Mục tiêu nghiên cứu cụ thể là: Hệ thống hóa và phát triển lý luận cơ bản về kiểm soát nội bộ trong các đơn vị sựnghiệp công lập, từ đó có những luận cứ khoa học nhằm định hướng cho các
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-
-PHẠM THU HẰNG
HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI
HỌC Y HÀ NỘI
Chuyên ngành: Kế toán, Kiểm toán và phân tích
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
MÃ NGÀNH: 8340301
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOA
HÀ NỘI - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ với đề tài: “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tạiBệnh viện Đại học Y Hà Nội” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Nguồn số liệuđược sử dụng trong phân tích được lấy từ kết quả phỏng vấn, điều tra của 90 cán bộ,viên chức hiện đang công tác tại các khoa/phòng trong Bệnh viện Kết quả nghiên cứuđược lấy từ phần mềm SPSS 20, nên đảm bảo được tính trung thực và khách quan.Một lần nữa, tôi xin đảm bảo nội dụng luận văn là độc lập, chưa từng được công bốtrong bất kỳ nghiên cứu nào khác
Học viên thực hiện Luận văn
Phạm Thu Hằng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị PhươngHoa, người đã trực tiếp hướng dẫn, đóng góp ý kiến và đưa ra những lời khuyên vềviệc lựa chọn hướng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, số liệu sử dụng phân tích,
… giúp tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin trân trọng cám ơn các thầy cô của Viện Kiểm toán – Kế toán TrườngĐại học Kinh tế quốc dân, đã tận tình truyền đạt kiến thức về lý thuyết và cả nhữngkinh nghiệm thực tế bổ ích trong quá trình học tập tại Trường
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn Bệnh viện Đại học Y Hà Nội - nơi tôicông tác và các đồng nghiệp, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi có thời gian học tập vàthực hiện luận văn thạc sĩ
Học viên thực hiện Luận văn
Phạm Thu Hằng
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
American Accounting AssociationAICPA Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ
American Institule of Certificated Public AccountantsINTOSAI International Organisation of Supreme Audit InstitutionsCOSO Committee of Sponsoring Organizations
VIF Hệ số phòng đại phương sai
Variance Inflation Factor
Trang 6MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 23
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 23
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 24
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 25
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 25
1.5 Phương pháp nghiên cứu 25
1.6 Những đóng góp mới của luận văn 26
1.7 Kết cấu của luận văn 26
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 27
VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 27
2.1 Các nghiên cứu về KSNB trên thế giới 27
2.2 Các nghiên cứu về KSNB trong nước 28
2.3 Điểm mới của đề tài nghiên cứu 29
CHƯƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ 30
3.1 Các quan điểm về kiểm soát nội bộ 30
3.2 Sự cần thiết và lợi ích của việc xây dựng kiểm soát nội bộ trong đơn vị 33 3.3 Mục tiêu của kiểm soát nội bộ 34
3.4 Các yếu tố cấu thành kiểm soát nội bộ theo INTOSAI 34
3.4.1 Môi trường kiểm soát 34
3.4.2 Đánh giá rủi ro 38
3.4.3 Hoạt động kiểm soát 40
3.4.4 Thông tin và truyền thông 42
3.4.5 Giám sát 43
3.5 Đặc điểm hoạt động của lĩnh vực y tế công ảnh hưởng đến KSNB 44
3.5.1 Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp có thu 44
Trang 73.5.2 Phân loại đơn vị sự nghiệp có thu 45
3.5.3 Đặc điểm hoạt động của lĩnh vực y tế công ảnh hưởng đến KSNB 45
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 47
4.1 Giới thiệu về Bệnh viện Đại học Y Hà Nội 47
4.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 47
4.1.2 Sứ mệnh - Tầm nhìn - Giá trị cốt lõi của Bệnh viện 48
4.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Bệnh viện 50
4.1.4 Hệ thống và cơ cấu tổ chức của bệnh viện 52
4.1.5 Đặc điểm hoạt động của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội 53
4.2 Thực trạng kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội 57
4.2.1 Thực trạng môi trường kiểm soát 57
4.2.2 Thực trạng về đánh giá rủi ro 63
4.2.3 Thực trạng về hoạt động kiểm soát 64
4.2.4 Thực trạng về thông tin và truyền thông 65
4.2.5 Thực trạng về Giám sát 67
4.3 Kết quả nghiên cứu mô hình 69
4.3.1 Xây dựng mô hình 69
4.3.2 Kết quả nghiên cứu các yếu tố của KSNB ảnh hưởng tới hoạt động KSNB tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội 75
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 85
5.1 Đánh giá kiểm soát nội bộ của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội 85
5.1.1 Ưu điểm 85
5.1.2 Hạn chế 86
5.1.3 Các nguyên nhân của hạn chế 87
5.2 Phương hướng hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội 88
5.2.1 Nguyên tắc kế thừa 88
Trang 85.2.2 Nguyên tắc tiếp cận hệ thống 88
5.2.3 Nguyên tắc hội nhập 89
5.2.4 Nguyên tắc khả thi và hiệu quả 89
5.3 Một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội 89
5.3.1 Giải pháp hoàn thiện môi trường kiểm soát 89
5.3.2 Đánh giá rủi ro 92
5.3.3 Hoạt đông kiểm soát 93
5.3.4 Thông tin và truyền thông 94
5.3.5 Giám sát 95
5.4 Điều kiện để thực hiện giải pháp 95
KẾT LUẬN 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1: Bảng tổng hợp số lượt khám và điều trị từ năm 2013 đến năm 2017 53
Bảng 4.2: Bảng phân loại, đánh giá kết quả lao động của viên chức, 59
người lao động hàng tháng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội 59
Bảng 4.3: Đánh giá độ tin cậy thang đo môi trường kiểm soát 76
Bảng 4.4 : Đánh giá độ tin cậy thang đo đánh giá rủi ro 77
Bảng 4.5: Đánh giá độ tin cậy thang đo hoạt động kiểm soát 78
Bảng 4.6: Đánh giá độ tin cậy thang đo thông tin và truyền thông 78
Bảng 4.7: Đánh giá độ tin cậy thang đo giám sát 79
Bảng 4.8: Đánh giá độ tin cậy thang đo hoạt động KSNB 80
Bảng 4.9: Ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập 81
Bảng 4.10: Tóm tắt mô hình với biến phụ thuộc là hoạt động KSNB 82
Bảng 4.11: Phân tích ANOVA- Độ tin cậy của mô hình 82
Bảng 4.12: Bảng kết quả các trọng số hồi quy 83
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Bệnh viện Đại học Y Hà Nội 52
Trang 11TÓM TẮT NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Trong một tổ chức bất kỳ, sự thống nhất và xung đột quyền lợi chung - quyềnlợi riêng của người sử dụng lao động với người lao động luôn tồn tại song hành Nếukhông có KSNB, làm thế nào để người lao động không vì quyền lợi riêng của mình màlàm những điều thiệt hại đến lợi ích chung của toàn tổ chức, của người sử đụng laođộng? Làm sao quản lý được các rủi ro? Làm thế nào có thề phân quyền, ủy nhiệm,giao việc cho cấp dưới một cách chính xác, khoa học chứ không phải chỉ dựa trên sựtin tưởng cảm tính? Tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu liên quan đến hoàn thiệnkiểm soát nội bộ trong đơn vị hành chính sự nghiệp
Dưới đây là phần tóm tắt nghiên cứu của tác giả về đề tài “Hoàn thiện kiểm soátnội bộ tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội”:
Nghiên cứu được chia thành 5 chương:
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bất kỳ tổ chức, đơn vị, dưới góc nhìn của nhà quản lý, cũng cần có hai hệthống luôn phải đi song hành Thứ nhất đó là hệ thống đáp ứng yêu cầu kinh doanh,bao gồm các phòng ban chức năng, các quy trình thủ tục, các công việc cần thiết đểphục vụ cho nhu cầu kinh doanh của tổ chức Tuy nhiên, bất kì công việc, quy trìnhnào thực hiện ở trên cũng đều đối diện với những nguy cơ, sự cố hay rủi ro tác độnglàm ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành mục tiêu của công việc và tùy theo mức độ,gây ảnh hưởng từ thiệt hại trong mức chấp nhận được đến nguy cơ phá sản của tổchức Nhằm giảm rủi ro cho tổ chức ở ngưỡng chấp nhận được, hệ thống thứ hai –kiểm soát nội bộ, được thiết lập trên cơ sở các biện pháp, chính sách, thủ tục, tinhthần, giá trị, chức năng, thẩm quyền của những người có liên quan và trở thànhphương tiện sống còn trong mọi hoạt động của doanh nghiệp
Trang 12Chính vì vậy mà hoàn thiện kiểm soát nội bộ là một vấn đề rất quan trọng cầnđược tìm hiểu và hoàn thiện nhằm giúp tổ chức nâng cao năng lực, cải tiến hiệu quảhoạt động, hạn chế các sự cố và hoàn thành mục tiêu của tổ chức.n
Trong quá trình làm việc, tác giả nhận thấy rằng nếu các đơn vị xây dựng đượckiểm soát nội bộ tốt thì có thể khắc phục được những sai sót giúp ngăn ngừa và pháthiện những sai phạm, yếu kém, giảm thiểu tổn thất, nâng cao hiệu quả hoạt động vàgiúp cho đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao Với mục đích tìm hiểu và nghiên cứu
về KSNB, các nhân tố ảnh hưởng tới KSNB để đưa ra giải pháp hoàn thiện, tác giả đãlựa chọn đề tài: “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội” làmluận văn nghiên cứu
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận văn là nghiên cứu thực trạng kiểm soátnội bộ tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiệnphù hợp với đặc điểm của Bệnh viện
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể là:
Hệ thống hóa và phát triển lý luận cơ bản về kiểm soát nội bộ trong các đơn vị sựnghiệp công lập, từ đó có những luận cứ khoa học nhằm định hướng cho các nội dung hoànthiện kiểm soát nội bộ phù hợp với quy trình quản lý của đơn vị;
Đánh giá thực trạng hiện nay về KSNB tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Xây dựng mô hình nghiên cứu và kiểm định ảnh hưởng của các yếu tố cấuthành nên KSNB tới hoạt động KSNB tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đưa ra các giải pháp, khuyến nghị phù hợpvới kết quả nghiên cứu, cũng như tình hình hoạt động hiện tại của Bệnh viện Đại học
Y Hà Nội
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đề cập đến kiểm soát nội bộ tại Bệnh viênĐại học Y Hà Nội nên cần xây dựng câu hỏi nghiên cứu như sau:
Bệnh viên đang sử dụng tiêu chuẩn nào là thang đo kiểm soát nội bộ?
