1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc sách cho học sinh lớp 2 thông qua dạy học môn đạo đức

78 132 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

được rèn luyện và sớm hình thành từ tuổi ấu thơ, đặc biệt là ở lứa tuổi của họcsinh lớp 2- giai đoạn đầu Tiểu học.Vậy làm thế nào để có những kĩ năng đọc sách hiệu quả, giúp hình thànhnh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: G áo ụ ọ

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: G áo ụ ọ

N ờ ớ o ọ

PGS TS N u ễ Dụ Qu

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn Banchủ nhiệm khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, cùngnhững thầy cô đã trực tiếp giảng dạy, truyền thụ kiến thức cho tôi, tận tìnhgiúp đỡ và tạo điều kiện để tôi được tiếp xúc và tìm hiểu về việc nghiên cứukhoa học, giúp tôi có cách nhìn khái quát hơn về giáo dục đạo đức cho họcsinh Tiểu học, là tiền đề để tôi hoàn thành bài tốt nghiệp này

Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng các giáo viênkhối 2 trường Tiểu học Tân Dân A đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong việccung cấp các số liệu và thông tin về trường tiểu học

Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS TS Nguyễn Dục Quang - người

đã tận tình hướng dẫn và cho tôi biết thêm những kiến thức về nghiên cứukhoa học cũng như về các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh, giúp tôi

có một nền tảng tốt để trở thành một giáo viên Tiểu học

Trong quá trình nghiên cứu, tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót vàhạn chế Kính mong nhận được sự góp ý của Thầy, Cô và toàn thể bạn đọc đểbài nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn!

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2018

S v t ự ệ

Nguyễn Thị Anh Minh

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài nghiện cứu: “Biện pháp rèn luyện kĩ năng đọcsách cho học sinh lớp 2 thông qua dạy học môn Đạo đức” là kết quả mà tôi đãtrực tiếp tìm hiểu và nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tôi có sử dụng

và tham khảo tài liệu của các tác giả Đó là cơ sở để tôi rút ra những vấn đềcần tìm hiểu ở đề tài của mình Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứucủa riêng tôi, hoàn toàn không trùng khớp với kết quả của các tác giả

Nếu sai, tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2018

S v t ự ệ

Nguyễn Thị Anh Minh

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Khách thể nghiên cứu 3

4 Đối tượng nghiên cứu 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phạm vi nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Giả thuyết khoa học 5

9 Cấu trúc đề tài 5

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC SÁCH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 6

1.1 Một số vấn đề về kĩ năng đọc sách cho học sinh lớp 2 6

1.1.1 Kĩ năng đọc sách 6

1.1.2 Biểu hiện của kĩ năng đọc sách 10

1.2 Một số vấn đề dạy môn Đạo đức lớp 2 trong trường Tiểu học 10

1.2.1 Một số khái niệm 10

1.2.2 Mục tiêu dạy học môn Đạo đức lớp 2 11

1.2.3 Nội dung môn Đạo đức lớp 2 11

1.2.4 Các phương pháp dạy học môn Đạo đức lớp 2Error! Bookmark not defined 1.2.5 Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Đạo đức lớp 2 (theo từng bài)Error! Bookmark 1.3 Đặc điểm học sinh Tiểu học 13

1.3.1 Đặc điểm tâm lí 13

1.3.2 Đặc điểm sinh lí 14

1.4 Một số ví dụ tổ chức hoạt động học trong giờ Đạo đức 2Error! Bookmark not d Kết luận chương 1 15

Trang 6

Chương 2 THỰC TRẠNG VIỆC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC SÁCH

CHO HỌC SINH LỚP 2 17

2.1 Giới thiệu về khảo sát 17

2.1.1 Mục đích khảo sát 17

2.1.2 Nội dung khảo sát 17

2.1.3 Phương pháp khảo sát 17

2.2 Kết quả khảo sát 18

2.2.1 Nhận thức của giáo viên và cha mẹ học sinh về việc rèn luyện kĩ năng đọc sách cho học sinh lớp 2 18

2.3 Những thuận lợi và khó khăn khi vận dụng biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc sách cho học sinh lớp 2 (thông qua dạy học môn Đạo đức 2) 20

2.3.1 Thuận lợi 20

2.3.2 Khó khăn 21

Kết luận chương 2 22

Chương 3 BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC SÁCH CHO HỌC SINH LỚP 2 24

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc sách cho học sinh lớp 2 24

3.1.1 Đảm bảo mục tiêu giáo dục 24

3.1.2 Đảm bảo tính vừa sức 24

3.1.3 Phù hợp với thực tiễn dạy học ở trường Tiểu học hiện nay 25

3.2 Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc sách cho học sinh 25

3.2.1 Phối hợp với cha mẹ học sinh tổ chức đọc sách cho con trong gia đình hiệu quả 25

3.2.2 Lựa chọn không gian đọc sách đảm bảo hiệu quả 27

3.2.3 Bố trí thời gian hợp lí để đọc sách 30

3.2.4 Kết hợp sử dụng các phương tiện trong đọc sách 31

Trang 7

3.2.5 Những phương pháp đọc sách 33

3.3 Thực nghiệm biện pháp 37

3.3.1 Mục đích thực nghiệm 37

3.3.2 Nội dung thực nghiệm 37

3.3.3 Phương pháp thực nghiệm 37

3.3.4 Tiến hành thực nghiệm 37

Kết luận chương 3 42

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 PHỤ LỤC

Trang 8

1 Lí o ọ đề t

MỞ ĐẦU

Trang 9

Đạo đức là “cái gốc” của con người Khi sinh thời, Bác Hồ đã dạy:

“Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không cótài thì làm việc gì cũng khó” Đất nước ta đang trên đà phát triển theo hướngcông nghiệp hóa, hiện đại hóa Cùng với đó, nền giáo dục cũng rất được coitrọng, với định hướng “giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người

có tri thức vững vàng, có cơ thể khỏe mạnh và một tâm hồn trong sáng” Nhưvậy, giáo dục đạo đức cho học sinh ngay từ cấp Tiểu học là vấn đề không chỉnhà trường Tiểu học quan tâm mà còn là vấn đề cả xã hội quan tâm

Mục tiêu Giáo dục Tiểu học là: “Nhằm giúp học sinh hình thành những

cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm

mĩ và có những kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở”[1_Điều 27]

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Trong dạy học phải coi trọng cả đức lẫntài, trong đó đức là cái gốc quan trọng, là nền tảng cho việc hình thành vàphát triển nhân cách cho học sinh” Qua đây, ta thấy vai trò vô cùng quantrọng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học Ở lứa tuổi này, các emrất dễ tiếp thu những cái hay, cái đẹp Nhưng đồng thời cũng dễ bị “suy thoái

về đạo đức, mờ nhạt về lí tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lậpthân, lập nghiệp về tương lai bản thân và đất nước” [2.Tr 4_Đại hội VIII], đặcbiệt là trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay Tuy côngnghệ cung cấp nhiều lợi ích cho xã hội, nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũngkhông có thể phủ nhận rằng công nghệ là một “chất gây nghiện vô hình” đangchi phối con người hàng ngày, hàng giờ, khi mà hằng ngày bên cạnh chúng talúc nào cũng có điện thoại di động, máy nghe nhạc, truyền hình cáp,Internet… những điều kiện cực kì tốt cho video, trò chơi điện tử hay

Trang 10

facebook, zalo… Trẻ em cũng vậy, nếu cha mẹ và thầy cô giáo không giámsát tốt, các em rất dễ rơi vào “cạm bẫy” của thế giới công nghệ Thực tế chothấy rằng, không ít những gia đình đang trong tình trạng “mỗi người mộtchiếc điện thoại”, “mỗi người có một thế giới riêng”, bất kể đó là người lớnhay trẻ em! Sẽ ra sao nếu các thành viên trong gia đình bạn bất đắc dĩ lạichính là những nhân vật trong bức tranh đó? Tình cảm và mối quan hệ giữamọi người trong gia đình sẽ trở nên như thế nào? Đạo đức của các em sẽ rasao? Đó chính là thực tế đáng báo động mà chúng ta cần khắc phục ngay lúcnày Chính vì thế, cần đề xuất những biện pháp nhằm định hướng đúng hành

vi cho các em Một trong số đó là cần nâng cao hiệu quả dạy học Đạo đứctrong nhà trường Tiểu học

