TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘIĐỖ VĂN ĐÔNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ Q
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
ĐỖ VĂN ĐÔNG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TỈNH YÊN BÁI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
ĐỖ VĂN ĐÔNG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TỈNH YÊN BÁI
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và Công trình
Mã ngành: 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌCPGS.TS BÙI MẠNH HÙNG
XÁC NHẬNCỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
PGS.TS NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG
Hà Nội - 2019
Trang 3Kính thưa Thầy Cô, cho đến hôm nay tác giả đã gần kết thúc chương trìnhhọc Thạc sĩ ngành Quản lý đô thị và công trình Khi hoàn tất Luận văn tốtnghiệp, tác giả muốn gửi lời tri ân đến tất cả quý Thầy Cô khoa Sau đại họcTrường Đại Học Kiến trúc Hà Nội và những người đã giúp đỡ em trong 2 nămvừa qua.
Tác giả xin cảm ơn quý Thầy Cô đã tạo điều kiện học tập tốt, đã tận tìnhhướng dẫn, định hướng khoa học và thường xuyên giúp đỡ về mọi mặt để tác giảhoàn thiện luận văn
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, người
đã hết lòng hướng dẫn trong suốt thời gian làm Luận văn tốt nghiệp
Đề tài nghiên cứu của Luận văn liên quan đến nhiều vấn đề phức tạp khácnhau, trong đó các cơ sở pháp lý còn hạn chế, số liệu thu thập phục vụ luận văngặp khó khăn Mặt khác trình độ người nghiên cứu còn có những hạn chế nhấtđịnh, nên bản Luận văn khó tránh khỏi những sai sót Tác giả rất mong nhậnđược các nhận xét và góp ý để Luận văn được hoàn thiện hơn
Một lần nữa tác giả xin chân thành cảm ơn và kính chúc Thầy Cô, bạn bèdồi dào sức khỏe, thành công trong công tác
Xin trân trọng cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Đỗ Văn Đông
Trang 4Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệukhoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Đỗ Văn Đông
Trang 5Chữ viết tắt Tên đầy đủ
Trang 6ỦBTVQH Ủy ban thường vụ Quốc hội
Trang 7NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THUỘC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ
ÁN ĐẦU TƯ TỈNH YÊN BÁI
4
1.1 Giới thiệu về Ban Quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái 4
1.1.3 Nhân lực của Ban Quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái 8
1.2 Chức năng nhiệm vụ cụ thể của Ban quản lý dự án đầu tư
1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn chính của Ban Quản lý dự án 9
1.3 Tổng quan các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn Ngân sách
nhà nước thuộc Ban quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái 11
1.3.1 Tính chất, đặc điểm, mức độ phức tạp và quy mô, phạm vi của
các dự án được cấp từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước 11
Trang 81.4
Thực trạng công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án
sử dụng vốn Ngân sách nhà nước tại Ban Quản lý dự án từ năm 2015 – 2018
35
1.6 Những hạn chế, tồn tại trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng
sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Ban quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái
37
1.6.1 Những hạn chế, tồn tại trong tổ chức bộ máy quản lý chi phí và
1.6.2 Những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý tổng mức đầu tư 39
1.6.3 Những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý chi phí giai đoạn
1.6.4 Những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý chi phí trong tạm
1.7
Nguyên nhân dẫn đến các tồn tại trong quản lý chi phí xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Ban quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái
42
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN
LÝ CHI PHÍ THUỘC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
49
Trang 92.1.1 Khái niệm, đặc điểm của vốn ngân sách Nhà nước ảnh hưởng tới
2.1.2 Đặc điểm, yêu cầu và nguyên tắc đối với các dự án sử dụng vốn
2.2 Cơ sở hình thành chi phí trong các dự án đầu tư xây dựng 54
2.2.1 Khái niệm về đầu tư xây dựng, dự án đầu tư xây dựng 54
2.2.2 Các dữ liệu chủ yếu hình thành và đặc điểm của chi phí xây dựng 56
2.2.3 Chi phí xây dựng công trình thể hiện qua các giai đoạn của quá
2.3 Khái quát về quản lý chi phí đầu tư xây dựng 60
2.3.3 Khái niệm về quản lý chi phí đầu tư xây dựng 61
2.3.4 Bản chất, nhiệm vụ, nguyên tắc, phương pháp và nội dung quản lý
2.4 Nội dung quản lý chi phí trong dự án đầu tư xây dựng 63
2.4.3 Quản lý định mức, giá xây dựng công trình của dự án 66
2.4.4 Quản lý giá hợp đồng xây dựng thực hiện dự án 67
2.4.5 Quản lý thanh, quyết toán vốn đầu tư xây dựng 68
2.4.6 Quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng 69
2.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý chi phí đầu tư xây
