1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh lớp 6 trong bài luyện nói kể chuyện

18 97 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 142,5 KB

Nội dung

Quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi Văn phải tiến hành song song 2 nhiệm vụ: Bồi dưỡng kiến thức và hướng dẫn học sinh bộc lộ năng lực, thể hiện quan điểm, ý kiến về các tác phẩm văn học v

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOẰNG HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIỎI LÀM TỐT BÀI VĂN

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Người thực hiện : Nguyễn Thị Huyền

Chức vụ : Giáo viên

Đơn vị công tác : Trường THCS Nhữ Bá Sỹ

Thị trấn Bút Sơn

SKKN thuộc môn : Ngữ văn

THANH HÓA NĂM 2017

Trang 2

MỤC LỤC Trang

I PHẦN MỞ ĐẦU: 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

II NỘI DUNG : 3

1 Cơ sở lí luận 3

2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 5

3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 6

4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 12

III KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: 13

1 Kết luận 13

2 Kiến nghị 13

Trang 3

I MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài:

Ngữ văn là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội Nó có tầm quan trọng rất lớn trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, nhận thức cho học sinh Đây cũng là môn học góp phần hình thành nhân cách cho các em Vì vậy khi dạy học môn Ngữ văn là chúng ta đang trang bị cho học sinh những kiến thức, kĩ năng sống làm hành trang để học lên những bậc học cao hơn hoặc bước vào đời Đó cũng chính là chiếc chìa khóa mở cánh cửa tương lai cho các em Trong dạy học môn Ngữ văn, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết nhằm phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng lực, năng khiếu thực sự về bộ môn Văn Quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi Văn phải tiến hành song song 2 nhiệm vụ: Bồi dưỡng kiến thức và hướng dẫn học sinh bộc lộ năng lực, thể hiện quan điểm, ý kiến

về các tác phẩm văn học và các vấn đề trong đời sống xã hội

Nghị luận xã hội là kiểu bài đưa học sinh về gần hơn với cuộc sống, đồng thời đòi hỏi ở người học khả năng tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo Kiểu bài này khiến người viết phát huy năng lực bản thân từ tư duy, suy nghĩ, huy động vốn hiểu biết đến năng lực trình bày một vấn đề xã hội nào đó sao cho giàu sức thuyết phục Chúng ta biết rằng nếu thiếu năng lực thuyết phục thì khó thành đạt trong cuộc sống Đây là thực tế cũng là yêu cầu khá cao, các em học sinh giỏi vừa thích thú song cũng gặp không ít khó khăn khi giải quyết những đề bài, những vấn đề của cuộc sống xã hội cụ thể Hiện nay, trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Văn, việc hướng dẫn học sinh viết tốt bài văn nghị luận xã hội cũng không phải là một công việc dễ dàng Các tài liệu tham khảo thì nhiều nhưng chỉ mang tính định hướng chung chung, nặng

về lí thuyết, một số đồng nghiệp thì cảm thấy lúng túng, gặp khó khăn thật sự trong việc bồi dưỡng cho các em học sinh giỏi viết bài văn nghị luận xã hội

Kĩ năng viết của học sinh trong trường THCS thể hiện được tính cách và nội tâm suy nghĩ của mỗi tâm hồn các em Từ cảm nhận, thấu hiểu để rồi mỗi bài văn là

Trang 4

trải nghiệm, bày tỏ, thái độ với chính mình, với cuộc sống Nhiều em thực sự yêu môn Ngữ văn, đã có những bài viết hay, độc đáo, sáng tạo, đi vào lòng người Song vẫn còn một số em gặp khó khăn trong việc kỹ năng viết, diễn đạt, trình bày nói chung và làm bài văn nghị luận xã hội nói riêng