Các nhân tố nào ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ?
Trang 13 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến kiểm soát nội bộ tại Bệnh việnĐại học Y Hà Nội như thế nào?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là KSNB và các nhân tố ảnh hưởng đếnKSNB tại Bệnh viên Đại học Y Hà Nội
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu tại Bệnh viên Đại học Y Hà Nộinăm 2017
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của luận văn là phương pháp hỗn hợp, bao gồmphương pháp định tính và phương pháp định lượng
Phương pháp định tính: khảo sát sơ bộ, tổng hợp, so sánh, đối chiếu để nhậndiện các yếu tố của KSNB ảnh hưởng tới hoạt động KSNB Từ đó xây dựng bảng câuhỏi khảo sát để phỏng vấn các cán bộ, viên chức tại đơn vị, đề xuất mô hình nghiêncứu phù hợp với điều kiện của Bệnh viện
Phương pháp định lượng: Tác giả tiến hành khảo sát thông qua bảng câu hỏiđược thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ nhằm đánh giá mức độ quan trọng củacác nhân tố ảnh hưởng đến hoàn thiện KSNB tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội Các dữliệu thu thập được từ các bảng hỏi sẽ được phân tích bởi phần mềm SPSS 20 để đánhgiá và kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy
1.6 Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn có những đóng góp cả về mặt lý luận và thực tiễn, cụ thể là:
Những đóng góp mới về mặt lí luận: Luận văn đã hệ thống hóa và phát triển
những vấn đề lý thuyết về kiểm soát nội bộ trong đơn vị sự nghiệp công lập nói chung
và tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội nói riêng
Những đóng góp mới về mặt thực tiễn: Luận văn hệ thống hóa được hoạt động
KSNB tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội hiện nay, xem xét các nhân tố ảnh hưởng đếnKSNB và đưa ra giải pháp hoàn thiện
1.7 Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Trang 14CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.1 Các công trình nghiên cứu quốc t
Nghiên cứu kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị: COSO (2001), COSO
(2004): triển khai nghiên cứu hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp Ngoài ra,Merchant, K.A (1985); Anthonny, R.N và Dearden, J.Bedford (1989); Laura F.Spira vàMicheal Page (2002); Yuan Li, Yi Liu, Younggbin Zhao (2006) cho rằng KSNB có vaitrò định hướng thị trường của doanh nghiệp và tác động đến hoạt động phát triển sảnphẩm mới Mawanda, (2008) cho rằng mối quan hệ giữa KSNB và hiệu quả tài chínhtại các trường đại học ở Uganda
Nghiên cứu kiểm soát nội bộ theo hướng kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ:
Trong lĩnh vực kiểm toán độc lập, các chuẩn mực kiểm toán Hoa Kỳ cũngchuyển sang sử dụng Báo cáo COSO làm nền tảng đánh giá KSNB, bao gồm: SAS 78(1995), SAS 94 (2001), ISA 315, ISA 265
Nghiên cứu tác động của kiểm soát nội bộ tới giá trị của doanh nghiệp: Ge
& McVay, (2005); Shenkir & Walker, (2006); Doyle, (2005); Hammersley, (2007) Nghiên cứu mối liên hệ giữa HTKSNB và chất lượng thông tin kế toán tài chính củacác công ty niêm yết: J.Altamuro,(2010); Angella.A, (2009); DeFond (1991)
-Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ:
Angella Amudo & Eno L Inanga (2009) cho rằng có 6 nhân tố tác động đến sựhữu hiệu của KSNB bao gồm: (1) Môi trường kiểm soát, (2) Đánh giá rủi ro, (3) hệ 5thống thông tin truyền thông, (4) các hoạt động kiểm soát, (5) Giám sát, (6) công nghệthông tin
2.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
Tác giả Phạm Hồng Thái (2011), “Hoàn thiện hệ thống KSNB của Ngành Y tếTỉnh Long An”
Trang 15Tác giả Nguyễn Xuân Thủy (2013), “Hoàn thiện KSNB trong quản lý tài chínhtại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh”.
Nguyễn Thị Hạnh (2015), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Bệnh việnChợ Rẫy”
Võ Thị Việt Thùy (2016), “Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội
bộ của Bệnh viện An Bình – Thành phố Hồ Chí Minh”
2.3 Điểm mới của đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu này đã cố gắng kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng,bên cạnh việc hệ thống hóa lý luận, đánh giá thực trạng; nghiên cứu còn đi sâu đánhgiá các nhân tố ảnh hưởng đến KSNB của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội để từ đó đưa ragiải pháp phù hợp Đặc biệt, các công trình nghiên cứu trước đây chưa có nghiên cứunào đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến KSNB của Bệnh viện Đại học Y Hà Nộinhằm tăng cường hoạt động quản lý của đơn vị Các khuyến nghị, giải pháp được đềcập trong luận văn được xem xét trên hai phương diện kế toán và quản lý tài chínhnhằm đáp ứng yêu cầu cho công việc quản lý và điều hành nói chung trong các đơn vị
CHƯƠNG 3 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ
3.1 Các quan điểm về kiểm soát nội bộ
Năm 1992, COSO đã phát hành Báo cáo KSNB – Khuôn khổ hợp nhất (InternalControl – Intergrated framework), trong đó khái niệm KSNB được định nghĩa “là một quátrình do người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó đượcthiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện các mục tiêu sau đây:
Đảm bảo sự tin cậy của báo cáo tài chính;
Đảm bảo sự tuân thủ các quy định và luật lệ;
Đảm bảo các hoạt động được thực hiện hiệu quả.”
