1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp gây hứng thú cho trẻ 4 5 tuổi tham gia vào hoạt động khám phá khoa học tại trường MN nga hải

24 151 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 3,7 MB

Nội dung

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP

GÂY HỨNG THÚ CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI THAM GIA VÀO HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC TẠI

TRƯỜNG MẦM NON NGA HẢI

Người thực hiện: Mai Thị Hà Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nga Hải SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HÓA, NĂM 2019

Trang 2

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN 32.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 52.3.1 Giải pháp tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức, nghiệp vụ củabản thân, năng lực tổ chức các HĐ cho trẻ KPKH 52.3.2

Mua sắm sưu tầm ĐDĐC và các nguồn nguyên VL sẵn có ở địa phương, nguyên liệu phế thải, nguyên VL từ thiên nhiên để trẻ được trải nghiệm KP và thực hiện theo nội dung các chủ đề

72.3.3 Tạo môi trường giáo dục hoạt động theo hướng mở để trẻ khám phá 82.3.4 Đổi mới sáng tạo hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ khám phá khoa học để thu hút sự chú ý của trẻ 132.3.5 Tạo hứng thú cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi 132.3.6 Sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động khám phá 162.3.7 Tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh để cho trẻ khám phá 172.4 Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm 17

Trang 3

1 MỞ ĐẦU1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Giáo dục mầm non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân,có vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục con người Mục tiêu của Giáo dụcmầm non là hình thành cơ sở ban đầu về nhân cách con người phát triển toàndiện.

Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi thích khám phá tìm tòi, tò mò về sự vật hiệntượng xuất phát từ những câu hỏi vì sao lại xảy ra? tại sao lại có? Phải chăng cácem đang thể hiện sự khát khao tìm hiểu về môi trường xung quanh chúng ta vàham muốn được giao tiếp, được biết nó như thế nào, có thể nói môi trường xungquanh trẻ vô cùng phong phú và đa dạng đòi hỏi ở trẻ khả năng tư duy trực quanvà tư duy ngôn ngữ sáng tạo Thông qua hoạt động khám phá khoa học trẻ đượcquan sát, tìm hiểu thông qua những đồ vật, sự vật có thật hay những sự thật gầngũi ngoài thiên nhiên.

Đến với khám phá khoa học trẻ được phát huy và sử dụng hết các khả năngcác giác quan nhìn, ngắm, sờ, nếm, ngửi….Đó là yếu tố quan trọng góp phầnvào hoàn thiện các giác quan về cảm giác, tư duy, tâm lý, tri giác và ghi nhớ củatrẻ, không những vậy khám phá khoa học còn góp phần phát triển ở trẻ tình cảm,đạo đức, thẩm mỹ, khả năng tích lũy tri thức và kinh nghiệm cuộc sống, làm cơsở lĩnh hội những nội dung giáo dục thông qua các hoạt động vui chơi, lao động,học tập và các hoạt động khác

Khám phá khoa học về thế giới xung quanh là hoạt động thực sự hấp dẫnlàm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ, mở cho trẻ cánh cửa vào thế giới rộnglớn hơn Nó là một thế giới rộng lớn với sự vật hiện tượng vô cùng phong phúvà đa dạng với biết bao màu sắc và các đồ chơi đẹp luôn thôi thúc tâm hồn nhạycảm và đức tính hiếu động, tò mò của trẻ nú đũi hỏi ở trẻ khả năng tư duy trựcquan và tư duy ngụn ngữ sỏng tạo Thông qua hoạt động khám phá khoa học trẻđược quan sát, tìm hiểu qua những đồ vật, sự vật có thật hay những hiện tượnggần gũi ngoài thiên nhiên.

Song thực tế hiện nay các hoạt động “Khám phá khoa học” cho trẻ còn rấtđơn điệu, khô khan giáo viên chưa đầu tư trí tuệ vào bài dạy, tiết học rập khuôncứng nhắc, trẻ chưa có hứng thú học tập, vì vậy việc sử dụng những biện phápgây hứng thú cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng giờ học “Khám phá khoa học”là rất cần thiết, nhất là trẻ mẫu giáo lứa tuổi mẫu giáo nhỡ.

