạnh là đại diện theo pháp luật của Hưng Yên và trong hợp đồng
có thỏa thuận trọng tài thì thỏa thuận trọng tài này có ràng buộc Hưng Yên không? Biết rằng điều lệ của Hưng Yên quy định mọi tranh chấp liên quan đến Hưng Yên (như tranh chấp phát sinh từ hợp đồng do đại diện theo pháp luật xác lập) phải được giải quyết tại Tòa án.
Trả lời:
Nếu ông Mạnh là đại diện theo pháp luật của Hưng Yên và trong hợp đồng có
thỏa thuận trọng tài thì thỏa thuận này vẫn có ràng buộc Công ty Hưng Yên
Thứ nhất, vì có thỏa thuận trọng tài trong Hợp đồng nên điều lệ của Công ty HưngYên quy định mọi tranh chấp liên quan đến Công ty Hưng yên (như tranh chấp phát sinh
từ hợp đồng do đại diện theo pháp luật xác lập) phải được giải quyết tại Tòa án là khôngđược áp dụng Vì theo Luật Trọng tài thương mại 2010: “Trong trường hợp các bên tranhchấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chốithụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thểthực hiện được”5 Việc Công ty Hưng Yên có điều lệ như trên là quy định của riêng Công
ty, không thể áp dụng với một công ty khác được
Thứ hai, theo Điều 19 Luật Trọng tài thương mại nói về tính độc lập của thỏathuận trọng tài như sau: “Thỏa thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng Việc thayđổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được khônglàm mất hiệu lực của thoả thuận trọng tài.” Như vậy, dù thỏa thuận trọng tài là điều khoảnnhỏ hay văn bản đi kèm thì đều tách biệt với hợp đồng được thỏa thuận Do đó, Công tyHưng Yên vẫn phải chịu trách nhiệm cho những phần khác của hợp đồng chính, không vì
có thỏa thuận trọng tài mà mất đi nghĩa vụ của mình
4 Đỗ Văn Đại, Luật Hợp đồng Việt Nam- Bản án và bình luận bản án, Nxb Hồng Đức-Hội luật gia Việt Nam 2017
(xuất bản lần thứ 6), Bản án số 35-37, tr 285.
5 Điều 6 Luật Trọng tài thương mại 2010.
Trang 8Mục 2: TRƯỜNG HỢP ĐẠI DIỆN KHÔNG HỢP LỆ
Câu 1: Trong Quyết định số 10, đoạn nào cho thấy người xác lập hợp đồng với Ngân hàng không được Vinaconex ủy quyền (không có thẩm quyền đại diện để xác lập)?
Trả lời:
Trích từ phần Xét thấy của Quyết định:
“Công ty xây dựng số II Nghệ An có Công văn số 064CV/XDII.TCKT gửi Chinhánh Ngân hàng Công thương Nghệ An trong đó có nội dung “đề nghị Ngân hàng Côngthương Nghệ An không cho các Xí nghiệp thuộc Công ty xây dựng số II Nghệ An vayvốn khi chưa có bảo lãnh vay vốn của Công ty kể từ ngày 06/4/2001 ” và “Các văn bảncủa Công ty liên quan tới vay vốn tại Ngân hàng Công thương Nghệ An ban hành trướcngày 06/4/2001 đều bãi bỏ”, nhưng ngày 14/5/2001 Ngân hàng vẫn ký Hợp đồng tíndụng số 01/HĐTD cho Xí nghiệp xây dựng 4 vay tiền”
Câu 2: Trong vụ việc trên, theo Tòa giám đốc thẩm, Vinaconex có chịu trách nhiệm với Ngân hàng về hợp đồng trên không?
Trả lời:
Trong vụ việc trên, theo Tòa giám đốc thẩm, Vinaconex phải chịu trách nhiệm vớiNgân hàng về hợp đồng trên
Trích từ Quyết định: “Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm buộc Công ty
cổ phần xây dựng 16 - Vinaconex phải trả khoản tiền nợ gốc và lãi (1.382.040.000 đồng)cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là có căn cứ”
Tòa giải thích như sau:
“Khi nhận được tiền, Xí nghiệp xây dựng 4 đã mua máy móc phục vụ công việc được Công ty giao và “cứ 6 tháng Xí nghiệp có báo cáo tài chính một lần” nên Ban giám đốc Công ty đều biết việc vay vốn Ngân hàng của Xí nghiệp xây dựng 4 và không phản đối Hơn nữa, ngày 28/10/2002, Công ty xây dựng số II Nghệ An có Công văn số 44 QĐ/CTII điều chuyển một số máy móc, phương tiện vận tải của Xí nghiệp xây dựng 4 (trong đó có một số thiết bị, máy móc hình thành từ vốn vay Ngân hàng theo hợp đồng tín dụng trên) về văn phòng cơ quan để phục vụ thi công một số công trình do Công ty thực hiện
Mặt khác, ngày 29/10/2004, Công ty cổ phần xây dựng 16 - Vinaconex có văn bản(thư xác nhận số dư) yêu cầu Ngân hàng Công thương Nghệ An xác nhận công nợ của Xí nghiệp xây dựng 4 Công ty xây dựng số II Nghệ An tính đến ngày 30/6/2004; Chi nhánh Ngân hàng Công thương Nghệ An đã xác nhận vào Thư xác nhận dư nợ: Xí nghiệp xây dựng 4 còn nợ 1.731.000.000 đồng
Trang 9Như vậy, sau khi Xí nghiệp xây dựng 4 vay tiền Ngân hàng, Công ty xây dựng số
II Nghệ An biết và không phản đối nên Công ty xây dựng số II Nghệ An (nay là Công ty
cổ phần xây dựng 16 - Vinaconex) phải chịu trách nhiệm trả khoản nợ này”6
Câu 3: Cho biết suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm.