Theo công bố năm 1992, INTOSAI cho rằng “ Kiểm soát nội bộ là cơcấu của một tổ chức, bao gồm nhận thức, phương pháp, quy trình và cácbiện pháp của người lãnh đạo nhằm đảm bảo sự hợp lý để đạt được cácmục tiêu của tổ
Trang 16Nhìn chung trong định nghĩa trên của COSO và INTOSAI có 4 nội dung cơ bản là:
Kiểm soát nội bộ là một quá trình
Kiểm soát nội bộ được thiết kế và vận hành bởi con người
Kiểm soát nội bộ cung cấp một sự đảm bảo hợp lý
Các mục tiêu của kiểm soát nội bộ
3.2 Sự cần thiết và lợi ích của việc xây dựng kiểm soát nội bộ trong đơn vị
Tạo lập một cơ cấu kỷ cương trong toàn bộ quy trình hoạt động của đơn vị;
Giúp nhận biết, phân tích và lựa chọn phương pháp tối ưu để đối phó với các sựkiện bất lợi trong việc thực hiện mục tiêu;
Tạo lập được một hệ thống thông tin và truyền đạt thông tin hữu hiệu trong toàn
tổ chức phục vụ cho việc thưc hiện các mục tiêu của KSNB;
Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kì giữa các bộ phận với nhauhoặc giữa cấp trên với cấp dưới giúp phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm
do thiếu sót hoặc cố tình gây ra, đồng thời cũng giúp đánh giá và hoàn thiện hơnnhững bất cập cần bổ sung…
3.3 Mục tiêu của kiểm soát nội bộ
Mục tiêu về hoạt động
Mục tiêu về báo cáo
Mục tiêu về tuân thủ
3.4 Các yếu tố cấu thành kiểm soát nội bộ theo INTOSAI
Dựa trên nền tảng báo cáo COSO, hướng dẫn về KSNB của INTOSAI cũngđưa ra các yếu tố cấu thành KSNB gồm 5 yếu tố:
3.4.1 Môi trường kiểm soát
Các nhân tố chính thuộc về môi trường kiểm soát bên trong của một TĐKT baogồm:
Thứ nhất, đặc thù về mặt quản lý hay triết lý quản lý và phong cách điều hànhcủa ban lãnh đạo Tập đoàn Triết lý quản lý được thể hiện thông qua quan điểm và
Trang 17nhận thức của người quản lý, phong cách điều hành lại thể hiện qua cá tính, tư cách vàthái độ của họ khi điều hành đơn vị
Thứ hai, cơ cấu tổ chức của Tập đoàn Về thực chất đây là sự phân chia tráchnhiệm và quyền hạn giữa các đơn vị thành viên, giữa các bộ phận cấu thành trong mộtđơn vị và sự thiết lập mối liên hệ giữa các đơn vị và các bộ phận
Thứ ba, chính sách nhân sự và việc áp dụng vào thực tế Trong mô hình Tậpđoàn, các đơn vị thành viên là các đơn vị độc lập, do vậy mỗi đơn vị sẽ có nhữngchính sách riêng liên quan đến nhân sự của mình
Thứ tư, công tác kế hoạch Hệ thống kế hoạch trong một TĐKT rất đa dạng baogồm: Hệ thống kế hoạch phản ánh các khâu của quá trình sản xuất, kinh doanh; kếhoạch phát triển các yếu tố nguồn lực; kế hoạch đầu tư; kế hoạch tài chính và phi tàichính…
3.4.2 Đánh giá rủi ro
Quản lý rủi ro là một khái niệm mang tính chủ động, thể hiện sự phản ứng tíchcực của con người, của doanh nghiệp trước rủi ro Quản lý rủi ro là hành động tiếpcận rủi ro một cách khoa học, toàn diện, có ý thức và có hệ thống để nhận dạng, kiểmsoát, phòng ngừa, ngăn chặn trước nhằm giảm thiểu những thiệt hại từ những ảnhhưởng bất lợi mà rủi ro đem lại Để giới hạn rủi ro ở mức chấp nhận được, ngườiquản lý phải dựa trên mục tiêu đã được xác định của đơn vị, nhận dạng và phân tíchrủi ro, từ đó mới có thể quản trị được rủi ro Quy trình quản lý rủi ro bao gồm cácbước công việc như sau: Cụ thể hóa các mục tiêu của đơn vị, nhận dạng rủi ro, phântích và đánh giá rủi ro
3.4.3 Hoạt động kiểm soát
Hoạt động kiểm soát bao gồm các chính sách kiểm soát và thủ tục kiểm soát.Chính sách kiểm soát là những nguyên tắc chung làm cơ sở cho việc thực hiện các thủtục kiểm soát Còn thủ tục kiểm soát là những quy định cụ thể để thực hiện chính sáchkiểm soát Ba nguyên tắc chỉ đạo chung trong việc thiết lập các thủ tục kiểm soát cóhiệu quả là Phân công, phân nhiệm; Bất kiêm nhiệm và Phê chuẩn, ủy quyền
3.4.4 Thông tin và truyền thông
Trang 18Thông tin và truyền thông là điều kiện không thể thiếu cho việc thiết lập, duytrì và nâng cao năng lực kiểm soát trong đơn vị thông qua việc hình thành các báo cáo
để cung cấp thông tin về hoạt động, tài chính và sự tuân thủ bao gồm cả cho nội bộ vàbên ngoài Thông tin cần thiết cho mọi cấp của một tổ chức vì nó giúp cho việc đạtđược các mục tiêu kiểm soát khác nhau Truyền thông là một phần của hệ thống thôngtin nhưng được nêu ra để nhấn mạnh vai trò của việc truyền đạt thông tin
3.4.5 Giám sát
Giám sát là khâu cuối cùng của KSNB, là quá trình mà người quản lý đánh giáchất lượng của KSNB để có các điều chỉnh và cải tiến thích hợp Điều quan trọngtrong giám sát là phải xác định KSNB có vận hành đúng như thiết kế hay không và cócần thiết phải sửa đổi chúng cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đơn vị haykhông
3.5 Đặc điểm hoạt động của lĩnh vực y tế công ảnh hưởng đến KSNB
3.5.1 Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp có thu
Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập và quy địnhchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy
Hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cho cộng đồng xã hội
Là đơn vị dự toán độc lập, có con dấu, tài khoản và tổ chức bộ máy kế toánriêng
Có nguồn thu hợp pháp
3.5.2 Phân loại đơn vị sự nghiệp có thu
Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thườngxuyên
Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt độngthường xuyên
Đơn vị do ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động
3.5.3 Đặc điểm hoạt động của lĩnh vực y tế công ảnh hưởng đến KSNB
Là đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thườngxuyên, Bệnh viện được sử dụng các khoản thu hợp pháp để bổ sung nguồn kinh phíhoạt động sự nghiệp Đơn vị phải tiết kiệm kinh phí để tăng thu nhập cho người lao
Trang 19động, trích lập các quỹ, đầu tư mua sắm các trang thiết bị phục vụ công tác khám,chữa bệnh ngày càng tốt hơn Vì vậy, việc tăng cường công tác KSNB trong đơn vịhành chính sự nghiệp là một vấn đề rất quan trọng.
Trong quá trình hoạt động, Bệnh viện phải tuân thủ các quy định của pháp luật,các chính sách, chế độ, quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị để quản lý và kiểm soát quátrình sử dụng nguồn kinh phí Nhằm mục đích phục vụ cho việc quản lý hoạt động củađơn vị, việc tổ chức và duy trì KSNB hiệu quả là trách nhiệm của Ban Giám đốc Vìvậy, phải tìm ra các giải pháp nhằm giảm bớt chi phí, quản lý rủi ro, đổi mới hoạtđộng sao cho kinh tế và hiệu quả hơn
Làm bất cứ ngành nghề gì cũng cần đến lương tâm trách nhiệm, đạo đức củangười làm nghề, nhưng với đặc thù ngành y thì người hành nghề càng cần phải đề caođạo đức nghề nghiệp mà xã hội thường gọi là y đức Đối với ngành y tế, đạo đức nghềnghiệp đòi hỏi cần phải được quan tâm sâu sắc hơn
CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 4.1 Giới thiệu về Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Bệnh viện hiện có 01 cơ sở tại Số 01, Phố Tôn Thất Tùng, Phường Trung Tự,Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
4.1.2 Sứ mệnh – Tầm nhìn – Giá trị cốt lõi của bệnh viện
4.1.2.1 Sứ mệnh
Một là Thực hiện các hoạt động khám chữa bệnh, đào tạo nguồn nhân lực y tếchất lượng cao, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, chuyển giao tri thức và côngnghệ chăm sóc sức khỏe
Trang 20Hai là Tạo ra môi trường học tập - nghiên cứu chuẩn mực vượt trội, đáp ứngnhu cầu chăm sóc sức khỏe không ngừng thay đổi.
