1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH và một số yếu tố ẢNH HƯỞNG đến TUÂN THỦ vệ SINH TAY THƯỜNG QUY của điều DƯỠNG, hộ SINH tại một số KHOA THUỘC BỆNH VIỆN PHỤ sản TRUNG ƯƠNG

71 289 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

CÙ THU HƯỜNGKIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUÂN THỦ VỆ SINH TAY THƯỜNG QUY CỦA ĐIỀU DƯỠNG, HỘ SINH TẠI MỘT SỐ KHOA THUỘC BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG ĐỀ CƯƠNG LUẬN V

Trang 1

CÙ THU HƯỜNG

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ

ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUÂN THỦ VỆ SINH TAY THƯỜNG QUY CỦA ĐIỀU DƯỠNG, HỘ SINH TẠI MỘT SỐ KHOA

THUỘC BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

Trang 3

CÙ THU HƯỜNG

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ

ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUÂN THỦ VỆ SINH TAY THƯỜNG QUY CỦA ĐIỀU DƯỠNG, HỘ SINH TẠI MỘT SỐ KHOA

THUỘC BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG

Chuyên ngành : Quản lý Bệnh viện

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌCPGS.TS NGÔ VĂN TOÀN

HÀ NỘI - 2018

Trang 4

Tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo các bộ môn, phòng ban Trường Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.

Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS Ngô Văn Toàn, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và cung cấp những kiến thức khoa học cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn:

- Ban Giám đốc bệnh viện, các khoa, phòng ban của bệnh viện Phụ Sản Trung Ương, đặc biệt là phòng điều dưỡng và khoa kiểm soát nhiễm khuẩn đã luôn động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn.

- Các anh chị em và bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ và ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập và thu thập số liệu.

Cuối cùng tôi xin gửi lòng biết ơn tới toàn thể gia đình, những người yêu quý của tôi đã luôn động viên, chia sẻ với tôi về tinh thần, thời gian và công sức để có thể vượt qua mọi khó khăn, trở ngại trong quá trình học tập

và hoàn thành luận văn.

Hà Nội, ngày 10 tháng 0 6 năm 201 8

Tác giả

Trang 5

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Một số khái niệm cơ bản 3

1.2 Cơ sở khoa học và tầm quan trọng của vệ sinh tay 4

1.2.1 Cơ sở khoa học của vệ sinh bàn tay 4 1.2.2 Tầm quan trọng của vệ sinh tay 4 1.2.3 Nhiễm khuẩn bệnh viện 7 1.3 Các nghiên cứu về kiến thức, thực hành vệ sinh tay và một số yếu tố liên quan 10 1.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới 10 1.3.2 Nghiên cứu tại Việt Nam 11 1.3.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành vệ sinh tay ở nhân viên y tế 12 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

2.1 Đối tượng nghiên cứu 16

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn 16 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ 16 2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 16

2.3 Phương pháp nghiên cứu 17 2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 17

2.3.2 Cỡ mẫu và chọn mẫu 17

2.3.3 Phương pháp thu thập số liệu 17

2.3.4 Xử lý và phân tích số liệu 19

2.3.5 Hạn chế trong nghiên cứu, sai số và các biện pháp khắc phục

24 2.3.6 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 25

Trang 6

3.2 Kiến thức về VSTTQ của đối tượng nghiên cứu 273.3 Thực hành tuân thủ VSTTQ của đối tượng nghiên cứu 303.4 Yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành tuân thủ VSTTQ của điềudưỡng, hộ sinh tại 04 khoa thuộc Bệnh viện Phụ sản Trung ương 34Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN 41

DỰ KIẾN KẾT LUẬN 42

DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ 43TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

Bảng 1.1: Các yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ vệ sinh tay ở nhân viên y tế 13

Bảng 2.1: Các biến số, chỉ số trong nghiên cứu 21

Bảng 3.1: Thông tin về tuổi, giới của đối tượng nghiên cứu 26

Bảng 3.2: Thông tin về trình độ chuyên môn của đối tượng nghiên cứu 26

Bảng 3.3: Thâm niên công tác của đối tượng nghiên cứu 26

Bảng 3.4: Khoa công tác của đối tượng nghiên cứu 27

Bảng 3.5: Thông tin về đào tạo của đối tượng nghiên cứu 27

Bảng 3.6: Kiến thức của ĐTNC về 5 thời điểm VSTTQ 27

Bảng 3.7: Kiến thức của ĐTNC về tác dụng của VSTTQ 28

Bảng 3.8: Kiến thức của ĐTNC về dung dịch VST phù hợp nhất 29

Bảng 3.9: Tỷ lệ tuân thủ VST trước khi tiếp xúc với người bệnh 30

Bảng 3.10: Tỷ lệ tuân thủ VST trước khi làm thủ thuật vô khuẩn 30

Bảng 3.11: Tỷ lệ tuân thủ VST sau khi tiếp xúc với máu và dịch cơ thể 30

Bảng 3.12: Tỷ lệ tuân thủ VST sau khi tiếp xúc với người bệnh 30

Bảng 3.13: Tỷ lệ tuân thủ VST sau khi tiếp xúc với đồ dùng, bề mặt xung quanh người bệnh 31

Bảng 3.14: Phương thức VSTTQ của điều dưỡng, hộ sinh 31

Bảng 3.15: Tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh tuân thủ đúng đủ các bước của quy trình VSTTQ 32

Bảng 3.16: Phân bố tỷ lệ % tuân thủ VSTTQ theo khoa làm việc 32

Bảng 3.17: Mối liên quan giữa một số đặc trưng cá nhân, các yếu tố tăng cường và kiến thức của điều dưỡng, hộ sinh về VSTTQ 34

Bảng 3.18: Mối liên quan giữa một số đặc trưng cá nhân và thực hành VSTTQ 35

Bảng 3.19: Mối liên quan giữa yếu tố tạo điều kiện, các yếu tố tăng cường và thực hành VSTTQ 36

Trang 8

thực hành chưa đạt 37Bảng 3.22: Mối liên quan giữa kiến thức về vệ sinh tay với một số yếu tố cá

nhân và yếu tố tăng cường của điều dưỡng, hộ sinh theo môhình hồi quy logistic 38Bảng 3.23: Mối liên quan giữa thực hành vệ sinh tay với một số yếu tố cá nhân

của điều dưỡng, hộ sinh theo mô hình hồi quy logistic 39Bảng 3.24: Mối liên quan giữa thực hành vệ sinh tay với yếu tố tạo điều

kiện và các yếu tố tăng cường của điều dưỡng, hộ sinh theo môhình hồi quy logistic 40

Trang 9

Hình 1.2 Khung lý thuyết nghiên cứu 15

Hình 3.1: Tỷ lệ ĐTNC sắp xếp đúng thứ tự các bước trong quy trình VSTTQ 28

Hình 3.2: Phân loại kiến thức chung về VSTTQ của ĐTNC 29

Hình 3.3: Thực hành VSTTQ của điều dưỡng, hộ sinh 33

Hình 3.4: Phân bố thực hành VSTTQ của điều dưỡng, hộ sinh theo thời điểm quan sát 33

Trang 10

AH1N1 Cúm AH1N1

BVĐK Bệnh viện đa khoa

CDC Trung tâm phòng ngừa kiểm soát bệnh Hoa KỳĐTNC Đối tượng nghiên cứu

KSNK Kiểm soát nhiễm khuẩn

MRSA Tụ cầu kháng kháng sinh Methicillin

NKBV Nhiễm khuẩn bệnh viện

NVYT Nhân viên y tế

RTTQ Rửa tay thường quy

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV)

là các nhiễm khuẩn xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi người bệnh nhập viện vàkhông hiện diện cũng như không có ở giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện

Có nhiều tác nhân gây NKBV như nấm, vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng [1]