Trả lời:
Hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm là hợp lý
Trích khoản 1 Điều 142 BLDS 2015 về hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện:
“1 Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:
a) Người được đại diện đã công nhận giao dịch;
b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;
c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện”
Thứ nhất, việc Giám đốc Công ty xây dựng số II Nghệ An (nay là Công ty cổ phầnxây dựng 16 - Vinaconex) nói Công ty không chịu trách nhiệm vì Ngân hàng cho vay vốnsai nguyên tắc thì phải tự chịu trách nhiệm là không có cơ sở Ngày 25/02/2001, Tổnggiám đốc Công ty xây dựng số II có Văn bản số 23CV/TCT thông báo cho Chi nhánhNgân hàng Công thường Nghệ An (nay là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam –Chi nhánh Nghệ An) biết việc Công ty đồng ý cho Xí nghiệp xây dựng 4 trực tiếp vayvốn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Nghệ An Việc Công ty xây dựng số II Nghệ
An có Công văn số 06CV/SDII.TCKT ngày 06/4/2011 đề nghị Ngân hàng không cho các
Xí nghiệp thuộc Công ty vay vốn khi chưa có bảo lãnh sau đó thì vì Ngân hàng khôngnhận được, nên Ngân hàng không biết là không được cho Xí nghiệp thuộc Công ty xâydựng số II vay vốn Ngoài ra, bên Công ty cũng không có bằng chứng chứng minh Ngânhàng đã nhận được Công văn số 06CV/SDII.TCKT ngày 06/4/2011 nên việc Ngân hàngvẫn tiếp tục ký kết với Xí nghiệp xây dựng 4 là việc có thể chấp nhận được, và Công văn
số 06CV/SDII.TCKT coi như không có Theo điểm a và điểm c khoản 1 Điều 142 nêutrên, Công ty xây dựng số II có quyền và nghĩa vụ đối với giao dịch với Ngân hàng do đãcông nhân giao dịch này
Thứ hai, “cứ 6 tháng Xí nghiệp có báo cáo tài chính một lần” nên sau khi Xínghiệp 4 nhận được tiền, Ban giám đốc Công ty đều biết việc Xí nghiệp vay vốn vàkhông hề phản đối Ngoài ra, Công ty xây dựng số II có văn bản yêu cầu Ngân hàng xácnhận công nợ của Xí nghiệp xây dựng 4 Điều này cho thấy Ban giám đốc Công ty xâydựng số II đều biết và không hề phản đối việc Xí nghiệp xây dựng 4 vay vốn Do đó theo
6 Quyết định số 10/2013/KDTM-GĐT ngày 25/4/2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Trang 10điểm b khoản 1 Điều 142 BLDS 2015 đã được nêu ở trên, Công ty xây dựng số II phải cótrách nhiệm đối với giao dịch giữa Xí nghiệp xây dựng 4 và Ngân hàng.
Đồng quan điểm nêu trên, theo Điều 3:207 Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng,
“giao dịch được xác lập, thực hiện bởi người không có quyền được đại diện hay vượt quáphạm vi đại diện có thể được người đại diện chấp nhận Một khi được chấp nhận, giaodịch được coi là đã được phép” Với quy định này, “giao dịch của người đại diện được coi
là như đã ràng buộc người được đại diện và người thứ ba ngay từ đầu” Tương tự như vậytrong Bộ nguyên tắc Unidroit (Điều 2.2.9)7
Câu 4: Nếu hoàn cảnh tương tự như trong Quyết định số 10 nhưng chỉ phía Ngân hàng phản đối hợp đồng (yêu cầu hủy bỏ hợp đồng do người đại diện Vinaconex không có quyền đại diện) thì phải xử lý như thế nào trên cơ sở BLDS 2015? Vì sao?
