1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2

19 579 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 2,35 MB
File đính kèm kynangdoclop2.rar (2 MB)

Nội dung

Khảo sát chất lượng môn Tập đọc lớp 2. Tìm ra nguyên nhân đưa ra các giải pháp cụ thể. Kết hợp với kinh nghiệm giảng dạy thực tế của bản thân cũng như quá trình học hỏi ở đồng nghiệp. Từ đó, tích lũy các giải pháp nhằm giúp các em học sinh học tốt về môn tập đọc lớp 2 bằng cách áp dụng giữa lý thuyết và thực hành. Cuối cùng, áp dụng giảng dạy thực tế ở trường, qua quá trình khảo sát chất lượng đầu năm và giữa năm của học sinh. .............

Trang 1

PHỤ LỤC I: MẪU PHIẾU ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN

1 Họ và tên người đăng ký: CHAU KIM SANG

2 Chức vụ: Giáo viên

3 Đơn vị công tác: Trường tiểu học B Núi Tô

4 Nhiệm vụ được giao trong đơn vị: Giảng dạy lớp 2A

5 Tên đề tài sáng kiến: “ Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2”

6 Lĩnh vực đề tài sáng kiến: chương trình Tập đọc lớp 2 của Bộ Giáo dục

7 Tóm tắt nội dung sáng kiến:

Khảo sát chất lượng môn Tập đọc lớp 2 Tìm ra nguyên nhân đưa ra các giải pháp cụ thể Kết hợp với kinh nghiệm giảng dạy thực tế của bản thân cũng như quá trình học hỏi ở đồng nghiệp Từ đó, tích lũy các giải pháp nhằm giúp các em học sinh học tốt về môn tập đọc lớp 2 bằng cách áp dụng giữa lý thuyết và thực hành Cuối cùng, áp dụng giảng dạy thực tế ở trường, qua quá trình khảo sát chất lượng đầu năm và giữa năm của học sinh

8 Thời gian, địa điểm, công việc áp dụng sáng kiến:

- Thời gian thực hiện: từ năm học 2018-2019 đến năm học 2019 – 2020

- Địa điểm nghiên cứu: tại lớp 2A trường tiểu học B Núi Tô

- Công việc áp dụng:

+ Cải tiến phương pháp giảng dạy kỹ năng tập đọc

+ Giảng dạy sinh động thu hút sự chú ý của học sinh đối với kỹ năng này

+ Chỉnh sửa cụ thể lỗi sai của học sinh để nâng cao kĩ năng đọc và viết trong môn Tập đọc lớp 2

9 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

Kỹ năng đọc là một trong những kỹ năng quan trọng trong môn Tập đọc ở lớp

2 Tuy nhiên, học sinh thường sai và bị mất điểm ở phần đọc thầm và đọc thành tiếng Vậy làm thế nào để giúp các em khắc phục được các lỗi đó để có thể viết được những câu đơn giản, những đoạn văn một cách mượt mà, tinh tế

Từ đó, học sinh sẽ không còn cảm thấy rụt rè khi học kỹ năng môn tập đọc Hơn thế nữa, các em sẽ tự tin hơn đối với kỹ năng này khi học ở những cấp học cao hơn sau này

10.Đơn vị áp dụng sáng kiến: Trường tiểu học B Núi Tô

Trang 2

11.Kết quả đạt được: (Lợi ích kinh tế, xã hội thu được)

Sau hai năm áp dụng sáng kiến, học sinh ngày càng hứng thú và học tích cực trong tiết học tập đọc Từ đó, các em đã cải thiện các điểm yếu trong kỹ năng này

và nâng cao thành tích học tập đáng kể trong các lần kiểm tra cuối kỳ

An Giang, ngày tháng năm

Tác giả

(họ, tên, chữ ký)

Chau Kim Sang

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRI TÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trang 3

TRƯỜNG TIỂU HỌC B NÚI TÔ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO

Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến khoa học ứng dụng

I/ Sơ lược lý lịch tác giả……… 2 II/ Tên sáng kiến ……… ……… 2 III/ Lĩnh vực ……… 2 IV/ Mục đích yêu cầu của sáng kiến ……… 2 - 17 1/ Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến……….2 - 3 2/ Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến ……… 3 - 4 3/ Nội dung sáng kiến………4 - 17 V/ Hiệu quả đạt được ……… 17 - 18 VI/ Mức độ ảnh hưởng ……… 18

VII/ Kết luận … ……… 18-20 TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… 21

Trang 4

I/ Sơ yếu lý lịch tác giả:

- Họ và tên: Chau Kim Sang

- Ngày tháng năm sinh 1969

- Nơi thường trú: Ấp Tô Trung – xã Núi Tô – Tri Tôn – An Giang

- Đơn vị công tác: Trường TH “ B” Núi Tô

- Chức vụ hiện nay: Giáo viên dạy lớp 2

- Lĩnh vực công tác : Dạy lớp

II/ Tên sáng kiến : Một số biện pháp rèn kĩ năng tập đọc cho học sinh lớp 2

III/ Lĩnh vực: Giảng dạy

IV/ Mục đích yêu cầu của sáng kiến

1 Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:

Trường tiểu học B Núi Tô thuộc huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang là một trường thuộc vùng sâu, vùng xa nên còn gặp rất nhiều khó khăn Về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học của giáo viên trong trường còn nghèo nàn và thiếu thốn

Mặt khác, 100% học sinh trong lớp là con em dân tộc, chủ yếu là dân tộc Khmer sống xung quanh trường Tất cả các em đều là con em nông dân, bố mẹ đều làm ruộng hoặc làm thuê làm mướn, tình hình kinh tế nhìn chung còn nhiều khó khăn Hoặc cha mẹ đi làm ăn xa, để con lại cho ông bà, người thân chăm sóc Cho nên, phụ huynh ít quan tâm đến việc học của con em mình

Bên cạnh đó, phụ huynh phần lớn không biết tiếng phổ thông, giao tiếp hàng ngày bằng tiếng Khmer nên phần nào hạn chế trong việc giao tiếp cũng như học tập đọc Đặc biệt, họ cho rằng việc học của con em mình là do nhà trường, thầy cô chịu trách nhiệm

Riêng đối với lớp 2A tôi chủ nhiệm năm học này gồm 20 học sinh với 100% là học sinh Khmer Cha mẹ của các em chưa quan tâm đúng mức đến việc học hành của con em mình Do vậy, học sinh của lớp tôi hầu hết còn yếu môn tập đọc, viết

Trang 5

còn thiếu, sai lỗi, đọc ê a ngắt chữ, có em còn đánh vần đọc từng chữ một Kết quả khảo sát đầu năm như sau:

Xuất phát từ thực tế đó mà tôi lựa chọn đề tài : “ Một số biện pháp rèn kĩ năng

tập đọc cho học sinh lớp 2”.

2 Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến:

Như chúng ta đã biết, ở bậc tiểu học, cùng với các môn học khác thì môn tập đọc đóng một vị trí rất quan trọng Tập đọc - chính là công cụ rất cần thiết để học các môn học khác và để nhận thức thế giới xung quanh Đặc biệt, môn tập đọc giúp cho học sinh phát triển trí thông minh, tư duy độc lập, linh hoạt sáng tạo trong việc hình thành và rèn luyện nề nếp phong cách, tác phong làm việc, góp phần giáo dục

ý chí và những đức tính tốt như : Cần cù, nhẫn nại, ý thức vượt khó khăn Đồng thời, đây chính là tiền đề, nền móng giúp các em tự tin hơn vào cuộc sống, giao tiếp với mọi người Mặt khác, thỏa mãn sức sáng tạo, sự tìm tòi những cái mới với thế giới xung quanh rộng lớn

Cùng với sự phát triển chóng mặt của xã hội trên tất cả các lĩnh vực: Kinh tế,

chính trị, văn hóa, Đòi hỏi con người chúng ta phải tìm cách hòa nhập Chính vì lẽ

đó, đòi hỏi người giáo viên chúng ta phải đổi mới phương pháp và có sự đầu tư thật tốt nhằm nâng cao chất lượng dạy và học các môn nói chung cũng như môn tập đọc nói riêng Đặc biệt cần lưu ý đến cách dạy tập đọc ở lớp 2 Dạy tập đọc – dạy cho học sinh đọc đúng đã khó mà phải tập cho học sinh đọc đúng, đọc hay đọc diễn cảm, đọc hiểu càng khó hơn Do vậy bản thân tôi tạo mọi cách để tìm và khắc phục những tồn tại mà thực tế học sinh đang mắc phải như nêu ở trên Cố gắng để giúp những em chưa đọc được dần dần biết đọc, đọc đứng, đọc diễn cảm Vì vậy tôi chọn

đề tài : Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2.

