1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đặc điểm dịch tễ học bệnh dại ở người và một số yếu tố khí hậu liên quan tại hà nội, 2003-2013

67 894 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 3,17 MB

Nội dung

Bệnh từđộng vật lây truyền sang người qua chất tiết và hầu hết là nước bọt của độngvật có vi rút dại thông qua các vết cắn, cào, liếm.. Ngay sau đó, Thủ tướngchính phủ đã ra Chỉ thị 92/T

Trang 1

ĐẶNG ĐÌNH HUÂN

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH DẠI Ở NGƯỜI

VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ KHÍ HẬU LIÊN QUAN

TẠI HÀ NỘI NĂM 2003 – 2013

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

HÀ NỘI – 2014

Trang 2

BĐKH Biến đổi khí hậu

Trang 3

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Những hiểu biết về bệnh dại và vắc xin phòng bệnh dại 3

1.1.1 Vài nét về bệnh dại 3

1.1.2 Hình thái và cấu trúc của Vi rút dại 4

1.1.3 Sự ra đời của VX phòng bệnh dại 6

1.2 Đặc điểm dịch tễ học bệnh dại 7

1.2.1 Nguồn truyền bệnh dại 7

1.2.2 Phương thức lan truyền 8

1.2.3 Khối cảm thụ bệnh dại 9

1.2.4 Chẩn đoán bệnh dại 10

1.3 Phòng và điều trị dự phòng bệnh dại 11

1.3.1 Các biện pháp điều trị dự phòng sau phơi nhiễm 11

1.3.2 Một số biện pháp khác trong phòng chống bệnh dại 14

1.4 Đặc điểm dịch tễ học bệnh dại ở người trên Thế giới và Việt nam.16 1.4.1 Dịch tễ học bệnh dại trên Thế giới 16

1.4.2 Đặc điểm dịch tễ học bệnh dại ở Việt Nam 19

1.4.3 Hệ thống giám sát bệnh dại ở Việt Nam 23

1.5 Các nghiên cứu về biến đổi khí hậu và bệnh dại 23

1.5.1 Các khái niệm về biến đổi khí hậu và các yếu tố khí hậu 23

1.5.2 Nghiên cứu về biến đổi khí hậu và bệnh dại trên Thế giới 25

1.5.3 Nghiên cứu về biến đổi khí hậu và bệnh dại ở Việt Nam 28

1.5.4 Tình hình khí hậu, thời tiết ở Việt Nam 29

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

2.1 Đối tượng nghiên cứu 32

2.2 Địa điểm nghiên cứu: 32

2.3 Thời gian nghiên cứu 32

2.4 Thiết kế nghiên cứu 33

Trang 4

2.7 Kỹ thuật thu thập thông tin 36

2.8 Xử lý số liệu 37

2.9 Sai số và khống chế sai số: 40

2.10 Đạo đức trong nghiên cứu 40

Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41

3.1 Đặc điểm dịch tễ học bệnh dại trên người ở Hà Nội giai đoạn 2003-2007 41 3.1.1 Đặc điểm dịch tễ học những trường hợp tử vong do dại 41

3.1.2 Đặc điểm dịch tễ học người điều trị dự phòng sau phơi nhiễm bệnh

dại tại Hà Nội từ năm 2003 đến 2007 41

3.2 Đặc điểm dịch tễ học bệnh dại trên người ở Hà Nội giai đoạn 2008-2013 42 3.3 Đặc điểm dịch tễ học bệnh dại trên người ở Hà Nội chung từ năm 2003-2013. 44 3.4 Tương quan bệnh dại với một số yếu tố thời tiết từ năm 2003 đến năm 2013 tại Hà Nội 47

Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN 54

4.1 Đặc điểm dịch tễ học bệnh dại ở người tại Hà Nội từ 2003 đến 2013. 54 4.1.1 Đặc điểm dịch tễ học bệnh dại ở Hà Nội từ 2003 - 2013 54

4.1.2 Tỷ lệ bệnh nhân tử vong do bệnh dại giai đoạn 2003-2013 54

4.1.3 Tình hình người dân đến tiêm phòng sau khi bị súc vật nghi dại cắn từ 2003 đến 2013 54

4.2 Mối tương quan giữa một số yếu tố khí hậu và bệnh dại ở người tại Hà Nội từ 2003 đến 2013 54

4.3 Bàn luận về phương pháp nghiên cứu 54

Trang 5

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Phân loại mức độ vết thương và cách xử trí tương ứng 12Bảng 3 1: Lý do của việc không đi tiêm VX phòng dại sau khi bị súc vật cắn 45Bảng 3.2 Sự tự tương quan giữa các ca bệnh Dại tại 12 khoảng trễ thời gian

từ năm 2003-2013 ở Hà Nội 52Bảng 3.3.Tương quan giữa độ ẩm, nhiệt độ, lượng mưa và bệnh dại từ 2003-2013 53

Trang 6

Biểu đồ 3 2: Phân bố tỷ lệ tiêm phòng sau phơi nhiễm tại Hà Nội theo năm từ

2003 – 2007 41

Biểu đồ 3 3: Phân bố tỷ lệ tiêm phòng sau phơi nhiễm tại Hà Nội theo tháng từ 2003 – 2007 42

Biểu đồ 3 4: Phân bố tỷ lệ mắc dại và người tiêm vắc xin dại/100.000 dân tại Hà Nội từ năm 2008-2013 theo từng năm 42

Biểu đồ 3.5: Phân bố các trường hợp tử vong do dại tại Hà Nội từ năm 2008-2013 theo tháng 42

Biểu đồ 3.6:phân bố bệnh nhân tử vong trên người từ 2003 -2013 theo giới 44

Biểu đồ 3 7:Số lượng người điều trị dự phòng sau phơi nhiễm theo tháng, 2003 -2013 45

Biểu đồ 3 8: Số lượng người điều trị dự phòng sau phơi nhiễm theo giới, 2003 -2013 .46

Biểu đồ 3 9:Phân bố người đi tiêm phòng sau phơi nhiễm theo 46

Biểu đồ 3 10: Phân loại mức độ vết thương của người đến tiêm phòng ở Hà Nội từ 2003- 2013 46

Biểu đồ 3.11: Diễn biến nhiệt độ trung bình tại Hà Nội từ 2003-2013 47

Biểu đồ 3.12: Tính chất chu kỳ của nhiệt độ trung bình từ 2003-2013 47

Biểu đồ 3.13: Mức ý nghĩa thống kê của chu kỳ nhiệt độ trung bình 48

Biểu đồ 3.14: Diễn biến lượng mưa tại Hà Nội từ 2003-2013 48

Biểu đồ 3.15: Tính chất chu kỳ của lượng mưa từ 2003-2013 49

Biểu đồ 3.16: Mức ý nghĩa thống kê của chu kỳ lượng mưa 2003-2013 49

Biểu đồ 3.17: Diễn biến độ ẩm tương đối tại Hà Nội từ 2003-2013 50

Biểu đồ 3.18: Tính chất chu kỳ của độ ẩm không khí tương đối từ 2003-2013 50

Biểu đồ 3.19: Mức ý nghĩa thống kê của độ ẩm không khí 50

Biểu đồ 3 20: Phân bố ca bệnh và nhiệt độ trung bình theo tháng từ 2003 – 2007 51 Biểu đồ 3.21: Phân bố ca bệnh và lượng mưa trung bình theo tháng từ 2008 – 2013.51

Trang 8

Bản đồ 3.1: Bản đồ phân bố bệnh dại trên thế giới – TCYTTG 2008 16

Bản đồ 3.2: Phân bố các trường hợp tử vong do dại tại Hà Nội từ năm

2008-2013 theo quận, huyện 43Bản đồ 3 3: Phân bố bệnh nhân tử vong do dại tại Hà Nội theo địa dư từ

