Việc đảm bảo quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự không chỉ bảo vệ quyền lợi cho các đương sự tham gia tố tụng mà còn đảm bảo sự công bằng nghiêm minh của pháp luật, đảm bảo tr
Trang 1MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống những tranh chấp dân sự xảy ra rất phổ biến Và khi họ không tự thỏa thuận cách giải quyết được với nhau thì họ làm đơn gửi Tòa án giải quyết Khi tham gia vào quan hệ tố tụng dân sự, các đương sự luôn mong muốn quyền và lợi ích hợp pháp của mình được bảo đảm Việc đảm bảo quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự không chỉ bảo vệ quyền lợi cho các đương sự tham gia tố tụng mà còn đảm bảo sự công bằng nghiêm minh của pháp luật, đảm bảo trật tự xã hôi Nhận thấy tầm quan trọng của việc đảm bảo quyền lợi của đương sự trong tố tụng dân sự Bộ luật tố tụng dân sự đã luật hòa thành nguyên tắc cơ bản và được quy định tại điều 9.
I Cơ sở lí luận:
1 Khái niệm của nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự.
Trong từ điển Tiếng Việt bảo đảm được hiểu là: “Bảo đảm là làm cho chắc chắn thực hiện được hoặc có đầy đủ những gì cần thiết.”
Như vậy đảm bảo quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự được hiểu là tổng thể các quy định của pháp luật và các biện pháp, hoạt động của thể của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành
tố tụng nhằm giúp cho đương sự có đủ điều kiện cần thiết để chắc chắn đề thực hiện được các quyền
tố tụng, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của họ trước Tòa án.
2 Ý nghĩa của nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự
- Đảm bảo quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự được áp dụng cho tất cả các đương
sự khi tham gia tố tụng dân sự nhằm đảm bảo được quyền và lợi ích chính đáng cho họ Vì vậy đảm bảo quyền bảo về của đương sự trong tố tụng dân sự tạo tính dân chủ, sự công bằng giữa các đương
sự trong tố tụng dân sự.
- Đảm bảo quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự chính là sự cụ thể hóa quy định của pháp luật trong việc đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các bên đương sự khi tham gia tố tụng.
- Đảm bảo quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự còn giúp cho Tòa án và các cơ quan tiến hành tố tụng khác giải quyết vụ án dân sự chính xác hơn Vì để tiến hành các biện pháp bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự một cách hợp pháp, chính xác thì Tòa án phải nghiên cứu vụ án, các chứng cứ, các yêu cầu của các đương sự…
II Quy định pháp luật về nguyên tắc bảo đảm quyền của đương sự trong tố tụng dân sự
1 Quy định pháp luật
Nguyên tắc đảm bảo quyền bảo vệ của đương sự được quy định tại điều 9 Bộ luật tố tụng dân sự:
Trang 2“Đương sự có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ luật sư hay người khác có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật này bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Toà án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền bảo vệ của họ”.
a Đảm bảo quyền được khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự, được thay đổi, bổ sung hay rút yêu cầu của đương sự:
Thứ nhất: đảm bảo quyền khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự của đương sự:
- Nhận đơn khởi kiện: Theo điều 167 Bộ luật tố tụng dân sự thì khi đương sự nộp đơn khời kiện tại Tòa án hay gửi đến Tòa án thì Tòa án phải nhận đơn Trong khoảng thời gian 5 ngày thì Tòa
án phải nghiên cứu, xem xét đơn khởi kiện để ra quyết định: thụ lý, hoặc trả lại đơn khởi kiện, hoặc chuyền đơn khởi kiện cho Tòa án khác có thẩm quyền…
- Trong trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện thì phải gửi văn bản nói rõ lý do vì sao trả lại.
- Chủ thể nộp đơn khởi kiện có quyền được khiếu nại về việc trả lại đơn của Tòa án sau khoảng thời gian là 3 ngày kể từ ngày nhận lại đơn khởi kiện và những tài liệu chứng cứ kèm theo (điều 170 Bộ luật tố tụng dân sự).
