ĐẶT VẤN ĐỀBệnh bụi phổi nghề nghiệp là bệnh chiếm tỉ lệ cao nhất trong 34 bệnh nghềnghiệp được bảo hiểm hiện nay ở nước ta.Theo số liệu báo cáo tại hội thảo khoa họcphát triểu mạng lưới
Trang 1LÊ QUANG CHUNG
DICH TỄ HỌC BỆNH BỤI PHỔI THAN VÀ KẾ HOẠCH RỬA PHỔI TRONG CÔNG NHÂN NGÀNH THAN TẠI TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN- KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II TỔ CHỨC – QUẢN LÝ Y TẾ
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 62.72.76.05
Hà Nội, 2018
Trang 2LÊ QUANG CHUNG
DICH TỄ HỌC BỆNH BỤI PHỔI THAN VÀ KẾ HOẠCH RỬA PHỔI TRONG CÔNG NHÂN NGÀNH THAN TẠI TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN- KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II TỔ CHỨC – QUẢN LÝ Y TẾ
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 62.72.76.05
Hà Nội, 2018
Trang 3MỤC LỤC
ĐẶT VẤN
ĐỀ
1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1 Khái niệm về bệnh bụi phổi than 3
1.1.1.Định nghĩa bệnh bụi phổi 3
1.1.2 Bệnh bụi phổi than 3
1.2 Nghiên cứu về mắc bệnh bụi phổi than 8
1.2.1 Nghiên cứu trong nước 8
1.2.2 Nghiên cứu trên thế giới 10
1.3 Can thiệp rửa phổi cho đối tượng lao động mắc bệnh bụi phổi18 1.3.1 Quy trình rửa phổi 18
1.3.2 Nghiên cứu rửa phổi 22
1.4 Cây vấn đề 23
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1 Đối tượng nghiên cứu 24
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 24
2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn 24
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ 24
2.2 Địa điểm nghiên cứu 25
2.3 Phương pháp nghiên cứu 25
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 25
2.3.2 Cỡ mẫu nghiên cứu 25
2.3.3 Kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu 26
2.3.4 Biến số, chỉ số nghiên cứu 26
Trang 42.3.5 Nội dung nghiên cứu 27
2.3.6 Công cụ thu thập thông tin 28
2.3.7 Kỹ thuật thu thâp thông tin 28
2.3.8 Quản lý và xử lý số liệu 31
2.3.9 Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu 31
2.3.10 Đạo đức nghiên cứu 35
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36
3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 36
3.2 Tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi than ở một số Công ty trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, năm 2018 37
3.2.1 Tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi than 37
3.3 Một số yếu tố liên quan tới mắc bệnh bụi phổi than 42
3.3.1 Phân tích đơn biến 42
3.3.2 Phân tích đa biến hồi quy logistic theo dặc điểm dân số học 43
3.4 Lập kế hoạch quản lý việc rửa phổi cho cho người lao động mắc bệnh bụi phổi than 44
3.4.1 Nguồn lực phục vụ ca rửa phổi 44
3.4.2 Kế hoạch bố trí đối tượng đi rửa phổi 45
Chương 4 46
DỰ KIẾN BÀN LUẬN 46
DỰ KIẾN KẾT LUẬN 47
KHUYẾN NGHỊ 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
PHỤ LỤC 53
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tập đoàn TKV Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam
Bệnh viện TKV Bệnh viện Than – Khoáng sản
Trang 7ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh bụi phổi nghề nghiệp là bệnh chiếm tỉ lệ cao nhất trong 34 bệnh nghềnghiệp được bảo hiểm hiện nay ở nước ta.Theo số liệu báo cáo tại hội thảo khoa họcphát triểu mạng lưới ung thư phổi và bệnh phổi nghề nghiệp do Bệnh viện PhổiTrung ương tổ chức ngày 24/6/2015, hiện có gần 28.000 người lao động bị mắcbệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, trong đó số người bị mắccác bệnh bụi phổi là phổ biến nhất chiếm 74,%
Bệnh bụi phổi là bệnh phổi mắc phải do hít phải nhiều bụi hữu cơ hoặc vô cơhay hóa chất kích thích, thường trong một khoảng thời gian dài Vì thế, nhữngngành nghề tiếp xúc với vật liệu có tính chất phân tán thành từng hạt nhỏ như khaithác đá, than, khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc đều có khả năngmắc bệnh bụi phổi Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt bệnh bụi phổi và bệnh bụiphổi nghề nghiệp Yếu tố quyết định để phân biệt hai bệnh này là nguyên nhân phơinhiễm, bệnh bụi phổi trong môi trường dân cư do sự nhạy cảm của cá nhân thì đókhông được coi là bệnh bụi phổi nghề nghiệp Bệnh bụi phổi nghề nghiệp phải docác yếu tố tác hại nghề nghiệp với các chỉ số vượt quá tiêu chuẩn cho phép tại môitrường lao động, việc này phải dựa trên kết quả giám định của các cơ quan chứcnăng được nhà nước cấp phép
Tại Việt Nam đã có kết quả điều tra thực trạng và yếu tố nguy cơ bệnh bụiphổi silic nghề nghiệp (2008) của Cục quản lý môi trường, Bộ Y tế, thực hiện ở 52
cơ sở sản xuất có ô nhiễm bụi trong các ngành nghề khai thác đá, luyện kim, khaithác than, cơ khí và sản xuất vật liệu xây dựng của 5 tỉnh/thành phố công nghiệptrọng điểm là Thái Nguyên, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa và Đồng Nai Tỷ lệhiện mắc bệnh bụi phổi silic là 9,6%, tập trung nhiều ở những công nhân có thờigian tiếp xúc nghề nghiệp với bụi cao trên 15 năm (32,7%) Trong đó, tỷ lệ mắc caonhất là trong công nhân ngành than: 22,8%, sau đó tới công nhân luyện kim 10,5%.Các ngành còn lại như cơ khí, khai thác đá, sản xuất vật liệu xây dựng thấp hơnnhiều 2,4 - 4,9%
Trang 8Bệnh bụi phổi hầu như không chữa khỏi hẳn được vì khi đã hình thành bệnh
sẽ tiến triển nặng dần gây hiện tượng xơ hóa phổi không hồi phục Ngoài ra, người
bị bệnh bụi phổi còn dễ nhiễm các bệnh như lao phổi, viêm phổi và ung thư phổi,đặc biệt nếu người đó có hút thuốc lá Bệnh tiến triển từ vài tháng đến vài năm vàgây nên các biến chứng như lao phổi và suy hô hấp Suy hô hấp cũng là một biếnchứng thường gặp do biến đổi xơ hóa và khí thũng rộng, thường kèm theo tâm phếmạn do tăng huyết áp ở tiểu tuần hoàn, hậu quả của sự phá hủy lưới mao mạch và
sự co thắt các mao quản phổi do giảm oxy huyết Việc quản lý và lập kế hoạch rửaphổi cho những người mắc bệnh bụi than là việc rất cần thiết và không thể thiếuđược đối với việc dự phòng tránh quá trình xơ hóa phổi, suy hô hấp cho nhữngngười lao động mắc bệnh này
Hiện nạy, thông tin về tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi than, dịch tễ học củabệnh bụi phổi than của Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam vẫn chưa