2003-2013 44

Trang 9

Hình 1.1: Hình ảnh mô tả con chó dại cắn người bị tiêu diệt ở những

thế kỷ trước ……… 4

Hình 1.2: Hình ảnh cắt dọc của vi rút dại 5Hình 1.3: Bác học Louis Pasteur và Bác sĩ Grancher tiêm VX điều trị dự

phòng bệnh dại cho BN đầu tiên 6Hình 1.4: Cáo có thể là động vật mang vi rút Dại ở vùng phương Bắc 28

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1 1: Sơ đồ lây truyền bệnh dại 9

Trang 10

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh dại (Rabies) là một bệnh viêm não-màng não cấp tính do vi rútdại gây nên Vi rút dại thuộc nhóm Lyssa vi rút, họ Rhabdoviridae Bệnh từđộng vật lây truyền sang người qua chất tiết và hầu hết là nước bọt của độngvật có vi rút dại thông qua các vết cắn, cào, liếm

Mặc dù đã có Vắc xin (VX) điều trị dự phòng để ngăn ngừa bệnh dạituy nhiên cho đến nay, bệnh vẫn là vấn đề y tế công cộng toàn cầu Theothống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): hàng năm có khoảng 60.000người tử vong do bệnh dại Phần lớn các ca tử vong do dại tập trung ở cácchâu lục như Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ Theo WHO, tỷ lệ chết dại ở cácChâu lục này chiếm 90% số tử vong trên toàn thế giới, 30-60% số người tử vong

là trẻ em dưới 15 tuổi với phí tổn hàng năm lên tới hàng tỷ đô la , ,

Tại Việt Nam, bệnh dại lưu hành và lây lan ở Việt Nam đã nhiều nămnay Tỷ lệ tử vong ở Việt Nam do dại đứng thứ 14 trên thế giới Bệnh xuấthiện đỉnh điểm năm 1995 với 505 trường hợp tử vong Ngay sau đó, Thủ tướngchính phủ đã ra Chỉ thị 92/TTg về phòng chống bệnh dại (PCBD), nhờ đó côngtác giám sát và truyền thông nâng cao, nhận thức người dân đã được cải thiệnđáng kể, số ta tử vong do dại đã giảm xuống một cách rõ rệt vào năm 2003 chỉcòn 34 bệnh nhân Tuy nhiên những năm gần đây cùng với sự gia tăng bệnh dại

ở các nước Châu Á, số bệnh nhân tử vong do dại ở Việt Nam cũng đã và đanggia tăng cả về số lượng, địa dư và có diễn biến ngày càng phức tạp

Hiện nay, có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng sự gia tăng các bệnhtruyền nhiễm ở các nước nhiệt đới có liên quan tới hiện tượng biến đổi khíhậu (BĐKH) toàn cầu BĐKH đang là vấn đề được thế giới quan tâm trongnhững năm gần đây Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới, Việt Nam là mộttrong những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất của BĐKH Thời tiết khí hậu nước

Trang 11

ta đang có nhiều thay đổi, ví dụ như hiện tượng nước biển dâng ở một số tỉnhĐồng bằng sông Cửu Long, nắng nóng kéo dài, rét đậm bất thường ở các tỉnhmiền Bắc, lở đất ở miền núi, bão lũ ở miền Trung… cho thấy thời tiết biến đổikhông còn theo quy luật trước đây, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng Khi cácđiều kiện khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, pH…) thay đổi, sức đề khángcủa con người với các yếu tố tác động đến sức khỏe cũng biến đổi, và làmthay đổi điều kiện sống của các vi sinh vật Phải chăng đó có thể là nguyênnhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ở người.

Thành phố Hà nội nằm ở khu vực Đông Bắc Bộ, những năm gần đâycũng đã chịu nhiều tác động trực tiếp từ BĐKH Trước năm 2003, hàng năm

Hà Nội vẫn có những ca bệnh tử vong do dại trên người Từ năm 2003 đếnnăm 2008, Hà Nội không có người tử vong do dại Tính từ năm 2008 đến nay,

Hà Nội luôn là một trong 10 tỉnh đứng đầu cả nước có số người mắc dại lêncơn và tử vong Tại sao Thành phố Hà Nội vẫn có nhiều người tử vong dodại? Đặc điểm các trường hợp tử vong do dại ở Hà Nội như thế nào? Trong

xu thế BĐKH hiện nay có liên quan ra sao tới tình hình bệnh dại của Hà Nội?

Để trả lời cho những câu hỏi trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đặc điểm dịch tễ học bệnh dại ở người và một số yếu tố khí hậu liên quan tại Hà Nội, 2003-2013” nhằm các mục tiêu sau:

1 Mô tả đặc điểm dịch tễ học bệnh dại trên người ở Hà Nội từ năm 2003

đến 2013.

2 Phân tích mối liên quan giữa một số yếu tố khí hậu và bệnh dại ở

người tại Hà Nội từ năm 2003 đến 2013.

Trang 12

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Những hiểu biết về bệnh dại và vắc xin phòng bệnh dại

1.1.1 Vài nét về bệnh dại

Bệnh dại (rabies) xuất phát từ chữ Latin rabere có nghĩa là “cuồng bạo hoặc điên khùng”, rabere cũng có thể xuất hiện sớm hơn trong nguồn gốc của

cuốn sách Sanskrit là rabhas có nghĩa là “bạo lực” Những người Hy Lạp cổ

đã mô tả trong sách của họ bằng từ lyssa nghĩa là “chứng điên khùng, dồ

dại” Điều này cũng được viết trong từ điển Oxford là lyssophobia cũng có

nghĩa là “hội chứng sợ nước, các triệu chứng mô phỏng từ thực tế” Cũng

không có gì ngạc nhiên rằng các nhà phẫu thuật, nhà viết kịch hay những nhàtriết học của những thế kỷ trước đã mô tả hình ảnh của những con chó bị điêndại là những nỗi ám ảnh, sợ hãi cho loài người ,

Bệnh dại đã được biết đến từ thế kỷ thứ 23 trước công nguyên ở vùngthuộc Lưỡng Hà (MeSoPoTaMi) 3000 năm sau đó đạo luật thời trung cổghi nhận nhiều tranh cãi liên quan đến những vấn đề pháp luật và vết cắnbởi con chó

Từ năm 500 đến năm 322 trước công nguyên, hai nhà triết học Hy Lạp

cổ đại Đêmôcrít và Arixtốt đã viết rằng “bệnh dại truyền từ những loài độngvật bị điên dại và bất kể loài động vật nào cũng có thể bị bệnh này nếu bịchó điên tấn công, loại trừ loài người” Những lý luận của ông gây ra sự khóhiểu và khiến cho một số nhà bình luận ở thế kỷ 19 hoài nghi về sự thay đổihội chứng bệnh dại qua nhiều thế kỷ qua 200 năm sau công nguyên Galien

đã đề ra phương pháp phẫu thuật cắt bỏ phần cơ thể bị vết cắn để ngăn ngừa

sự phát bệnh dại ,

Trang 13

Hình 1.1: Hình ảnh mô tả con chó dại cắn người bị tiêu diệt ở những thế kỷ

trước (theo WHO).

Năm 1804, Zincke đã chứng minh vi rút dại có trong nước bọt của súcvật bị dại

Năm 1889, Vestéa và Zagari xác nhận ý kiến của Débóné nêu ra trướcđó: virus dại qua vết cắn theo các dây thần kinh tới hệ thần kinh trung ương Năm 1884, nhà bác học Louis Pasteur đã thành công khi sáng chế ra VX phòngbệnh dại mở ra một bước tiến vượt bậc trong sinh y học cứu sống hàng trăm nghìnngười tử vong mỗi năm Đây cũng là tiền đề hình thành nên hệ thống dự phòng,điều trị bệnh dại và nhiều bệnh truyền nhiễm khác trong y học hiện đại

Tuy nhiên, hơn 125 năm sau đó, theo báo cáo của WHO, bệnh dại làmột trong mười bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới, phần lớn các trườnghợp này được báo cáo từ những nước thuộc vùng nhiệt đới, nơi có tới 3/4 dân

số thế giới sinh sống

1.1.2 Hình thái và cấu trúc của Vi rút dại

a Hình thái

Virus gây bệnh dại thuộc họ Rhabdoviridae, giống Lyssavirus Virus dại

có hình viên đạn một đầu tròn đầu kia dẹt với chiều dài trung bình từ 300nm, đường kính khoảng 70nm

Trang 14

140-Sự thay đổi về độ dài phản ánh sự khác biệt giữa các chủng virus dại.Virus dại cố định ngắn hơn virus dại hoang dại và thường có hình cầu, đườngkính khoảng 60 nm.