NKBV là một trong những thách thức và mối quan tâm rất lớn tại ViệtNam cũng như trên toàn thế giới Nhiều nghiên cứ cho thấy NKBV làm tăng

tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện và tăng chi phí điềutrị Theo thống kê, tỷ lệ NKBV chiếm khoảng 5 - 10% ở các nước phát triển

và 15- 20% ở các nước đang phát triển [2]

Có nhiều yếu tố gây ảnh hưởng NKBV như: môi trường ô nhiễm, bệnhtruyền nhiễm, xử lý dụng cụ, các thủ thuật xâm lấn nhưng ô nhiễm bàn tay củanhân viên y tế (NVYT) là một mắt xích quan trọng trong dây truyền NKBV.TCYTTG khẳng định “Chăm sóc sạch là chăm sóc an toàn” và “Vệ sinhtay (VST) là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất trong phòng ngừa NKBV”.Đây là giải pháp rẻ tiền nhất, dễ thực hiện và hiệu quả nhất [3]

Nhiều nghiên cứu cũng khẳng định VST với dung dịch sát khuẩn taychứa cồn là biện pháp quan trọng nhất để dự phòng sự lây truyền tác nhân gâybệnh trong các cơ sở y tế Một nghiên cứu tại Thụy Sỹ cho thấy: Khi tỷ lệ tuânthủ VST của NVYT tăng từ 48% lên 66% thì tỷ lệ NKBV giảm từ 16,9%xuống còn 9,9% [4]

Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2007) cho thấy97,6% NVYT cho rằng VST làm giảm nguy cơ NKBV ở người bệnh và96,1% cho rằng việc này sẽ giảm NKBV ở NVYT [5] Tại các cơ sở khám,chữa bệnh thì điều dưỡng là người có thời gian tiếp xúc với người bệnh nhiềunhất Phần lớn các hoạt động chăm sóc, trị liệu trên người bệnh đều do điềudưỡng thực hiện Nếu bàn tay người điều dưỡng mà nhiễm khuẩn thì ngườibệnh sẽ có nguy cơ cao mắc nhiễm khuẩn bệnh viện

Trang 12

Năm 2007, Vụ Điều trị Bộ Y tế đã ban hành công văn số 7517/BYT-Đtrquy định và hướng dẫn quy trình VST thường quy [6] Năm 2009, Bộ Y tế đãban hành thông tư số 18/2009/TT-BYT ngày 14 tháng 10 năm 2009 hướngdẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) tại các cơ sởkhám chữa bệnh, trong đó đã quy định thầy thuốc, NVYT, sinh viên - họcsinh và người bệnh, người nhà người bệnh khi đến bệnh viện phải VST theoquy định và hướng dẫn của cơ sở khám chữa bệnh [7] Ngày 28/8/2017, Bộ Y

tế đã ban hành quyết định số 3916/ QĐ-BYT về các hướng dẫn KSNK trongcác cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong đó có hướng dẫn thực hành VST [8].Bệnh viện Phụ sản Trung ương là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành vềlĩnh vực Sản phụ khoa Bệnh viện là tuyến cao nhất có chức năng khám, cấpcứu, điều trị và phòng bệnh, mỗi ngày bênh viện tiếp nhận hàng nghìn ngườibệnh đến khám và điều trị nên vấn đề KSNK luôn được bệnh viện ưu tiênhàng đầu đặc biệt là vệ sinh bàn tay Bệnh viện đã và đang triển khai chươngtrình VST theo hướng dẫn của Bộ Y tế Tuy nhiên cho đến nay bệnh việnchưa có nghiên cứu nào đánh giá khảo sát về việc tuân thủ VST và kiến thứcVST của điều dưỡng và hộ sinh tại bệnh viện Xuất phát từ thực tế trên tôi tiếnhành nghiên cứu đề tài:

“Kiến thức, thực hành và một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng, hộ sinh tại một số khoa thuộc bệnh viện Phụ sản Trung ương” với 2 mục tiêu:

1 Mô tả kiến thức, thực hành tuân thủ vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng, hộ sinh tại 04 khoa lâm sàng thuộc Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2018.

2 Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành tuân thủ

vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng, hộ sinh tại các khoa được nghiên cứu.

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Một số khái niệm cơ bản

- Bệnh viện: Theo tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG), bệnh viện là một

bộ phận của một tổ chức mang tính y học và xã hội, có chức năng đảm bảocho nhân dân được chăm sóc sức khỏe toàn diện cả về y tế, phòng bệnh vàchữa bệnh Công tác điều trị ngoại trú của bệnh viện tỏa tới tận gia đình nằmtrong phạm vi quản lý của bệnh viện Bệnh viện còn là nơi đào tạo cán bộ y tế

và nghiên cứu y sinh học

- NKBV: Theo tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) NKBV là“các nhiễm

khuẩn xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi bệnh nhân nhập viện và không hiện diện cũng như không có ở giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện”.

- Vệ sinh tay: là một thuật ngữ chung để chỉ hoặc rửa tay bằng xà

phòng thường, rửa tay bằng xà phòng khử khuẩn hoặc chà tay bằng dung dịch

vệ sinh tay chứa cồn

- Rửa tay: là rửa tay với nước và xà phòng.

- Chà tay khử khuẩn: Là chà toàn bộ bàn tay bằng dung dịch vệ sinh

tay chứa cồn (không dùng nước) nhằm làm giảm lượng vi khuẩn có trên bàntay Những chế phẩm vệ sinh tay chứa cồn thường chứa 60% đến 90% cồnethanol hoặc isopropanol hoặc kết hợp các loại cồn trên với một chất khửkhuẩn khác

- Rửa tay khử khuẩn: là rửa tay với nước và xà phòng khử khuẩn.

- Cơ hội VST: theo TCYTTG, cơ hội VST là “Một thời điểm khi có

nguy cơ lây truyền mầm bệnh thực tế hoặc tiềm tàng từ một bề mặt (hoặc bệnh nhân) này tới bề mặt (hoặc bệnh nhân khác) thông qua bàn tay”.

- Tuân thủ VST trong nghiên cứu này là: rửa tay với nước và xà phòng

hoặc dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn/ cồn tại các thời điểm cần VST và thựchiện đúng đủ 6 bước của quy trình RTTQ

Trang 14

- Vùng kề cận người bệnh: là vùng xung quanh người bệnh như

giường bệnh, bàn, ga trải giường, các dụng cụ thiết bị trực tiếp phục vụ ngườibệnh Vùng kề cận người bệnh thường ô nhiễm các VSV có từ người bệnh

1.2 Cơ sở khoa học và tầm quan trọng của vệ sinh tay

1.2.1 Cơ sở khoa học của vệ sinh bàn tay

Trong suốt thế kỷ thứ XIX, ở Châu Âu và Hoa Kỳ, 25% bà mẹ sinh contại bệnh viện đã tử vong do sốt hậu sản, nguyên nhân là do vi khuẩnStreptococcus pyogenes Năm 1843, bác sĩ Oliver Wendell Holmes (Hoa Kỳ)cho rằng: VSBT có thể phòng ngừa được sốt hậu sản Trước tỉ lệ sốt hậu sảntại các bệnh viện ở Hoa Kỳ, ông tin tưởng rằng nguyên nhân chính là do sựlây truyền vi khuẩn từ sản phụ này sang sản phụ khác qua bàn tay các bác sỹ

Ý kiến của ông đã bị nhiều bác sĩ cùng thời phản đối [9]

1.2.2 Tầm quan trọng của vệ sinh tay

Bàn tay là vật trung gian truyền bệnh

NVYT hàng ngày dùng bàn tay là công cụ để khám chữa bệnh và chămsóc người bệnh, do đó bàn tay của NVYT thường xuyên tiếp xúc với da, máu,dịch tiết sinh học, dịch tiết của người bệnh Các vi khuẩn gây bệnh từ bệnhnhân truyền qua tay của NVYT, làm cho bàn tay của NVYT là nguồn chứacác vi khuẩn gây bệnh tiềm năng [1] 05 bước bàn tay phát tán mầm bệnh:

- Mầm bệnh định cư trên da người bệnh và bề mặt các đồ vật

- Mầm bệnh bám vào da tay củaNVYT

- Mầm bệnh sống trên da tay

- Vệ sinh tay ít dẫn đến da tay nhiễm khuẩn

- Da tay nhiễm khuẩn phát tán mầm bệnh sang người bệnh, đồ vật [1].Trong một nghiên cứu được thực hiện trên 77 bàn tay của NVYT tạibệnh viện Chợ Rẫy - TP Hồ Chí Minh cho kết quả, trung bình có 267,378 vikhuẩn/cm2 trong đó: Bàn tay bác sĩ có chứa 275,110 vi khuẩn/cm2; bàn tayđiều dưỡng chứa 126,875 vi khuẩn/cm2 [1]

Trang 15

Các chủng vi khuẩn thường có trên bàn tay NVYT [10]:

+ Vi khuẩn định cư: Ít có khả năng gây nhiễm khuẩn trừ khi chúng xâmnhập vào cơ thể qua các thủ thuật xâm lấn như phẫu thuật, đặt catherter lòngmạch Cần VST bằng hóa chất khử khuẩn như cồn hoặc chlorhexidine vớithời gian đủ dài nhằm loại bỏ các vi khuẩn này

+ Vi khuẩn vãng lai: Loại vi khuẩn này xuất hiện ở bàn tay NVYT khibàn tay bị nhiễm bẩn từ bệnh nhân hoặc các đồ vật bẩn trong môi trường bệnhviện trong qua trình chăm sóc và điều trị Vi khuẩn vãng lai gồm mọi sinh vật

có mặt trong môi trường bệnh viện (vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng) và là thủphạm chính gây lên NKBV, có thể loại bỏ hầu hết các vi khuẩn này bằng biệnpháp VSTTQ với nước và xà phòng thường hoặc chà xát tay bằng dung dịchVST có chứa cồn

Hiệu quả của vệ sinh tay và mối liên quan với nhiễm khuẩn bệnh viện:+ Vệ sinh tay đúng cách sẽ làm loại bỏ hầu hết lớp vi sinh vật gây raNKBV cho bệnh nhân

+ NKBV lây truyền qua một số con đường, trong đó lây truyền thông quabàn tay của NVYT là phổ biến nhất [10]

+ NKBV gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng không chỉ vớibệnh nhân mà còn với các NVYT Sự tuân thủ VSTTQ của NVYT (VST vớinước và xà phòng, VST với dung dịch sát khuẩn tay có chứa cồn) được coi làbiện pháp đơn giản và hiệu quả nhất để phòng ngừa hiệu quả NKBV [10].Nhiều nghiên cứu cũng khẳng định VSTTQ bằng dung dịch có chứa cồn làbiện pháp quan trọng nhất để dự phòng sự lây truyền tác nhân gây bệnh trong các

cơ sở y tế [4] Một nghiên cứu ở Thụy Sỹ từ năm 1994 đến năm 1997 trên20.000 cơ hội VST của NVYT tại bệnh viện Geneva đã cho thấy: Khi tỷ lệ tuânthủ VST của NVYT tăng từ 48% (1994) lên 66% (1997) thì tỷ lệ NKBV giảm từ16,9% (1994) xuống còn 6,9% (1997) [4] Tại Việt Nam, can thiệp làm tăng sựtuân thủ VST của NVYT cũng mang lại hiệu quả tích cực trong việc làm giảm tỷ

lệ NKBV từ 17,1% trước can thiệp xuống còn 4,8% sau can thiệp [11]

Trang 16

Đánh giá được tầm quan trọng của VSTTQ trong việc phòng ngừa vàgiảm bớt tỷ lệ NKBV, từ năm 1996 Bộ Y tế đã ban hành Quy trình VSTTQ cóminh họa bằng hình ảnh Năm 2007, dựa trên hướng dẫn mới nhất của củaTCYTTG về phương pháp VSTTQ và sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn

có chứa cồn, Bộ Y tế đã mời các chuyên gia y tế và chuyên gia kiểm soátnhiễm khuẩn (KSNK) sửa đổi quy trình cho phù hợp với điều kiện của ViệtNam và ban hành công văn số 7517/BYT- Đtr ngày 12 tháng 10 năm 2007 đềnghị các Sở Y tế, các đơn vị tổ chức cho cán bộ, nhân viên bệnh viện học tập

và thực hiện theo hướng dẫn mới và theo Quy trình VST bằng hình ảnh ởnhững vị trí thuận lợi để NVYT thực hiện theo quy định [12] Năm 2009, Bộ

Y tế đã ban hành Thông tư 18/2009/TT-BYT: “Hướng dẫn tổ chức thực hiệncông tác KSNK tại các cơ sở khám chữa bệnh” Điều 1 của Thông tư quyđịnh: “Thầy thuốc, nhân viên y tế, học sinh, sinh viên thực tập tại các cơ sởkhám chữa bệnh phải tuân thủ VST đúng chỉ định và đúng kỹ thuật theohướng dẫn của Bộ Y tế Người bệnh và người nhà người bệnh, khách đếnthăm phải VST theo quy định và hướng dẫn của cơ sở khám, chữa bệnh” [7].Các thời điểm nhân viên y tế bắt buộc phải vệ sinh bàn tay bao gồm:+ Trước khi tiếp xúc với bệnh nhân

+ Trước khi làm thủ thuật vô khuẩn

+ Sau khi tiếp xúc với bệnh nhân

+ Sau khi tiếp xúc với máu và dịch cơ thể

+ Sau khi tiếp xúc vùng xung quanh bệnh nhân

Quy trình VSTTQ của NVYT với nước và xà phòng hoặc với dung dịchsát khuẩn tay chứa cồn gồm 6 bước như hình vẽ sau:

Trang 17

Hình 1.1 Quy trình rửa tay thường quy 1.2.3 Nhiễm khuẩn bệnh viện

* Định nghĩa nhiễm khuẩn bệnh viện:

Theo TCYTTG, NKBV là “các nhiễm khuẩn xuất hiện sau 48 giờ kể từkhi bệnh nhân nhập viện và không hiện diện cũng như không có ở giai đoạn ủbệnh tại thời điểm nhập viện” [13]

* Tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện

a) Vi khuẩn

Vi khuẩn gây NKBV có thể từ hai nguồn gốc khác Vi khuẩn nội sinh,thường cư trú ở lông, tuyến mồ hôi, tuyến chất nhờn, bình thường trên da cókhoảng 13 loài vi khuẩn ái khí được phân bố khắp cơ thể và có vai trò ngăncản sự xâm nhập của vi sinh vật (VSV) gây bệnh Một số vi khuẩn nội sinh cóthể trở thành căn nguyên nhiễm trùng khi khả năng bảo vệ tự nhiên của vậtchủ bị tổn thương Vi khuẩn ngoại sinh, là vi khuẩn có nguồn gốc ngoại lai, cóthể từ dụng cụ y tế, NVYT, không khí, nước hoặc lây nhiễm chéo giữa cácngười bệnh [14]

b) Vi rút

Một số vi rút có thể lây truyền NKBV như vi rút viêm gan B và C (lâytruyền qua đường máu, lọc máu, đường tiêm truyền, nội soi), các vi rút hợp

Trang 18

bào đường hô hấp, SARS và vi rút đường ruột (Enteroviruses) truyền qua tiếpxúc từ tay - miệng và theo đường phân- miệng Các vi rút khác cũng luôn lâytruyền trong bệnh viện như Cytomegalovirus, HIV, Ebola, Influenza, Herper,Varicella - Zoster [14].