Trả lời:
Nếu hoàn cảnh tương tự như trong Quyết định số 10 nhưng chỉ phía Ngân hàngphản đối hợp đồng (yêu cầu hủy bỏ hợp đồng do người đại diện Vinaconex không cóquyền đại diện) thì sự phản đối này của Ngân hàng không được chấp nhận
Theo BLDS 2015 về hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đạidiện xác lập, thực hiện: “Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyềnđơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồithường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có quyền đạidiện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này”8
Trong trường hợp này, Công ty xây dựng số II không phản đối hợp đồng, nghĩa là
đã công nhận giao dịch theo điểm a khoản 1 Điều 142 BLDS 2015 Chính vì vậy, theođiều luật đã nêu ở phía trên về hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đạidiện xác lập, Ngân hàng Công thương Nghệ An (người đã giao dịch với người không cóquyền đại diện) không có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịchdân sự đã xác lập
Bàn về vấn đề này, PGS TS Đỗ Văn Đại trích dẫn một số nguyên tắc, điều luậtnước ngoài và bình luận như sau:
“Nghiên cứu so sánh cho thấy các hệ thống luật mà chúng tôi biết không cho phépngười thứ ba phủ nhận giao dịch khi người trước đó không có quyền đại diện, vượt quáphạm vi đại diện Chẳng hạn, theo Điều 3:302 Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng, “giaodịch được xác lập, thực hiện bởi người không có quyền được đại diện hay vượt quá phạm
vi đại diện có thể được người đại diện chấp nhận Một khi được chấp nhận, giao dịchđược coi là đã được phép” Với quy định này, “giao dịch của người đại diện được coi lànhư đã ràng buộc người được đại diện và người thứ ba ngay từ đầu” Tương tự như vậytrong Bộ nguyên tắc Unidroit (Điều 2.2.9) Ở Anh, “đại diện là quan hệ phát sinh khi một
7 Đỗ Văn Đại, Luật Hợp đồng Việt Nam- Bản án và bình luận bản án, Nxb Hồng Đức-Hội luật gia Việt Nam 2017
(xuất bản lần thứ 6), Bản án số 48-51, tr 355.
8 Khoản 3 Điều 142 BLDS 2015.
Trang 11bên, người được đại diện, cho phép người khác, người đại diện, hành động trên danhnghĩa của họ và người đại diện chấp nhận làm việc được cho phép” Trong thực tế, “cácnguyên tắc của đại diện mở rộng cho những trường hợp khác” và một trong những trườnghợp này là “ủy quyền đại diện có thể được đưa ra sau khi người đại diện đã hành độngtrên danh nghĩa người được đại diện; hành động của người đại diện được coi là ‘chấpthuận’”.
Ở Pháp, án lệ không cho phép người thứ ba phủ nhận giao dịch khi người được địadiện chấp nhận giao dịch Ở đây, pháp luật Pháp theo hướng các quy định về không cóquyền đại diện hay vượt quá phạm vi địa diện được thiết lập để bảo vệ người được đạidiện nên chỉ được người địai diện được viện dẫn án lệ để áp dụng, còn người thứ bakhông được viện dẫn án kệ để vô hiệu hóa hợp đồng khi người được đại diện chấp nhận
và muốn duy trì hợp đồng, với lý do “vô hiệu hợp đồng do không có quyền đại diện củangười đại diện là vô hiệu tương đối và chỉ người được đại diện mới được yêu cầu tuyên
bố hợp đồng vô hiệu”
Trang 12Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về hình thức sỡ hữu tài sản:
1. Từ 6 hình thức sỡ hữu tài sản (sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sởhữu chung, sở hữu của các tổ chức chính trị xã hội, sở hữu của tổ chức chính trị xãhội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp), BLDS 2015 rút lạicòn 3 hình thức sở hữu tài sản (sở hữu toàn dân, sở hữu riêng, sở hữu chung) Viêc rút gọn này thực chất là gộp 4 loại sở hữu: sở hữu tập thể, sở hữu chung, sởhữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội -nghề nghiệp và sở hữu của cá tổ chức chính trị xã hội lại thành một
Điều này giúp giản lược bộ luật và tránh sự trùng lặp một phần ý của ba loại sở hữunày
2. Sở hữu toàn dân
- Điểm mới đầu tiên của BLDS 2015 về sở hữu toàn dân là tên tiểu mục này Từ “sởhữu nhà nước” (BLDS 2005) đổi thành “sở hữu toàn dân” (BLDS 2015) Điều nàyphù hợp với tinh thần của Hiến pháp 2013 là tôn trọng người dân của đất nước (vídụ: tất cả chữ “Nhân dân” đều được viết hoa chữ “N”)
- Sở hữu toàn dân: Điều 197 của BLDS 2015 thay đổi định nghĩa về tài sản thuộc sởhữu toàn dân so với Điều 200 BLDS 2005 theo Hiến pháp 2013: “Đất đai, tàinguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyênthiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc
sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”9
- Thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được đầu tư vào doanh nghiệp:Điều 200 BLDS 2015 bỏ đi giới hạn quyền sở hữu của Nhà nước là chỉ trong
“doanh nghiệp nhà nước” của Điều 203 BLDS 2015 thành “doanh nghiệp”:
“Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được đầu tư vào doanh nghiệp thì Nhà nước
thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật vềdoanh nghiệp, quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tạidoanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan”
- Quyền của cá nhân, pháp nhân đối với việc sử dụng, khai thác tài sản thuộc sở hữutoàn dân: Điều 203 BLDS 2015 bỏ đi điều kiện “trong trường hợp pháp luật cóquy định và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép” của Điều 206 BLDS
2005 Đồng thời, cũng không quy định thêm điều kiện nào trong việc sử dụng,
khai thác này: “Cá nhân, pháp nhân được sử dụng đất, khai thác nguồn lợi thủy
9 Điều 53 Hiến pháp 2013.
Trang 13sản, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản khác thuộc sở hữu toàn dân đúng mụcđích, có hiệu quả, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định củapháp luật”.