Nhận thức tầm quan trọng của hoạt động khám phá khoa học đối với sự

phát triển toàn diện của trẻ tôi quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp gâyhứng thú cho trẻ 4 - 5 tuổi tham gia vào hoạt động khám phá khoa học” đạtkết quả cao, ở trường mầm non Nga Hải, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Trang 4

- Mục đích nhằm giúp trẻ tìm ra một số giải pháp gây hứng thú cho trẻ

trong hoạt động khám phá khoa học, giúp trẻ hứng thú và đạt kết quả cao tronghoạt động khám phá

1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

- Các cháu trong độ tuổi lớp mẫu giáo nhỡ: (4 - 5 tuổi Lớp B1) trường mầmnon Nga Hải.

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

- Phương pháp nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin- Phương pháp Thống kê sử lý số liệu

- Phương pháp thực hành, trải nghiệm.- Phương pháp dùng lời

Khoa học không chỉ là kiến thức mà còn là quá trình hay con đường tìmhiểu khám phá thế giới vật chất [3], Ở lứa tuổi này trẻ thích tìm hiểu khám phátừ những sự vật hiện tượng xung quanh trẻ, bằng những câu hỏi tại sao ? Để làmgì? Trẻ được trải nghiệm được khám phá qua cuộc sống, qua hoạt động học, trẻcó thể nói được tên, tuổi, giới tính của bản thân, công việc của bố mẹ, địa chỉ sốđiện thoại của gia đình và những người thân xung quanh mà trẻ biết.

Quan điểm của giáo dục học Singapo đã chỉ ra rằng: “Giáo dục không phảilà đổ đầy một cái bình mà là thắp sáng lên ngọn lửa”[4] Điều đó có nghĩa là dạytrẻ không có nghĩa là cứ nhồi nhét lượng kiến thức khối lượng kiến thức vô bờbến cho trẻ mà dạy trẻ cách học, cách tư duy, nuôi dưỡng lòng ham hiểu biết,thích tìm tòi khám phá Hay nói cách khác, giáo dục mầm non không nhằm cungcấp một khối lượng kiến thức mà nhằm hình thành các chức năng tâm lý, các cơsở ban đầu cho sự phát triển nhân cách sau này [5].

Theo quan điểm của rất nhiều nhà khoa học, cách tốt nhất để học khoa họclà phải làm khoa học Đối với trẻ mầm non làm khoa học cũng chính là quá trìnhkhám phá nó Đây là những hoạt động “ tìm kiếm để phát hiện ra cái mới, điềubí ẩn” [6] Trẻ em lứa tuổi mầm non có tính tò mò khám phá bẩm sinh Đó là

Trang 5

mầm mống của việc tự khám phá, tự học Nếu chúng không được nuôi dưỡng sẽbị mai một và biến mất hoàn toàn Các hoạt động khoa học là con đường ngắnnhất để giúp trẻ sử dụng các giác quan của cơ thể, vận dụng những hiểu biết củabản thân để tìm hiểu sự vật, hiện tượng, đòi hỏi trẻ phải có cơ hội khám phákhác nhau, khi đó việc phát triển kỹ năng, năng lực sẽ đóng vai trò chủ đạo [7] Chính vì vậy việc tổ chức cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xungquanh là phương tiện không thể thiếu nhằm phát triển toàn diện cho trẻ ở trườngmầm non.

2.2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

a Thuận lợi: * Đối với trường:

Trường mầm non Nga Hải là trường chuẩn quốc gia mức độ I, có nhiều thànhtích cao trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của huyện nhà Cở sở vật chấttương đối khang trang, sạch đẹp và thoáng mát, có 09 phòng học và có đầy đủ cácphòng chức năng, hàng năm được lãnh đạo địa phương quan tâm đầu tư xây dựngthêm cơ sở vật chất để dần dần nâng cao chất lượng giáo dục và chăm sóc cho trẻtại địa phương Đội ngũ quản lý nhà trường nhiệt tình năng động đã chỉ đạo dạy vàhọc nâng cao chất lượng, chỉ đạo các chuyên đề trọng tâm trong năm học

* Đối với lớp:

- Lớp tôi huy động 28/28 cháu ra lớp theo độ tuổi đạt 100%

- Các cháu được phân đúng độ tuổi và được học chương trình theo đúngtheo quy định.

