1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

14 259 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 596,67 KB

Nội dung

Định nghĩa Đái tháo đường: - Đái tháo đường là tập hợp các rối loạn chuyển hóa do giảm tiết hoặc giảm nhạy cảm với Insulin, trong đó tăng đường huyết là biểu hiện đầu tiên.. - Giá trị H

Trang 1

SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Cô Hão

1 Định nghĩa Đái tháo đường:

- Đái tháo đường là tập hợp các rối loạn chuyển hóa do giảm tiết hoặc giảm nhạy cảm với Insulin, trong đó tăng đường huyết là biểu hiện đầu tiên

2 Vài nét về Đái tháo đường:

- Đái tháo đường được đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết và các rối loạn về chuyển hóa đường, mỡ, đạm, khoáng chất

- Gần 70% bệnh nhân Đái tháo đường có bệnh lý tim mạch kèm theo

3 Các triệu chứng của tăng đường huyết:

- Khát nhiều

- Đói nhiều

- Tiểu nhiều và thường xuyên

- Sụt cân bất thường

- Mệt mỏi

- Mờ mắt

- Vết thương lâu lành

4 Các triệu chứng của hạ đường huyết quá mức:

- Tim nhanh

- Đổ nhiều mồ hôi

- Choáng váng

- Đói

- Nhức đầu, bực bội

5 Xử trí khi hạ đường huyết quá mức:

- Kiểm tra đường huyết (nếu có thể)

- Nếu đường huyết < 70mg/dl: Ăn kẹo, viên đường, uống sữa, nước ngọt, soda

- Kiểm tra lại đường huyết sau 15 phút, nếu còn thấp thì làm lại như trên

- Nếu vẫn không giảm thì gọi bác sĩ

6 Tiêu chí chẩn đoán Đái tháo đường:

- Đường huyết tương bất kỳ ≥ 200mg/dl kết hợp với các triệu chứng tăng đường huyết

- Đường huyết tương lúc đói: (Đơn giản dễ thực hiện)

o Nếu < 100mg/dl: Bình thường

o 100mg/dl ≤ Đường huyết < 126mg/dl: Rối loạn đường huyết lúc đói (Tiền Đái tháo đường)

o Nếu ≥ 126mg/dl (7,0mmol/L): Đái tháo đường

- Nghiệm pháp dung nạp Glucose: Đo đường huyết tương 2 giờ sau khi uống 75g

Glucose Phức tạp, mất thời gian cho Bác sĩ và bệnh nhân

o Nếu < 140mg/dl: Dung nạp bình thường

o 140mg/dl ≤ Đường huyết < 200mg/dl: Rối loạn dung nạp Glucose

o Nếu ≥ 200mg/dl: Đái tháo đường

 Do không đủ Insulin

 Insulin không được đưa vào tế báo

- HbA 1 c ≥ 6,5% (đo bằng HPLC): Đái tháo đường

o Còn gọi là Hemoglobin bị đường hóa, là phản ứng không thuận nghịch

o Khó khăn, khá tốn kém

o Chưa thật sự chính xác

Trang 2

7 Lưu ý của giá trị HbA 1 c:

- Phản ánh trung thực mức đường huyết thật sự của bệnh nhân

- Giá trị HbA1c < 6,5% chưa kết luận được bệnh nhân có Đái tháo đường hay không

- Giá trị HbA1c để xác định đường huyết có được kiểm soát tốt trong 3 tháng vừa qua không

- Giá trị HbA1c còn xác định bệnh nhân có tăng đường huyết sau ăn không được kiểm soát tốt Do insulin hoạt động không hiệu quả

- Nếu bệnh nhân không có các triệu trứng do tăng đường huyết nên tiến hành đo lại lần thứ 2

8 Phân loại Đái tháo đường:

- Đái tháo đường type 1: Tế bào β bị hủy, thiếu Insulin tuyệt đối

- Đái tháo đường type 2: Do tổn thương bài tiết Insulin và đề kháng Insulin

- Đái tháo đường trong thai kỳ (chưa phải là Đái tháo đường thật sự)