Ba là Mang đến sự chăm sóc an toàn, chất lượng và sự hài lòng trong công táckhám chữa bệnh;
Bốn là Mang lại sự lựa chọn hoàn hảo về dịch vụ khám chữa bệnh, chăm sócsức khỏe cho cộng đồng bằng các dịch vụ kỹ thuật cao với giá cả hợp lý và chất lượngdịch vụ tốt nhất
Năm là Cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh bằng một đội ngũ tài năng, tâmhuyết, cống hiến cho sức khỏe con người
4.1.2.2 Tầm nhìn
Một là Trở thành Bệnh viện Đại học hàng đầu tại Việt Nam, vươn tầm khu vực
và thế giới dựa trên nền tảng xuất sắc, vượt trội về tính chuyên nghiệp và không ngừnghọc hỏi trong tối ưu hóa chất lượng chăm sóc, đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác
và chuyển giao công nghệ
Hai là Trở thành nơi mang lại niềm tin, hạnh phúc cho mỗi người đã, đang và sẽtrải nghiệm các dịch vụ khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học và chuyển giao tri thức
Ba là Trở thành điểm đến đáng tin cậy trong nước và quốc tế về khám chữabệnh bởi chất lượng hàng đầu về chuyên môn, tính chuyên nghiệp, học thuật và côngnghệ hiện đại
Bốn là Phát triển thành hệ thống chuỗi các Bệnh viện Đại học Y Hà Nội có uytín hàng đầu về chất lượng, trình độ chuyên môn và thái độ phục vụ chuyên nghiệpkhu vực miền Bắc, quốc gia và quốc tế
Năm là Phát triển thành một trong những Bệnh viện Đại học đẳng cấp hàng đầu
ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á trong cung cấp các dịch vụ dựa trên sự cập nhậttri thức và kỹ thuật y học tiên tiến cùng tinh thần tác nghiệp hệ thống với các Bệnhviện trong và ngoài nước
Sáu là Thay đổi tương lai y học dựa trên giữ gìn các giá trị cốt lõi và kiến tạo sựchuẩn mực, xuất sắc trong chăm sóc sức khỏe, nghiên cứu khoa học và đào tạo, pháttriển nguồn nhân lực
4.1.2.3 Giá trị cốt lõi
Trang 21Đạo đức - Chuyên nghiệp - Trung thực - Công bằng
Cam kết Lãnh đạo - Trách nhiệm giải trình - Hiệu quả
Tận tụy phục vụ, lấy người bệnh là trung tâm
Tôn trọng - Đoàn kết - Hợp tác
Đam mê - Sáng tạo - Học tập suốt đời
An toàn - Chất lượng
Niềm tin - Xuất sắc - Năng lực - Hoàn hảo
4.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện
4.1.3.2 Nhiệm vụ
Là cơ sở đào tạo, thực hành lâm sàng của Trường Đại học Y Hà Nội:
Khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng:
Nghiên cứu khoa học:
4.1.4 Hệ thống và cơ cấu tổ chức của bệnh viện
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội được tổ chức theo:
Đảng ủy, Ban Giám hiệu
Ban Giám đốc
Chi bộ Đảng, Công đoàn, Chi đoàn bệnh viện
Các phòng chức năng: 09 phòng
Các trung tâm: 06 trung tâm
Các khoa lâm sàng: 14 khoa
Các khoa cận lâm sàng: 08 khoa
Trang 223.1.5 Đặc điểm hoạt động của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội với chức năng chính là cấp cứu, khám chữa bệnh,đào tạo cán bộ y tế, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, trong những năm qua đãluôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã luôn nỗ lực, phấn đấu triển khai nhiều kỹ thuậtmới, tiên tiến giúp cho bệnh nhân giảm thiểu được biến chứng, giảm giá thành, nâng caođược chất lượng điều trị và chuyển giao được cho các Bệnh viện trong nước và thế giới
4.2 Thực trạng kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
4.2.1 Thực trạng môi trường kiểm soát
- Về chính sách nhân sự
Về chính sách tuyển dụng: Việc tuyển dụng viên chức và lao động hợp đồngxuất phát từ Đề án vị trí việc làm được phê duyệt và từ nhu cầu cần bổ sung nhân sựthực tế của đơn vị Đơn vị tuyển dụng có trách nhiệm sơ tuyển và cho làm việc thử mộtthời gian đối với người xin việc làm trước khi gửi công văn đề nghị đến Phòng Tổchức hành chính
Về chính sách đào tạo, bồi dưỡng: Sau khi tuyển dung, Bệnh viện luôn khuyếnkhích và tạo điều kiện để người lao động được thường xuyên học tập nâng cao trình độchuyên môn nghiệp vụ phù hợp với công việc đang đảm nhiệm, bao gồm:
- Về thực hiện văn hóa, ứng xử
Bệnh viện luôn chú trọng xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của người laođộng trong thực hiện nhiệm vụ, hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ công chức, viênchức, người lao động có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao
- Triết lý quản lý và phong cách lãnh đạo
Là cơ quan Nhà nước, Bệnh viện rất quan tâm đến việc thực hiện đúng các chủtrương chính sách của Đảng và Nhà nước, tuân thủ các quy định của pháp luật trongviệc thực hiện công tác chuyên môn cũng như công tác quản lý tài chính
- Năng lực nhân viên
Sự phát triển của mọi tổ chức luôn gắn liền với chất lượng của đội ngũ nhân sự.Hiện nay tại các khoa/phòng đều đã xây dựng đề án vị trí việc làm cho đơn vị mình
Trang 23nên việc tuyển dụng được thực hiện công bằng, minh bạch và người được tuyển dụng
sẽ đáp ứng được yêu cầu của công việc, giảm được chi phí đào tạo lại
- Về tiền lương và chế độ phúc lợi
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đang áp dụng các văn bản quy định của Nhà nước vàcăn cứ vào tình hình hoạt động khám chữa bệnh để xây dựng quy chế trả lương, phương
án trả lương cho người lao động đảm bảo phù hợp với thực tế của từng đơn vị
4.2.2 Thực trạng về đánh giá rủi ro
Đối với mục tiêu hàng năm, phòng Kế hoạch tổng hợp phối hợp cùng cácđơn vị có liên quan xây dựng mục tiêu chi tiết và trình bày trước Ban Giám đốc đểxin góp ý, sửa đổi Tại các khoa/phòng, Lãnh đạo đơn vị có tổ chức giao ban với sự
có mặt của toàn bộ người lao động, trao đổi về phương hướng hoạt động của đơn vịcủa năm tới
Khi Bộ Y tế ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn, Bệnh viện đều tổ chứccác cuộc họp với sự tham gia của Ban Giám đốc, Lãnh đạo các khoa/phòng để xemxét, phân tích những thay đổi với tình hình hiện tại, đánh giá các thuận lợi, khó khăn
để đưa ra cách giải quyết
4.2.3 Thực trạng về hoạt động kiểm soát
Bệnh viện có quy định về trình tự luân chuyển, bảo quản chứng từ, sổ sách bằngvăn bản, được nêu rõ trong Hệ thống các quy định của Bệnh viện Đại học y Hà Nộiban hành năm 2015
Mỗi người lao động đều được tạo một tài khoản đăng nhập và mật khẩu riêngkhi sử dụng phần mềm Vì vậy, khi có sai sót xảy ra, người quản lý có thể nắm đượcthao tác này là do cá nhân nào đã thực hiện Các hoạt động hoặc nghiệp vụ khi thựchiện phải được xác nhận bởi người quản lý hoặc người có trách nhiệm trong phạm viquyền hạn cho phép
4.2.4 Thực trạng về thông tin và truyền thông
Thông tin và truyền thông chính là điều kiện tiên quyết cho việc thiết lập, duytrì và nâng cao năng lực kiểm soát trong đơn vị Tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội,mục tiêu của đơn vị và các chỉ tiêu hàng năm được công bố rộng rãi thông qua Hộinghị cán bộ, công nhân viên chức Các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong
Trang 24công việc được Ban Giám đốc trao bằng khen trước sự có mặt của toàn thể người laođộng, tạo động lực, khích lệ người lao động luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.Khi có sự cố bất thường xảy ra, nhân viên đều có ý thức báo cáo kịp thời cholãnh đạo quản lý để xin ý kiến chủ đạo Nhà quản lý sẽ có phương án chỉ đạo đểcông việc không bị ngừng trệ, không gây ảnh hưởng tới các đơn vị khác cũng nhưvới bệnh nhân.
