1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG QUẢN lý CHẤT THẢI rắn y tế và một số yếu tố ẢNH HƯỞNG tại BỆNH VIỆN đa KHOA HUYỆN HIỆP hòa, bắc GIANG năm 2018

98 383 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 1,89 MB

Nội dung

Thu gom chất thải tại nơi phát sinh là quá trình phân loại, tập hợp, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải tại địa điểm phát sinh chất thải trong cơ sở y tế Vận chuyển chất thải y tế là

Trang 1

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN HIỆP HÒA, BẮC GIANG

NĂM 2018

Đề cương luận văn thạc sỹ quản lý bệnh viện

Mã số: 8720802

HÀ NỘI, 2018

Trang 2

Người hướng dẫn khoa học Giáo viên hỗ trợ

PGS.TS: Lã Ngọc Quang PGS.TS: Ngô Văn Toàn

HÀ NỘI, 2018

Trang 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG v

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1.Các khái niệm, và nguy cơ của chất thải y tế 4

1.1.1.Các khái niệm 4

1.1.2.Nguy cơ của chất thải y tế đối với sức khỏe và môi trường 5

1.2.Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế 6

1.3.Một số yếu tố ảnh hưởng đến QLCTRYT 20

1.4.Quản lý chất thải rắn Y tế 21

1.4.1.Quy trình quản lý chất thải rắn y tế [8] 21

1.4.2.Quản lý CTRYT theo thông tư 58/2015/TTLT – BYT – BTNMT 22

1.5.Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu 29

1.5.1.Quản lý chất thải y tế tại bệnh viện 30

1.6.Khung lý thuyết nghiên cứu 32

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

2.1 Đối tượng nghiên cứu 33

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 33

2.3 Thiết kế nghiên cứu 33

Trang 4

2.6 Các biến số nghiên cứu 39

2.7.Phương pháp phân tích số liệu 46

2.8 Vấn đề đạo đức của nghiên cứu 46

Chương III: DỰ KIẾN KẾT QUẢ 47

3.1 Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế theo thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT 47

3.1.1 Thực trạng chế độ báo cáo, hồ sơ báo cáo QLCTYT 47

3.1.2 Thực trạng phân loại CTRYT 48

Tần số 48

Tỷ lệ (%) 48

3.1.3 Thực trạng hoạt động thu gom CTRYT 49

Kết quả đạt 50

Tần suất (n) 50

Tỷ lệ (%) 50

3.1.4 Thực trạng hoạt động lưu giữ CTRYT 50

3.1.5 Thực trạng vận chuyển và xử lý CTRYT 52

3.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện đa khoa huyện Hiệp Hòa 53

Chương 4 DỰ KIẾN BÀN LUẬN 54

DỰ KIẾN KẾT LUẬN 55

DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ 56

Trang 5

Bảng trống đánh giá công tác báo cáo, quản lý CTRYT 57

PHỤ LỤC 2 58

Bảng kiểm đánh giá thực trạng cơ sở vật chất phân loại CTRYT 58

PHỤ LỤC 3 59

PHỤ LỤC 4 61

Bảng kiểm đánh giá hoạt động thu gom CTRYT 61

PHỤ LỤC 5 63

Bảng kiểm đánh giá thực trạng lưu giữ CTRYT 63

PHỤ LỤC 6 65

Bảng kiểm đánh giá hoạt động vận chuyển CTRYT 65

Phụ lục 7: 67

HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU 67

Giám đốc bệnh viện đa khoa huyện Hiệp Hòa về quản lý chất thải rắn y tế 67

Phụ lục 8: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU 69

Trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn về quản lý chất thải rắn y tế 69

Phụ lục 9: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU 71

Điều dưỡng trưởng về quản lý chất thải rắn y tế 71

Phụ lục 10: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU 73

Điều dưỡng viên về quản lý chất thải rắn y tế 73

Phụ lục 11: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU 74

Hộ lý về quản lý chất thải rắn y tế 74

Trang 6

Phụ lục 13 77

Hướng dẫn thảo luận nhóm điều dưỡng trưởng về quản lý chất thải rắn y tế 77

Phụ lục 14 79

Hướng dẫn thảo luận nhóm điều dưỡng viên về quản lý chất thải rắn y tế 79

Phụ lục 15 81

Hướng dẫn thảo luận nhóm hộ lý về quản lý chất thải rắn y tế 81

Phụ lục 16: BIỂU TƯỢNG TRÊN BAO BÌ, DỤNG CỤ, THIẾT BỊ LƯU CHỨA CHẤT THẢI Y TẾ (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) 82

Phụ lục 17:DỰ KIẾN KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU 83

Phụ lục 18:DỰ KIẾN KINH PHÍ NGHIÊN CỨU 86

Trang 7

Phần viết tắt Phần viết đầy đủ

DBFO Mô hình thiết kế - xây dựng - tài trợ - vận

hành (Design - Build - Operate - Transfer)

(Environmental Protection Agency)

HIV Virus suy giảm miễn dịch ở người (Human

Organization)

DANH MỤC BẢNG MỤC LỤC i

Trang 8

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1.Các khái niệm, và nguy cơ của chất thải y tế 4

1.1.1.Các khái niệm 4

1.1.2.Nguy cơ của chất thải y tế đối với sức khỏe và môi trường 5

1.2.Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế 6

1.3.Một số yếu tố ảnh hưởng đến QLCTRYT 20

1.4.Quản lý chất thải rắn Y tế 21

1.4.1.Quy trình quản lý chất thải rắn y tế [8] 21

1.4.2.Quản lý CTRYT theo thông tư 58/2015/TTLT – BYT – BTNMT 22

1.5.Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu 29

1.5.1.Quản lý chất thải y tế tại bệnh viện 30

1.6.Khung lý thuyết nghiên cứu 32

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

2.1 Đối tượng nghiên cứu 33

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 33

2.3 Thiết kế nghiên cứu 33

2.4 Mẫu và phương pháp chọn mẫu 34

2.5 Phương pháp thu thập số liệu 36

2.6 Các biến số nghiên cứu 39

Trang 9

Chương III: DỰ KIẾN KẾT QUẢ 47

3.1 Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế theo thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT 47

3.1.1 Thực trạng chế độ báo cáo, hồ sơ báo cáo QLCTYT 47

3.1.2 Thực trạng phân loại CTRYT 48

Tần số 48

Tỷ lệ (%) 48

3.1.3 Thực trạng hoạt động thu gom CTRYT 49

Kết quả đạt 50

Tần suất (n) 50

Tỷ lệ (%) 50

3.1.4 Thực trạng hoạt động lưu giữ CTRYT 50

3.1.5 Thực trạng vận chuyển và xử lý CTRYT 52

3.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện đa khoa huyện Hiệp Hòa 53

Chương 4 DỰ KIẾN BÀN LUẬN 54

DỰ KIẾN KẾT LUẬN 55

DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

PHỤ LỤC 1 57

Bảng trống đánh giá công tác báo cáo, quản lý CTRYT 57

Trang 10

PHỤ LỤC 3 59

PHỤ LỤC 4 61

Bảng kiểm đánh giá hoạt động thu gom CTRYT 61

PHỤ LỤC 5 63

Bảng kiểm đánh giá thực trạng lưu giữ CTRYT 63

PHỤ LỤC 6 65

Bảng kiểm đánh giá hoạt động vận chuyển CTRYT 65

Phụ lục 7: 67

HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU 67

Giám đốc bệnh viện đa khoa huyện Hiệp Hòa về quản lý chất thải rắn y tế 67

Phụ lục 8: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU 69

Trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn về quản lý chất thải rắn y tế 69

Phụ lục 9: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU 71

Điều dưỡng trưởng về quản lý chất thải rắn y tế 71

Phụ lục 10: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU 73

Điều dưỡng viên về quản lý chất thải rắn y tế 73

Phụ lục 11: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU 74

Hộ lý về quản lý chất thải rắn y tế 74

Phụ lục 12 76

Hướng dẫn thảo luận nhóm bác sỹ về quản lý chất thải rắn y tế 76

Phụ lục 13 77

Trang 11

Hướng dẫn thảo luận nhóm điều dưỡng viên về quản lý chất thải rắn y tế 79 Phụ lục 15 81 Hướng dẫn thảo luận nhóm hộ lý về quản lý chất thải rắn y tế 81 Phụ lục 16: BIỂU TƯỢNG TRÊN BAO BÌ, DỤNG CỤ, THIẾT BỊ LƯU CHỨA CHẤT

THẢI Y TẾ (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số

58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) 82 Phụ lục 17:DỰ KIẾN KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU 83 Phụ lục 18:DỰ KIẾN KINH PHÍ NGHIÊN CỨU 86

