1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Khoa luận về chuỗi giá trị nông sản rau an toàn tại xã sóc sơn hà nội

143 308 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 143
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

Các tác nhân tham gia vào trong chuỗi giá trị.. - Luồng tư tưởng nghiên cứu thứ nhất là phương pháp Filière Filière nghĩalà chuỗi, mạch gồm các trường phái tư duy và

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

***

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ RAU AN TOÀN XÃ ĐÔNG XUÂN – HUYỆN SÓC SƠN – TP HÀ NỘI

Chuyên ngành đào tạo : Phát Triển Nông Thôn & Khuyến Nông

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Quyền Đình Hà

Trang 2

HÀ NỘI - 2014

ii

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trungthực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đượccảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc

Hà nội, ngày 04 tháng 06 năm 2014

Tác giả

Lê Huy Hiếu

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ UBND xã Đông xuân đã tạo điềukiện giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra thu thập số liệu tại địa phương

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ vô cùng quý báu của chú Trần NgọcLiên – Chủ tịch Hội Nông dân xã Đông xuân đã giúp đỡ cũng như hướng dẫn chotôi rất nhiều trong quá trình thực tập tại địa phương

Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt thành của các cô chú trong các nhóm sảnxuất rau an toàn của các thôn trong xã Đông xuân đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việctìm hiểu thực tế tại địa phương

Hà nội, ngày 04 tháng 06 năm 2014

Tác giả

Lê Huy Hiếu

Trang 5

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Cùng với sự phát triển của nền sản xuất nông nghiệp, thế giới ngày nay đã cơbản đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về lương thực và thực phẩm cho con người.Người tiêu dùng có xu hướng sử dụng những sản phẩm sạch, đảm bảo sức khỏe, cónguồn gốc, xuất xứ rõ ràng Vì vậy, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trở thành mốiquan tâm chung của toàn xã hội và đang đặt ra cho sản xuất nông nghiệp những cơhội và thách thức mới trong quá trình phát triển của các quốc gia

Hiện nay, nhiều nước tiên tiến trên thế giới và trong khu vực (Mỹ, Trung Quốc,Thái Lan, Hàn Quốc…) đã và đang áp dụng các quy trình, công nghệ cao trong sản xuấtnông sản như quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP), phương pháp quản lý dịch hạitổng hợp (IPM)

Sóc Sơn là một huyện ngoại thành Thành phố Hà Nội, có diện tích tự nhiênlớn thứ hai toàn thành phố (30.000 ha) Được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyềncác cấp huyện Sóc Sơn, nhất là trong sản xuất nông nghiệp đã áp dụng tiến bộ khoahọc kỹ thuật, giống, phân bón đã xây dựng được mô hình sản xuất rau tập trungtại 2 xã Thanh Xuân và Đông Xuân với diện tích hơn 200 ha Vì vậy, sản xuất raucủa huyện Sóc Sơn những năm vừa qua đã đạt hiệu quả kinh tế Tuy nhiên hệ thốngthương mại, tiêu thụ còn yếu kém làm cho thương hiệu rau an toàn Đông Xuân vẫnchưa được biết đến nhiều trên thị trường Ngoài ra thì kênh phân phối rau an toàncòn chưa đáp ứng nguồn cung ứng rau của xã, chưa hoàn thiện hệ thống chợ đầumối thu mua rau mà chủ yếu thông qua các tư thương để đưa rau sạch ra thị trường

Với mục tiêu là Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn của xã ĐôngXuân, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động củachuỗi mang lại lợi ích hợp lý hơn cho các tác nhân tham gia chuỗi tôi đã tiến hành

nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn xã Đông Xuân, Sóc Sơn, TP Hà Nội”.

Để đạt được mục tiêu chung nói trên chúng tôi đưa ra các mục tiêu cụ thể đólà: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị sản phẩm rau

an toàn.; Đánh giá thực trạng trong chuỗi giá trị rau an toàn xã Đông Xuân và phântích các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị rau an toàn ; Đề xuất một số giải pháp

Trang 6

nhằm tăng cường mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị rau an toàn xãĐông Xuân.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Nghiên cứu cơ sở khoa học về chuỗi giá trị,

cơ sở lý thuyết và thực tiễn các nghiên cứu về chuỗi giá trị sản phẩm Rau an toàn vàCác nhân tố, tổ chức tham gia vào chuỗi gồm: người sản xuất, người thu gom, ngườibán buôn, người bán lẻ, người tiêu dùng.Nhằm làm rõ mục tiêu đề ra chúng tôi tiếnhành nghiên cứu trên chủ thể là các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị rau an toànĐông xuân bao gồm tác nhân sản xuất, thu gom, HTX, bán buôn, bán lẻ

Để nắm được cơ sở lý luận của để tài, trong nghiên cứu tôi đã đưa ra mộtsốkhái niệm liên quan bao gồm: Chuỗi giá trị sản phẩm, chuỗi giá trị rau an toàn; Phân loại phương pháp nghiên cứu về chuỗi giá trị; Các thuật ngữ sử dụng trong nghiên cứu chuỗi giá trị; Vai trò của chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp, chuỗi giá trị

rau an toàn; Đặc điểm chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn; Nội dung phân tích chuỗigiá trị; Các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị rau an toàn

Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã áp dụng các phương pháp nghiêncứu như thu thập thông tin qua các tài liệu đã đăng trên sách báo, đề tài khoa học,ấn phẩm, internet, các báo cáo của địa phương kết hợp với thu thập số liệu trực tiếpqua điều tra bằng bộ phiếu câu hỏi chuẩn bị sẵn đối với 60 tác nhân sản xuất, 30 tácnhân thu gom, HTX, bán buôn, bán lẻ Các số liệu thu thập được xử lý và tiến hànhphân tích bằng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh

Qua quá tình nghiên cứu thực tế tại địa phương tôi thu được một số kết quảcụ thể như sau:

(1) Tình hình sản xuất và tiêu thụ RAT xã Đông Xuân

- Những năm vừa qua người nông dân xã Đông Xuân đã đẩy mạnh sản xuấtRAT và thu được giá trị kinh tế cao Người nông dân sản xuất RAT ở Đông xuânđược tập huấn sản xuất RAT từ các giảng viên của Trường đại học Nông nghiệp Hànội mà nhờ đó đảm bảo cho rau được nuôi trồng theo đúng quy trình sản xuất RATchính vì vậy mà RAT Đông xuân ngày nay được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng

- Quy mô sản xuất RAT tại địa phương còn rất hạn chế cả xã có 12 thôn sảnxuất nông nghiệp nhưng chỉ có 5 thôn đang tập trung sản xuất RAT và được công

Trang 7

nhận đạt tiêu chuẩn điều kiện SX RAT Đông Xuân vẫn chưa thể trở thành trọngđiểm sản xuất RAT để cung cấp cho thành phố đang rất khát RAT

- Nghiên cứu cho thấy rau ăn lá có giá rau trung bình thấp nhất chỉ đạt 3.500đồng/kg trong loại rau ăn lá này bao gồm những loại như: Bắp cải, rau muống, cảingọt, Giá rau ăn quả đạt trung bình cao nhất lên tới 6.300 đồng/kg bao gồm cácloại rau như: Cà chua, đỗ, dưa lê…

(2) Thực trạng các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị RAT

- Tác nhân người sản xuất

Sản xuất RAT đã đem lại khoản thu nhập khá cao cho người nông dân Theo sốliệu tổng hợp điều tra cho thấy giá trị gia tăng các hộ đạt được 1000kg rau trung bình là6.548,65nghìn đồng (chiếm 86,17%doanh thu) Thu nhập thuần đạt được bằng62,60%doanh thu (tương ứng 4.757,4nghìn đồng/1000kg) Như vậy các khoản chi phícông lao động chiếm 23,44%doanh thu (tương ứng 1.781,25nghìn đ/1000 kg)

- Phân tích kết quả tác nhân thu gom

Người thu gom có thu gom cả 4 loại rau là: Khoai tây, su hào, bắp cải, cà chua.Nhưng với mỗi loại rau thì người thu gom có giá trị gia tăng đặt được khác nhau do sựkhác nhau về giá bán và chi phí trung gian của từng loại Thu nhập thuần của bắp cải làlớn nhất chiếm 10,77% doanh thu của 1000kg bắp cải trong 4 loại rau trong khi đó càchua lại có thu nhập thuần nhỏ nhất với 1,43% doanh thu của 1000kg cà chua

- Phân tích kết quả tác nhân hợp tác xã

Hợp tác xã có giá trị gia tăng đạt được cao nhất là từ hoạt động thu mua bắpcải, với 1000kg bắp cải thì có thể thu lại được giá trị gia tăng chiếm 29,33% doanhthu Khoai tây và cà chua vẫn có giá trị gia tăng thấp chỉ đạt 6,36% và 5% doanhthu của 1000kg rau

- Phân tích kết quả tác nhân bán buôn

Hiện nay tác nhân bán buôn xuát hiện và tham gia vào chuỗi giá trị thông qua 2kênh chính là kênh I và kênh III Kết quả chung cho tác nhân bán buôn có sự khácnhau giữa các loại rau Với bắp cải là loại rau mang lại giá trị gia tăng cao nhất chongười bán buôn đạt 1.846.670 đồng khi thực hiện bán buôn 4 loại rau với số lượng1000kg mỗi loại, cà chua có giá trị gia tăng thấp nhất chỉ đạt 1.176.670 đồng

Trang 8

- Tác nhân bán lẻ

Tác nhân bán lẻ tham gia vào chuỗi giá trị của rau an toàn xã Đông xuân có 2đối tượng chính Tác nhân bán lẻ Hà nội (BLHN) nghiên cứu thông qua 2 kênh làkênh I và kênh III, tác nhân bán lẻ sóc sơn (BLSS) nghiên cứu thông qua kênhII.Kết quả chung cho tác nhân bán lẻ có sự khác nhau giữa các loại rau Với bắp cảilà loại rau mang lại giá trị gia tăng cao nhất cho người bán lẻ đạt 1.443.330 đồngkhi thực hiện bán lẻ 4 loại rau với số lượng 1000kg mỗi loại, su hào có giá trị giatăng thấp nhất chỉ đạt 810.000 đồng

(3) Các yếu tố ảnh hưởng tới chuỗi giá trị RAT xã Đông xuân

Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị RAT Đông xuân được nhóm thành 2nhóm chính đó là: nhóm yếu tố khách quan và nhóm yếu tố chủ quan