có sẵn Những thông tin này sẽ giúp cho Tập đoàn cũng như Bệnh viện khoáng sản lập kế hoạch quản lý, dự phòng và can thiệp (đặc biệt là rửa phổi) chongười lao động, hoạt động này chưa được thực hiện thường xuyên Do vậy, đề tài:
Than-“Dịch tễ học bệnh bụi phổi than, các yếu tố lên quan đến mắc bệnh bụi phổi than và lấp kế hoạch rửa phổi, quản lý, điều trị bệnh bụi phổi than tại một số công ty thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam năm 2018” Đề tài sẽ góp phần tìm hiểu thực trạng bệnh bụi phổi than, quản lý bệnh từ
đó tìm ra giải pháp can thiệp phù hợp cho người bệnh
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1 Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học bệnh bụi phổi than tại một số Công tytrực thuộc tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam, năm 2018
2 Mô tả một số yếu tố liên quan đến mắc bệnh bụi phổi than ở người laođộng
3 Xây dựng kế hoạch quản lý bệnh bụi phổi than cho người lao động tại một
số Công ty trực thuộc tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam
Trang 9Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Khái niệm về bệnh bụi phổi than
1.1.1.Định nghĩa bệnh bụi phổi
Bệnh bụi phổi theo định nghĩa của ILO (Cơ quan Lao động Quốc tế) năm
1971 là “Bệnh gây nên do sự tích tụ các hạt bụi (một dạng khí dung của các hạt chấtrắn, dao động) trong phổi và các phản ứng của nhu mô phổi đối với sự xâm nhập đó”
Tổn thương giải phẫu của bệnh bụi phổi rất đa dạng nhưng nhìn chung thường gặp nhất là các dạng tổn thương sau
- Phản ứng xơ hóa,
- Khí thũng quanh ổ,
- Biến đổi động mạch,
- Biến đổi phế quản nhỏ thứ phát
Các loại bụi gây bệnh bụi phổi:
- Bụi silic gây bệnh bụi phổi silic (Silicosis)
- Bụi amiăng gây bệnh bụi phổi amiăng (Asbestosis)
- Bụi xi măng
- Bụi than gây bệnh bụi phổi than (Anthracosis)
- Bụi sắt gây bệnh bụi phổi sắt (Siderosis)
- Bụi bông gây bệnh bụi phổi bông (Byssinosis)
1.1.2 Bệnh bụi phổi than
1.1.2.1.Định nghĩa
Bệnh bụi phổi than là bệnh ho dị ứng do hít phải nhiều bụi ở người lao độngkhai thác than (CWP), nguyên nhân do tiếp xúc lâu ngày với bụi than hay còn gọi làbệnh phổi đen
Bệnh bụi phổi than là bệnh hay gặp ở người lao động khai thác mỏ than vànhững người lao động làm việc tiếp xúc với bụi than, bệnh này cũng giống nhưbệnh bụi phổi silic do người lao động hít phải bụi chứa silic và hậu quả lâu dài của
Trang 10thuốc lá ở những người hút thuốc Bụi than hít vào được tích lũy dần trong phổi vàbụi than này nằm lại trong phổi không được đào thải ra ngoài dẫn đến gây viêmphổi, gây xơ hóa phổi và thậm chí gây hoại tử phổi.
Bệnh ho dị ứng do hít phải nhiều bụi ở người lao động khai thác than là thểnặng của bệnh bụi phổi than (anthracosis) (anthrac - than, cacbon) Bệnh nàythường không có dấu hiệu triệu chứng và thường gặp ở cả những những người laođộng gián tiếp và những người dân sống quanh vùng khai thác than do ô nhiễmkhông khí Tiếp xúc thời gian dài và với số lượng lớn bụi cacbon có thể dẫn đếntình trạng mắc bệnh nặng hơn, có hai thể bệnh ho dị ứng do hít phải nhiều bụi thanđơn thuần và thể biến chứng (hoặc xơ hóa mảng tiến triển - PMF) Trường hợp haygặp ở những người lao động tiếp xúc với bụi than là mắc bệnh viêm phế quản côngnghiệp, các bác sĩ lâm sàng thường coi là bệnh viêm phế quản mạn tính (có nghĩa là
ho 3 tháng trong một năm và ít nhất trong 2 năm) kết hợp với tiếp xúc với bụi ở nơilàm việc Tỷ lệ hiện mắc bệnh viêm phế quản công nghiệp khác nhau theo tuổi,nghề nghiệp, tiếp xúc và hút thuốc lá Ở những người lao động khai thác than khônghút thuốc lá (ít bị mắc bệnh viêm phế quản hơn những người hút thuốc), tỷ lệ bịbệnh viêm phế quản công nghiệp vào khoảng 16 đến 17%
Phân loại theo 9-CM bệnh bụi phổi talc có mã số là 500, và theo
ICD-10 mã số là J60
1.1.2.2.Lịch sử
Bệnh bụi phổi than đã được biết từ lâu nhưng đến năm 1950 người ta mớibiết được sự nguy hiểm của nó, nếu như chúng ta không phát hiện được bệnhsớm.Quan điểm hiện nay người ta cho rằng bệnh bụi phổi silic rất nghiêm trọngnhưng nguyên nhân gây bệnh của nó chỉ mỗi bụi chứa silic còn bụi than thì không.Các tập đoàn, công ty khai thác mỏ than đã nhận thấy rằng máy móc khoan khaithác than tạo ra nhiều bụi hơn so với với khai thác than thủ công, nhưng theo nhàkhoa học tên là John L Lewis, bụi than được tạo ra do khai thác than không làmtăng việc mắc bệnh phổi đen (bệnh bụi phổi than) do máy móc đã được trang bịthiết bị hút bụi và làm giảm nồng độ bụi thoát ra ngoài, do vậy sản phẩm khai thácthan được nhiều hơn và tiền lương của người lao động cao hơn Các tập đoàn, công
Trang 11ty khai thác than đã có nhiều chính sách ưu tiên để duy trì khả năng tăng việc thunhập cho người lao động và bảo hiểm xã hội cho người lao động, và yêu cầu ngườilao động khai thác sản lượng than ngày càng nhiều hơn
1.1.2.3 Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra bệnh bụi phổi than là do hít thở phải bụi có chứa nồng
độ cacbon cao (than và nhựa đường có trong than), và hiếm gặp do than chì, ởnhững người lao động tiếp xúc với bụi than đặc biệt là những người lao động cótuổi nghề từ 20 năm trở lên Ngoài ra còn có sự kết hợp với bụi silic trong quá trìnhkhai thác nhất là đối với mỏ than lộ thiên gây ra bệnh bụi phổi than kết hợp với bụiphổi silic
Bệnh bụi phổi than là bệnh ho dị ứng do hít phải nhiều bụi ở công nhân khaithác than (CWP), nguyên nhân do tiếp xúc lâu ngày với bụi than hay còn gọi làbệnh phổi đen
Bệnh bụi phổi than là bệnh hay gặp ở công nhân khai thác mỏ than và nhữngcông nhân làm việc tiếp xúc với bụi than, bệnh này cũng giống như bệnh bụi phổi -silic do công nhân hít phải bụi chứa silic và hậu quả lâu dài của thuốc lá ở nhữngngười hút thuốc Bụi than hít vào được tích lũy dần trong phổi và bụi than này nằmlại trong phổi không được đào thải ra ngoài dẫn đến gây viêm phổi, gây xơ hóa phổi
và thậm chí gây hoại tử phổi
1.1.2.4 Triệu chứng
a.Triệu chứng lâm sàng