Thứ hai: Đảm bảo quyền thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu của đương sự trong tố tụng dân sự:
Tại điều khoản 2 điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự quy định: “Trong quá trình giải quyết vụ việc dân
sự, các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hoặc thoả thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội”.
Để đảm bảo được quyền thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu của đương sự khi tham gia tố tụng thì Tòa
án sau khi thụ lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự thì Tòa án phải giải thích cho họ có quyền được bổ sung, thay đổi hoặc rút yêu cầu của mình.
b Đảm bảo quyền cung cấp chứng cứ và chứng minh của đương sự, và quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức khác cung cấp chứng cứ, yêu cầu Tòa án xác minh thu thập chứng cứ:
Thứ nhất: Đảm bảo quyền chứng minh và thu thập chứng cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của đương sự:
Theo quy định tại các điều 165, 175, 212, 272 thì các đương sự có quyền cung cấp cho Tòa án các chứng cứ tài liệu liện quan đến vụ việc trước hoặc tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm và các giai đoạn khác của Tố tụng dân sự.Để đảm bảo quyền chứng minh thu thập chứng cứ thì Tòa án phải tiếp nhận, đưa vào hồ sơ, xem xét và nghiên cứu.
Trang 3Thứ hai: Đảm bảo quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức khác cung cấp chứng cứ, yêu cầu
Tòa án xác minh thu tập chứng cứ:
Theo điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự thì đương sự có quyền yêu cầu các nhân, cơ quan, tổ chức khác cung cấp chứng cứ, có quyền yêu cầu Tòa án xác minh thu thập chứng cứ trong trường hợp không thu thập được Đế đảm bảo quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ, yêu cầu Tòa án xác minh thu thập chứng cứ thì sau khi nhận được nhận được đơn yêu cầu thu thập chứng
cứ của đương sự sau khi đương sự đã tiến hành các biện pháp cần thiết thì Tòa án phải tiến hành thu thập chứng cứ cho đương sự.Trong trường hợp đương sự yêu cầu Tòa án yêu cầu các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác cung cấp chứng cứ thì trong thời hạn 15 ngày Tòa án phải gửi đơn hoặc trực tiếp yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang giữ tài liệu, chứng cứ phải cung cấp chứng cứ đầy đủ, kịp thời.
c Đảm bảo quyền yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời đương sự:
Đây là điểm mới của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 so với các văn bản pháp luật tố tụng trước kia Theo đó thì đương sự không những có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án mà còn có quyền yêu cần Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ chứng cứ, ngăn chặn hậu qur nghiêm trọng có thể xảy ra trong tình thế cấp thiết (điều
98 Bộ luật tố tụng dân sự)
Để đảm bảo quyền quyền yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời đương sự theo khoản 2 điều 117 Bộ luật tố tụng dân sự sau khi Tòa án nhận được đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời thì trong thời hạn 3 ngày Tòa án phải xem xét ra quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Trong trường hợp Tòa án không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải có văn bản gửi cho người có đơn yêu cầu.
d Đảm bảo quyền thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng của đương sự.
Sự vô tư, khách quan của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết vụ án dân sự Nếu những người tiến hành tố tung, người tham gia tố tụng
mà không vô tư khách quan thì quyền lợi hợp pháp của đương sự không được bảo đảm được quy định tại các điều 46, 47, 48, 49 Bộ luật tố tụng dân sự Để đảm bảo quyền thay đồi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng thì khi đương sự có yêu cầu thì được lập thành văn bản và nêu rõ lý do Nếu việc thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trong phiên tòa thì Hội đồng xét xử hải xem xét quyết định nếu không đồng ý thì phải nói rõ lý do cho đương sự (điều 50, 51)
Trang 4Và theo khoản 5 điều 213 trước khi bắt đầu phiên tòa thì Chủ toạ phiên toà giới thiệu họ, tên những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch Và phải hỏi xem đương sự có yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hay không?