3. Sỡ hữu riêng
- Điểm mới đầu tiên của BLDS 2015 về sở hữu riêng là tên tiểu mục này Từ “sởhữu tư nhân” (BLDS 2005) đổi thành “sở hữu riêng” (BLDS 2015)
- Sở hữu riêng và tài sản thuộc sở hữu riêng: được gộp Điều 211 về sở hữu tư nhân
và Điều 212 về tài sản thuộc hình thức sở hữu tư nhân của BLDS 2005 thành Điều
205 của BLDS 2015
4. Sở hữu chung
- Là sở hữu được gộp 4 loại sở hữu: sở hữu tập thể, sở hữu chung, sở hữu của tổchức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp
và sở hữu của cá tổ chức chính trị xã hội lại thành một
- Sở hữu chung của cộng đồng: xác định rõ tài sản chung của công đồng là tài sản
chung hợp nhất không phân chia (Điều 211 BLDS 2015)
- Sở hữu chung của các thành viên trong gia đình: được BLDS 2015 thêm như mộtđiều luật mới (Điều 212 BLDS 2015) so với BLDS 2005
- Sở hữu chung của vợ chồng: Tại Điều 213 BLDS 2015 được thêm một khoản mới
so với BLDS 2005 như sau: “Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo
thỏa thuận theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sản này”.
- Định đoạt tài sản chung: Điều 218 BLDS 2015 có một số thay đổi so với Điều 223BLDS 2005 như sau:
o Bỏ “theo quy định của pháp luật” đối với quyền định đoạt của mỗi chủ sở hữu:
“Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của
mình” (khoản 1 Điều 218 BLDS 2015).
o Ở khoản 3 điều này, thêm ý: “Việc thông báo phải được thể hiện bằng văn bản
và các điều kiện bán cho chủ sở hữu chung khác phải giống như điều kiện bán cho người không phải là chủ sở hữu chung”.
o Thêm hai trường hợp từ bỏ quyền sở hữu thành hai khoản mới:
“5 Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với động sản từ bỏ phần
quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu còn lại.
6 Trường hợp tất cả các chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản chung thì việc xác lập quyền sở hữu được áp dụng theo quy định tại Điều
228 của Bộ luật này”.
- Chia tài sản thuộc sở hữu chung: Khoản 1 Điều 219 BLDS 2015 thêm ý “trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác” so với Điều 224 BLDS
2005: “Trường hợp sỡ hữu chung…bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường
hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác”.
Trang 14Điều này thể hiện sự tôn trọng đối với các chủ thể.
Câu 2: Căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt có được ông Lưu tạo lập trong thời kỳ hôn nhân với bà Thẩm không? Đoạn nào của Quyết định số 377 (sau đây viết gọn là Quyết định 377) cho câu trả lời?
Câu 3: Theo bà Thẩm, căn nhà trên thuộc sỡ hữu chung của vợ chông bà hay sở hữu riêng của ông Lưu? Đoạn nào của Quyết định 377 cho câu trả lời?
Trả lời:
Theo bà Thẩm, căn nhà trên thuộc sở hữu chung của vợ chồng bà, không phải sởhữu riêng của ông Lưu
Trích từ phần Nhận thấy của bản án: “Còn bà Thẩm cho rằng căn nhà số 150/6A
Lý Thường Kiệt trên diện tích 101 m2 đất là tài sản chung vợ chồng bà nên không nhất trítheo yêu cầu của bà Xê Bà đề nghị Tòa giải quyết theo pháp luật để bà được hưởng thừa
kế tài sản của ông Lưu cùng với chị Hương”
Câu 4: Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, căn nhà trên thuộc sở hữu chung của ông Lưu, bà Thẩm hay thuộc sở hữu riêng của ông Lưu? Đoạn nào của Quyết định 377 cho câu trả lời?
Câu 5: Anh/chị có suy nghĩ gì về giải pháp trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao?
Trả lời:
Theo em, giải pháp trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao là chưa hợp lý