Cả hai thể bệnh bụi phổi than thể đơn thuần và biến chứng đều không cótriệu chứng hoặc nếu có chỉ gây ra giảm chức năng phổi rất nhẹ Hầu hết các triệuchứng bệnh phổi mạn tính ở người lao động khai thác than là do các nguyên nhânkhác, như bệnh viêm phế quản mạn tính công nghiệp do bụi than hoặc khí thũngngẫu nhiên ở những người hút thuốc Ho có thể mạn tính và kéo dài ngay cả khibệnh nhân đã chuyển vị trí làm việc và ngay cả khi đã bỏ thuốc, đôi khi bệnh nhân
có triệu chứng khó thở
Khi bệnh tiến triển sang thể xơ hóa mảng tiến triển thường gây ra khó thởcho bệnh nhân Bệnh nhân thường ho khạc ra đờm đen, do bị bong, rách các tổn
Trang 12thương xơ hóa mảng tiến triển ở trong các phế quản, phế nang Thể xơ hóa mảngtiến triển thường gây ra bệnh tăng huyết áp phổi do tăng áp lực động mạch phổi và
do phổi bị tổn thương Không giống với bệnh bụi phổi silic, nhưng bệnh nhân bịbệnh bụi phổi than không có nguy cơ bị bệnh lao phổi, nhưng những người lao độngkhai thác than có thể tiếp xúc với bụi có chứa silic, và vì vậy có thể có nguy cơ bịbệnh lao phổi Bệnh bụi phổi than có thể kết hợp với một số bệnh tự miễn khác, nhưbệnh viêm khớp dạng thấp và bệnh xơ cứng bì
b.Xquang
- Chụp Xquang lồng ngực có thể thấy những nốt mờ giống như bệnh bụi phổisilic (như phân loại của ILO-2000).Ở bệnh bụi phổi than thể đơn thuần, các nốt mờtròn đều chiếm đa phần, đầu tiên xuất hiện ở vùng phổi trên Các nốt mờ này có thểliên kết với nhau và tạo thành các đám mờ lớn (có đường kính trên 1cm), đây làhình ảnh của bệnh bụi phổi than thể biến chứng hoặc xơ hóa mảng tiến triển
Trên hình ảnh phim Xquang lồng ngực phát hiện thấy một đám mờ có đườngkính trên 10mm được qui cho đây là xơ hóa mảng tiến triển Hình ảnh Xquang điểnhình đối với mảng xơ hóa tiến triển thường nằm ở vị trí thấp, và khoảng 1/3 sốtrường hợp bệnh nhân có mảng xơ hóa tiến triển đều qui cho ung thư, sẹo hoặc cáctổn thương khác
Tổn thương trên phim, có hình ảnh lan tỏa, có những và những chấm sángnhỏ ở cả hai bên phế trường Đôi khi trên hình ảnh Xquang còn phát hiện thấynhững nốt silic đơn thuần, lao hạt, di căn và những hình ảnh các bệnh phổi thâmnhiễm lan tỏa khác
Trên phim Xquang có hình ảnh lan tỏa, những nốt mờ nhỏ, sáng (đường kính
từ 3 đến 5mm) ở tất cả các vùng hai bên phổi Có những vùng mờ lớn có ranh giớikhông rõ ràng ở vùng phổi trên của cả hai bên phổi Hình ảnh này trên phim chothấy có hình ảnh bệnh bụi phổi than biến chứng, bệnh bụi phổi silic - lao, lao hạt,ung thư phổi di căn và những bệnh phổi thâm nhiễm lan tỏa khác
- Chụp cắt lớp cho thấy rõ hình ảnh các nốt mờ hơn so với chụp phim lồngngực đơn thuần, nhất là các nốt mờ liên kết với nhau, các mảng xơ hóa tiến triểngiai đoạn sớm và các hang ở trong phổi
Trang 13c.Chức năng hô hấp
Đo chức năng hô hấp, không có giá trị chẩn đoán nhưng được sử dụng đểđánh giá chức năng hô hấp ở những bệnh nhân có biểu hiện tắc nghẽn, hạn chế hoặckết hợp cả hai hội chứng này Do có sự thay đổi về trao đổi khí ở một số bệnh nhân
bị bệnh bụi phổi than thể đơn thuần và thể có biến chứng, đo chức năng hô hấp chobệnh nhân trước khi vào làm việc để làm cơ sở cho việc so sánh lại chức năng hôhấp khi khám sức khỏe định kỳ cho bệnh nhân và đo khả năng khuếch tán carbonoxide (DLco) và áp lực oxy trong lúc nghỉ ngơi và trong lao động
1.1.2.5.Chẩn đoán xác định
Có 3 tiêu chuẩn chẩn đoán xác định bệnh:
- Dựa vào tiền sử nghề nghiệp, bệnh nhân có thời gian dài tiếp xúc với bụithan (đặc biệt là những người lao động làm việc trong các mỏ khai thác than) vànồng độ bụi than ở nơi làm việc vượt tiêu chuẩn tối đa cho phép
+ Tiếp xúc với bụi than trong không khí môi trường lao động khi nồng độbụi hô hấp có hàm lượng dioxide silic (SiO2) dưới 5% và nồng độ bụi hô hấp lớnhơn 2mg/m3 không khí trung bình trong 8 giờ
+ Thời gian tiếp xúc: tối thiểu 5 năm
+ Thời gian đảm bảo là 35 năm
- Hình ảnh X-quang chụp phim lồng ngực hoặc chụp cắt lớp phổi có các nốt
mờ tròn đều hoặc xơ hóa mảng tiến triển lan tỏa hoặc nốt mờ lớn
+ Hình ảnh tổn thương nốt mờ nhỏ tròn đều trên phim chụp X-quang phổi kýhiệu p, q, r Có thể gặp tổn thương nốt mờ nhỏ không tròn đều trên phim chụp X-quang phổi ký hiệu s, t, u (theo bộ phim mẫu ILO 1980 hoặc 2000)
+ Có thể có đám mờ lớn A, B, C (theo bộ phim mẫu ILO 1980 hoặc 2000).+ Hoặc kèm theo hình ảnh khí phế thũng: vùng sáng trong phổi, thường ởđáy phổi hay xung quanh đám mờ lớn
- Rối loạn thông khí phổi hạn chế và/hoặc tắc nghẽn
- Triệu chứng lâm sàng:
+ Ho,
+ Khạc đờm nhiều và kéo dài,
Trang 14+ Đờm màu đen,
+ Tức ngực,
+ Khó thở, bắt đầu bằng khó thở khi gắng sức
1.2 Nghiên cứu về mắc bệnh bụi phổi than
1.2.1 Nghiên cứu trong nước
Các nghiên cứu trong nước về bụi phổi còn ít, tuy nhiên đã cho thấy ngảnhthan chiếm tỷ lệ bụi phổi cao nhất, Theo (báo cáo “kết quả điều tra thực trạng vàyếu tố nguy cơ bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp” của Phạm Xuân Thanh Cục Y tế
dự phòng và Môi trường này là Cục Quản lý môi trường y tế) (2008), thực hiện ở
52 cơ sở sản xuất có ô nhiễm bụi trong các ngành nghề khai thác đá, luyện kim,khai thác than, cơ khí và sản xuất vật liệu xây dựng của 5 tỉnh/thành phố côngnghiệp trọng điểm là Thái Nguyên, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa và ĐồngNai Tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi silic là 9,6% Tập trung nhiều ở những công nhân
có thời gian tiếp xúc nghề nghiệp với bụi cao trên 15 năm (32,7%) Tỷ lệ mắc caonhất là trong công nhân ngành than: 22,8%, sau đó tới công nhân luyện kim 10,5%.Các ngành còn lại như cơ khí, khai thác đá, sản xuất vật liệu xây dựng thấp hơnnhiều 2,4 - 4,9%
Theo số liệu thống kê, đến 31/12/2014 cả nước ta có 28.274 người lao động bịmắc bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, trong đó số người bịmắc các bệnh bụi phổi là 20.993 chiếm 74,2% và chủ yếu là bệnh bụi phổi - silicvàlà bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong 28 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm hiện nay ởnước ta
Việc xác định bụi phổi silic hàng năm ở nước ta phụ thuộc vào khả năng tổchức khám bệnh nghề nghiệp của các doanh nghiệp đối với người lao động