e Đảm bảo quyền thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ việc dân sự của đương sự:
Theo điều 5, 10, 180 Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án có trách nhiệm hòa giải vụ việc dân sự để các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ việc dân sự Chỉ khi không được hòa giải hoặc hào giải không thành thì Tòa án mới được đưa ra xét xử Tòa án phải tôn sự thỏa thuận của các bên đương
sự về giải quyết vụ án dân sự nếu việc thỏa thuận đó không trái pháp luật và đạo đức xã hội (điều 220).
f Đảm bảo sự tham gia phiên tòa phiên họp của đương sự:
Theo các điều khoản: 195, 199, 202, 221, 222, 232, 294, 271, 272, 292, 295, 313, 314 Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án phải cho các đương sự biết về việc mở phiên tòa, phiên họp bằng cách gửi cho đương sự quyết định đưa vụ án ra xét xử, hoặc quyết định đưa vụ án ra giải quyết tại phiên họp.
Nếu đương sự vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa, phiên họp Chỉ tiế hành phiên tòa, phiên họp vắng mặt đương sự trong trường hợp họ có đơn yêu cầu giải quyết vắng mặt hoặc họ đã có người đại diện hợp pháp tham gia phiên tòa, phiên họp Hoặc họ là bị đơn, người bị yêu cầu, người có quyền và nghĩa vụ liên quan đã được triệu tậ hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt (điều 195, 200, 201, 202).Theo điều 221 Bộ luật tố tụng dân sự, trong phiên tòa, phiên họ thì Thẩm phán chủ tọa phải cho
họ được trình bày quan điểm, được tranh luận.
g Đảm bảo quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật và các hành vi tố tụng trái pháp luật tố tụng dân sự:
Thứ nhất: Kháng cáo bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật:
Sau khi xét xử sơ thẩm, bản án, quyết định của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật thì các đương
sự có quyền được kháng cáo (điều 223 Bộ luật tố tụng dân sự)
Để đảm bảo quyền kháng các bản án, quyết định của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật các điều
194, 239, 241,244, 246, 247, 248 Bộ luật tố tụng dân sự quy định: Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày tuyên án, Toà án phải giao hoặc gửi bản án cho các đương sự Sau khi tuyên án thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải giải thích về quyền kháng cáo cho các đương sự Sau khi nhận đơn kháng cáo thì Tòa án phải kiểm tra Nếu đương sự kháng cáo hợp pháp thì Tòa án sơ thẩm phải thông báo cho đương sự nộp tiền kháng cáo phúc thẩm và chuyển hồ sơ vụ việc lên Tòa án cấp sơ thẩm để giải quyết Nếu kháng cáo quá hạn thì Tòa án xem xét nếu có lí do chính đáng thì Tòa án vẫn nhận
Trang 5Thứ hai: Khiếu nại các hành vi tố tụng trái pháp luật:
Điều 391, 395, 396, 397, 402, 403 Bộ luật tố tụng dân sự đã quy định rất rõ về các hành vi trái pháp luật bị khiếu nại, tố cáo, thời hiệu khiếu nại tố cáo, quyền khiếu nại tố cáo…Theo đó các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi trách nhiệm của mình thì phải tiếp nhận và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, và giải quyết đúng đắn kịp thời các đơn khiếu nại, tố cáo Đối với đơn khiếu nại thì phải giải quyết trong 15 ngày, còn tố cáo thì giải quyết trong vòng 60 ngày và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
2 Nhận xét quy định của pháp luật về nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự:
Nhìn chung thì pháp luật quy định về đảm bảo quyền của đương sự trong tố tụng dân sự rất chi tiết, cụ thể, có nhiều điểm mới và phù hợp với thực tế Tuy nhiên vẫn còn một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về đảm bảo quyền của đương sự trong tố tụng dân sự còn nhiều bất cập làm hạn chế quyền tố tụng của đương sự.