* Đối với giáo viên:

Nhà trường có đội ngũ giáo viên trẻ, có trình độ chuyên môn nghiệp vụvững vàng trên chuẩn 89% Vì vậy hầu hết giáo viên đều có kinh nghiệm, cótinh thần đoàn kết, yêu nghề, mến trẻ, tìm tòi sáng tạo Bản thân là giáo viên cókinh nghiệm lâu năm nên rất hăng say nhiệt tình với công việc có tinh thần tráchnhiệm giúp đỡ bạn bè động nghiệp cùng tiến bộ Tôi luôn phấn đấu trong mọilĩnh vực công tác hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

* Đối với phụ huynh:

Đa số các bậc phụ huynh đều làm nông nghiệp, một số ít làm nghề côngnhân và cán bộ công chức, viên chức trên địa bàn huyện Nga Sơn, nên họ đãhiểu được mục đích ý nghĩa và tầm quan trọng cho con em mình đến học tạitrường mầm non Nga Hải, trẻ được chăm sóc nuôi dưỡng một cách khoa học, trẻngoan ngoãn vì vậy phụ huynh đưa con em đi học đều đặn

b Khó khăn:

Đối với trẻ 40% -50% con nhà làm nông nghiệp và đi làm công ty, bố mẹthường về rất muộn, hoặc nhà thường có ông ( bà) ở nhà chăm sóc, bố mẹ đi làm

Trang 6

ăn xa, hoặc đi làm ăn xa theo mùa vụ, nên trẻ chưa hứng thú khi tham gia vàocác hoạt động khám phá trải nghiệm, trẻ cảm thấy mệt mỏi, gò bó, chưa tậptrung Vì vậy cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả giáo dục, nuôi dưỡngchăm sóc giáo dục của lớp

Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình đặc biệt phụhuynh làm nông nghiệp, đi làm công ty, đưa con đi học chưa đều, đi sớm, đónmuộn bên cạnh đó vẫn còn một số phụ huynh có suy nghĩ và chỉ coi trọng đếncác hoạt động khác như: Làm quen với chữ cái, làm quen với toán chưa chútrọng đến hoạt động này.

c Kết quả thực trạng

Để có phương pháp, biện pháp dạy trẻ có những kiến thức sâu rộng, biếtđược tầm quan trọng của thế giới xung quanh trẻ và kỹ năng, cách hoạt động tìmhiểu các đối tượng, đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát trên trẻ để nắm được kếtquả cụ thể.Tôi tiến hành khảo sát trẻ trên nhiều hình thức: Trong các giờ hoạtđộng, mọi lúc mọi nơi, đón trả trẻ…vv

Qua quan sát thực trạng kết quả đầu năm lớp tôi phụ trách về các hoạtđộng tìm hiểu các đối tượng, khả năng quan sát, so sánh, nhận biết, phân loạimôi trường xung quanh… chất lượng ban đầu trên trẻ như sau:

Bảng kết quả thực trạng trên trẻ đầu năm học 2018 - 2019Tổng

tên, tính chất, đặc điểm rõnét của đối tượng làm quen

Biết so sánh một số đặcđiểm giống và khác nhaucủa hai đối tượng

Trang 7

đến phát triển nhận thức ở trẻ nói chung Từ thực trạng này đặt ra vấn đề cấpthiết phải có biện pháp tổ chức cho trẻ “Khám phá khoa học về thế giới xungquanh” phù hợp hơn nữa

3 CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

1 Giải pháp tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức, nghiệp vụ của bản thân,năng lực tổ chức các hoạt động cho trẻ khám phá khoa học

Đối với giáo viên mầm non để đảm bảo cho việc thực hiện tốt nhiệm vụchăm sóc giáo dục trẻ đòi hỏi không chỉ là sự cần cù chịu khó mà còn phải luôntích cực tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nắm vững kiến thứckỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả, tiếp cận được những yêu cầu mớinhư: Nắm vững yêu cầu của giáo dục mầm non, ứng dụng công nghệ thông tinphù hợp trong từng hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.

Từ việc nắm vững yêu cầu giáo dục thì giáo viên sẽ có tư duy để bồi dưỡngcho mình các kiến thức kỹ năng phù hợp hơn Giáo viên mầm non cần phải tựhọc tập bồi dưỡng nắm vững các yêu cầu kiến thức, phương pháp chăm sóc giáodục trẻ ở từng độ tuổi, phương pháp tổ chức các hoạt động phù hợp gây sự hứngthú cho trẻ chuyển tải đến trẻ kiến thức kỹ năng hiệu quả nhất

Với hoạt động khám phá khoa học tôi xác định mình cần tự bồi dưỡngnhận thức cho bản thân về các nội dung bao gồm:

+ Cần nắm vững các hoạt động tổ chức cho trẻ khám phá khoa học.+ Nắm vững các kiến thức kĩ năng của hoạt động cần đạt ở trẻ.