Vậy có những biện pháp nào giúp nâng cao hiệu quả dạy học Đạo đứctrong nhà trường Tiểu học? Chúng ta có thể dạy học thông qua lí thuyết,dạy học thông qua trải nghiệm, dạy học thông qua đóng vai- xử lí tìnhhuống, thông qua các môn học khác trong nhà trường… và còn rất nhiềukênh hữu ích khác Tôi xin đưa ra một biện pháp mà tôi rất tâm đắc, đó là:

“Biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc sách cho học sinh lớp 2 thông qua dạyhọc môn Đạo đức”

Sách là một người bạn không thể thiếu đối với con người Sách còn làngười thầy đưa chúng ta đến với nguồn tri thức vô tận Đọc sách không chỉhình thành ở học sinh những phẩm chất đạo đức tốt đẹp mà còn giúp các emtránh xa những cám dỗ tiêu cực khó có thể cưỡng lại trong thời đại công nghệ

số Cha mẹ cùng đọc sách với con giúp mối quan hệ gia đình ngày càng gắn

bó khăng khít… Khẳng định về giá trị và lợi ích to lớn của việc đọc sách, vănhào Mác-xim Gorki đã nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”

và “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đườngsống” Biết yêu sách và ham mê đọc sách chính là một đức tính quý báu cần

Trang 11

được rèn luyện và sớm hình thành từ tuổi ấu thơ, đặc biệt là ở lứa tuổi của họcsinh lớp 2- giai đoạn đầu Tiểu học.

Vậy làm thế nào để có những kĩ năng đọc sách hiệu quả, giúp hình thànhnhững phẩm chất đạo đức quý báu cho học sinh lớp 2? Để trả lời cho câu hỏi

đó, tôi xin đưa ra đề tài: “B ệ p áp rè lu ệ ĩ đọ sá o ọ

s lớp 2 t ô qu ọ ô Đ o đức”

2 Mụ đí ứu

Đề xuất biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc sách cho học sinh lớp 2thông qua dạy học Đạo đức ở trường Tiểu học trên cơ sở nghiên cứu lí luận vàthực tiễn vấn đề rèn luyện kĩ năng đọc sách cho học sinh lớp 2 thông qua dạyhọc môn Đạo đức

Trang 12

lớp 2 thông qua dạy học môn Đạo đức ở trường Tiểu học, thực trạng vấn đề này ở trường Tiểu học Tân Dân A, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

7 P p áp ứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận, tài liệu tham khảo, văn bản

Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóacác tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài, làm điểm tựa để tìm hiểu vànghiên cứu cho đề tài của mình

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát

+ Mục đích: nhằm thu thập thông tin về thực trạng nhu cầu, thói quen, kĩnăng đọc sách của học sinh, đồng thời quan sát các biện pháp mà giáo viênthường sử dụng trong giờ học Đạo đức

+ Cách tiến hành: quan sát học sinh và giáo viên trong các tiết học Đạo đức

- Phương pháp điều tra, phỏng vấn, đàm thoại, trò chuyện

+ Mục đích: Nhằm thu thập thông tin, số liệu về thực trạng rèn luyện kĩnăng đọc sách cho học sinh thông qua dạy học môn Đạo đức 2

+ Cách tiến hành: Để điều tra, tôi sử dụng phiếu điều tra với các câu hỏidạng trắc nghiệm và xin ý kiến đóng góp dành cho hai đối tượng là giáo viên,cha mẹ học sinh và học sinh lớp 2 Đồng thời, qua trao đổi, trò chuyện trựctiếp, tôi có điều kiện để hiểu rõ hơn về nội dung câu trả lời của các đối tượngđược hỏi

7.3 Phương pháp xử lí thông tin

- Mục đích: Đưa ra các kết quả điều tra được, làm cơ sở để chứng minhcho đề xuất của đề tài và căn cứ để đưa ra kết luận khái quát

- Cách tiến hành: Xử lí các thông tin, số liệu thu thập được bằng phươngpháp thống kê toán học, thể hiện trên các biểu đồ

Trang 13

8 G ả t u ết o ọ

Nếu các biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc sách cho học sinh lớp 2 được

áp dụng thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Đạo đức lớp 2 trongtrường Tiểu học

4 Đối tượng nghiên cứu

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

6 Phạm vi nghiên cứu

7 Phương pháp nghiên cứu

8 Giả thuyết khoa học

9 Cấu trúc đề tài N ộ u Chương 1: Cơ sở lí luận của việc rèn

luyện kĩ năng đọc sách cho học sinh tiểu học Chương 2: Thực trạng của việc rèn luyện kĩ năng đọc sách cho học sinh lớp 2 Chương 3: Biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc sách cho học sinh lớp 2.

Kết l u ậ v u ế ị

Trang 14

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN

KĨ NĂNG ĐỌC SÁCH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

Sách là một loạt các tờ gi ấ y c ó chữ hoặc hình ảnh được viết tay hoặc

in ấn, được buộc hoặc dán với nhau về một phía Một tờ trong cuốn sáchđược gọi là một trang sách Sách ở dạng điện tử được gọi là s ác h đi ệ n

t ử h oặc e-book [19]

Sách chứa đựng các giá trị văn hóa tinh thần (các tác phẩm sáng tác hoặctài liệu biên soạn) thuộc các hình thái ý thức xã hội và nghệ thuật khác nhau,được ghi lại dưới các dạng ngôn ngữ khác nhau (chữ viết, hình ảnh, âm thanh,

kí hiệu, ) của các dân tộc khác nhau nhằm để lưu trữ, tích lũy, truyền bá

trong xã hội (theo Wikipedia).

Kĩ năng đọc sách là một dạng hoạt động cụ thể của một người thực hiệnviệc đọc sách để tìm hiểu, ghi nhớ và tích lũy các kiến thức, kĩ năng cho bảnthân một cách hiệu quả

Đọc sách cùng con là hoạt động mà người lớn (bố mẹ hoặc thầy

cô ) tương tác với trẻ để giúp trẻ tiếp cận với thế giới xung quanh thôngqua trang sách Từ đó không chỉ cung cấp cho trẻ những biểu tượng,hình ảnh về các sự vật, hiện tượng, cung cấp vốn từ vựng, giúp trẻ hoànthiện ngôn ngữ mà còn có thể khơi gợi óc sáng tạo, trí tưởng tượng của

Trang 15

trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển một cách toàn diện [5].

Đọc hay đọc hiểu là một quá trình "n h ậ n th ứ c " phức tạp của việc giải

mã các b i ểu t ư ợ n g đ ể tạo ra ý nghĩa Đọc sách là cách tiếp thu ngôn ngữ, giaotiếp và chia sẻ th ô n g t i n v à ý tưởng Giống như ngôn ngữ, nó là một sự tươngtác phức tạp giữa các văn bản và người đọc được định hình bởi kiến thức củangười đọc, kinh nghiệm, thái độ, và cộng đồng ngôn ngữ, vốn phụ thuộc vàovăn hóa và xã hội cụ thể Quá trình đọc đòi hỏi phải liên tục thực hành, pháttriển, và tinh chỉnh Ngoài ra, đọc đòi hỏi sự sáng tạo và phân tích bìnhluận[19]

Đọc sách, theo nghĩa riêng tư nhất, là hành vi cá nhân tự thẩm thấu, làm

đầy, phá vỡ và thay đổi ngưỡng nhận thức cũng như tâm thức của bản thân.Việc thôi thúc ham muốn đọc sách ở mỗi cá nhân là điều có thể làm đượcthông qua nhiều cách thức Lý tưởng nhất là bồi dưỡng năng lực tự tìm kiếm,

tự nảy sinh nhu cầu đến với sách bằng cách tiếp xúc với sách vở từ thuở ấuthơ Song, nếu không đạt được điều lý tưởng đó, cũng không hẳn là khi lớnlên con người ấy sẽ không bao giờ đọc sách [5]

 Đọc sách có ảnh hưởng như thế nào đối với trẻ?