2.6 Cơ sở pháp lý về quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong các dự
2.6.1 Quy định về vốn ngân sách và vốn ngoài ngân sách trong đầu tư
Trang 102.6.3 Quy định về quản lý, quyết toán vốn đầu tư thuộc nguồn ngân
2.6.4 Quy định về thẩm định dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân
2.6.5 Thẩm định và quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư
2.6.6 Những quy định cụ thể của văn bản quy phạm pháp luật về quyết
toán vốn đầu tư dự án xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách
Nhà nước
88
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TỈNH YÊN BÁI 89
3.1 Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý chi phí đầu tư xây
dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Ban quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái
89
3.2 Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí đầu
tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Ban quản lý
dự án đầu tư tỉnh Yên Bái
92
3.2.1 Đề xuất giải pháp hoàn thiện nguồn nhân lực và chuẩn hoá hồ
3.2.2 Đề xuất điều kiện, nguyên tắc và hình thức cấp phát vốn các dự
3.2.3 Đề xuất hình thức cấp phát thanh toán vốn đầu tư xây dựng từ vốn
3.2.4 Đề xuất quy trình quản lý, quy trình thẩm định dự án đầu tư sử
3.2.5 Đề xuất thành phần và nội dung chính trong hồ sơ thẩm định chi
phí dự án đầu tư sử dụng vốn cấp phát từ ngân sách nhà nước 104
3.2.6 Hoàn thiện một số nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng liên
3.2.7 Hoàn thiện một số nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng liên
quan đến lập, thẩm tra, phân bổ, thanh quyết toán và quy đổi vốn
Trang 11Số hiệu sơ
Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy Ban QLDA
Hình 1.2 Quy trình chung QLDA ĐTXD công trình tại Ban QLDA
Hình 1.3 Sơ đồ quá trình lập dự toán theo thiết kế và định mức
Hình 3.1 Quy trình thẩm định cấp phát vốn đầu tư
Hình 3.2 Trình tự kiểm soát thanh toán vốn đầu tư theo hợp đồng
Hình 3.3 Quy trình thẩm tra quyết toán vốn dự án hoàn thành
DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
Bảng 1.1 Nhân lực của Ban Quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái
Bảng 1.2 Các dự án đầu tư xây dựng thay đổi tổng mức đầu tư
2015-2018
Bảng 1.3a Kết quả thẩm định dự án xây dựng Đường Hoàng Thi (Giai
đoạn 2), huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
Bảng 1.3b Kết quả thẩm định dự án xây dựng Hạ tầng Khu di tích lịch sử
cách mạng cấp Quốc gia Khu ủy Tây Bắc, tỉnh Yên Bái Bảng 1.4a Bảng tổng hợp một số dự án do Ban QLDA làm chủ đầu tư Bảng 1.4b Bảng tổng hợp một số dự án tiêu biểu do Ban QLDA làm làm tư vấn QLDA, giám sát thi công Bảng 1.5 Công tác quyết toán vốn dự án hoàn thành của Ban QLDA trong giai đoạn 2015-2018
Trang 12MỞ ÐẦU
Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Trong bối cảnh kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, nguồn vốn ngân sáchcòn hạn hẹp thì việc quản lý sử dụng ngân sách cần phải được quan tâm để hạn chếtối đa thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng Việc ban hành các Luật, Nghị định
và Thông tư có liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý đầu tư và xây dựng ở ViệtNam thời gian qua đã góp phần hoàn thiện và khắc phục những hạn chế khi thựchiện theo cơ chế cũ
Tuy nhiên, trong thời gian qua công tác quản lý chi phí trong dự án đầu tư xâydựng tại Ban Quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra,tồn tại nhiều vướng mắc trong việc thu xếp và quản lý nguồn vốn, tổng mức đầu tư
và dự toán phải điều chỉnh nhiều lần, chưa đảm bảo tiết giảm tối đa chi phí thựchiện dự án Xuất phát từ yêu cầu cấp bách đang đặt ra trong thực tiễn nói trên vànhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng sửdụng vốn ngân sách nhà nước tại Ban Quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái, học viênlựa chọn đề tài "Hoàn thiện công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng sử dụng vốnngân sách nhà nước tại Ban Quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái” làm đề tài nghiêncứu cho luận văn tốt nghiệp khóa học của mình
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Luận văn được lựa chọn nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác quản lý chiphí đầu tư xây dựng ở các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Ban Quản lý
dự án đầu tư tỉnh Yên Bái, trên cơ sở đó tìm ra các đề xuất giải pháp hoàn thiệncông tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho Banquản lý dự án
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về chi phí đầu tư xây dựng và công tác quản lý chiphí đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước
Trang 13- Đánh giá thực trạng công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng sử dụng vốnngân sách nhà nước tại Ban Quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái.