- Nhóm yếu tố khách quan:

Nghiên cứu cho thấy nhóm yếu tố khác quan có ảnh hưởng tới chuỗi giá trịRAT Đông xuân bao gồmThị trường;Chủ trương chính sách của nhà nước; Yếu tốtự nhiên

- Nhân tố chủ quan:

Nhóm nhân tổ chủ quan có tác động tới chuỗi giá trị RAT gồm những yếu tốnhư: Nguồn vốn của các tác nhân tham gia chuỗi; Cơ sở hạ tầng và khoa học côngnghệ; Sự tương tác, liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị; Trình độ của cáctácnhân trong chuỗi giá trị

(4) Các giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm RAT xã Đông Xuân

Các giải pháp được đưa ra nhằm tăng cường mối quan hệ giữa các tác nhântrong chuỗi như: Giải pháp chung cho chuỗi giá trị RAT; Giải pháp hạn chế yếutốảnh hưởng; Giải pháp về quản lý; Cơ chế chính sách; Về giải pháp kỹ thuật

Trang 9

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC vii

DANH MỤC BẢNG ix

DANH MỤC SƠ ĐỒ x

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT xi

PHẦN I MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

1.2 Mục Tiêu Nghiên Cứu 3

1.2.1 Mục tiêu chung 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 4

1.4 Đối tượng và pham vi nghiên cứu 4

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 4

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 5

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 6

2.1 Cơ sở lý luận 6

2.1.1 Chuỗi giá trị sản phẩm, chuỗi giá trị rau an toàn 6

2.1.2 Vai trò của chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp, chuỗi giá trị rau an toàn 13

2.1.3 Đặc điểm chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn 15

2.1.4 Nội dung phân tích chuỗi giá trị 16

2.1.5Các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị rau an toàn 23

2.2 Cơ sở thực tiễn 26

2.2.1 Một số nghiên cứu về chuỗi giá trị sản phẩm ở trên thế giới 26

2.2.2 Một số nghiên cứu về chuỗi giá trị sản phẩm ở trong nước 28

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 31

3.1.1 Điều kiện tự nhiên xã Đông Xuân 31

Trang 10

3.1.2 Khái quát tình hình kinh tế, xã hội xã Đông Xuân 33

3.2 Phương pháp nghiên cứu 35

3.2.1 Phương pháp chọ điểm nghiên cứu và chọn mẫu nghiên cứu 35

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 36

3.2.3 Phương pháp phân tích 37

3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 42

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43

4.1 Thưc trạng chuỗi giá trị rau an toàn xã Đông Xuân 43

4.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ RAT xã Đông Xuân 43

4.1.2 Chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn của xã Đông Xuân 47

4.1.3 Thực trạng các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị RAT 49

4.1.4 Phân bổ giá và giá trị gia tăng trong chuỗi gia trị RAT Đông xuân 91

4.2 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức chuỗi giá trị sản phẩm RAT ở xã Đông xuân 93

4.3 Ưu và nhược điểm của chuỗi giá trị RAT Đông xuân 96

4.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới chuỗi giá trị RAT xã Đông xuân 97

4.4.1 Yếu tố khách quan 97

4.4.2 Yếu tố chủ quan 100

4.5 Các giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm RAT xã Đông Xuân 102

4.5.1Giải pháp chung cho chuỗi giá trị RAT 102

4.5.2 Giải pháp hạn chế yếu tố ảnh hưởng 103

4.5.3 Giải pháp về quản lý 103

4.5.4Cơ chế chính sách 104

4.5.5 Về giải pháp kỹ thuật 105

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 106

5.1 Kết luận 106

5.2 Kiến nghị 107

5.2.1 Đối với cấp chính quyền 107

5.2.2 Đối với người sản xuất, tiêu thụ sản phẩm 108

TÀI LIỆU THAM KHẢO 109

PHỤ LỤC 111

Trang 11

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã Đông Xuân 2011 - 2013 33

Bảng 3.2 Cơ cấu sử dụng đất xã Đông Xuân năm 2013 34

Bảng 3.3: Số mẫu phỏng vấn hộ 35

Bảng 3.4: Phương pháp phân tích chi phí lợi nhuận theo Kaplinsky and Morris (2001) 41

Bảng 4.1 Diện tích gieo trồng RAT của xã Đông Xuân trong 3 năm 44

Bảng 4.2 Năng suất rau của xã Đông Xuân qua các năm 45

Bảng 4.3 Giá bán rau trên địa bàn xã Đông Xuân năm 2013 46

Bảng 4.4 Thông tin chung của hộ sản xuất 50

Bảng 4.5 Diện tích, năng suất sản xuất RAT của hộ năm 2013 51

Bảng 4.6 Cơ cấu sản xuất các loại rau trong xã Đông xuân năm 2013 52

Bảng 4.7 Phương thức giao dịch của hộ 54

Bảng 4.8 Chi phí sản xuất bình quân 1000kg RAT của hộ sản xuất xã Đông Xuân .56 Bảng 4.9 Chi phí lao động của hộ sản xuất 1000kg RAT 57

Bảng 4.10 Chi phí và kết quả sản xuất của hộ sản xuất RAT xã Đông xuân 59

Bảng 4.11 Cơ cấu thu nhập của hộ sản xuất RAT tại Đông xuân 62

Bảng 4.12 Thông tin chung về tác nhân thu gom RAT 64

Bảng 4.13 Phương thức giao dịch của tác nhân thu gom 65

Bảng 4.14 Chi phí, kết quả của hoạt động thu gom 67

Bảng 4.15 Thông tin chung về HTX dịch vụ nông nghiệp Đông xuân 69

Bảng 4.16 Chi phí, kết quả hoạt động của HTX 71

Bảng 4.17 Thông tin chung của tác nhân bán buôn 73

Bảng 4.18 Chi phí, kết quả hoạt động tác nhân bán buôn HN kênh I 76

Bảng 4.19 Chi phí, kết quả hoạt động tác nhân BBSS kênh III 78

Bảng 4.20 Chi phí, kết quả hoạt động tác nhân BBHN kênh III 80

Bảng 4.21 Giá trị gia tăng của tác nhân bán buôn 81

Bảng 4.22 Thông tin chung của tác nhân bán lẻ 83

Bảng 4.23 Chi phí, kết quả của tác nhân bán lẻ Hà nội kênh I 85

Bảng 4.24 Chi phí, kết quả của tác nhân bán lẻ Hà nội kênh III 87

Bảng 4.25 Chi phí, kết quả của tác nhân bán lẻ Sóc sơn kênh II 89

Bảng 4.26 Giá trị gia tăng của tác nhân bán lẻ 90

Bảng 4.27 Giá trị gia tăng của các tác nhân trong chuỗi giá tri RAT Đông xuân 91

Bảng 4.28 Phân tích SWOT chuỗi giá trị RAT xã Đông xuân 94

Bảng 4.29 Hiện trạng về nguồn vồn của các tác nhân trong chuỗi giá trị 100

Trang 12

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 4.1 Sơ đồ chuỗi giá trị RAT Đông xuân 47

Sơ đồ 4.2 : Các kênh cung ứng hàng hóa dịch vụ chính trong chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn của xã Đông Xuân 48

Sơ đồ 4.3 Giá trị gia tăng của các tác nhân theo kênh tiêu thụ 92

Trang 13

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

4 BLHN :Bản lẻ Hà nội

6 BVTV :Bảo vệ thực vật

11 GDP :Tổng thu nhập quốc nội

12 GO :Giá trị sản xuất

16 HTX DVNN :Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp

18 KHTSCĐ :Khấu hao tài sản cố định

21 PRA :Participatory Rural Appraisal

28 TSCĐ :Tài sản cố định

32 VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm

Trang 14

PHẦN I MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Cùng với sự phát triển của nền sản xuất nông nghiệp, thế giới ngày nay đã cơbản đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về lương thực và thực phẩm cho con người.Đồng thời, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, chất lượng cuộc sống của conngười cũng ngày càng được nâng cao, điều đó đòi hỏi phải nâng cao chất lượngnông sản Người tiêu dùng có xu hướng sử dụng những sản phẩm sạch, đảm bảo sứckhỏe, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng Vì vậy, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trởthành mối quan tâm chung của toàn xã hội và đang đặt ra cho sản xuất nông nghiệpnhững cơ hội và thách thức mới trong quá trình phát triển của các quốc gia

Hiện nay, nhiều nước tiên tiến trên thế giới và trong khu vực (Mỹ, Trung Quốc,Thái Lan, Hàn Quốc…) đã và đang áp dụng các quy trình, công nghệ cao trong sản xuấtnông sản như quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP), phương pháp quản lý dịch hạitổng hợp (IPM) Đây là những kỹ thuật cơ bản giúp người sản xuất áp dụng các biệnpháp thâm canh hợp lý vừa giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế đồng thờicung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm

Trong xu hướng phát triển chung của thời đại, ở Việt Nam việc phát triển sảnxuất và tiêu dùng những sản phẩm sạch, an toàn là vấn đề có tính cấp thiết vì sựphát triển kinh tế, xã hội, môi trường và sức khỏe con người Sản xuất nông sản antoàn bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, không chỉ là vấn đề tất yếu của sản xuất nôngnghiệp hiện nay, mà còn góp phần nâng cao tính cạnh tranh của nông sản hàng hoátrong điều kiện Việt Nam vừa trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thếgiới (WTO), mở ra thị trường tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài nước, khuyến khíchphát triển sản xuất

Trước thực trạng đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành một số Quyếtđịnh như: Quy định về quản lý sản xuất và kinh doanh rau an toàn ban hành kèmtheo quyết định số 106/ 2007/ QĐ - BNN ngày 28/ 12/ 2007; Quy trình thực hànhsản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi an toàn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp vàPTNT ký kèm theo quyết định số 379/ QĐ - BNN.KHCN ngày 28/ 1/ 2008; Quyết

Trang 15

định số 84/ QĐ - TT - CLT ban hành ngày 22/ 4/ 2008 Cục Trồng trọt - Bộ Nôngnghiệp và PTNT về việc chỉ định tổ chức chứng nhận rau an toàn theo VietGAP.