Rosie Nguyễn trong Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? có viết: “Sách là cả

thế giới - Nếu mượn được cỗ máy thần kì của Doraemon, nếu được quay vềquá khứ, nếu có thể nhắn nhủ với tuổi trẻ của tôi một điều thôi, thì điều mà tôilựa chọn là: Đọc sách nhiều nữa đi, đồ ngốc ạ!” Bởi, những cuốn sách khôngchỉ đong đầy kỉ niệm tuổi thơ trẻ, để những năm tháng thơ bé trôi qua trongnhững câu chuyện trong trẻo và bình yên, mà nó còn là cái nền tảng của cuộcsống, thế giới trẻ thơ cứ thế được xây đắp nên với lòng tốt và sự nhân hậu, sựgiữ lời hứa, lòng can đảm, sự kiên nhẫn, tính phiêu lưu mạo hiểm, tinh thầnvượt khó

Xin được trích gọn lại một phần trong cuốn sách này: Long Ứng Đài, Bộ

Trang 16

trưởng Bộ Văn hóa Đài Loan, một nhà văn, từng viết cho con mình một lá thưdài về sách Cuối thư, bà viết: “Mẹ yêu cầu con chăm chỉ đọc sách, khôngphải vì mẹ muốn con thành tựu hơn người khác, mà bởi vì, mẹ muốn con cónhiều hơn nữa quyền lựa chọn cho tương ai, lựa chọn có ý nghĩa, có thời gianlàm việc, chứ không phải là bị ép mưu sinh” [16].

Và quả thật, sách là một công cụ giúp ta đạt được điều đó Sách cho takiến thức, cho ta động lực, cho ta mơ về những nơi xa hơn Sách giúp mở ramột thế giới tốt đẹp hơn, những con người tốt hơn, và cả một phiên bản tốthơn của chính ta Nói không ngoa, sách là cả thế giới

Một nghiên cứu được tiến hành trên 1200 người giàu có nhất thế giớicho thấy: Điểm chung giữa những người này là họ tự giáo dục bản thân thôngqua việc đọc sách Bill Gates, Steve Jobs, Warren Buffet đều là những ngườiđọc sách rất chuyên cần Đọc sách không chắc giúp ta thành đạt trên đườngđời, nhưng không có nó, hầu như ta không thể thành người Hay như George

R R Martin có nói: “Người đọc sách sống một nghìn cuộc sống trước khianh ta chết, còn người không đọc chỉ sống một đời” Sách thật kì diệu Bởivậy, không đọc sách mỗi ngày là một thiệt thòi lớn!

Facgueline Kennedy viết: “Có rất nhiều cách để mở rộng thế giới củamột đứa trẻ Nhưng sách thường là cách tốt nhất” [21] Sách không chỉ là cánhcửa về thế giới của những bà tiên, ông bụt, của những tưởng tuợng phongphú Sách không chỉ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, giúp trẻ có vốn từ phongphú, sử dụng từ ngữ chính xác, sách cũng không chỉ giúp trẻ hình thành tưduy logic, giao tiếp tốt hơn, có nền tảng học tập tốt hơn Sách còn giúp thắtchặt tình cảm, mối quan hệ giữa bố mẹ và con, giữa cô và trò, giữa nhữngngười bạn trong và ngoài lớp Đọc sách tạo cơ hội để chúng ta gần nhau hơn,tương tác và tập trung trong cùng một hoạt động Đọc sách còn giúp các em

có những thói quen tích cực, tập trung và kỉ luật Các em sẽ không cảm thấy

Trang 17

quá khó khăn khi bước vào những tiết học cần ngồi trật tự để lắng nghe bàigiảng Đồng thời, các em sẽ tránh xa được những trò chơi giải trí, tiêu khiểnnhư điện tử, hay dùng tivi, điện thoại Thậm chí, trẻ còn chủ động chọn sáchthay cho những thú vui kể trên.

 Đọc sách thế nào để hiệu quả? (Kĩ năng đọc)

- Trước khi đọc nội dung cuốn sách cần:

Xác định mục đích của việc đọc sách: Giúp xác định phương hướng khai

thác vấn đề trong sách, tập trung vào nội dung quan trọng mình muốn tìmhiểu, tránh đọc tràn lan gây tốn thời gian

Xem mục lục: Mục lục phản ánh dàn ý chung, nội dung cơ bản của cuốn

sách, giúp hình dung sơ bộ về nội dung cũng như thứ tự các phần được sắpxếp logic theo ý đồ tác giả

Đọc lời tựa: Nên đọc lời tựa để biết cuốn sách nói về vấn đề gì, giúp

hình dung khái quát hơn nội dung cơ bản của cuốn sách và mục đích của tácgiả mong muốn, biết được vấn đề quan trọng nhất mà cuốn sách đề cập đến

- Bắt đầu đọc nội dung cuốn sách cần: Tích cực tư duy khi đọc, tập

trung khi đọc, ghi chép khi đọc, rèn luyện kĩ thuật đọc Đối với việc rèn luyện

kĩ thật đọc, cần cố gắng hiểu ý nghĩa của cả đoạn và Tập đọc nhanh, thâu tómcái cơ bản của vấn đề Khi trẻ tự đọc, hướng dẫn cho trẻ đọc bằng mắt và óc,không đọc bằng miệng; chuyển động mắt theo chiều thẳng đứng khi đọc; đọcvới tốc độ biến đổi)

- Trẻ nhỏ thường mắc sai lầm khi học đọc, cần rèn luyện cho trẻ nhỏmột cách từ từ và đều đặn, không nên vội vã, vì đây là nền tảng cho việc xâydựng kĩ năng đọc tốt Nếu việc đọc diễn ra quá nhanh và khó sẽ khiến trẻkhông có hứng thú với việc đọc Khi trẻ đã nắm vững từ vựng, ngữ pháp vàcảm thấy thích thú với việc đọc sách, có thể xem xét bắt đầu rèn luyện cho trẻnâng cao tốc độ đọc

Trang 18

1.1.2 Biểu hiện của kĩ năng đọc sách

- Trẻ đọc- hiểu nội dung cuốn sách, tóm tắt lại được nội dung cuốn sách

và nói được vấn đề mà trẻ ấn tượng nhất trong sách cùng với bài học mà trẻrút ra

- Hay hỏi những điều mà trẻ chưa hiểu trong sách, hay trao đổi thôngtin trong sách mà trẻ đọc và nắm được

- Trẻ tích cực tư duy và tập trung khi đọc, tốc độ đọc của trẻ tiến bộ hơn

- Trẻ đọc có mục đích, có quy trình nhất định (đọc mục lục trước đểnắm được vấn đề rồi mới đọc đến các chương, tránh lãng phí thời gian)

1.2 Một s vấ đề ô Đ o đứ lớp 2 tro tr ờ T ểu ọ

1.2.1 Một số khái niệm

Đạo đức là tổ hợp các nguyên tắc, quy tắc, tiêu chuẩn sinh hoạt chung

trong xã hội để điều chỉnh cách ứng xử của con người trong các lĩnh vực củađời sống, để xã hội có một trật tự nhất định đảm bảo cho sự tồn tại và pháttriển của nó [10]

Đạo đức ra đời là do nhu cầu thực tiễn cuộc sống để thực hiện chức năngduy trì mối quan hệ giữa con người với con người, và duy trì trật tự xã hội,qua đó làm cho xã hội tồn tại và phát triển