- Các type đặc biệt khác:

o Đái tháo đường tế bào β bất thường

o Đái tháo đường Insulin bất thường do di truyền

9 Biến chứng cấp tính của Đái tháo đường:

- Hôn mê nhiễm ceton

- Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu

- Hôn mê hạ đường huyết

10 Biến chứng mãn tính của Đái tháo đường:

- Biến chứng mạch máu nhỏ:

o Bệnh võng mạc

o Bệnh thận

o Bệnh thần kinh

- Biến chứng mạch máu lớn:

o Bệnh mạch vành

o Tai biến mạch máu não

o Bệnh mạch máu ngoại biên

11 Yếu tố đầu tiên trong điều trị hôn mê do tăng đường huyết quá mức:

- Truyền NaCl 9‰ trước tiên rồi mới tiêm truyền Insulin (Để pha loãng nồng độ đường trong máu và tránh nguy cơ nhiễm toan)

12 Nguyên tắc điều trị Đái tháo đường: (Thi câu hỏi ngắn)

- Chế độ ăn – dinh dưỡng

- Tập luyện thể lực – vận động

- Dùng thuốc

13 Mục tiêu điều trị Đái tháo đường:

- Mục tiêu chung:

o Ngăn ngừa triệu chứng tăng đường huyết

o Giữ cân nặng lý tưởng

o Ngừa và làm chậm biến chứng (bình ổn đường huyết)

- Mục tiêu cụ thể:

Đường huyết lúc đói 80 – 120mg/dl < 140mg/dl

Đường huyết sau ăn 80 – 160mg/dl < 180mg/dl

HbA1c (BT: 3,5 – 5,5%) < 7% < 7 – 8%

Trang 3

14 Mục tiêu điều trị Đái tháo đường dựa vào HbA 1 c:

- < 7% ; đường huyết lúc đói 80 – 120mg/dl:

o Người trẻ tuổi

o Vừa mắc bệnh Đái tháo đường

o Không có các bệnh lý, nguy cơ kèm theo

- ≤ 8% ; đường huyết lúc đói 100 – 120mg/dl:

o Người già yếu

o Mắc Đái tháo đường lâu năm

o Có nhiều bệnh lý, nguy cơ kèm theo

o Không nhận ra các triệu chứng hạ đường huyết

15 Các nhóm thuốc điều trị Đái tháo đường:

- Insulin

- Nhóm kích thích tiết Insulin từ tế bào β tụy:

o Nhóm Sulfonylure:

 Thế hệ 1: Chlorpropamide, Tolbutamide (hiện nay không dùng nữa)

 Thế hệ 2: Gliclazide, Glyburide (Glybenclamide), Glipizide

 Thế hệ 3: Glimepiride

o Nhóm không phải Sulfonylure (Meglitinide)

 Repaglinide (dùng cho bệnh nhân suy thận)

 Nateglinide

- Nhóm tăng nhạy cảm với Insulin ở mô sử dụng:

o Biguanides: Metformin

o Nhóm Thiazolidinediones (không còn sử dụng do nghi ngờ ↑ung thư bàng quang))

- Nhóm ức chế hấp thu Glucose từ ruột non

o Nhóm ức chế men α–glucosidase từ ruột non: Acarbose, Miglitol

- Nhóm dẫn chất Amylin: Pramlintide

- Nhóm liên quan GLP–1 (Glucagon like peptide–1):

o Chủ vận thụ thể GLP–1

o Nhóm ức chế men Dipeptidyl peptidase 4 (DPP–4)

16 Sử dụng Insulin trong điều trị Đái tháo đường:

- Phân loại Insulin dựa vào thời gian tác dụng:

o Insulin tác dụng rất nhanh và ngắn: Lispro, Aspart, Glulisine

o Insulin tác dụng bình thường: Regular

o Insulin tác dụng trung bình và kéo dài: NPH, Glargine, Detemir

- Cách sử dụng các loại Insulin:

o Loại tác dụng nhanh: Tiêm IV, SC (Ngoài trừ: Insulin Lispro chỉ SC)

o Loại tác dụng trung bình: SC

o Loại tác dụng kéo dài: SC

- Lưu ý: Vị trí tiêm Insulin phải thay đổi (Cách tay, đùi, bụng)