ở 800C trong 3 phút

Virus dại bền vững ở môi trường có glycerol, phenol 0,5% pH tối ưucủa môi trường để bảo quản virus là 7,4-9,0 Với nhiệt độ -400C trong cácmẫu não virus tồn tại vài tháng và ở -700C có thể tồn tại hàng năm mà vẫnkhông mất tính chất gây bệnh

Trang 15

1.1.3 Sự ra đời của VX phòng bệnh dại.

Thành công lớn nhất trong lịch sử phát hiện vi rút dại gắn liền với têntuổi nhà Bác học Louis Pasteur vào cuối thế kỷ 19, ông đã mở ra một kỷnguyên thực sự mới đối với bệnh dại Khi ông tiêm truyền vi rút dại vào nãothỏ qua khoảng hơn 100 lần ông đã tạo ra được một vi rút bất hoạt một phần,

có thời gian ủ bệnh thu ngắn xuống còn từ 6 - 7 ngày và ông gọi đó là vi rútdại cố định Vi rút sống giảm độc lực này được dùng làm VX điều trị dựphòng Đến nay trải qua nhiều công trình cải tiến và nhờ ứng dụng của kỹthuật sinh học phân tử đã mang lại nhiều tiến bộ cho việc sản xuất VX dại tái

tổ hợp chấm dứt tình trạng không dự phòng được của bệnh dại

Năm 1903, Négri phát hiện những chất vùi đặc hiệu ở các tế bào thầnkinh Đó là những thể Négri, khẳng định bệnh dại ở người hay động vật

Hình 1 3: Bác học Louis Pasteur và Bác sĩ Grancher tiêm VX điều trị dự phòng bệnh dại cho BN đầu tiên (Joseph Meister) (nguồn từ WHO)

Trang 16

Trong hơn 20 năm trở lại đây, các nhà khoa học trên thế giới đã cónhững tiến bộ quan trọng trong công nghệ sản xuất VX ngừa dại Đó là nhữngtiến bộ trong nghiên cứu sản xuất các loại VX ngày càng hoàn thiện hơn, ít taibiến hơn, từ VX chế từ tổ chức thần kinh (Vaccin Fermi, Semple, Fuenzalida)tới VX nuôi cấy từ bào thai trứng vịt, VX chế từ sản phẩm nuôi cấy tế bào (tếbào thận chuột lang – Hamster), … Ở Việt Nam, tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trungương cũng đã và đang tiến hành nhiều nghiên cứu việc sản xuất VX phòng bệnhdại trên người qua bước đầu thử nghiệm thích nghi chủng sản xuất VX dạiVNUKOVO -32 trên tế bào Vero Đây là tiền đề mở ra khả năng sản xuất VXphòng dại trong nước, từ đó giúp tăng khả năng tiếp cận với VX của người dâncũng như giảm giá thành do các loại VX chúng ta đang sử dụng hiện nay là nhập

từ nước ngoài

1.2 Đặc điểm dịch tễ học bệnh dại

1.2.1 Nguồn truyền bệnh dại

Theo các báo cáo từ trước tới nay đều thống nhất rằng: Ổ chứa vi rútdại trong thiên nhiên là động vật có vú máu nóng, nhất là ở các động vật nhưchó sói đồng, chó sói, chó rừng Ngoài ra ổ chứa vi rút dại còn ở mèo, chồn,cầy và những động vật có vú khác ,,

Thống kê trên toàn thế giới cho thấy nguồn truyền bệnh dại chính làchó nhà chiếm 54%, tiếp đó là động vật hoang dã 42% và dơi 4% ,

Theo WHO, nguồn truyền bệnh dại ở các nước Châu Âu, Bắc Mỹ chủyếu là động vật hoang dã chiếm tỷ lệ 88% phổ biến nhất là cáo đỏ, gấu trúc,chồn Hai nguồn truyền bệnh khác là chó và dơi có tỷ lệ thấp hơn rất nhiềuchiếm khoảng 6% ,

Ở Nam Mỹ, Trung Mỹ, Châu Mỹ la tinh và Châu Á nguồn truyền chủyếu ở chó nhà (93-98%) Ngoài ra còn thấy ở mèo, chuột Các động vật khácsống gần người như trâu bò, lợn, dê, cừu, ngựa có thể mắc bệnh dại và trở

Trang 17

thành nguồn truyền bệnh tạm thời nhưng ít lan truyền bệnh Năm 1991 ở vùngbiên giới phía đông New York (Mỹ) lần đầu tiên xuất hiện bệnh dại ở loại gấutrúc Mỹ và sau đó bệnh dại nhanh chóng lan rộng ở loài này Ở Châu Mỹ Latinh có ổ chứa vi rút ở loài dơi hút máu và dơi ăn hoa quả

Các nghiên cứu trước đây của WHO cho thấy ở các nước Đông NamChâu Á nguồn truyền bệnh dại gặp ở nhiều động vật là vật nuôi trong đó chónhà chiếm từ 93-96% Số còn lại là các động vật khác như mèo, gia súc, khỉ,cầy man gút…,

Ở Việt Nam, chó là ổ chứa vi rút chủ yếu chiếm 96-97%, sau đó là mèo với

tỷ lệ 3-4%, chưa phát hiện được các động vật khác bị bệnh dại [12], ,

1.2.2 Phương thức lan truyền

Bệnh dại được lây truyền từ động vật sang người chủ yếu là qua nước bọtcủa súc vật mắc bệnh và theo vết cắn, vết cào (kể cả trường hợp có thể qua vếtxước da hoặc qua niêm mạc còn nguyên vẹn) vào cơ thể, từ đó theo dây thầnkinh đến các hạch và thần kinh trung ương Khi đến thần kinh trung ương, vi rútsinh sản rất nhanh rồi lại theo dây thần kinh ra tuyến nước bọt Sau đó vi rút Dạixâm nhập vào các tế bào thần kinh làm xuất hiện các biểu hiện lâm sàng điểnhình của bệnh dại Trong nước dãi của chó bị dại, vi rút có mặt 10 ngày trước khichó có triệu chứng đầu tiên của bệnh Sự lây truyền bệnh qua đường không khí

đã được chứng minh trong quần thể loài dơi sống ở hang động và ở môi trườngphòng thí nghiệm Tuy vậy trường hợp này cũng rất hiếm khi xảy ra

Sự lây truyền bệnh dại từ người sang người có thể xảy ra do tiếp xúc vớinước dãi của người bị bệnh dại, nhưng trên thực tế rất hiếm khi xảy ra Bệnh dạilây truyền từ người sang người do phẫu thuật cấy ghép nhưng hiếmgặp Nhiễm trùng bằng cách cấy ghép giác mạc đã được báo cáo ở Thái Lan:

2 trường hợp, Ấn Độ: 2 trường hợp, Iran: 2 trường hợp

Trang 18

Sơ đồ 1 1: Sơ đồ lây truyền bệnh dại

(nguồn từ Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương)

1.2.3 Khối cảm thụ bệnh dại

Tất cả loài động vật máu nóng đều có cảm nhiễm với vi rút dại ở mức

độ khác nhau Tính cảm nhiễm cao nhất là chó, chó sói, mèo, cáo rồi đến trâu,

bò, ngựa, lợn, lạc đà, khỉ, gấu, chuột Trong đó, chó bị mắc bệnh nhiều nhất.Dơi hút máu, dơi ăn hoa quả, dơi ăn côn trùng đều có thể nhiễm bệnh Loàichim không mẫn cảm với bệnh dại, trừ khi gây bệnh thí nghiệm Người cũng

có cảm nhiễm cao với bệnh dại nhưng kém hơn một số động vật Cho đếnnay, chưa biết được tính miễn dịch tự nhiên ở người Đặc biệt người chỉ mắcbệnh dại một cách ngẫu nhiên và không có vai trò dịch tễ nào