10 Quyết định số 377/2008/DS-GĐT ngày 23/12/2008 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.
Trang 15Theo khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về tài sản chungcủa vợ chồng:
“Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do laođộng, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thunhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng chochung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợchồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc cóđược thông qua giao dịch bằng tài sản riêng”11
Ở đây, Tòa không công nhận căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt là tài sản chung
do căn nhà được tạo lập bằng nguồn thu nhập của ông Lưu khi ông vào miền Nam đi
công tác và bà Thẩm không góp công sức, kinh tế cùng với ông Lưu Tuy nhiên, thứ nhất, ông Lưu và bà Thẩm là vợ chồng hợp pháp(Ông Võ Văn Lưu và bà Nguyễn Thị Thẩm kết
hôn ngày 26-10-1964 trên cơ sở tự nguyện, có đăng ký kết hôn tịa Ủy ban nhân dân xa Kinh Kệ, huyện Lâm Thảo, tỉnh Phú thọ 12 ) Thứ hai, theo như điều luật đã nêu trên, tài
sản chung của vợ chồng có bao gồm thu nhập hợp pháp Do đó, mặc dù thu nhập đó là doông Lưu làm ra nhưng vẫn là tài sản chung của hai vợ chồng ông Lưu bà Thẩm về mặtpháp luật Điều đó cũng có nghĩa là phần tiền dùng để tạo lập căn nhà số 150/6A LýThường Kiệt cũng là tài sản chung của vợ chồng ông Lưu, bà Thẩm Vì vậy, cũng theo
điều luật trích dẫn phía trên, quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là
tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng, căn nhà là của
chung vợ chồng ông Lưu, bà Thẩm
Ngoài ra, trong Luật Hôn nhân và gia đình cũng có nói: “vợ, chồng bình đẳng với
nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập” Nghĩa là, mặc dù
tiền do ông Lưu làm ra nhưng vẫn là tài sản chung của hai vợ chồng ông Lưu bà Thẩm,không cần biết bà Thẩm có hay không làm ra tiền và góp vốn xây dựng nhà
Như vậy, căn nhà trên không phải là tài sản riêng của ông Lưu và việc Tòa xácđịnh căn nhà 150/6A Lý Thường Kiệt là tài sản riêng của ông Lưu là không có căn cứhợp lý, không đúng theo quy định của pháp luật
Câu 6: Nếu căn nhà trên là tài sản chung của ông Lưu, bà Thẩm thì ông Lưu có thể
di chúc định đoạt toàn bộ căn nhà này không? Nêu căn cứ pháp lý khi trả lời.
Trả lời:
11 Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình.
12 Quyết định số 377/2008/DS-GĐT ngày 23/12/2008 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.
Trang 16Nếu căn nhà trên là tài sản chung của ông Lưu, bà Thẩm thì ông Lưu không thể dichúc định đoạt toàn bộ căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt.
Theo luật, vợ chồng có quyền định đoạt ngang nhau đối với tài sản chung của vợchồng13 Căn cứ theo khoản 2 Điều 213 BLDS 2015 về sở hữu chung của vợ chồng: “Vợchồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việcchiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung” Do đó trong trường hợp này, ông Lưu chỉ
có quyền di chúc định đoạt ½ căn nhà trên thôi, ½ còn lại của căn nhà là thuộc về bàThẩm
13 Điều 29 Luật Hôn nhân và Gia đình: Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.
Trang 17Mục 2: DIỆN THỪA KẾ
Câu 1: Bà Thẩm, chị Hương và bà Xê có thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Lưu hay không? Vì sao?
Trả lời:
Chỉ có bà Thẩm và chị Hương thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Lưu, còn bà
Xê thì không thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Lưu
Theo điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ,chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”
Đối với người vợ, để được hưởng thừa kế của nhau, thì quan hệ hôn nhân giữa vợ
và chồng ở đây phải là quan hệ hôn nhân hợp pháp hoặc hôn nhân đấy phải được pháp
luật công nhận là hôn nhân thực tế Do bà Thẩm là vợ hợp pháp của ông Lưu (Ông Võ
Văn Lưu và bà Nguyễn Thị Thẩm kết hôn ngày 26-10-1964 trên cơ sở tự nguyện, có đăng
ký kết hôn tịa Ủy ban nhân dân xa Kinh Kệ, huyện Lâm Thảo, tỉnh Phú thọ 14), nên bàthuộc hàng thừa kế thứ nhất Còn đối với bà Xê, mặc dù ông Lưu và bà Xê có làm thủ tụcđăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân phường 6, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang tuynhiên vì ông Lưu chưa ly hôn với bà Thẩm nên việc ông kết hôn với bà Xê là bất hợppháp15 Do đó, để biết bà có thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Lưu hay không, ta xétcoi quan hệ giữa bà Xê và ông Lưu có phải hay không phải hôn nhân thực tế
Do ông Lưu thuộc trường hợp người có nhiều chồng hoặc vợ, ta căn cứ vào điểm akhoảng 4 Nghị Quyết số 02/HĐTP-TANDTC ngày 19/10/1990 có quy định: “Trongtrường hợp một người có nhiều vợ (trước ngày 13-01-1960 - ngày công bố Luật Hônnhân và gia đình năm 1959 - đối với miền Bắc; trước ngày 25-3-1977 - ngày công bốdanh mục văn bản pháp luật được áp dụng thống nhất trong cả nước - đối với miền Nam
và đối với cán bộ, bộ đội có vợ ở miền Nam sau khi tập kết ra Bắc lấy thêm vợ mà việckết hôn sau không bị huỷ bỏ bằng bản án có hiệu lực pháp luật), thì tất cả các người vợđều là người thừa kế hàng thứ nhất của người chồng và ngược lại, người chồng là ngườithừa kế hàng thứ nhất của tất cả các người vợ”16
Ở đây, ông Lưu và bà Xê làm thủ tục đăng ký kết hôn và chung sống với bà Xê từnăm 1996 và đến năm 2003 thì ông Lưu chết Như vậy, thời điểm mà hai ông bà chungsống với nhau là sau ngày 25-3-1997, là ngày cuối cùng công nhận hôn nhân thực tế ởmiền Nam Do đó, quan hệ giữa hai người không phải là hôn nhân thực tế, và bà Xê
14 Quyết định số 377/2008/DS-GĐT ngày 23/12/2008 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.
15 Điều 5: “2 Cấm các hành vi sau đây:
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”.