Rau an toàn được trồng ở các huyện ngoại thành Hà Nội từ những năm

1996, đặc biệt diện tích trồng rau phát triển mạnh từ sau năm 1999 khi thành phốcó chủ trương quy hoạch phát triển vùng sản xuất rau an toàn cung cấp cho thịtrường các quận nội thành Một số xã như Văn Đức, Đặng Xá thuộc huyện GiaLâm, xã Vân Nội - Đông Anh, xã Lĩnh Nam - Thanh Trì và xã Thanh Xuân, ĐôngXuân thuộc huyện Sóc Sơn được chọn làm điểm sản xuất thí điểm Cũng nhờ cácchủ trương này mà diện tích trồng rau đã tăng lên đáng kể.Trước những nhu cầutiêu thụ rau an toàn ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng như hiện nay đòihỏi huyện phải xây dựng hệ thống sản xuất rau an toàn theo hướng chuyênnghiệp, đồng bộ hơn, góp phần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vì sức khỏengười tiêu dùng Tuy nhiên, việc phát triển sản xuất rau an toàn ở huyện vẫn cònnhiều khó khăn

Sóc Sơn là một huyện ngoại thành Thành phố Hà Nội, có diện tích tự nhiênlớn thứ hai toàn thành phố (30.000 ha) Được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyềncác cấp huyện Sóc Sơn, nhất là trong sản xuất nông nghiệp đã áp dụng tiến bộ khoahọc kỹ thuật, giống, phân bón đã xây dựng được mô hình sản xuất rau tập trungtại 2 xã Thanh Xuân và Đông Xuân với diện tích hơn 200 ha Vì vậy, sản xuất raucủa huyện Sóc Sơn những năm vừa qua đã đạt hiệu quả kinh tế Tuy nhiên hệ thốngthương mại, tiêu thụ còn yếu kém làm cho thương hiệu rau an toàn Đông Xuân vẫnchưa được biết đến nhiều trên thị trường Ngoài ra thì kênh phân phối rau an toàncòn chưa đáp ứng nguồn cung ứng rau của xã, chưa hoàn thiện hệ thống chợ đầumối thu mua rau mà chủ yếu thông qua các tư thương để đưa rau sạch ra thị trường

Để thấy rõ được chuỗi giá trị rau an toàn Đông xuân cũng như một số giải phápđề xuất để hoàn thiện hơn nhằm đáp ứng được cung rau ra thị trường đảm bảo thu nhậpcũng như lợi nhuận phù hợp cho tất cả các bên tham gia vào trong chuỗi giá trị, chính

vì thế tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn xã Đông Xuân, Sóc Sơn, TP Hà Nội”.

Trang 16

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn của xã Đông Xuân, từ đó đưa

ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi mang lại lợiích hợp lý hơn cho các tác nhân tham gia chuỗi

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị sản phẩmrau an toàn

- Đánh giá thực trạng trong chuỗi giá trị rau an toàn xã Đông Xuân và phântích các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị rau an toàn

- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường mối quan hệ giữa các tác nhântrong chuỗi giá trị rau an toàn xã Đông Xuân

Trang 17

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

1 Các tác nhân tham gia vào trong chuỗi

giá trị

2 Tình hình sản xuất rau an toàn tại xã

Đông Xuân và các thành phần tham gia

vào trong chuỗi giá trị

3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá

trị rau an toàn tại xã Đông Xuân

4 Chính sách và chương trình phát triển

rau an toàn tại xã Đông Xuân được thực

hiện như thế nào?

1 Có nhiều tác nhân trực tiếp và giántiếp đang tham gia vào trong chuỗi giátrị rau an toàn xã Đông Xuân

2 Tại xã Đông Xuân rau an toàn đượcsản xuất và tiêu thụ hiệu quả với sự hoạtđộng hiệu quả của các tác nhân trongchuỗi giá trị rau an toàn tại xã ĐôngXuân

3 Các yếu tố như: văn hóa, chính sách,thông tin, thể chế, có ảnh hưởng tíchcực và tiêu cực tới chuỗi giá trị rau antoàn tại xã Đông Xuân

4 Đã có nhiều chính sách hỗ trợ giúphiệu quả cho phát triển ngành rau tại xãĐông Xuân nhưng giá trị của rau manglại vẫn chưa cao cho nên cần thêm giảipháp để nâng cao giá trị rau của các tácnhân tham gia vào chuỗi giá trị rau tạiĐông Xuân

1.4 Đối tượng và pham vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở khoa học về chuỗi giá trị, cơ sở lý thuyết và thực tiễn cácnghiên cứu về chuỗi giá trị sản phẩm Rau an toàn

- Các nhân tố, tổ chức tham gia vào chuỗi gồm: người sản xuất, người thugom, người bán buôn, người bán lẻ, người tiêu dùng

Trang 18

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung:

+ Lý thuyết cơ bản về chuỗi giá trị

+ Tình hình tiêu thụ và sản xuất rau tại xã Đông Xuân+ Giá trị gia tăng của một đơn vị sản phẩm qua các tác nhân+ Các tác nhân tham gia vào trong chuỗi giá trị

+ Các yếu tố ảnh hưởng tới chuỗi giá trị rau tại xã Đông Xuân

- Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn xã Đông Xuân, huyện SócSơn, TP Hà Nội

- Về thời gian: Dữ liệu và thông tin sử dụng trong nghiên cứu được thu thậptrong 3 năm từ 2010 – 2013

Trang 19

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Chuỗi giá trị sản phẩm, chuỗi giá trị rau an toàn

2.1.1.1 Khái niệm

Chuỗi giá trị nói đến cả loạt những hoạt động cần thiết để biến một sản phấm(hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khácnhau, đến khi phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sửdụng Tiếp đó, một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗihoạt động để tạo ra tối đa giá trị trong toàn chuỗi

“Chuỗi giá trị”nghĩa là: Một chuỗi các quá trình sản xuất(các chức năng) từ

cung cấp các DV đầu vào cho một sản phấm cụ thể cho đến sản xuất, thu hái, chếbiến, marketing, và tiêu thụ cuối cùng ; “Sự sắp xếp có tổ chức, kết nối và điều phốingười sản xuất, nhà chế biến, các thương gia, và nhà phân phối liên quan đến mộtsản phấm cụ thể”; “Một mô hình kinh tế trong đó kết hợp việc chọn lựa sản phấmvà công nghệ thích hợp cùng với cách thức tổ chức các đối tượng liên quan để tiếpcận thị trường”

Định nghĩa này có thể giải thích theo nghĩa hẹp hoặc rộng

- Theo nghĩa hẹp

Một chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt động thực hiện trong một công ty đểsản xuất ra một sản phấm nhất định Các hoạt động này có thể gồm có: giai đoạn xâydựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua vật tư đầu vào, sản xuất, tiếp thị và phânphối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi vv Tất cả những hoạt động này tạo thành một

“chuỗi” kết nối người sản xuất với người tiêu dùng Mặt khác, mỗi hoạt động lại bổsung ‘giá trị’ cho thành phấm cuối cùng

- Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng

Là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thựchiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương nhân, người cung cấp dịchvụ vv ) để biến một nguyên liệu thô thành thành phẩm được bán lẻ Chuỗi giá trịrộng bắt đầu từ hệ thống sản xuất nguyên liệu thô và chuyển dịch theo các mối liên

Trang 20

kết với các doanh nghiệp khác trong kinh doanh, lắp ráp, chế biến v.v

Cách tiếp cận theo nghĩa rộng không xem xét các hoạt động do một doanhnghiệp duy nhất tiến hành, mà nó xem xét cả các mối liên kết ngược và xuôi chođến khi nguyên liệu thô được sản xuất được kết nối với người tiêu dùng cuối cùng.Trong phần còn lại của sách hướng dẫn này, cụm từ chuỗi giá trị sẽ chỉ được dùngđể chỉ định nghĩa rộng này

2.1.1.2 Phân loại phương pháp nghiên cứu về chuỗi giá trị

Theo sự phân loại về khái niệm, có ba luồng nghiên cứu chính trong các tàiliệu về chuỗi giá trị:

- Phương pháp filière

- Khung khái niệm do Porter lập ra (1985)

- Phương pháp toàn cầu do Kaplinsky đề xuất (1999), Gereffi (1994; 1999; 2003) và Gereffi, và Korzeniewicz (1994).

Ứng dụng của các phương pháp đối với từng lĩnh vực áp dụng được thể hiệnqua bảng khái quát sau:

1 Phương pháp filière

NC chuỗi giá trị về hệ thốngsản xuất nông nghiệp

2 Khung khái niệm do Porter lập ra

(1985)

NC chuỗi giá trị về các công

ty, các nhà máy sản xuất chếbiến

3

Phương pháp toàn cầu do Kaplinsky

đề xuất (1999), Gereffi (1994; 1999;

2003) và Gereffi, và Korzeniewicz

(1994).

NC về chuỗi giá trị của cácquốc gia, các nhà máy hộinhập toàn cầu

Trong khi phân tích sử dụng linh hoạt các phương pháp và cũng có thể kếthợp cả 3 phương pháp trên để phân tích một chuỗi giá trị

- Luồng tư tưởng nghiên cứu thứ nhất là phương pháp Filière (Filière nghĩalà chuỗi, mạch) gồm các trường phái tư duy và truyền thống nghiên cứu khác nhau.Khởi đầu phương pháp này được dùng để phân tích hệ thống nông nghiệp của cácnước đang phát triển trong hệ thống thuộc địa của Pháp (Browne, J Harhen, J &

Trang 21

Shivinan, J., 1996) Phân tích chủ yếu làm công cụ để nghiên cứu cách thức mà cáchệ thống sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là cao su, bông, cà phê và dừa) được tổchức trong bối cảnh các nước phát triển (Eaton, C and A W Shepherd, 2001).Theo luồng nghiên cứu này, khung Filière chú trọng đặc biệt đến cách các hệ thốngsản xuất địa phương được kết nối với công nghiệp chế biến, thương mại, xuất khẩuvà tiêu dùng cuối cùng (Fearne, A and D Hughes, 1998).