Trang 12

và Nông thôn - Bộ Xây dựng, năm 2009-2010, tổng lượng chất thải rắn y tế trongtoàn quốc khoảng 100-140 tấn/ngày, trong đó có 16-30 tấn/ngày là chất thải rắn y tếnguy hại Lượng chất thải rắn trung bình là 0,86 kg/giường/ngày, trong đó chất thảirắn y tế nguy hại tính trung bình là 0,14-0,2 kg/giường/ngày Theo báo cáo hiệntrạng môi trường Quốc gia giai đoạn 2011-2015 của Bộ Tài nguyên-Môi trường,mức tăng chất thải y tế hiện nay là 7,6%/năm Ước tính năm 2018, lượng chất thảirắn y tế phát sinh là 600 tấn/ngày và năm 2020 sẽ là 800 tấn/ngày [5] Hầu hết cácchất thải rắn y tế là các chất thải sinh học độc hại và mang tính đặc thù so với cácloại chất thải rắn khác Các loại chất thải này nếu không được phân loại cẩn thậntrước khi xả chung với các loại chất thải sinh hoạt sẽ gây ra những nguy hại đáng kể[5]

Bệnh viện đa khoa huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang là bệnh viện hạng II theoquyết định số 2104/QĐ-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2015 của Chủ tịch UBNDtỉnh Bắc Giang với công suất sử dụng giường bệnh là 114% với 185.083 lượt khám.Cũng như nhiều bệnh viện huyện khác, tại đây vẫn chưa có hệ thống xử lý tiêu hủyrác thải y tế nên khối lượng rác thải rắn được thải ra gây không ít khó khăn trongvấn đề quản lý, xử lý chất thải rắn [1]

Để trả lời cho câu hỏi thực trạng quản lý chất thải rắn hiện nay của Bệnhviện đa khoa huyện Hiệp Hòa đang diễn ra như thế nào? Những yếu tố nào ảnhhưởng đến thực trạng quản lý chất thải rắn ở bệnh viện hiện nay? Chúng tôi tiến

hành thực hiện đề tài: “Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế và một số yếu tố ảnh

Trang 13

hưởng tại Bệnh viện đa khoa huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang năm 2018” nhằm đưa

ra các thông tin về quản lý chất thải rắn tại Bệnh viện đa khoa huyện Hiệp Hòa, từ

đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn tại bệnh viện

Trang 14

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1 Mô tả thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa Huyện HiệpHòa, Bắc Giang năm 2018

2 Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý chất thải rắn y tếtại bệnh viện đa khoa Huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang năm 2018

Trang 15

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Các khái niệm, và nguy cơ của chất thải y tế

Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở

y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường và nước thải y tế

Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố lây nhiễm hoặc có đặc

tính nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại, bao gồm chất thải lây nhiễm vàchất thải nguy hại không lây nhiễm

Quản lý chất thải y tế là quá trình giảm thiểu, phân định, phân loại, thu

gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải y tế và giám sát quá trình thựchiện

Giảm thiểu chất thải y tế là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát thải

chất thải y tế

Thu gom chất thải y tế là quá trình tập hợp chất thải y tế từ nơi phát sinh và

vận chuyển về khu vực lưu giữ, xử lý chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở y tế

Thu gom chất thải tại nơi phát sinh là quá trình phân loại, tập hợp, đóng

gói và lưu giữ tạm thời chất thải tại địa điểm phát sinh chất thải trong cơ sở y tế

Vận chuyển chất thải y tế là quá trình chuyên chở chất thải y tế từ nơi lưu

giữ chất thải trong cơ sở y tế đến nơi lưu giữ, xử lý chất thải của cơ sở xử lý chấtthải y tế cho cụm cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc cơ sở

xử lý chất thải nguy hại tập trung có hạng mục xử lý chất thải y tế

Xử lý ban đầu là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có nguy

cơ lây nhiễm cao tại nơi chất thải phát sinh trước khi vận chuyển tới nơi lưu giữhoặc tiêu hủy

Xử lý và tiêu hủy chất thải là quá trình sử dụng các công nghệ nhằm làm

mất khả năng gây nguy hại của chất thải đối với sức khỏe con người và môi trường

Tái sử dụng là việc sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho đến hết tuổi thọ sản

phẩm hoặc sử dụng sản phẩm theo một chức năng mới, mục đích mới

Trang 16

Tái chế là việc tái sản xuất các vật liệu thải bỏ thành những sản phẩm mới.

1.1.2 Nguy cơ của chất thải y tế đối với sức khỏe và môi trường

1.1.2.1 Ảnh hưởng của CTRYT đến sức khỏe

Tất cả các cá nhân tiếp xúc với CTRYT nguy hại, bao gồm những người làmviệc trong cơ sở y tế, những người ngoài cơ sở y tế làm nhiệm vụ vận chuyểnCTRYT và những người trong cộng đồng bị phơi nhiễm với CTRYT nguy hại do saisót trong khâu quản lý CTRYT đều là những người có nguy cơ cao bị ảnh hưởngsức khỏe bởi CTRYT nguy hại

Trong đó, chất thải sắc nhọn được coi là loại chất thải nguy hiểm, có nguy cơgây tổn thương kép tới sức khỏe con người, nghĩa là vừa gây chấn thương do vếtcắt, vết đâm và thông qua vết chấn thương để gây bệnh truyền nhiễm nếu trong chấtthải có các mầm bệnh viêm gan B (HBV), viêm gan C (HCV), virus HIV,… [12].Một nghiên cứu của Jacques Pépin và cộng sự đã chỉ ra trên thế giới, trong năm

2010, có từ 16.939 – 33.877 trường hợp nhiễm HIV; 157.592 – 315.120 ca nhiễmHCV và 1.679.745 ca nhiễm HBV là do tiêm chích không an toàn [34]

1.1.2.2 Ảnh hưởng của CTRYT tới môi trường

Đối với môi trường đất

Quản lý CTRYT không đúng quy trình và việc tiêu hủy CTRYT tại các bãi chôn lấpkhông tuân thủ các quy định sẽ dẫn đến sự phát tán các vi sinh vật gây bệnh, hoáchất độc hại,….gây ô nhiễm đất và làm cho việc tái sử dụng bãi chôn lấp gặp khókhăn

Đối với môi trường không khí

Chất thải rắn y tế từ khi phát sinh đến khâu xử lý cuối cùng đều có thể gây ra tácđộng xấu tới môi trường không khí Bụi rác, bào tử vi sinh vật gây bệnh, phát sinhtrong các khâu phân loại – thu gom – vận chuyển CTYT có thể phát tán trong khôngkhí Trong khâu xử lý, đặc biệt là các lò đốt CTYT quy mô nhỏ, không có thiết bị

xử lý khí thải có thể gây ra các chất khí độc hại như: bụi, các khí axit, Dioxin vàFuran (khi đốt cháy chất thải có thành phần halogen ở nhiệt độ thấp), kim loại nặng.Ngoài ra một số phương pháp xử lý khác như chôn lấp có thể phát sinh các chất gây

Trang 17

ô nhiễm không khí như: CH4, H2S,… [9]

Đối với môi trường nước

Chất thải rắn y tế nếu không được chôn lấp, hoặc được chôn lấp nhưngkhông đúng kỹ thuật và không hợp vệ sinh, hoặc chôn lấp chất thải y tế chungvới chất thải sinh hoạt có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm

Mặc khác, hiện nay tỷ lệ người dân sử dụng nguồn nước ngầm, đặc biệt là ởvùng nông thôn còn cao Chính vì vậy nguy cơ nhiễm bệnh khi người dân sử dụngnguồn nước này là rất lớn

1.2 Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế

1.2.1 Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế trên Thế giới

Chất thải y tế là các loại chất thải phát sinh ra từ các hoạt động chăm sóc sứckhỏe Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới, ước tính có 80% chất thải ở bệnh việngiống chất thải phát sinh từ hộ gia đình hoặc các loại chất thải đô thị và chúngkhông gây nguy hiểm Còn lại 20% được xem là các loại chất thải truyền nhiễm,độc hại và có thể là chất phóng xạ… Mỗi năm ước tính có khoảng 16.000 triệu bơmkim tiêm được quản lý trên toàn thế giới, nhưng không phải bơm kim tiêm nào cũngđược xử lý đúng cách [35]

Lượng chất thải y tế phát sinh thì phụ thuộc vào mức thu nhập của quốc gia

và loại trang thiết bị sử dụng Nhìn chung, các nước thu nhập trung bình và thấp cólượng chất thải y tế phát sinh thấp hơn nhiều so với các nước thu nhập cao[37].Theo thống kê, một giường bệnh phát sinh 10kg chất thải mỗi ngày ở một bệnh việntại nước có thu nhập cao[34] Ước tính của WHO, trung bình mỗi ngày mỗi giườngbệnh phát sinh 0,5 kg chất thải nguy hại, ở các nước thu nhập thấp thì con số thống

kê thấp hơn nhiều, trung bình khoảng 0,2kg/giường/ngày[35] Lượng chất thải y tếphát sinh một giường bệnh mỗi ngày tại Bắc Mỹ từ 7-10kg, Tây Âu là 3-6kg, TrungĐông từ 1,3-3kg, Mỹ Latin từ 3kg, Ấn Độ là 1-2kg, Đông Âu là 1,4-2kg, Đông Á2,5-4kg ở nước thu nhập cao và 1,8-2,2kg ở nước thu nhập trung bình[32],[33]

