Tuy vậy, việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân một cách tùy tiện cũng có thể xâm phạm, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác vì vậy pháp luật đã phải quy định các ph
Trang 1NỘI DUNG TRANG
I/ MỞ ĐẦU
II/ NỘI DUNG
A QUYỀN NHÂN THÂN QUY ĐỊNH TRONG BỘ LUẬT
DÂN SỰ.
1 Khái niệm quyền nhân thân.
2 Đặc điểm quyền nhân thân.
3 Bảo vệ quyền nhân thân.
B VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN
THIỆN.
1 Vấn đề thực tiễn.
2 Hoàn thiện pháp luật.
III/ KẾT LUẬN
Trang 2I/ MỞ ĐẦU
Trong một xã hội lý tưởng, mọi quyền dân sự trong đó có quyền nhân thân của cá nhân sẽ được mọi người tôn trọng, không bị xâm phạm Tuy vậy, trên thực tế của đời sống xã hội do nhận thức của mỗi người khác nhau nên cũng như các quyền dân sự khác việc xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân là điều không tránh khỏi Quyền nhân thân là một trong những nội dung cơ bản của quyền con người nên đã được pháp luật ghi nhận và bảo vệ Trải qua quá trình đấu tranh phát triển của xã hội, các quyền của cá nhân ngày càng được phát triển,
mở rộng Trong các quyền dân sự của cá nhân thì quyền nhân thân là một phần rất quan trọng Hiến pháp là văn bản pháp lí có hiệu lực cao nhất đã khẳng định điều này Sự phân biệt đẳng cấp, địa vị tự do không tồn tại trong xã hội hiện tại của Nhà nước ta, theo đó các quyền của cá nhân (trong đó có quyền nhân thân) là bình đẳng và được pháp luật bảo vệ Quyền nhân thân là một trong những quyền dân sự của cá nhân, các quyền này đã được cụ thể hoá trong các quy định của Bộ luật dân sự Việc Nhà nước ban hành và quy định các quyền nhân thân của cá nhân trong BLDS là sự khẳng định sự thừa nhận và tôn trọng của Nhà nước đối với các giá trị của quyền nhân thân
II/ NỘI DUNG
Trang 3A QUYỀN NHÂN THÂN QUY ĐỊNH TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ.
1> Khái niệm quyền nhân thân.
Quyền nhân thân là một bộ phận của quyền dân sự Các cá nhân đều có
quyền nhân thân Điều 24 BLDS năm 2005 quy định: “Quyền nhân thân được
quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” Nhân
thân là những yếu tố gắn liền với mỗi con người cụ thể như tên gọi, hoàn cảnh gia đình, hình dáng… Dưới góc độ pháp lí, không phải mọi yếu tố có liên quan đến bản thân mỗi con người đều ảnh hưởng đến việc hưởng quyền nhân thân của
họ Điều 24 BLDS năm 2005 đưa ra những quy định chung nhất về quyền nhân thân, qua quy định này, chúng ta có thể định nghĩa về quyền nhân thân như sau:
Quyền nhân thân được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà
nước ban hành, trong đó có nội dung quy định rõ cho các cá nhân có các quyền nhân thân gắn liền với bản thân mình và đây là cơ sở để cá nhân thực hiện quyền của mình Quyền nhân thân là quyền dân sự chủ quan gắn liền với cá nhân do Nhà nước quy định cho mỗi cá nhân và cá nhân không thể chuyển giao quyền này cho người khác
Bộ luật dân sự 2005 quy định những quyền nhân thân sau:
- Quyền đối với họ tên
- Quyền xác định dân tộc
- Quyền được khai sinh;
- Quyền được khai tử;
- Quyền của cá nhân đối với hình ảnh;
- Quyền được bảo đảm an toàn về tình mạng thân thể;
- Quyền hiến bộ phận cơ thể và hiến xác, bộ phân cơ thể sau khi chết;
Trang 4- Quyền nhận bộ phận cơ thể người;
- Quyền được xác định lại giới tính;
- Quyền được bảo vệ về danh dự, nhân phẩm, uy tín;
- Quyền bí mật đời tư;
- Quyền bình đẳng vợ chồng;
- Quyền được hường chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình;
- Quyền ly hôn;
- Quyền không nhận cha, mẹ
- Quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi;
- Quyền đối với quốc tịch;
- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở;
- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo;
- Quyền tự do đi lại, tự do cư trú;
- Quyền tự do lao động;
- Quyền tự do kinh doanh;
- Quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo
2> Đặc điểm của quyền nhân thân:
Thứ nhất: Quyền nhân thân là quyền dân sự đặc biệt.
