1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn học kỳ môn luật hình sự 1 đề 6 8điểm

12 374 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 109 KB

Nội dung

BẢNG TỪ VIẾT TẮT BLHS: Bộ luật hình sự TNHS: Trách nhiệm hình sự CTTP: Cấu thành tội phạm 1 MỤC LỤC MỤC LỤC 2 BÀI TẬP HỌC KỲ 2 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 3 1 Theo phân loại tội phạm tại khoản 3 Điều 8 BLHS trường hợp phạm tội của C thuộc loại tội rất nghiêm trọng .3 2 Tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS) là tội có CTTP hình thức 5 3 C mới dùng vũ lực nhưng không chiếm đoạt được tài sản thì C có vẫn bị truy cứu TNHS về tội cướp tài sản Giai đoạn thực hiện tội phạm trong tình huống này là tội phạm hoàn thành 7 4 Nếu C mới tròn 14 tuổi thì C vẫn phải chịu TNHS về hành vi của mình 8 5 Nếu C mới chuẩn bị phạm tội cướp tài sản thì bị bắt giữ thì C vẫn phải chịu TNHS về hành vi của mình 9 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11 BÀI TẬP HỌC KỲ Bài 6 C có hành vi dùng vũ lực chiếm đoạt tài sản của K, tài sản chiếm đoạt có giá trị 30 triệu đồng Hành vi phạm tội của C được quy định tại khoản 1 Điều 133 BLHS C bị đưa ra xét xử và bị tuyên phạt 7 năm tù 2 Hỏi: 1 Trường hợp phạm tội của C thuộc loại tội gì theo sự phân loại tội phạm tại khoản 3 Điều 8 BLHS? (1 điểm) 2 Tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS) là tội có CTTP vật chất hay CTTP hình thức? Tại sao? (1 điểm) 3 Nếu C mới dùng vũ lực nhưng không chiếm đoạt được tài sản thì C có bị truy cứu TNHS về tội cướp tài sản không? Giai đoạn thực hiện tội phạm? (2 điểm) 4 Nếu C mới tròn 14 tuổi thì C có phải chịu TNHS về hành vi của mình không? Tại sao? (1,5 điểm) 5 Nếu C mới chuẩn bị phạm tội cướp tài sản thì bị bắt giữ thì C có phải chịu TNHS về hành vi của mình không? Tại sao? (1,5 điểm) GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1 Theo phân loại tội phạm tại khoản 3 Điều 8 BLHS trường hợp phạm tội của C thuộc loại tội rất nghiêm trọng Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt Tội phạm tuy có chung các dấu hiệu như vậy nhưng mỗi hành 3 vi phạm tội cụ thể có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất khác nhau Chính do sự khác nhau như vậy mà vấn đề cá thể phân hó và cá thể hóa hình phạt đã được đặt ra và được coi là nguyên tắc của luật hình sự Việt Nam Thể hiện nguyên tắc này, luật hình sự Việt Nam phân tội phạm thành bốn nhóm tội phạm khác nhau: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Theo khoản 3 Điều 8 BLHS, các nhóm tội phạm được định nghĩa như sau: “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình” Như vậy, khoản 3 Điều 8 BLHS phân loại tội phạm trên cơ sở mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy Một cách phân loại sai lầm mà nhiều người còn nhầm lẫn đó chính là dựa vào mức hình phạt mà tòa án đã tuyên Đây là một nhận thức sai lầm căn bản bởi vì căn cứ để tòa án quyết định hình phạt gồm: Các quy định của BLHS; Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; Nhân thân người phạm tội; Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS Đây là một nhận thức sai lầm về căn bản, căn cứ để phân loại tội phạm chỉ có thể dựa vào mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy Hành vi phạm tội của C được quy định tại khoản 1 Điều 133 BLHS: “Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm” Mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này là đến mười năm tù 4 Như vậy, theo phân loại tội phạm tại khoản 3 Điều 8 BLHS: “ tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù ”, trường hợp phạm tội của C thuộc loại tội rất nghiêm trọng 2 Tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS) là tội có CTTP hình thức Cấu thành tội phạm ( CTTP) là tổng thể những dấu hiệu chung có tính chất đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự Các CTTP của tất cả các loại tội phạm cụ thể tuy đều là hình thức phản ánh trong luật hình sự nội dung của bốn yếu tố cấu thành tội phạm nhưn được xây dựng với những đặc điểm cấu trúc khác nhau Có CTTP chỉ ghi nhận hành vi nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu phản ánh mặt khách quan của tội phạm nhưng cũng có CTTP ghi nhận cả hậu quả nguy hiểm cho xã hội; có CTTP hoàn toàn không có dấu hiệu phản ánh nội dung của khách thể cũng có CTTP có cả những dấu hiệu phản ánh toàn bộ hoặc một bộ phận của khách thể Căn cứ vào những đặc điểm cấu trúc khác nhau như vậy, có thể phân chia CTTP về mặt khoa học thành những loại CTTP với những tên gọi khác nhau Dựa vào đặc điểm cấu trúc của các dấu hiệu thuộc mặt khách quan có thể chia CTTP thành CTTP vật chất và CTTP hình thức: - CTTP vật chất là CTTP có các dấu hiệu thuôc mặt khách quan là hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả Trong đó, dấu hiệu hậu quả là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP - CTTP hình thức là CTTP có một dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi nguy hiểm cho xã hội Trong đó dấu hiệu hậu quả không bắt buộc trong CTTP Trong các CTTP hình thức có dạng đặc biệt mà hiện nay gọi là CTTP cắt xén Trong các CTTP cắt xén, dấu hiệu hành vi không phải là sự phản ánh chính hành vi phạm tội (của loại tội phạm được CTTP cắt xén phản ánh) mà là hành vi 5 “hoạt động” nhằm thực hiện hành vi đó – hành vi phạm tội của loại tội phạm được CTTP cắt xén phản ánh Khoản 1 Điều 133 BLHS là CTTP cơ bản của tội này quy định: “ 1 Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm” Ta nhận thấy: CTTP cơ bản Điều 133 BLHS chỉ mô tả một dâu hiệu của mặt khách quan đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội gồm 3 hành vi: dùng vũ lực (1); đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc(2); có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được (3) mà không mô tả dấu hiệu hậu quả Chỉ riêng 3 hành vi này đã thể hiện được đầy đủ tính nguy hiểm của tội phạm, khi xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm trực tiếp đến sức khỏe tính mạng của người bị tấn công, xâm phạm quan hệ nhân thân được luật hình sự bảo vệ Cho nên, khẳng định rằng CTTP của tội cướp tài sản ( Điều 133 BLHS) là CTTP hình thức Có quan điểm cho rằng do có dấu hiệu thứ (3) nên tội cướp tài sản vừa có CTTP hình thức, vừa có CTTP vật chất Nếu người phạm tội thực hiện hành vi thuộc dấu hiệu thứ (1) và thứ (2) thì tội phạm có CTTP hình thức Còn nếu người phạm tội thực hiện hành vi thuộc dấu hiệu thứ (3) thì tội phạm có CTTP vật chất và như vậy tội cướp có giai đoạn phạm tội chưa đạt Những người theo quan điểm này giải thích đó là trong trường hợp người phạm tội đã thực hiện hết các hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành nhưng vì lý do khách quan nên tội phạm vẫn không xảy ra theo ý muốn của họ Quan điểm này không chính xác bởi lẽ nếu coi tội cướp tài sản có CTTP vật chất, chỉ đến khi có hậu quả xảy ra thì người thực hiện tội phạm mới bị truy cứu TNHS thì dẫn đến tình trạng gia tăng tội phạm cướp tài sản và bỏ lọt tội phạm, dẫn đến nhũng hệ lụy hết sức khó lường trong công tác phòng tránh tội phạm 6 3 C mới dùng vũ lực nhưng không chiếm đoạt được tài sản thì C có vẫn bị truy cứu TNHS về tội cướp tài sản Giai đoạn thực hiện tội phạm trong tình huống này là tội phạm hoàn thành Để đánh giá mức độ thực hiện tội phạm và qua