Theo báo cáo số 180/BC-MT của Cục Quản lý môi trường y tế về công tác y tếlao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp năm 2015: các địa phương và các Bộ,ngành đã tiến hành khám 25 loại bệnh nghề nghiệp với 167.532trường hợp được
khám Đã phát hiện được 8.966 trường hợp nghi mắc bệnh nghề nghiệp (tăng
31,9%) tập trung vào các bệnh bụi phổi silic (1.369 trường hợp), bệnh bụi phổibông (56 trường hợp), bệnh viêm phế quản nghề nghiệp (127 trường hợp), bệnh bụi
Trang 15phổi than (5 trường hợp)… Đã giám định được 636 trường hợp (tăng 45,6% so với năm 2014) trong đó có 385 trường hợp được hưởng trợ cấp… Kết quả được trình
bày ở bảng dưới:
Bảng 1.1: Kết quả khám bệnh nghề nghiệp năm 2015
TT Tên bệnh nghề nghiệp Số khám Nghi mắc Giám định
1 Bệnh bụi phổi silic NN (BP-silic) 35.557 1.369 167
3 Bệnh bụi phổi bông (BP-bông) 2.483 56 0
Trang 1625 Bệnh leptospira nghề nghiệp 191 34 0
1.2.2 Nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu về tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi than theo thời gian ở những côngnhân làm việc trong các mỏ than đã đực thực hiện ví du như tác giả Attfield-MD;Castellan-RM (1992), nghiên cứu về số liệu mắc bệnh bụi phổi của công nhân mỏ ởnước Mỹ từ năm 1960 đến năm 1988 Phân tích số liệu từ 8 nghiên cứu dịch tễ học
ở các vùng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than từ 4 đến 46% và tăng lên với từngloại than, nhưng không liên quan đến thời gian làm việc vì tuổi và thời gian làmviệc có sự tương đồng với các loại than Trong khi đó nghiên cứu toàn quốc về bệnhbụi phổi than lại cho thấy tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi than liên quan đến thâm niênlàm việc, loại than, mỏ than Tỷ lệ hiện mắc chung giảm theo thời gian Tỷ lệ hiệnmắc bệnh bụi phổi than thể đơn thuần trong thời gian 1985 đến 1988 chỉ bằng 1/2 sovới giai đoạn 1969 đến 1971 Ở nước Mỹ các mỏ than tập trung chủ yếu ở đôngPennsylvania, tây Maryland, tây Virginia, Virginia và Kentucky Tỷ lệ hiện mắcbệnh khác nhau giữa các vùng và khác nhau giữa các mỏ là do thành phần than khácnhau giữa các vùng Năm 1960, một nghiên cứu liên các bang xác định tỷ lệ mắctoàn bộ bệnh bụi phổi ở công nhân khai thác than chiếm tới 30% và tỷ mắc toàn bộbệnh bụi phổi than thể xơ hóa mảng tiến triển là 2,5% 16% người lao động mỏ than
ở Mỹ tiến triển bị viêm phổi kẽ Ở Liên hiệp Anh, các mỏ than nằm chủ yếu ởWale Cũng như ở Hoa Kỳ, 16% người lao động khai thác than bị mắc bệnh viêmphổi kẽ
Tỷ lệ mắc/tử vong: tỷ lệ mắc và tử vong liên quan chặt chẽ với các loại bụithan và thâm niên tiếp xúc Tỷ lệ mắc bệnh tăng lên khi tiếp xúc với bụi than hô hấpnồng độ lớn Những người lao động có tuổi đời trẻ hơn 45 tuổi ít bị mắc bệnh bụiphổi than hơn
Ying Xia và cộng sự (2014) đã nghiên cứu tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi tạiHubei, Trung Quốc từ năm 2008 đến năm 2013 3665 trường hợp mới mắc bệnh
Trang 17bụi phổi từ năm 2008 đến năm 2013 ở tỉnh Hubei Công nhân khai thác than mắcbệnh bụi phổi silic than vào khoảng 97,19% tổng số các trường hợp mắc bệnh bụiphổi Thời gian tiếp xúc với bụi than dưới 10 năm chiếm 33,32% Hầu hết cáctrường hợp mắc mắc bệnh là do khai thác than, kim loại màu hoặc sản xuất vậtliệu xây dựng Vào khoảng 42,46% các trường hợp mắc bệnh bụi phổi ở các xínghiệp nhỏ và xí nghiệp trung bình Tỷ lệ các trường hợp mắc bệnh bụi phổi kếthợp với bệnh lao phổi là 6,6%, và tỷ lệ mới mắc bệnh lao phổi cao nhất ở nhữngtrường hợp mắc bệnh bụi phổi silic.
Attfield-MD; Castellan-RM (1992), nghiên cứu về số liệu mắc bệnh bụi phổicủa công nhân mỏ ở nước Mỹ từ năm 1960 đến năm 1988 Nghiên cứu về tỷ lệ hiệnmắc bệnh bụi phổi than năm theo thời gian ở những công nhân làm việc trong các
mỏ than Số liệu thu thập từ 8 nghiên cứu dịch tễ học về tỷ lệ hiện mắc của côngnhân mỏ ở các mỏ của bang Pennsylvania, West Virginia, Appalachia, Illnois,Indiana và Utah đã xuất bản từ năm 1961 đến năm 1970 và nghiên cứu quốc giabệnh bụi phổi than ở giai đoạn 1969 đến 1988 Nghiên cứu quốc gia bệnh bụi phổi
là một nghiên cứu dịch tễ học toàn quốc về bệnh bụi phổi than do Viện sức khỏe và
an toàn nghề nghiệp quốc gia thực hiện Số liệu của nghiên cứu quốc gia bệnh bụiphổi than có được từ phân tích hình ảnh tổn thương trên phim Xquang phổi theotiêu chuẩn của ILO và số liệu thu thập qua 4 giai đoạn: 1969 đến 1971, 1972 đến
1975, 1977 đến 1981 và 1985 đến 1988 Tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi than liênquan đến thời gian làm việc tại các mỏ than cũng được tính đến Phân tích số liệu từ
8 nghiên cứu dịch tễ học ở các vùng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi than từ 4 đến46% và tăng lên với từng loại than, nhưng không liên quan đến thời gian làm việc vìtuổi và thời gian làm việc có sự tương đồng với các loại than Trong khi đó nghiêncứu toàn quốc về bệnh bụi phổi than lại cho thấy tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi thanliên quan đến thâm niên làm việc, loại than, mỏ than Tỷ lệ hiện mắc chung giảmtheo thời gian Tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi than thể đơn thuần trong thời gian
1985 đến 1988 chỉ bằng 1/2 so với giai đoạn 1969 đến 1971
Viện sức khỏe nghề nghiệp quốc gia Ấn Độ, đã hợp tác nghiên cứu vớiTrung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế (IDRC) Canada qua khám lâm sàng, chụp
Trang 18phim Xquang phổi và thăm dò chức năng hô hấp cho 5777 công nhân khai tháctham hầm lò và 1236 công nhân khai thác than bề mặt Nghiên cứu này chỉ ra rằng
tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi (mật độ tổn thương từ 1/1 trở lên) ở công nhân khaithác than hầm lò 2,84% và than bề mặt là 2,1% Hầu hết các trường hợp mắc bệnhbụi phổi (84,1%) là công nhân khai thác than hầm lò
Không có trường hợp bị bệnh bụi phổi với mật độ tổn thương trên 2/2.Chỉ có
3 trường hợp mắc bệnh ở công nhân khai thác than hầm lò bị xơ hóa mảng tiến triển(PMF) và không gặp ở công nhân khai thác than bề mặt Tỷ lệ hiện mắc bệnh viêmphế quản mạn tính ở công nhân khai thác than hầm lò là 31,3%, tỷ lệ hiện mắc caohơn so với công nhân khai thác than bề mặt (17,3%) Tỷ lệ công nhân có rối loạnchức năng thông khí phổi đối với công nhân khai thác than hầm lò là 45,4% và42,2% đối với công nhân khai thác than bề mặt