Con người là nhân vật trung tâm của xã hội và là đối tượng hướng tới của
các cuộc cách mạng tiến bộ trong lịch sử xã hội loài người Dưới góc độ pháp luật dân sự thì cá nhân là chủ thể chủ yếu, thường xuyên quan trọng và phổ biến của quan hệ dân sự Các quyền mà pháp luật quy định cho cá nhân là vì con người và hướng tới con người, trong đó có các quyền nhân thân Sở dĩ nói quyền nhân thân là quyền dân sự đặc biệt và các quyền này chỉ thuộc về cá nhân, trong khi đó các quyền khác (quyền tài sản) có thể thuộc về chủ thể khác (pháp nhân,
hộ gia đình)
Trang 5Thứ hai: Mọi cá nhân đều có sự bình đẳng về quyền nhân thân
Mọi người đều có quyền nhân thân kể từ khi họ được sinh ra, không phân biệt giới tính, tôn giáo, giai cấp… Quyền nhân thân có một sự khác biệt cơ bản với quyền tài sản vì quyền bình đẳng về mặt dân sự không quy định tất cả mọi người đều có khả năng hưởng những quyền như nhau Nguyên tắc bình đẳng về mặt dân sự có nghĩa là mọi cá nhân đều có những quyền như nhau, đó không phải là một khả năng trừu tượng mà là một thực tế Lợi ích của quyền nhân thân
là được quy định như một thực tế chứ không phải là sự quy định mang tính hình thức
Thứ ba: Quyền nhân thân có tính chất phi tài sản
Quyền nhân thân không bao giờ là tài sản, chỉ có quyền nhân thân gắn với tài sản hay không gắn với tài sản mà thôi Vì không phải là tài sản nên quyền nhân thân không bao giờ trị giá được thành tiền Về mặt pháp lí, chúng ta cần phân định rõ tính chất phi tài sản của quyền nhân thân Ví dụ: Một người phát minh, sáng tạo ra một thứ máy móc hiện đại, phát minh đó mang giá lại trị kinh
tế, chứ bản thân “Quyền tự do sáng tạo” (Điều 47 BLDS) không phải là tài sản, không mang giá trị kinh tế
Thứ tư: Quyền nhân thân luôn gắn liền với cá nhân, không thể chuyển giao cho chủ thể khác.
Pháp luật dân sự thừa nhận quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với
mỗi cá nhân mà không thể chuyển dịch cho chủ thể khác, trừ trường hợp do pháp luật qui định Điều 24 BLDS qui định: “Quyền nhân thân được quy định trong
Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” Các quyền dân sự nói chung và quyền nhân thân nói riêng là do Nhà nước quy định cho các chủ thể
Trang 6dựa trên điều kiện kinh tế – xã hội nhất định Do vậy, về mặt nguyên tắc, cá nhân không thể chuyển dịch quyền nhân thân cho chủ thể khác, nói cách khác thì quyền nhân thân không thể là đối tượng trong các giao dịch dân sự giữa các cá nhân Ví dụ: người này không thể đổi họ tên cho người khác và ngược lại hoặc một người không thể uỷ quyền cho người khác thực hiện quyền tự do đi lại của mình và mình nhận quyền tự do kết hôn của người khác Điều này có nghĩa rằng bản thân chủ thể hưởng quyền nhân thân chứ họ không thể chuyển giao quyền này cho người khác và cũng không ai có thể đại diện cho họ để thực hiện quyền
này Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật thì
quyền nhân thân có thể chuyển giao cho chủ thể khác Ví dụ: Quyền công bố, phổ biến tác phẩm của tác giả, khi tác giả chết đi thì quyền này có thể chuyển giao cho chủ thể khác (người thừa kế của tác giả) Mặc dù vậy thì có những yếu
tố luôn gắn liền với chủ thể mà không thể thay đổi được, ví dụ: Quyền đứng tên tác giả,
Thứ năm: Quyền nhân thân là một quyền dân sự do luật định
Quyền nhân thân là một quyền nằm trong nội dung năng lực pháp luật dân
sự của cá nhân Pháp luật dân sự quy định cho các cá nhân có các quyền nhân thân là một sự tuyên bố chính thức về các quyền con người cụ thể được pháp luật thừa nhận Việc pháp luật quy định cho các cá nhân có các quyền nhân thân khác nhau là dựa vào các điều kiện kinh tế xã hội Do vậy, ở mỗi giai đoạn khác nhau của lịch sử xã hội loài người, phụ thuộc vào bản chất giai cấp, chế độ chính trị xã hội… mà quyền nhân thân của cá nhân được quy định một cách khác nhau Quyền nhân thân là do Nhà nước “trang bị” cho cá nhân, Nhà nước không cho phép bất cứ cá nhân nào làm thay đổi hay chấm dứt quyền đó
3> Bảo vệ quyền nhân thân:
Trang 7Việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân là một khâu trong cơ chế bảo đảm việc thực hiện quyền nhân thân của cá nhân Tuy vậy, việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân một cách tùy tiện cũng có thể xâm phạm, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác vì vậy pháp luật đã phải quy định các phương thức, biện pháp bảo vệ quyền nhân thân trong trường hợp bị xâm phạm Theo đó, trong trường hợp quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm chỉ được bảo vệ quyền nhân thân của mình theo những phương thức và biện pháp do pháp luật quy định
Điều 25 BLDS: về bảo vệ quyền nhân thân:
Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền:
1 Tự mình cải chính;
2 Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai;
3 Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.
Theo quy định tại Điều 25 BLDS thì cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm có thể bảo vệ quyền nhân thân của mình theo các phương thức khác nhau như tự mình bảo vệ, yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ hoặc buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại Việc pháp luật quy định cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm có thể bảo vệ quyền nhân thân của mình theo các phương thức khác nhau là cần thiết, tạo điều kiện cho việc bảo vệ quyền nhân thân có hiệu quả Hơn nữa, các quyền nhân thân của cá nhân bao gồm nhiều quyền khác nhau và các hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân cũng rất đa dạng nên việc pháp luật quy định đa dạng hóa các phương thức bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân là rất cần thiết
Trang 8Thông thường trong trường hợp quyền nhân thân của mình bị xâm phạm thì trước hết cá nhân tự tiến hành các hành vi bảo vệ cần thiết, tương xứng với hành vi xâm phạm để chống lại hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của mình, ngăn chặn không cho các hành vi đó tiếp tục xảy ra như trực tiếp cải chính, yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm Việc pháp luật quy định cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm tự bảo vệ quyền nhân thân của mình bảo đảm việc bảo vệ quyền nhân thân được tiến hành kịp thời, ngăn chặn được hậu quả xấu có thể xảy ra và có thể không khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa các đương sự, giữ gìn được mối quan hệ bình thường giữa các đương sự
Tuy vậy, việc tự bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân thường chỉ có hiệu quả khi người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân nhận thức được trách nhiệm của họ Đối với những trường hợp người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân không nhận thức được trách nhiệm của họ thì việc bảo vệ quyền nhân thân theo phương thức này nhiều khi không có hiệu quả Trong trường hợp này việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân cần phải có sự hỗ trợ bảo vệ của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền Theo đó, cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm có thể yêu cầu các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật bảo vệ như yêu cầu tổ hòa giải ở cơ sở, Ủy ban nhân dân các cấp, Tòa án, Viện kiểm sát v.v bảo vệ Các cơ quan, tổ chức này căn cứ vào yêu cầu của đương sự, nhiệm vụ, quyền hạn của mình đã được pháp luật quy định tiến hành các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm như xử
lý người có hành vi xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân, buộc họ phải chấm dứt hành vi xâm phạm hoặc bồi thường thiệt hại Đặc biệt, việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân thông qua việc yêu cầu các cơ quan nhà nước như Tòa án, Viện kiểm sát bảo vệ là rất cần thiết bởi các cơ quan này là các cơ quan nhà nước được Nhà nước giao nhiệm vụ quyền hạn bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của
Trang 9các chủ thể, trong đó có quyền nhân thân của cá nhân Hơn nữa, các quyết định của Tòa án, Viện kiểm sát còn được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước do đó các quyết định liên quan đến việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân của các cơ quan này sẽ được bảo đảm thực hiện trên thực tế