4.3 Xây dựng mô hình
4.3.1 Mô hình nghiên cứu
Các chuẩn mực về KSNB trong khu vực công hiện nay đặt trên nền tảng củaBáo cáo INTOSAI gồm có năm nhân tố là môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạtđộng kiểm soát, thông tin truyền thông và giám sát
4.3.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp được sử dụng xuyên suốt trong luận văn là sử dụng phương pháphỗn hợp bao gồm phương pháp định tính và phương pháp định lượng, cụ thể:
Phương pháp định tính:
- Dựa trên các tài liệu đã nghiên cứu của các chuyên gia và kế thừa các
nghiên cứu khảo sát để rút ra các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến KSNB
Từ đó xây dựng bảng câu hỏi khảo sát và chọn mẫu
- Dựa theo tiêu chuẩn đánh giá, xác định được 5 nhân tố ảnh hưởng đến
KSNB tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Phương pháp định lượng:
- Thiết kế thang đo các yếu tố của KSNB
Trang 25- Đánh giá giá trị thang đo và độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach
Alpha
- Đánh giá và kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy
4.3.3 Thiết kế nghiên cứu
4.3.3.1 Xây dựng thang đo
Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng cho toàn bộ nội dung chính của bảngcâu hỏi:1 – rất không đồng ý, 2 – không đồng ý, 3 – bình thường, 4 – đồng ý, 5 – rấtđồng ý Đối với các biến độc lập, dùng để đo lường mức độ tán thành của đối tượngkhảo sát về tác động của từng nhân tố đến KSNB tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.Đối với biến phụ thuộc, tùy vào đánh giá của từng cá nhân khảo sát để lực chọn mức
độ phù hợp biểu thị cho tính hữu hiệu chung của KSNB thông qua việc chọn vào giátrị tương ứng trong thang đo
4.3.3.2 Xây dựng giả thuyết về các yếu tố của KSNB ảnh hưởng tới hoạt động KSNB tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Giả thuyết H1 được đưa ra là : Môi trường kiểm soát tốt có tác động tích cựcđến KSNB tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Giả thuyết H2 được đưa ra là: Việc đánh giá rủi ro có ảnh hưởng tích cực đếnKSNB tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Giả thuyết H3 được đưa ra là: Hoạt động kiểm soát chặt chẽ có làm cho KSNBcủa Bệnh viện Đại học Y Hà Nội càng hiệu quả
Giả thuyết H4 được đưa ra là: Việc nâng cao chất lượng công tác thông tin vàtruyền thông có góp phần làm tăng tính hiệu quả KSNB tại Bệnh viện Đại học Y HàNội
Giả thuyết H5 là Hoạt động giám sát có tác động tích cực đến KSNB của Bệnhviện Đại học Y Hà Nội
4.3.3.3 Mô hình hồi quy các yếu tố của KSNB ảnh hưởng tới hoạt động KSNB
Dựa trên nền tảng của báo cáo INTOSAI, KSNB gồm 5 nhân tố là môi trườngkiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông và giám sát
Mô hình hồi quy để kiểm định các giả thuyết trên có dạng như sau:
KSNB = 0 + 1.MT+ 2.DG+ 3.KS+ 4.TT + 5.GS + ε
Trang 264.3.3.4.Mô tả dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát từ 90 cán bộ, viện chứcđang công tác tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Phương pháp chọn mẫu: Trong nghiên cứu này bảng khảo sát được thiết kế với
5 nhân tố, mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện
4.3.4 Kết quả nghiên cứu các yếu tố của KSNB ảnh hưởng tới hoạt động KSNB tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
4.3.4.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Nhằm đánh giá độ tin cậy của thang đo, tác giả sử dụng hệ thống Cronbach’sAlpha Hệ số Cronbach’s Alpha là một hệ số kiểm định thống kê về mức độ tin cậy vàtương quan giữa các biến quan sát trong thang đo Các biến MT, DG, RR, TT và GSđều có hệ số Cronbach’s Alpha > 0.6 và tương quan biến tổng của tất cả các biến đềulớn hơn 0.3 nên đạt độ tin cậy cần thiết
4.3.4.2 Kiểm định tương quan
Các biến độc lập MT, DG, HD, TT, GS có hệ số tương quan cùng chiều với biến phụ thuộc KSNB, hệ số tương quan của biến phụ thuộc với các biến độc lập dao động từ 0,496 đến 0,754 Biến môi trường kiểm soát có mối tương quan trung bình vớibiến KSNB Các biến còn lại có mối quan hệ chặt chẽ với biến KSNB
4.3.4.3 Kiểm định phương sai ANOVA
Với R2 = 0.753 có nghĩa là biến phụ thuộc được giải thích 75,3% các biến độclập Phân tích ANOVA cho thấy thông số F có Sig = 0.000, chứng tỏ rằng mô hình hồiquy xây dựng là phù hợp với bộ dữ liệu thu thập được và các biến đưa vào đều có ýnghĩa về mặt thống kê với ý nghĩa 5%
Khi xét độ tin cậy thì các biến độc lập, giá trị Sig của biến MT = 0.495 > 0.05nên không có ý nghĩa thống kê Các biến DG, HD, TT, GS có giá trị Sig đều nhỏ hơn0.05 nên thể hiện độ tin cậy khá cao Hệ số VIF lớn nhất bằng 4.423 < 5 nên có thể kếtluận không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra
4.3.4.4 Mô hình hồi quy các yếu tố của KSNB ảnh hưởng tới hoạt động KSNB
Trang 27Các biến MT, DG, TT, GS có hệ số hồi quy dương có nghĩa là các biến này cótác động cùng chiều đến biến phụ thuộc là KSNB Biến HD có hệ số hồi quy âm cónghĩa là biến này có tác động ngược chiều đến biến phụ thuộc là KSNB
Từ thông số thống kê trong mô hình hồi quy, phương trình hồi quy tuyến tínhbội của các yếu tố của KSNB ảnh hưởng tới hoạt động KSNB tại Bệnh viện Đại học Y
Hà Nội với các hệ số chuẩn hóa như sau:
KSNB = 0.548TT + 0.431DG – 0.296HD + 0.293GS + 0.049MT
Trong 5 nhân tố này thì nhân tố có sự ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt độngKSNB tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là thông tin và truyền thông ( = 0.548), tiếpđến là nhân tố đánh giá rủi ro ( = 0.431), hoạt động kiểm soát ( = 0.296), giám sát (
= 0.293), và cuối cùng là môi trường kiểm soát ( = 0.049)
CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 5.1 Đánh giá kiểm soát nội bộ của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
5.1.1 Ưu điểm
5.1.1.1 Môi trường kiểm soát
Bệnh viện có xây dựng môi trường văn hóa của tổ chức nhằm nâng cao tínhtrung thực và cư xử có đạo đức của người lao động Ban Giám đốc đã ban hành nhữngquy định về đạo đức nghề nghiệp thông qua việc xây dựng và ban hành Quy chế Vănhóa, ứng xử tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Bệnh viện xây dựng chi tiết tiêu chuẩn cho từng nhiệm vụ dựa vào quy địnhhiện hành Điều này giúp cho công tác tuyển dụng được thực hiện công bằng, minhbạch và người được tuyển dụng sẽ đáp ứng được yêu cầu của công việc
5.1.1.2 Đánh giá rủi ro
Hàng năm, Bệnh viện có xây dựng mục tiêu toàn đơn vị, mục tiêu từngkhoa/phòng cụ thể để thực hiện Bên cạnh đó, đơn vị cũng nhận diện, đánh giá được
đa phần các rủi ro trong hoạt động điều hành của Bệnh viện
5.1.1.3 Hoạt động kiểm soát
Trang 28Hiện tại, Bệnh viện cũng đã xây dựng các hoạt động kiểm soát khá hoàn chỉnhvới nhiều văn bản quy định chi tiết thủ tục kiểm soát ở các nội dung: kiểm soát quátrình mua sắm tài sản, mua sắm vật tư, kiểm soát các khoản thu, chi ngân sách Nhànước…
5.1.1.4 Thông tin và truyền thông
Đơn vị thực hiện tốt công tác thông tin và truyền thông trong nội bộ đơn vị.Lãnh đạo đã xác định thông tin và truyền thông là một trong những giải pháp hữu hiệu
để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình
5.1.1.5 Giám sát
Đơn vị thường xuyên giám sát tiến độ thực hiện công việc với nhiều hình thứcgiám sát khác nhau
5.1.2 Hạn chế
5.1.2.1 Môi trường kiểm soát
- Ban Giám đốc chưa mạnh dạn xử lý một số trường hợp vi phạm như: chưahoàn thành công việc, đi trễ về sớm, bỏ trực, vắng mặt trong giờ làm việc…
- Việc đánh giá lao động hàng tháng còn mang tính hình thức, đối phó
5.1.2.2 Đánh giá rủi ro
Đơn vị chưa thực hiện nhận dạng, phân tích và đánh giá rủi ro đặc biệt là đánhgiá rủi ro theo phương pháp định lượng
5.1.2.3 Hoạt động kiểm soát
Việc phân loại, sắp xếp chứng từ, lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán chưa hợp
lý, gây khó khăn cho việc tra cứu
5.1.2.4 Thông tin và truyền thông
5.1.2.5 Giám sát