Do đó khái niệm chuỗi (Filière) luôn bao hàm nhận thức kinh nghiệm thực tếđược sử dụng để lập sơ đồ dòng chuyển động của các hàng hóa và xác định nhữngngười tham gia vào hoạt động (Pagh, J.D.&Cooper, M.C, 1998) Tính hợp lý củachuỗi (Filière) hoàn toàn tương tự như khái niệm chuỗi giá trị mở rộng đã trình bày

ở trên Phương pháp chuỗi có hai luồng, có vài điểm chung với phân tích chuỗi giátrị đó, gồm:

Việc đánh giá chuỗi về mặt kinh tế và tài chính chú trọng vào vấn đề tạo thunhập và phân phối lợi nhuận trong chuỗi hàng hóa, và phân tách các chi phí và thunhập giữa các thành phần được kinh doanh nội địa và quốc tế để phân tích sự ảnhhưởng của chuỗi đến nền kinh tế quốc dân và sự đóng góp của nó vào GDP theo

“phương pháp ảnh hưởng”

Phân tích có tính chú trọng vào chiến lược của phương pháp chuỗi, được sửdụng nhiều nhất ở trường đại học Paris - Nanterre, một số tổ chức nghiên cứu nhưCIRAD và INRA và các tổ chức phi chính phủ làm về phát triển nông nghiệp đãnghiên cứu một cách có hệ thống sự tác động lẫn nhau của các mục tiêu, các cản trởvà kết quả của mỗi bên có liên quan trong chuỗi, các chiến lược cá nhân và tập thể,cũng như các hình thái qui định mà Hugon (1985) đã xác định là có bốn loại liênquan đến chuỗi hàng hóa ở Châu Phi được phân tích gồm: Quy định trong nước,quy định về thị trường, quy định của nhà nước và quy định kinh doanh của nôngnghiệp quốc tế Moustier và Leplaideur (1989) đã đưa ra một khung phân tích về tổchức chuỗi hàng hóa (lập sơ đồ, các chiến lược cá nhân và tập thể, và hiệu suất vềmặt giá cả và tạo thu nhập, có tính đến vấn đề chuyên môn hóa của nông dân vàthương nhân ngành thực phấm so với chiến lược đa dạng hóa

- Luồng nghiên cứu thứ hai liên quan đến công trình của Micheal Porter

Trang 22

(1985) về các lợi thế cạnh tranh Porter đã dùng khung phân tích chuỗi giá trị đểđánh giá xem một công ty nên tự định vị mình như thế nào trên thị trường và trongmối quan hệ với các nhà cung cấp, khách hàng và đối thủ cạnh tranh khác Ý tưởngvề lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp có thể được tóm tắt như sau: Một công

ty có thể cung cấp cho khách hàng một mặt hàng hoặc dịch vụ có giá trị tươngđương với đối thủ cạnh tranh mình như thế nào?

Hay ta làm thế nào để một doanh nghiệp có thể sản xuất một mặt hàng mà kháchhàng sẵn sàng mua với giá cao hơn, hoặc chiến lược tạo sự khác biệt trên thị trường?

Trong bối cảnh này, khái niệm chuỗi giá trị được sử dụng như một khung kháiniệm mà các doanh nghiệp có thể dùng để tìm ra các nguồn lợi thế cạnh tranh thực tếvà tiềm tàng của mình để dành lợi thế trên thị trường Hơn thế nữa Porter lập luận rằngcác nguồn lợi thế cạnh tranh không thể tìm ra nếu nhìn vào công ty như một tổng thể.Một công ty cần được phân tách thành một loạt các hoạt động và có thể tìm thấy lợi thếcạnh tranh trong một (hoặc nhiều hơn) những hoạt động đó Porter phân biệt giữa cáchoạt động sơ cấp, trực tiếp góp phần tăng thêm giá trị cho sản xuất hànghóa (hoặc dịchvụ) và các hoạt động hỗ trợ có ảnh hưởng gián tiếp đến giá trị cuối cùng của sản phẩm

Trong khung phân tích của Porter, khái niệm về chuỗi giá trị không trùng vớiý tưởng về chuyển đoi vật chất Porter giới thiệu ý tưởng theo đó tính cạnh tranhcủa một công ty không chỉ liên quan đến quy trình sản xuất Tính cạnh tranh củadoanh nghiệp có thể phân tích bằng cách xem xét chuỗi giá trị bao gồm thiết kế sảnphẩm, mua vật tư đầu vào, hậu cần, hậu cần bên ngoài, tiếp thị bán hàng và các dịchvụ hậu mãi và dịch vụ hỗ trợ như lập kế hoạch chiến lược, quản lý nguồn nhân lực,hoạt động nghiên cứu

Trang 23

Trích nguồn: (www.doanhnhan.net)

Do vậy, trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị chỉ áp dụngtrong kinh doanh Kết quả là phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhằm hỗ trợ các quyếtđịnh quản lý và chiến lược điều hành Ví dụ một phân tích về chuỗi giá trị của mộtsiêu thị ở Châu Âu có thể chỉ ra lợi thế cạnh tranh của siêu thị đó so với các đối thủcạnh tranh là khả năng cung cấp rau quả nhập từ nước ngoài (Goletti, F, 2005) Tìm

ra nguồn lợi thế cạnh tranh là thông tin có giá trị cho các mục đích kinh doanh Tiếptheo những kết quả tìm được đó, doanh nghiệp kinh doanh siêu thị có lẽ sẽ tăngcường củng cố mối quan hệ với các nhà sản xuất hoa quả nước ngoài và chiến dịchquảng cáo sẽ chú ý đặc biệt đến những vấn đề này

Một cách để tìm ra lợi thế cạnh tranh là dựa vào khái niệm “hệ thống giá trị”.Có nghĩa là: Thay vì chỉ phân tích lợi thế cạnh tranh của một công ty duy nhất, cóthể xem các hoạt động của công ty như một phần của một chuỗi các hoạt động rộnghơn mà Porter gọi là “hệ thống giá trị” Một hệ thống giá trị bao gồm các hoạt động

do tất cả các công ty tham gia trong việc sản xuất một hàng hóa hoặc dịch vụ thựchiện, bắt đầu từ nguyên liệu thô đến phân phối người tiêu dùng cuối cùng Vì vậy,khái niệm hệ thống giá trị rộng hơn so với khái niệm “chuỗi giá trị của doanhnghiệp” Tuy nhiên chỉ cần chỉ ra rằng trong khung phân tích của Porter, khái niệmhệ thống giá trị chủ yếu là công cụ giúp quản lý điều hành đưa ra các quyết định cótính chất chiến lược

Trang 24

Luồng tư tưởng mới đây nhất là phương pháp tiếp cận toàn cầu, khái niệmcác chuỗi giá trị được áp dụng để phân tích toàn cầu hóa đã được các tác giả

Kaplinsky đề xuất (1999), Gereffi (1994; 1999; 2003) và Gereffi, và Korzeniewicz (1994).Kaplinsky và Morris 2001đã quan sát được rằng trong quá trình toàn cầu

hóa, người ta nhận thấy khoảng cách thu nhập trong nội địa và giữa nước tăng lên.Các tác giả này lập luận rằng phân tích chuỗi giá trị có thể giúp giải thích quá trìnhnày, nhất là trong một viễn cảnh năng động:

Thứ nhất, bằng cách lập sơ đồ chi tiết các hoạt động trong chuỗi, phân tíchchuỗi giá trị sẽ thu thập được thông tin, phân tích được những khoản thu nhập củacác bên tham gia trong chuỗi nhận được sẽ là tổng thu nhập của chuỗi giá trị

Thứ hai, phân tích chuỗi giá trị có thể làm sáng tỏ việc các công ty, vùng vàquốc gia được kết nối với nền kinh tế toàn cầu như thế nào?

Hình thức phân tích này sẽ giúp xác định được kết quả phân phối của các hệthống sản xuất toàn cầu, các nhà sản xuất cá thể phải nâng cao năng suất và hiệu quả cáchoạt động và do đó đặt mình vào con đường tăng trưởng thu nhập bền vững

Sản phẩm rau an toàn xã Đông Xuân còn ở dạng giản đơn, các mối liên kếtgiữa các tác nhân trong chuỗi còn lỏng lẻo và giản đơn Trong khuôn khổ nghiêncứu này, tác giả tiếp cận chuỗi giá trị rau an toàn theo lý thuyết Filière và phươngpháp của Porter Trong điều kiện các tác nhân tham gia thị trường hiện chỉ ở thịtrường nội địa và sản phẩm rau an toàn chưa được phân phối và phát triển đạt đượccác yêu cầu của toàn cầu hóa

2.1.1.3 Các thuật ngữ sử dụng trong nghiên cứu chuỗi giá trị

- Tác nhân: Tác nhân là một tế bào sơ cấp với các hoạt động kinh tế, là trungtâm hoạt động độc lập và tự quyết định hành vi của mình.Tác nhân là một tế bào sơcấp với các hoạt động kinh tế, là trung tâm hoạt động độc lập và tự quyết định hành

vi của mình Có thể hiểu rằng: Tác nhân là những hộ, những doanh nghiệp thamgia trong ngành hàng thông qua hoạt động kinh tế của họ Tác nhân được phân làm

Trang 25

Trên thực tế có một số tác nhân chỉ tham gia vào một ngành hàng, một chuỗinhất định và có nhiều tác nhân có mặt trong nhiều chuỗi giá trị, nhiều ngành hàngcủa nền kinh tế quốc dân Có thể phân loại các tác nhân thành một số nhóm tuỳtheo bản chất hoạt động chủ yếu trong ngành hàng như sản xuất của cải, chế biến,tiêu thụ và dịch vụ, hoạt động tài chính và phân phối

Trong thực tế, một tác nhân có thể có nhiều hoạt động khác nhau Vì vậy, khiphân tích tuỳ theo từng điều kiện cụ thể mà xác định các tác nhân tham gia trong từngchuỗi giá trị với chức năng cụ thể cho chính xác, tránh hiện tượng bỏ sót hay phân tíchtrùng lặp nhiều lần hoạt động của các tác nhân

Trong phân tích chuỗi giá trị theo luồng hàng, người ta thường chia thànhcác tác nhân sau: Người sản xuất, người thu gom, người bán buôn, người chế biến,người bán lẻ, người tiêu dùng cuối cùng

+ Sản phẩm: Trong chuỗi giá trị mỗi tác nhân đều tạo ra sản phẩm của riêngmình Trừ những sản phẩm bán lẻ cuối cùng, sản phẩm của mọi tác nhân khác chưaphải là sản phẩm cuối cùng của chuỗi mà chỉ là kết quả của quá trình sản xuất củatừng tác nhân Trong chuỗi giá trị sản phẩm của tác nhân trước là chi phí trung giancủa tác nhân liền kề sau nó Chỉ có sản phẩm của tác nhân cuối cùng trước khi đếntay người tiêu dùng mới là sản phẩm của chuỗi giá trị

+ Mạch hàng: Là khoảng cách giữa hai tác nhân, nó chứa đựng quan hệ kinhtế giữa hai tác nhân và những hoạt động chuyển dịch về sản phẩm Qua từng mạchhàng giá trị sản phẩm được tăng thêm và do đó giá cả cũng đượctăng thêm do cáckhoản giá trị mới sáng tạo ra ở từng tác nhân

+ Luồng hàng: Những mạch hàng liên tiếp được sắp xếp theo trật tự từ tác

Trang 26

nhân đầu tiên đến tác nhân cuối cùng sẽ tạo nên luồng hàng và toàn bộ chuỗi giá trịcủa ngành hàng Luồng hàng thể hiện sự di chuyển các luồng vật chất do kết quảhoạt động kinh tế của hệ thống tác nhân khác nhau ở từng công đoạn đến từngchủng loại của sản phấm cuối cùng.