Bên cạnh đó, một số giáo viên chưa chú trọng đến việc nghiên cứu nội dung bài dạy nên việc vận dụng phương pháp còn lúng túng, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động học tập của học sinh Kết hợp với việc hướng dẫn tập đọc chưa rõ

Trang 6

ràng làm cho các bài tập đọc trở nên phức tạp gây ra tình trạng cho học sinh khó hiểu

Giáo viên chưa khuyến khích và giúp đỡ một cách hợp lý kịp thời các nhóm, các đối tượng học sinh trong quá trình học

Giáo viên ít quan tâm đến học sinh, chưa phân chia đối tượng học sinh, chưa thường xuyên liên lạc với phụ huynh

Kết hợp chặt chẽ giữ giáo viên là sự hợp tác của học sinh Học sinh vùng tôi dạy

thì:

- Trình độ học sinh trong lớp không đồng đều

- Nhiều học sinh đọc còn đánh vần

- Nhiều học sinh không biết đọc

- Một số học sinh chưa hiểu được cách đọc

- Một số học sinh khi nói đến môn tập đọc còn lo sợ, không tự tin khi đọc Qua đây, giáo viên và học sinh có cơ hội trao đổi trong việc dạy và học Với giáo viên sẽ nắm được cách truyền đạt phù hợp với hoàn cảnh của học sinh trường mình Còn học sinh có môi trường mới chủ động tiếp cận phương pháp dạy và học vừa sức học của bản thân Từ đó, tạo môi trường xúc tác phù hợp tránh lý thuyết, chồng chéo, gây cảm giác nhàm chán, khó hiểu

3 Nội dung sáng kiến

3.1 Cơ sở lí luận:

Từ xưa đến nay, con người luôn đề cao việc phát hiện và bồi dưỡng năng lực của bản thân để áp dụng vào cuộc sống Để phát hiện và bồi dưỡng tài năng được tốt, đạt hiệu quả cao phải thông qua xúc tác giữa giáo viên và học sinh Cụ thể ở đây là việc học tập đọc Đặc biệt, thông qua việc học tạo ra môi trường học tập bổ ích, vừa tầm, ghi nhớ nội dung sâu sắc, có thể áp dụng vào cuộc sống hàng ngày Đồng thời, giúp các em học hỏi, trau dồi kinh nghiệm tạo nền tảng vững chắc cho các lớp học tiếp theo Từ đó, các em sẽ không ngừng phát triển con người mới toàn diện hơn, tự tin hơn trong giao tiếp với các cộng đồng dân tộc khác, mở ra những chân trời mới, ước mơ mới vươn cao hơn – xa hơn Tạo động lực không ngừng học hỏi đổi mới phương pháp để đáp ứng kịp xu hướng phát triển chung của xã hội

Trang 7

3.2 Tiến trình thực hiện:

Để tiến hành thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này phải trải qua nhiều bước Cụ thể được tiến hành theo 3 bước cơ bản Đó là: Xác định đề tài, lập dàn ý, viết

Thứ nhất xác định đề tài, phải xác định đúng trọng tâm, đó là việc mình đã tổ chức giảng dạy tập đọc ở lớp 2 ở trường, có kết quả Cụ thể, đây là việc tổ chức giảng dạy tập đọc ở lớp 2 ở trường, phạm vi đề tài chỉ ở trong chính trường mình đã thực hiện Có nghĩa mục tiêu cơ bản chính là phải xác định được vấn đề cơ bản tránh đi sai đề

Thứ hai, khi xác định rõ được mục đích làm gì chúng ta tiến hành lập dàn ý một cách chi tiết, được chia ra 3 phần cơ bản Cụ thể ở đây là phần mở đề, thân đề và lời kết Tất cả theo logíc, tránh chồng chéo lên nhau Theo một chuỗi liên hoàn, ý nhỏ

đi trước rồi đến ý lớn

Cuối cùng, là phần kết sẽ chốt tất cả các vấn đề theo trình tự cũng như hiệu quả

mà nó đạt được

3.3 Công tác tổ chức:

3.3.1 Chọn nội dung:

Nội dung chủ yếu được đưa ra trong việc giảng dạy môn tập đọc ở lớp 2 được thống nhất rõ ràng, chủ yếu giới hạn trong phạm vi những bài tập đọc Tất cả sẽ tiến hành trong lớp 2A, các em sẽ rõ được phạm trù cơ bản, như là kim chỉ nam giúp các em nắm vững kiến thức cần học, Giáo viên sẽ lựa chọn những dạng bài tập đọc phù hợp tránh lan man, chồng chéo Những bài tập đọc sẽ được giáo viên trình bày ngắn gọn, cách diễn đạt phù hợp với học sinh vùng dân tộc