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần

nhiều do giáo dục mà nên” Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục

đích, có kế hoạch nhằm trang bị cho trẻ những tình cảm và hành vi đạo đứcphù hợp với yêu cầu xã hội mà trẻ đang sống Từ đó, hình thành cho trẻnhững phẩm chất đạo đức Giáo dục đạo đức có ý nghĩa rất quan trọng trongtoàn bộ sự nghiệp giáo dục con người mới nói chung và thế hệ trẻ nói riêng

Trang 19

1.2.2 Mục tiêu dạy học môn Đạo đức lớp 2

Môn Đạo đức lớp 2 thực hiện các mục tiêu sau:

Mục tiêu về kiến thức: Giúp học sinh có hiểu biết ban đầu và nắm được

những tri thức cơ bản, cần thiết về các chuẩn mực hành vi đạo đức phù hợpvới lứa tuổi và trong quan hệ giữa bản thân với bản thân mình, với bạn bè,nhà trường, với cộng đồng, với công việc và môi trường xung quanh Đồngthời, các em cần hiểu được ý nghĩa của mỗi hành vi đạo đức đó Từ đó, bướcđầu, các em có niềm tin đạo đức đúng đắn

Mục tiêu về thái độ, tình cảm: Hình thành từng bước ở các em thái độ tự

trọng, niềm tin vào chuẩn mực đạo đức; biết tự tin, yêu thương, tôn trọng conngười Học sinh biết bày tỏ những xúc cảm, thái độ phù hợp với những chuẩnmực hành vi đạo đức: biết đồng tình, ủng hộ, yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt

và không đồng tình, phê phán với cái ác, cái sai, cái xấu, cái tiêu cực Từ đó,

có tình cảm đạo đức bền vững

Mục tiêu về kĩ năng, hành vi: Hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá hành

vi của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực đã được xâydựng trong bài học; có kĩ năng lựa chọn hành vi ứng xử sao cho phù hợp vớicác chuẩn mực đó Trên cơ sở đó, các em rèn luyện được thói quen đạo đứctích cực

1.2.3 Nội dung môn Đạo đức lớp 2

Môn Đạo đức lớp 2 được dạy với thời lượng: 1 tiết/tuần x 35 tuần = 35

tiết với các nội dung sau:

a) Quan hệ với bản thân

- Sống gọn gàng, ngăn nắp, đúng giờ giấc

- Biết xấu hổ, nhận lỗi và sửa lỗi khi có lỗi

Trang 20

b) Quan hệ với người khác

- Biết trả lại của rơi, thật thà, không ham của rơi

- Đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ bạn bè

- Lễ độ, lịch sự khi nói lời yêu cầu, đề nghị; khi nhận và gọi điện thoại; khiđến nhà người khác

- Thông cảm và giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn bằng những việc làmphù hợp với khả năng

c) Quan hệ với công việc

- Tự giác tham gia làm những việc nhà phù hợp với khả năng

- Giữ gìn trường lớp sạch đẹp, chăm chỉ làm việc nhà

- Chăm chỉ học tập

d) Quan hệ với cộng đồng, đất nước, nhân loại

- Yêu thương những người quanh ta, yêu quê hương đất nước

- Yêu hòa bình, ghét chiến tranh

e) Quan hệ với môi trường tự nhiên

- Tôn trọng, giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng

- Yêu quý, chăm sóc và bảo vệ loài vật có ích

Tóm lại, chương trình Đạo đức lớp 2 có 14 bài bắt buộc và 1 bài do địa

phương tự chọn sao cho phù hợp với thực tế địa phương:

Trang 21

1.3 Đ đ ể ọ s T ểu ọ

1.3.1 Đặc điểm tâm lí

Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lí con người(nhận thức, tình cảm, hành động) Qua đó, con người có được hiểu biết về thếgiới xung quanh và chính bản thân mình Nó gồm nhiều quá trình phản ánhhiện thực khách quan ở những mức độ khác nhau (cảm giác, tri giác, tư duy,tưởng tượng ) và đem lại những sản phẩm khác nhau (hình ảnh, biểu tượng,khái niệm)

Tri giác của các em vẫn mang tính không chủ định Trẻ thường tập trung

vào một vài chi tiết nào đó của đối tượng và cho đó là tất cả, nhận ra ở các đốitượng những gì gây cho trẻ xúc cảm, là những gì rực rỡ, chuyển động, mới lạ

Vì thế, tri giác của trẻ phụ thuộc vào đặc điểm của chính đối tượng Ở các lớpđầu tiểu học, tri giác thường gắn với hoạt động thực tiễn của trẻ Các em trigiác sự vật có nghĩa là nó phải phù hợp với nhu cầu và những gì giáo viên chỉdẫn Với mỗi câu chuyện, mỗi cuốn sách được kể, được học trong giờ Đạođức, hay được đọc cùng cha mẹ khi ở nhà, giáo viên và cha mẹ học sinh cầnhướng các em vào nội dung, bài học rút ra hoặc học sinh có thể tự mình trigiác một chi tiết, một nhân vật nào trong cuốn sách được đọc, giúp các em có

ấn tượng và nhớ lâu hơn

Ngôn ngữ là phương tiện để tư duy nên “tư duy có liên hệ chặt chẽ với

ngôn ngữ” Tư duy của học sinh đầu tiểu học là tư duy cụ thể dựa vào nhữngđặc điểm trực quan của đổi tượng và tiếp nhận các dấu hiệu bên ngoài, đượmmàu sắc xúc cảm Ngôn ngữ của học sinh tiểu học phát triển mạnh, vốn từ củacác em được tăng lên đáng kể do phạm vi tiếp xúc được mở rộng, khả nănghiểu nghĩa của từ cũng phát triển hơn Từ đó, kĩ năng đọc của trẻ được hoànthiện hơn

Về đặc điểm tưởng tượng, trong giờ học, trẻ không chỉ nhớ và suy nghĩ

Trang 22

những gì giáo viên hướng dẫn, kể, giảng giải mà còn tự hình dung cho mìnhnhững sự việc, con người, sự vật, hiện tượng mà trẻ chưa được nhìn thấy baogiờ Với trẻ, hình ảnh tưởng tượng còn chưa rõ ràng, lúc đầu dựa trên nhữngcái cụ thể (truyện, tranh ), về sau nó lại được phát triển trên cơ sở của ngôn

từ Mỗi đứa trẻ là một thế giới hoàn toàn khác nhau, vì thế yếu tố quan trọng

để tạo nên lòng yêu thích sách ở mỗi người lại rất bất ngờ Không có gì làchuẩn cả Đối với Tiến sĩ Giáo dục Nguyễn Thụy Anh, đó là sự tưởng tượng,ngay từ khi còn nhỏ Trí tưởng tượng của một đứa trẻ đưa người đọc đi xahơn cả những câu chữ của nhà văn, nhưng không có nhà văn thì đứa trẻ đãkhông thể đặt chân lên “con thuyền” tưởng tượng ấy [5]

Ở các em, trí nhớ trực quan- hình tượng được phát triển hơn trí nhớ từ

ngữ- logic Các em dễ ghi nhớ và nhớ lại tốt những gì được trực tiếp tác độnglên Tính không chủ định vẫn chiếm ưu thế cả trong ghi nhớ lẫn tái hiện,nhất là ở các lớp đầu tiểu học Nên khi ghi nhớ, trẻ dễ nhớ các bài hát, bài thơ,truyện cổ tích hơn là các tài liệu học tập Ngoài ra, trẻ dễ nhớ và nhớ lâu những

gì làm cho các em có xúc cảm mạnh (ngạc nhiên, thích thú, sợ hãi ) Các tìnhtiết trong sách, truyện có ưu thế trong việc giúp trẻ ghi nhớ bài học hơn

Chú ý không chủ định được phát triển mạnh và chiếm ưu thế Tất cảnhững gì mới mẻ, bất ngờ, rực rỡ khác thường đều dễ dàng cuốn hút sự chú ýcủa trẻ mà không cần bất kì một sự nỗ lực nào của ý chí Nó càng đặc biệt tậptrung và bền vững hơn khi tài liệu học tập có tính trực quan, sinh động hoặckhơi gợi ở trẻ những gì rung cảm tích cực [11]

Do đó, vận dụng biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc sách cho học sinhthông qua dạy học môn Đạo đức lớp 2 có rất nhiều ưu thế

1.3.2 Đặc điểm sinh lí

Cơ thể trẻ em không hoàn toàn giống với người trưởng thành, khôngphải là cơ thể người lớn thu nhỏ lại theo tỉ lệ nhất định Giữa cơ thể trẻ em và

Trang 23

cơ thể người lớn có nhiều điểm khác nhau (về kích thước, cân nặng, cấu trúc,chức năng hoạt động) Sự hoạt động của cơ thể trẻ là sự hoạt động thống nhấtcủa các cơ quan thành một hệ thống hoàn chỉnh.