+ Nắm vững và vận dụng linh hoạt phương pháp hình thức tổ chức cho trẻkhám phá khoa học ở mỗi hoạt động cụ thể đạt hiệu quả.

+ Nắm vững các yêu cầu về đồ dùng đồ chơi cần có để tổ chức hoạt độngkhám phá khoa học cho trẻ

+ Biết cách làm thế nào để tạo được điều kiện cho trẻ khám phá khoa họcmột cách tốt nhất

Đó là những yêu cầu đặt ra yêu cầu cho bản thân tôi cần tự bồi dưỡng đểcó thể thực hiện hoạt động cho trẻ khám phá khoa học đạt hiệu quả.

Để việc tự bồi dưỡng đạt hiệu quả, tôi đã tích cực tìm tòi học hỏi thôngqua các loại sách hướng dẫn; thông qua các chuyên đề, thông qua việc tự tìmhiểu qua mạng, qua đồng nghiệp để giải quyết các vấn đề cần tìm hiểu đặt ra.Tôi đã đặt ra cho mình kế hoạch về các yêu cầu cần bồi dưỡng như:

Thứ nhất: Yêu cầu học tập nắm vững về kiến thức:

- Nắm vững nội dung yêu cầu về hoạt động khám phá khoa học ở độ tuổi 4- 5 tuổi

- Nắm vững kết quả mong đợi của độ tuổi về hoạt động khám phá khoa họctrong chương trình giáo dục mầm non

Trang 8

Qua nghiên cứu tìm hiểu tôi đã hệ thống hóa yêu cầu về nội dung, kết quảmong đợi của hoạt động khám phá khoa học ở lứa tuổi 4 - 5 tuổi như sau:

* Trẻ khám phá về các bộ phận cơ thể người: Chức năng các giác quan

và các bộ phận khác của cơ thể

* Trẻ khám phá khoa học về đồ vật:

- Về đồ dùng, đồ chơi: Đặc điểm công dụng, cách sử dụng đồ dùng,đồ

chơi.Một số mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo với cách sử dụng của đồdùng, đồ chơi quen thuộc

- Phương tiện giao thông: Đặc điểm công dụng của một số phương tiệngiao thông và phân loại theo 1 – 2 dấu hiệu

* Trẻ khám phá khoa học về một số hiện tượng tự nhiên:

- Thời tiết và mùa: Một số hiện tượng thời tiết theo mùa và hưởng của nóđến sinh hoạt của con người

- Ngày và đêm, măt trời, mặt trăng: Sự khác nhau giữa ngày và đêm

- Nước: Các nguồn nước trong môi trường sống Ích lợi của nước đối vớiđời sống con người, con vật và cây Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước vàcách bảo vệ nguồn nước

- Không khí, ánh sáng: Không khí các nguồn ánh sáng và sự cần thiết củanó với cuộc sống con người con vật và cây

- Đất đá, cát, sỏi: Một vài đặc điểm, tính chất của đất, đá, cát, sỏi

Thứ 2: Yêu cầu nắm vững phương pháp giáo dục.

Đối tượng tôi đang nghiên cứu là trẻ mẫu giáo nhỡ, vì vậy cần nắm vữngphương pháp giáo dục trẻ mẫu giáo trong chương trình giáo dục mầm non hiệnhành: Tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi khám phá môi trường xungquanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng yêu cầu, hứng thú của trẻ theophương châm “Chơi mà học, học bằng chơi” Kích thích và tạo cơ hội cho trẻtích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cáchvui vẻ Kết hợp giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân, chú ýđặc điểm riêng của từng trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp Tổ chức hợplý các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp, phù hợp với độtuổi của nhóm lớp, với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu hứng thú của trẻvà với điều kiện thưc tế.

Trang 9

2 Mua sắm, sưu tầm đồ dùng, đồ chơi và các nguồn nguyên vật liệu sẵncó ở địa phương, nguyên liệu phế thải, nguyên vật liệu từ thiên nhiên để trẻđược trải nghiệm khám phá và thực hiện theo nội dung các chủ đề:

Để tiến hành hoạt động này tôi đã đăng ký với nhà trường mua sắm đầy đủ, đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho lớp.