17 Các dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch có thể pha Insulin:

- NaCl 0,9%

- Glucose 5%, 10%

- Ringer lactate

Trang 4

18 Các hiện tượng tăng đường huyết cần theo dõi:

- Hiện tượng Somogyi (là hiện tượng dội ngược do tăng liều Insulin quá nhanh)

o Là hiện tượng tăng đường huyết phản ứng sau cơn hạ đường huyết do phóng thích hormon điều hòa ngược vào máu

o Khắc phục: Giảm liều Insulin buổi chiều, tối

- Hiện tượng bình minh:

o Là hiện tượng tăng đường huyết cao lúc sáng sớm do hormon GH được tiết ra

lúc ngủ (do liều đầu hôm chưa đủ)

o Khắc phục: Tăng liều Insulin lúc tối hoặc chia liều để tiêm trước khi đi ngủ

19 Ví dụ về các hiện tượng tăng đường huyết:

10giờ tối 3giờ sáng 7giờ sáng 10giờ tối 3giờ sáng 7giờ sáng Hiện tượng

Hiện tượng

Bình thường

Bình thường

Bình thường

20 Chỉ định của Insulin:

- Đái tháo đường tpye 1

- Cấp cứu hôn mê tăng đường huyết/nhiễm Ceton acid

- Đái tháo đường tpye 2 Sau khi đã thực hiện chế độ ăn, vận động hợp lý và phối hợp thuốc đến liều tối đa mà không ổn định

- Đái tháo đường tpye 2 có Stress và các yếu tố nguy cơ

- Đái tháo đường tpye 2 có thai và cho con bú

- Đái tháo đường tpye 2 không dung nạp các loại thuốc uống hay suy thận, suy gan nặng

21 Tác dụng phụ của Insulin:

- Hạ đường huyết

- Loạn dưỡng mỡ (thể phì đại, thể teo)

- Dị ứng

- Kháng Insulin

22 Các phác đồ điều trị bằng Insulin:

- Theo quy ước (kinh điển): Ít dùng (vì không phù hợp với sinh lý)

- Tiêm nhiều mũi dưới da (thường dùng)

o Tiêm Insulin tác dụng dài trước khi đi ngủ hoặc tiêm Insulin tác dụng trung bình trước khi ăn sáng và trước khi đi ngủ

o Tiêm Insulin tác dụng nhanh trước mỗi buổi ăn

- Truyền Insulin dưới da liên tục: Cần kiểm soát đường huyết chặt chẽ

- Truyền Insulin tĩnh mạch: bệnh nặng, hôn mê do Đái tháo đường

Trang 5

23 Nhóm thuốc kích thích tiết Insulin từ tế bào β tụy:

Các thuốc thường

dùng

- TH2: Gliclazide, Glipizide Glyburide (Glibenclamide)

- TH3: Glimepiride

Repaglinide, Nateglinide

Đặc điểm Số lần sử dụng thuốc ít hơn Điều hòa đường huyết theo bữa ăn một cách uyển chuyển

Đối tượng sử dụng

- Những bệnh nhân có chế độ ăn

cố định

- Không dùng cho bệnh nhân suy thận, suy gan

- Những bệnh nhân có chế độ ăn không cố định

- Dùng được cho bệnh nhân suy thận

Khả năng giảm

Chống chỉ định

- Đái tháo đường type 1

- Phụ nữ có thai và cho con bú

- Suy gan, suy thận nhẹ

- Đái tháo đường type 1

- Suy gan, suy thận nặng (Trừ Rapaglinide)

Tác dụng phụ - Hạ đường huyết quá mức

- Tăng cân

- Hạ đường huyết quá mức

- Tăng cân

Cách dùng

- Trước bữa ăn 30 phút

- Loại phóng thích chậm (Gliclazide): ngày 1 lần duy nhất vào buổi sáng hay ngay trước bữa

ăn sáng

- Trước bữa ăn 15 – 30 phút

- Có ăn thì dùng thuốc, không ăn thì không dùng

24 Nhóm tăng nhạy cảm với Insulin ở mô sử dụng:

- Nhóm Biguanide: Metformin (thuốc duy nhất còn được sử dụng)

- Nhóm Benfluorex: Mediator (dùng thay thế Metformin khi không dung nạp với

Metformin)

- Chỉ định: Ưu tiên trên bệnh nhân béo phì và thừa cân

- Chống chỉ định:

o Suy thận và suy tế bào gan nặng

o Trường hợp thiếu oxy mô như: nhồi máu cơ tim, bệnh lý mạch vành, bệnh lý mạch máu não, suy tim xung huyết… vì làm tăng nguy cơ nhiễm acid lactic