16 Nghị Quyết số 02/HĐTP-TANDTC ngày 19/10/1990.
Trang 18đương nhiên cũng không nằm trong hàng thừa kế thứ nhất của ông Lưu theo trích dẫn từNghị quyết số 02 đã nêu trên.
Về phần chị Hương, chị là con đẻ của ông Lưu (Ông Võ Văn Lưu và bà Nguyễn
Thị Thẩm kết hôn ngày 26-10-1964 trên cơ sở tự nguyện, có đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân xa Kinh Kệ, huyện Lâm Thảo, tỉnh Phú thọ và có một con chung là chị Võ Thị Thu Hương 17) nên đương nhiên thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo điểm a khoản 1 Điều
Nghị Quyết số 02/HĐTP-TANDTC ngày 19/10/1990 có quy định: “Trong trườnghợp một người có nhiều vợ (trước ngày 13-01-1960 - ngày công bố Luật Hôn nhân và giađình năm 1959 - đối với miền Bắc; trước ngày 25-3-1977 - ngày công bố danh mục vănbản pháp luật được áp dụng thống nhất trong cả nước - đối với miền Nam và đối với cán
bộ, bộ đội có vợ ở miền Nam sau khi tập kết ra Bắc lấy thêm vợ mà việc kết hôn saukhông bị huỷ bỏ bằng bản án có hiệu lực pháp luật), thì tất cả các người vợ đều là ngườithừa kế hàng thứ nhất của người chồng và ngược lại, người chồng là người thừa kế hàngthứ nhất của tất cả các người vợ”19
Do ông Lưu và bà Xê kết hôn và chung sống với nhau ở miền Nam (Tiền Giang)vào cuối 1976, trước thời hạn cuối cùng công nhận hôn nhận thực tế ở miền Nam (ngày25-3-1977) Theo đó, bà Xê là vợ thực tế của ông Lưu, nằm trong hàng thừa kế thứ nhấtcủa ông Lưu theo Nghị quyết 02 đã nêu trên
Câu 3: Trong vụ việc này, chị Hương có được chia di sản của ông Lưu không? Vì sao?
Trả lời:
Trong vụ việc trên, chị Hương không được chia di sản của ông Lưu
Vì ông Lưu đã viết di chúc để lại toàn bộ tài sản cho bà Xê Do đó, theo di chúc,chị Hương không được hưởng phần nào từ di sản của ông Lưu Tuy nhiên, ta xét thêm chịHương có hay không thuộc trường hợp được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung dichúc
17 Quyết định số 377/2008/DS-GĐT ngày 23/12/2008 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.
18 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình.
19 Nghị Quyết số 02/HĐTP-TANDTC ngày 19/10/1990.
Trang 19Theo luật, những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suấtcủa một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trườnghợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản íthơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.20
Ở đây, chị Hương là người đã thành niên (chị sinh năm 1965, nghĩa là đến ngàyông Lưu chết (năm 2003), chị đã là người thành niên), chị cũng không bị mất khả nănglao động Như vậy, chị Hương không thuộc trường hợp nào trong hai trường hợp đã nêuphía trên, và theo đó chị không là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúccủa ông Lưu
Như vậy, chị Hương không được chia di sản của ông Lưu trong vụ việc trên
Câu 4: Theo pháp luật hiện hành, ở thời điểm nào người thừa kế có quyền sở hữu đối với tài sản là di sản do người quá cố để lại? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trả lời:
Theo pháp luật hiện hành, thời điểm người thừa kế có quyền sở hữu đối với tài sản
là di sản do người quá cố để lại là thời điểm người thừa kế nhận di sản đó
Tuy nhiên, trong BLDS 2015 thì không có điều luật nào nói cụ thể thời điểmngười thừa kế có quyền sở hữu đối tài sản, chỉ xác định rằng tại thời điểm mở thừa kế,người thừa kế có các quyền tài sản do người chết để lại, quy định trong Điều 614 BLDS
201521
Bàn về vấn đề này, PGS TS Phạm Văn Tuyết và TS Lê Kim Giang có nhận định:
“Nếu cho rằng người thừa kế đương nhiên là chủ sở hữu đối với di sản thừa kế tại thờiđiểm mở thừa kế thì về logic, họ sẽ không có quyền từ chối nhận di sản Di sản đã thuộc
sở hữu của họ nên việc từ chối đó trở thành việc từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản, vànhư vậy sẽ phát sinh một hậu quả pháp lý hoàn toàn khác Bởi theo quy định tại khoản 1Điều 228 BLDS 2015 thì tài sản đã bị chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu sẽ trở thành tài sản
vô chủ, nếu tài sản đó là động sản thì sẽ thuộc sở hữu của người phát hiện được; nếu tàisản đó là bất động sản thì thuộc sở hữu của Nhà nước
Tóm lại, chúng tôi cho rằng, thời điểm mở thừa kế chỉ là thời điểm làm phát sinhquyền của người thừa kế mà chưa xác lập quyền sở hữu đối với di sản, quyền sở hữu đốivới di sản thừa kế chỉ xác lập ở người thừa kế kể từ thời điểm họ nhận di sản đó bởi nếu
20 Điều 644 BLDS 2015 về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.