Bên cạnh đó tôi nói lên vai trò quan trọng của hoạt động “ Khám phá khoahọc về môi trường xung quanh” này với phụ huynh các em từ đó khuyến khíchphụ huynh các em cùng tham gia đóng góp kinh phí để mua thêm tài liệu phụcvụ cho hoạt động có hiệu quả Cùng với đó tôi phát động phụ huynh thu gomnhững phế liệu, phế phẩm đã sử dụng hết từ gia đình mình như: Vỏ chai dầu ăn,vỏ lọ com pho, hộp sữa chua…để tận dụng làm đồ dùng, đồ chơi cho các emquan sát như: Bằng vỏ chai nước rửa bát tôi làm được cái phích, lọ compho làmcon voi, hộp sữa tôi làm con lợn, con công hộp sữa chua dài tôi tạo ra được conong, con mèo, con chó Những thứ đó đã thu hút được sự tham gia, khám phátìm tòi của các em, từ đó phát huy khả năng tìm tòi, khám phá bẩm sinh của trẻ.

Tôi nghĩ đây là một hình thức trải nghiệm, có tác động gây hứng thú vàkhắc sâu kiến thức về thế giới xung quanh cho trẻ rất tốt Giải pháp này tôi đãtiến hành sau mỗi hoạt động khám phá cụ thể Căn cứ vào nội dung mà trẻ đãđược tìm hiểu khám phá trên hoạt động có chủ định, tôi cho trẻ làm đồ dùng đồchơi về nội dung đó.

Hình ảnh: Cô và trẻ cùng làm đồ dùng đồ chơi từ phế liệu, phế phẩm

Trang 10

Có thể thấy rằng ở lứa tuổi mầm non, hoạt động vui chơi là hoạt động chủđạo, trẻ học mà chơi, chơi mà học Vì vậy trong quá trình tri giác của trẻ tôi lựachọn vận dụng đưa vào hoạt động các trò chơi sáng tạo khoa học nhằm kíchthích thu hút trẻ ham muốn được tham gia hoạt động “ Khám phá khoa học vềmôi trường xung quanh” với trẻ điều làm cho trẻ tập trung nhất là bất cứ hoạtđộng nào cũng cần có đồ dùng trực quan và bảo đảm, phù hợp với bài dạy, vớichủ đề và đảm bảo an toàn, tính thẩm mỹ và tính giáo dục cao.

3 Tạo môi trường giáo dục hoạt động theo hướng mở để trẻ khám phá

Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi thích tìm hiểu, khám phá những gì xungquanh trẻ Người lớn cho rằng trẻ nghịch nước và thường hay la mắng trẻ.Nhưng thực chất trẻ đang tìm hiểu xem mưa rơi như thế nào Thật vậy trẻ mầmnon là lứa tuổi thích tìm hiểu và thích khám phá.

Chúng ta phải khẳng định rằng: trong giáo dục mầm non hiện nay, môitrường giáo dục là điều kiện rất cần thiết cho các hoạt động vui chơi, học tập củatrẻ Có thể nói, môi trường giáo dục quyết định sự thành công trong việc tổ chứchoạt động cho trẻ của mỗi giáo viên và hiệu quả giáo dục trên trẻ.

Với hoạt động khám phá khoa học thì lại càng đòi hỏi về yêu cầu điều kiệnthực hiện nhiều hơn Môi trường giáo dục tại trường lớp là một trong những điềukiện quan trọng để thực hiện tổ chức hoạt động cho trẻ khám phá khoa học.

Với điều kiện hiện có ở trường lớp tôi hiện nay chưa đáp ứng cho việc tổchức cho trẻ khám phá khoa học đạt hiệu quả Vì vậy việc sáng tạo “Tạo môi

trường cho trẻ khám phá khoa học” là hết sức cần thiết.

Để tạo được môi trường phù hợp với hoạt động, tôi xác định trước hếtphải bám vào các nội dung, yêu cầu, kết quả mong đợi về hoạt động khám phákhoa học đối với trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi như tôi đã nêu ở giải pháp 1 Căn cứ vàocác nội dung yêu cầu được phân bố phù hợp theo từng chủ đề, lồng ghép vớiviệc xây dựng môi trường theo chủ đề Tôi đã quan tâm đặc biệt để xây dựngmôi trường tác động đến hoạt động khám phá khoa học ở mỗi chủ đề cụ thể Baogồm môi trường trong lớp, môi trường ngoài lớp phù hợp với các chủ đề.

a) Tạo môi trường trong lớp

* Xây dựng môi trường trong lớp theo chủ đề

Xây dựng môi trường giáo dục theo hướng mở là một yêu cầu cần thiết màmỗi giáo viên đều phải thực hiện để tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ Xâydựng môi trường theo chủ đề trong lớp, bao gồm mảng chủ đề chính, các góctheo quy định, bố trí các góc hợp lý, nội dung phản ánh của từng góc, đồ dùngđồ chơi trong các góc…tất cả đều phải được hệ thống đầy đủ, mang mầu sắctheo chủ đề cụ thể