* Đường lây truyền nhiễm khuẩn bệnh viện

Có 3 đường lây truyền chính trong cơ sở y tế là lây qua tiếp xúc, giọt bắn

và qua không khí [15]

+ Lây qua đường tiếp xúc là đường lây nhiễm quan trọng và phổ biến nhấttrong NKBV (chiếm 90% các NKBV) và được chia làm hai loại khác nhau làlây nhiễm qua đường tiếp xúc trực tiếp (trực tiếp với các tác nhân gây bệnh)

và lây qua tiếp xúc gián tiếp (tiếp xúc với vật trung gian truyền bệnh) Nhiễmkhuẩn huyết cũng được coi là một dạng đặc biệt của lây truyền qua tiếp xúcbởi các phương tiện dụng cụ có chứa vi khuẩn xâm nhập vào đường máu.+ Lây qua đường giọt bắn: Khi các tác nhân gây bệnh chứa trong các giọtnhỏ bắn ra khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện bắn vào kết mạc mắt, niêmmạc mũi, miệng của người tiếp xúc

+ Lây qua đường không khí xẩy ra do các giọt bắn li ti chứa tác nhân gâybệnh, có kích thước < 5 micromet Những bệnh có khả năng lây truyền bằngđường không khí như lao phổi, sởi, thủy đậu, đậu mùa, cúm, quai bị, SARS khi

có làm thủ thuật khí dung…

Trang 19

* Hậu quả của nhiễm khuẩn bệnh viện

Nhiễm khuẩn bệnh viện gây ra những hậu quả nặng nề với bệnh nhâncũng như các NVYT Các hậu quả của NKBV bao gồm:

(a) Tăng chi phí và tăng ngày điều trị:

Tại Việt Nam, thông tin tại Đại hội Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nộinăm 2008 cho biết, mỗi NKBV làm kéo dài thời gian nằm viện trung bình từ 9,4đến 24,3 ngày và tang chi phí điều trị trung bình từ 2 đến 32,3 triệu đồng [16].Đây là số tiền lớn so với mức thu nhập bình quân của người dân Việt Nam tạithời điểm năm 2008 là 1024 USD, tương đương gần 16 triệu đồng [17]

Theo thống kê của CDC năm 2009, ước tính hàng năm Hoa Kỳ phải chimột số tiền cho việc điều trị NKBV là từ 28 đến 48 tỷ đô la mỹ [18], cao hơntổng ngân sách của Việt Nam chi cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội năm

2008 (494,600 tỷ đồng) [19] Nhiều nghiên cứu tiến hành tại các bệnh viện ở

Mỹ cho thấy, NKBV kéo dài thêm thời gian nằm viện trung bình từ 7,4 đến9,4 ngày [19]

(b) Tăng sự kháng thuốc của vi sinh vật

Nhiễm khuẩn bệnh viện không những gây hậu quả nặng nề về mặt lâmsàng, kinh tế mà còn là nguyên nhân làm tăng sự kháng thuốc của VSV, làmxuất hiện những chủng vi khuẩn đa kháng kháng sinh là nguyên nhân dẫn đến

tử vong trong các bệnh viện Tại Mỹ, tháng 10/2010, CDC công bố số ngườichết do MRSA (tụ cầu kháng kháng sinh Methicillin) đã vượt quá số ngườichết do AIDS Trong số các bệnh viện được khảo sát, MRSA được tìm thấy ở

176 bệnh nhân, chiếm 45%, trong đó 7,7% bị lây khi đang nằm viện TạiChâu Á, các chủng loại vi khuẩn đa kháng kháng sinh được xác định lànguyên nhân gây ra từ 70% đến 80% trường hợp lây nhiễm trong bệnh viện.Theo giáo sư Xiao Yonghong của Viện Dược lý lâm sang - Trường Đại họcBắc Kinh, tỷ lệ lây nhiễm MRSA trong các bệnh viện Trung Quốc đã tăng từ30% lên 70% [20]

Trang 20

1.3 Các nghiên cứu về kiến thức, thực hành vệ sinh tay và một số yếu tố liên quan

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu được thựchiện tại các bệnh viện nhằm đánh giá tỷ lệ tuân thủ rửa tay của NVYT

1.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Nghiên cứu nổi tiếng của Pitte và cộng sự tại Thụy Sỹ cho thấy 48% điềudưỡng tuân thủ VST thường quy (VSTTQ) và sau 3 năm có chương trình canthiệp thấy tỷ lệ tuân thủ VSTTQ tăng lên tới 66% Một nghiên cứu khác nhằmthu thập các thông tin về VSTTQ để từ đó đưa ra các biện pháp KSNK Trong sốcác sinh viên điều dưỡng Thổ Nhĩ Kỳ được hỏi theo bộ câu hỏi, có 80,2% sinhviên trả lời có VSTTQ sau mỗi lần làm thủ thuật cho bệnh nhân,thời gian trungbình một lần VSTTQ từ 1 phút trở lên chiếm 71,9% Kết luận từ nghiên cứu chothấy tất cả các sinh viên đều được học về cách VST nhưng thực sự sinh viên vẫnchưa quan tâm tới VST và chưa thực hành được kiến thức đã học [21]

Tuân thủ VST phòng tránh được NKBV, tuy nhiên tỷ lệ tuân thủ VSTcủa NVYT còn rất thấp Tại Hoa Kỳ, một số nghiên cứu về tỷ lệ này đượcthực hiện trong khoảng từ năm 1991 đến năm 2000 cho thấy tỷ lệ tuân thủ chỉđạt 29% đến 40% [22]

Năm 2002, tại Italia, Nonile và cộng sự đã tiến hành đánh giá kiến thức,thái độ và thực hành VST của NVYT tại các khoa hồi sức tích cực tại 24 bệnhviện vùng Campania và Calabria Kết quả cho thấy 53,2% NVYT có kiến thứcđúng, tỷ lệ có thái độ tích cực về VST là 96,8%, thái độ tích cực của nhómNVYT có trình độ học vấn cao và nhóm nữ, lớn tuổi cao hơn có ý nghĩa thống

kê so với các nhóm khác Trong nghiên cứu này, tỷ lệ TTRT của NVYT tại thờiđiểm trước khi chăm sóc người bệnh đạt 60% và sau chăm sóc đạt 72,5% [23].Nghiên cứu của Khaled M và cộng sự thực hiện năm 2008 tại bệnh việnĐại học Ain Shams (Cairo, Ai Cập) cho thấy điều dưỡng có kiến thức VST tốthơn bác sĩ nhưng các bác sĩ lại là những người tuân thủ tốt hơn (37,5%), tuynhiên, tỷ lệ VST đúng của họ chỉ là 11,6% [24]

Trang 21

Năm 2010 nghiên cứu của B.Allegranzi và cộng sự tại 47 quốc gia chothấy tỷ lệ TTRT của mẫu nghiên cứu là 60,4% [25].