Hiện nay chưa có số liệu thống kê chính xác về khối lượng chất thải rắn phátsinh hàng năm trên thế giới Những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phát sinh chất thảibao gồm: quy mô hoạt động của bệnh viện; loại bệnh viện; quy định chính sách về

Trang 18

phân loại chất thải; mức độ phát triển của đất nước; thời gian; địa điểm;…[28]

Bảng 1 1: Lượng chất thải bệnh viện phát sinh tại một số vùng trên thế giới [28]

Vùng địa lý Chất thải phát sinh hàng ngày (kg/giường)

Đông Á

Ở các nước có thu nhập cao, trình độ của các y bác sỹ cao, kỹ thuật y khoaphát triển, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân cao nên khối lượng chất thảiphát sinh cũng nhiều hơn so với những nước có thu nhập trung bình và thấp

Bảng 1 2: Chất thải y tế phát sinh theo mức thu nhập quốc gia [28]

Mức thu nhập quốc gia Mức thải hàng năm (kg/người dân)

Các nước có thu nhập cao:

Các nước có thu nhập trung bình:

tế đa số được xử lý theo hình thức đốt, hiện nay hệ thống quản lý phát triển toàndiện hơn vì có hệ thống xử lý chất thải y tế Dự án phát triển trong lĩnh vực chất thải

y tế được tập trung tại 3 nước là Lào, Indonesia và Việt Nam[29]

Trang 19

Trên thế giới, việc thiêu đốt CTRYT từng là biện pháp xử lý phổ biến nhất.Tại Đức từng có trên 550 lò đốt CTRYT vào năm 1984 Tại Mỹ, vào năm 1988, CụcBVMT ước tính có khoảng 80% chất thải bệnh viện được thiêu đốt Để hạn chế phátthải POPs như dioxin và furan, các nước phát triển kiểm soát chặt chẽ các lò đốtbằng những tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt và loại bỏ những lò đốt quy mô nhỏtrong CSYT Ở Mỹ, số lượng lò đốt CTRYT đã giảm mạnh từ 2.373 vào năm 1995xuống còn 54 lò trong năm 2010 và còn 33 lò trong năm 2013 Đến năm 2002, Đức

đã cho đóng tất cả các lò đốt quy mô nhỏ trong các bệnh viện, mặc dù hiện vẫn cònvận hành một số lò đốt quy mô lớn Ailen và Bồ Đào Nha đã loại bỏ hoàn toàn tất

cả các lò đốt CTRYT

Để hạn chế việc thiêu đốt, các nước phát triển đã áp dụng công nghệ khôngđốt như khử khuẩn bằng hơi nước (lò hấp), khử khuẩn bằng vi sóng, khử khuẩnbằng hóa chất, công nghệ tan chảy hay plasma… Lò hấp được các bệnh viện trênthế giới sử dụng để khử khuẩn vật liệu nuôi cấy vi sinh vật (xử lý sơ bộ chất thải lâynhiễm cao) trong khoa xét nghiệm từ những năm 1970 Trong năm 1997, một khảosát của Hiệp hội Công nghiệp Môi trường Mỹ thống kê hơn 1.500 công nghệ khôngđốt được lắp đặt để xử lý CTRYT trên nước Mỹ Khử khuẩn bằng hơi nước kết hợpvới nghiền cắt đã trở nên phổ biến ở Hàn Quốc, đạt tỷ lệ 46,4% trong số các phươngpháp để xử lý CTRYT vào năm 2002 Ở Nhật Bản, đến năm 2006, 6% công ty xử

lý CTRYT sử dụng công nghệ tan chảy

Nhiều nước đang phát triển trên thế giới đã và đang đi theo xu hướng loại bỏcác lò đốt CTRYT quy mô nhỏ trong các bệnh viện, chuyển sang mô hình xử lý tậptrung và áp dụng công nghệ không đốt nhằm hạn chế phát thải dioxin và furan ramôi trường không khí (theo Công ước Stốckhôm) Ở Nhật Bản và Hàn Quốc, hầuhết CTRYT hiện đang được xử lý bởi các nhà máy xử lý tập trung Năm 2006, NhậtBản có khoảng 296 công ty xử lý chất thải lây nhiễm, ký hợp đồng cung ứng dịch

vụ với 98% bệnh viện, trong khi đó, có ít hơn 0,8% số bệnh viện tự xử lý [ ] ỞHàn Quốc, 90% lượng CTRYT được xử lý tập trung [ ] Ở Ấn Độ, lò đốt chỉ đượcphép vận hành trong cơ sở xử lý chất thải y sinh tập trung, trong khi việc lắp đặt các

Trang 20

lò đốt đơn lẻ trong CSYT không được khuyến khích Ấn Độ giới thiệu các côngnghệ không đốt vào hệ thống văn bản pháp quy từ năm 1996, nhờ đó, các công nghệkhông đốt được áp dụng rộng rãi với 2.710 lò hấp, 179 lò vi sóng và 4.250 máynghiền cắt vào năm 2012 Hiện có hơn 205 cơ sở xử lý chất thải y sinh tập trungcung cấp dịch vụ xử lý CTYT cho hơn 70% CSYT trong toàn quốc [ ] Từ năm

2004, Trung Quốc đã phê duyệt và triển khai Kế hoạch quốc gia xây dựng các cơ sở

xử lý CTNH và CTYT tập trung, trong đó có 331 cơ sở xử lý CTRYT tập trung.Đến cuối năm 2012, Trung Quốc đã xây dựng 272 cơ sở xử lý CTRYT tập trung ởcác tỉnh, thành phố Trong số đó, có 137 cơ sở lựa chọn công nghệ thiêu đốt và 135

cơ sở lựa chọn công nghệ không đốt Tỷ lệ số cơ sở xử lý CTRYT áp dụng côngnghệ không đốt ở Trung Quốc đã hơn 50%, cho thấy công nghệ không đốt đã trởthành lựa chọn chủ yếu ở nước này [ ]

Tùy theo điều kiện kinh tế,sự phát triển về khoa học kỹ thuật, mỗi quốc gia

có cách quản lý, cách xử lý chất thải rắn khác nhau như sử dụng phương pháp đốt( Singapore); hoặc tại Pháp 80% sử dụng phương pháp vi sinh (pháp) hoặc sử dụngphương pháp chôn lấp hợp vệ sinh là chủ yếu (Phần Lan, Thái Lan, Anh) [29] Tuynhiên, không phải tất cả các quốc gian đều có hệ thống xử lý chất thải đủ tiêu chuẩn

và thân thiện với môi trường Theo đánh giá của WHO và UNICEF năm 2015 chothấy, chỉ có 58% cơ sở y tế được chọn từ 24 quốc gia có hệ thống xử lý chất thải y

tế đạt tiêu chuẩn[38]

Các quốc gia Đông Nam Á cũng đang phải đối mặt với các thách thưc trongquản lý, xử lý chất thải y tế Trước đây, đa số chất thải y tế được xử lý theo hìnhthức đốt, tuy nhiên trong thời gian gần đây đã áp dũng nhiều kỹ thuật mới phù hợpvới tình hình xử lý chất thải trên thế giới, dự án xử lý chất thải y tế đã được triểnkhai và bước đầu hoạt động có hiệu quả tại 3 nước Lào, Indonesia và Việt Nam[29]

Nghiên cứu đánh giá quản lý chất thải y tế tại bảy bệnh viện tại Lagos,Nigeria năm 2016 cho thấy lượng chất thải của một bệnh nhân là0,181kg/ngày/giường; Các phương tiện vận chuyển chất thải chưa được đầu tư đúngquy định Việc xử lý chất thải tại các bệnh viện còn kém, chưa đầy đủ tại các bệnhviện Nghiên cứu chỉ mới đánh giá thực trạng, chứ chưa đánh giá được các yếu tố

Trang 21

ảnh hưởng đến quản lý chất thải tại địa bàn nghiên cứu [33]

Kết quả nghiên cứu của Kizito Kuchibanda and Aloyce W Mayo tại 3 bệnhviện thuộc thành phố Shinyanga, Tazania đã chỉ ra sự yếu kém trong quản lý chấtthải tại 3 bệnh viện này, các loại chất thải y tế không được phân loại riêng mà được