Hệ xương của trẻ còn nhiều mô sụn; xương sống, xương hông, xương

chân, xương tay đang trong thời kì phát triển (thời kì cốt hóa) nên dễ bị congvẹo, gẫy dập,… Vì thế, trong các hoạt động vui chơi của trẻ, cần hướng các

em tới các hoạt động chơi lành mạnh, an toàn

Hệ thần kinh là cơ quan điều khiển, giúp cho cơ thể là một khối thống

nhất Nhờ có phần cao cấp của hệ thần kinh (đặc biệt là vỏ não) mà con người

có hoạt động tư duy và hoạt động tâm lý Não trẻ có 100 tỉ tế bào và vỏ nãocũng có 6 lớp nhưng các tế bào thần kinh vỏ não chưa được biệt hóa hoàntoàn Khi trẻ được khoảng 8 tuổi, các tế bào thần kinh mới biệt hóa hoàn toànnhư ở người lớn Ngoài ra, ngôn ngữ chỉ đặc trưng cho người, tiếng nói đốivới con người có một giá trị tín hiệu mà các con vật khác không thu nhậnđược [14] Như vậy, hệ thần kinh cấp cao của trẻ đang hoàn thiện, tư duy củacác em chuyển dần từ trực quan sang hành động tư duy hình tượng, tư duytrừu tượng Hơn nữa, hoạt động chủ đạo của trẻ ở bậc mầm non là vui chơi,nhưng đến tuổi tiểu học đã có sự thay đổi về chất, hoạt động chủ đạo của các

em chuyển sang hoạt dộng học tập Dựa vào đó ta có thể thấy rằng, rèn luyệnthói quen đọc sách cho các em trong thời kì này là rất thuận lợi và cần thiết

Trang 24

rút ra được những bài học đạo đức từ cuốn sách đó.

Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc sách cho học sinh lớp 2:

+ Phối hợp với cha mẹ học sinh tổ chức đọc sách cho con trong gia đìnhhiệu quả

+ Lựa chọn không gian đọc sách đảm bảo hiệu quả

+ Bố trí thời gian hơp lý để đọc sách

+ Kết hợp sử dụng các phương tiện trong đọc sách

Trang 25

C 2 THỰC TRẠNG VIỆC RÈN LUYỆN

KĨ NĂNG ĐỌC SÁCH CHO HỌC SINH LỚP 2 2.1 G ớ t ệu về ảo sát

2.1.1 Mục đích khảo sát

Tìm hiểu về thực trạng và nhận thức về việc rèn luyện kĩ năng đọc sáchcho học sinh lớp 2 thông qua dạy học môn Đạo đức 2, sự phối hợp của giáoviên, cha mẹ học sinh và thực trạng nhận thức, nhu cầu rèn luyện kĩ năng đọcsách cảu học sinh

2.1.2 Nội dung khảo sát

Để phục vụ cho việc nghiên cứu, tôi đã tiến hành khảo sát hai nộidung sau:

- Thực trạng nhận thức của giáo viên và cha mẹ học sinh về việc rènluyện kĩ năng đọc sách cho học sinh lớp 2 thông qua dạy học môn Đạo đức

- Thực trạng nhận thức và nhu cầu của học sinh về việc rèn luyện kĩnăng đọc sách

2.1.3 Phương pháp khảo sát

Để phục vụ cho việc thu thập thông tin, số liệu, tôi sử dụng các phươngpháp như quan sát, dự giừo các tiết học Đạo đức, đàm thoại và điều tra bằngphiếu điều tra Tôi phát phiếu điều tra để lấy ý kiến của giáo viên, cha mẹ họcsinh về việc phối hợp và thực hiện biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc sách trongdạy học môn Đạo đức 2 Đồng thời, phát phiếu điều tra để thu thập ý kiến củahọc sinh về việc rèn luyện thói quen cũng như nhận thức, hứng thú của họcsinh về việc đọc sách

Tôi đã trao đổi trực tiếp với một số giáo viên chủ nhiệm và một số phụhuynh khối lớp 2 để lấy ý kiến và ghi chép lại Đồng thời, thông qua quan sáthọc sinh học tập trong giờ học Đạo đức để thấy được hứng thú của các em

Trang 26

trong các tiết học như thế nào Từ dó, rút ra một vài kết luận cụ thể.

2.1.4 Địa bàn và khách thể khảo sát

Để tiến hành khảo sát thực trạng rèn luyện kĩ năng đọc sách cho học sinhlớp 2 thông qua dạy học Đạo đức 2, tôi tiến hành khảo sát khối lớp 2 củatrường Tiểu học Tân Dân A, huyện Sóc Sơn, Hà Nội Cụ thể:

Lớp 2A3: do cô Trịnh Lê Hằng chủ nhiệm với 42 học sinh.

Lớp 2A4: do thầy Nguyễn Văn Thủy chủ nhiệm với 42 học sinh.

Lớp 2A5: do cô Bùi Thị Nhạn chủ nhiệm với 43 học sinh.

2, 3 (phụ lục 1)

Thông qua điều tra, có 83% giáo viên và phụ huynh chọn đáp án A, 17%giáo viên và phụ huynh chọn đáp án B Tôi nhận thấy, đa số giáo viên và phụhuynh đều có nhận thức tích cực về việc rèn luyện kĩ năng đọc sách cho con ởlứa tuổi này, và cho rằng đọc sách đóng vai trò rất quan trọng đối với việchình thành và phát triển nhân cách cho học sinh, từ đó giúp nâng cao hiệu quảdạy học môn Đạo đức 2 Như vậy, ta có thể vận dụng rộng rãi hơn việc rènluyện cho trẻ thói quen và kĩ năng đọc sách, và việc rèn luyện cho trẻ thóiquen, kĩ năng đọc sách cần được quan tâm, chú trọng hơn

Trang 28

Sự hợp tác của cha mẹ khi phối hợp với giáo viên để thực hiện biện

pháp rèn luyện kĩ năng đọc sách cho học sinh thông qua học tập môn Đạo đức 2

Để điều tra về sự hợp tác của cha mẹ khi phối hợp với giáo viên đểthực hiện biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc sách, chúng tôi thông qua các câuhỏi 4, 5, 6 (phụ lục 1)

Sau khi điều tra, tôi thấy rằng có 70% phụ huynh chọn đáp án A, 30%phụ huynh chọn đáp án B của các câu hỏi Có thể thấy, đa số phụ huynh đồngtình và hợp tác với việc rèn luyện kĩ năng đọc sách cho con/cùng con cả khitrẻ ở nhà Tuy nhiên, vẫn có 32% phụ huynh còn một số khó khăn, trong đóchủ yếu là khó khăn về mặt tài chính (xét câu hỏi số 6, phụ lục 1)