Thời kỳ ủ bệnh tương ứng với sự di chuyển và sự nhân lên của vi rútdài hay ngắn tuỳ thuộc vào vị trí vết thương gần hay xa thần kinh trung ương

Động vật hoang dại ăn

chồn hôi, sói

Dơi ăn quả,

dơi ăn côn trùng, dơi quỷ

Người

Người

Chó, mèo

Trâu,

bò, ngựa,

Trang 19

và cũng tuỳ theo sự phân bố nhiều hay ít dây thần kinh ở vùng bị cắn Ngoài

ra còn phụ thuộc vào chiều rộng, chiều sâu và số lượng vết cắn ,,

Thời kỳ phát bệnh của bệnh dại ở động vật trung bình từ 1-10 ngày,hậu quả cuối cùng là dẫn đến tử vong

1.2.4 Chẩn đoán bệnh dại

Bệnh dại ở người được ký hiệu trong phân loại bệnh tật quốc tế ICD10

là A82 , và là bệnh thuộc nhóm B trong Luật phòng chống bệnh truyền nhiễmcủa Việt Nam Về mặt lâm sàng, chẩn đoán bệnh dại thường dựa vào nhữngdấu hiệu đặc trưng của bệnh, tiền sử phơi nhiễm với súc vật bị bệnh dại Đốivới những trường hợp có thời kỳ ủ bệnh rất dài, không rõ phơi nhiễm thì chẩnđoán rất khó Tuy nhiên bệnh dại chắc chắn dẫn đến tử vong và các chẩn đoánphòng xét nghiệm chỉ có giá trị cho nghiên cứu ,

Thời kỳ ủ bệnh: rất thay đổi phụ thuộc vào vị trí vết cắn, số lượng vết

cắn và mức độ vết cắn Trung bình từ 1-3 tháng chiếm khoảng 90% cáctrường hợp, đôi khi ngắn hơn (dưới 2 tuần chiếm khoảng 1% các trường hợp)

và trên 3 tháng chiếm khoảng 9% tổng số các trường hợp Trong thời gian ủbệnh người bệnh không có triệu chứng gì

Thời kỳ tiền triệu: khoảng 1-4 ngày, triệu chứng kín đáo và thất

thường như: sốt, đau đầu, mất ngủ, cảm giác khó chịu toàn thân, cảm giácngứa, kiến bò chỗ vết cắn, lo âu, căng thẳng là những dấu hiệu tốt đểhướng tới chẩn đoán bệnh dại

Thời kỳ toàn phát: xuất hiện nhanh chóng biểu hiện các triệu chứng

viêm não, màng não với những dấu hiệu đầu tiên là nhức đầu nhiều, buồnnôn, chóng mặt, lo âu cực độ, trạng thái kích thích và tăng cảm giác biểuhiện là sợ nước, sợ gió, ánh sáng, mùi lạ Ngoài ra còn có các biểu hiện củarối loạn thần kinh thực vật như sốt cao, giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt,nước mắt, vã mồ hôi, hạ huyết áp… Người bệnh (NB) thường tử vongtrong vòng 2-4 ngày sau khi lên cơn dại

Trang 20

Đối với trẻ em thường bị cắn ở mặt nên thời kỳ ủ bệnh ngắn và diễnbiến nhanh chóng, tử vong sau 2-3 ngày, thường có những dấu hiệu hành tuỷ

và rối loạn ý thức, không có triệu chứng kích thích tâm thần vận động

Chẩn đoán bệnh dựa vào các biểu hiện lâm sàng, đặc biệt là các chứng

sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng với các yếu tố dịch tễ học có liên quan Chẩnđoán xác định bằng xét nghiệm kháng thể miễn dịch huỳnh quang trực tiếp từ

mô não hoặc phân lập trên chuột hay trên hệ thống nuôi cấy tế bào Có thểdựa vào kết quả xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang các mảnh cắt da đã làmđông lạnh lấy từ dìa tóc ở gáy bệnh nhân hoặc chẩn đoán huyết thanh bằngphản quang ứng trung hòa trên chuột hay trên nuôi cấy tế bào Ngày nay với

kỹ thuật mới có thể phát hiện được ARN của vi rút dại bằng phản ứng PCRhoặc phản ứng RT-PCR Do tính tối nguy hiểm của bệnh dại nên khi bị súcvật nghi dại cắn, người bệnh phải được điều trị dự phòng khẩn cấp mà khôngchờ chẩn đoán xác định bệnh dại ở súc vật cũng như ở người ,

1.3 Phòng và điều trị dự phòng bệnh dại

Bệnh dại khi đã lên cơn chắc chắn dẫn đến tử vong không cứu được.Chỉ có một biện pháp duy nhất là xử trí vết thương đúng cách và tiêm VXphòng dại càng sớm càng tốt sau khi phơi nhiễm Tiêm phòng vừa là biệnpháp dự phòng vừa là biện pháp điều trị duy nhất để có thể cứu sống NBkhi bị súc vật dại cắn

1.3.1 Các biện pháp điều trị dự phòng sau phơi nhiễm

a Xử trí tại vết thương do súc vật cắn

Rửa ngay thật kỹ vết cắn bằng nước xà phòng đặc và nhiều nước, sau

đó rửa bằng nước muối, bôi các chất sát khuẩn như cồn, cồn iốt đậm đặc hayBetadine, nhằm làm giảm tới mức tối thiểu lượng vi rút tại nơi xâm nhập.Trong trường hợp cần thiết phải cắt lọc vết thương, nhưng không khâu ngay

để đề phòng vi rút tản phát, chỉ khâu trong trường hợp vết cắn đã quá 5 ngày

Trang 21

Tiêm phòng uốn ván và điều trị chống nhiễm khuẩn bằng đơn thuốc khángsinh nếu vết thương sưng tấy và có khả năng nhiễm trùng Cần đặc biệt chú ýkhông làm dập nát vết thương bằng các tác động như nặn, bóp máu tại vếtthương

b Tiêm phòng VX và huyết thánh kháng dại (HTKD)

Dùng VX dại tế bào hoặc dùng cả VX và huyết thanh kháng dại để điềutrị dự phòng tùy theo tình trạng súc vật, tình trạng vết thương và tình hìnhbệnh dại trong vùng Việc quyết định điều trị dự phòng bằng VX dại hoặc VX

và HTKD phải thực hiện càng sớm càng tốt

Bảng 1 1: Phân loại mức độ vết thương và cách xử trí tương ứng (Theo WHO – tháng

7/2010)

Mức độ

Dạng tiếp xúc với động vật nghi ngờ bị dại hoặc

động vật hoang dã hoặc động vật không thể theo

dõi

Khuyến nghị điều trị

Độ I Tiếp xúc hoặc cho động vật ăn.

Liếm trên da bị trầy xước.

Không điều trị, nếu tiền sử chắc chắn

Độ II Da bị gặm rỉa hoặc bị hở.

Vết xước nhỏ hoặc các vết trầy không có máu.

Liếm trên da đã bị rách.

Dùng VX

Độ III Một hoặc nhiều vết cắn hoặc vết xước Niêm mạc,

màng nhầy bị nhiễm nước bọt của con vật nghi dại.