để chung, trong khi đó trang bị bảo hộ cho nhân viên xử lý không đầy đủ gây nguy

cơ nhiễm bệnh rất cao cho nhóm đối tượng này Các khu vực lưu giữ tạm thờikhông có hàng rào, hay được che chắn Một trong số các bệnh viện được nghiên cứuvận chuyên chất thải y tế đến bãi rác thành phố, không có thùng đựng riêng biệtđược đậy kín, trong quá trình vận chuyển, rất có thể rác thải sẽ bị rơi vãi, gây nguyhiểm đến sức khỏe nghiêm trọng cho người lao động [32]

Theo kết quả điều tra của một nghiên cứu về chất thải rắn y tế tại 44 bệnhviện công và 15 bệnh viện chuyên khoa tại Iran cho thấy, khối lượng chất thải rắnphát sinh trên một giường bệnh một ngày là 3,16kg/giường/ngày tại bệnh viện công

và 3,7kg/giường/ngày tại bệnh viện chuyên khoa Tỷ lệ các loại chất thải rắn tạibệnh viện công là 56% chất thải chung, 42% chất thải y tế, 25% chất thải sắc nhọn;

ở bệnh viện chuyên khoa là 63% chất thải chung, 36% chất thải y tế Nghiên cứucũng chỉ ra các vấn đề về quản lý chất thải tại đây là tình trạng phân loại chất thảirất kém, các loại chất thải nguy hại được phân loại và xử lý với nhất thải thôngthường [33]

Một nghiên cứu về quản lý CTYT tại bệnh viện Đại học Norfolk vàNorwich Anh (2011) của tác giả Kevin Paul Pudussery, cho khoảng 10% nhânviên y tế rất thường xuyên và 50% nhân viên y tế thường xuyên đưa chất thải vàosai thùng; và 30% nhân viên y tế hiếm khi đưa chất thải vào sai thùng và 10%tuyên bố rằng họ không bao giờ đưa chất thải vào sai thùng rác [32]

1.2.2 Thực trạng về quản lý chất thải y tế tại Việt Nam

Nghiên cứu tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Nguyên năm 2012 của tác giảNguyễn Thị Bích Trang Tác giả đánh giá quản lý chất thải rắn y tế theo quy trìnhbao gồm 4 hoạt động: phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ Kết quả nghiên cứucho thấy: hầu hết các khoa phòng trong bệnh viện đã được trang bị đầy đủ cho việcthu gom, phân loại CTRYT với tần suất thu gom là 1-2 lần/ngày Bệnh viện chưa có

Trang 22

túi màu trắng đựng chất thải tái chế; Việc vận chuyển CTRYT chưa đạt yêu cầu dokhông có phương tiện vận chuyên riêng CTRYT nguy hại và chất thải thôngthường, số xe chuyên dụng chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu sử dụng nhưng khôngđảm bảo đúng yêu cầu; Về xử lý CTRYT bệnh viện thực hiện khá tốt, sử dụng côngnghệ hấp tiệt trùng với công suất sử dụng tối đa, không để tồn đọng rác quá 48 giờ;Trong nghiên cứu cũng chỉ ra một số yếu tố thuận lợi ảnh hưởng đến quản lýCTRYT như: Quy định về quản lý chất thải y tế của Bộ Y tế; Sự ủng hộ của banlãnh đạo bệnh viện; Các quy định do bệnh viện xây dựng; Tập huấn cho NVYT; Sựgiám sát và kiểm tra của phòng Điều dưỡng và khoa KSNK; Trang bị về xử lýCTRYT hiện đại, thân thiện với môi trường Bên cạnh đó, cũng tồn tại một số khókhăn như: trang bị phục vụ việc thu gom, vận chuyển của bệnh viện chưa đáp ứngđược nhu cầu; hạn chế về nhân lực do nhân viên quản lý chất thải hiện nay đangkiêm nhiệm; kinh phí để mua mới các xe vận chuyển chất thải còn thiếu [22] Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác ngoài việc đánh giá chung về cơ sở vật chấtphục vụ quản lý CTRYT, đều đánh giá về kiến thức và thực hành của nhân viên y tế

để đánh giá việc thực hiện quản lý CTRYT, cụ thể như: đối với phân loại, cácnghiên cứu đánh giá trên đối tượng là điều dưỡng; đối với thu gom, vận chuyển, cácnghiên cứu đánh giá trên đối tượng là hộ lý hoặc nhân viên vệ sinh, chưa đánh giáchung về quy trình quản lý chất thải rắn y tế Điều này là một hạn chế trong nghiêncứu khi ở từng khâu của quy trình quản lý có những đối tượng nghiên cứu khácnhau, nhất là trong khâu phân loại có nhiều đối tượng cùng tham gia phân loạiCTRYT chứ không riêng điều dưỡng Một số nghiên cứu có thể chỉ ra là:

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Huynh tại bệnh viện E năm 2016 đánh giá việcquản lý CTRYT theo thông tư 43/2007/QĐ-BYT qua việc đánh giá cơ sở vật chất,kiến thức, thực hành của nhân viên y tế Kết quả nghiên cứu cho thấy: Về cơ sở vậtchất phục vụ quản lý CTRYT của bệnh viện còn thiếu, nhân viên thực hiện sai quyđịnh Kiến thức, thực hành của nhân viên y tế về các khâu phân loại, thu gom vậnchuyển và lưu giữ các chất thải chưa cao, một số khâu tỷ lệ trả lời đúng còn thấp, ví

dụ như: tỷ lệ NVYT đạt kiến thức chung về quản lý chất thải là 76,3%, kiến thức vềthu gom đạt 66,2%, tỷ lệ thực hành phân loại chất thải là 78,9% Về các yếu tố ảnh

Trang 23

hưởng, nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố: kinh phí, sự quan tâm của lãnh đạo, tậphuấn, kiếm tra giám sát ảnh hưởng đến hoạt động QLCTRYT [24]

Nghiên cứu của Lê Phú Gia tại bệnh viện lao và bệnh phổi tỉnh Hà Nam năm

2016 Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ phân loại (36,5%), thu gom (71,4%),

vận chuyển đúng CTRYT của nhân viên y tế khá thấp Các loại trang bị về vậnchuyển chất thải còn thiếu, 100% các khoa chưa có xe vận chuyển chuyên dụng,nên việc vận chuyển CTRYT chưa được thực hiện đúng quy định Mặt khác, việclưu giữ chất thải của bệnh viện đạt kết quả tốt với 100% thực hiện đúng quy định.Trong nghiên cứu này chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành quản lýCTRYT của nhân viên y tế như: cơ sở vật chất không đảm bảo về số lượng, quycách; Công tác kiểm tra giám sát và hoạt động giám sát chưa hiệu quả, còn mangtính hình thức; Nhân lực thu gom, vận chuyển có thiếu, trong một số thời điểm quátải công việc có thể dẫn đến sai sót; Kinh phí cho hoạt động quản lý CTRYT không

đủ và phân bổ chưa hợp lý [20]

Kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Thúy và Phan Mạnh Tường về thực trạngquản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa Đông Anh, Hà Nội năm 2011 chothấy tại các vị trí quan sát ở các khoa lâm sàng có 12,5% túi đựng chất thải đủ màusắc, 12,5% có phương tiện đựng chất thải theo quy định Kết quả nghiên cứu cũngcho thấy hoạt động phân loại chất thải rắn ngay tại nơi phát sinh, phân loại bơm kimtiêm, chất thải lây nhiễm không sắc nhọn, chất thải sinh hoạt đều đạt 100,0%, tuynhiên phân loại các loại chất thải sắc nhọn khác chỉ đạt 19,6%, phân loại chất thảitái chế đạt 7,1% Về việc thu gom chất thải rắn y tế, tất cả các khoa đều có thùngthu gom tương ứng nhưng việc thực hiện thu gom riêng chỉ đạt 66,1% và thu gomđúng lượng chất thải đầy ¾ túi chỉ đạt 70,1% Hầu hết chất thải tại các khoa lâmsàng đều được vận chuyển ≥ 1 lần/ngày nhưng buộc kín miệng túi khi thu gom chỉđạt 53,6%, không làm rơi vãi chất thải chỉ đạt 94,6%, không có xe vận chuyển vàđường quy định riêng Về việc lưu trữ chất thải rắn y tế, 100,0% chất thải được lưutrữ trong phòng riêng biệt tại kho lưu trữ tập trung của bệnh viện, thời gian lưu trữđúng quy định đạt 71,4% Kết quả quan sát khu vực tập trung lưu trữ chất thải củabệnh viện cho thấy khu lưu trữ gần khu vực nhà xe, lối đi của nhân viên, các loài

Trang 24

con trùng, gặm nhấm vẫn có thể xâm nhập vào kho lưu trữ, chưa có phương tiện rửatay cho nhân viên, chưa có nhà bảo quản lạnh[17].