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí đầu tư xâydựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Ban Quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Nội dung chi phí và công tác quản lý chiphí đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước của Chủ đầu tư
- Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng sử dụng vốnngân sách nhà nước tại Ban Quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái trong giai đoạn
2013 - 2018
Phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp luận: Duy vật biện chứng, phân tích hệ thống
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích kết hợp phân tích định tính vàphân tích định lượng, so sánh và tổng hợp kết quả
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thống kê để đánh giá thực trạng, tồn tại
và nguyên nhân tồn tại trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cơ bản về công tácquản lý chi phí đầu tư xây dựng; đề xuất mô hình quản lý, đổi mới cơ chế quản lý
để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước đối với dự án đầu tư,
- Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn chỉnh các giải pháp quản lý chi phí đầu tư xây dựngcác dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Ban Quản lý dự án đầu tư tỉnh YênBái, giúp cho Ban Quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái có cơ sở khoa học để quản lýhiệu quả vốn ngân sách nhà nước đối với các dự án đầu tư
Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần: Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụlục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương Cụ thể:
Trang 14Chương 1: Thực trạng quản lý chi phí đầu tư xây dựng dự án sử dụng vốnngân sách Nhà nước tại Ban Quản lý đầu tư xây dựng tỉnh Yên Bái.
Chương 2: Cơ sở lý luận chung về chi phí đầu tư và quản lý chi phí đầu tư xâydựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước
Chương 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí đầu tư xâydựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Ban Quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái
Trang 15NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THUỘC
DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ TỈNH YÊN BÁI
1.1 Giới thiệu về Ban Quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái
1.1.1 Thông tin chung
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Yên Bái được thành lập theoQuyết định số 297/QĐ-UBND ngày 17/6/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh YênBái Tại Quyết định số 669/QĐ-UBND ngày 21/12/2006 thành lập Ban Quản lý
dự án đầu tư xây dựng tỉnh Yên Bái trên cơ sở tách Ban Quản lý dự án đầu tưxây dựng và khu công nghiệp tỉnh Yên Bái; được đổi tên, quy định vị trí, chứcnăng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức tại Quyết định số 785/QĐ-UBND ngày09/6/2011 Ban Quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái thành lập trên cơ sở hợp nhất
và tổ chức lại Ban Quản lý đầu tư xây dựng tỉnh Yên Bái và Ban Quản lý dự áncác công trình xây dựng thuộc Sở Xây dựng tại Quyết định số 824/QĐ-UBNDngày 30/5/2018
- Tên giao dịch: Ban quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái
- Trụ sở giao dịch chính: Tổ 36A, phường Yên Thịnh (số 260A đường TrầnPhú) thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
- Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Quang Đức
- Nơi đăng ký hoạt động: Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái
1.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án
Ban quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái là Ban quản lý dự án đầu tư xâydựng khu vực của tỉnh Yên Bái, trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái; chịu
sự chỉ đạo, quản lý, kiểm tra, giám sát của Ủy ban nhân dân tỉnh
Ban quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái có tư cách pháp nhân, có trụ sở, condấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và Ngân hàng theo quy định