1.3.2 Nghiên cứu tại Việt Nam

Khoảng 10 năm trở lại đây việc vệ sinh bàn tay mà ở đây là vấn đề VSTcủa NVYT được chú trọng hơn tại Việt Nam, do đó đã có nhiều nghiên cứuliên quan tới vấn đề này

Nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng và cộng sự thực hiện tại một số bệnhviện khu vực phía Bắc vào năm 2005 cho thấy tỷ lệ NVYT nhận thức về VSTchưa tốt ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi Trong nghiên cứu này, tỷ lệ NVYT cónhận thức tốt về VST chỉ đạt 41,2% [17]

Nghiên cứu can thiệp của Nguyễn Việt Hùng, Trương Anh Thư và cộng

sự thực hiện năm 2005 cho thấy: Trước can thiệp tỷ lệ tuân thủ VST (TTRT)của NVYT chỉ đạt 6,3% Sau 4 tháng tổ chức chiến dịch vận động NVYT tăngcường VST, tỷ lệ TTRT đã tăng lên 65,7% [26]

Trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Hà năm 2010 về kiến thức và thựchành vệ sinh bàn tay tại một số bênh viện ở Hưng Yên trên đối tượng bác sỹ,điều dưỡng và kĩ thuật viên cho thấy tỷ lệ đạt về kiến thức của nhân viên y tế

là 35,9%, tỷ lệ tuân thủ rửa tay chung là 39% trong đó cao nhất là nhóm điềudưỡng và nữ hộ sinh 10,9% (p<0,001 ) và tại khoa Nội 22,5% Tuân thủ rửatay của nhân viên y tế khác nhau ở từng bệnh viện, từng khoa, từng đối tượngnghiên cứu và phụ thuộc vào thời gian làm việc sáng hay chiều [27]

Nghiên cứu của Bàng Thị Thanh Huyền năm 2010 tại BVĐK tỉnh HòaBình cho thấy 72% NVYT có nhận thức tốt về vai trò của VSBT Tỷ lệ này ở

nữ là 76,1% cao hơn có ý nghĩa thống kê sao với nam (62,5%) Tuy tỉ lệ cónhận thức tốt về vai trò của VSBT khá cao nhưng tỷ lệ TTRT chỉ đạt 34%,trong đó điều dưỡng tuân thủ VSBT tốt hơn bác sỹ (34,9% so với 27%) [28].Năm 2010, Đặng Thị Vân Trang đã khảo sát tỷ lệ tuân thủ VST theo 5 thờiđiểm tại bệnh viện Chợ Rẫy Kết quả cho thấy tỷ lệ tuân thủ VST của NVYT

Trang 22

trung bình là 25,7%, tỷ lệ tuân thủ VST của điều dưỡng (67,5%) cao hơn so vớibác sĩ (24,6%), kỹ thuật viên (3,1%), nhân viên khác (4,8%) Tỷ lệ tuân thủ VSTlần lượt là 17,0% trước khi tiếp xúc bệnh nhân, 31,8% trước thao tác vô khuẩn,56,7% sau tiếp xúc dịch, 29,2% sau tiếp xúc bệnh nhân và 12,3% sau khi chạmvào môi trường xung quanh bệnh nhân.Tỷ lệ tuân thủ rửa tay khác nhau ở khoaHồi sức (36,1%), các khoa Nội (21,6%), và các khoa Ngoại (28,4%) [29].

Nghiên cứu của Hoàng Thị Xuân Hương trước và sau can thiệp về vệsinh bệnh viện tại Bệnh viện Đống Đa, Hà Nội năm 2010 được thực hiện trênđối tượng bác sĩ và điều dưỡng cho thấy kiến thức sau can thiệp đạt yêu cầucủa NVYT vềVST tăng lên 12,7% (p< 0,001) [30]

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Anh (2012) về kiến thức và tỷ lệ tuânthủ VSTTQ của điều dưỡng Bệnh viện Xanh Pon Hà Nội cho thấy 70,1% điềudưỡng có kiến thức tốt về thực hành VST Điều dưỡng khoa Ngoại có kiếnthức tốt hơn khoa Nội (63,6% so với 36,4%), tỷ lệ tuân thủ các cơ hội VST là58%, tỷ lệ tuân thủ buổi sáng cao hơn buổi chiều (60,7% so với 50,3%) [15].Nghiên cứu của Phùng Văn Thủy năm 2014 về tuân thủ VST thường quycủa NVYT tại BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy: số có cơ hội tuân thủ VSTTQchiếm 39,5% tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay thường quy cao nhất tại các thời điểmsau khi tiếp xúc với máu và dịch tiết của bệnh nhân chiếm 76,4% Có 14,8%nhân viên y tế có thực hành VSTTQ đạt (tức là tất cả các cơ hội được quan sátđều có VST) [31]

Nghiên cứu của Lê Thanh Hiệp, Trần Thị Xuân Thùy và cộng sự (2015)

về kiến thức và thực hành về rửa tay thường quy của điều dưỡng - hộ sinhBVĐK Tịnh Biên cho thấy 84,4% điều dưỡng - hộ sinh có kiến thức chungđúng về VST 73,3% điều dưỡng, hộ sinh thực hành chung đúng về VST [32]

1.3.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành vệ sinh tay ở nhân viên y tế

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ VST ở NVYT gồm thiếu phươngtiện, thiếu kiến thức, thiếu NVYT (quá tải), lạm dụng găng, thiếu kiểm tragiám sát và thiếu các biện pháp tạo dựng thói quen VST (Bảng 1.1)

Trang 23

Bảng 1.1: Các yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ vệ sinh tay ở nhân viên y tế

Các yếu tố thu được qua giám sát trực tiếp:

- Bác sỹ: Tuân thủ kém hơn điều dưỡng

- Hộ lý: Tuân thủ kém hơn điều dưỡng

- Nam: Tuân thủ kém hơn nữ

- Làm việc ở khu vực cấp cứu, hồi sức tích cực

- Thời gian làm việc trong tuần (không phải ngày cuối tuần)

- Mang găng tay

- Các thực hành chăm sóc có nguy cơ lây nhiễm cao

- Khu vực chăm sóc đòi hỏi tần suất VST cao

Các yếu tố thu được qua phỏng vấn nhân viên y tế:

- Hóa chất VST gây khô da hoặc kích ứng da

- Bồn rửa tay thiếu hoặc bố trí ở nơi không thuận tiện

- Thiếu dung dịch rửa tay, thiếu hoặc không có khăn lau tay

- Quá bận, không đủ thời gian

- NB quá đông, thiếu nhân viên

- Cần tập trung thời gian cho chăm sóc NB

- VST làm ảnh hưởng tới mối liên hệ giữa NVYT và NB

- Nguy cơ lây nhiễm chéo (từ NB sang NVYT) không cao

- Mang găng nên không cần VST

- Thiếu kiến thức về các quy trình/hướng dẫn thực hành VST

- Quên không VST

- Không được yêu cầu hoặc hướng dẫn từ người có trách nhiệm

- Không tin tưởng về hiệu quả VST trong phòng ngừa NKBV

- Không đồng ý với quy trình VST

- Thiếu thông tin khoa học liên quan giữa VST và NKBV

Một số yếu tố khác:

- Thiếu các biện pháp thúc đẩy VST từ lãnh đạo khoa/bệnh viện

- Thiếu sự quan tâm của lãnh đạo khoa/bệnh viện

- Thiếu các biện pháp hành chính liên quan tới thực hành VST (phêbình, khiển trách, khen thưởng)

* Pittet D Improving compliance with hand hygiene in hospitals Infect Control Hosp Epidemiol 2000;21:381-6.