Dùng VX và huyết thanh

VX phòng dại và cách sử dụng

 VX sản xuất từ mô não chuột ổ (Fuenzalida)

Được sản xuất tại Việt Nam và đưa vào sử dụng từ năm 1974 Việc sửdụng VX này trong 30 năm qua đã góp phần hạn chế tử vong do bệnh dại.Tuy nhiên, hiệu lực bảo vệ của VX chưa cao, hiệu lực bảo vệ khoảng 80% ởngày thứ 21, tỷ lệ phản ứng phụ cao (78%) nên tháng 9/2007, Bộ Y tế đãquyết định dừng sử dụng VX này trong tiêm phòng bệnh dại

 VX tế bào (Verorab, Abhayrab)

Trang 22

Từ năm 1992, Việt Nam đã nhập và sử dụng VX phòng dại tế bào theophác đồ tiêm bắp của WHO Ưu điểm của VX này là an toàn, đáp ứng miễndịch cao sau khi được tiêm đủ liều, thời gian bảo vệ là một năm nếu tiêmđúng phác đồ Hầu hết các nước tiên tiến đã sử dụng VX này từ năm 1985 đếnnay tuy nhiên do giá thành cao nên người sử dụng còn hạn chế

 Phác đồ tiêm theo WHO

Đối với tiêm ngừa dự phòng:

Chỉ định tiêm: Cho tất cả những người có tiếp xúc với nguồn bệnh dại

như nhân viên thú y, nhân viên phòng thí nghiệm bệnh dại, nhân viên kiểmlâm, người thám hiểm, …

Kỹ thuật tiêm và liều lượng: Tiêm bắp vào cơ delta, liều 0,5 ml/mũi.

Tiêm 03 mũi vào các ngày 0, 7, 21/28 kể từ khi tiêm mũi thứ nhất

Đối với người sau khi bị súc vật cắn hoặc tiếp xúc

Chỉ định tiêm: tất cả những người bị súc vật cắn hay tiếp xúc.

Phác đồ tiêm bắp

Kỹ thuật tiêm và liều lượng: Tiêm bắp vào cơ delta Đối với trẻ quá nhỏ

thì tiêm vào phía trước ngoài của đùi Không tiêm vào mông vì không đánhgiá được mức độ hấp thụ của VX

Phác đồ tiêm và liều tiêm: 1-1-1-1-1 Người lớn và trẻ con như nhau.

Liều tiêm 0,5 ml/mũi tiêm Tiêm 05 mũi vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28/30 kể từngày tiêm mũi thứ nhất

Phác đồ tiêm giảm liều: 2-1-1 Người lớn và trẻ con như nhau, liều tiêm

0,5ml/mũi tiêm Tiêm 4 mũi như sau: ngày 0 tiêm 02 mũi, ngày 7 tiêm 1 mũi,ngày 21/28 tiêm 1 mũi kể từ ngày tiêm mũi thứ nhất

Phác đồ tiêm trong da 2-2-2-1-1

Trang 23

Phác đồ tiêm trong da chỉ áp dụng đối với NB sau khi bị súc vật cắnkhông áp dụng phác đồ tiêm dự phòng.

Kỹ thuật tiêm: tiêm trong da tại vùng cơ delta.

Liều lượng: Người lớn và trẻ em như nhau Liều tiêm 0,1ml/mũi Tiêm

08 mũi, ngày 0,3,7, 28 mỗi ngày tiêm 2 mũi vào 2 tay

Huyết thanh kháng dại

Mục đích: Dùng HTKD để trung hoà vi rút Trong trường hợp thời gian

ủ bệnh ngắn thì HTKD có tác dụng kéo dài thời gian ủ bệnh

Phân loại: có 2 loại

 Loại chế từ huyết thanh người: dùng 20 IU/kg cân nặng Loại này ít sửdụng vì giá thành rất cao

 Loại HTKD được tinh chế từ huyết thanh ngựa (SAR): liều dùng 40IU/kg cân nặng

Chỉ định: Tất cả các trường hợp có nhiều vết cắn, vết cắn sâu gần thần

kinh trung ương (đầu, mặt, cổ) Tiêm kháng HTKD càng sớm càng có hiệuquả cao Tất cả các vết thương cần được phong bế bằng HTKD Không tiêmHTKD sau 7 ngày kể từ mũi tiêm VX đầu tiên

Bảo quảnVX và huyết thanh dại: luôn bảo quản ở nhiệt độ 4-80C

1.3.2 Một số biện pháp khác trong phòng chống bệnh dại (PCBD)

Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ: Trong công tác tuyên truyền giáodục sức khoẻ thường kỳ cần cung cấp những thông tin cần thiết về bệnhdại, cách xử lý sau khi bị súc vật cắn để nhân dân biết cách phòng bệnh chomình và cho cộng đồng Thực hiện tốt nội dung nghị định 05/2007/NĐ-CP vềPCBD ở động vật

Phòng bệnh dại cho những người nguy cơ cao như thú y, người làmviệc trong phòng thí nghiệm dại thì cần tiêm VX dự phòng trước khi phơinhiễm với nguồn bệnh

Trang 24

Với những người bị chó mèo cắn cần phải được xử lý vết thương ngaylập tức, đúng quy cách đồng thời tiêm VX và kháng huyết thanh theo đúngthường quy Nếu phải tiêm HTKD thì huyết thanh phải tiêm đồng thời với VXnhưng khác vị trí.

* Biện pháp chống dịch (khi có dịch dại xảy ra):

- Khi con vật đã được xác định mắc bệnh dại phải tiêu hủy ngay(trường hợp không xác định được chủ vật nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xãchịu trách nhiệm tiêu hủy) để ngăn chặn sự lây truyền bệnh sang súc vật khác

và lây truyền sang người

- Cách ly, theo dõi những con vật nghi mắc bệnh dại, nhiễm bệnh dại

- Vệ sinh, khử trùng tiêu độc toàn bộ chuồng, cũi, dụng cụ chăn nuôi,vận chuyển, môi trường thức ăn, chất thải, các vật dụng khác đã tiếp xúc vớicon vật mắc bệnh

- Tất cả chó, mèo trong ổ dịch phải được nhốt, theo dõi

- Tiêm bắt buộc cho chó, mèo khỏe mạnh trong ổ dịch và các thôn tiếpgiáp, tiêu hủy những con chó mèo nếu không tiêm

- Tất cả những người bị chó, mèo cắn, cào, liếm hoặc tiếp xúc phải thựchiên nghiêm ngặt việc xử lý vết thương, khám và điều trị dự phòng; tuyệt đốikhông được điều trị bằng thuốc nam

- Điều kiện và thẩm quyền công bố dịch, chống dịch và công bố dịch:thực hiện theo Nghị định số 05/2007/NĐ-CP, ngày 09 tháng 01 năm 2007

* Kiểm dịch y tế biên giới:

Không thực hiện kiểm dịch ở người, chỉ thực hiện kiểm dịch động vật

do Ngành thú y thực hiện theo Pháp lệnh thú y 18/2004 PL-UB-TV11, Nghịđịnh 33/2005/NĐ-CP, Nghị định số 05/200/NĐ-CP ngày 9/1/2007 của Chínhphủ về phòng, chống bệnh dại ở động vật

Trang 25

1.4 Đặc điểm dịch tễ học bệnh dại ở người trên Thế giới và Việt nam

1.4.1 Dịch tễ học bệnh dại trên Thế giới.

Bệnh dại là một trong những bệnh truyền nhiễm đáng sợ nhất trong lịch

sử mà loài người đã ghi nhận, là một trong mười bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhấthiện nay Theo báo cáo của WHO, hiện nay có khoảng 3,3 tỷ người trên thế giớisống trong vùng nguy cơ bị dại ở trên 150 quốc gia Mỗi năm có trên 15 triệungười bị súc vật nghi dại cắn phải đi tiêm phòng tập trung chủ yếu ở Châu Á đặcbiệt là Trung Quốc và Ấn Độ Chỉ riêng Trung Quốc mỗi năm có tới trên 5 triệungười bị chó cắn phải tiêm phòng VX , Con số này ở Ấn Độ là 1,1 triệu người,Băng la đét là trên 60.000 người Trong khi đó tại các nước Châu Âu, số lượngngười đi tiêm phòng dại hàng năm chỉ trên 71.500 người , Chủ yếu các trường hợpđiều trị dự phòng sau phơi nhiễm chỉ tiêm VX (Châu Á 99%, Châu Âu: 94%, ChâuPhi: 91%) Ước tính chi phí cho bệnh dại mỗi năm lên tới 1 tỷ đô la Mỹ chủ yếu làchi phí tiêm phòng VX , , ,