đó có cơ sở để xác định phạm vi TNHS của người phạm tội, luật hình sự Việt Nam phân biệt ba mức độ thực hiện tội phạm: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành (Điều 17, Điều 18 BLHS) Theo luật hình sự Việt Nam, vấn đề các giai đoạn thực hiện tội phạm chỉ đặt ra với tội cố ý trực tiếp Đối với tội cố ý gián tiếp hay vô ý chỉ có thể có trường hợp có tội và không có tội Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn hết các dấu hiệu mô tả trong CTTP Đối với tội phạm có CTTP hình thức, tội phạm hoàn thành ngay sau khi người phạm tội thực hiện được hành vi phạm tội được mô tả trong cấu thành tội phạm Tội cướp tài sản ( Điều 133 BLHS) có CTTP là hình thức, trong đó chỉ mô tả một dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi: “dùng vũ lực; đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc; có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được” và dấu hiệu mục đích: “nhằm chiếm đoạt tài sản Người phạm tội chỉ cần thực hiện một trong các hành vi “dùng vũ lực; đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc; có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được” nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì tội cướp tài sản ở giai đoạn hoàn thành Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP cơ bản của tội cướp tài sản, cho nên không cần đến lúc có hậu quả xảy ra thì người thực hiện các hành vi trên đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản Cho nên, trong trường hợp C mới dùng vũ lực nhưng không chiếm đoạt được tài sản tức là C đã tác động vào cơ thể của nạn nhân như: đấm, đá, bóp cổ, đâm, chém hành vi dùng vũ lực có thể làm cho nạn nhân bị thương tích, bị tổn hại đến sức khỏe, tính mạng thì với mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác đã thể hiện được tính nguy hiểm của tội cướp tài sản C không chiếm đoạt được tài sản 7 tức là hậu quả do hành vi của C chưa xảy ra trên thực tế, nhưng hành vi “dùng vũ lực” mà C thực hiện đã thỏa mãn dấu hiệu hành vi được mô tả trong CTTP tội cướp tài sản quy định tại khoản 1 Điều 133 BLHS nên C bị truy cứu trách nhiệm hình sự và giai đoạn phạm tội của C là phạm tội hoàn thành 4 Nếu C mới tròn 14 tuổi thì C vẫn phải chịu TNHS về hành vi của mình Điều 12 BLHS Tuổi chịu trách nhiệm hình sự: “ 1 Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm 2 Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.” Việc quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong BLHS năm 1999 một mặt thể hiện chính sách của nhà nước đối với người chưa thành niên có hành vi nguy hiểm cho xã hội, mặt khác để khẳng định trong trường hợp bình thường, người đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là người có đủ điều kiện để có thể có lỗi khi thực hiên hành vi nguy hiểm cho xã hội BLHS của Nhà nước ta đã xác định tuổi chịu TNHS đấy đủ là từ đỉ 16 tuổi trở lên và tuổi chịu TNHS hạn chế là từ đủ 14 (chưa đủ 16) Cụ thể: - Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm – tội cố ý cũng như tội vô ý; tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng, tội nghiêm trọng cũng như tội ít nghiêm trọng Tuy nhiên, người chưa đủ 18 tuổi được hưởng chính sách giảm nhẹ theo quy định của Chương X BLHS năm 1999 - Người từ đủ 14 tuổi trở lên (nhưng chưa đủ 16 tuổi) chỉ phải chịu TNHS về tội đặc biệt nghiêm trọng (tội cố ý hoặc vô ý) và về tội (cố ý) rất nghiêm trọng Như vậy ở độ tuổi này, họ không phải chịu TNHS về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng cũng như tội (vô ý) rất nghiêm trọng Nếu C mới tròn 14 tuổi – nghĩa là C đủ 14 tuổi, căn cứ vào điều 12 BLHS, C chỉ phải chịu TNHS về tội đặc