Trang 24

Theo nghiên cứu của Lò Thị Hà và cộng sự tại bệnh viện Việt Nam Cu

Ba năm 2013 cho thấy có 85,1% các bác sỹ, điều dưỡng đã hiểu đúng kháiniệm vệ sinh tay Tuy nhiên, chỉ có 73,3% đối tượng nghiên cứu cho rằng vệsinh tay là biện pháp quan trọng và đơn giản nhất để phòng ngừa nhiễm khuẩnbệnh viện 20,8% các bác sỹ, điều dưỡng có kiến thức chưa đúng về thời gianthích hợp để vệ sinh tay Chỉ có 48,5% đối tượng nghiên cứu có kiến thứcđúng về vị trí vi khuẩn được tìm thấy nhiều nhất trên bàn tay

Các điều dưỡng có tỷ lệ kiến thức đúng về vệ sinh tay thường quy, tácchính nhân gây NKBV và thái độ đúng về 5 thời điểm vệ sinh tay cao hơnnhiều so với bác sỹ (p<0,05) Các bác sỹ, điều dưỡng tại khối ngoại (RM,TMH, PTTH-HM) có tỷ lệ kiến thức đúng cao hơn nhiều so với các khối nội(Nội, Nhi, Đông Y) Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh về

tỷ lệ kiến thức đúng của vệ sinh tay theo thâm niêm công tác của các đốitượng nghiên cứu [33]

Theo nghiên cứu về kiến thức, thực hành của Điều dưỡng - Hộ sinh vềrửa tay thường quy tại các khoa lâm sàng BVĐK Tịnh Biên Năm 2015 chothấy, nhóm tuổi < 30 có kiến thức chung đúng cao nhất: 100%; nhóm tuổi từ

30 - 40 có kiến thức chung đúng thấp hơn : 88,5%; nhóm tuổi > 40 có kiếnthức chung đúng thấp nhất: 50% Giới nam có kiến thức chung đúng 83.3%tương đương với nữ 84.8% có kiến thức chung đúng Trình độ cao đẳng, đạihọc 100% có kiến thức chung đúng cao hơn trình độ trung học 81.6% có kiếnthức chung đúng

Nhóm tuổi < 30 thực hành chung đúng là 72,7% Nhóm tuổi từ 30 - 40thực hành chung đúng là 73,1% Nhóm tuổi > 40 thực hành chung đúng là75%, các tỷ lệ là tương đương nhau Giới nam thực hành chung đúng là83.3% cao hơn nữ thực hành chung đúng là 69,7% Trình độ cao đẳng, đạihọc thực hành chung đúng chiếm 85,7% cao hơn trình độ trung học thực hànhchung đúng là 71,1% Theo thống kê cho thấy tỷ lệ giữa các nhóm tuổi, giớitính, trình độ có kiến thức chung đúng và thực hành chung đúng không có sựkhác biệt nhiều, và không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05[32]

Trang 25

Thâm niên công tác

Nơi làm việc (khoa,

Tăng tỉ

lệ nhiễm khuẩn bệnh viện

Trang 26

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Các điều dưỡng, hộ sinh trực tiếp chăm sóc người bệnh tại 4 khoa lâm sàngsau: Khoa Hồi sức cấp cứu, khoa Sản nhiễm khuẩn, khoa Sản bệnh lý, khoa Đẻ

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn

- Là các điều dưỡng và hộ sinh đang trực tiếp chăm sóc người bệnh tại

04 khoa lâm sàng sau: Khoa Hồi sức cấp cứu, khoa Sản nhiễm khuẩn, khoaSản bệnh lý, khoa Đẻ

- Điều dưỡng, hộ sinh tự nguyện tham gia nghiên cứu

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

- Điều dưỡng, nữ hộ sinh không trực tiếp chăm sóc người bệnh (Điều

dưỡng, hộ sinh làm hành chính, nghỉ thai sản, đi học)

- Điều dưỡng, hộ sinh từ chối tham gia hoặc không tham gia đầy đủ quá

trình nghiên cứu

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 06/2018 đến tháng 04/2019( thu thập

số liệu từ tháng 08/2018 đến tháng 12/2018)

- Địa điểm nghiên cứu:

Bệnh viện Phụ sản Trung Ương là Bệnh viện chuyên khoa hạng I đầungành về sản phụ khoa Bệnh viện có 09 phòng chức năng, 14 khoa lâm sàng,

09 khoa cận lâm sàng và 7 trung tâm Bệnh viện được giao chỉ tiêu 1060giường bệnh, với 1391 cán bộ công nhân viên chức và người lao động trong

đó có 228 bác sỹ, 648 điều dưỡng và nữ hộ sinh còn lại là kỹ thuật viên.Trong 14 khoa lâm sàng có các khoa Hồi sức cấp cứu, khoa Sản nhiễm khuẩn,

Trang 27

khoa Sản bệnh lý là những nơi tập trung nhiều người bệnh nặng nhất viện,hơn nữa người bệnh thường có bệnh lý kèm theo nên sức đề kháng của ngườibệnh kém ; khoa Đẻ là nơi tập trung các sản phụ đến sinh, hàng ngày số lượngsản phụ vào sinh rất đông nên tần suất hoạt động của hộ sinh tại khoa Đẻnhiều nhất viện Vì vậy nếu điều dưỡng, hộ sinh tại các khoa trên không tuânthủ rửa tay thường quy sẽ dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, kéo dài thờigian điều trị đặc biệt có thể gây tử vong cho người bệnh Đây là đặc điểmquan trọng để lựa chọn các khoa trên tham gia trong nghiên cứu này.

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu.

- Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích

2.3.2 Cỡ mẫu và chọn mẫu

Chọn mẫu thuận tiện lấy tất cả các điều dưỡng và hộ sinh đủ điều kiệntham gia nghiên cứu tại 4 khoa lâm sàng trên Ước lượng khoảng 110 ngườitham gia nghiên cứu

2.3.3 Phương pháp thu thập số liệu

Công cụ thu thập số liệu:

- Bộ câu hỏi phát vấn thu thập thông tin về kiến thức, một số yếu tố ảnhhưởng đến tuân thủ VST thường quy của điều dưỡng, hộ sinh được xây dựngtheo tiêu chuẩn của TCYTTG, ngoài phần thông tin chung và các yếu tố tạođiều kiện,yếu tố tăng cường, bộ câu hỏi gồm 19 câu hỏi đánh giá kiến thức

của điều dưỡng, hộ sinh về VSTTQ (Phụ lục 1).

- Quan sát có bảng kiểm checklist về thực hành VST thường quy Bảngkiểm quan sát thực hành được xây dựng dựa trên bộ công cụ và cách tiến hànhđánh giá tuân thủ VST của TCYTTG và quy trình vệ sinh tay của Bộ Y tế banhành Trong đó có 5 thời điểm cần rửa tay khi chăm sóc người bệnh để quansát điều dưỡng, hộ sinh có tuân thủ VST tại thời điểm đó hay không và đánh

Trang 28

dấu vào phiếu (phụ lục 4…) Bảng kiểm quy trình rửa tay thường quy để quan

sát điều dưỡng và hộ sinh có tuân thủ đúng đủ 6 bước hay không và đánh dấu

vào phiếu (phụ lục 5).

Phương pháp thu thập số liệu:

- Đo lường kiến thức về VSTTQ của điều dưỡng và hộ sinh được thựchiện bằng phương pháp phát vấn thu thập thông tin về kiến thức, một số yếu tốảnh hưởng đến tuân thủ VST thường quy của điều dưỡng, hộ sinh với bộ câuhỏi có cấu trúc được thiết kế sẵn Nhóm nghiên cứu gồm 4 điều dưỡng và hộsinh thuộc mạng lưới KSNK của bệnh viện, là những người có kinh nghiệmtrong việc giám sát tuân thủ VSTTQ Nhóm nghiên cứu viên được tập huấn vềcách sử dụng và chấm điểm bộ công cụ đánh giá kiến thức về VSTTQ

Trước khi tiến hành điều tra trên toàn bộ mẫu, bộ câu hỏi được điều trathử trên 10 điều dưỡng và hộ sinh để điều chỉnh cho phù hợp Nghiên cứuviên giải thích rõ mục đích nghiên cứu, cách điền thông tin trên phiếu điều tracho các điều dưỡng và hộ sinh tham gia, đặc biệt nhấn mạnh thông tin thuđược rất quan trọng đối với nghiên cứu, để đảm bảo tính chính xác và độ tincậy của thông tin, đề nghị điều dưỡng và hộ sinh hợp tác, không trao đổi trongquá trình điền phiếu Sau đó, điều tra viên phát phiếu và giám sát các điềudưỡng và hộ sinh tự điền phiếu Sau 20 phút khi các đối tượng nghiên cứuhoàn thành phiếu, nghiên cứu viên khiểm tra phiếu để đảm bảo không cóthông tin nào để trống