Bản đồ 3 1: Bản đồ phân bố bệnh dại trên thế giới – TCYTTG 2008

Chú thích: Màu đậm: vùng có bệnh dại lưu hành Màu nhạt: vùng không có bệnh dại

Trang 26

Theo báo cáo của WHO bệnh dại phổ biến trên toàn thế giới từ Châu

Âu, Châu Á đến Châu Phi và Châu Mỹ ,,, Chó nhà là nguồn gây bệnh dại chủyếu cho con người , Bệnh dại là một trong mười bệnh có tỷ lệ tử vong caonhất thế giới Mỗi năm có khoảng 60.000 người trên thế giới bị chết do bệnhdại, phần lớn các trường hợp này được báo cáo từ những nước thuộc vùngnhiệt đới, nơi có tới 3/4 dân số thế giới sinh sống Theo con số thống kê chưađầy đủ có tới 55.000 BN tử vong do dại là ở các nước Châu Phi và Châu Á(90% CI: 24.500 – 90.800 BN) trong đó 44% số BN ở Châu Phi tương ứngvới 24.000 trường hợp tử vong (tỷ lệ tử vong là 4/100.000 dân) và 56% số ca

tử vong là ở Châu Á Trong đó chỉ tính riêng Ấn Độ ước lượng có tới 20.000

ca tử vong mỗi năm, chiếm tỷ lệ là 2/100.000 dân và hàng năm có khoảng 1đến 1,5 triệu người phải tiêm VX dại trên tổng số 2 triệu người bị súc vật cắn

và 95% trong số đó là do bị chó cắn

Theo các báo cáo tại Hội nghị quốc tế lần thứ 4 về giám sát bệnh dại ởChâu Á được tổ chức tại Hà Nội tháng 3 năm 2001 cho thấy các nước trongkhu vực Đông Nam Á, hàng năm tỷ lệ chết vì bệnh dại chiếm tới 80% số catrên toàn thế giới Bên cạnh Ấn Độ, tình hình bệnh ở Trung Quốc cũng khánghiêm trọng Tại nước này năm 1995 có 200 người chết vì bệnh dại, sốngười chết do dại hàng năm vẫn tăng cao, đến năm 1999 có 341 với 95 – 98%

số ca là do chó cắn Hàng năm, số người bị súc cắn phải điều trị dự phòngbằng VX vào khoảng 5 triệu người Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở cácnước Nê pan, Sri lan ca, Băng la đét và In đô nê si a ,

Mặc dù tất cả các nhóm tuổi đều có thể ảnh hưởng bị ảnh hưởng củabệnh dại tuy nhiên đối tượng chịu tác động nhiều nhất là nhóm trẻ dưới 15tuổi Ước lượng từ 30-50% các ca điều trị dự phòng dại sau phơi nhiễm nằmtrong độ tuổi từ 5–14 và phần lớn là trẻ nam Hàng năm ở Ấn Độ có 40% trẻ

em dưới 14 tuổi và 92 – 95% là do bị chó cắn phải đi tiêm phòng Ước tính

Trang 27

điều trị dự phòng sau phơi nhiễm đã giúp ngăn chặn được 330.304 BN tửvong tại Châu Á và Châu Phi (90%CI: 141.844 – 563.515) ,,.

Theo thống kê của WHO cho thấy 1,74 triệu DALYs đã mất đi mỗinăm do bệnh dại (90% CI = 0,75 - 2,93) 0,04 triệu DALYs nữa mất đi do tỷ

lệ mắc và tử vong liên quan đến tác dụng phụ của VX phòng bệnh dại Chiphí ước tính hàng năm cho bệnh dại chỉ tính riêng ở khu vực Châu Á và ChâuPhi đã vào khoảng 583,5 triệu USD (90% CI = 540,1- 626,3 triệu USD) trong

đó phần lớn là ở Châu Á nơi tỷ lệ tiêm phòng dại sau cắn cao đã tiêu tốn hết

563 triệu USD (90% CI: 520 - 605,8 triệu USD) Do đó, nếu như bệnh dạikhông được loại trừ, chi phí cho việc PCBD ở cả người và động vật sẽ tiếp tụctăng lên ở các nước đang phát triển

Tại Châu Âu, bệnh dại chủ yếu xảy ra ở Đức, Áo, Thụy Sỹ, Pháp, ThổNhĩ Kỳ, Ba Lan, Tiệp Khắc và Hung ga ry Ở Anh mới đây thấy bệnh lantruyền từ chó Sói đồng sang súc vật nuôi trong nhà, thường gặp nhất ở mèo Ở

Mỹ và Canada, thú hoang dã bị bệnh thường xảy ra ở gấu trúc, chồn, cáo, chósói đồng và dơi Mặc dù các quốc gia này đã thường xuyên thực hiện việctiêm VX cho động vật hoang dã và súc vật nuôi nhưng hàng năm vẫn có tớihàng chục nghìn người bị súc vật nghi dại cắn phải khám bệnh và sử dụng tới1,2 triệu liều VX ,

Theo các đa số các nghiên cứu thì bệnh dại gặp ở cả hai giới tuy nhiên

tỷ lệ tử vong do dại ở nam cao hơn ở nữ , Sự chênh lệch này được giải thích

là do tính chất công việc của nam giới phải hoạt động nặng và nhiều hơn nữgiới dẫn đến nguy cơ phơi nhiễm cao hơn ở nữ

Bệnh dại gặp ở mọi lứa tuổi Tuy nhiên, trẻ em có nguy cơ mắc dại caohơn người lớn 40-60% người phải tiêm phòng sau phơi nhiễm là trẻ em dưới

15 tuổi Đây là lứa tuổi nhỏ hiếu động nên dễ bị súc vật cắn và các vết thươngthường bị nặng và nhiều ,

Trang 28

1.4.2 Đặc điểm dịch tễ học bệnh dại ở Việt Nam

 Đặc điểm các trường hợp tử vong do dại ở Việt Nam

Các trường hợp tử vong được chẩn đoán lâm sàng là lên cơn dại vớicác triệu chứng dại điển hình sẽ được các cơ sở y tế điều tra hồi cứu ngaysau khi nhận được thông tin Các trường hợp tử vong này sẽ được điều tratheo mẫu của Dự án PCBD, Bộ Y tế (theo mẫu “Phiếu điều tra bệnh nhân

tử vong do dại” – phụ lục 1) Điều tra bệnh nhân tử vong là cơ sở để xácđịnh nguồn truyền bệnh dại và nguyên nhân tử vong Công việc giám sát,điều tra, báo cáo ngày càng được tiến hành chặt chẽ và cụ thể hơn

Ở Việt Nam, bệnh dại lưu hành và phát triển ở hầu hết các tỉnh, thànhphố Kết quả nghiên cứu về tình hình bệnh dại trong 5 năm (1984-1988) ởViệt Nam có 1234 người tử vong do bệnh dại tập trung tại các tỉnh Hà Bắc,

Hà Tuyên, Bắc Thái, Hà Nội… Trong giai đoạn tiếp theo từ 1988-1991, ViệtNam tỷ lệ tử vong trung bình của giai đoạn này là 1,0/100.000 dân với tổng số

ca tử vong là 1748 Trong 6 năm từ 1989-1994 tại 23 tỉnh/thành phố ViệtNam ghi nhận 1218 ca tử vong do bệnh dại Từ năm 1996 trở lại đây các biệnpháp PCBD đã được tăng cường nên số ca tử vong đã giảm mạnh khoảng75% Nghiên cứu về tình hình bệnh dại ở Việt Nam giai đoạn 1992-1999 chothấy tỷ lệ tử vong chung ở giai đoạn này là 0,3/100.000 dân đặc biệt cao ởmiền Bắc (0,6/100.000 dân) Các khu vực còn lại: miền Nam 0,11/100.000,miền Trung 0,15/100.000, Tây Nguyên 0,18/100.000 Tương tự trong 6 năm

từ 1996-2000, Miền Bắc cũng dẫn đầu trong cả nước về tỷ lệ tử vong do bệnhdại Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Lâm Bình thì những tỉnh có tỷ lệ tửvong cao nhất cả nước từ năm 2000 – 2009 tập trung tại 4 tỉnh Phú Thọ,Tuyên Quang, Yên Bái và Hà Nội (75%) Trong giai đoạn này, tỷ lệ tử vong

do dại trung bình tại miền Bắc là khoảng 0,12/100.000 dân; miền Nam là0,053/100.000 dân; miền Trung là 0,093/100.000 dân , Đó có thể là do điều