- Tác dụng phụ:

o Rối loạn tiêu hóa: chán ăn, tiêu chảy,…

o Nhiễm toan acid lactic

- Cách dùng: Nên dùng thuốc ngay sau bữa ăn với liều thấp tăng dần để giảm tác dụng phụ

25 Nhóm ức chế men α – glucosidase:

- Thuốc thường dùng: Acarbose, Miglitol, Voglibose

- Chỉ định:

o Đái tháo đường type 2

o Ưu tiên trên những bệnh nhân có đường huyết sau ăn tăng cao

o Kết hợp với Sulfoninure và Metformin khi đơn trị liệu không kiểm soát được đường huyết

- Chống chỉ định:

o Bệnh lý đường tiêu hóa: Hội chứng kém hấp thu, tắt ruột,…

o Suy thận

- Tác dụng phụ: Rối loạn tiêu hóa

- Cách dùng: Uống ngay lúc bắt đầu ăn để thuốc có tác dụng tốt nhất

Trang 6

26 Nhóm dẫn chất Amylin (Nhóm thuốc mới)

- Tổng hợp từ tế bào β của tụy

- Thuốc thường dùng: Pramlintide (Symlin)

- Tác dụng:

o Làm giảm di chuyển thức ăn xuống ruột (Làm chậm tốc độ làm rỗng dạ dày)

o Làm giảm nồng độ Glucagon

o Tăng gây chán ăn (giảm cân)

→ Giảm đường huyết sau ăn

o Dùng riêng lẻ không gây hạ đường huyết quá mức

27 Nhóm liên quan GLP – 1 (Nhóm thuốc mới: Glucagon-like peptide-1)

- Tổng hợp từ tế bào L của ruột

- Thuốc thường dùng: Exenatide, Liraglutide

- T1/2 = 2,4 giờ

- Dùng SC

- Tác dụng:

o Kích thích tiết Insulin phụ thuộc Glucose

o Giảm tiết Glucagon

o Giảm cân

- Tác dụng phụ:

o Gây nôn ói (giảm dần theo thời gian)

o Khắc phục: tăng liều từ từ

- Chống chỉ định:

o Liraglutide chống chỉ định cho bệnh nhân có nguy cơ ung thư tuyến giáp

28 Nhóm ức chế men Dipeptidyl peptidase 4 (DDP-4)

- Men phân hủy GLP – 1

- Thuốc thường dùng: Sitagliptin, Saxagliptin, Vildagliptin, Linagliptin

- Tác dụng: Ức chế DDP-4 làm không phân hủy GLP-1 nên kích thích tiết Insulin phụ thuộc Glucose

29 Điều trị Đái tháo đường type 1:

- Chủ yếu bằng Insulin

- Khởi đầu liều từ 0,2 – 0,4UI/kg/ngày

- Trẻ em trong độ tuổi dậy thì cần nhiều hơn

30 Điều trị Đái tháo đường type 2:

- Bước đầu:

o Thay đổi lối sống: giảm cân, tập thể dục (làm tăng nhạy cảm của tế bào với Insulin)

o Metformin

- Tăng thêm: (chọn một trong các thuốc sau)

o Insulin

o Sulfoninure

o TZDs (Thiazolidinediones)

o Chủ vận GLP-4

o Ức chế α – glucosidase

o Glinide

o Pramlintide

o DPP-4

-o0o -

Trang 7

CÂU HỎI NGẮN

1 Biểu hiện tăng đường huyết Cách xử trí?

- Biểu hiện:

o Khát nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều

o Đói nhiều, ăn nhiều, sụt cân

- Xử trí:

o Chế độ ăn – dinh dưỡng

o Tập luyện thể lực – vận động

o Dùng thuốc

2 FDA khuyến cáo nên tầm soát bệnh Đái tháo đường với các đối tượng nào?

- ≥ 45 tuổi, BMI ≥ 25kg/m2

3 Tiêu chí chẩn đoán Đái tháo đường:

- Đường huyết bất kỳ ≥ 200mg/dl kết hợp với các triệu chứng tăng đường huyết

- Đường huyết lúc đói ≥ 126mg/dl

- Nghiệm pháp Glucose ≥ 200mg/dl

- HbA1c ≥ 6,5%

4 Cách tiến hành đo đường huyết bằng nghiệm pháp Glucose:

- Cho bệnh nhân uống 75g Glucose, 2 giờ sau rút máu đo đường huyết

5 Bệnh nhân được chẩn đoán là tiền Đái tháo đường khi:

- Đường huyết ≥ 100mg/dl và < 126mg/dl

6 Bệnh nhân được chẩn đoán tiền Đái tháo đường cần được tư vấn điều gì?

- Thay đổi lối sống: Chế độ ăn, hoạt động thể lực

- Kiểm tra đường huyết thường xuyên

7 Liệt kê 5 xét nghiệm đánh giá và theo dõi trong bệnh lý Đái tháo đường

- Glucose

- Creatinin

- Urê

- HbA1c (BT < 6,5%)

- Microalbumin (BT < 30mg/24h)

8 Biến chứng cấp của bệnh Đái tháo đường:

- Hôn mê nhiễm ceton acid

- Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu

- Hôn mê hạ đường huyết

9 Cách xử trí khi hạ đường huyết quá mức:

- Kiểm tra đường huyết (nếu có thể)

- Nếu đường huyết < 70mg/dl: Ăn kẹo, viên đường, uống sữa, nước ngọt, soda

- Kiểm tra lại đường huyết sau 15 phút, nếu còn thấp thì làm lại như trên

- Nếu vẫn không giảm thì gọi bác sĩ

10 Nguyên tắc chung trong điều trị Đái tháo đường:

- Chế độ ăn – dinh dưỡng

- Tập luyện thể lực – vận động

- Dùng thuốc

11 Bệnh nhân tăng đường huyết lúc đói ưu tiên chọn: Sulfonylure

12 Bệnh nhân tăng đường huyết sau ăn ưu tiên chọn thuốc có tác dụng ngay sau khi uống:

- Meglitinide

- Ức chế α – glucosidase

13 Thuốc làm giảm HbA 1 c hiệu quả nhất: Sulfonylure

14 Loại Insulin cho tác độngrất nhanh phù hợp với Insulin sinh lý:

- Insulin Lispro, Insulin Aspart, Insulin Glulisine

Trang 8

15 Cách sử dụng Insulin tác dụng nhanh: IV, SC (Tiêm tĩnh mạch, tiêm dưới da)

16 Loại Insulin tác dụng nhanh chỉ tiêm dưới da: Insulin Lispro

17 Loại Insulin cho tác động bình thường: Insulin Regular

18 Loại Insulin cho tác động trung bình kéo dài để duy trì mức Insulin căn bản cho bệnh nhân: Insulin Glargine, Insulin Detemir

19 Cách sử dụng Insulin tác dụng trung bình kéo dài: SC (Tiêm dưới da)

20 Các vị trí có thể tiêm Insulin: Vùng bụng, đùi, cánh tay

21 Nêu tác dụng phụ của Insulin:

- Hạ đường huyết

- Dị ứng

- Loạn dưỡng mỡ

- Kháng Insulin

22 Dấu hiệu để nhận biết bệnh nhân kháng Insulin?

- Khi sử dụng > 200UI/ngày trong 2 – 3 ngày mà đường huyết vẫn không hạ

23 Thuốc ưu tiên trị Đái tháo đường cho người béo phì, thừa cân: Metformin

24 Thuốc trị tiểu đường có thể dùng được cho bệnh nhân suy gan và suy thận:

- Repaglinide

25 Ưu điểm của thuốc trị Đái tháo đường Metformin là gì?

- Không gây hạ đường huyết quá mức

- Không gây tăng cân

- Ưu tiên cho người béo phì

26 Thuốc điều trị tiểu đường gây tác dụng phụ chán ăn làm giảm cân:

- Metformin

- Ức chế men α – glucosidase: Acarbose, Voglibose, Miglitol

- Dẫn chất Amylin: Pramlintide

- Chủ vận thụ thể GLP–1: Exenatide, Liraglutide

27 Anh Q 28 tuổi thiếu cân, đến phòng khám than phiền mệt mỏi và đi tiểu nhiều trong 2 tuần Xét nghiệm nước tiểu thấy có vết máu, mức ceton vừa phải, có vi trùng và Glucose Anh Q nói gia đình không có ai bị bệnh Đái tháo đường Thử máu mao mạch ngẫu nhiên 388mg/dl (không nhịn đói) Căn cứ trên thông tin này, bạn hãy đưa ra nhận định bệnh bước đầu mô tả tình trạng bệnh lý của anh Q.?