Đơn vị chưa xây dựng được công cụ giám sát, chưa rà soát, cập nhật lại công
cụ giám sát cho phù hợp với điều kiện thực tế vì thế công việc giám sát chưa đạt đượchiệu quả cao
5.1.3 Các nguyên nhân của hạn chế
5.1.3.1 Nguyên nhân chủ quan: Bệnh viện mặc dù đã có các quy định, quy chế về
KSNB song còn rời rạc, chưa có hệ thống nên chưa kiểm soát được toàn bộ hoạt động
Trang 295.1.3.2 Nguyên nhân khách quan: do Bộ Tài chính chưa thiết lập khuôn mẫu tiêu
chuẩn về KSNB trong khu vực công
5.2 Phương hướng hoàn thiện kiểm soát nội bộ của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
5.2.1 Nguyên tắc kế thừa
Dựa trên nguyên tắc duy trì và phát huy những ưu điểm hiện có, đồng thời đưa
ra những giải pháp để khắc phục những tồn tại còn yếu kém
5.2.2 Nguyên tắc tiếp cận hệ thống
Các giải pháp được đề xuát chỉ có tính chất hệ thống và mang tính tham khảo,tùy theo đặc điểm của từng đơn vị mà tìm cho đơn vị mình giải pháp xây dựng vàhoàn thiện KSNB thích hợp nhất
5.2.3 Nguyên tắc hội nhập
Các giải pháp hoàn thiện KSNB nên được vận dụng phù hợp với Việt Nam nói chung và của Thành phố Hà Nội nói riêng
5.2.4 Nguyên tắc khả thi và hiệu quả
Hoàn thiện KSNB tại các khoa/phòng trong Bệnh viện cần được xem xét trên
nguyên tắc khả thi và hiệu quả
5.3 Một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
5.3.1 Giải pháp hoàn thiện môi trường kiểm soát
5.3.1.1 Quan điểm của nhà quản lý
Đây là vấn đề có tính quyết định đến việc thiết lập và duy trì KSNB hiệu lực vàhiệu quả Vai trò của Ban Giám đốc Bệnh viện là hết sức quan trọng và là yếu tố quyếtđịnh đến hiệu quả của KSNB Khi đội ngũ cán bộ quản lý đã nhận thức đúng, đầy đủ
về KSNB và ý nghĩa của nó đối với hoạt động của bệnh viện thì những nhân tố tạo ramột môi trường kiểm soát thuận lợi sẽ được thiết lập như: quy chế chi tiêu nội bộ, cácchính sách thích hợp về nhân sự, bộ máy tổ chức kiểm soát
5.3.1.2 Hoàn thiện chính sách nhân sự
Một là, đa dạng các hình thức đào tạo Bên cạnh hình thức đào tạo ngay trongcông việc, tức là bố trí xen kẽ những người có kinh nghiệm làm việc cùng và kèm cặpnhững người mới còn ít kinh nghiệm, thì đơn vị cũng cần áp dụng các hình thức đào
Trang 30tạo ngoài công việc như tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn; tham quan,khảo sát các đơn vị khác; tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học
Hai là, xây dựng chính sách tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.Đơn vị cần rà soát, bố trí công việc cho phù hợp với khả năng của người lao động
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của đơn vị
Trong thời gian tới, Bệnh viện nên triển khai thành lập Ban kiểm soát nội bộ
để đảm nhận khối lượng công việc cần kiểm tra, kiểm soát một cách trung thực vàkhách quan
5.3.1.3 Nâng cao chất lượng công tác kế hoạch
Một là, ban hành văn bản quy định về công tác lập kế hoạch Bệnh viện cầnquy định rõ danh mục các kế hoạch cần lập, quy định rõ trách nhiệm của bộ phậnchính và trách nhiệm phối hợp của các bộ phận có liên quan, cũng như trách nhiệmphê duyệt của cấp có thẩm quyền
Hai là quán triệt nguyên tắc “thận trọng” trong quá trình lập kế hoạch Cán bộtham gia lập kế hoạch cần có sự nhạy bén trong việc nhận định các phương án, kếhoạch được đề ra, tránh quan điểm chạy theo lợi nhuận bất chấp rủi ro ngay từ côngtác lập kế hoạch
Ba là tập huấn, đào tạo nghiệp vụ lập kế hoạch cho các cán bộ có liên quan
5.3.3 Hoạt đông kiểm soát
Các thủ tục kiểm soát của Bệnh viện phải đảm bảo chặt chẽ kiểm soát trongmỗi hoạt động Trên cơ sở những quy chế kiểm soát do Bộ Y tế ban hành, Bệnh việncần cụ thể hóa các quy trình kiểm soát trên cơ sở đánh giá, phân tích rủi ro đối với cáchoạt động nghiệp vụ cơ bản như: báo cáo tài chính, tài sản, sử dụng nguồn lực,…
Trang 315.3.4 Thông tin và truyền thông
- Cần đảm bảo hệ thống thông tin truyền thông được thông suốt trong khắp Bệnh
viện, đảm bảo hệ thống mạng nội bộ không bị lỗi để thông tin được truyền tảikịp thời
- Bệnh viện cần phối hợp thường xuyên với nhà cung cấp phần mềm quản lý
bệnh viện để nhanh chóng hoàn thiện nhằm tạo thuận lợi cho các khoa/phòngtrong quá trình xử lý công việc
- Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông bên ngoài để hình ảnh của Bệnh
viện được biết đến nhiều hơn
- Thiết lập kênh thông tin cho phép nhân viên, bệnh nhân và người nhà bệnh
nhân phản ánh về các hành vi, sự kiện bất thường có khả năng gây thiệt hại choBệnh viện và cho khách hàng
5.3.5 Giám sát
- Thiết lập bộ phận kiểm soát độc lập nhằm đảm bảo công tác kiểm tra, giám sát
được liên tục, khách quan
- Thực hiện nghiêm túc công tác giám sát định kỳ.
5.4 Điều kiện để thực hiện giải pháp
Coi nhân tố con người là trung tâm của sự phát triển
Ngoài ra, cơ chế tự chủ về tài chính đã giảm thiểu sự quản lý cứng nhắc, chặtchẽ của các cơ quan quản lý Song với vai trò quản lý của mình, Nhà nước cần phảiban hành ra các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn thực hiện cụ thể, kịp thờinhằm hỗ trợ cho các đơn vị về mặt thông tin, tạo môi trường cũng như tạo sự liên kếtgiữa các đơn vị cùng nhau phát triển, giúp các nhà lãnh đạo nâng cao năng lực quản
lý, xây dựng KSNB hữu hiệu để giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động
Trang 32CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong đời sống hiện nay, sức khỏe giữ vai trò rất quan trọng, là cơ sở và điềukiện không thể thiếu để góp phần tạo nên nền tảng hạnh phúc cho con người, sự pháttriển của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước tađều khẳng định: Sức khỏe là tài sản quý giá của mỗi người và của xã hội
Sức khỏe là cái gốc để con người phát triển Vì vậy, đầu tư cho sức khỏe, bảo
vệ và chăm sóc sức khỏe là đầu tư cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Ngày nay, với sự cạnh tranh khắc nghiệt trên thị trường thế giới, áp lực và những khókhăn nhiều chiều từ nền kinh tế, dẫn đến vô vàn những sự cố, thiệt hại và hiệu quảhoạt động của tổ chức ngày một kém đi Đó không chỉ là vấn đề trăn trở của các doanhnghiệp nói chung mà còn diễn ra ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp như y
tế, giáo dục, khoa học công nghệ, văn hóa, thông tin…
Trong bất kỳ tổ chức, đơn vị, dưới góc nhìn của nhà quản lý, cũng cần có hai hệthống luôn phải đi song hành Thứ nhất, đó là hệ thống đáp ứng yêu cầu kinh doanh,bao gồm các phòng ban chức năng, các quy trình thủ tục, các công việc cần thiết đểphục vụ cho nhu cầu kinh doanh của tổ chức Tuy nhiên, bất kì công việc, quy trìnhnào thực hiện ở trên cũng đều đối diện với những nguy cơ, sự cố hay rủi ro tác độnglàm ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành mục tiêu của công việc và tùy theo mức độ,gây ảnh hưởng từ thiệt hại trong mức chấp nhận được đến nguy cơ phá sản của tổchức Nhằm giảm rủi ro cho tổ chức ở ngưỡng chấp nhận được, hệ thống thứ hai –kiểm soát nội bộ, được thiết lập trên cơ sở các biện pháp, chính sách, thủ tục, tinhthần, giá trị, chức năng, thẩm quyền của những người có liên quan và trở thànhphương tiện sống còn trong mọi hoạt động của doanh nghiệp
Chính vì vậy mà hoàn thiện kiểm soát nội bộ là một vấn đề rất quan trọng cầnđược tìm hiểu và hoàn thiện nhằm giúp tổ chức nâng cao năng lực, cải tiến hiệu quảhoạt động, hạn chế các sự cố và hoàn thành mục tiêu của tổ chức Với vai trò là công
cụ quản lý của các nhà lãnh đạo, kiểm soát nội bộ không chỉ là hoạt động kiểm tra, ràsoát, đánh giá một cách độc lập, khách quan đối với hoạt động của tổ chức trong việctuân thủ các chính sách, thủ tục, quy trình đã được thiết lập mà còn đưa ra các kiến
Trang 33nghị, tư vấn nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các hệ thống, góp phầnđảm bảo cho đơn vị hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng các quy định của pháp luật.