Trang 29

kiện khí hậu ở miền Bắc với nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới nóng ẩm đãtạo điều kiện cho sự lan truyền của bệnh dại dễ dàng hơn các miền khác

Theo tác giả Đinh Kim Xuyến, tử vong do bệnh dại ở trẻ em dưới 15tuổi chiếm tỷ lệ cao (45,8%) do lứa tuổi này nhỏ nên vết cắn thường nặng,gần vùng thần kinh trung ương và các cháu chưa biết nói với gia đình khi bịsúc vật cắn để được đi tiêm phòng kịp thời Bệnh dại có thể xảy ra quanhnăm Tuy nhiên vào các tháng mùa hè thì số lượng bệnh nhân có tăng hơn cácmùa khác vì sao?

Theo nghiên cứu của Hoàng Anh Cường và cộng sự năm 2004 tại huyệnKrông - Ana, Đăk Lăk cho rằng có nhiều lí do để không đi tiêm VX sau khi bịsúc vật cắn là không có tiền 11,2%, không thích tiêm 4,1%, đi chữa thầy lang3,1%, không có phương tiện đi lại 1%, nhà xa 1%… ; Theo một nghiên cứukhác của Đinh Thị Kim Xuyến năm 2006 trên 214 trường hợp tử vong do dạitrên cả nước từ 2001 – 2005 chỉ ra rằng việc chủ quan nghĩ không có chó dại,chó con hoặc chó nhà nuôi thì không bị dại 49,3%, 23,3% trẻ em còn nhỏ sợkhông dám nói với bố mẹ, 2,2% BN là thiếu tiền nên không đi tiêm phòng dẫnđến tử vong

Năm 2012, Nguyễn Thị Thanh Hương và cộng sự qua nghiên cứu 98 ca

tử vong và 372.282 người đi tiêm vắc xin phòng dại đã chỉ ra rằng có mốitương quan tỷ lệ nghịch giữa tỷ lệ tiêm VX phòng dại và tỷ lệ tử vong MiềnBắc là nơi có tỷ lệ tử vong cao nhất và tỷ lệ tiêm phòng thấp nhất trong cáckhu vực, ngược lại miền Nam có tỷ lệ tử vong thấp nhất và tỷ lệ tiêm vắc xinphòng dại cao nhất Độ tuổi trung bình của nhóm tử vong là 34 tuổi Tỷ lệ tửvong ở lứa tuổi lao động cao nhất, ở nhóm nam cao hơn nữ (p< 0,05), nhóm dântộc thiểu số cao hơn so với người Kinh Hầu hết (85%) ca tử vong xảy ra ở vùngnông thôn, 100% có tiền sử phơi nhiễm với chó 41,8% chó cắn người lúc chạyrông và bị mất tích, hầu hết chó cắn người không được tiêm phòng 98% số chết

Trang 30

do không đi tiêm vắc xin phòng dại sau khi bị động vật cắn 54% số này do chủquan, 23% bệnh nhân thiếu hiểu biết không tiêm vắc xin phòng dại

 Đặc điểm người đến tiêm phòng dại và huyết thanh kháng dại tại Việt NamTại các cơ sở y tế như hệ thống các trung tâm y tế dự phòng (YTDP)phần lớn đều có các điểm tiêm phòng dại trên toàn quốc BN đến tiêm được

tư vấn đầy đủ và ghi đầy đủ các thông tin vào sổ theo dõi người tiêm VXphòng dại và HTKD Mỗi BN được phát 01 phiếu tiêm chủng cá nhân đểthuận tiện cho việc theo dõi lịch tiêm phòng Các điểm tiêm phải chịu tráchnhiệm thực hiện rất nhiều nội dung như: trực tiếp khám cho BN, xử lý vết cắn

và tiêm cho BN Tại các điểm tiêm phòng dại sẽ phát hiện được địa điểm cósúc vật bị dại qua khai thác từ BN đến tiêm Chính nhờ biện pháp theo dõi,giám sát, quản lý BN bằng phiếu tiêm cá nhân và sổ theo dõi in sẵn có đầy đủcác thông tin liên quan đến BN và nội dung PCBD mà chương trình PCBD cóđược thông tin, số liệu chính xác, đầy đủ từ đó có chỉ đạo kịp thời

Kết quả nghiên cứu về tình hình tiêm VX phòng dại trong 5 năm(1984-1988) ở Việt Nam có 2.402.052 người được tiêm VX dại Trong giaiđoạn tiếp theo từ 1988-1991, Việt Nam có 2.095.393 người bị chó mèo cắnphải đi tiêm phòng dại, tỷ lệ trung bình là 690/100.000 dân Từ năm 1996 trởlại đây các biện pháp PCBD đã được tăng cường nên số ca tử vong đã giảmmạnh khoảng 75% Nghiên cứu về tình hình bệnh dại ở Việt Nam giai đoạn1992-1999 cho thấy tỷ lệ người bị súc vật cắn phải đi tiêm phòng dại tăngnhanh từ 300/100.000 dân năm 1992 đã tăng lên đến 700/100.000 dân năm

1999 Trong 10 năm (1996-2005) cả nước ghi nhận có 5.776.370 người bị súcvật cắn đã được tiêm phòng dại tại các điểm tiêm phòng trên toàn quốc Tỷ lệtiêm VX tính trên 100.000 dân thấp nhất là năm 1996 (652,5), cao nhất lànăm 2002 (796,1) Tỷ lệ người đi tiêm phòng cũng phân bố tương đối đều quacác tháng, tuy nhiên từ tháng 3-8 thì tỷ lệ tiêm phòng cao hơn các tháng khác ,

Trang 31

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hương về tình hình tiêm VX phòngdại tại Việt Nam thì tỷ lệ điều trị dự phòng trên 100.000 dân của cả nước là318/100.000 dân/năm, cao nhất ở khu vực miền Nam 438/100.000 và thấpnhất ở khu vực miền Bắc 85/100.000 dân Độ tuổi dưới 15 chiếm 38% , nguy

cơ trẻ dưới 15 tuổi bị chó cắn và đi tiêm phòng cao hơn 1,76 lần (p<0,001)

Tỷ lệ tiêm VX phòng dại ở nam giới trên cả nước trung bình giai đoạn

1996 – 2009 chiếm 54% cao hơn ở nữ và phân bố ở các vùng thì tỷ lệ namgiới tiêm phòng VX dại cũng đều cao hơn ở nữ Tỷ lệ trẻ em <15 tuổi bị súcvật cắn phải đi tiêm phòng VX dại chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu nhóm tuổikhoảng 40% Điều này sẽ nguy hiểm nếu như một số trẻ em khác không nóicho bố mẹ biết là bị súc vật cắn Trong một nghiên cứu tại Hà Nội năm 2013cho thấy có 46 ca tử vong do bệnh dại tại Hà Nội, phân bố chủ yếu ở cáchuyện ngoại thành giáp ranh với các tỉnh có số ca tử vong do bệnh dại cao ởmiền Bắc Đa số các ca tử vong là nam (73,9%), có độ tuổi chủ yếu từ 25 tuổitrở lên (67,4%), và làm ruộng (43,2%) Theo nguồn số liệu từ dự án PCBDcho thấy 90% số bệnh nhân đến tiêm VX phòng dại sớm trong 3 ngày đầumặc dù vẫn còn 10% đến muộn 3 ngày sau khi bị cắn Đây cũng là một điềuhết sức nguy hiểm vì khi phơi nhiễm với vi rút dại thì cần phải được tiêmphòng ngay càng sớm càng tốt Những người đi tiêm phòng chủ yếu là do bịchó cắn (89%) ngoài ra còn có một số các loại khác như mèo, chuột, khỉ…khoảng 60% số người đến tiêm khi con vật cắn lúc bình thường, 6% con vậtcắn người lúc đó đang lên cơn dại Sự chủ quan và hiểu biết không đầy đủ vềbệnh dại đã cướp đi sinh mạng của nhiều người dân vì căn bệnh này