Trang 29

2.2.2 Học sinh và việc đọc sách

Để điều tra về nhu cầu đọc sách của các em học sinh lớp 2, chúng tôithông qua các câu hỏi ở phụ lục 2 Và nhận được kết quả như sau:

Trang 30

Biểu đồ 3: Học sinh và việc đọc sách

Hứng thú với việc đọc sách được coi là yếu tố quan trọng, quyết địnhđến sự thành công của việc áp dụng biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc sách chotrẻ Qua việc phân tích số liệu và trao đổi trực tiếp với một số học sinh, chúngtôi thấy rằng rất nhiều em học sinh thích đọc sách và thích được đọc sáchcùng với người lớn Điều này được thể hiện qua con số 82% lựa chọn đáp án

A Tuy nhiên, vẫn còn một phần không nhỏ các em chưa tự giác tạo thói quenđọc sách cho mình và chưa có kĩ năng đọc sách Qua đây, tôi nhận thấy rằng,phần lớn trẻ có nhu cầu đọc sách, tuy nhiên các em còn chưa được tạo điềukiện và chưa tự giác tạo nên thói quen và kĩ năng đọc sách cho mình Vì thế,việc vận dụng biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc sách thông qua môn Đạo đức

Trang 31

động trải nghiệm đọc sách tại thư viện, các ngày hội đọc sách, ngày sáchViệt Nam

- Biện pháp rèn luyện này có những đặc điểm phù hợp với lứa tuổi họcsinh tiểu học, phát huy khả năng tự đọc, tự khám phá tri thức của học sinhthông qua hoạt động tự đọc, tự học

- Phụ huynh quan tâm đến việc học, việc đọc của con, chú trọng đầu tưvào giáo dục

- Các phong trào hưởng ứng “văn hóa đọc” được nhân rộng và ngàycàng được chú ý đến nhiều hơn, đặc biệt là trong các nhà trường Các câu lạc

bộ đọc sách chất lượng cũng được thành lập và nhận được sự chú ý của nhiềuphụ huynh, các bạn nhỏ hơn

2.3.2 Khó khăn

- Một số vùng còn chưa có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bịphục vụ cho việc rèn luyện kĩ năng đọc sách cho các em Nhiều trường cònchưa có thư viện, chưa đưa các tiết Thư viện vào chương trình dạy học, vàkhông gian thư viện còn hạn chế

- Vẫn còn những quan điểm chưa đồng tình của một số phụ huynh vềviệc vận dụng các biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc sách cho trẻ do điều kiện

về kinh tế chưa cho phép Nhiều gia đình còn chưa coi trọng vai trò của việcđọc sách và rèn luyện các kĩ năng đọc sách cho con em, chưa khuyến khích,tạo động lực để các em có thói quen và ham mê với việc đọc sách Vì thế,việc phối hợp với gia đình học sinh còn gặp nhiều khó khăn

- Số lượng học sinh trong mỗi lớp đông nên vẫn còn khó khăn trongcông tác quản lý, đánh giá chất lượng đọc ở các em

- Biện pháp và cách hướng dẫn của giáo viên chưa cụ thể, rõ ràng, chưa

đi sâu phân tích vấn đề liên quan Đồng thời, giáo viên và phụ huynh cũngchưa thực sự chú trọng vì tâm lí chung đều cho rằng Đạo đức là môn phụ,

Trang 32

thường chỉ chú trọng vào việc dạy học Toán, Tiếng Việt mà đôi khi việc dạyhọc tiết Đạo đức còn được thực hiện ở mức để hoàn thành thời khóa biểu.Hơn nữa, giáo viên Tiểu học dạy khá nhiều môn nên việc chuẩn bị cho tiếthọc Đạo đức còn chưa được thực sự chú trọng.

- Đối với học sinh lớp 2, sự tập trung, chú ý và hứng thú của các em cònyếu và thiếu tính bền vững Các em khó có thể tập trung lâu dài, dễ bị phântán bởi các hoạt động vui chơi dễ gây thu hút hơn Đặc biệt, các em chưa hìnhthành được thói quen và nề nếp đọc thì càng dễ xao nhãng bởi những yếu tốbên ngoài như tiếng ồn, các trò tiêu khiển, bạn bè đùa nghịch

- Còn tồn tại những học sinh chưa chuẩn bị đủ đồ dùng khi tham gia tiếthọc Đạo đức như quên vở bài tập, quên thẻ (đúng/sai) Do cha mẹ còn chưachú trọng đến môn học và chưa quan tâm đủ mức với tâm lí môn học này làmôn phụ nên việc thực hiện việc rèn luyện thói quen và kĩ năng đọc sách chohọc sinh cực kì khó khăn

Kết luậ 2

Trong quá trình nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc vận dụng biện pháprèn luyện kĩ năng đọc sách cho học sinh lớp 2 thông qua dạy học môn Đạođức, chúng tôi thấy rằng: Hầu hết giáo viên và cha mẹ học sinh đều thấy việcđổi mới phương pháp dạy học là vô cùng cấn thiết, nhưng việc đổi mới phươngpháp dạy học ở trường tiểu học còn chậm và kém hiệu quả Trong quá trìnhnghiên cứu, chúng tôi thấy sự phù hợp của việc vận dụng biện pháp rèn luyện

kĩ năng đọc sách vào dạy học Đạo đức lớp 2 khi có sự tham gia, phối hợp vớicha mẹ học sinh để xây dựng thói quen và kĩ năng đọc sách cho các em Nhậnthức của giáo viên, cha mẹ học sinh đối với việc rèn luyện kĩ năng và thói quenđọc sách là rất tích cực, đúng đắn Bên cạnh đó, còn tồn tại rất nhiều trở ngạigây khó khăn cho việc thực hiện một số biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc sáchcho học sinh Mặc dù các em có hứng thú với việc đọc sách nhưng cần sự

Trang 33

người lớn thì mới có thể thành công, do tính tự giác thực hiện còn chưacao, phần lớn còn cần sự nhắc nhở Tuy nhiên, việc vận dụng vẫn còn là nỗibăn khoăn của giáo viên, nhà quản lý, phụ huynh và học sinh Vì thế, để khắcphục những băn khoăn này, tôi xin mô tả vận dụng biện pháp rèn luyện kĩnăng đọc sách cho trẻ thông qua môn học Đạo đức.

Trang 34

C 3 BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN

KĨ NĂNG ĐỌC SÁCH CHO HỌC SINH LỚP 2

3.1 N u tắ đề xuất b ệ p áp rè lu ệ ĩ đọ sá o ọ

s lớp 2

Trên cơ sở nghiên cứu về đặc điểm dạy học môn Đạo đức lớp 2, biệnpháp rèn luyện kĩ năng đọc sách cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

3.1.1 Đảm bảo mục tiêu giáo dục

Khi vận dụng bất kì một phương pháp nào vào dạy học, giáo viên cũngcần phải tính đến nguyên tắc đảm bảo tính mục đích Và việc vận dụng cácbiện pháp rèn luyện kĩ năng đọc sách vào dạy học Đạo đức lớp 2 cũng khôngngoại lệ, đó là giáo viên phải hướng vào việc đạt được mục đích giáo dục nóichung và mục tiêu đào tạo của nhà trường nói riêng; phải đảm bảo chuẩn kiếnthức, mục tiêu, nội dung bài học Đây là một nguyên tắc rất quan trọng; thựchiện tốt nguyên tắc này sẽ tạo điều kiện để học sinh phát huy hết năng lực củamình

3.1.2 Đảm bảo tính vừa sức

Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh luôn

là nguyên tắc quan trọng trong quá trình dạy học Vì vậy, khi đề xuất biệnpháp rèn luyện kĩ năng đọc sách vào dạy học Đạo đức 2 cũng phải đảm bảotính vừa sức với học sinh

Để đạt được điều này, cần:

- Kiến thức đưa ra xoay quanh chương trình, nội dung môn Đạo đức 2 ởTiểu học

- Đơn giản, bám sát kiến thức của học sinh Giáo viên cần nêu rõ mụcđích, yêu cầu trước khi tiến hành bài học