Hiện nay, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách lớn liên quan đến hệ thống
y tế, tạo cơ chế tài chính hợp lý và góp phần tạo nên sự thay đổi sâu sắc trong cơ cấutài chính Trong đó có chính sách về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, tựbảo đảm chi phí hoạt động đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập được quy địnhtại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ Nhiệm vụ của nhàquản lý trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp ngày càng nhiều, không chỉhoàn thành tốt công tác chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải làm tốt công tác quản lý.Trong khi đó, cán bộ quản lý tại các đơn vị thường chỉ được đào tạo về chuyên môn
mà ít được đào tạo về quản lý Do đó, trong thời gian qua, mặc dù đã có nhiều cố gắngtrong công tác quản lý nhưng vẫn còn phát sinh một số tồn tại cần khắc phục trongquản lý tài chính, mua sắm tài sản, quản lý nhân sự…
Trong quá trình làm việc, tác giả nhận thấy rằng nếu các đơn vị xây dựng đượcKSNB tốt thì có thể phát hiện và khắc phục được những sai sót, ngăn ngừa những saiphạm, yếu kém, giảm thiểu tổn thất, nâng cao hiệu quả quản lý của đơn vị Kiểm soátnội bộ là công cụ quản lý hữu hiệu để kiểm soát và điều hành hoạt động của đơn vịnhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra với hiệu quả cao nhất Vì vậy, tác giả đãlựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Đại học Y HàNội” để làm luận văn tốt nghiệp
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Thực tế cho thấy hiện nay, các công trình nghiên cứu về kiểm soát nội bộ chủyếu ở các đơn vị kinh tế hoạt động vì mục đích lợi nhuận, ít có công trình nghiên cứunào về kế toán trách nhiệm được đề cập đến trong các đơn vị sự nghiệp nói chung,phục vụ lợi ích chung của cộng đồng xã hội nói riêng Vì vậy, với mục tiêu chung củaluận văn là nghiên cứu thực trạng kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và
từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ phù hợp với đặc điểm hoạtđộng của bệnh viện, cụ thể là:
Hệ thống hóa và phát triển lý luận cơ bản về kiểm soát nội bộ trong các đơn
vị sự nghiệp công lập, từ đó có những luận cứ khoa học nhằm định hướng cho
Trang 34các nội dung hoàn thiện kiểm soát nội bộ phù hợp với quy trình quản lý của đơnvị;
Đánh giá thực trạng hiện nay về KSNB và kiểm định mô hình xem xét cácyếu tố ảnh hưởng đến KSNB tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện kiểmsoát nội bộ tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đề cập đến kiểm soát nội bộ tại Bệnh việnĐại học Y Hà Nội nên cần xây dựng câu hỏi nghiên cứu như sau:
Bệnh viện đang sử dụng tiêu chuẩn nào là thang đo kiểm soát nội bộ?
Các nhân tố nào ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ?
Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến kiểm soát nội bộ tại Bệnh việnĐại học Y Hà Nội?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là KSNB và các nhân tố ảnh hưởng đếnhoạt động KSNB tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nộinăm 2017
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của luận văn là phương pháp hỗn hợp, bao gồmphương pháp định tính và phương pháp định lượng
Phương pháp định tính: Khảo sát sơ bộ, tổng hợp, so sánh, đối chiếu để nhậndiện các yếu tố của KSNB ảnh hưởng tới hoạt động KSNB Từ đó xây dựng bảng câuhỏi khảo sát để phỏng vấn các cán bộ tại một số đơn vị, đề xuất mô hình nghiên cứuphù hợp với điều kiện của Bệnh viện
Phương pháp định lượng: Tác giả tiến hành khảo sát thông qua bảng câu hỏiđược thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ nhằm đánh giá mức độ quan trọng củacác nhân tố ảnh hưởng đến hoàn thiện KSNB tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội Các dữliệu thu thập được từ các bảng hỏi sẽ được phân tích bởi phần mềm SPSS 20 để đánhgiá và kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy
Trang 351.6 Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn có những đóng góp cả về mặt lý luận và thực tiễn, cụ thể là:
Những đóng góp mới về mặt lí luận: Luận văn đã hệ thống hóa và phát triển
những vấn đề lý thuyết về kiểm soát nội bộ trong đơn vị sự nghiệp công lập nói chung
và tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội nói riêng
Những đóng góp mới về mặt thực tiễn: Luận văn hệ thống hóa được hoạt động
KSNB tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội hiện nay, xem xét các nhân tố ảnh hưởng đếnKSNB và đưa ra giải pháp hoàn thiện
1.7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần lời cảm ơn, lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nộidung chính của đề tài gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan các công trình nghiên cứu
Chương 3: Những vấn đề lí luận cơ bản về kiểm soát nội bộ
Chương 4: Thực trạng kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu và giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội
bộ tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Trang 36CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 2.1 Các nghiên cứu về KSNB trên thế giới
Nghiên cứu kiểm soát nội bộ theo hướng quản trị: COSO (2001), COSO
(2004): Triển khai nghiên cứu hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp Ngoài ra,Merchant, K.A (1985); Anthonny, R.N và Dearden, J.Bedford (1989); Laura F.Spira vàMicheal Page (2002); Yuan Li, Yi Liu, Younggbin Zhao (2006) cho rằng KSNB có vaitrò định hướng thị trường của doanh nghiệp và tác động đến hoạt động phát triển sảnphẩm mới Mawanda (2008) cho rằng mối quan hệ giữa KSNB và hiệu quả tài chínhtại các trường đại học ở Uganda
William & Kwasi (2013) kết luận rằng các hệ thống KSNB hỗ trợ nhà quản lý
và kiểm toán viên trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình
Varipin Mongkolsamai & Phapruke Ussahawanitchakit (2012) có sự ảnh hưởngcủa chiến lược kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêmyết Thái Lan
Nghiên cứu kiểm soát nội bộ theo hướng kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ:
Trong lĩnh vực kiểm toán độc lập, các chuẩn mực kiểm toán Hoa Kỳ cũngchuyển sang sử dụng Báo cáo COSO làm nền tảng đánh giá KSNB, bao gồm: SAS 78(1995), SAS 94 (2001), ISA 315, ISA 265 Trong lĩnh vực kiểm toán nội bộ, một sốcông trình nghiên cứu cũng đề cập đến kiểm soát nội bộ trong mối quan hệ với kiểmtoán nội bộ: Tác giả Victor Z.Brink và Herbert Witt (1941); Karagiogos, Drogalas,Dimou (2014) đã nghiên cứu sự tương tác giữa các thành phần của KSNB và hiệu quảcủa kiểm toán nội bộ
Nghiên cứu tác động của kiểm soát nội bộ tới giá trị của doanh nghiệp: Ge
& McVay (2005); Shenkir & Walker (2006); Doyle (2005); Hammersley (2007) Nghiên cứu mối liên hệ giữa HTKSNB và chất lượng thông tin kế toán tài chính củacác đơn vị niêm yết: J.Altamuro (2010); Angella.A (2009); DeFond (1991)
Trang 37-Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của KSNB:
Angella Amudo & Eno L Inanga (2009) cho rằng có 6 nhân tố tác động đến sựhữu hiệu của KSNB bao gồm: (1) Môi trường kiểm soát, (2) Đánh giá rủi ro, (3) Hệthống thông tin truyền thông, (4) Các hoạt động kiểm soát, (5) Giám sát, (6) Côngnghệ thông tin
Sultana & Haque (2011); Gamage và cộng sự (2014) cho rằng có 5 nhân tố tácđộng đến sự hữu hiệu của KSNB bao gồm: (1) Môi trường kiểm soát, (2) Đánh giá rủi
ro, (3) Hệ thống thông tin truyền thông, (4) Các hoạt động kiểm soát, (5) Giám sát
Ngoài các nghiên cứu nói trên, còn có các nghiên cứu những tác động của từngthành phần trong KSNB đến tính hữu hiệu của KSNB như: Nghiên cứu về môi trườngkiểm soát: D Aquyla (1998) & Ramos (2004), Rae & Subramaniam (2006); Nghiêncứu về đánh giá rủi ro: Lannoye (1999), Walker (1999); Nghiên cứu về thông tin vàtruyền thông: Steihoff (2001), Hevesi (2005); Nghiên cứu các hoạt động kiểm soát:Jenkinson (2008), Ramos (2004); Nghiên cứu về giám sát: Springer (2004), Muhota(2005), Diamond (1984), Calomiris & Khan (1991); Nghiên cứu về thể chế chính trị:Zingales (1998), Beck và các cộng sự (2003), Kaufmann & cộng sự (2009),Kenjegalieva &Simper (2011); Nghiên cứu về lợi ích nhóm: Rawls, J.A (1971), FrankScarpatti (1977), Allan J.Cigler & Burdett A Loomis (1995)
2.2 Các nghiên cứu về KSNB trong nước
Ở Việt Nam, đã có một số luận văn nghiên cứu về việc vận hành hoạt độngkiểm soát nội bộ tại các đơn vị
Tác giả Phạm Hồng Thái (2011), “Hoàn thiện hệ thống KSNB của Ngành Y tếTỉnh Long An”, tác giả đã tổng hợp lý luận, khảo sát thực tế, đánh giá thực trạngNgành Y Tế tỉnh Long An Từ đó đề xuất được một số kiến nghị nhằm nâng cao tínhhữu hiệu của hệ thống KSNB tại Ngành Y Tế tỉnh Long An, bài nghiên cứu tập trungđánh giá vào các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB tại Ngành Y Tế tỉnh Long An, đưa
ra những việc đã làm được và những việc chưa làm được Cuối cùng tác đưa ra giảipháp hoàn thiện có nêu lên các kiến nghị với Sở Y tế và các cơ quan nhà nước
Tác giả Nguyễn Xuân Thủy (2013), “Hoàn thiện KSNB trong quản lý tài chínhtại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh”, tác giả đã tổng hợp lý luận, khảo sát thực tế,
Trang 38đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh, đưa ranhững việc làm được và những việc chưa làm được Cuối cùng đưa ra những kiến nghịđối với Nhà nước, Sở Y tế và Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh.