Trong thời gian qua, cụ thể là trong năm học 2016 – 2017, bản thân tôi được phân công trực tiếp tập huấn đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 cấp tỉnh Với sự giúp đỡ của các đồng nghiệp, sự nỗ lực của bản thân và những trải nghiệm thực tế trong việc rèn luyện để học sinh có thể viết được bài văn nghị luận xã hội đạt

hiệu quả Vì vậy, tôi mạnh dạn lựa chọn sáng kiến kinh nghiệm “ Hướng dẫn học

sinh giỏi viết tốt bài văn nghị luận xã hội” nhằm đóng góp một phần nhỏ trong việc

bồi dưỡng học sinh giỏi văn nói chung, làm bài văn nghị luận xã hội nói riêng

2 Mục đích nghiên cứu:

Đưa ra hướng giải quyết một số vấn đề về lí thuyết và thực hành qua thực tế giảng dạy về dạy kiểu bài nghị luận xã hội nói chung và cho công tác dạy học sinh giỏi nói riêng, từ đó nêu lên một số kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi

về kiểu bài này Thực chất mục đích cơ bản của sáng kiến kinh nghiệm là hướng dẫn đối tượng học sinh giỏi lớp 8, lớp 9 làm tốt bài văn nghị luận xã hội

3 Đối tượng nghiên cứu:

Khi tiến hành đề tài tôi đã dựa trên tình hình giảng dạy và học tập thực tế của giáo viên và học sinh trong các đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn cấp Huyện, cấp Tỉnh của lớp 8, lớp 9 huyện Hoằng Hóa Từ đó, đưa ra những cách thức, phương pháp về vấn đề hướng dẫn cho đối tượng học sinh giỏi làm tốt bài văn nghị luận xã hội, góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi văn của huyện nhà

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp tra cứu tài liệu

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

Trang 5

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế

- Phương pháp tổng hợp

II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1 Cơ sở lí luận:

1.1 Văn nghị luận trong chương trình Ngữ văn ở trường THCS.

Văn nghị luận mục đích chính là dùng lý lẽ và chứng cứ để làm sáng tỏ vấn

đề được đưa ra bàn bạc nhằm thuyết phục người đọc, người nghe[2] Bằng cách

nào để đạt được mục đích đó? Điều này suy đến cùng tùy thuộc vào từng người viết, nội dung và hoàn cảnh, đối tượng cần thuyết phục Hình như chúng ta chưa chú ý đến quan hệ giữa người viết và người nghe, người đọc Cùng một nội dung nhưng hai người viết khác nhau sẽ phải có hai cách viết khác nhau Tuy vậy, để xây dựng một bài văn nghị luận, người viết nào cũng cần phải vận dụng một số thao tác nhất định

1.2 Nghị luận xã hội.

Nghị luận xã hội là những bài văn bàn về xã hội, chính trị, đời sống Đề tài của dạng bài nghị luận xã hội cũng hết sức đa dạng, phong phú Nó gồm tất cả những vấn đề về tư tưởng, đạo lí, một lối sống đẹp, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày, vấn đề thiên nhiên, môi trường, vấn đề hội nhập, toàn cầu hoá… Như vậy có thể hiểu nghị luận xã hội là thể văn hướng tới phân tích, bàn bạc về các vấn đề liên quan đến các mối quan hệ của con người trong đời sống xã hội Mục đích cuối cùng của nó là tạo ra những tác động tích cực

đến con người và những mối quan hệ giữa con người trong xã hội[1]

Nghị luận xã hội trong nhà trường trung học cơ sở xoay quanh các vấn đề về

tư tưởng, đạo đức, lối sống gần gũi với tuổi trẻ, bày tỏ ý kiến, suy nghĩ về một hiện tượng tốt hoặc xấu trong đời sống xã hội Trong các bài văn nghị luận xã hội ở nhà trường, học sinh cần phát biểu những suy nghĩ nghiêm túc, chín chắn của mình về