Trang 35

3.1.3 Phù hợp với thực tiễn dạy học ở trường Tiểu học hiện nay

Các biện pháp cần đảm bảo phù hợp với thực tiễn dạy học môn Đạo đức

2 để có thể nâng cao được hiệu quả dạy học Để đạt được mục đích đó, cầnđảm bảo các yêu cầu:

- Phù hợp với đặc điểm nội dung chương trình môn Đạo đức lớp 2

- Phù hợp với năng lực chuyên môn của đông đảo giáo viên Tiểu học, cókhả năng triển khai và ứng dụng trong thực tiễn dạy học Đạo đức 2

- Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học Đạo đức vàđiều kiện thực tiễn của trường lớp

- Có nhiều khả năng nâng cao chất lượng dạy học ở Tỉểu học

3.2 Một s b ệ p áp rè lu ệ ĩ đọ sá o ọ s

Trẻ có thể đọc sách ở nhà hoặc đọc sách tại trường (ở lớp hoặc ở thưviện) Ở mỗi nơi, đều có thể bố trí không gian và thời gian đọc sách sao chophù hợp với sinh lý của trẻ và tạo cho trẻ tâm lý hứng khởi khi đọc sách

3.2.1 Phối hợp với cha mẹ học sinh tổ chức đọc sách cho con trong gia đình hiệu quả.

3.2.1.1.Mục tiêu và ý nghĩa

Việc giáo viên phối hợp với cha mẹ học sinh tổ chức đọc sách cùng conhay đọc sách cho con là vô cùng quan trọng, đó là tiền đề để thực hiện tốt việchình thành thói quen, kĩ năng đọc sách cho con Cha mẹ học sinh và giáo viênkhông có sự kết hợp, trao đổi và quan tâm đúng mức và tạo điều kiện thì rấtkhó để trẻ có thể hình thành được thói quen và kĩ năng đọc sách

Câu chuyện của Nguyễn Thụy Anh: “Tôi có một người cha rất quan tâmđến việc đọc của con, không chỉ quan tâm đến việc mua sách mà quan tâmđến cách đọc của tôi ngay từ khi tôi còn nhỏ Ông kể chuyện khi tôi chưa biếtđọc, ông tranh lận, đố vui về những cuôn sách khi tôi đã ở lứa tuổi ngốn ngấu

đủ các loại sách; ông còn hướng dẫn kĩ năng đọc rất thú vị Bố mẹ và những

Trang 36

người lớn đều có thể có ảnh hưởng đến việc đọc và thái độ đối với sách củamột đứa trẻ”.

Ảnh hưởng đó lớn đến đâu, hoàn toàn nằm trong khả năng chủ động củangười lớn Nhiều bậc phụ huynh, trong đó có cả những phụ huynh có trình dộhọc vấn cao, về sau hối hận vì họ đã bỏ lỡ những thời khắc quan trọng để đồnghành cùng con trong các giai đoạn phát triển của chúng, trong đó có việc cùngcon chọn sách và đọc sách trong giai đoạn hình thành nhân cách

mẹ có thể dừng lại ở những từ ngữ cuối câu hoặc hỏi thêm về những hình ảnh,chi tiết có trong câu chuyện Đóng vai cùng con, hoạt động cùng con

Hay đơn giản hơn cả, bố mẹ hãy là những khán- thính giả trung thànhcủa con, lắng nghe những cuốn sách mà trẻ đọc, tạo điều kiện thuận lợi để trẻ

có thể tự đọc sao cho hiệu quả nhất

Một trăm đứa trẻ thì có cả trăm cách đọc sách cho trẻ Đọc sách cho conhay đọc sách cùng con hay tự học tự đọc- không có nghĩa là chỉ cầm cuốnsách và đọc những gì được in trong sách mà hãy để trẻ được tự do tiếp xúcvới sách bằng nhiều giác quan như sờ, ngửi, nhìn ngắm cuốn sách, mân mêcuốn sách, xem tranh và trao đổi về nội dung cuốn sách đã đọc

Khi đọc hết cuốn sách, không nên kết thúc bằng việc gấp sách lại mà cầnkết nối với cuộc sống hằng ngày của các em, rút ra những kinh nghiệm,những bài học đạo đức cho trẻ

Chọn sách gì cho con?

Trang 37

Sách gì? Bố mẹ và giáo viên có thể cùng đưa ra những lựa chọn phù hợp.

Đó là những cuốn sách kể về những câu chuyện về một cô bé đi học, đếntrường thế nào, kết bạn ra sao, cố gắng thế nào để có điểm cao Đó có thể là

cuốn thơ của Trần Đăng Khoa với Góc sân và khoảng trời đầy mơ mộng hay

những mẩu chuyện nhẹ nhàng viết cho trẻ em của Xuân Quỳnh, Phan ThịThanh Nhàn Đó cũng có thể là những cuốn truyện cổ tích Việt Nam và thếgiới Hãy cất công đọc qua để chọn được những cuốn sách có cách hành văngiản dị, trong sáng, đúng ngữ pháp

3.2.1.3.Điều kiện thực hiện

- Giáo viên và cha mẹ học sinh cần có sự phối hợp chặt chẽ, cung cấp đủthông tin cần thiết và nắm vững về nội dung bài học và nội dung cuốn sáchđược chọn

- Lựa chọn sách phù hợp với nội dung bài học, phù hợp tâm sinh lí lứatuổi học sinh lớp 2

- Quan tâm đúng mức đến việc học, việc đọc của trẻ

3.2.2 Lựa chọn không gian đọc sách đảm bảo hiệu quả

3.2.2.1.Mục tiêu và ý nghĩa

Không gian đặc biệt quan trọng đối với việc đọc sách, đặc biệt là khi mớihình thành kĩ năng đọc sách Những nơi ồn ào, nhiều yếu tố gây nhiễu thườngchi phối sự tập trung khi đọc của trẻ như bạn bè trêu chọc, mất trật tự, các thúvui tiêu khiển bằng công nghệ Một không gian đọc phù hợp sẽ giúp trẻ lắngsâu, hòa mình vào cuốn sách hay giúp trẻ tập trung, khai thác tốt hơn nội dungcủa cuốn sách đó

Trang 38

gắn bó hơn bằng việc trang trí như vẽ, dán sticker, dán tường, viết tên lêntường, giá sách Cách bày trí, màu sắc nên sinh động và tùy theo sở thích củatrẻ Tránh để đồ chơi, những đồ vật dễ gây nhiễu, làm các bạn nhỏ mất tậptrung trong góc đọc sách của các em.

Nơi đọc sách cần có đủ ánh sáng, có thể ở gần cửa sổ, ban công (nơi cóánh sáng tự nhiên và thoáng đãng) Đối với đèn phòng hoặc đèn đọc sáchcũng cần cung cấp đủ sáng Tại sao chúng ta nên có đèn đọc sách? Đa số thờigian đọc sách bạn sẽ gặp phải tình trạng thiếu sáng, trừ khi chúng ta đọc sáchtrực tiếp ngay dưới một chiếc đèn bàn Đơn giản bởi vì đèn trần không cungcấp đủ ánh sáng cho hoạt động đọc sách Hoặc khi đọc sách trong bóng tối,trước khi đi ngủ hoặc lúc mất điện, lúc này đèn đọc sách sẽ rất hữu ích Cónhiều người cho rằng đọc sách trong bóng tối không có lợi Tuy nhiên, đọcsách trong bóng tối chỉ không có lợi khi đèn quá sáng, chiếu trực tiếp vào mắtvới thời gian lâu, sẽ ảnh hưởng đến mắt; hoặc khi không đủ ánh sáng, khiếnmắt phải căng ra để làm việc, gây kích ứng mắt, làm mắt bị khô rát Hơn nữa,đọc sách trước khi đi ngủ là một liều an thần hữu hiệu đã được các nhà khoahọc chứng minh (Ngoài việc dùng để đọc sách, đèn đọc sách còn có thể được

sử dụng để làm đèn pin tạm thời Do thời lượng pin khá lâu, có thể đến 48tiếng, đèn đọc sách có thể thay thế đèn pin trong một thời gian khá dài)