+ Luồng vật chất: Luồng vật chất bao gồm một tập hợp liên tiếp những sảnphấm do các tác nhân tạo ra được lưu chuyển từ tác nhân này qua các tác nhân khácliền kề nó trong từng luồng hàng

2.1.2 Vai trò của chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp, chuỗi giá trị rau an toàn

- Chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp

Thứ nhất, ở mức độ cơ bản nhất, một phân tích chuỗi giá trị lập sơ đồ một cách hệ thống các bên tham gia vào sản xuất, phân phối, tiếp thị và bán một (hoặc

nhiều) sản phấm cụ thể Việc lập sơ đồ này đánh giá các đặc điểm của những ngườitham gia, cơ cấu lãi và chi phí, dòng hàng hóa trong chuỗi, đặc điểm việc làm và khốilượng và điểm đến của hàng hóa được bán trong nước và nước ngoài (Kaplinsky vàMorris 2001) Những chi tiết này có thể thu thập được nhờ kết hợp điều tra thực địa,thảo luận nhóm tập trung, PRA, phỏng vấn thông tin và số liệu thứ cấp

Thứ hai là phân tích chuỗi giá trị có vai trò trung tâm trong việc xác định sự phân phối lợi ích của những người tham gia trong chuỗi Có nghĩa là, phân tích lợi

nhuận và lợi nhuận biên trên một sản phấm trong chuỗi để xác định ai được hưởnglợi nhờ tham gia chuỗi và những người tham gia nào có thể được hưởng lợi nhờđược tổ chức và hỗ trợ nhiều hơn Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh củacác nước đang phát triển (và đặc biệt là nông nghiệp), với những lo ngại rằng ngườinghèo nói riêng dễ bị tổn thương trước quá trình toàn cầu hóa (Kaplinsky và Morris2001) Có thể bổ sung phân tích này bằng cách xác định bản chất việc tham giatrong chuỗi để hiểu được các đặc điểm của những người tham gia

Thứ ba, phân tích chuỗi giá trị có thể dung để xác định vai trò của việc nâng cấp trong chuỗi giá trị Nâng cấp gồm cải thiện chất lượng và thiết kế sản phẩm

giúp nhà sản xuất thu được giá trị cao hơn hoặc đa dạng hóa dòng sản phẩm Phântích quá trinh nâng cấp gồm đánh giá khả năng sinh lời của các bên tham gia trongchuỗi cũng như thông tin về các cản trở đang tồn tại Các vấn đề quản trị có vai trò

Trang 27

then chốt trong việc xác định những hoạt động nâng cấp đó diễn ra như thế nào.Ngoài ra, cơ cấu của các quy định, rào cản gia nhập, hạn chế thương mại, và cáctiêu chuẩn có thể tiếp tục tạo nên và ảnh hưởng đến môi trường mà các hoạt độngnâng cấp diễn ra.

Cuối cùng, phân tích chuỗi giá trị có thể nhấn mạnh vai trò của quản trị trong chuỗi giá trị Quản trị trong chuỗi giá trị nói đến cơ cấu các mối quan hệ và

cơ chế điều phối tồn tại giữa tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị Quản trị quantrọng từ góc độ chính sách thông qua xác định các sắp xếp về thể chế có thể cầnnhắm tới để nâng cao năng lực trong chuỗi giá trị, điều chỉnh các sai lệch về phânphối thu nhập giữa các tác nhân và tăng giá trị gia tăng trong ngành

- Chuỗi giá trị rau an toàn

+ Phân tích chuỗi giá trị rau an toàn,lập sơ đồ một cách hệ thống các bêntham gia vào sản xuất, phân phối, tiếp thị và bán một (hoặc nhiều) sản phấm rau antoàn Việc lập sơ đồ này đánh giá các đặc điểm của những người tham gia, cơ cấulãi và chi phí, dòng hàng hóa trong chuỗi rau an toàn

+ Phân tích chuỗi giá trị rau an toàn có vai trò trung tâm trong việc xác định sự phân phối lợi ích của những người tham gia trong chuỗi Có nghĩa là, phân tích

lợi nhuận và lợi nhuận biên trên một sản phấm trong chuỗi để xác định ai đượchưởng lợi nhờ tham gia chuỗi và những người tham gia nào có thể được hưởng lợinhờ được tổ chức và hỗ trợ nhiều hơn

+ Phân tích chuỗi giá trị rau an toàncó thể dùng để xác định vai trò của việcnâng cấp trong chuỗi giá trị Nâng cấp gồm cải thiện chất lượng và thiết kế sảnphẩm rau an toàn giúp cho người sản xuất thu được giá trị cao hơn Phân tích quátrinh nâng cấp gồm đánh giá khả năng sinh lời của các bên tham gia trong chuỗicũng như thông tin về các cản trở đang tồn tại

+ Phân tích chuỗi giá trị rau an toàncó thể nhấn mạnh vai trò của quản trịtrong chuỗi giá trị Quản trị trong chuỗi giá trị nói đến cơ cấu các mối quan hệ và

cơ chế điều phối tồn tại giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị

2.1.3 Đặc điểm chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn

Trang 28

Trồng rau ngoài cải thiện cuộc sống hàng ngày thì còn trao đổi buôn bán nhỏlẻ đã là một tập quán cũng như một loại hình sản xuất lâu năm của các xã thuần nôngtrong cả nước Các loại rau, củ được trồng chủ yếu là các giống rau, củ phổ biến phụcvụ cho đời sống hàng ngày của người dân như: Su hào, cải bắp, súp lơ, các loại rau ănlá…vv Sản phẩm rau tại các địa phương được trồng theo tiêu chuẩn VietGap chính vìvậy mà các sản phẩm rau đều là sản phẩm sạch đáp ứng được các yêu cầu tiêu thụ sảnphẩm vệ sinh ATTP

Chuỗi giá trị không phải là một khái niệm mới, cùng nghiên cứu kênh phânphối, mạch hàng, luồng đi của sản phấm, nhưng chuỗi giá trị sản phấm có nhữngđiểm khác biệt rõ ràng với ngành hàng sản phấm Chuỗi giá trị tập trung nhiều hơnvề góc độ lợi ích tài chính, việc thương mại hoá sản phấm, tính chất kinh doanh vàlợi nhuận của các bên tham gia hơn là các thể chế, hay cơ chế phối hợp, quản lýnhà nước, mối quan hệ của các tác nhân trong chuỗi Phân tích chuỗi giá trị gópphần hỗ trợ cho việc phân tích ngành hàng

Chuỗi giá trị rau tại các địa phương còn ở quy mô nhỏ, sản phẩm làm ra mới chỉthô sơ chưa có hình thức bảo quản, đóng gói, sơ chế ngay tại địa phương chính vì vậymà giá trị rau chưa cao Một người có thể tham gia và đảm nhiệm các vai trò khácnhau, người nông dân vừa có thể trồng rau nhưng chính người nông dân đó cũng cóthể là người thu gom, vận chuyển Chính sự thiếu chuyên môn hóa, tính đồng bộ trongsản xuất mà tính cạnh tranh trên thị trường rau sạch với các thương hiệu khác còn kém.Các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị rau an toàn được xác định theo đường đi củasản phẩm từ người sản xuất cho tới người tiêu dùng, qua các kênh tiêu thụ khác nhau.Hiện nay thì tác nhân sản xuất trong chuỗi giá trị rau là các hộ nông dân tham gia sảnxuất rau an toàn Các tác nhân thu gom, sơ chế, bán buôn, bán lẻ thì có sự tham gia củangười ngoài vùng rau, một số doanh nghiệp phân phối Như vậy có thể thấy rằng cáctác nhân tham gia vào chuỗi giá trị rau an toàn rất đa dạng

Bản chất của chuỗi giá trị là cơ hội giao thương theo các cấp độ thị trườngkhác nhau, qua đó quyết định sự thành công của một sản pham hay dịch vụ xácđịnh cụ thể; Các mối liên kết giữa các tác nhân ở các cấp độ khác nhau trong chuỗigiá trị là điểm mấu chốt quyết định các lợi ích, giá trị tăng hoặc giảm; Các mối liên

Trang 29

kết ngang giữa các tác nhân có thể làm giảm chi phí giao dịch, cho phép tăng quy

mô của nhà cung cấp, tăng quyền thương lượng và tạo điều kiện thuận lợi cho việctiêu chuẩn hoá các tiêu chuẩn chất lượng, dịch vụ, các quy tắc, quy định của cácthành viên tham gia chuỗi giá trị Chuỗi giá trị hỗ trợ và thúc đẩy các thị trườngkhác phát triển trong quá trình phát triển của nó như các dịch vụ tài chính, tư vấnpháp lý, hạ tầng viễn thông, điện, hạ tầng giao thông

2.1.4Nội dung phân tích chuỗi giá trị

2.1.4.1 Lựa chọn các chuỗi giá trị ưu tiên để phân tích

Trước khi tiến hành phân tích chuỗi giá trị, phải quyết định xem sẽ ưu tiênchọn tiểu ngành nào, sản phẩm hay hàng hóa nào để phân tích Vì các nguồn lực đểtiến hành phân tích lúc nào cũng hạn chế nên phải lập ra phương pháp để lựa chonmột số nhất định các chuỗi giá trị để phân tích trong số nhiều lựa chọn có thể được.Các câu hỏi chính đặt ra để tìm được câu trả lời và thông qua đó chúng ta sẽtìm được sản phẩm, hàng hóa nào để phân tích chuỗi giá trị là: Việc chọn nhữngchuỗi giá trị để phân tích dựa trên những tiêu chí chính nào? Có những chuỗi giá trịtiềm năng nào có thể phân tích? Sau khi áp dụng những tiêu chí lựa chọn, nhữngchuỗi giá trị nào là thích hợp nhất để phân tích?