Ở nước Mỹ các mỏ than tập trung chủ yếu ở đông Pennsylvania, tâyMaryland, tây Virginia, Virginia và Kentucky Tỷ lệ hiện mắc bệnh khác nhau giữacác vùng và khác nhau giữa các mỏ là do thành phần than khác nhau giữa các vùng.Năm 1960, một nghiên cứu liên các Bang xác định tỷ lệ mắc toàn bộ bệnh bụi phổi
ở công nhân khai thác than chiếm tới 30% và và tỷ mắc toàn bộ bệnh bụi phổi thanthể xơ hóa mảng tiến triển là 2,5% 16% người lao động mỏ than ở Mỹ tiến triển bịviêm phổi kẽ
Năm 2004, một nghiên cứu về tử vong từ năm 1968 - 1982 và 1982 - 2000 ởnhững người lao động bị mắc bệnh bụi phổi Tỷ lệ tử vong ở nam người lao độngkhai thác than giảm 36% ở giai đoạn 1992 - 2000 so với giai đoạn 1968 - 1982 Mặc
dù những số liệu này ở tâm quốc gia, nhưng theo các bang như Kentucky và Virginathì tỷ lệ lại tăng tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi ở người lao động và bệnh bụi phổi than thể
xơ hóa mảng tiến triển Những nghiên cứu về độc chất có trong thành phần củathan, những chất này góp phần cho việc tỷ lệ mắc khác nhau giữa các Bang ở Mỹ
Trong một biểu đồ về số trường hợp mắc bệnh ở của người lao động khaithác than của 138 mỏ than ở Tây Virginia từ năm 2000 - 2009, Wade và cộng sự đãthấy có sự gia tăng nhanh chóng số trường hợp mắc bệnh bụi phổi và bệnh bụi phổithan thể xơ hóa mảng tiến triển ở những người lao động khai thác than trẻ tuổi từ
Trang 19sau năm 2001 Đây là nguyên nhân gây ra tăng tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh bụiphổi Những người lao động khai thác than bị mắc bệnh bụi phổi than thể xơ hóamảng tiến triển có tuổi trung bình là 52,6 tuổi và tuổi nghề tiếp xúc với bụi than là
30 năm và sau 12 năm tiếp xúc có bất thường trên phm Xquang phổi Nghiên cứunày cho biết cần thiết phải có những nghiên cứu về riêng những bệnh này và cầnthiết phải cải thiện biện pháp dự phòng
Sự thay đổi cơ cấu bệnh bụi phổi than ở vùng Appalachian của Mỹ do là tăngtiếp xúc với bụi silic
Ở Liên hiệp Anh, các mỏ than nằm chủ yếu ở Wale Cũng như ở Hoa Kỳ,16% người lao động khai thác than bị mắc bệnh phổi kẽ
Tỷ lệ mắc/tử vong: tỷ lệ mắc và tử vong liên quan chặt chẽ với các loại bụithan và thâm niên tiếp xúc Tỷ lệ mắc bệnh tăng lên khi tiếp xúc với bụi than hô hấpnồng độ lớn Những người lao động có tuổi đời trẻ hơn 45 tuổi ít bị mắc bệnh bụiphổi than hơn
Một nghiên cứu hồi cứu 41 tháng do Shen và cộng sự thực hiện đã mô tả mốiliên quan giữa bệnh bụi phổi than và giai đoạn đầu tiếp xúc với bụi than do hệ thốngthông khí bị hư hỏng Nghiên cứu đã phát hiện thấy những bằng chứng tổn thươngthể xơ hóa mảng tiến triển trên phim Xquang không kết hợp với tỷ lệ tử vong dobệnh bụi phổi than Không có sự khác nhau về tỷ lệ tử vong giữa những bệnh nhânmắc bệnh bụi phổi than thể đơn thuần với bụi bụi phổi than thể biến chứng (xơ hóamàng phổi thể tiến triển)
Tỷ lệ bệnh nhân trong khoa cấp cứu bị bệnh phổi than trong giai đoạn đầu bịtổn thương về thông khí phổi vào khoảng 40% và tỷ lệ tử bệnh viện là 43%
Chủng tộc: bệnh bụi phổi than hiện nay chưa có nghiên cứu về mối liên quangiữa chủ tộc hoặc người thiểu số
Giới: hiện nay cũng chưa có sự phân biệt giữa giới mắc bệnh bụi phổi than.Tuổi: tuổi bị mắc bệnh bụi phổi than có thể gặp ở mọi lứa tuổi Việc phátbệnh phụ thuộc vào thâm niên và nồng độ bụi than đã tiếp xúc và phụ thuộc thờigian bắt đầu làm việc tại các mỏ than
Trang 20Tiền sử: tiền sử bản thân có vai trò quan trọng trong đánh giá việc mắc bệnhbụi phổi than ở người lao động Phỏng vấn người lao động về tiền sử nghề nghiệp
để có thể ước lượng được nồng độ bụi than đã tiếp xúc Thâm niên khai thác thantrong hầm lò và tuổi bắt đầu tiếp xúc với bụi than rất quan trọng để xác định đượcnguy cơ của quá trình tiến triển thành bệnh bụi phổi thể xơ hóa mảng tiến triển Xácđịnh được các loại than, vị trí và nồng độ silic có trong bụi than
Tiền sử hút thuốc lá, lào
Điều trị bệnh bụi phổi than và dự phòng
Số ca tử vong do silicosis ở nước Mỹ xấp xỉ 160 ca/năm, và có từ 1000 đến
2000 trường hợp vào nằm điều trị tại bệnh viện hằng năm Đối với bệnh bụi phổithan, số trường hợp tử vong xấp xỉ 700 trường hợp và có từ 5000 đến 700 trườnghợp vào điều trị tại các bệnh viện hằng năm (nguồn Viện an toàn và sức khỏe nghềnghiệp Quốc gia - Mỹ) Cả tử vong và vào nhập viện ở Mỹ tăng lên từ những năm
1980, mặc dù tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi than, tiền bệnh bụi phổi than, ghép phổicho người lao động mắc bệnh bụi phổi cũng đã tăng lên từ những năm 1990
Việc tiếp xúc với bụi silic gặp ở người lao động trong các hầm mỏ, mỏ đá, lòluyện kim loại, sành sứ, đá mài và bụi xi măng trong ngành xây dựng Silic cấmkhông được sử dụng trong làm đá mài ở châu Âu nhưng ở Mỹ cũng như nhiều nướckhác vẫn sử dụng Người lao động tiếp xúc với bụi than thường khi khai thác thanhầm lò, người lao động làm việc tại mỏ than lộ thiên tiếp xúc với bụi than ít hơn sovới bụi silic Một số người lao động cũng có thể tiếp xúc với nồng độ bụi than quácao và cũng tiếp xúc luôn với bụi silic (chẳng hạn những người lao động làm côngviệc khoan than, bóc lớp đật đá ở mỏ than lộ thiên, hoặc vận hành máy khai thác,vận hành xe chở than…) Những người làm việc trong ngành khai thác than có nguy
cơ mắc cả bệnh bụi phổi than và bệnh bụi phổi silic
Từ những năm trước năm 1970 ở Mỹ đã ban hành luật khống chế bụi thannhằm giảm sự tiếp xúc với bụi đối với người lao động Sau 20 năm sau ngày banhành luật này hình ảnh tổn thương trên phim Xquang ở những người lao động bịmắc bệnh bụi phổi có thay đổi ở những người bắt đầu vào làm việc khai thác than từnhững năm 1980 Và những người này đến nay đã hơn 50 tuổi.Tuy nhiên, sự xơ hóa
Trang 21ở những người mắc bệnh vẫn tiến triển nặng lên nhất là ở những người tiếp xúc vớinồng độ bụi cao tại vị trí làm việc Và từ năm 1980 lại đây, những thợ mỏ có thờigian tiếp xúc với bụi than từ 15 đến 20 năm mới phát triển bệnh bụi phổi Một số họchuyển sang thể bệnh xơ hóa mảng tiến triển.