Tác giả Nguyễn Thị Hạnh (2015), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tạiBệnh viện Chợ Rẫy”, tác giả vận dụng cơ sở lý thuyết về KSNB và sử dụng kết quảkhảo sát để phát triển mô hình, kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính bội đo lườngmức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới KSNB
Võ Thị Việt Thùy (2016), “Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội
bộ của Bệnh viện An Bình – Thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả tiến hành khảo sát thựctrạng KSNB, đánh giá mức độ hiệu quả đang hiện hành, đặc biệt là việc kiểm soátnhằm giảm thiểu rủi ro trọng yếu trong lĩnh vực quản lý cấp phát thuốc BHYT
2.3 Điểm mới của đề tài nghiên cứu
Qua kết quả tổng quan các nghiên cứu trước đây, tác giả nhận thấy rằng cácnghiên cứu trong nước và nước ngoài đều tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luậnchung về KSNB và thực hiện khảo sát phân tích các yếu tố cấu thành của KSNB Cácnghiên cứu trong nước liên quan đến công tác KSNB phần lớn đi theo hướng lý luậnchung, khảo sát và đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp hoàn thiện với các bộphận cấu thành KSNB của các đơn vị Phương pháp nghiên cứu được sử dụng tại cácnghiên cứu này là nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng được sử dụng chủ yếu
là phương pháp thống kê mô tả, kiểm định T.Test Một số nghiên cứu khác thì lại đisâu vào sử dụng phương pháp định lượng để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đếnKSNB của một doanh nghiệp, đơn vị; các nghiên cứu này không đi sâu vào đánh giáthực trạng để đề ra giải pháp, chỉ đưa ra hàm ý chính sách
Nghiên cứu này đã cố gắng kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng,bên cạnh việc hệ thống hóa lý luận, đánh giá thực trạng; nghiên cứu còn đi sâu đánhgiá các nhân tố ảnh hưởng đến KSNB của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội để từ đó đưa ragiải pháp phù hợp Đặc biệt, các công trình nghiên cứu trước đây chưa có nghiên cứunào đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến KSNB tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội nhằmtăng cường hoạt động quản lý của các đơn vị Các khuyến nghị, giải pháp được đề cậptrong luận văn được xem xét trên hai phương diện kế toán và quản lý tài chính nhằmđáp ứng yêu cầu cho công việc quản lý và điều hành nói chung trong đơn vị
Trang 39CHƯƠNG 3:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ
3.1 Các quan điểm về kiểm soát nội bộ
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau khi nói đến KSNB Tùy theo góc độ quản lý,quá trình nhận thức và nghiên cứu KSNB cũng như yêu cầu quản trị khác nhau mà dẫnđến sự hình thành nhiều định nghĩa khác nhau Khái niệm KSNB được định nghĩa lầnđầu tiên vào năm 1929 trong công bố của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Federal ReserveBulletin), theo đó KSNB là một công cụ để bảo vệ tiền và các tài sản khác đồng thờithúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động và đây là một cơ sở để phục vụ cho việc lấymẫu thử nghiệm của kế toán viên
Năm 1936, Hiệp hội Kiểm toán viên công chứng Mỹ (AICPA) đã định nghĩaKSNB “Là các biện pháp và cách thức được chấp nhận và được thực hiện trong một tổchức để bảo vệ tiền và các tài sản khác, cũng như kiểm tra sự chính xác trong việc ghichép của sổ sách” Với định nghĩa này, mục tiêu của KSNB đã được bổ sung khôngchỉ nhằm bảo vệ tiền và các tài sản khác mà còn đảm bảo số liệu kế toán chính xác
Theo thời gian, khái niệm KSNB được định nghĩa mở rộng ra khỏi những thủtục bảo vệ tài sản và ghi chép sổ sách kế toán Năm 1949, trong công trình nghiên cứuđầu tiên về KSNB với nhan đề “KSNB, các nhân tố cấu thành và tầm quan trọng đốivới việc quản trị doanh nghiệp và đối với kiểm toán viên độc lập”, AICPA đã bổ sungthêm mục tiêu thúc đẩy hoạt động có hiệu quả và khuyến khích sự tuân thủ các chínhsách của nhà quản lý vào trong định nghĩa về KSNB
Năm 1958, trong tài liệu về thủ tục kiểm toán 29 (SAP 29 - Statement onAuditing Procedure 29) do Ủy ban thủ tục kiểm toán (CAP) trực thuộc AICPA banhành đã lần đầu tiên phân biệt KSNB về quản lý và KSNB về kế toán, theo đó:
KSNB về kế toán bao gồm kế hoạch tổ chức, các phương pháp và thủ tục liên
hệ trực tiếp đến việc bảo vệ tài sản và tính đáng tin cậy của số liệu kế toán Chúngthường bao gồm các thủ tục kiểm soát như hệ thống xét duyệt và phê chuẩn, tách biệtnhiệm vụ giữ sổ sách và lập báo cáo tài chính với bảo quản tài sản, kiểm soát vật chất
Trang 40KSNB về quản lý bao gồm kế hoạch tổ chức, các phương pháp và thủ tục liênquan chủ yếu đến tính hữu hiệu trong hoạt động và sự tuân thủ chính sách quản trị.Chúng thường chỉ liên quan gián tiếp đến thông tin tài chính, bao gồm các hoạt độngkiểm soát như phân tích thống kê, nghiên cứu về thời gian và động cơ, báo cáo về tínhhiệu quả, chương trình huấn luyện nhân viên và kiểm soát chất lượng.
Như vậy, KSNB về kế toán ảnh hưởng trực tiếp đến thông tin tài chính, trongkhi đó KSNB về quản lý chỉ ảnh hưởng gián tiếp đến thông tin tài chính Kiểm toánviên độc lập với nhiệm vụ đưa ra ý kiến nhận xét về độ tin cậy của thông tin tài chính
sẽ tập trung chú trọng đến KSNB về kế toán, còn KSNB về quản lý sẽ được xét đếnnếu kiểm toán viên tin rằng một số thủ tục kiểm soát hành chính có thể ảnh hưởng tínhđáng tin cậy của thông tin tài chính
Nhìn chung, trước khi có Báo cáo COSO năm 1992, khái niệm KSNB chưađược định nghĩa một cách đầy đủ trên các phương diện Với trách nhiệm được thànhlập để thống nhất định nghĩa về KSNB và các bộ phận cấu thành KSNB phục vụ chonhu cầu của các đối tượng khác nhau Năm 1992, COSO đã phát hành Báo cáo KSNB– Khuôn khổ hợp nhất (Internal Control - Intergrated framework), trong đó khái niệmKSNB được định nghĩa “là một quá trình do người quản lý, hội đồng quản trị và cácnhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lýnhằm thực hiện các mục tiêu sau đây:
Đảm bảo sự tin cậy của báo cáo tài chính;
Đảm bảo sự tuân thủ các quy định và luật lệ;
Đảm bảo các hoạt động được thực hiện hiệu quả.”
Trong lĩnh vực công, KSNB rất được coi trọng, là một đối tượng được quan tâmđặc biệt của kiểm toán viên Nhà nước Vào năm 1953, Tổ chức Quốc tế các cơ quankiểm toán tối cao (INTOSAI) ra đời với vai trò là hiệp hội nghề nghiệp của các cơquan kiểm toán tối cao, đồng thời còn là nơi các kiểm toán viên Nhà nước trên thế giớitrao đổi những vấn đề cùng quan tâm và cập nhật những tiến bộ mới nhất của cácchuẩn mực kiểm toán và các quy định về nghề nghiệp Theo công bố năm 1992,INTOSAI cho rằng “ Kiểm soát nội bộ là cơ cấu của một tổ chức, bao gồm nhận thức,