Thứ nhất: Việc xác định tư cách các đương sự trong vụ án dân sự là rất quan trọng Tuy nhiên điều 56 bộ luật tố tụng dân sự còn chưa có khái niệm đương sự mà mới chỉ liệt kê những ai là đương
sự trong vụ án dân sự mà thôi
Thứ hai: Bộ luật tố tụng dân sự mới chỉ quy định về đương sự trong vụ án dân sự mà chưa quy định về việc xác định đương sự trong việc dân sự cũng như chưa có quy định về quyền và nghĩa vụ của những người này.
Thứ ba: Khoản 6 điều 57 Bộ luật tố tụng dân sự quy định đương sự là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi đã tham gia lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình được tự mình tham gia tố tụng về những việc liên quan đến quan hệ lao động hoặc quan hệ dân sự đó Quy định này của Bộ luật tố tụng dân sự thực sự là không phù hợp vì độ tuổi từ 15 đến chưa đủ 18 tuooit chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hơn nữa quan hệ tố tụng dân sự là quan hệ phức tạp hơn các quan hệ thông thường như quan hệ lao động hay quan hệ dân sự.
Thứ tư: Điều 9 Bộ luật tố tụng dân sự quy định Tòa án là cơ quan bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự là chưa hợp lý Vì trong quan hệ tố tụng dân sự không chỉ có riêng Tòa
án mà còn có các cơ quan khác như Viện Kiểm sát, cơ quant hi hành án và những người tiến hành tố tụng khác liên quan đến việc bảo đảm quyền lợi cho đương sự Vì thế nên quy định tại điều 9 Bộ luật
tố tụng dân sự là chưa đầy đủ và vô hình chung đã loại bỏ trách nhiệm của cac cơ quan khác trong việc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự.
Trang 6III Thực trạng nguyên tắc đảm bảo quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự và những giải pháp hoàn thiện.
1 Thực trạng của nguyên tắc đảm bảo quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự.
Trên thực tế nhìn chung việc đảm bảo quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự đã đạt được nhiều thành công Quyền lợi hợp pháp của các đương sự khi tha, gia tố tụng dân sự đã được bảo đảm Tuy nhiên những bất cập trong việc đảm bảo quyền của đương sự trong tố tụng dân sự.
Trường hợp Tòa án khi xét xử vụ án dân sự nhưng vi phạm quy định pháp luật tố tụng, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự xảy ra rất phổ biến.
Thứ nhất: Điển hình như trường hợp không đảm bảo được quyền chứng minh và thu thập chứng
cứ của đương sự như
Ngày 9-9-2011, Tòa án Nhân dân huyện Đức Cơ đã xét xử sơ thẩm về “Tranh chấp quyền sử dụng đất, yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trả tiền” giữa vợ chồng ông Thái Công Vanh và ông Phạm Thanh Đông trú tại thôn Chư Bồ 1, xã Ia Kla, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia lai.Cụ thể ngày 24-4-2001, vợ chồng ông Vanh được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) số 64, tờ bản đồ số 4, với diện tích 765 m2 Năm 2010, gia đình ông xây nhà trên phần đất được cấp nhưng theo hiện trạng thực
tế một phần căn nhà của ông có lấn sang đất của ông Đông với diện tích 0,525 m2 Phần đất này, gia đình ông cũng đã thỏa thuận đền bù cho gia đình của ông Đông 20 triệu đồng vào ngày 28-4-2010… Còn phía gia đình ông Đông lại cho rằng, gia đình ông không hề lấn đất của gia đình ông Thái Công Vanh mà ngược lại gia đình ông Vanh lấn chiếm 171,815 m2 đất của mình (trên thửa đất 117) Tại phiên tòa, bị đơn đề nghị Hội đồng xét xử công nhận các giấy chứng nhận QSDĐ đối với các thửa đất số 64 và 117 để giải quyết yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn, vì các giấy chứng nhận QSDĐ đất được cấp hợp pháp Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu hồ sơ và kết quả thẩm định tại chỗ ngày 25-2-2011 của Tòa án Nhân dân huyện, Tòa án Nhân dân huyện Đức Cơ hoàn toàn không căn cứ vào giấy chứng nhận QSDĐ của các bên được cấp mà chỉ căn cứ theo kết quả thẩm định tại chỗ ngày 25-2-2011, đưa ra quyết định sai và không chấp nhận yêu cầu phản tố về tranh chấp quyền sử dụng đất của ông Vanh.