Tomaskova, H và cộng sự (2008) đã nghiên cứu đã nghiên cứu về nguy cơung thư phổi ở những công nhân mắc bệnh bụi phổi than ở Cộng hòa Czech Tuổitrung bình của những người mắc bệnh bụi phổi than là 48,8 ± 12,5 tuổi Thâm niênnghề nghiệp trung bình là 21,1 ± 7,9 năm Nồng độ silic (SiO2) trong than dưới 5%trong 90% số mẫu đã thu thập, 5 - 10% bụi có chứa silic ở những mẫu còn lại Vềthói quen hút thuốc chiếm 73% và trong đó có 65,6% số họ đã từng hút thuốc láhoặc hút thuốc lá thụ động Trong 492 bệnh nhân đã tử vong trong giai đoạn 1992 -
2006, tuổi trung bình bị tử vong là 67,0 ± 12,2 tuổi Trong số đó, số tử vong donguyên nhân ung thư chiếm tới 14,4% Nguyên nhân chính gây tử vong ở nhữngnước mắc bệnh bụi phổi than là bệnh tim mạch (39,4%) Trong tổng số 91 trườnghợp được chân đoán mắc ung thư phổi, tuổi trung bình là 63,6 ± 9,2 tuổi Tỷ lệ tửvong ung thư phổi chuẩn theo tuổi ở công nhân mỏ mắc bệnh bụi phổi so với dân sốchung của Cộng hòa Czech là 2,2 (95%CI: 1,8 - 2,8)
Theo báo Lancet (Lancet 385: 117–71), gánh nặng bệnh tật toàn cầu:
nguyên nhân tử vong: “240 nguyên nhân tử vong toàn cầu, vùng và quốc gia theotuổi, 1990 - 2013: nghiên cứu phân tích hệ thống về gánh nặng bệnh tật toàn cầu2013) Số tử vong do mắc bệnh bụi phổi than trong năm 2013 là 25.000 trường hợptrong khi đó tử vong cũng do bệnh này trong năm 1990 là 29.000 trường hợp Giữanhững năm 1970 - 1974 tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi than ở những công nhân mỏthan ở Mỹ có tuổi nghề trên 25 năm là 32%, trong khi đó tỷ lệ hiện mắc bệnh này ởcùng nhóm tuổi nghề trong giai đoạn 2005 - 2006 chỉ 9% (theo nguồn "Các bệnh hô
hấp: Các nguy cơ nghề nghiệp" Viện an toàn sức khỏe và nghề nghiệp quốc gia 21 tháng 12 năm 2012).
Nghiên cứu trên các nhóm người lao động tại các mỏ than khác nhau đãđược thực hiện, bao gồm người lao động khai thác than lộ thiên và khai thác thantrong hầm lò Laney AS và cộng sự (2012) nghiên cứu về “bệnh bụi phổi và bệnh
Trang 22phổi nghề nghiệp thể tiến triển ở công nhân khai thác than bề mặt 16 bang, 2010 2011”, nguy cơ mắc bệnh bụi phổi ở công nhân khai thác than bề mặt chiếm tới48% số công nhân khai thác than than bề mặt Số liệu từ điều tra sức khỏe côngnhân than của Viện sức khỏe và an toàn nghề nghiệp quốc gia qua chụp phim phổicho hơn 2000 thợ mỏ ở 16 bang của Mỹ từ năm 2010 - 2011, trên 2% công nhânkhai thác than bề mặt bị mắc bệnh bụi phổi than 0,5% những công nhân mỏ này bịthể xơ hóa mảng tiến triển Hầu như tất cả các công nhân này chưa bao giờ làm việcdưới mổ than trước khi làm công tác khai thác mỏ than lộ thiên.Trên phim chụpphổi cho thấy tỷ lệ mắc bệnh của những công nhân khai thác mỏ lộ thiên là mắcbệnh bụi phổi silic.
-www.hse.gov.uk: số trường hợp mới mắc được đền bù chấn thương, tàn tật
do công nghiệp ở nước Anh trong vòng 10 năm số trường hợp bị mắc bệnh bụi phổisilic giảm vào khoảng 80 trường hợp/năm trong giai đoạn 2005 - 2007 xuống còn
40 trường hợp/năm trong giai đoạn 2013 - 2015
Vào những năm 2014 và 2015 các thày thuốc về lồng ngực được xác địnhtrên 50 trường hợp mới mắc So với những năm trước số trường hợp mới mắc bệnhbụi phổi silic dao động giữa 10 đến 30 trường hợp/năm
Số trường hợp tử vong do bệnh bụi phổi silic trong 10 năm trước vào khoảng
10 - 20 trường hợp/năm, năm 2014 số trường hợp tử vong là 10 trường hợp.
Cũng theo www.hse.gov.uk số trường hợp mới mắc bệnh bụi phổi than đượcđánh giá từ cơ quan đền bù chấn thương, tàn tật do công nghiệp ở nước Anh giảm
từ năm 2005 - 2007 Sau giai đoạn đó số trường hợp mới mắc 200 - 300 trường hợp/năm, trong năm 2015 là 220 trường hợp
Ước lượng số trường hợp mới mắc do các bác sĩ chuyên khoa dao động hàngnăm xung quanh 25 trường hợp/năm Trong đó năm 2014 là 48 trường hợp và năm
2015 có 2 trường hợp
Số tử vong hàng năm do bệnh bụi phổi than trong 10 năm trước vào khoảng
140 trường hợp/năm và năm 2014 là 142 trường hợp
Trang 23Biểu đồ 1.1: Số trường hợp mắc, chết ở Anh giai đoạn 2005 - 2015
Liu GT và cộng sự đã điều tra tỷ lệ mới mắc và tình hình mắc bệnh bụi phổi
ở vùng Xinjiang Uygur Autonomous và các ca bệnh được ghi nhận của Cục đườngsắc Urumqi để làm cơ sở cho việc dự phòng và phòng chống bệnh bụi phổi Số liệu
về các trường hợp mắc bệnh bụi phổi được nhập vào phần mềm Microsoft Excel vàsau đó chuyển sang phần mềm SPSS 17.0 để phân tích Đến năm 2010 có13165trường hợp mắc bệnh bụi phổi.Tỷ lệ công nhân khai thác than bị mắc bệnh nhiềunhất Từ tháng 7 năm 2006 đến năm 2010 có 1233 trường hợp mới mắc bệnh bụiphổi; hầu hết các trường hợp mới mắc này ở Urumqi Từ năm 1981 đến năm 2012,Cục đường sắt Urumqi đã xác định được 3332 trường hợp mới mắc bệnh, trong đo
ở giai đoạn I là 77,73%, giai đoạn II là 16,96% và giai đoạn 3 là 5,31% Trong 30năm qua, số trường hợp mới mắc tập trung nhiều nhất vào năm 1986; hầu hết cáctrường hợp mới mắc là bệnh bụi phổi silic Có trên 200 trường hợp mắc bệnh bụiphổi kết hợp với lao phổi Công nghiệp than ở Urumqi là ngành công nghiệp chính
ở đây có số trường hợp mắc bệnh bụi phổi nhiều nhất ở Xinjiang
Ying Xia và cộng sự (2014) đã nghiên cứu tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi tạiHubei, Trung Quốc từ năm 2008 đến năm 2013 có 3665 trường hợp mới mắcbệnh bụi phổi từ năm 2008 đến năm 2013 ở tỉnh Hubei Công nhân khai thác than
Trang 24mắc bệnh bụi phổi silic than vào khoảng 97,19% tổng số các trường hợp mắcbệnh bụi phổi Thời gian tiếp xúc với bụi than dưới 10 năm chiếm 33,32% Hầuhết các trường hợp mắc mắc bệnh là do khai thác than, kim loại màu hoặc sảnxuất vật liệu xây dựng Vào khoảng 42,46% các trường hợp mắc bệnh bụi phổi ởcác xí nghiệp nhỏ và xí nghiệp trung bình Tỷ lệ các trường hợp mắc bệnh bụiphổi kết hợp với bệnh lao phổi là 6,6%, và tỷ lệ mới mắc bệnh lao phổi cao nhất ởnhững trường hợp mắc bệnh bụi phổi silic.