Giá sách nên vừa tầm với của trẻ Với học sinh lớp 2, các em có thể với

kệ cao đến khoảng 120cm- 140cm Trên giá sách, nên giới hạn số lượng sách

mà bố mẹ có thể đọc cho các em nghe, hoặc những cuốn sách mà trẻ đượchướng đọc (hoặc chọn đọc) Quyển nào đang đọc thì để ngay tầm với và tầmnhìn của trẻ Quyển nào đọc xong rồi thì để lên cao hơn

Chỗ ngồi đọc cần được thoải mái, ấm cúng, nhưng tránh việc nằm đọcsách Nằm đọc sách dễ làm cho trẻ nhanh buồn ngủ, không tỉnh táo Từ đó trẻ

dễ bị mất hứng thú với việc đọc sách Không chỉ thế, nằm đọc sách trên

Trang 39

giường có thể gây hại cho mắt do thiếu ánh sáng và ảnh hưởng đên hệ cơxương do sai tư thế Ở tư thế nằm nghiêng hay nằm thẳng, góc chiếu của ánhsáng đều không đủ nên luôn khiến mắt phải điều tiết nhiều hơn để có thể thấy

rõ Ngoài ra, tư thế nằm nghiêng và tập trung quá lâu có thể làm chân tay tênhức, co thể nhanh mệt mỏi Lâu ngày, gây ảnh hưởng đến cấu tạo xương,cong vẹo cột sống

Khi trẻ đọc sách ở trường, các em có thể đọc trên lớp, tại chỗ học tập củamình hoặc trên thư viện của trường

Mỗi trường Tiểu học nên đảm bảo có phòng thư viện cho các em đọcsách Phòng thư viện cần đảm bảo không gian đủ rộng, đủ chỗ ngồi cho tất cảcác em, thoáng đãng và đủ lượng sách phục vụ cho nhu cầu đọc Đồng thời,được trang trí trang nhã, hài hòa, lịch sự, phù hợp với lứa tuổi tiểu học Đặcbiệt, cần tránh tiếng động ồn ào ở khu vực phòng thư viện, gây mất tập trungcho trẻ

Giá sách ở thư viện của trường tiểu học cũng cần có độ cao hợp lí tùytheo cấp độ đầu tiểu học hay cuối tiểu học Sách dành cho lứa tuổi đầu tiểuhọc nên đặt ở vị trí phía dưới, còn sách dành cho lứa tuổi cuối tiểu học có thểđặt ở vị trí phía trên Các loại sách cần được phân chia hợp lí theo các mảng,hay đánh số, đánh dấu ABC để dễ tìm, dễ lấy

Khi học sinh đọc sách tại chỗ trên lớp, nên chọn không gian có các bạn ítđùa nghịch, nói quá to bên cạnh gây mất tập trung Các em có thể chọnnhóm đọc, đọc luân phiên, đọc theo vai hoặc một em đọc cho cả nhóm

3.2.2.3 Điều kiện thực hiện

- Cơ sở vật chất đầy đủ, xây dựng không gian đọc phù hợp với điều kiện

- Không gian đọc cần được đảm bảo những yêu cầu tối thiểu (về âmthanh, ánh sáng, chỗ ngồi đọc của trẻ )

- Không để những đồ vật dễ gây nhiễu, làm trẻ mất tập trung trong góc

Ngày đăng: 04/09/2019, 09:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyên Anh, 50 điều cần thiết cho Học sinh Tiểu học tập 1 (Kỹ năng sống dành cho học sinh Tiểu học), Nhà xuất bản Thế giới, 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 50 điều cần thiết cho Học sinh Tiểu học tập 1
Nhà XB: Nhà xuất bản Thế giới
2. Nguyên Anh, 50 điều cần thiết cho Học sinh Tiểu học tập 2 (Kỹ năng sống dành cho học sinh Tiểu học), Nhà xuất bản Thế giới, 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 50 điều cần thiết cho Học sinh Tiểu học tập 2
Nhà XB: Nhà xuất bản Thế giới
3. Nguyễn Nhật Ánh, Tôi là Bêtô, Nhà xuất bản Trẻ, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tôi là Bêtô
Nhà XB: Nhà xuất bản Trẻ
4. Nguyễn Nhật Ánh, Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng, Nhà xuất bản Trẻ, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng
Nhà XB: Nhà xuất bản Trẻ
5. Nguyễn Cảnh Bình, Nguyễn Thụy Anh, Nguyễn Hoàng Ánh, Rosie Nguyễn, Dương Linh, Lâm Hạ, Làm thế nào để Đọc sách hiệu quả? (Cẩm nang đọc sách dành cho người Việt), Nhà xuất bản Công Thương, 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làm thế nào để Đọc sách hiệu quả
Nhà XB: Nhà xuất bản Công Thương
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình Tiểu học
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn ở Tiểu học lớp 2, Nhà xuất bản Giáo dục, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năngcác môn ở Tiểu học lớp 2
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
9. David Walliams, Bà nội Găngxtơ, Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bà nội Găngxtơ
Nhà XB: Nhà xuất bản Hội nhà văn
10. Nguyễn Hữu Hợp, Giáo trình Đạo đức và Phương pháp dạy học môn Đạo đức ở Tiểu học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Đạo đức và Phương pháp dạy học môn Đạođức ở Tiểu học
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
11. Bùi Văn Huệ, Phan Thị Hạnh Mai, Nguyễn Xuân Thức, Giáo trình Tâm lí học Tiểu học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tâm líhọc Tiểu học
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
12. Joy Berry, Muốn được quan tâm, đừng nên vô tâm (Bộ sách kĩ năng giúp trẻ Tư duy tích cực), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Muốn được quan tâm, đừng nên vô tâm (Bộ sách kĩ năng giúptrẻ Tư duy tích cực)
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
13. Luis Sepúlveda, Chuyện con chó tên là Trung Thành, Nhà xuất bản Hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyện con chó tên là Trung Thành
Nhà XB: Nhà xuất bản Hội
14. Tạ Thúy Lan, Trần Thị Loan, Giáo trình sinh lí học trẻ em, Nhà xuất bản Giáo dục, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình sinh lí học trẻ em
Nhà XB: Nhà xuất bảnGiáo dục
15. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Giáo dục học (tập 1, tập 2), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1988 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học
Nhà XB: Nhà xuất bảnGiáo dục
16. Rosie Nguyễn, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?, Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu
Nhà XB: Nhà xuất bản Hội nhà văn
17. Lưu Thu Thủy (chủ biên), Vở bài tập Đạo đức 2, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vở bài tập Đạo đức 2
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dụcViệt Nam
18. Lê Thanh Vân, Giáo trình Sinh lý học trẻ em, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm,2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Sinh lý học trẻ em
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
20. h t t ps : / / www .face boo k .co m / d o c s ac h c un g c o n (trang facebook của CLB Đọc sách cùng con- Tiến sĩ giáo dục Nguyễn Thụy Anh) Sách, tạp chí
Tiêu đề: CLBĐọc sách cùng con- Tiến sĩ giáo dục Nguyễn Thụy Anh
21. h t t ps : / / www .face boo k .co m / m a m nho . v n (trang facebook của Mầm Nhỏ- BTV Nguyễn Minh Trang) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mầm Nhỏ-BTV Nguyễn Minh Trang
22. h t t ps : / / www . y ou tu b e .co m / w a t c h ? v = XUN un W m 3x8 Q (VTV1, Cuộc sống thường ngày, Đọc sách để rèn luyện phương pháp tự học) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc sách để rèn luyện phương pháp tự học

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w