Trang 11

Với mục tiêu xây dựng môi trường trong lớp phục vụ cho hoạt động khámphá khoa học, tôi xây dựng lồng ghép trong xây dựng môi trường giáo dụcchung Nhưng để phục vụ riêng cho hoạt động khám phá khoa học, tôi đã quantâm xây dựng môi trường mở và đặc biệt là chuẩn bị môi trường cho trẻ đượctrải nghiệm sau các hoạt động khám phá khoa học cụ thể Sưu tầm và làm đồdùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động khám phá, tận dụng các nguyên vật liệusẵn có làm nguyên vật liệu cho trẻ thực nghiệm trải nghiệm để trẻ được làm, tạosự hứng thú và phát triển ở trẻ tư duy lô gích tính kiên nhẫn…

Ví dụ: Chủ đề thế giới thực vật

- Xây dựng mảng chủ đề chính:

Trang trí bằng hình ảnh …… làm toát lên chủ đề Phía dưới chuẩn bị cácvật liệu để trẻ được trải nghiệm Chẳng hạn, trong chủ đề thế giới thực vật,nhánh tết và mùa xuân; sau khi cho trẻ khám phá khoa học - tìm hiểu khám phávề các món ăn ngày tết, tôi chuẩn bị các loại giấy mầu, vật liệu để trẻ cắt dán cácloại quả, bánh, món ăn trẻ vừa tìm hiểu, trẻ trang trí trong giờ chơi.

Hình ảnh: Xây dựng mảng chủ đề lớn - chủ đề thế giới thực vật.

- Xây dựng các góc trong lớp: tôi cũng trang trí bằng hình ảnh các loại quả,cây cối làm tiêu đề các góc, để toát lên chủ đề

* Xây dựng góc khám phá khoa học: Đang nghiên cứu các giải pháp về

hoạt động cho trẻ khám phá khoa học Vì vậy tôi quan tâm đến xây dựng góckhám phá khoa học trong lớp Tôi đã xây dựng đảm bảo quy tắc các góc mởđảm bảo cho trẻ hoạt động khám phá đầy đủ đặc biệt tôi chú trọng góc khám phákhoa học Góc khám phá khoa học là nơi để trẻ trải nghiệm tìm tòi thực hành khi

Trang 12

trẻ tham gia hoạt động ở các góc trẻ được khám phá, tối trang trí theo nội dungphù hợp với chủ đề với các hoạt động học

Nội dung của góc phù hợp với nội dung hoạt động tìm hiểu khám phá cụthể theo chủ đề Thường xuyên thay đổi để tạo sự mới lạ thu hút sự chú ý củatrẻ Đồ chơi tại góc cũng được thay đổi theo nội dung chủ đề, để thuận tiện chotrẻ trải nghiệm các hoạt động giáo dục nói chung và các hoạt động khám phákhoa học cụ thể ở chủ đề đó Đồ chơi tại góc khám phá khoa học bao gồm cáchình ảnh, các dụng cụ học tập, thí nghiệm phù hợp với nội dung khám phá tìmhiểu

Ví dụ: Chủ đề thế giới thực vật, nhánh tết và mùa xuân

Ở góc khám phá khoa học, tôi chuẩn bị các loại bánh mà trẻ vừa được tìmhiểu trong giờ hoạt động có chủ đích; cho trẻ được cùng cô thực hiện làm cácloại bánh có trong ngày tết cổ truyền, nhận xét về những điều được trải nghiệmvề các loại bánh Từ đó trẻ sẽ nhớ rất lâu và nhớ sâu về kiến thức.

Hình ảnh: Môi trường tại góc khám phá khoa học - Cô hướng dẫn trẻ trảinghiệm với cách làm các loại bánh ngày tết

- Tương tự, các chủ đề khác cũng vậy Khi chuẩn bị sang một chủ đề mới,tôi đều quan tâm lên kế hoạch về xây dựng môi trường giáo dục phù hợp với chủđề Và đương nhiên tôi quan tâm đặc biệt đến xây dựng môi trường cho hoạtđộng khám phá khoa học, để phục vụ cho hoạt động tổ chức các giải pháp củasáng kiến kinh nghiệm đang nghiên cứu trong năm học.

Ngày đăng: 08/08/2019, 14:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w