Trang 16hiện hành; là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ, tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạtđộng theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ và cácquy định hiện hành của nhà nước và Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày10/10/2016 của Chính phủ
Cơ cấu tổ chức và biên chế Ban quản lý dự án như sau:
1) Ban giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái
Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy Ban QLDA
Ban giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái gồm: Giám đốc và 02Phó Giám đốc
- Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật, điều động,luân chuyển, thực hiện chế độ chính sách với các chức danh Giám đốc, PhóGiám đốc theo quy định hiện hành của nhà nước và phân cấp quản lý tổ chứccán bộ của tỉnh
- Giám đốc là người đứng đầu, chịu trách nhiệm quản lý điều hành mọi hoạtđộng thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị; chịu trách nhiệm trướcChủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của đơn vị
và việc hoạt động nghề nghiệp, thi hành nhiệm vụ của cán bộ, viên chức và ngườilao động thuộc quyền theo phân cấp quản lý và theo quy định của pháp luật
Phó Giám đốc Ban QLDA (1) Phó Giám đốc Ban QLDA (1)
Phó Giám đốc Ban QLDA (2) Phó Giám đốc Ban QLDA (2)
Phòng Kế hoạch - Tổng hợp Phòng Kế hoạch - Tổng hợp Phòng Kế toán -
Hành chính Phòng Kế toán -
Hành chính
Phòng Quản lý
dự án Phòng Quản lý
dự án
Giám đốc BQLDA
Trang 17- Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc phụ trách, chỉ đạo một số mặtcông tác của đơn vị; chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật vềnhiệm vụ được phân công Phó Giám đốc có nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành, thựchiện các nhiệm vụ theo lĩnh vực được phân công và giải quyết những vấn đềphát sinh thuộc lĩnh vực phụ trách Đối với những vấn đề liên quan nhiều lĩnhvực hoặc liên quan đến cơ quan cấp trên thì phải có ý kiến của Giám đốc trướckhi quyết định Đối với lĩnh vực công tác được phân công hay ủy quyền, quyếtđịnh của Phó Giám đốc có hiệu lực như Giám đốc.
- Kế toán trưởng Ban quản lý dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổnhiệm và miễn nhiệm Có trách nhiệm giúp Giám đốc Ban quản lý dự án trongviệc quản lý và thực hiện các chế độ tài chính theo quy định của pháp luật
2) Khối các phòng chức năng, nghiệp vụ
Khối các phòng chức năng, nghiệp vụ gồm:
Trưởng phòng là người đứng đầu phòng, quản lý điều hành mọi hoạt độngthuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng; chịu trách nhiệm trước Giámđốc, Phó Giám đốc phụ trách lĩnh vực và trước pháp luật về toàn bộ hoạt độngcủa phòng; phụ trách chung và trực tiếp phụ trách các lĩnh vực quản lý
Phó Trưởng phòng là người giúp Trưởng phòng phụ trách, theo dõi, chỉ đạomột số mặt công tác được phân công, quản lý Chịu trách nhiệm trước Trưởngphòng về tiến độ, chất lượng, hiệu quả công việc được phân công, quản lý Trựctiếp thực hiện và tham mưu các nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vựcđược phân công, quản lý
Trang 183) Biên chế Ban quản lý dự án:
- Giám đốc Ban quản lý dự án xây dựng Đề án vị trí việc làm và cơ cấuviên chức theo chức danh nghề nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Biênchế và số lượng người làm việc được xác định trên cơ sở Đề án vị trí việc làm và
cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp được phê duyệt;
- Việc xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyển dụng lao động của Ban quản lý
dự án căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghềnghiệp đối với viên chức Ban quản lý dự án, quỹ tiền lương được giao và quyđịnh của pháp luật có liên quan
- Giám đốc Ban quản lý dự án quyết định việc tuyển dụng, bổ nhiệm, miễnnhiệm các viên chức của Ban quản lý dự án theo phân cấp, bảo đảm tuân thủ cácquy định của pháp luật về tuyển dụng, quản lý và sử dụng viên chức, người laođộng trong đơn vị sự nghiệp công lập