21 Điều 614 Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế
Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.
Trang 20người thừa kế không nhận di sản thì đương nhiên sẽ không phát sinh quyền sở hữu của họđối với di sản thừa kế”22.
Trong trường hợp người thừa kế di sản được định đoạt bằng di chúc, thì di chúcnày là ý chí của riêng người lập di chúc, là hành vi pháp lý đơn phương từ người lập dichúc Và việc có hay không đồng ý với việc định đoạt này là quyền của người thừa kếtheo di chúc Nếu người thừa kế không đồng ý nhận di sản thì sẽ không xảy ra vấn đềquyền sở hữu ở người thừa kế này Cũng tương tự đối với trường hợp thừa kế theo phápluật hay không phụ thuộc vào nội dung di chúc, người thừa kế cũng hoàn toàn có quyền
từ chối tiếp nhận di sản theo Điều 620 BLDS 2015 Và như vậy, người thừa kế đó sẽkhông có quyền sở hữu đối với di sản đó
Như vậy, thời điểm một người thừa kế có quyền sở hữu đối với di sản do ngườichết để lại là khi người đó nhận di sản đó Trong thực tế, người thừa kế được coi là đãnhận di sản đó từ thời điểm hoàn tất thủ tục khai nhận di sản tại cơ quan công chứng(trong trường hợp không có tranh chấp) hoặc bản án có hiệu lực của Tòa án (trong trườnghợp có tranh chấp về thừa kế)
Câu 5: Trong Quyết định số 08, theo nội dung của bản án, ở thời điểm nào người thừa kế của ông Hà có quyền sở hữu nhà ở và đất có tranh chấp? Vì sao?
Trả lời:
Trích bản án:
“Ông Hà chết ngày 12/5/2008 thì bà Lý Thị Ơn là vợ và các con ông Hà được thừa
kế và nhà đất này đã chuyển dịch quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở sang cho bà
Lý Thị Ơn; ngày 04/3/2011 bà Ơn đã đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất”
Theo đó, ta thấy được, thời điểm mà người thừa kế của ông Hà (là bà Ơn) cóquyền sở hữu nhà ở và đất tranh chấp là sau khi ông Hà chết vào ngày 12/5/2008
Việc Tòa xác định như vậy là hợp lý, bởi theo luật, kể từ thời điểm mở thừa kế,những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại23
22 Phạm Văn Tuyết, Lê Kim Giang, Pháp luật về thừa kế và thực tiễn giải quyết tranh chấp, Nxb Tư pháp, 2017, tr.
98-99.
23 Điều 614 BLDS 2015
Trang 21Mục 3: THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO NỘI DUNG DI CHÚC
Câu 1: Đoạn nào của Quyết định cho thấy ông Lưu đã định đoạt bằng di chúc toàn
bộ tài sản của ông Lưu cho bà Xê?
Trả lời:
Phần Xét thấy của Hội đồng giám đốc thẩm Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối caocho thấy việc ông Lưu đã định đoạt bằng di chúc toàn bộ tài sản của ông Lưu cho bà Xênhư sau: “Việc ông Lưu lập văn bản đề là “Di chúc” ngày 27-7-2002 là thể hiện ý chí củaông Lưu để lại tài sản của ông cho bà Xê là có căn cứ, phù hợp với quy định của phápluật”
Câu 2: Bà Xê, bà Thẩm, chị Hương có thuộc diện được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu không? Vì sao?
Trả lời:
Trong trường hợp này, chỉ có bà Thẩm là người thuộc diện được hưởng thừa kếkhông phụ thuộc vào nội dung di chúc đối với di sản của ông Lưu, còn bà Xê và chịHương thì không thuộc vào diện này
Theo luật, những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suấtcủa một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trườnghợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản íthơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.24
Ở đây, bà Thẩm là vợ hợp pháp của ông Lưu, nên việc bà là người thừa kế khôngphụ thuộc nội dung di chúc là hoàn toàn tất nhiên
Về phía chị Hương không phải là con chưa thành niên(chị sinh năm 1965, nghĩa làđến ngày ông Lưu chết (năm 2003), chị đã là người thành niên), cũng không phải làngười thành niên mà không có khả năng lao động, nên chị không phải là người thừa kếkhông phụ thuộc vào nội dung di chúc
Về phía bà Xê, thứ nhất, bà không phải là vợ hợp pháp, cũng không phải vợ thực
tế của ông Lưu Theo nghị Quyết số 02/HĐTP-TANDTC ngày 19/10/1990 có quy định:
“Trong trường hợp một người có nhiều vợ (trước ngày 13-01-1960 - ngày công bố LuậtHôn nhân và gia đình năm 1959 - đối với miền Bắc; trước ngày 25-3-1977 - ngày công
bố danh mục văn bản pháp luật được áp dụng thống nhất trong cả nước - đối với miềnNam và đối với cán bộ, bộ đội có vợ ở miền Nam sau khi tập kết ra Bắc lấy thêm vợ màviệc kết hôn sau không bị huỷ bỏ bằng bản án có hiệu lực pháp luật), thì tất cả các người
24 Điều 644 BLDS 2015 về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.