- Xác định tỷ lệ tuân thủ VSTTQ của điều dưỡng và hộ sinh được thựchiện bằng phương pháp quan sát không tham gia có bảng kiểm checklist vềthực hành VST thường quy và điền vào 2 bảng kiểm theo mẫu của TCYTTG

về 5 thời điểm VST và bảng kiểm quy trình RTTQ do Bộ Y tế quy định

- Trước khi quan sát, nhóm quan sát viên được tập huấn để thống nhấtcách quan sát, cách điền bảng kiểm và đặc biệt là đảm bảo tính khách quan

Trang 29

trong quá trình quan sát Trước khi tiến hành quan sát thực hành, nghiên cứuviên chính báo cho khoa biết được sẽ xuống khoa quan sát VST vào một thờiđiểm bất kỳ mà không thông báo trước Các quan sát viên dùng bảng kiểmquan sát Với bảng kiểm tuân thủ các điểm thời VST, trong bảng kiểm ghi rõ

5 thời điểm điều dưỡng, hộ sinh cần VST khi chăm sóc người bệnh Các quansát viên dựa trên 5 thời điểm rửa tay cần thực hiện khi chăm sóc người bệnh

mà quan sát xem điều dưỡng và hộ sinh có/không tuân thủ VST tại thời điểm

đó và đánh dấu vào phiếu đánh giá tuân thủ rửa tay Phiếu này được xây dựngdựa trên bộ công cụ và cách tiến hành đánh giá tuân thủ rửa tay đã được chuẩnhóa của Tổ chức Y tế thế giới

- Với bảng kiểm quy trình RTTQ, trong bảng kiểm ghi rõ 6 bước của quytrình rửa tay, các quan sát viên quan sát xem điều dưỡng, hộ sinh có thực hiệnđúng các bước hay thực hiện không đúng hoặc bỏ bước trong quy trình RTTQ

và đánh đấu vào phiếu đánh giá Nhóm quan sát viên chia nhau để đi các khoalâm sàng quan sát ngẫu nhiên, chọn vị trí quan sát phù hợp để không gây sựchú ý của đối tượng được quan sát, không để điều dưỡng, hộ sinh biết mìnhđang bị quan sát, nhưng vẫn đảm bảo quan sát được đầy đủ các hoạt động màđiều dưỡng và hộ sinh thực hiện khi chăm sóc người bệnh [15] Mỗi điềudưỡng, hộ sinh được quan sát trong thời gian 10 - 20 phút, đảm bảo có ít nhất

1 quy trình rửa tay được quan sát Mỗi điều dưỡng, hộ sinh được quan sát sẽghi vào một bảng kiểm

2.3.4 Xử lý và phân tích số liệu

Sau mỗi ngày điều tra, nghiên cứu viên chính kiểm tra và làm sạch cácphiếu trả lời của điều dưỡng và hộ sinh, ghép cặp phiếu phát vấn và bảng kiểmquan sát Mọi thông tin được nhập liệu bằng phần mền Epidata 3.0 và phân tích

số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0 Các kiểm định thống kê suy luận được sử

Trang 30

dụng như kiểm định Khi bình phương χ2 để phân tích mối liên quan giữa cácyếu tố cá nhân, kiến thức và thực hành VSTTQ của điều dưỡng và hộ sinh.

- Cách đánh giá kiến thức và thực hành VSTTQ:

+ Đánh giá kiến thức về VSTTQ: Với 19 câu đánh giá kiến thức vềVSTTQ, điểm tối đa cho phần đánh giá kiến thức là: 19 điểm Kiến thức đượcđánh giá là đạt khi số điểm ≥ 13 điểm (≥2/3 số điểm tuyệt đối); chưa đạt khi

số điểm <13 điểm (phụ lục2).

+ Đánh giá thực hành VSTTQ: đánh giá thực hành VSTTQ theo 5 thờiđiểm VST và tuân thủ thực hiện đúng, đủ 6 bước quy trình RTTQ của điềudưỡng, hộ sinh được thực hiện bằng phương pháp quan sát không tham giavới bảng kiểm theo mẫu của TCYTTG và quy trình RTTQ của Bộ Y tế

Điều dưỡng, hộ sinh được đánh giá có thực hành VSTTQ là đạt (tức cótuân thủ VSTTQ) khi có VST với nước và xà phòng hoặc với cồn/ dung dịchVST có chứa cồn ở tất cả các thời điểm VST được quan sát, đồng thời đạt ≥

80% số điểm khi thực hiện quy trình RTTQ ( phụ lục 5).

Nghiên cứu đánh giá kiến thức như một yếu tố có ảnh hưởng đến thựchành tuân thủ VSTTQ của điều dưỡng, hộ sinh và tìm hiểu mối liên quan giữacác yếu tố cá nhân đến kiến thức và tuân thủ VSTTQ và mối liên quan giữacác yếu tố tạo điều kiện với tuân thủ VSTTQ VSTTQ đúng là VST với nước

và xà phòng hoặc cồn/ dung dịch sát khuẩn có chứa cồn

+ Xác định các yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành VSTTQ:Các yếu tố liên quan đến tuân thủ VSTTQ của điều dưỡng và nữ hộ sinhđược xác định bằng phương pháp định lượng: tìm hiểu mối liên quan giữa cácyếu tố cá nhân, yếu tố tăng cường, yếu tố tạo điều kiện và kiến thức với tuânthủ VSTTQ

Trang 31

Bảng 2.1: Các biến số, chỉ số trong nghiên cứu

biến

Phương pháp thu thập

I Đặc trưng cá nhân của đối tượng nghiên cứu

1 Tuổi - Tuổi tính theo năm dương lịch

Trong nghiên cứu chia thành cácnhóm tuổi:

+ ≤ 29 tuổi+ Từ 30 - 39 tuổi+ Từ 40 - 49 tuổi+ ≥ 50 tuổi

- Tính theo văn bằng tốt nghiệp

Trong nghiên cứu chia thành cácnhóm:

+ Sau đại học+ Đại học+ Cao đẳng+ Trung học

Trang 32

- Sau khi tiếp xúc với người bệnh.

- Sau khi tiếp xúc với máu và dịch tiết

Sau khi tiếp xúc với đồ dùng, bềmặt vùng xung quanh người bệnh

2 Kiến thức về

tác nhân gây

NKBV

- Là kiến thức của ĐTNC vềNKBV bao gồm bàn tay NVYT làtác nhân chính gây NKBV

1 Làm ướt bàn tay bằng nước,lấy xà phòng và chà 2 lòng bàntay vào nhau

2 Chà lòng bàn tay này lên mu

và kẽ ngoài các ngón tay của bàntay kia và ngược lại

3 Chà 2 lòng bàn tay vào nhau,miết mạnh các kẽ trong ngón tay

4 Chà mặt ngoài các ngón taynày lên lòng bàn tay kia

5 Dùng bàn tay này xoay ngóncái của bàn tay kia và ngược lại

6 Xoay các đầu ngón tay này vàolòng bàn tay kia và ngược lại Rửasạch tay dưới vòi nước chảy đến cổtay và làm khô tay

Phân loại Phát vấn

Trang 33

sát khuẩn tay bằng cồn và thời gianthực hiện VSTTQ.

III Thực hành tuân thủ VSTTQ của điều dưỡng, hộ sinh

1 Trước khi tiếp

Phân loại Bảng

kiểm

2.3.5 Hạn chế trong nghiên cứu, sai số và các biện pháp khắc phục

- Phương pháp thu thập số liệu để xác định tỷ lệ tuân thủ VSTTQ làphương pháp quan sát không tham gia, trong khi nghiên cứu chỉ thực hiệnphương pháp quan sát cắt ngang, chưa thực hiện quan sát dọc, nhiều đợt theothời gian, do vậy hạn chế tính khái quát của tỷ lệ tuân thủ VSTTQ của điều

Trang 34

dưỡng, hộ sinh thu được trong nghiên cứu so với thực tế.