- Cá nhân đảm nhận thực hiện công việc chuyên môn của Ban quản lý dự
án phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng
- Ban quản lý dự án hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm vềthực hiện nhiệm vụ công tác, tổ chức bộ máy, quản lý viên chức, người lao động
và quản lý tài chính theo Quy chế hoạt động được người có thẩm quyền phêduyệt theo quy định của pháp luật
- Trường hợp quản lý nhiều dự án tại cùng một thời điểm thì có thể thuê tổchức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thực hiện một số công việcquản lý dự án cụ thể
4) Cơ chế hoạt động:
Ban quản lý là đơn vị sự nghiệp công lập, hoạt động theo cơ chế tự chủcủa đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày14/2/2015 của Chính phủ và các quy định hiện hành của nhà nước và Nghị định
số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ
Cơ chế hoạt động theo chế độ thủ trưởng, đảm bảo nguyên tắc tập trung,dân chủ trên cơ sở tuân thủ quy chế làm việc của đơn vị và các quy định củaNhà nước [19]
Trang 191.1.3 Nhân lực của Ban Quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái
Tổng số cán bộ, viên chức là 30 người, trong đó:
- Trình độ đại học 27 người thuộc các chuyên ngành (trong đó: kỹ sư giaothông 10 người, kỹ sư xây dựng 06 người, kỹ sư thủy lợi 02 người, kỹ sư quản
lý đất đai 01 người, kỹ sư kinh tế 01 người; cử nhân kinh tế 07 người);
- Công nhân kỹ thuật (lái xe) 02 người Bảo vệ: 01 người
Bảng 1.1 Nhân lực của Ban QLDA đầu tư tỉnh Yên Bái
TT VỊ TRÍ VIỆC LÀM Số lượng vịtrí việc làm
Số lượng người làm
việcCông chức,Viên chức
Hợpđồng
I NHÓM LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH 4 09
1 Công tác kế hoạch; đánh giá đầu tư 01 01
3 Công tác tổ chức lựa chọn nhà thầu 01 02
5 Công tác giải phóng mặt bằng, tái
Trang 201.2 Chức năng nhiệm vụ cụ thể của Ban quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái
1.2.1 Chức năng của Ban Quản lý dự án
1) Làm chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, côngnghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật sử dụng vốn ngân sách, vốn nhànước ngoài ngân sách, vốn ODA, vốn vay của nhà tài trợ nước ngoài và các dự
án khác khi được giao;
2) Tiếp nhận và quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng các công trình dândụng, công nghiệp, giao thông theo quy định của pháp luật;
3) Thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư, Ban quản lý dự án quy địnhtại Điều 68, Điều 69 của Luật Xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan;4) Tổ chức thực hiện các chức năng khác khi được Ủy ban nhân dân tỉnhgiao và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án theo quy định tại Điều 8Thông tư số 16/2016/TT- BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng;
5) Bàn giao công trình xây dựng hoàn thành cho chủ đầu tư, chủ quản lý sửdụng công trình khi kết thúc xây dựng hoặc trực tiếp quản lý, khai thác sử dụngcông trình hoàn thành theo yêu cầu của người quyết định đầu tư;
6) Nhận ủy thác quản lý dự án của các chủ đầu tư khác khi được yêu cầu và
có đủ năng lực để thực hiện trên cơ sở đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ quản lýcác dự án đã được giao [20], [21]
1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn chính của Ban Quản lý dự án
1) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư gồm:
a Lập kế hoạch dự án: Lập, trình phê duyệt kế hoạch thực hiện dự án hàngnăm, trong đó phải xác định rõ các nguồn lực sử dụng, tiến độ thực hiện, thờihạn hoàn thành, mục tiêu chất lượng và tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện;
b Tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng: Thực hiện các thủtục liên quan đến quy hoạch xây dựng, sử dụng đất đai, tài nguyên, hạ tầng kỹ