Các bước tiền hành:

Bước 1: Xác định các tiêu chí

Bước 2: Định lượng mức độ quan trọng của các tiêu chí

Bước 3: Liệt kê các sản phấm/hoạt động có tiềm năng

Bước 4: Bảng xếp thứ tự các loại sản phấm/hoạt động theo các tiêu chí

2.1.4.2 Lập sơ đồ chuỗi giá trị

Mục tiêu: Lập sơ đồ chuỗi giá trị có ba mục tiêu chính: Giúp hình dung đượccác mạng lưới để hiểu hơn về các kết nối giữa các tác nhân và các quy trình trongmột chuỗi giá trị; Thể hiện tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các tác nhân và quy trìnhtrong chuỗi giá trị; Cung cấp cho các bên có liên quan hiểu biết ngoài phạm vi thamgia của riêng họ trong chuỗi giá trị

Không có sơ đồ chuỗi gía trị nào hoàn toàn toàn diện và bao gồm tất cả mọi

Trang 30

yếu tố Việc quyết định lập sơ đồ những gì phụ thuộc vào, chẳng hạn như, cácnguồn lực ta có, phạm vi và mục tiêu của nghiên cứu và nhiệm vụ của tổ chức củachúng ta Một chuỗi giá trị, cũng như thực tiễn, có rất nhiều khía cạnh: dòng sảnphấm thực tế, số tác nhân tham gia, giá trị tích luỹ được v.v Vì vậy, việc chọn xem

sẽ đưa vào những khía cạnh nào mà ta muốn lập sơ đồ là rất quan trọng

Thông qua việc trả lời những câu hỏi dưới đây thể hướng dẫn chọn nhữngvấn đề nào để đưa vào sơ đồ: Có những quy trình khác nhau (căn bản) nào trongchuỗi giá trị? Ai tham gia vào những quy trình này và họ thực tế làm những gì? Cónhững dòng sản phấm, thông tin, tri thức nào trong chuỗi giá trị? Khối lượng củasản phấm, số lượng những người tham gia, số công việc tạo ra như thế nào? Sảnphấm (hoặc dịch vụ) có xuất xứ từ đầu và được chuyển đi đâu? Giá trị gia tăng thayđổi như thế nào trong toàn chuỗi giá trị? Có những hình thức quan hệ và liên kếtnào tồn tại? Những loại dịch vụ (kinh doanh) nào cung cấp cho chuỗi giá trị?

Các bước tiến hành:

Bước 1: Lập sơ đồ các quy trình cốt lõi trong chuỗi giá trị

Bước 2: Xác định và lập sơ đồ những người tham gia chính vào các quy trìnhnàyBước 3: Lập sơ đồ dòng sản phẩm, thông tin và kiến thức

Bước 4: Lập sơ đồ khối lượng sản pham, số người tham gia và số công việc Bước 5: Lập sơ đồ dòng luân chuyển sản pham hoặc dịch vụ về mặt địa lý

Bước 6: Xác định trên sơ đồ giá trị ở các cấp độ khác nhau của chuỗi giá trị Bước 7: Lập sơ đồ các mối quan hệ và liên kết giữa những người tham giatrong chuỗi giá trị

Bước 8: Lập sơ đồ các Dịch vụ Kinh doanh cung cấp cho chuỗi giá trị

2.1.4.3 Phân tích Chi phí và lợi nhuận

Tính chi phí và lợi nhuận cho phép nhà nghiên cứu xác định chuỗi giá trị vìngười nghèo đến mức độ nào Cần cân nhắc việc nghiên cứu chi phí và lợi nhuậnthực tế khi một nhà nghiên cứu muốn biết liệu chuỗi giá trị có phải là một nguồnthu nhập tốt cho người nghèo hay không, và thứ hai là liệu người nghèo có tiếp cậnđược một chuỗi giá trị hay không Chi phí và lợi nhuận trước đây, mặt khác, chophép nhà nghiên cứu biết đã có những xu hướng tài chính nào trong chuỗi giá trị và

Trang 31

liệu chuỗi giá trị đó có tiềm năng tăng trưởng trong tương lai hay không.

Biết các chi phí và lợi nhuận của những người tham gia một chuỗi giá trị chophép nhà nghiên cứu: xác định các chi phí hoạt động và đầu tư đang được phân chiagiữa những người tham gia chuỗi giá trị như thế nào để kết luận xem liệu người nghèocó thể tham gia chuỗi được không, xác định doanh thu và lợi nhuận đang được phânchia giữa những người tham gia chuỗi giá trị như thế nào để kết luận xem liệu nhữngngười tham gia, đặc biệt là người nghèo, có thể tăng lợi nhuận trong chuỗi giá trị đượckhông Nói cách khác, liệu có thể nâng cao vị trí của người nghèo trong chuỗi giá trịbằng cách làm cho chuỗi hiệu quả hơn (giảm chi phí và tăng giá trị); So sánh lợi nhuậncủa một chuỗi giá trị với lợi nhuận của một chuỗi giá trị khác và do vậy, có thể thấy cónên chuyển từ chuỗi giá trị này sang chuỗi giá trị kia hay không;

Các câu hỏi chính mà nhà nghiên cứu phải trả lời để đạt được các mục tiêucủa phần này là: Chi phí, gồm cả chi phí cố định và thay đoi, của mỗi người thamgia là gì và cần đầu tư bao nhiêu để tham gia một chuỗi giá trị? Thu nhập của mỗingười tham gia trong chuỗi giá trị là bao nhiêu? Vốn đầu tư, chi phí, thu nhập, lợinhuận và lợi nhuận biên thay đổi theo thời gian như thế nào? Vốn đầu tư, chi phí,thu nhập, lợi nhuận và lợi nhuận biên được phân chia giữa những người tham giatrong chuỗi giá trị như thế nào? Chi phí và lợi nhuận củ chuỗi giá trị này thấp hơnhay cao hơn so với các chuỗi giá trị sản phẩm khác? Nói cách khác, chi phí cơ hộicủa việc thuê mua các nguồn lực sản xuất cho chuỗi giá trị cụ thể này là thế nào?Nguyên nhân của việc phân chia chi phí và lợi nhuận trong một chuỗi giá trị là gì?

Các bước tiến hành:

Bước 1 : Xác định các chi phí và mức vốn đầu tư cần thiết

Bước 2: Tính doanh thu trên từng tác nhân tham gia

Bước 3: Tính tỉ suất tài chính

Bước 4 Những thay đổi qua thời gian

Bước 5 Vị thế tài chính tương đối của các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trịBước 6 Tính chi phí cơ hội

Bước 7 : Điểm chuẩn

Bước 8: Đi xa hơn dữ liệu định lượng

Trang 32

2.1.4.4 Phân tích công nghệ, kiến thức và nâng cấp

Với công cụ này công nghệ và kiến thức có mặt và được dung trong chuỗi giátrị sẽ được phân tích Trên cơ sở phân tích này sẽ cho biết: Liệu người nghèo, cáctác nhân tham gia trong chuỗi có thể làm được điều đó? Nói cách khác liệu họ cótrình độ kiến thức cần thiết để hiểu công nghệ và thực hiện hoặc vận hành nó? Liệungười nghèo có đủ tiền để làm điều đó? Liệu đòi hỏi đầu tư công nghệ có nằmtrong tầm với của người nghèo?

Những mục tiêu của công cụ này là: Để phân tích tính hiệu quả và hiệu lựccủa công nghệ trong việc sử dụng trong chuỗi giá trị; Để đảm bảo một loại hình củacông nghệ hiện tại và đòi hỏi trong chuỗi giá trị; Để phân tích tính hợp lý của côngnghệ (có đủ điều kiện, hợp, có thể tiếp cận, có thể tái tạo và thay thế) phù hợp vớinhững kỹ năng của công nghệ ở các mức khác nhau của chuỗi giá trị; Để phân tíchcác lựa chọn nâng cao trong chuỗi giá trị cung cấp những chất lượng đòi hỏi củasản phấm đầu ra; Phân tích tác động của đầu tư bên ngoài trong kiến thức và côngnghệ

Các bước tiến hành:

Bước 1 Vẽ sơ đồ sự biến đổi/sự khác nhau ở Kiến thức và Công nghệ trongcác quy trình riêng biệt trong chuỗi giá trị

Bước 2 Nhận biết chuỗi thị trường riêng biệt dựa trên Kiến thức và Côngnghệ

Bước 3 Nhận biết và xác định số lượng lỗ hổng trong Kiến thức và Côngnghệ gây cản trở việc nâng cao trong chuỗi thị trường

Bước 4 Phân tích những lựa chọn nào là trong tầm với của người nghèo (vềmức kiến thức, đầu tư, sử dụng )

2.1.4.5 Phân tích các thu nhập trong chuỗi giá trị

Mục tiêu của phân tích thu nhập trong chuỗi giá trị là: Phân tích tác động củaviệc tham gia vào các chuỗi giá trị tới việc phân bổ thu nhập trong và giữa các mứckhác nhau của chuỗi giá trị ở cấp bậc của các tác nhân tham gia đơn lẻ; Phân tíchtác động của các hệ thống quản trị chuỗi giá trị khác nhau tới sự phân bổ thu nhậpvà giá sản phẩm cuối cùng; Miêu tả sự tác động của sự phân bo thu nhập tới người

Trang 33

nghèo và những nhóm người yếu thế và tiềm năng đối với sự giảm nghèo từ cácchuỗi giá trị khác nhau.

Để đạt được các mục tiêu trên, thông thường các nhà nghiên cứu phải làm rõđược một số vấn đề sau: Có những sự khác nhau trong và giữa những mức khácnhau của chuỗi giá trị không? Tác động của các hệ thống quản trị khác nhau tới sựphân bổ thu nhập giữa và trong các mức khác nhau của chuỗi giá trị? Những tácđộng hiện thời và trong tương lai của các thu nhập phân bổ của chuỗi giá trị lênngười nghèo và những nhóm người yếu thế là gì? Những thay đổi trong thu nhậpbắt nguồn từ việc phát triển của các loại chuỗi giá trị khác nhau là gì? Sự đa dạngcủa thu nhập và rủi ro đối với sinh kế giữa và trong các mức khác nhau của chuỗigiá trị là gì?