3.3.2 Chọn phương pháp

Phương pháp được sử dụng là phương pháp tuyên truyền miệng chủ yếu thể hiện

lời giảng bằng giọng nói, hành động thu hút người nghe Tâm tư, tình cảm, nội dung bài giảng sẽ được thể hiện thông qua tình cảm, cử chỉ,…của người giáo viên

3.3.3 Cách tổ chức thực hiện:

Trang 8

3.3.1 Nắm vững chương trình:

Đầu tiên, việc nắm vững chương trình cũng như những vấn đề cơ bản của môn tập đọc ở lớp 2 là một việc làm rất cần thiết với giáo viên trực tiếp đứng lớp Đây là kim chỉ nam quyết định thành công của việc giảng dạy, tạo tiền đề nền móng để giáo viên tự tin hơn trong giảng dạy Cụ thể tập đọc lớp 2 bao gồm

Biện pháp 1: Giáo viên đọc mẫu:

* Học sinh biết đọc và trình bày bài tập đọc trên lớp Trong đó có:

- Giáo viên phải đọc mẫu cho học sinh một lần Đặc biệt, phải đọc mẫu một cách chuẩn xác Phù hợp với từng văn bản: Biết hướng dẫn học sinh về cách đọc, sử dụng các biện pháp, hình thức tổ chức dạy học thích hợp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động rèn kĩ năng đọc ( Đọc thành tiếng, đọc thầm để tìm hiểu nội dung bài, tham gia các trò chơi luyện đọc, ) nhằm phát triển kĩ năng đọc cho học sinh Tôi luôn chú trọng cách đọc mẫu làm thế nào cho hấp dẫn, lôi cuốn được các em bắt chước cách đọc diễn cảm:

+Ví dụ: Bài thơ: “ Cô giáo lớp em” Giáo viên đọc mẫu với giọng tình cảm, trìu mến, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm: mỉm cười, tươi, thoảng, thơm tho, ngắm mãi

+ Ví dụ bài : “ Bà cháu” Đọc mẫu giọng to, rõ ràng, thong thả, phân biệt giọng đọc ở các nhân nhân vật Cụ thể như:

- Người dẫn chuyện: Thong thả, chậm rãi

- Giọng cô tiên: Trầm ấm, hiền từ, nhấn giọng ở các từ: Gieo hạt đào, giàu sang, sung sướng

- Gọng 2 anh em: Cảm động, tha thiết Đặc biệt phải nhấn giọng ở các từ, cụm từ: Nhớ bà, xin bà sống lại

+ Ví dụ : Bài thơ : “ Đàn gà mới nở” Toàn bộ bài thơ đọc với giọng âu yếm, hồn nhiên, vui tươi, chú ý thay đổi giọng đọc từng khổ thơ Cụ thể:

- Khổ 1: Giọng đọc trải dài, dịu dàng, vui tươi khi tả đàn gà con đáng yêu

- Khổ 2: Nhịp đọc dồn dập hơn khi tả sự nguy hiểm cả đàn gà con phải núp vào đôi cánh của mẹ

Trang 10

- Khổ 3: Nhịp đọc khoan thai vì nguy hiểm đã qua đi.

- Khổ 4, 5 : Nhịp đọc trải dài tả vẻ đẹp của đàn gà con

Biện pháp 2: Luyện phát âm đúng: Yêu cầu đầu tiên đối với khả năng đọc chính

xác, luyện đọc chính xác thực chất là rèn luyện ngữ âm cho học sinh

Giáo viên cần thống kê lỗi phát âm ở lớp mà các em hay sai, tôi kết luận và quy

về 3 loại sau đây:

+ Sai phụ âm đầu: Chú ý các cặp âm học sinh hay nhầm lẫn Ch/tr, s/x, l/n

+ Sai vần: âm/ơm, ân/ơn

+ Sai dấu thanh: Dấu ngã đọc thành dấu sắc Ví dụ: “ đã” đọc thành “ đá”, “ ngã ba” đọc thành “ ngã bá”

Để dạy cho học sinh phát âm đúng tôi luôn kèm theo việc rèn kĩ năng nghe Ở đây vai trò giọng đọc của giáo viên rất quan trọng Cần gắn kết chặt chẽ giữ việc nghe

và phát âm Vì vậy rèn luyện kĩ năng nghe hỗ trợ tích cực cho việc rèn luyện kĩ năng đọc

Nguyên nhân học sinh phát âm sai do 2 nguyên nhân chính:

+ Nguyên nhân chủ quan: Như nói lắp, nói ngắn lưỡi – Gây nên tình trạng khó đọc do tật bẩm sinh

Ví dụ : s/x : sung/xung, sâu/xâu

+ Nguyên nhân khách quan: Do cách phát âm sai của phương ngữ tạo cho các em thói quen nghe và nói từ khi nhớ