Trang 6

một vấn đề có ý nghĩa xã hội đặt ra cho mình, lứa tuổi mình, không thể phát biểu tùy tiện Bài văn nghị luận xã hội trước hết đòi hỏi người viết phải bày tỏ được tư tưởng của mình Tư tưởng trong bài nghị luận xã hội phải là tư tưởng phù hợp đạo

lí, lẽ phải, thể hiện trách nhiệm của người viết đối với đất nước, gia đình, xã hội, con người Tư tưởng trong bài nghị luận xã hội phải thể hiện nhiệt tình xây dựng, vun đắp cho xã hội ngày một tốt đẹp, lên án, phê phán các hành vi trái đạo đức, trái

lẽ phải, có hại cho đất nước, xã hội và con người Tư tưởng trong bài văn nghị luận phải là tư tưởng có cơ sở khách quan, góp phần làm sáng tỏ một vấn đề có ý nghĩa thực tế Tư tưởng trong bài văn nghị luận phải là tư tưởng chân thật, tự nhiên của học sinh, không phải là tư tưởng sao chép trong tài liệu, với những lời văn sáo rỗng, cũ mòn

1.3 Yêu cầu của một bài văn nghị luận xã hội

Đảm bảo kĩ năng nghị luận nói chung: tập trung hướng tới luận đề đề bài, viết không tản mạn, có ý thức triển khai thành những luận điểm chặt chẽ, nhất quán, tìm được những dẫn chứng xác đáng, giàu sức thuyết phục

Đảm bảo về kiến thức mang màu sắc chính trị xã hội: những hiểu biết về chính trị, pháp luật, những kiến thức cơ bản về truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, tâm trị - xã hội, những tin tức thời sự cập nhật

Đảm bảo mục đích, tư tưởng đúng đắn: phải xuất phát từ một lập trường tư tưởng tiến bộ, cao đẹp, vì con người, vì sự tiến bộ chung của toàn xã hội, để bàn bạc, phân tích, khen chê và đề xuất ý kiến

Để làm tốt bài nghị luận xã hội về căn bản có hai yêu cầu và cũng là điều kiện: Kiến thức và kĩ năng Bởi lẽ, có kiến thức mà không có kĩ năng thì làm sao lập luận vấn đề cho sáng rõ, ngược lại có kĩ năng mà kiến thức không đủ đáp ứng thì bài làm sẽ hời hợt, thiếu sâu sắc, ít thuyết phục Làm văn nghị luận xã hội rất cần tư duy khoa học, lôgic, lập luận, phản biện, thêm nữa học sinh rất cần thể hiện niềm say mê qua tích lũy kiến thức Đối với học sinh giỏi văn tích lũy kiến thức

Trang 7

văn học là việc làm thường xuyên nhưng việc tích lũy, bồi đắp kiến thức cuộc sống, những hiểu biết xã hội còn bị xem nhẹ Vì vậy, hướng dẫn của người thầy là hết sức quan trọng

Vấn đề tích lũy kiến thức, các lĩnh vực xã hội làm đề tài cho bài văn nghị luận xã hội rất đa dạng, nên kiến thức phục vụ cho bài làm của học sinh là rất phong phú nhưng điều quan trọng là các em phải có ý thức quan sát, tìm hiểu, ghi chép, để vận dụng (giáo viên cần hướng dẫn để học sinh biết để ý, để tâm những vấn đề của đời sống, xã hội) Giáo viên định hướng cho các em huy động kiến thức

từ các nguồn: Kiến thức từ sách vở: chủ yếu từ báo chí, các loại sách tham khảo

về các lĩnh vực của cuộc sống từ văn học, lịch sử, khoa học, tôn giáo, sách về gương người tốt việc tốt …" Hạt giống tâm hồn", "Hạt giống hạnh phúc", "Suy nghĩ của những người trẻ",….điều quan trọng cùng các em tìm và lựa chọn sách cần thiết để học, biết cách đọc, hệ thống hóa kiến thức

Kiến thức từ đời sống: Hiểu biết, tích lũy hoặc từ đời sống hàng ngày của bản thân người viết, yêu cầu các em có thói quen quan sát cuộc sống, những hoạt động, sự việc, những vấn đề từ cuộc sống xung quanh quan trọng hơn là biết suy nghĩ, suy xét những gì mình nghe được, quan sát được Trên cơ sở đó, biết lựa chọn, nắm bắt lấy bản chất vấn đề Kiến thức từ trải nghiệm bản thân, đây sẽ là ví

dụ minh họa sinh động, có sức thuyết phục nếu nó được vận dụng vào bài văn một cách tự nhiên, chân thành

2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

2.1.Về giáo viên.