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Dung về thực trạng công tác quản lý chất thải

y tế tại một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2011 cho thấy về côngtác phân loại tại 03 bệnh viện tuyến huyện chỉ đạt tỷ lệ rất thấp từ 35%-40% so vớiquy định đề ra So sánh với các bệnh viên tuyến tỉnh thì công tác này ít được quantâm và kết quả thực hiện kém hơn nhiều (Bệnh viện C mức độ chấp hành tính trungbình lên đến hơn 70%, …) Về công tác vận chuyển chất thải chỉ có bệnh viện C là

có mức độ tuân thủ tương đối tốt, còn bệnh viện A và bệnh viện Gang Thép và 3bệnh viện tuyến huyện thì rất kém Về công tác xử lý chất thải rắn kết quả cho thấybệnh viện A và bệnh viện Gang Thép có tình trạng giống nhau, tức là sau khichuyển chất thải cho đơn vị ký hợp đồng, họ phó mặc hết tất cả cho đơn vị này vàkhông còn tiếp tục kiểm soát nữa Còn đối với các bệnh viện tuyến huyện việc xử lýthủ công ngay trong khuân viên bệnh viện đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.Đánh giá về công tác lưu giữ chất thải có thể thấy rằng các đơn vị tại địa phươngthường có diện tích mặt bẳng lớn nên việc dành 1 phần diện tích cho việc lưu giữchất thải không phải là khó khăn Việc tuân thủ theo quy định này cũng rất tốt đốivới 3 bệnh viện tuyến tỉnh Còn đối với 3 bệnh viện tuyến huyện là rất kém [19].Nghiên cứu của Hoàng Thị Liên về thực trạng quản lý chất thải y tế tại bệnhviện đa khoa trung ương Thái Nguyên năm 2009 cho thấy bệnh viện đã thực hiệnviệc thu gom, phân loại chất thải theo quy định nhưng chất lượng thực hiện thu gomcòn hạn chế, phân loại sai mã màu, thường xuyên chứa đầy rác trong các thùng, còn

để lẫn chất thải thông thường với chất thải y tế nguy hại, tỷ lệ điểm đạt/tổng điểmquy chuẩn đạt mức khá (64,3%) Chất thải y tế được vận chuyển, lưu giữ hàng ngàytheo quy định nhưng chưa tốt, còn có một số hạn chế như còn để rơi vãi rác và để rò

rỉ nước rác ra đường khi vận chuyển và bốc mùi hôi, tỷ lệ điểm đạt/tổng điểm quychuẩn đạt mức trung bình (51,9%) Công tác xử lý chất thải y tế của bệnh viện thựchiện tốt, chất thải y tế đã được vận chuyển đi xử lý hợp vệ sinh, tỷ lệ điểm đạt/tổngđiểm quy chuẩn đạt mức 95,7% [16]

Năm 2013, Đinh Tấn Hùng thực hiện nghiên cứu tại bệnh viện Đa khoa Khánh

Trang 25

Hòa cũng cho kết quả tương tự, khi 100% các khoa trong bệnh viện đã thực hiệnviệc phân loại CTRYT tại thời điểm phát sinh và phân loại CTRYT nguy hại riêngbiệt với CTRYT thông thường theo quy định của Bộ Y tê 100% các khoa có thùngthu gom CTRYT tại nơi làm thủ thuật và có bảng hướng dẫn quy định nơi đặt thùngthu gom và tiến hành thu gom đúng quy định 70% các khoa phòng có xe vậnchuyển CTRYT [14].

Năm 2013, Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Điệp tại bệnh viện Đakhoa thành phố Vinh cho thấy toàn bộ phòng khoa đã thực hiện phân loại ngay tạinơi phát sinh nhưng chưa đúng mã màu vì dụng cụ chưa đáp ứng Túi đựng chấtthải đủ về số lượng và chất lượng nhưng thiếu túi màu trắng, thùng đựng chất thảichưa đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn, số lượng và màu sắc Xe vận chuyển chấtthải có nhưng chưa đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế [18]

1.2.3 Về ban hành sử dụng văn bản quản lý chất thải y tế:

Về thực trạng văn bản quản lý chất thải y tế được ban hành rất nhiều từ các

cơ quan quản lý cấp nhà nước, tuy nhiên, có nhiều văn bản hết hiệu lực, nhiều vănbản chồng chéo hoặc chưa phù hợp với thực tiễn tại các bệnh viện Thực trạng triểnkhai áp dụng văn bản quản lý môi trường y tế tại một số cơ sở khám chữa bệnh, cơ

sở y tế dự phòng cho thấy còn nhiều vướng mắc trong triển khai như: chưa nắmđược các báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, hoặcchưa đăng ký chủ thải, chủ vận chuyển chất thải rắn với ngành Tài nguyên môitrường [25]

1.2.3.1 Thực trạng phát sinh CTRYT

Hiện nay, số lượng giường bệnh tại các cơ sở y tế đang có xu hướng gia tăng,kéo theo đó là sự phát sinh chất thải rắn từ các hoạt động y tế tăng theo Theonghiên cứu điều tra của Cục Khám chữa bệnh – Bộ Y tế và Viện kiến trúc, Quyhoạch đô thị và Nông thôn – Bộ xây dựng năm 2009 – 2010, tổng lượng CTRYTtrong toàn quốc khoảng 100 tấn – 140 tấn/ngày, trong đó có 16 – 30 tấn/ngày làCTRYT nguy hại Lượng CTRYT trung bình là 0,86 kg/giường.ngày, trong đó cóCTRYT nguy hại tính trung bình là 0,14 – 0,2 kg/giường/ngày [5] Với mức tăng

Trang 26

chất thải y tế hiện nay là 7,6%/năm, ước tính đến năm 2020, lượng CTRYT phátsinh lên đến 800 tấn/ngày [7]

Tính riêng cho 36 bệnh viện thuộc Bộ Y tế quản lý, theo khảo sát năm 2009,tổng lượng CTR y tế phát sinh trong 1 ngày là 31,68 tấn, trung bình là 1,53kg/giường/ngày Lượng chất thải phát sinh tính theo giường bệnh cao nhất là bệnhviện Chợ Rẫy 3,72 kg/giường/ngày, thấp nhất là bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồichức năng Trung Ương và bệnh viện Tâm thần Trung Ương 2 với 0,01 kg/giường/ngày Lượng CTR y tế phát sinh trong ngày khác nhau giữa các bệnh việntùy thuộc số giường bệnh, bệnh viện chuyên khoa hay đa khoa, các thủ thuật chuyênmôn được thực hiện tại bệnh viện, số lượng vật tư tiêu hao được sử dụng, … [12]

Số lượng rác thải y tế phát sinh nhiều nhất tại các đô thị loại đặc biệt, ở thànhphố Hồ Chí Minh là 2800 tấn/năm, Hà Nội khoảng 5.000 tấn/năm Điều này có thể

do ở các thành phố này mật độ dân số cao và tập trung các bệnh viện lớn nhất cảnước về số giường bệnh cũng như các kỹ thuật chuyên sâu để giải quyết ca bệnhkhó ở các tuyến dưới chuyển lên

Trong năm 2014, Nghệ An là tỉnh có lượng rác thải phát sinh lớn nhất, gần

4000 tấn với số lượng chất thải y tế nguy hại là 616 tấn Tại Hà Nội, tính trên các cơ

sở y tế do Sở y tế quản lý, có 2972 tấn CTRYT, trong số đó có tới 1632 tấn CTRYTnguy hại [7]

Trang 27

(*) Hà Nội – Số liệu thống kê tại các đơn vị y tế do Sở Y tế Hà Nội quản lý

Biểu đồ 1 1 Khối lượng chất thải rắn và chất thải rắn y tế nguy hại tại một

số địa phương năm 2014 [27]

Tại Thanh Hóa, một điều tra về hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế trên toàntỉnh năm 2011 cho thấy tỷ lệ phát sinh CTRYT nguy hại tại 11 bệnh viện tuyến tỉnh

và 4 bệnh viện tư nhân là 577,5kg/ngày, tỷ lệ phát sinh CTRYT nguy hại trung bình

là 0,17kg/giường/ngày Tổng lượng phát thải CTRYT nguy hại của các BVĐKtuyến huyện, thị, thành phố theo số liệu hiện có là 600,5 kg/ngày, tỉ lệ phát sinhCTRYT nguy hại xấp xỉ 0,17 kg/giường/ngày [23]

1.2.3.2 Thực trạng về phân loại CTRYT:

Theo quy định của Bộ Y tế, chất thải rắn y tế nguy hại được phân loại ngayban đầu, không để lẫn trong chất thải thông thường, được cho vào túi có màu sắckhác nhau (vàng, trắng, xanh, đen) và hộp an toàn

Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2011, Đối với các cơ sở khám chữabệnh ở địa phương do các Sở y tế quản lý, công tác thu gom, lưu giữ và vận chuyểnCTR chưa được chú trọng, đặc biệt là công tác phân loại và lưu giữ chất thải tạinguồn Có 95,6% bệnh viện đã thực hiện phân loại chất thải, trong đó có 91,1% đã

sử dụng dụng cụ tách riêng vật sắc nhọn Theo báo cáo kiểm tra của các tỉnh vànhận xét của đoàn kiểm tra liên Bộ, còn có hiện tượng phân loại nhầm chất thải,một số loại chất thải thông thường được đưa vào chất thải y tế nguy hại gây tốn kémtrong việc xử lý Có 63,6% sử dụng túi nhựa làm bằng nhựa PE, PP Chỉ có 29,3%

sử dụng túi có thành dày theo đúng quy chế Chất thải y tế đã được chứa trong cácthùng đựng chất thải Tuy nhiên các bệnh viện có các mức độ đáp ứng yêu cầu khácnhau, chỉ có một số ít bệnh viện có thùng đựng chất thải theo đúng quy chế (thường

là bệnh viện Trung ương và bệnh viện tỉnh) [5]

Hà Nội là một trong số những thành phố có số lượng bệnh viện nhiều nhất cảnước Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội năm 2010, khảo sát trên 71 bệnh viện trênđịa bàn Hà Nội, tỷ lệ tuân thủ về màu sắc túi đựng chất thải chỉ đạt 30,67%, tỷ lệthùng đựng chất thải có nắp đậy chiếm 58,33% Tuy nhiên, chất thải sắc nhọn đượcphân loại vào thùng đúng quy cách đạt tỷ lệ cao, 93,9%

Trang 28

Bảng 1 3: Hiện trạng thu gom, phân loại chất thải y tế tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2010

Các yêu cầu theo quy chế quản lý CTYT Tỷ lệ tuân thủ %

Túi đựng chất thải đúng quy cách về bề dày và dung tích 66,67

Túi đựng chất thải đúng quy cách về buộc đóng gói 81,33

1.2.3.3 Thực trạng về thu gom CTRYT:

Theo báo cáo môi trường quốc gia 2011, Hầu hết ở các bệnh viện (90,9%)CTR được thu gom hàng ngày, một số bệnh viện có diện tích chật hẹp nên gặp khókhăn trong việc thiết kế lối đi riêng để vận chuyển chất thải Chỉ có 53% số bệnhviện chất thải được vận chuyển trong xe có nắp đậy Theo báo cáo của JICA (2011),các cơ sở y tế của 5 thành phố điển hình là Hải Phòng, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng vàthành phố Hồ Chí Minh, hầu hết các bệnh viện sử dụng thùng nhựa có bánh xe, xetay, các dụng cụ vận chuyển bằng tay khác Một số khu vực lưu trữ CTR trước khi

xử lý tại chỗ hoặc tại các khu vực xử lý bên ngoài được trang bị điều hoà và hệthống thông gió theo Quy định Nhìn chung các phương tiện vận chuyển chất thải y

tế còn thiếu, đặc biệt là các xe chuyên dụng [5]

Bảng 1 4: Thực trạng các trang thiết bị thu gom, lưu giữ CTRYT tại một số thành phố[6]

Dụng cụ thu gom tại

Xetay

Thùngcóbánhxe

Khác

Cóđiềuhòa vàthônggió

Không

có điềuhòa vàthônggió

Phòngchung

Không

có khulưu giữ

Trang 29

1.2.3.4 Thực trạng về công tác lưu giữ CTRYT

Theo báo cáo môi trường quốc gia 2011, chỉ có 53,4% bệnh viện có nơi lưugiữ chất thải có mái che, trong đó có 45,3% đạt yêu cầu theo quy chế quản lý chấtthải y tế [5]

Tại tỉnh Bắc Giang, hầu hết các bệnh viện trong tỉnh lưu chứa CTRYT tạinhà chứa rác, không có điều hòa Rác thải lây nhiễm, nguy hại được chứa tại thùngnhựa có bánh đẩy và rác thải sinh hoạt được lưu tại nhà chứa riêng hoặc trên xe đẩytay để công ty thu gom rác đến thu gom [13]

1.2.3.5 Thực trạng về xử lý CTRYT

Cùng với sự phát triển của các cơ sở y tế, số lượng chất thải y tế nguy hại sẽngày càng tăng Tuy nhiên, việc đầu tư về trang bị, công cụ cũng như công nghệ xử

lý CTR Y tế vẫn chưa được đồng bộ ở các tỉnh, thành phố [12] Trong khoảng hơn

300 tấn CTYT mỗi ngày chỉ có 1/3 số CTR được đốt bằng lò đốt hiện đại và có thểđảm bảo an toàn môi trường Có tới 33% bệnh viện tuyến huyện và tỉnh không có

hệ thống lò đốt chuyên dụng, phải xử lý CTYT nguy hại bằng lò đốt thủ công, chôntrong khuôn viên bệnh viện hoặc thải trực tiếp ra bãi rác chung [7] Trong năm 2015,Công an tỉnh Tây Ninh đã phát hiện hơn 60 tấn rác thải y tế lây nhiễm và độc hạiđược Bệnh viện Đa khoa tư nhân Lê Ngọc Tùng (Tây Ninh) chôn lấp trên một khuđất rộng hơn 2.300 m2 trong gần một năm [13] Bên cạnh đó, hoạt động thu hồi vàtái chế CTR Y tế có một số nơi không thực hiện đúng quy chế quản lý CTRYT đã

Trang 30

ban hành [12] Như sự việc vi phạm quy định tái chế rác thải tại bệnh viện BạchMai trong năm 2016 [4]

Theo kết quả khảo sát về việc thực hiện quy định về đảm bảo môi trường, xử

lý chất thải y tế tại các cơ sở y tế tại Hà Nội từ năm 2009 – 2013 cho thấy, trên địabàn Thành phố Hà Nội hiện đang sử dụng hai mô hình xử lý, tiêu hủy CTRYT: Một

là, mô hình xử lý tại chỗ bằng lò đốt, trong đó có 18 bệnh viện có hệ thống lò đốtđược trang bị; Hai là mô hình xử lý tập trung bằng cách thuê một đơn vị khác thugom, vận chuyển xử lý tập trung tại nơi khác, trong đó có 23 bệnh viện ký hợp đồngvới doanh nghiệp có tư cách pháp nhân [27]

Trong báo cáo môi trường Quốc gia năm 2011 của Bộ Y tế cho thấy khốilượng CTR y tế nguy hại được xử lý đạt tiêu chuẩn chiếm 68% tổng lượng phát sinhCTR y tế nguy hại trên toàn quốc CTR y tế xử lý không đạt chuẩn (32%) là nguyênnhân gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng Các thành phốlớn như Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội đã có xí nghiệp xử lý CTR y tế nguy hại vậnhành tốt, tổ chức thu gom và xử lý, tiêu huỷ CTR y tế nguy hại cho toàn bộ cơ sở y

tế trên địa bàn CTR y tế nguy hại của các tỉnh, thành phố khác hiện được xử lý vàtiêu huỷ với các mức độ khác nhau: một số địa phương như Thái Nguyên, HảiPhòng, Cần Thơ đã tận dụng tốt lò đốt trang bị cho cụm bệnh viện, chủ độngchuyển giao lò đốt cho công ty môi trường đô thị tổ chức vận hành và thu gom xử lýCTR y tế nguy hại cho toàn tỉnh, thành phố; Nghệ An có lò đốt đặt tại bệnh việntỉnh xử lý CTR y tế nguy hại cho các bệnh viện khác thuộc địa bàn thành phố, thị

xã Một số thành phố lớn đã bố trí lò đốt CTR y tế nguy hại tập trung tại khu xử lýchung của thành phố Tỷ lệ lò đốt CTR y tế phân tán được vận hành tốt chỉ chiếmkhoảng xấp xỉ 50% số lò được trang bị, có vùng chỉ đạt 20% Nếu xét mức độ xử lýcủa các cơ sở y tế theo tuyến trung ương và địa phương, các sở sở trực thuộc Bộ Y

tế có mức độ đầu tư xử lý CTR y tế nguy hại cao hơn hẳn các cơ sở tuyến địaphương Bên cạnh lí do về công nghệ và trình độ quản lý, thì thiếu kinh phí vậnhành là yếu tố quan trọng dẫn đến các lò đốt hoạt động phân tán không đạt hiệuquả[12]