Để chữa lỗi phát âm sai – tôi dùng biện pháp giảng giải trên cơ sở lý thuyết ngữ

âm và ý nghĩa từ

Cho học sinh luyện đọc lại từ ngữ phát âm sai nguy lúc đó nhiều lần

Ví dụ phát âm s/x:

Khi phát âm s ( sờ): Phải uốn lưỡi, hơi thoát ra chân răng đàu lưỡi

Khi phát âm x ( xờ): Hơi ra ở mặt lưỡi và chân răng

Ví dụ phát âm tr/ch:

Khi phát âm tr ( trờ): Hơi ra qua động tác bật đầu lưỡi với chân răng

Kết hợp với việc sửa lỗi sai qua giảng nghĩa từ

Ví dụ: “ rộn rã” phận biệt với “ rợn rá” hay “ cũ” phân biệt với “ cú”, “ xâu” với “ sâu”; “ xâu kim” với “ sâu trong lòng đất”

Biện pháp 3: Luyện đọc.

Từ chỗ đọc đúng âm, đúng thanh tiến tới học sinh đọc đúng mức độ cao hơn: Đọc

rành mạch tốc độ 50 tiếng/phút, nắm được ý cơ bản của bài, đọc lưu loát và bước đầu đọc diễn cảm bằng đọc thành tiếng và đọc thầm, đọc chữ in và đọc chữ viết

Trang 11

Tôi luôn chú trọng đọc cá nhân để rèn luyện, uốn nắn cho từng học sinh, kết hợp với hình thức đọc theo nhóm để nhiều học sinh được tham gia và tham gia nhiều lần đọc trong một tiết học Xen kĩ đọc đồng thanh để tạo không khí lôi cuốn học sinh yếu, học sinh hay rụt rè vào hoạt động học Mặt khác, đảm bảo toàn bộ học sinh được tham gia luyện đọc và càng đọc được nhiều lần càng tốt

* Giáo viên hướng dẫn các em thực hiện từng bước ở mỗi lúc học 1 bài tập đọc Sau khi đọc mẫu xong, tiến hành gọi từng em học sinh lên đọc Chia đối tượng học sinh gồm 3 nhóm:

Trang 13

+ Nhóm 1: Gồm các em học sinh đọc tốt.

+ Nhóm 2: Gồm các em học sinh đọc khá

+ Nhóm 3: Gồm các em học sinh học yếu

Khi chia ra từng đối tượng học sinh, giáo viên sẽ có cơ hội tiếp cận từng đối tượng để rèn đọc cho các em được tốt hơn Tận dụng được nhóm học sinh học tót hướng dẫn cho nhóm học sinh yếu

3.3.2 Quy trình "Rèn tập đọc"

Thông thường khi dạy tập đọc, tôi dạy theo các bước sau:

- Bước 1: Tìm hiểu bài

- Bước 2: Tóm tắt nội dung

- Bước 3: Tìm cách đọc phù hợp

- Bước 4: Kết luận

- Bước 5: Kiểm tra lại bài đọc

a Đọc rành mạch :

Cho học sinh đọc theo từng từ, từng cụm từ để luyện đọc từng câu chứ không đọc từng con chữ, từng chữ rời rạc Theo bản thân tôi để hiểu được nội dung bài tập đọc, yêu cầu học sinh tự đọc từng bài tập đọc nhiều lần, sau đó phát huy hết tri giác cũng như khả năng, dấu hiệu nhận biết các bài tập đọc

Tôi tổ chức cho các em đọc kĩ học tập đọc, hiểu rõ một số từ khóa quan trọng trong mỗi bài tập đọc Rút ra được nội dung chính mỗi bài tập đọc, liên hệ thực tế vào cuộc sống

Ví dụ bài: “ Tiếng chổi tre”

Khi cơn giông//

Vừa tắt//

Tôi đứng trông//

Trên đường lặng ngắt//

 Đọc văn xuôi:

Ngoài việc hướng dẫn đọc theo tư, cụm từ tôi kết hợp đọc theo câu Cuối câu học sinh phải biết lên giọng hoặc xuống giọng phù hợp Luôn chú ý nếu câu có dấu cảm

ta phải đọc thay đổi giọng đúng ngữ cảnh và tình cảm của câu

Ví dụ bài thơ: “ Thương ông”

Khi đọc câu có dấu chấm than ( !) thì đọc lên giọng :

Không đau! Không đau!

Khỏi rồi! Tài nhỉ!

Ngày đăng: 20/02/2020, 16:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w