1.3 Can thiệp rửa phổi cho đối tượng lao động mắc bệnh bụi phổi
1.3.1 Quy trình rửa phổi
Phương pháp súc rửa phổi được tiến hành ở những cơ sở y tế có đầy đủ điềukiện về bác sĩ gây mê, máy gây mê, máy theo dõi các chỉ số sinh tồn cũng như vềhồi sức cấp cứu thật tốt Kỹ thuật súc rửa phổi bao gồm các bước sau:
1.3.1.1 Chuẩn bị bệnh nhân
Trước khi bệnh nhân được tiến hành súc rửa phổi cần được khám toàn thân
và khám chuyên khoa cần thiết như: tim mạch, hô hấp làm các xét nghiệm thăm
dò về chức năng hô hấp, điện tim, X-quang, công thức máu, máu chảy, máu đông,các chỉ số sinh hoá (đường huyết, lipid máu, chức năng gan, điện giải đồ), soi đờmtìm vi khuẩn lao Đồng thời giải thích cho người bệnh cũng như người nhà ngườibệnh về lợi ích, nguy cơ có thể xảy ra trong và sau quá trình súc rửa phổi
1.3.1.2 Chuẩn bị phương tiện
Gồm máy gây mê, máy thở, máy theo dõi nhiệt độ, mạch, huyết áp, nhịp thở,PaO2 (monitoring), hệ thống nội soi phế quản ống mềm, máy hút, bơm kim tiêmđiện Ống nội khí quản 2 nòng, đèn đặt nội khí quản
1.3.1.3.Chuẩn bị thuốc, dung dịch rửa phổi NaCl 0,9% vô khuẩn và các phương
tiện cần thiết khác
1.3.1.4 Tiến hành thủ thuật
a) Trong phòng thủ thuật: bệnh nhân nằm ngửa trên bàn thủ thuật, đặt 2 đườngtruyền tĩnh mạch, mắc máy monitoring theo dõi, chụp mặt nạ cho bệnh nhân thởoxy đơn thuần
Trang 25Dùng bình thuỷ tinh có dung tích 1,0 lít nối với ống dẫn lưu dịch súc rửa quanhánh nối chữ Y, một đầu nhánh đưa dịch vào phổi để súc rửa, đầu kia để dẫn lưudung dịch súc rửa ra ngoài theo nguyên lý bình thông nhau Bình súc rửa được treocao 40cm so với đường nách giữa, bình dẫn lưu dịch đặt ở dưới cách đường náchgiữa 60cm Có kẹp (pince) để kiểm soát dịch vào, ra.
b) Gây mê, đặt ống khí quản 2 nòng cô lập hai phổi: tuỳ theo bệnh nhân mà chọn cỡống phù hợp Sau khi đặt ống nội khí quản phải nghe phổi, kiểm tra áp lực đườngthở và dùng máy nội soi phế quản để đánh giá xem ống đã đặt đúng vị trí chưa Saukhi đã hoàn tất việc đặt ống nội khí quản 2 nòng, tiến hành cho thông khí một phổi,đầu bên kia cho nối với ống xông (sonde) dẫn lưu dịch
c) Tiến hành súc rửa
1) Súc rửa phổi thứ nhất (thường là bên phổi phải):
Điều kiện súc rửa phổi thứ nhất: hai phổi cô lập hoàn toàn; áp lực đường thởkhi thở 2 phổi dưới 20cmH2O, áp lực đường thở khi thở một phổi dưới 30cmH2O,các chỉ số sinh tồn trong giới hạn bình thường
Lượng dịch súc rửa: lượng dịch súc rửa của mỗi lần súc rửa từ 1000 đến1200ml dung dịch NaCl 0,9% ở 370C Tuỳ thuộc vào số lượng dịch, màu sắc dịchdẫn lưu để quyết định số lần đưa nước súc rửa, số lần súc rửa không vượt quá 12lần.Tổng số lượng dịch súc rửa không vượt quá 12000ml/phổi
Sau khi rửa xong phổi thứ nhất: cho bệnh nhân thở PEEP, chế độ thở PEEPsau khi rửa phổi nhằm chống phù phổi, chống xẹp phế nang, tăng dung tích khí cặnchức năng Nếu lượng dịch còn lại trong phổi trên 1000ml hoặc huyết áp thấp thìchống chỉ định thở PEEP cho bệnh nhân Đồng thời phải theo dõi chặt chẽ các chỉ
số sinh tồn, khí máu, sự phục hồi của phổi vừa súc rửa, phát hiện các biến chứng để
xử lý kịp thời
Xác định số lượng dịch còn lưu lại trong phổi sau súc rửa để tiên lượng thờigian có thể tiếp tục súc rửa phổi thứ hai
2) Súc rửa phổi thứ hai:
Điều kiện súc rửa phổi thứ hai: nghe phổi rì rào phế nang phổi thứ nhất cơbản được hồi phục; áp lực đường thở bên phổi thứ nhất dưới 30cmH2O và hai phổi
Trang 26dưới 20cmH2O; khí máu bình thường; các chỉ số sinh tồn bình thường, kiểm tra ốngnội khí quản còn đúng vị trí không.