biệt nghiêm trọng (tội cố ý hoặc vô ý) và về tội (cố 8 ý) rất nghiêm trọng, C không phải chịu TNHS về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng cũng như tội (vô ý) rất nghiêm trọng Để biết C có phải chịu TNHS về hành vi của mình hay không ta cần xét đến hành vi của C thỏa mãn CTTP thuộc loại tội phạm nào theo phân loại tội phạm và C có lỗi trong tình huống này hay không và nếu có thì lỗi của C là lỗi gì? Trong tình huống này, ta thấy rằng: Thứ nhất, hành vi của C đã thỏa mãn dấu hiệu hành vi khách quan được mô tả trong CTTP của tội cướp tài sản Khoản1 Điều 133 Như đã phân loại tội phạm đối với khoản 1 Điều 133, đây là tội rất nghiêm trọng Thứ hai, về vấn đề C có lỗi trong tình huống này hay không: - Về lý trí: tuy chưa hoàn thiện về thể chất và tâm lý nhưng C hoàn toàn có thể nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và thấy trước hậu quả của hành vi đó C có khả năng hiểu biết nhất định để có những xử sự phù hợp với pháp luật, hành vi cướp tài sản mà C đã thực hiện là sự lựa chọn của C, trong khi C có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội (C muốn có tiền thì C làm thuê, buôn bán, xin gia đình ) - Về ý chí: C mong muốn hành vi cướp tài sản của mình được thực hiện thành công nên Vậy khẳng định C có lỗi và lỗi của C là lỗi cố ý trực tiếp Căn cứ theo Điều 12 BLHS ta đi đến kết luận: C đủ 14 tuổi, thực hiện hành vi cướp tài sản – loại tội rất nghiêm trọng với lỗi cố ý trực tiếp nên C phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mình 5 Nếu C mới chuẩn bị phạm tội cướp tài sản thì bị bắt giữ thì C vẫn phải chịu TNHS về hành vi của mình Điều 17 BLHS quy định về chuẩn bị phạm tội: “ Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực 9 hiện tội phạm Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện” Chuẩn bị phạm tội là giai đoạn đầu tiên của hoạt động phạm tội, đây là giai đoạn sớm nhất của quá trình phạm tội, mà những hành vi này mặ dù chưa xâm hại trực tiếp đến khách thể của tội phạm nhưng nó đã thực sự nguy hiểm cho xã hội Hành vi chuẩn bị phạm tội thể hiện ở một số dạng như: chuẩn bị công cụ, phương tiện phạm tội; thăm dò địa điểm phạm tội; thăm dò làm quen với nạn nhân hoặc người bị hại Vấn đề TNHS chỉ được đặt ra đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội bị dừng lại bởi những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người phạm tội Nghĩa là trong trường hợp này, việc người phạm tội dừng lại không thực hiện tội phạm nữa là do những trở ngại khách quan (như: Chuẩn bị giết người thì bị người khác, nạn nhân phát hiện hoặc công an bắt giữ, chuẩn bị trộm cắp tài sản nhưng khi đến địa điểm thì tài sản đã được chuyển đi nơi khác…) còn bản thân người phạm tội vẫn có xu hướng ý chí mong muốn thực hiện tội phạm đến cùng Đây là điểm khác biệt với tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội Người chuẩn bị phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự nếu tội định phạm là tội rất nghiêm trọng hoặc là tội đặc biệt nghiêm trọng Trong trường hợp C mới chuẩn bị phạm tội cướp tài sản, căn cứ vào Khoản 3 Điều 8 BLHS, ta phân loại tội phạm đối với tội cướp tài sản Điều 133 như sau: - Khoản 1 Điều 133 mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ở khoản này là “bị phạt tù đến mười năm” nên đây là tội rất nghiêm trọng - Khoản 2 Điều 133 mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ở khoản này là “bị phạt tù đến mười lăm năm” nên đây là tội rất nghiêm trọng - Khoản 3 Điều 133 mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ở khoản này là “bị phạt tù đến hai mươi năm” nên đây là tội đặc biệt nghiêm trọng - Khoản 1 Điều 