Thứ hai: Tòa án không đảm bảo được quyền tham gia phiên tòa, tham gia xét xử của đương sự,
không đảm bảo được quyền thỏa thuận của các đương sự về giải quyết vụ án Xác định sai tư cách của các đương sự.
Trước đây, vợ chồng ông BVM mất đi để lại di sản là một căn nhà Vì căn nhà do một trong số
11 người con của ông bà quản lý, sử dụng nên những người còn lại khởi kiện ra tòa yêu cầu chia thừa
kế Quá trình giải quyết vụ án, tháng 7-2007, các bên đã ngồi lại hòa giải theo hướng không tranh
Trang 7chấp căn nhà với người đang quản lý, sử dụng với điều kiện là phải bán nhà để trả nợ.Trong buổi hòa giải này có ba đương sự vắng mặt Nội dung thỏa thuận ảnh hưởng đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ, đúng ra phải lấy ý kiến bằng văn bản xem họ có đồng ý hay không thì TAND tỉnh Tiền Giang lại quên và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự Việc này là vi phạm tố tụng nghiêm trọng, trái với quy định tại khoản 3 Điều 187 BLTTDS.
Thứ ba: Không đảm bảo được quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của
đương sự
Tháng 6-2004, TAND huyện Ninh Hòa (Khánh Hòa) thụ lý vụ kiện tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng đất giữa bà C và ông L Theo hồ sơ, tháng 5-1999, ông L bán một lô đất cho bà C Khi làm thủ tục sang tên, bà biết thêm thông tin là vào năm 1994, ông L bán lô đất này cho ông H Do vậy, bà khởi kiện yêu cầu ông L thực hiện hợp đồng chuyển nhượng đất cho bà Nếu phải hủy hợp đồng, bà yêu cầu ông L phải bồi thường thiệt hại theo giá thị trường Tiếp đó bà yêu cầu tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa chuyển nhượng mua bán đất và được tòa chấp nhận Sau đó, tòa án huyện đưa vụ án ra xét xử, tuyên buộc bị đơn phải trả lại cho nguyên đơn 112 triệu đồng Án sơ thẩm không có nội dung giữ nguyên hay hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nêu trên Ông H kháng cáo đề nghị xem xét hủy bỏ quyết định ADBPKCTT nêu trên của bà C., tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng Xử sơ thẩm, TAND tỉnh Khánh Hòa đã bác đơn kháng cáo, giữ nguyên bản án sơ thẩm.
2 Những giải pháp hoàn thiện nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự.
Để khắc phục những sai lầm trong thực tiến công tác xét cử vụ án dân sự và đảm bảo tốt hơn nữa quyền bảo vệ của đương sự sau đây tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện, bổ sung, năng cao hiệu quả của nguyên tắc đảm bảo quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sư.
Thứ nhất: Hoàn thiện các quy định của Bộ luât tố tụng dân sự về đảm bảo quyền bảo vệ của
đương sự trong tố tụng dân sự:
Bộ luật tố tụng dân sự phải có quy định mới về khái niệm đươn sự chứ không được dừng lại ở việc liệt kê những đối tượng là đương sự của vụ án
Bên cạnh đó Bộ luật tố tụng dân sự cần có thêm quy định về đương sự trong việc dân sự và quy định về quyền và nghĩa vụ của họ khi tham gia tố tụng dân sự.
Bộ luật tố tụng dân sự nên sửa đổi khoản 6 điều 57 theo hướng quy định độ tuổi tham gia tố tụng dân sự phải từ 18 tuổi trở lên.