1.4.3 Hệ thống giám sát bệnh dại ở Việt Nam

Hệ thống PCBD cho người đã có từ nhiều năm nay Hệ thống này nằmtrong hệ YTDP, do các trung tâm YTDP của các tỉnh/thành phố quản lý Nội

Trang 32

dung hoạt động chính là tổ chức điểm tiêm phòng dại cho người và giám sáttình hình bệnh dại tại địa phương Nhiệm vụ chính của điểm tiêm phòng dại

là trực tiếp khám, tiêm cho người bị súc vật cắn hoặc tiếp xúc với súc vậtnghi dại Chính nhờ hệ thống tiêm phòng dại này đã cứu được nhiều BN thoátđược cái chết do bệnh dại gây ra

Theo thống kê của Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương cho thấy hiện nay

cả nước có khoảng 700 điểm tiêm phòng dại Các điểm tiêm phải đạt nhữngđiều kiện theo Quyết định 23/QĐ-BYT ngày 7/7/2008 của Bộ y tế

1.5 Các nghiên cứu về biến đổi khí hậu và bệnh dại

1.5.1 Các khái niệm về biến đổi khí hậu và các yếu tố khí hậu

Biến đổi khí hậu và thời tiết

Biến đổi khí hậu là nảy sinh những điều kiện thời tiết khắc nghiệt, từ đókhiến cho sức khỏe của nhiều người suy giảm nghiêm trọng Bên cạnh đó,nhiều bệnh dịch nảy sinh, đe dọa sức khỏe người dân trên toàn thế giới

Theo IPCC thời tiết trong nghĩa hẹp thường định nghĩa là “ Thời tiếttrung bình”, hoặc chính xác hơn, là bảng thống kê mô tả định kì về ý nghĩacác sự thay đổi về số lượng có liên quan trong khoảng thời gian khác nhau, từhàng tháng đến hàng nghìn, hàng triệu năm Khoảng thời gian truyền thống là

30 năm, theo như định nghĩa của Tổ chức Khí tượng Thế giới ( WorldMeteorological Organization – WMO ) Các số liệu thường xuyên được đưa

ra là các biến đổi về nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm và gió Thời tiết trong nghĩarộng hơn là một trạng thái, gồm thống kê mô tả của hệ thống thời tiết

Thời tiết là tập hợp các trạng thái của các yếu tố khí tượng xảy ra trongkhí quyển ở một thời điểm, một khoảng thời gian nhất định Thuật ngữ nàythường nói về hoạt động của các hiện tượng khí tượng trong các thời kỳ ngắn,khác với thuật ngữ “khí hậu” – nói về các điều kiện không khí bình quântrong một thời gian dài

Trang 33

Nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế Nhiệt độ được đo bằng các đơn vịkhác nhau và có thể biến đổi bằng các công thức Trong hệ đo lường quốc tế,nhiệt độ được đo bằng đơn vị Kelvin, kí hiệu là K Trong đời sống ở ViệtNam và nhiều nước, nó được đo bằng độ C (1 độ C trùng với 274,15 K).

Lượng mưa

Lượng mưa là đại lượng thể hiện mức độ mưa nhiều hay ít sau mỗi cơn mưa.Được đo bằng độ cao của nươc mưa thu được trên một bề mặt phẳngkhông bị nhà cửa hay cây cối bao phủ hay che lấp và được tính bằng mm(milimet) hay L/m2

Lượng mưa đo bằng 1mm nghĩa là mức độ nước mưa thu được (ngậpsâu) là 1 mm trên 1 mét vuông mặt phẳng Lượng mưa 1mm tương đương vớicách gọi lượng mưa 1 lít/m2

) chứa nó:

AH = M (HV (mixture)20)

Ngày đăng: 07/10/2014, 11:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1:    Hình ảnh mô tả con chó dại cắn người bị tiêu diệt ở những thế kỷ - đặc điểm dịch tễ học bệnh dại ở người và một số yếu tố khí hậu liên quan tại hà nội, 2003-2013
Hình 1.1 Hình ảnh mô tả con chó dại cắn người bị tiêu diệt ở những thế kỷ (Trang 13)
Hình 1. 2: Hình ảnh cắt dọc của vi rút dại (nguồn từ WHO). - đặc điểm dịch tễ học bệnh dại ở người và một số yếu tố khí hậu liên quan tại hà nội, 2003-2013
Hình 1. 2: Hình ảnh cắt dọc của vi rút dại (nguồn từ WHO) (Trang 14)
Hình 1. 3: Bác học Louis Pasteur và Bác sĩ Grancher tiêm VX điều trị dự  phòng bệnh dại cho BN đầu tiên (Joseph Meister) (nguồn từ WHO) - đặc điểm dịch tễ học bệnh dại ở người và một số yếu tố khí hậu liên quan tại hà nội, 2003-2013
Hình 1. 3: Bác học Louis Pasteur và Bác sĩ Grancher tiêm VX điều trị dự phòng bệnh dại cho BN đầu tiên (Joseph Meister) (nguồn từ WHO) (Trang 15)
Sơ đồ 1. 1: Sơ đồ lây truyền bệnh dại - đặc điểm dịch tễ học bệnh dại ở người và một số yếu tố khí hậu liên quan tại hà nội, 2003-2013
Sơ đồ 1. 1: Sơ đồ lây truyền bệnh dại (Trang 18)
Bảng 1. 1: Phân  loại mức độ vết thương và cách xử trí tương ứng (Theo WHO – - đặc điểm dịch tễ học bệnh dại ở người và một số yếu tố khí hậu liên quan tại hà nội, 2003-2013
Bảng 1. 1: Phân loại mức độ vết thương và cách xử trí tương ứng (Theo WHO – (Trang 21)
Hình 1. 4: Cáo có thể là động vật mang vi rút Dại ở vùng phương Bắc - đặc điểm dịch tễ học bệnh dại ở người và một số yếu tố khí hậu liên quan tại hà nội, 2003-2013
Hình 1. 4: Cáo có thể là động vật mang vi rút Dại ở vùng phương Bắc (Trang 37)
Bảng 3. 1: Lý do của việc không đi tiêm VX phòng dại sau khi bị súc vật cắn - đặc điểm dịch tễ học bệnh dại ở người và một số yếu tố khí hậu liên quan tại hà nội, 2003-2013
Bảng 3. 1: Lý do của việc không đi tiêm VX phòng dại sau khi bị súc vật cắn (Trang 54)
Bảng 3.2. Sự tự tương quan giữa các ca bệnh Dại tại 12 khoảng trễ thời gian - đặc điểm dịch tễ học bệnh dại ở người và một số yếu tố khí hậu liên quan tại hà nội, 2003-2013
Bảng 3.2. Sự tự tương quan giữa các ca bệnh Dại tại 12 khoảng trễ thời gian (Trang 61)
Bảng 3.3.Tương quan giữa độ ẩm, nhiệt độ, lượng mưa và bệnh dại từ 2003-2013 - đặc điểm dịch tễ học bệnh dại ở người và một số yếu tố khí hậu liên quan tại hà nội, 2003-2013
Bảng 3.3. Tương quan giữa độ ẩm, nhiệt độ, lượng mưa và bệnh dại từ 2003-2013 (Trang 61)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w