133 mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ở khoản này là “bị phạt tù đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình” nên đây là tội đặc biệt nghiêm trọng 10 Theo quy định tại điểm a Mục 1 Nghị quyết 01/2000/NQ – HĐTP về hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần chung của BLHS 1999 thì chỉ người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng do cố ý mới chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện C chuẩn bị phạm tội cướp tài sản, theo phân tích ở câu 4 lỗi của C là lỗi cố ý trực tiếp Bên cạnh đó, C đang chuẩn bị phạm tội cướp tài sản thì bị bắt giữ, tội phạm không thể tiếp tục thực hiện vì lý do khách quan chứ không phải C tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của mình theo quy định tại Điều 19 BLHS Như vậy, căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS, tội cướp tài sản quy định tại Điều 133 thuộc loại tội rất nghiêm trọng (Khoản 1,2), thuộc loại tội đặc biệt nghiêm trọng (Khoản 3,4), lỗi của C là lỗi cố ý trực tiếp Khẳng định: căn cứ vào Điều 17 BLHS quy định về chuẩn bị phạm tội, C mới chuẩn bị phạm tội cướp tài sản thì bị bắt giữ thì C vẫn phải chịu TNHS về hành vi của mình Ở đây cần chú ý: Nếu hành vi chuẩn bị phạm tội cướp tài sản của C đã cấu thành tội phạm độc lập khác thì C phải chịu TNHS về tội độc lập đó Ví dụ vì có ý định chiếm đoạt tài sản của K nên C đã chuẩn bị súng quân dụng để tiến hành khống chế, đe dọa K nhằm chiếm đoạt tài là 30 triệu đồng, nhưng sau khi có súng chưa kịp thực hiện việc cướp tài sản thì đã bị bắt giữ Trong trường hợp này, hành vi tìm kiếm và tàng trữ vũ khí là hành vi chuẩn bị phạm tội của tội cướp tài sản nhưng bản thân hành vi này đã cấu thành tội độc lập khác là tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng ( Điều 230 – BLHS) Khi đó C không chỉ phải chịu TNHS về tội cướp tài sản ở giai đoạn chuẩn bị mà còn phải chịu TNHS về tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bộ luật hình sự năm 1999, đã sửa đổi bổ sung năm 2009 11 2 Nghị quyết 01/2000/NQ – HĐTP về hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần chung của BLHS 1999 3 Bộ Tư pháp, Viện ngiên cứu khoa học pháp lý, TS Uông Trung Lưu (chủ biên) Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, tập I, Phần Chung, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001 4 Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam tập I, NXB.CAND.2010 5 TS Nguyễn Đức Mai, GS.TS Nguyễn Ngọc Anh, TS Trần Văn Luyện, TS Trần Quang Tiệp, Th.s Nguyễn Mai Bộ, Th.s Nguyễn Văn Huấn, Bình luận khoa học bộ luật hình sự, NXB Chính trị quốc gia 2010 6 Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học bộ luật hình sự phần các tội phạm tập II Nxb TPHCM 3/2003 7 GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, Tội phạm và cấu thành tội phạm Nxb CAND 2010 12 ... Bình luận khoa học Bộ luật hình Việt Nam năm 19 99, tập I, Phần Chung, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội 20 01 Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật hình Việt Nam tập I, NXB.CAND.2 010 TS Nguyễn... khoa học luật hình sự, NXB Chính trị quốc gia 2 010 Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học luật hình phần tội phạm tập II Nxb TPHCM 3/2003 GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, Tội phạm cấu thành tội phạm Nxb CAND 2 010 ... LIỆU THAM KHẢO Bộ luật hình năm 19 99, sửa đổi bổ sung năm 2009 11 Nghị 01/ 2000/NQ – HĐTP hướng dẫn áp dụng số quy định phần chung BLHS 19 99 Bộ Tư pháp, Viện ngiên cứu khoa học pháp lý, TS ng

Ngày đăng: 20/03/2019, 11:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w