Các bước tiến hành

Bước 1: Định nghĩa loại hình

Bước 2: Tính lợi nhuận

Bước 3: Tính thu nhập ròng ở mỗi mức chuỗi giá trị

Bước 4: Tính phân bổ thu nhập theo lương

Bước 5:Tính sự biến đổi thu nhập theo thời gian

Bước 6:Đánh giá vị trí thu nhập trong chiến lược sinh kế

Bước 7: So sánh thu nhập qua các chuỗi giá trị khác nhau

2.1.4.6 Phân tích việc làm trong chuỗi giá trị

Mục đích của việc phân tích việc làm trong chuỗi giá trị là: Để phân tích tácđộng của chuỗi giá trị tới việc phân bổ việc làm giữa và trong các cấp khác nhau củachuỗi giá trị ở cấp người tham gia cá nhân; Miêu tả sự phân bổ việc làm theo chuỗigiá trị và trong số những tầng lớp giàu khác nhau và làm thế nào để người nghèo vànhóm yếu thể có thể tham gia vào chuỗi; Miêu tả sự năng động của việc làm trong vàdọc theo chuỗi giá trị và sự bao gồm, tách rời người nghèo và các nhóm yếu thế;Phân tích tác động của hệ thống quản trị khác nhau của chuỗi giá trị đến sự phân boviệc làm; Phân tích sự tác động cảu các chiến lược nâng cao khác nhau của chuỗi giátrị lên sự phân bo việc làm

Trang 34

Các bước tiến hành

Bước 1: Định nghĩa loại hình người tham gia

Bước 2: Xác định việc làm ở mỗi cấp

Bước 3: Tính toán phân bổ việc làm bởi các cấp của chuỗi giá trị

Bước 4: Phân tích sự đóng góp phân bổ việc làm

Bước 5: Xác định ảnh hưởng của Quản trị lên việc làm

Bước 6: Xác định tác động của công nghệ tới việc làm

Bước 7: Xác định sự biến đổi việc làm theo thời gian

2.1.4.7 Quản trị và các dịch vụ trong chuỗi giá trị rau an toàn

Việc phân tích quản trị và các dịch vụ nhằm điều tra các quy tắc hoạt độngtrong chuỗi giá trị và đánh giá sự phân phối quyền lực giữa những người tham giakhác nhau Quản trị là một khái niệm rộng bao gồm hệ thống điều phối, tổ chức vàkiểm soát mà bảo vệ và nâng cao việc tạo ra giá trị dọc theo chuỗi Quản trị baohàm sự tác động qua lại giữa những người tham gia trong chuỗi là không ngẫunhiên, nhưng được tổ chức trong một hệ thống cho phép đáp ứng những đòi hỏi cụthể về sản phẩm, phương pháp và hậu cần

Phân tích quản trị và các dịch vụ có thể giúp xác định đòn bẩy can thiệpnhằm tăng tính hiệu quả chung của chuỗi giá trị Các quy tắc có thể không được lập

ra một cách đầy đủ và duy trì yếu, làm giảm các khả năng tạo ra giá trị Việc phântích các dịch vụ và quản trị cũng có thể giúp đánh giá lợi thế và bất lợi của các quytắc đối với các nhóm khác nhau, do vậy khám phá ra cáckhó khăn hệ thống ảnhhưởng tới những người tham gia yếu hơn

Mục đích chính của việc phân tích quản trị và các dịch vụ như sau: Phân tíchcác nhà tham gia trong chuỗi giá trị phối hợp các hoạt động của họ như thế nàothông qua các nguyên tắc chính thức và không chính thức; Phân tích những nhómkhác nhau của những người tham gia chuỗi giá trị nhận (hoặc thiếu sự tiếp cận tới)những hình thức hỗ trợ đầy đủ như thế nào để có thể giúp họ đạt được các tiêuchuấn yêu cầu; Hiểu liệu một chuỗi giá trị phần lớn dựa vào những sắp xếp chínhthức hoá (ví dụ như hợp đồng) hay dựa trên sự tin tưởng và những thoả thuậnkhông chính thức

Trang 35

Các câu hỏi đặt ra cần được trả lời trong phân tích quản trị và các dịch vụ là:Những nguyên tắc chính thức và không chính thức quy định những hành động củanhững người tham gia chuỗi giá trị? Ai lập ra nguyên tắc? Ai giám sát sự thi hànhnguyên tắc? Cái gì làm cho các nguyên tắc có hiệu lực? Tại sao lại cần các nguyêntắc? Đâu là lợi thế và bất lợi của những nguyên tắc đang có đối với mỗi loại ngườitham gia trong chuỗi giá trị? Liệu có những dịch vụ hiệu quả để hỗ trợ những ngườitham gia để đáp ứng những nguyên tắc và đòi hỏi của chuỗi giá trị?

Các bước tiến hành

Bước 1: Sắp xếp những người tham

Bước 2: Xác định nguyên tắc và quy định

Bước 3: Phân tích sự thi hành

Bước 4: Phân tích dịch vụ hỗ trợ

2.1.4.8 Phân tích sự liên kết trong chuỗi giá trị

Sự phân tích mối liên kết bao gồm không chỉ việc xác định tổ chức và ngườitham gia nào liên kết với nhau mà còn xác định nguyên nhân của những liên kếtnày và những liên kết này có mang lại lợi ích hay không Việcnhận biết lợi ích(hoặc không có lợi ích) rất lâu để xác định được những trở ngại trong việc tăngcường mối liên kết và lòng tin giữa những người tham gia chuỗi giá trị Việc củngcố các mối liên kết giữa những người tham gia khác nhau trong hệ thống thị trường

sẽ tạo nên nền móng cho việc cải tiến thiện trong các cản trở khác; việc lập ra cơchế hợp đồng, cải thiện sau khi thu hoạch và hệ thống vận chuyển, những cải tiếntrong chất lượng và sử dụng hiệu quả thông tin thị trường

Mục đích của việc phân tích việc làm trong chuỗi giá trị là: Để miêu tả mốiliên kết giữa những người tham gia khác nhau trong chuỗi giá trị và mối liên kếtcủa họ với những người tham gia khác phụ thuộc vào chuỗi giá trị Miêu tả nhữngmối liên kết giữa những người tham gia là những người nghèo và không nghèo vàsự áp dụng đối với sự phát triển vì người nghèo

Các bước thực hiện

Bước 1: Vẽ sơ đồ những người tham gia và tạo loại hình

Bước 2: Xác định các khía cạnh

Trang 36

Bước 3: Khảo sát những người tham gia

Bước 4: Phân tích kết quả khảo sát

Bước 5: Xác định phân bổ quyền lực

Bước 6: Phân tích lòng tin

2.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị rau an toàn

2.1.5.1 Nhóm các nhân tốkhách quan

a Thị trường

Nhân tố thị trường có ảnh hưởng rất lớn chi phối quá trình sản xuất kinhdoanh rau an toàn của các cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn Từ đó có ảnhhưởng rất nhiều tới sự hoạt động cũng như phát triển của chuỗi giá trị ngànhhàng.Về nhu cầu thị trường đổi với rau an toàn: cầu thị trường phụ thuộc vào thunhập, cơ cấu dân cư ở các vùng, các khu vực Thu nhập của dân cư tăng lên thì nhucầu về rau an toàn cũng tăng lên, do rau an toàn là sản phẩm có nhu cầu thiết yếuhàng ngày của dân cư, cũng như đối với các sản phẩm cao cấp đã qua chế biếnkhác Hiện nay, thu nhập của dân cư ngày càng gia tăng, người dân ngày càng chăm

lo đến vấn đề sức khỏe, chình vì vậy nhu cầu về rau an toàn ngày càng tăng lên, thịtrường rau an toàn ngày càng được rộng mở.về cung cấp rau an toàn, là một yếu tốquan trọng trong cơ chế thị trường Cung cấp rau an toàn hiện nay còn ít, chưa đápứng đủ nhu cầu Các hình thức sản xuất chủ yếu là các hộ sản xuất, hợp tác xã, các

mô hình, quy mô còn nhỏ Để tổ chức sản xuất kinh doanh rau an toàn được hiệuquả cần có sự quản lý chặt chẽ trong sản xuất rau an toàn, cung cấp đầy đủ số lượngcũng như chất lượng rau an toàn theo yêu cầu, đúngthời gian để đảm bảo uy tín đốivới khách hàng.Vấn đề giá cả cũng là một yếu tố quan trọng, giá rau an toàn thườngcao hơn rau thường do chi phí sản xuất rau an toàn thường cao hon Giá quá cao thìngười tiêu dung sẽ tiêu dùng ít hơn, và nếu giá quá thấp thì không đảm bảo cho sảnxuất Chính vì vậy sản xuất kinh doanh rau an toàn cần phải có mức giá hợp lý đểđảm bảo cả hai vấn đề này

b Chính sách và cơ chế quản lý

Các chính sách, cơ chế quản lý hợp lý sẽ tạo nhiều thuận lợi trong phát triểnsản xuất rau an toan cũng như ổn định, phát triển chuỗi giá trị sản phẩm của ngành

Nhà nước có các chính sách để hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp nói chung và

Trang 37

phát triển sản xuất rau an toàn nói riêng như: Chính sách nhiều thành phần kinh tế,khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia, tăng tính cạnh tranh của thịtrường; Chính sách tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống của nhân dân, tăng thu nhậpcho các tăng lóp dân cư trên cơ sở đó tăng sức mua của nhân dân; Chính sách đầu

tư và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào nông nghiệp; Chính sách giá cả, bảo trợ sảnxuất và tiêu thụ

Nhũng chính sách của nhà nước chủ yếu tập trung vào hỗ trợ tác nhân sảnxuất trong chuỗi giá trị ngành hàng mà chưa có những chính sách hỗ trợ các tácnhân khác trong chuỗi như: tác nhân thu gom, tác nhân bán buôn, tác nhân bán lẻ.Chính vì vậy mà cần phải có những cơ chế quản lý của nhà nước để hỗ trợ nhữngphần nào khó khăn của các tác nhân trong chuỗi giá trị để cho chuỗi giá trị ngànhhàng được ổn định và phát triển

2.1.5.1 Nhóm các nhân tố chủ quan

a Nguồn vốn của các tác nhân tham gia chuỗi

Bên canh nguồn lực về lao động thì nguồn lực về vốn là môt trong nhữngvấn đề mà không thể thiếu trong phát triển sản xuất rau an toàn cũng như duy trì vàphát triển chuỗi giá trị của ngành hàng Nhà nước cũng đã có những chính sách hỗtrợ cho người dân vay vốn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nôngnghiệp, thể hiện tập trung tại Nghị quyết Trung ương lần thứ năm khóa VII gồmnhững nội dung chủ yếu sau:

- Đổi mới tổ chức ngành ngân hàng thành hệ thống hai cấp: ngân hàngNhànước và ngân hàng thương mại Các ngân hàng thương mại và các tổ chức tíndụng tự nguyện do nhân dân lập ra sẽ tạo khả năng huy động nguồn vốn tối đa đápứng cho nhu cầu phát triển nông nghiệp

- Huy động tối đa mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và nhândân bằng nhiều hình thức thích họp như: tiết kiệm (có và không có kỳ hạn), tínphiếu và trái phiếu kho bạc, ngân phiếu và kỳ phiếu ngân hàng

- Mở rộng việc cho vay của các tổ chức tín dụng đến hộ sản xuất nông, lâm, ngưnghiệp và thủy sản để phát triển sản xuất, không phân biệt thành phần kinh tế

- Ưu tiên cho vay để triển khai các dự án do Nhà nước chỉ định, cho vay đối

Trang 38

với vùng cao, vùng xa, vùng sâu, vùng kinh tế mới, hải đảo và các hộ nghèo, gópphần xóa đói hiảm nghèo trong nông thôn.