Trang 31

1.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến QLCTRYT

Tại các nước trên thế giới, đặc biệt là tại các nước đang phát triển, quản lýchất thải y tế nói chung và chất thải rắn y tế nói riêng đang là vấn đề đáng quan tâm.Việc quản lý chất thải chưa được thực hiện tốt trong khi chất thải y tế ngày càngtăng về số lượng và mức độ nguy hại Những vấn đề tồn tại trong khi quản lý chấtthải là: Thiếu kinh phí; Thiếu các quy định pháp luật về xử lý chất thải gây khókhăn cho công tác quản lý; sự thiếu giám sát khi thực hiện dẫn đến việc quản lý chấtthải y tế được thực hiện không chính xác [30] Nghiên cứu của KizitoKuchibanda và Aloyce W Mayo tại hành phố Shinyanga, Tanzani cho rằng, việcnhân viên quản lý chất thải không được đào tạo chính quy và sự thiếu quan tâm củalãnh đạo bệnh viện cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý chất thải [32] Tại các tỉnh Free State Đông Bắc, Nam Phi, 10 bệnh viện được chọn đểkhảo sát thực trạng quản lý chất thải y tế Nhìn chung, các nhân viên y tế khôngthực hiện đúng quy định hướng dẫn, quản lý chất thải y tế không được ưu tiên quantâm tại các bệnh viện này, ngân sách dành cho quản lý chất thải y tế không đủ.Những kết quả này đề ra một yêu cầu cấp thiết là cần tăng cường nhận thức của cán

bộ quản lý tốt hơn là đào tạo cho các nhân viên Bởi vì các nhà lãnh đạo có quyềnquyết định các chính sách và chiến lược ưu tiên tại cơ sở của họ quản lý [35]

Tại Việt Nam, để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng, các cơ

sở y tế cũng tăng theo khiến lượng chất thải y tế gia tăng nhanh chóng Để quản lývấn đề này, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều quy định, thông tư, hướng dẫn

về quản lý chất thải Văn bản được ban hành gần nhất là thông tư 58/TTLT/BYT –BTNMT về quy định quản lý chất thải y tế Trong thông tư này, quy định rõ từngkhâu trong quy trình quản lý chất thải, ngoài ra còn hướng dẫn về các loại hồ sơ sổsách, quy định giảm thiểu chất thải trong cơ sở y tế,… [8]

Lãnh đạo thiếu chú trọng đến công tác quản lý chất thải y tế trong bệnh viện,dẫn đến các chương trình tập huấn, đào tạo cho nhân viên y tế, chương trình tuyêntruyền, giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân và người nhà bị hạn chế

Nghiên cứu của Hoàng Thị Thúy, Phan Văn Tường năm 2011 tại bệnh viện

đa khoa Đông Anh cho thấy tỷ lệ nhân viên phân loại chất thải là 82,4%, thu gom

Trang 32

là 52,6%, vận chuyển là 52,5%, lưu trữ chất thải là 100,0% Thiếu kinh phí, sựquan tâm, ý thức của cán bộ nhân viên, công tác đào tạo, kiểm tra giám sát đượccoi là yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt động phân loại, thu gom và vận chuyển,lưu trữ chất thải[17].

Nghiên cứu của tác giả Tống Vĩnh Phú và cộng sự về đánh giá nhận thức,thái độ của điều dưỡng đối với việc thu gom, phân loại CTYT tại 6 bệnh việntrong khu vực thành phố Nam Định năm 2008 cho kết quả Hơn 90% điều dưỡngcủa các bệnh viện đánh giá công tác quản lý và xử lý CTYT là rất quan trọng.Mức độ quan tâm đến công tác quản lý và xử lý chất thải, tỉ lệ rất quan tâm là80% Mức độ tích cực của điều dưỡng trong việc tham gia lớp tập huấn về quản lý

và xử lý chất thải là 83,1%[20]

1.4 Quản lý chất thải rắn Y tế

1.4.1 Quy trình quản lý chất thải rắn y tế [8]

Bảng 1.5 Quy trình quản lý chất thải rắn Y tế theo thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT

Các bước thực hiện Trách nhiệm Nội dung/ yêu cầu

Bác sỹ, điều dưỡngviên, bệnh nhân,người nhà bệnhnhân, khách thăm

- Xác định các nhóm CTRYT ( chất thải lâynhiễm, chất thải nguy hại không lây nhiễm.CTYT thông thường)

- Phân loại CTYT nguy hại và CTYT thôngthường phân loại tại nơi phát sinh, thời điểmphát sinh

- Từng loại CTYT phân loại riêng vào trongbao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thảitheo quy định

- Chất thải lây nhiễm để lẫn với chất thải kháchoặc ngược lại thì hỗn hợp chất thải phải thugom, lưu trữ như chất thải lây nhiễm

Hộ lý - Các loại chất thải được thu gom riêng từ nơi

phát sinh về khu vực lưu trữ chất thải

Trang 33

- Chất thải được thu gom vào các thùng túitheo đúng quy cách, mầu sắc quy định

- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải xử

lý sơ bộ trước khi thu gom về khu lưu trữ, xử

lý chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế.Nhân viên KSNK

phụ trách khu vụclưu trữ CTRYT

- Chất thải được lưu trữ riêng theo từng ôhoặc trong dụng cụ, thiết bị lưu trữ khác nhau;

- Thiết bị lưu chứa nguy hại phải đáp ứng cácyêu cầu theo quy định

- Nơi lưu giữ tập trung phải luôn có đầy đủcác dụng cụ, phương tiện thu gom chất thải

- Lưu giữ chất thải lây nhiễm theo đúng thờigian quy định

+ Khoa KSNK+ Chủ vận chuyển,chủ xử lý

- Cơ sở xử lý bên ngoài bệnh viện có giấyphép xử lý chất thải nguy hại hoặc giấy phéphành nghề quản lý chất thải nguy hại

- Có xe chuyên dụng vận chuyển chất thải

- Dụng cụ lưu chứa chất thải trên phương tiệnvận chuyển đáp ứng đủ yêu cầu theo quy định

- CTRYT được đóng gói kỹ, tránh bị bục vỡkhi vận chuyển

+ Khoa KSNK+ Chủ xử lý

- Lựa chọn công nghệ không đốt, thân thiệnvới môi trường và đảm bảo sử lý đạt quychuẩn

- Chất thải y tế nguy hại được xử lý đạt quychuẩn về môi trường

1.4.2 Quản lý CTRYT theo thông tư 58/2015/TTLT – BYT – BTNMT 1.4.2.1 Phân định chất thải y tế

Gồm 3 loại: chất thải lây nhiễm, chất thải nguy hại không lây nhiễm và chấtthải thông thường

Vận chuyển

Lưu

trữ

Xử lý

Trang 34

Chất thải lây nhiễm

Chất thải sắc nhọn là chất thải lây nhiễm có thể gây ra các vết cắt hoặc xuyên

thủng, bao gồm: kim tiêm; bơm liền kim tiêm; đầu sắc nhọn của dây truyền; kimchọc dò; kim châm cứu; lưỡi dao mổ; đinh, cưa dùng trong phẫu thuật và các vậtsắc nhọn khác

Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: chất thải thấm, dính, chứa máu

hoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly;

Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: Mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng,

dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các phòng xétnghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên theo quy định tại Nghị định số 92/2010/NĐ-

CP ngày 30/8/2010 của Chính phủ

Chất thải giải phẫu bao gồm: các mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ và xác

động vật thí nghiệm

Chất thải hóa học nguy hại không lây nhiễm

Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại; Dược phẩm thải

bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất; Thiết bị y

tế vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân và các kim loại nặng; Chấthàn răng amalgam thải bỏ;

Chất thải nguy hại khác theo quy định tại thông tư số 36/2015/TT-BTNMTngày 30/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thảinguy hại [8]

Chất thải rắn y tế thông thường

Là chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của conngười và chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế; Chất thải rắn thông thường phát sinh

từ cơ sở y tế không thuộc Danh mục chất thải y tế nguy hại hoặc thuộc Danh mụcchất thải nguy hại theo quy định theo thông tư 36/2015/TT-BTNMT nhưng có yếu

tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại [8]

1.4.2.2 Bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế

Bảo đảm lưu chứa an toàn chất thải, có khả năng chống thấm và có kích thướcphù hợp với lượng chất thải lưu chứa

Trang 35

Màu sắc của bao bì, dụng cụ thiết bị lưu chứa được quy định: màu vàng đốivới chất thải lây nhiễm, màu đen đối với chất thải nguy hại không lây nhiễm; màuxanh đối với chất thải y tế thông thường, màu trắng đối với chất thải chất thải táichế

Bao bì, dụng cụ đựng chất thải y tế sử dụng phương pháp đốt không làm bằngnhựa PVC

Thùng, hộp đựng chất thải có nắp đóng, mở thuận tiện trong quá trình sử dụng.Thùng, hộp đựng chất thải sắc nhọn phải có thành, đáy cứng không bị xuyên thủng Thùng, hộp đựng chất thải có thể tái sử dụng theo đúng mục đích lưu chứa saukhi đã được làm sạch và để khô [8]

1.4.2.3 Phân loại chất thải y tế

Nguyên tắc phân loại chất thải y tế:

− Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường phải phân loại để quản lý ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm phát sinh;

− Từng loại chất thải y tế phải phân loại riêng vào trong bao bì, dụng cụ, thiết

bị lưu chứa chất thải theo quy Trường hợp các chất thải y tế nguy hại không có khả năng phản ứng, tương tác với nhau và áp dụng cùng một phương pháp xử lý có thể được phân loại chung vào cùng một bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa;