- Dựa vào yếu tố: tuổi trẻ, mệt mỏi, tiểu nhiều, sụt cân, nước tiểu có Glucose, đo

đường huyết bất kỳ 388mg/dl → Anh Q bị tiểu đường type 1

28 Ở một bệnh nhân Đái tháo đường nhập viện Người ta đặt một thiết bị rút máu tự động để kiểm tra Kết quả thu được như sau:

10 giờ tối 3 giờ sáng 7 giờ sáng 10 giờ tối 3 giờ sáng 7 giờ sáng

Giải thích nguyên nhân của sự thay đổi nồng độ đường và Insulin tự do trong máu? Gọi tên của hiện tượng này Cách xử trí?

- Tăng đường huyết phản ứng sau cơn hạ đường huyết do phóng thích hormon điều hòa ngược vào máu

- Tên hiện tượng: Hiện tượng Somogyi

- Xử trí: Giảm liều Insulin buổi chiều tối

Trang 9

29 Ở một bệnh nhân Đái tháo đường nhập viện Người ta đặt một thiết bị rút máu tự động để kiểm tra Kết quả thu được như sau:

10 giờ tối 3 giờ sáng 7 giờ sáng 10 giờ tối 3 giờ sáng 7 giờ sáng

110 110 150 Bình thường Bình thường Bình thường

Giải thích nguyên nhân của sự thay đổi nồng độ đường và Insulin tự do trong máu? Gọi tên của hiện tượng này Cách xử trí?

- Tăng đường huyết cao lúc sáng sớm do hormon GH được tiết ra lúc ngủ, do liều đầu hôm chưa đủ

- Tên hiện tượng: Hiện tượng bình minh

- Xử trí: Thêm liều Insulin lúc tối hoặc chia liều để tiêm trước khi đi ngủ

30 Một bệnh nhân đến khám tổng quát, kết quả đo được FBG ≥ 126mg/dl, ta có thể kết luận bệnh nhân bị Đái tháo đường hay không? Tại sao?

- Chưa thể kết luận bệnh nhân này bị Đái tháo đường

- Vì còn phải kết hợp với các triệu chứng tăng đường huyết và phải đo 2 lần

31 Một phụ nữ 45 tuổi, cao 154cm, nặng 72kg được chẩn đoán là Đái tháo đường, cao huyết áp và rối loạn chuyển hóa lipid Sau 3 tháng thay đổi chế độ ăn và vận động thể lực, đường huyết vẫn không giảm Bác sĩ cho bệnh nhân dùng Metformin Giải thích vì sao ưu tiên lựa chọn Metformin trong trường hợp này?

- Vì Metformin có khả năng cải thiện chuyển hóa lipid và được chỉ định sau khi đã áp dụng chế độ ăn - vận động thể lực hợp lý mà đường huyết vẫn không được cải thiện