Trang 8Điều 9 Bộ luật tố tụng dân sự nên bổ sung thêm Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án có trách nhiệm đảm bảo quyền bảo vệ của đương sự như sau: “Tòa án, Viện kiểm sát và cơ quan thi hành án
có trách nhiệm đảm bảo cho đương sự thực hiện quyền bảo vệ của họ”
Thứ hai: Nâng cao chất lượng xét xử của ngành Tòa án:
Trường cán bộ Tòa án phải có kế hoạch cụ thể về đào tạo, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ xét xử, tin học, ngoại ngữ cho Thẩm phán, thẩm tra viên, thư ký Tòa án Chánh án của Tòa án nhân dân địa phương, các Tòa án quân sự phải quan tâm hơn nữa đến việc tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực
về nghiệp vụ xét xử, trình độ chính trị cho Thẩm phán, thư ký, Hội thẩm nhân dân và Hội thẩm quân nhân của đơn vị mình.
Cần đề xuất những vấn đề liên quan đến tiền lương, phụ cấp, chế độ bảo vệ cán bộ, Thẩm phán khi thi hành công vụ, thực hiện chế độ đãi ngộ, bồi dưỡng đặc biệt đối với cán bộ, Thẩm phán phải tăng cường độ lao động, làm thêm giờ hoặc làm việc vào ngày nghỉ để giải quyết các vụ án quá hạn luật định.
Từng bước tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí hoạt động phục vụ cho haotj động xét xử đạt hiệu quả.
Thứ ba: Cần tăng cường vai trò của Viện Kiểm sát, cơ quan thi hành án trong việc đảm bảo
quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự:
Bàn về vấn đề này có nhiều luồng quan điểm khác nhau: có quan điểm cho rằng nên loại bỏ hết vai trò của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự vì sự tham gia của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự
là thực sự không cần thiết Có quan điểm cho rằng vai trò của VKS không nên đi sâu vào nội dung vụ
án, chỉ nên dừng lại ở việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật về mặt tố tụng mà thôi
Dưới quan điểm của cá nhân thì tôi cho rằng nên tăng cường hơn nữa vai trò của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự đặc biệt trong việc đảm bảo quyền bảo vệ của đương sự vì Tòa án không phải là
cơ quan duy nhất đại diện cho quyền lực nhà nước tham gia vào hoạt động giải quyết vụ việc dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự mà còn có Viện kiểm sát, cơ qqaun thi hành án Hơn nữa nếu chỉ có riêng Tòa án có vai trò trong việc đảm bảo quyền bảo vệ của tố tụng dân sự thì vai trò của Tòa án là quá lớn và thực trạng xét xử sai vụ án dân sự diễn ra còn rất hổ biến nên cần tăng cường vai trò của Viện kiểm sát và cơ quan thi hành án trong việc đảm bảo quyền bảo vệ của đương sự
KẾT LUẬN
Như vậy nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự là một tỏng những nguyên tắc cơ bảo của tố tụng dân sự, có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
Trang 9của đương sự, và đảm bảo sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật Trên thực tế nguyên tắc này được thực hiên khá nghiêm túc tuy nhiên những sai phạm trong việc xét xử vụ án dân sự còn xảy ra làm cho quyền lợi hợp pháp của đương sự không được bảo đảm Để thực hiện tốt hơn nữa nguyên tắc đảm bảo quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự thì đòi hỏi các biện pháp không chỉ về mặt
lý luận mà còn cả trên thực tiễn.
Danh mục tài liệu tham khảo
Trang 101 Luật tố tụng dân sự năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2011;
2 Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Trường đại học Luật Hà Nội, Nxb Tư pháp, năm 2005;
3 Luận án tiến sĩ, Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự, Th.s Nguyễn Công Bình;
4 Luận án tốt nghiệp, Bảo đảm quyền tự bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự, Trần Thị Thu Hà, năm 2011;
5 http://www.Luatvietnam.com.vn
6 http://www.phapluattp.vn
MỞ ĐẦU 1