− Khi chất thải lây nhiễm để lẫn với chất thải khác hoặc ngược lại thì hỗn hợpchất thải đó phải thu gom, lưu giữ và xử lý như chất thải lây nhiễm

 Vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải:

− Mỗi khoa, phòng, bộ phận phải bố trí vị trí để đặt các bao bì, dụng cụ phân loại chất thải y tế;

− Vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải y tế phải có hướng dẫn cách phân loại và thu gom chất thải

 Phân loại chất thải y tế:

− Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: Đựng trong thùng hoặc hộp có màu vàng;

− Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót

Trang 36

1.4.2.4 Thu gom chất thải y tế

Thu gom chất thải lây nhiễm:

− Chất thải lây nhiễm phải thu gom riêng từ nơi phát sinh về khu vực lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế;

− Trong quá trình thu gom, túi đựng chất thải phải buộc kín, thùng đựng chất thải phải có nắp đậy kín, bảo đảm không bị rơi, rò rỉ chất thải trong quá trình thu gom;

− Cơ sở y tế quy định tuyến đường và thời điểm thu gom chất thải lây nhiễm phù hợp để hạn chế ảnh hưởng đến khu vực chăm sóc người bệnh và khu vực khác trong cơ sở y tế;

− Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải xử lý sơ bộ trước khi thu gom về khu lưu giữ, xử lý chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế;

− Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế ít nhất 01 (một) lần/ngày;

− Đối với các cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05 kg/ngày, tần suất thu gom chất thải lây nhiễm sắc nhọn từ nơi phát sinh về khu lưu

Trang 37

giữ tạm thời trong khuôn viên cơ sở y tế hoặc đưa đi xử lý, tiêu hủy tối thiểu là 01 (một) lần/tháng[8].

Thu gom chất thải nguy hại không lây nhiễm:

− Chất thải nguy hại không lây nhiễm được thu gom, lưu giữ riêng tại khu lưugiữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế;

− Thu gom chất hàn răng amalgam thải và thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng có chứa thủy ngân: Chất thải có chứa thủy ngân được thu gom và lưu giữ riêng trong các hộp bằng nhựa hoặc các vật liệu phù hợp và bảo đảm không bị rò rỉ hay phát tán hơi thủy ngân ra môi trường

Thu gom chất thải y tế thông thường:

Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế và chất thải y tế thôngthường không phục vụ mục đích tái chế được thu gom riêng

1.4.2.5 Lưu giữ chất thải y tế

Cơ sở y tế bố trí khu vực lưu giữ chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở y tế đáp ứng các yêu cầu

Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế nguy hại tại khu lưu giữ chất thải trong cơ sở y tế thực hiện thống nhất theo quy định của Thông tư này và phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường phải lưu giữ riêng tại khu vực lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế

Chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm phải lưu giữ riêng trừ trường hợp các loại chất thải này áp dụng cùng một phương pháp xử lý

Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế và chất thải y tế thôngthường không phục vụ mục đích tái chế được lưu giữ riêng

Thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm:

+ Đối với chất thải lây nhiễm phát sinh tại cơ sở y tế, thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm tại cơ sở y tế không quá 02 ngày trong điều kiện bình thường

Trang 38

Trường hợp lưu giữ chất thải lây nhiễm trong thiết bị bảo quản lạnh dưới 8°C, thời gian lưu giữ tối đa là 07 ngày Đối với cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05 kg/ngày, thời gian lưu giữ không quá 03 ngày trong điều kiện bình thường và phải được lưu giữ trong các bao bì được buộc kín hoặc thiết bị

lưu chứa được đậy nắp kín;

+ Đối với chất thải lây nhiễm được vận chuyển từ cơ sở y tế khác về để xử lý theo mô hình cụm hoặc mô hình tập trung, phải ưu tiên xử lý trong ngày Trường hợp chưa xử lý ngay trong ngày, phải lưu giữ ở nhiệt độ dưới 20°C và thời gian lưu giữ tối đa không quá 02 ngày

Cơ sở y tế thực hiện các quy định có liên quan đến lưu giữ, khu vực lưu giữchất thải y tế nguy hại theo quy định tại Thông tư này[8]

1.4.2.6 Giảm thiểu chất thải y tế

Cơ sở y tế phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu phát sinh chất thải y tế theo thứ

tự ưu tiên sau:

− Lắp đặt, sử dụng các thiết bị, dụng cụ, thuốc, hóa chất và các nguyên vật liệu phù hợp, bảo đảm hạn chế phát sinh chất thải y tế

− Đổi mới thiết bị, quy trình trong hoạt động y tế nhằm giảm thiểu phát sinh chất thải y tế

− Quản lý và sử dụng vật tư hợp lý và hiệu quả

1.4.2.7 Vận chuyển chất thải y tế để xử lý theo mô hình tập trung

− Vận chuyển chất thải nguy hại không lây nhiễm: thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT

− Vận chuyển chất thải lây nhiễm: thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này và phải đáp ứng các yêu cầu

− Vận chuyển chất thải y tế thông thường thực hiện theo quy định pháp luật

về quản lý chất thải thông thường

1.4.2.8 Xử lý chất thải y tế nguy hại

− Chất thải y tế nguy hại phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về

Trang 39

môi trường.

− Ưu tiên lựa chọn các công nghệ không đốt, thân thiện với môi trường và bảo đảm xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

− Hình thức xử lý chất thải y tế nguy hại theo thứ tự ưu tiên sau:

− Xử lý tại cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung có hạng mục xử lý chất thải y tế;

− Xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm cơ sở y tế (chất thải y tế củamột cụm cơ sở y tế được thu gom và xử lý chung tại hệ thống, thiết bị xử lý của một

−Nội dung và trình tự báo cáo

1.4.2.10 Hồ sơ quản lý chất thải y tế

Hồ sơ liên quan đến các thủ tục môi trường

Hồ sơ liên quan đến quản lý chất thải y tế

Báo cáo quan trắc, giám sát chất lượng môi trường định kỳ

Sổ giao nhận chất thải y tế nguy hại; chứng từ chất thải nguy hại; các biên bản thanh tra, kiểm tra và báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; sổ nhật ký vận hành, bảo trì, bảo dưỡng

Trang 40

thiết bị, hệ thống xử lý chất thải y tế được lưu trữ với thời hạn 05 (năm) năm[8].

1.5 Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu

Bệnh viện Đa khoa huyện Hiệp Hoà được tách ra từ Trung tâm Y tế huyệnHiệp Hoà theo Quyết định số 97/QĐ-UB ngày 06/12/2005 của UBND tỉnh BắcGiang việc thành lập Bệnh viện Đa khoa huyện Hiệp Hoà Đến nay Bệnh viện đãđược UBND tỉnh Bắc Giang nâng hạng lên thành bệnh viện đa khoa hạng II, hiệnnay bệnh viện hoạt động với quy mô 200 giường[3]

- Tổ chức bộ máy bệnh viện gồm có:

+ Lãnh đạo bệnh viện: Có 01 Giám đốc và 02 phó Giám đốc

+ Các khoa, phòng bệnh viện gồm: 05 Phòng chức năng (Phòng Kế hoạchtổng hợp, phòng Điều dưỡng, phòng Tổ chức cán bộ, phòng Tài chính kế toán,phòng Hành chính quản trị); 10 Khoa Lâm sàng (Khoa Nhi - Hồi sức cấp cứu, khoaNgoại tổng hợp, khoa Nội - Truyền Nhiễm, khoa Y học cổ truyền, khoa Phục hồichức năng, khoa Phụ sản, khoa Khám bệnh, khoa Dược - Trang thiết bị y tế, khoaKiểm soát nhiễm khuẩn, khoa Liên chuyên khoa); 02 Khoa Cận lâm sàng (KhoaChẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng và khoa Xét nghiệm)

- Tình hình nhân lực của bệnh viện:

+ Năm 2015: Có 195 cán bộ; Năm 2016: Có 203 cán bộ;; Năm 2017: Có 223cán bộ (tính đến 31/12/2017)[1],[2],[3]

- Hoạt động chuyên môn khám, chữa bệnh

+ Hoạt động khám, chữa bệnh và điều trị ngoại trú

Số lượng người bệnh đến khám bệnh tăng dần theo hàng năm, từ 165.314lượt khám bệnh năm 2015 tăng lên 211.210 lượt năm 2017 Bên cạnh đó, công tácđiều trị ngoại trú tiếp tục được duy trì, củng cố, quản lý các bệnh mạn tính khônglây nhiễm (Đái tháo đường, Tăng huyết áp, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Hen phếquản), tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh đã ghi được nhiều kết quả số ngườibệnh đến khám, điều trị tăng dần qua các năm

+ Hoạt động điều trị nội trú

Đơn vị luôn tập trung thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của bệnh viện là khám,chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân Bệnh viện luôn hoàn thành và hoàn

Ngày đăng: 28/07/2019, 18:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w