-o0o -

TRẮC NGHIỆM

32 Tiêu chuẩn chẩn đoán Đái tháo đường: Đường huyết lúc đói phải:

a ≥ 100mg/dl

b ≥ 126mg/dl

c ≥ 140mg/dl

d ≥ 200mg/dl

33 FDA khuyến cáo nên tầm soát bệnh Đái tháo đường với các đối tượng:

a ≥ 35 tuổi, BMI ≥ 25kg/m2

b ≥ 35 tuổi, BMI ≥ 30kg/m2

c ≥ 45 tuổi, BMI ≥ 25kg/m2

d ≥ 55 tuổi, BMI ≥ 30kg/m2

34 Khi điều trị bệnh lý Đái tháo đường, bệnh nhân cần gặp bác sĩ ngay khi mức đường huyết tự do ở nhà là:

a > 200mg/dl

b > 250mg/dl

c > 300mg/dl

d > 350mg/dl

35 CHỌN CÂU ĐÚNG NHẤT: Mục tiêu điều trị Đái tháo đường là:

a Chặn đứng triệu chứng tăng đường huyết của bệnh nhân

b Bắt buột bệnh nhân giữ được cân nặng lý tưởng

c Ngừa và làm chậm biến chứng của Đái tháo đường

d Chặn đứng mức đề kháng Insulin của tế bào

36 CHỌN CÂU ĐÚNG NHẤT: Liều khởi đầu của Insulin là:

a 0,25 – 0,5 UI/kg cân nặng

b 0,5 – 0,75 UI/kg cân nặng

c 0,75 – 1,0 UI/kg cân nặng

d Không câu nào đúng

37 CHỌN CÂU ĐÚNG NHẤT: Tiêu chuẩn chẩn đoán Đái tháo đường dựa vào kết quả đo được (WHO – 2006) là:

a Đường huyết bất kỳ ≥ 200mg/dl + đói nhiều, khát nhiều, tiểu nhiều

b Đường huyết lúc đói ≥ 126mg/dl

c Đường huyết lúc đói ≥ 100mg/dl và < 126mg/dl

d Đường huyết lúc đói ≥ 100mg/dl và < 126mg/dl và OGTT ≥ 200mg/dl

Trang 10

38 Bệnh nhân được gọi là kháng Insulin khi sử dụng quá ……… mà đường huyết vẫn không hạ

a 100 đơn vị Insulin/ngày trong 1 – 2 ngày

b 100 đơn vị Insulin/ngày trong 2 – 3 ngày

c 200 đơn vị Insulin/ngày trong 1 – 2 ngày

d 200 đơn vị Insulin/ngày trong 2 – 3 ngày

39 Loại Insulin phù hợp với sinh lý bình thường, NGOẠI TRỪ:

a Insulin Lispro

b Insulin Aspart

c Insulin Glulisine

d Insulin Regular

40 Thuốc trị tiểu đường hiện nay không còn sử dụng do nghi ngờ tăng ung thư bàng quang:

a Metformin

b Nateglinide

c Pioglitazone

d Glibuzide

e Acarbose

41 Những triệu chứng sau nằm trong tiêu chuẩn định bệnh Đái tháo đường, NGOẠI TRỪ:

a Cao đường huyết bụng đói

b Uống nước nhiều

c Ù tai

d Mất cân

42 Phát biểu nào sau đây về điều trị thay thế Insulin gần sự thật nhất:

a Phần lớn sản phẩm Insulin thay đổi rất ít với thời gian, tiến trình trị liệu, thời gian có hoạt động hạ đường huyết

b Regular Insulin không thể trộn với NPH

c Regular Insulin không thể tiêm tĩnh mạch

d Giảm lượng carbohydrat tiêu thụ cần thiết cho tất cả bệnh nhân bệnh Đái tháo đường

e Điều trị Insulin không cần phải theo dõi sát

43 Sulfonylure là thuốc chính để điều trị bệnh:

a Bệnh nhân tiểu đường phụ thuộc Insulin

b Bệnh nhân tiểu đường bị rối loạn chức năng thận và gan trầm trọng

c Phụ nữ mang thai bệnh tiểu đường

d Bệnh nhân tiểu đường nhiễm acid ceton

e Bệnh nhân tiểu đường không phụ thuộc Insulin

44 Thuốc điều trị Đái tháo đường duy nhất được FDA cho phép sử dụng bên cạnh Insulin trị Đái tháo đường tpye 1 là:

a Acarbose (Glucobay)

b Pramlintide (Symlin)

c Metformin (Glucophage)

d Benfluorex (Mediator)

45 Thuốc điều trị Đái tháo đường duy nhất được FDA cho phép sử dụng bên cạnh Insulin trị Đái tháo đường tpye 2 là:

a Acarbose (Glucobay)

b Pramlintide (Symlin)

c Metformin (Glucophage)

d Benfluorex (Mediator)

46 Thuốc điều trị Đái tháo đường thay thế Metformin khi bệnh nhân không dung nạp với Metformin:

a Acarbose (Glucobay)

b Pramlintide (Symlin)

c Buformin

d Phenformin

e Benfluorex (Mediator)

47 Loại Insulin chỉ có thể tiêm dưới da:

a Insulin Aspart

b Insulin Lispro

c Insulin Glulisine

d Tất cả các câu đều đúng

Ngày đăng: 26/07/2019, 20:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w