Vốn trong sản xuất rau an toàn thường là vốn tự có của người dân, hay vốn đi vaycủa các tổ chức tín dụng, ngân hàng có chính sách ưu đãi Nhà nước cũng có cácchính sách đầu tư vốn ngân sách cho nông nghiệp qua các tổ chức khuyến nônghoặc các hình thức cho vay vốn ưu đãi khác nhau

b Cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ

- Các nhân tố về cơ sở vật chất - kỹ thuật bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng nhưđường sá giao thông, phương tiện vận tải, hệ thống bến cảng kho bãi, hệ thốngthông tin liên lạc Hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong việc lưu thôngnhanh chóng kịp thời, đảm bảo an toàn cho sản xuất cũng như tiêu thụ rau an toàn

- Các nhân tố về kỹ thuật và công nghệ sản xuất đặc biệt quan trọng trongviệc tăng khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ của cơ sở sản xuất kinhdoanh rau an toàn Đối với các nước tiên tiến, sản xuất nông nghiệp nói chungvàsản xuất rau quả nói riêng là ngành có hiệu quả rất cao do được ứng dụng tiến bộkhoa học công nghệ, hầu như từ sản xuất đến thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sảnphẩm Năng suất rau quả trong nhà kính, nhà che nilông, rau trồng trong dung dịchkhông đất rất cao (bình quân từ 25 - 30 kg/m2 đối với cà chua, dưa chuột là 250 -

300 tấn/ha, gấp 20 lần so với trồng ngoài đồng và phương thức canh tác truyềnthống), do khống chế được các yếu tố ngoại cảnh Rau quả trồng trong nhà kính,nhà lưới không chứa độc tố, hợp vệ sinh, mẫu mã đẹp, dễ xuất khẩu

c Trình độ sản xuất và quản lý của các tác nhân

Trình độ sản xuất của người sản xuất là yếu tố quan trọng trong phát triển và duy trìchuỗi giá trị bởi vì tác nhân sản xuất là phần gốc của chuỗi cũng như các sản phẩmđược cung ứng trong chuỗi đều do tác nhân sản xuất cung cấp với trình độ sản xuấtđược cải thiện sẽ giúp cho chuỗi giá trị ổn định được phần gốc từ đó có thể pháttriển cũng như duy trì các tác nhân khác tham gia vào chuỗi Trình độ sản xuất đượccải thiện cũng như nâng cao thông qua các buổi tập huấn cũng như các buổi phổbiến kỹ thuật, tham quan mô hình

Trình độ quản lý của các thành viên tham gia vào chuỗi được thể hiện thông qua

Trang 39

những quyết định của các tác nhân trong chuỗi như: quyết định mua, quyết định loạisản phẩm, quyết định bán… Khi những tác nhân có trình độ quản lý tham gia trongchuỗi thì chuỗi sẽ đảm bảo được những điều kiện phát huy tiềm năng của chuỗi.

d Mối liên kết của các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị

Hiện nay với xu thế hội nhập cũng như nên sản xuất hàng hóa đòi hỏi các tác nhântrong chuỗi cần có mối liên kết chặt chẽ đảm bảo cho hạn chế những rủi ro cũngnhư những mặt tiêu cực của các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị của ngành.Thông tin mua bán, hợp đồng mua bán, sự tương tác thường xuyên giữa các tácnhân là những yếu tố cơ bản tác động lên các tác nhân làm cho mối liên kết giữa cáctác nhân ngày càng gần hơn giúp cho thông tin về giá, sản lượng, chất lượng củasản phẩm được cập nhật thường xuyên Khi các tác nhân trong chuỗi có mối liên kếtchặt chẽ cả theo chiều dọc và chiều ngang của chuỗi thì chuỗi giá trị sẽ đảm bảo,bền vững và phát triển

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Một số nghiên cứu về chuỗi giá trị sản phẩm Nông nghiệp ở trên thế giới

Trên thế giới người ta đã áp dụng lý thuyết chuỗi giá trị vào việc nghiên cứucác sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nhằm nâng cao tính cạnh tranhcủa sản phẩm và cải thiện giá trị gia tăng cho sản phẩm cũng như đem lại lợi nhuậnnhiều hơn cho các bên tham gia Người ta đã nhận thấy tầm quan trọng của liên kếtgiữa các bên tham gia trong thương mại quốc tế như trường hợp thành công củaNông nghiệp Nhật Bản vào những năm 1970 Trong thập niên 80 và 90 trên thế giớingười ta quan tâm nhiều đến chuỗi giá trị, đặc biệt là quản lý chuỗi cung cấp, chuỗigiá trị quan tâm đến việc chia sẻ thông tin giữa các bên tham gia để giảm chi phí vềmặt thời gian, giảm giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả trong việc đáp ứng nhu cầukhách hàng và tăng giá trịcho sản phẩm đó.Fearne và Hughes cũng đã phân tíchđược ưu điểm và nhược điểm của việc áp dụng chuỗi giá trị trong kinh doanh Về

ưu điểm giảm mức độ phức tạp trong mua và bán, giảm chi phí và tăng chất lượngsản phẩm, giá cả đầu vào ổn định, giảm thời gian tìm kiếm những nhà cung cấpmới, cùng nhau thực thi kế hoạch và chia sẻ thông tin dựa trên sự tin tưởng lẫnnhau Bên cạnh đó phát hiện ra những nhược điểm khi áp dụng chuỗi giá trị là tăng

Trang 40

sự phụ thuộc giữa các bên tham gia chuỗi, giảm sự cạnh tranh giữa người mua vàngười bán, phát sinh chi phí mới trong chuỗi (Fearne, A and D Hughes,1998).Năm 2009, Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO) đãcó báo cáo tổng hợp khá đầy đủ các nghiên cứu về lí thuyết phân tích chuỗi giá trịnhằm thực hiện nghiên cứu áp dụng cho các sản phẩm nông nghiệp (UNIDO 2009).UNIDO đã tiến hành nghiên cứu ứng dụng về phân tích chuỗi giá trị một số sảnphẩm nông nghiệp như các sản phẩm ngũ cốc, sản phẩm dầu từ thực vật, cà phê, cacao, đường, sữa, thịt động vật, trái cây, trà, rau, mật ong… ở một số quốc gia nhưEthiopia, Nicaragua, Ecuador, Ai Cập, Sri Lanka, Indonesia, Việt Nam, một sốnước ở Châu Âu… (UNIDO 2009) Các nghiên cứu cho thấy cấu trúc thị trường củacác chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp là đa dạng và khác biệt giữa các quốc gia, cósự khác biệt về phân phối lợi ích và đặc biệt là các chuỗi giá trị chịu tác động khácnhau lớn bởi cơ chế và chính sách từ các Chinch phủ UNIDO (2009) đã báo cáo rằng98% sản phẩm nông nghiệp từ các nước phát triển chế biến công nghiệp và thu được

185 USD giá trị gia tăng trên 1 tấn sản phẩm nông nghiệp chế biến, trong khi tỉ lệ nàytại các nước đang phát triển là 38% tương ứng với giá trị gia tăng là 40 USD trên 1tấn sản phẩm nông nghiệp Thêm vào đó, giá trị tổn thất sau thu hoạch ở những nướcđang phát triển khoảng 40%, trong khi đó ở các nước công nghiệp phát triển là rấtnhỏ UNIDO (2009) kết luận rằng chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp ở các nướcđang phát triển tạo ra giá trị thấp và nhìn chung đang ở vị thế cạnh tranh bất lợi sovới các nước phát triển.Trung tâm nghiên cứu CGGC (Center on Globalization,Governance and Competitiveness) của Trường đại học Duck (Mỹ) là một trongnhững nơi thực hiện khá nhiều nghiên cứu về chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu tronglĩnh vực nông nghiệp ở các quốc gia Châu Mỹ Năm 2011, Ferrnandez- Stark và cộngtác viên nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau và trái cây

Sản xuất RAT mang lại lợi ích cho nền kinh tế của các nước trồng RAT trên thế giới Diện tích trồng RAT trên thế giới ngày càng mở rộng và không ngừng tăng lên

Đối với nền nông nghiệp Mĩ, sản xuất rau quả là ngành sản xuất quan trọngvà chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp Dù sản xuất trong nước khôngđáp ứng đủ nhu cầu nội địa nhưng nó chính là công cụ để cân bằng cán cân thương

Ngày đăng: 13/09/2019, 11:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Bình (2010), “Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng lợn thịt huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng lợn thịt huyệnChương Mỹ, thành phố Hà Nội”
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Năm: 2010
2. Ban nghiờn cứu hành ủụ̣ng chính sách (2007), “Sụ̉ tay thực hành phõn tớch chuụ̃i giá trị hiệu quả hơn cho người nghèo”, Trung tâm thông tin ADB, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Sụ̉ tay thực hành phõn tớch chuụ̃igiá trị hiệu quả hơn cho người nghèo”
Tác giả: Ban nghiờn cứu hành ủụ̣ng chính sách
Năm: 2007
3. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung (1997), Giáo trình Kinh tế nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội Khác
4. Phạm Vân Đình (1999), Phương pháp phân tích ngành hàng nông nghiệp,NXB Nông nghiệp, Hà Nội Khác
5. GTZ (2006), Phân tích chuỗi giá trị Bơ Daklak, báo cáo dự án Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w