- Nghiên cứu đo lường được kiến thức của điều dưỡng, hộ sinh về vệsinh bàn tay, tỷ lệ tuân thủ thực hành VSTTQ nhưng chưa đo lường được hiệuquả vệ sinh bàn tay của điều dưỡng, hộ sinh

- Khi xác định tỷ lệ tuân thủ VSTTQ của điều dưỡng, hộ sinh do nguồnnhân lực có hạn chế nên chúng tôi có sử dụng người của bệnh viện để đánhgiá tỷ lệ tuân thủ VST tại bệnh viện Thêm vào đó chúng tôi sử dụng phươngpháp quan sát không tham gia khi đánh giá tỷ lệ tuân thủ VST nên đối tượngnghiên cứu có thể phát hiện ra mình đang bị quan sát do đó có thể họ sẽ có ýthức tuân thủ VST tốt hơn và rửa tay đúng kỹ thuật tại thời điểm quan sát

- Đối tượng nghiên cứu có thể hiểu sai câu hỏi hoặc hiểu không đầy đủ ýhỏi dẫn đến trả lời sai hoặc trả lời thiếu câu hỏi

- Trong quá trình quan sát, để hạn chế việc điều dưỡng, hộ sinh phát hiện

ra mình bị quan sát và có ý thức tuân thủ VSTTQ tốt hơn tại thời điểm đượcquan sát, nghiên cứu viên đã tập huấn cho các quan sát viên về cách chọn vịtrí thích hợp, không gây chú ý, không ảnh hưởng đến thao tác của điều dưỡng,

hộ sinh được quan sát

2.3.6 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

- Nghiên cứu được thực hiện khi được thông qua Hội đồng chấm đề

Trang 35

cương luận văn của Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng.

- Nghiên cứu được thực hiện với sự đồng ý của HĐKHKT và Ban giámđốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương

- Đối tượng nghiên cứu được giải thích rõ hơn về mục đích và nội dungcủa nghiên cứu và chỉ tiến hành khi có sự đồng ý và tự nguyện tham gianghiên cứu

- Trước khi tiến hành quan sát thực hành, nghiên cứu viên chính báo chokhoa biết được sẽ xuống khoa quan sát VST vào một thời điểm bất kỳ màkhông thông báo trước

- Các số liệu thông tin thu thập được chỉ sử dụng cho mục đích nghiêncứu, không sử dụng cho bất cứ mục đích nào khác Mọi thông tin cá nhân củađối tượng nghiên cứu đều được mã hoá, giữ bí mật và báo cáo thông tin tổnghợp chung của toàn bộ đối tượng tham gia nghiên cứu

- Kết quả nghiên cứu được phản hồi tới lãnh đạo bệnh viện Phụ sảnTrung ương nhằm cải thiện tình hình tuân thủ vệ sinh tay của điều dưỡng, hộsinh tại bệnh viện

Ngày đăng: 09/11/2019, 10:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
15. Nguyễn Thị Hồng Anh (2012). Thực trạng và các yếu tố liên quan đến vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng viên lâm sàng bệnh viện Xanh Pôn, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Y tế Công Cộng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và các yếu tố liên quan đếnvệ sinh tay thường quy của điều dưỡng viên lâm sàng bệnh viện XanhPôn
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Anh
Năm: 2012
17. Nguyễn Việt Hùng và Cộng sự (2005). Thực trạng phương tiện vệ sinh tay thường quy, nhận thức và thực hành vệ sinh tay thường quy của Nhân viên y tế tại một số bệnh viện khu vực phía bắc, Tạp chí y học lâm sàng bệnh viện Bạch mai, 136-141 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí y họclâm sàng bệnh viện Bạch mai
Tác giả: Nguyễn Việt Hùng và Cộng sự
Năm: 2005
23. Nonile GC et al (2002). Healtheare personnel and hand decontamination in intensive care units: knowledge, attitudes, and behavior in Italy, Journal of hospital infection. 51(3), 226-232 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of hospital infection
Tác giả: Nonile GC et al
Năm: 2002
24. Khaled M et al (2008). Assessment of knowledge, attitude and practice of hand washing among health care worker in Ain Shams University hospital in Cairo, The Egyption journal of Community Medicine. 26(2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Egyption journal of Community Medicine
Tác giả: Khaled M et al
Năm: 2008
26. Allen C. Steere, Geogre F.Mallison (1975). Handwashing practices for the prevention of nosocomial infection, Anals of Internal Medicine. 83, 683-685 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Anals of Internal Medicine
Tác giả: Allen C. Steere, Geogre F.Mallison
Năm: 1975
27. Nguyễn Văn Hà và Cộng sự (2010). Kiến thức và sự tuân thủ rửa tay tại một số bệnh viện thuộc tỉnh hưng yên, năm 2010, tạp chí y học dự phòng. 16(7), 124-130 Sách, tạp chí
Tiêu đề: tạp chí y học dựphòng
Tác giả: Nguyễn Văn Hà và Cộng sự
Năm: 2010
11. Võ Tuấn (2010). Nhiễm trùng bệnh viện tại Việt Nam: Nguy cơ nhiễm bệnh cho trên 600.000 người mỗi năm Khác
12. Bộ Y tế (2007). Quyết định số :7512/BYT-ĐTr ngày 12 tháng 10 năm 2007 về việc hướng dẫn thực hiện quy trình vệ sinh tay thường quy và sát khuẩn tay nhanh bằng dung dịch chứa cồn Khác
14. Hội điều dưỡng Việt Nam (2012). Tài liệu đào tạo Kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế tuyến cơ sở Khác
16. Võ Tuấn (2010). Nhiễm trùng bệnh viện tại Việt Nam: Nguy cơ nhiễm bệnh cho trên 600.000 người mỗi năm Khác
19. David Schwegman (2008). Prevention of Cross transmission of Microorganisms is Essential to Preventing Outbreak of Hospital - Acquired Infections Khác
20. Phạm Đức Mục (2012). Kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở y tế, Hội thảo Kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế tuyến cơ sở Khác
22. Ministry of Health, Long-Term care (2009). Reporting Hand Hygiene Rates In Hospitals Khác
25. B.Allergranzi et al (2010). First global syrvey on hand-hygiene compliance before patient contact - Results from 47 countries, The 21 European Congress of Clinical Microbiology and Infectious Diseases, Italy Khác
28. Bàn Thị Thanh Huyền (2010). Đánh giá kiến thức, thực hành tuân thủ vệ sinh bàn tay của nhân viên y tế tại bệnh viên đa khoa tỉnh hòa Bình năm 2010 Khác
29. Đặng Thị Vân Trang, Lê Anh Thư (2010). Tỷ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế theo 5 thời điểm của Tổ chức Y tế thế giới", Hội nghị khoa học kỹ thuật Bệnh viện Chợ Rẫy Khác
31. Phùng Văn Thủy (2014). Thực trạng và các yếu tố liên quan đến tuân thủ vệ sinh tay thường quy của nhân viên y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Y tế công cộng, Đại học Y tế công cộng Khác
32. Lê Thanh Hiệp và cộng sự (2015). Khảo sát kiến thức, thực hành của điều dưỡng - nữ hộ sinh về rửa tay thường quy tại các khoa lâm sang BVĐK Tịnh Biên năm 2015 Khác
33. Lò Thị Hà (2014). Kiến thức, thái độ về vệ sinh tay thường quy của bác sí, điều dưỡng tại các khoa lâm sàng bệnh viện Việt Nam - Cu Ba năm 2013, Tạp chí Y học thực hành Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w