Tiến hành rửa phổi thứ hai giống như phổi thứ nhất
Sau khi súc rửa xong hai phổi, tiếp tục theo dõi các chỉ số sinh tồn, khí máu.Theo dõi dịch còn lại trong phổi, nếu số lượng dịch trong một phổi còn từ 300ml trởlên cần hút dịch với áp lực âm 60cmH2O qua ống nội khí quản Số lần hút dịchkhoảng từ 2 đến 3 lần, tuỳ theo số lượng dịch còn lại trong phổi Mỗi lần hút khôngquá 30 giây, sau mỗi lần hút lại bóp bóng oxy 100% cho bệnh nhân
d) Ngừng mê và rút ống nội khí quản
Khi đạt các điều kiện sau thì cho ngừng thuốc mê:
- Nghe hai phổi không có ran hoặc có rất ít ở đáy phổi
- Áp lực đường thở một phổi dưới 30cmH2O, hai phổi dưới 20cmH2O
- Kết quả phân tích khí máu, các chỉ số sinh tồn đều bình thường
- Sau khi ngừng gây mê, theo dõi bệnh nhân tự thở được thì bóp bóng hỗ trợ,dùng thuốc giải giãn cơ Prostigmin 0,5 - 1mg, Atropin 0,05mg tiêm tĩnh mạch, rồirút ống nội khí quản, chụp mặt nạ thở oxy Khi bệnh nhân ổn định, chuyển vềphòng hồi tỉnh theo dõi 24 giờ
e) Theo dõi
- Theo dõi trong 24 giờ đầu:
+ Thở oxy qua mặt nạ 3 - 5 lít/phút
+ Kháng sinh chống bội nhiễm, thuốc chống phù nề, giảm ho nếu cần
+ Theo dõi các chỉ số sinh tồn, số lượng và màu sắc nước tiểu
+ Đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân
- Tại buồng bệnh:
+ Hướng dẫn bệnh nhân tập thở sớm
+ Đảm bảo chế độ ăn giàu đạm, kali, vitamin
+ Theo dõi toàn thân, phát hiện sớm tình trạng nhiễm trùng
+ Xét nghiệm công thức máu, tổng phân tích nước tiểu, chụp X-quangtimphổi
- Sau khi ra viện:
Trang 27+ Tập thở thường xuyên.
+ Ngừng tiếp xúc với bụi silic
+ Định kỳ kiểm tra lại X-quang phổi, chức năng hô hấp, khí máu 6 tháng/lần.f) Tai biến
- Chảy máu trong phổi:
+ Nếu trong dịch dẫn lưu có màu hồng và soi dịch dưới kính hiển vi thấy cóhồng cầu là dấu hiệu chảy máu phổi
+ Nguyên nhân: do nhu mô phổi bị xơ hoá làm cho thành mao mạch yếu, dễ vỡhoặc khi tiến hành súc rửa thành phế quản có thể bị tổn thương do áp lực thông khí quácao
+ Xử trí: hạ nhiệt độ dung dịch súc rửa xuống 30 - 350C, cho thuốc cầm máu.Theo dõi màu sắc dịch, xét nghiệm tìm hồng cầu trong dịch súc rửa; nếu sau khi xửtrí xét nghiệm dịch súc rửa vẫn còn hồng cầu thì phải ngừng thủ thuật
Trang 28+ Bệnh lý phổi: lao phổi tiến triển, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phếquản, bệnh màng phổi, u phổi…
+ Suy chức năng tim, gan, thận, hô hấp
+ U ác tính
+ Rối loạn đông máu
Ở nước ta hiện nay bệnh bụi phổi silic là bệnh được phát hiện nhiều nhấttrong số các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm Thực tế nếu có đủ điều kiện xác địnhbệnh rộng rãi thì số liệu về bệnh còn cao hơn nhiều vì môi trường lao động bị ônhiễm bụi vẫn nghiêm trọng nhất là bụi có hàm lượng silic tự do cao Dự phòngbệnh bụi phổi silic là quan trọng nhất và một trong những biện pháp hữu hiệu nhất
là làm giảm nồng độ bụi tại môi trường lao động
1.3.2 Nghiên cứu rửa phổi
1.3.2.1 Nghiên cứu rửa phổi ở Việt Nam
Ngày 23/5/2006 Bộ y tế đã ký Quyết định số 1821/QĐ-BYT về việc côngnhận Trung tâm Y tế Lao động ngành than (nay là Bệnh viện TKV) đủ điều kiệnthực hiện kỹ thuật súc rửa phổi Bệnh viện Than – Khoáng sản là đơn vị đầu tiên và cũng là duy nhất trong cả nước thực hiện công tác súc rửa phổi để điều trị hỗ trợ bệnh bụi phổi silis - nghề nghiệp bụi phổi than Từ năm 2004 đến nay Bệnh viện đã súc rửa cho trên 2000 cán bộ, công nhân ngành than cũng như ngoài ngành than mắc bệnh bụi phổi silis - nghề nghiệp, bụi phổi than an toàn
Trang 291.3.2.2 Nghiên cứu rửa phổi trên thế giới
1.4 Cây vấn đề
Khai thác lộ thiênTiền sử nghề nghiệp Loại khai thác Khai thác hầm lò
Chuẩn bị phương tiện Chuẩn bị đối tượng
Trang 30Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này gồm:
- Người lao động trực tiếp: khai thác than mỏ lộ thiên, hầm lò
- Lãnh đạo (giám đốc hoặc phó giám đốc công ty, chủ tịch công đoàn, trưởngphòng y tế, quản đốc hoặc phó quản đốc trong công ty)
- Trưởng phòng kế hoạch nghiệp vụ bệnh viện Than và khoáng sản
2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn
- Những người lao động trực tiếp (đang làm công tác khai thác, sàng tuyển),
có thâm niên nghề nghiệp từ 60 tháng trở lên
+ Lý do chọn những đối tự có thâm niên nghề nghiệp từ 60 tháng trở lệ lànhững đối tượng này có thời gian tối thiểu với bụi than 5 năm và có khả năng mắcbệnh bụi than đặc biệt là bệnh bụi phổi silic - than
+ Những đối tượng được chọn làm việc tại 2 công ty thuộc Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam, đó là Công ty khai thác than Hà Tu (khai thác than lộ thiên),Quang Hanh (khai thác than hầm lò), với mục đích xác định tỷ lệ hiện mắc, phânloại mắc bệnh và từ đó lập kế hoạch rửa phổi cho người mắc bệnh bụi phổi than vớimật độ tổn thương 1/0 đến 2/2 và kích thước nốt mờ nhỏ từ p/p đến q/q Những đốitượng bị tổn thương với mật độ từ 2/3 đến 3/+ và nốt mờ nhỏ có kích thước từ p/rhoặc q/r hoặc r/r và mắc bệnh bụi phổi than thể biến chứng sẽ lập kế hoạch điều trịnội khoa làm chậm quá trình xơ hóa phổi và cải thiện chức năng hô hấp
Những người làm công tác quản lý, quản đốc, phó quản đốc trước đây đãlàm công tác khai thác than, sàng tuyển than
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ
- Những người không đồng ý tham gia nghiên cứu
- Những người có thâm niên nghề dưới 60 tháng
Trang 31- Những người không có tiền sử trước đây đã trực tiếp khai thác than hoặcsàng tuyển than.
2.2 Địa điểm nghiên cứu
Tại 2 Công ty khai thác than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sảnViệt Nam, tại tỉnh Quảng Ninh
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên định lượng (điều tra cắt ngang) và định tính
2.3.2 Cỡ mẫu nghiên cứu
2.3.2.1 Cỡ mẫu nghiên cứu cắt ngang
Dựa vào công thức ước lượng một tỷ lệ trong quần thể với độ chính xác tuyệtđối []:
- q = 1 - p = 1 - 0,3332 = 0,6668
- Z1-α/2: mức ý nghĩa thống kê ở 95% là 1,96
- d: là độ chính xác tuyệt đối cuả p, ở đây chúng tôi chọn d = 0,04
Tra bảng, tính được n = 533, nhưng để đảm bảo hiệu ứng thiết kế (designeffect) chúng tôi nhân n lên 2 lần, n cần nghiên cứu là 1066 trường hợp
2.3.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu định tính
- 2 giám đốc hoặc phó giám đốc Công ty than chọn vào nghiên cứu
- 2 chủ tịch công đoàn của 2 Công ty
- 2 trưởng phòng y tế của 2 Công ty
- 4 quản đốc phân xưởng Mỗi Công ty chọn 2 quản đốc
- 1 Trưởng phòng kế hoạch nghiệp vụ của bệnh viện
Như vậy có tổng số 11 đối tượng sẽ được chọn vào nghiên cứu định tính