Trong thực tế giảng dạy, hiện nay giáo viên đã dành nhiều thời gian, tâm huyết bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn Nhiều thầy cô đã thực sự say mê, gắn bó với công việc thầm lặng mà ý nghĩa Tuy nhiên, trong việc ôn luyện cho học sinh giỏi, một số giáo viên còn lúng túng trong việc dạy kiểu bài nghị luận xã hội vì phạm vi rất rộng, không có giới hạn, quy định khung cụ thể Trong các đề thi học

Trang 8

sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, vấn đề nghị luận rất phong phú, đa dạng, thường là những vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống xã hội, thậm chí mang tính thời sự Vì thế đối với giáo viên, dạy học sinh giỏi thì càng dạy lại càng thấy nhiều vấn đề mới lạ, chưa tìm được phương pháp tối ưu nhất khi hướng dẫn học sinh Do đó học sinh chưa thật sự yêu thích bộ môn Văn

2.2 Về học sinh

Hiện nay học sinh khi viết bài văn nghị luận xã hội còn gặp nhiều lúng túng trong các khâu: tìm hiểu đề, xác vấn đề nghị luận, không xác định được yêu cầu của đề bài, bí trong cách dùng từ, diễn đạt, khó khăn trong việc tìm dẫn chứng,

thiếu những kiến thức thực tế Nhiều bài viết khô khan, trừu tượng, mang tính khẩu

hiệu, lập luận chưa chặt chẽ Trong thực tế khi chấm bài của các em học sinh giỏi, bản thân tôi cảm nhận được chất văn, chất độc đáo, cái riêng rất ít ỏi Các em viết bài văn đấy nhưng thực ra chỉ là truyền đạt lại một cách trung thành bài dạy của cô giáo mà thiếu đi cái ý kiến, cái nhận xét, đánh giá, thái độ của bản thân với vấn đề

mà đề bài nêu ra Thế nhưng có những em thực sự có được bài viết sâu sắc, ý nghĩ

mới mẻ của riêng bản thân, lập luận chặt chẽ, sắc sảo (Em Lê Quỳnh Trang

Trường THCS Hoằng Châu; Lê Thị Vân THCS Hoằng Trinh; Lê Thu Trang -Trường THCS Nhữ Bá Sỹ)

Xuất phát từ thực tế đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Hướng dẫn học sinh

giỏi viết tốt bài văn nghị luận xã hội” Bản thân đã vận dụng phương pháp này để

trực tiếp tập huấn cho các em học sinh giỏi đội tuyển môn Ngữ văn lớp 9 dự thi cấp tỉnh trong năm học 2016 - 2017vừa qua

3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:

Với những yêu cầu ngày càng cao của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, người giáo viên phải không học hỏi, trau dồi để nâng cao chất lượng dạy và học.Từ những yêu cầu trên, bản thân tôi xác định một vài giải pháp nhằm giúp các em học sinh giỏi làm tốt bài văn nghị luận xã hội, góp phần nâng cao chất lượng đội tuyển

Trang 9

học sinh giỏi môn Ngữ văn Các giải pháp mang tính chất thực tế giảng dạy trực tiếp, dựa trên những lí thuyết cơ bản và sự giúp đỡ của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn, chuyên viên của phòng giáo dục

3.1 Phân biệt các kiểu bài nghị luận xã hội:

Học sinh phải nắm vững và phân biệt được ba kiểu bài nghị luận xã hội trong chương trình Ngữ văn THCS:

Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí: là bàn về một vấn đề thuộc về

lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống,…có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của

con người[3] Các vấn đề tiêu biểu thường gặp là:

- Nhận thức: Lí tưởng, mục đích sống, mục đích học tập,…

- Tâm hồn, tính cách, đức tính: Lòng yêu nước, yêu quê hương, lòng nhân ái, tính trung thực, tính dũng cảm, tính khiêm tốn,…

- Quan hệ gia đình: Tình mẫu tử, tình anh em

- Quan hệ xã hội: Tình nghĩa đồng bào, tình thầy trò, tình bạn

Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: là bàn về một sự việc,

hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy

nghĩ[3] Các đề tài để bàn bạc gần gũi với đời sống và phù hợp với trình độ nhận

biết xã hội của học sinh như: tấm gương người tốt, việc tốt, thói hư tật xấu, an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, …

Nghị luận về một vấn đề xã hội được phản ánh trong tác phẩm văn học:

Đây là dạng đề tổng hợp, đòi hỏi học sinh kiến thức về cả hai mảng văn học và

đời sống xã hội, cũng đòi hỏi cả kĩ năng phân tích văn học và kĩ năng phân tích, đánh giá các vấn đề xã hội Nghĩa là có thể kiểm tra được người viết về cả kiến thức văn học và kiến thức đời sống Đề thường xuất phát từ một vấn đề xã hội giàu

ý nghĩa có trong một tác phẩm văn học để yêu cầu học sinh bàn bạc rộng ra về vấn

đề xã hội đó Vấn đề xã hội được bàn bạc có thể rút ra từ tác phẩm văn học đã học

Trang 10

trong chương trình nhưng cũng có thể từ một câu chuyện hoàn toàn mới lạ, chưa

được học (thường là một câu chuyện ngắn gọn, giàu ý nghĩa)[1]

3.2 Những yêu cầu cụ thể để làm tốt một bài văn nghị luận xã hội

a Cấu trúc của bài văn nghị luận xã hội:

Mô hình này trong thực tế giảng dạy cho học sinh giỏi tôi đã vận dụng luyện cho các em Một bài nghị luận xã hội dù dung lượng không dài cũng vẫn phải đảm bảo cấu trúc của một bài làm văn, nghĩa là vẫn phải có mở bài, thân bài và kết luận Phần mở bài cần phải nêu được vấn đề trọng tâm mà đề ra yêu cầu Phần thân bài, phải triển khai tiếp các luận điểm đã được nêu ra ở phần một, và cuối cùng, phần kết luận, người viết phải đưa ra tổng kết của cá nhân mình về vấn đề đã nêu Bài học được rút ra cho cá nhân người viết Tóm lại, với một bài nghị luận xã hội, bố cục chung của bài làm nên lần lượt triển khai theo các bước sau đây:

Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận

Thân bài: Giải thích vấn đề, bàn luận và mở rộng vấn đề nghị luận

Kết bài: Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân, cho mọi người

b Tích lũy kiến thức:

Giáo viên yêu cầu học sinh có thói quen đọc sách báo, theo dõi các câu chuyện, một số chương trình trên truyền hình, báo, đài và ghi chép lại những câu nói hay, có ý nghĩa giáo dục cao, những nhân vật tiêu biêu, những tấm gương về nghị lực, về tình yêu thương, về lòng tốt,…Đây được xem là bước đầu tiên để học sinh giỏi có hứng thú sưu tầm và tích lũy kiến thức thực tế đời sống Để làm tốt bài văn nghị luận xã hội viết nghị luận hay và sắc sảo là một quá trình rèn luyện và trau dồi, tích luỹ mới có thể đạt đến Muốn vậy người viết cần tích lũy cho mình những hiểu biết xã hội (những tri thức không nằm trong sách vở nhà trường), phải biết quan sát, tìm hiểu học hỏi và suy ngẫm về các vấn đề của đời sống, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến lớp trẻ, những vấn đề nhức nhối mà cả xã hội đang quan tâm Thực chất nó không nằm ngoài các vấn đề thuộc phạm trù : đạo đức, các

Ngày đăng: 21/10/2019, 08:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w