Trang 22vợ đều là người thừa kế hàng thứ nhất của người chồng và ngược lại, người chồng làngười thừa kế hàng thứ nhất của tất cả các người vợ”25.
Như vậy, trong ba người là bà Xê, bà Thẩm và chị Hương thì chỉ có bà Thẩm làngười thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc của ông Lưu
Câu 3: Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, vì sao bà Thẩm được hưởng thừa
kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
Trả lời:
Trích từ phần Xét thấy của Quyết định:
“Tuy nhiên, do bà Thẩm đang là vợ hợp pháp của ông Lưu đã già yếu, không cònkhả năng lao động, theo quy định tại Điều 669 Bộ luật dân sự thì bà Thẩm được thừa kếtài sản của ông Lưu mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc của ông Lưu
Mặt khác, trong suốt thời gian từ khi ông Lưu vào miền Nam công tác, bà Thẩm làngười trực tiếp nuôi dưỡng con chung từ lúc còn nhỏ cho đến khi trưởng thành,khi giảiquyết lại cũng cần xem xét đến công sức nuôi con chung của bà Thẩm và trích từ giá trịkhối tài sản của ông Lưu để bù đắp công sức nuôi con cho bà Thẩm (nếu bà Thẩm có yêucầu)”
Như vậy, theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, bà Thẩm được hưởng thừa kếkhông phụ thuộc vào nội dung di chúc đối với di sản của ông Lưu là vì thứ nhất, bà là vợhợp pháp của ông, nay đã già yếu và không còn khả năng lao động; thứ hai, bà có côngchăm sóc nuôi con chung từu nhỏ đến khi trưởng thành của bà và ông Lưu khi ông vàomiền Nam công tác
Câu 4: Nếu bà Thẩm khỏe mạnh, có khả năng lao động thì có được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu? Vì sao?
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.26
Bà Thẩm là vợ hợp pháp của ông Lưu, nên theo điểm a điều luật nêu trên, bà hoàntoàn có quyền được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, còn điều kiện
25 Nghị Quyết số 02/HĐTP-TANDTC ngày 19/10/1990.
26 Điều 644 BLDS 2015 về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.
Trang 23có khả năng lao động hay không không ảnh hưởng đến việc bà có quyền được hưởngthừa kế từ di sản của ông Lưu.
Câu 5: Nếu di sản của ông Lưu có giá trị 600 triệu đồng thì bà Thẩm sẽ được hưởng khoản tiền là bao nhiêu? Vì sao?
Trả lời:
Nếu di sản của ông Lưu có giá trị 600 triệu đồng thì bà Thẩm sẽ được hưởngkhoản tiền là 200 triệu đồng
Do bà Thẩm là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo Điều
644 BLDS 2015 nên bà Thẩm được hưởng 2/3 suất thừa kế của ông Lưu
Người thừa kế của ông Lưu gồm bà Thẩm và bà Xê, do đó, một suất thừa kế sẽ là:
600 triệu : 2 = 300 triệuNhư vậy, 2/3 suất thừa kế sẽ là: 300 x 2/3 = 200 triệu
Vậy bà Thẩm được hưởng khản tiền là 200 triệu đồng từ di sản sản của ông Lưu
Vì theo khoản 2 Điều 660 BLDS 2015, những người thừa kế có quyền yêu cầu
phân chia di sản bằng hiện vật Theo đó, yêu cầu chia di sản bằng hiện vật của bà Thẩm
là có căn cứ hợp lý Về vấn đề này, PGS TS Đỗ Văn Đại có nhận định: “Nếu cho nhậnbằng hiện vật thì sẽ tạo điều kiện để tài sản được giữ lại trong gia đình Bởi lẽ, nếu khôngcho hưởng bằng hiện vật (tức hưởng bằng giá trị), tài sản sẽ thuộc về người được hưởngthừa kế theo di chúc mà người này có thể không phải là người thân thuộc trong gia đình,trong khi đó người được hưởng thừa kế phụ tuộc vào nội dung di chúc là cha, mẹ, vợ,chồng hay con của người lập di chúc”27 Bà Xê ở đây chỉ là vợ hai của ông Lưu, sống ởmiền Nam không liên hệ đến bà Thẩm (vợ hợp pháp của ông Xê, sống ở miền Bắc) vàngười thân của 2 ông bà, nên không thể coi là người thân trong gia đình Vì vậy, yêu cầucủa bà Thẩm là hợp tình, vì theo trích dẫn nêu trên, bà Thẩm muốn một phần tài sản củaông Lưu được giữ lại trong gia đính
Trong thực tế khi có một người thừa kế yêu cầu và khi tài sản có thể phân chiađược thì Tòa án phải chia di sản bằng hiện vật Đó là thông điệp trong vụ việc của Quyếtđịnh số 353/2011/DS-GĐT ngày 18-5-2011 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao Cụthể, theo Tòa dân sự: “Chị Minh (là con của ông Hùng là một trong các thừa kế thế vị disản của vợ chồng cụ Được, cụ Để) được các thừa kế nhường cho hưởng thừa kế 4/6 giá
27 Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam, 2019,
Bản án số 48-51, tr 430.