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì có nhiều phương thức bảo vệ quyền nhân thân, tùy quyền nhân thân nào của cá nhân bị xâm phạm, tùy mức độ xâm phạm và thái độ của người có hành vi trái pháp luật mà cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm có thể lựa chọn thực hiện phương thức pháp lý cần thiết, phù hợp để bảo vệ quyền nhân thân của mình Quyền nhân thân của cá nhân theo quy định của pháp luật khá đa dạng nên hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân cũng khá đa dạng dưới những hình thức, mức độ khác nhau Để bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có hiệu quả ngoài việc sử dụng nhiều phương thức bảo vệ khác nhau còn phải áp dụng các biện pháp bảo vệ khác nhau như biện pháp xử lý hành chính, biện pháp xử lý hình sự, biện pháp dân sự, biện pháp xử lý kỷ luật Trong các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân đó thì biện pháp dân sự là một trong các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân có hiệu quả và được áp dụng phổ biến nhất Các biện pháp dân sự bảo vệ quyền nhân thân trong trường hợp bị xâm phạm được quy định trong pháp luật dân sự
Theo quy định tại Điều 25 BLDS thì cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm được áp dụng các biện pháp dân sự sau để bảo vệ quyền nhân thân của mình như tự cải chính; yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi
vi phạm; yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại
Tự mình cải chính là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân bị
xâm phạm được áp dụng trong trường hợp người có hành vi trái pháp luật đưa ra những tin tức không đúng xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của cá nhân Đây
Trang 10là biện pháp cho phép người có quyền nhân thân bị xâm phạm kịp thời bảo vệ quyền nhân thân của mình, hạn chế được hậu quả thiệt hại cả về vật chất và tinh thần do những tin tức không đúng ra gây ra
Yêu cầu người có vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm là biện pháp bảo vệ
quyền nhân thân của cá nhân có thể áp dụng trong mọi trường hợp quyền nhân thân bị xâm phạm So với biện pháp tự cải chính thì biện pháp này được áp dụng trong một phạm vi rộng hơn Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp này thông thường chỉ có hiệu quả trong trường hợp người có hành vi xâm phạm quyền nhân thân sớm nhận thức được hành vi trái pháp luật của họ Nếu người có hành
vi xâm phạm quyền nhân thân không nhận thức được hành vi trái pháp luật của
họ thì người có quyền nhân thân bị xâm phạm phải áp dụng biện pháp bảo vệ khác mới bảo vệ được quyền nhân thân của mình
Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm cũng là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có thể áp
dụng trong mọi trường hợp quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm Đây là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân có hiệu quả vì sau khi nhận được yêu cầu thì
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp đủ mạnh do pháp luật quy định buộc người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân chấm dứt hành vi đó Trên thực tế, biện pháp này thường được người có quyền nhân thân bị xâm phạm áp dụng trong trường hợp đã yêu cầu chấm dứt hành vi trái pháp luật nhưng không được đáp ứng Trong các cơ quan Nhà nước áp dụng biện pháp dân sự bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân thì Tòa án là cơ quan có nhiệm vụ, quyền hạn bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân chủ yếu và trong việc
áp dụng biện pháp dân sự bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân thì Tòa án áp dụng có hiệu quả nhất Tuy nhiên, bảo vệ quyền nhân thông qua việc yêu cầu Tòa án bảo vệ được tiến hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ và đòi hỏi người có quyền nhân thân bị xâm phạm yêu cầu Tòa án bảo vệ phải chứng minh được