Trang 21thuật và bảo vệ cảnh quan, môi trường, phòng chống cháy nổ có liên quan đếnxây dựng công trình; tổ chức lập dự án, trình thẩm định, phê duyệt dự án theoquy định; tiếp nhận, giải ngân vốn đầu tư và thực hiện các công việc chuẩn bị dự
d Các nhiệm vụ kết thúc xây dựng, bàn giao công trình để vận hành, sửdụng: Tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình hoàn thành; vận hành chạy thử;quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng, quyết toán vốn đầu tư xây dựng côngtrình và bảo hành công trình;
đ Các nhiệm vụ quản lý tài chính và giải ngân: Tiếp nhận, giải ngân vốntheo tiến độ thực hiện dự án và hợp đồng ký kết với nhà thầu xây dựng; thựchiện chế độ quản lý tài chính, tài sản của Ban quản lý dự án theo quy định;
e Các nhiệm vụ hành chính, điều phối và trách nhiệm giải trình: Tổ chứcvăn phòng và quản lý nhân sự Ban quản lý dự án; thực hiện chế độ tiền lương,chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức thuộc phạm viquản lý; thiết lập hệ thống thông tin nội bộ và lưu trữ thông tin; cung cấp thôngtin và giải trình chính xác, kịp thời về hoạt động của Ban quản lý dự án theo yêucầu của người quyết định đầu tư và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g Các nhiệm vụ giám sát, đánh giá và báo cáo: Thực hiện giám sát đánhgiá đầu tư theo quy định pháp luật; định kỳ đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện
dự án với người quyết định đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;2) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án gồm:
Trang 22a Tổ chức thực hiện các nội dung quản lý dự án theo quy định tại Điều 66
và Điều 67 của Luật Xây dựng;
b Phối hợp hoạt động với tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện dự án để bảođảm yêu cầu về tiến độ, chất lượng, chi phí, an toàn và bảo vệ môi trường;
c Thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án khác do người quyết định đầu tư,chủ đầu tư giao hoặc ủy quyền thực hiện;
3) Nhận ủy thác quản lý dự án theo hợp đồng ký kết với các chủ đầu tưkhác khi được yêu cầu, phù hợp với năng lực hoạt động của mình
4) Giám sát thi công xây dựng công trình, tư vấn đầu tư xây dựng khi đủđiều kiện năng lực hoạt động theo quy định của pháp luật
5) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao theo quyđịnh của pháp luật [20], [21]
1.3 Tổng quan các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn Ngân sách nhà nước thuộc Ban quản lý dự án đầu tư tỉnh Yên Bái
1.3.1 Tính chất, đặc điểm, mức độ phức tạp và quy mô, phạm vi của các dự
án được cấp từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước
1) Tính chất, đặc điểm của các dự án được cấp từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước
- Các dự án đầu tư, sau khi đã có chủ trương đầu tư, đã được đăng ký danhmục đầu tư, chỉ có những dự án đã có quyết định phê duyệt Thiết kế kỹ thuật -
Dự toán hoặc được phê duyệt dự án trước 31/10 hàng năm mới được ghi vốnđầu tư trong kế hoạch vốn năm sau
- Sau khi kết thúc năm tài chính, các dự án nếu chưa có khối lượng thanhtoán đã được nghiệm thu trước 31/12 của năm tài chính thì kế hoạch vốn củanăm sẽ bị hủy bỏ hoặc kế hoạch vốn xin chuyển sang năm tài chính tiếp theo thìthủ tục hành chính rất phức tạp và phiền phức
- Thời điểm giao kế hoạch vốn của năm tài chính vào tháng một hoặc thánghai của năm đó Tại thời điểm này thường rơi vào ngày nghỉ lễ tết cổ truyền của
Trang 23Việt Nam, sau khi nghỉ lễ kéo dài gần như các nhà thầu thi công cũng như các
cơ quan hành chính của Việt Nam tinh thần làm việc rất kém
Từ tính chất, đặc điểm của các dự án được cấp từ nguồn vốn Ngân sách nhànước, kết hợp đặc điểm các dự án đầu tư xây dựng do Ban quản lý dự án đầu tưtỉnh Yên Bái thực hiện, tác giả nhận thấy:
Ban Quản lý dự án là đơn vị quản lý hầu hết các dự án đầu tư xây dựngthuộc lĩnh vực dân dụng và công nghiệp do UBND tỉnh làm chủ đầu tư Hoạtđộng quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình của Ban QLDA cũngkhông nằm ngoài các quy định hiện hành về quản lý dự án, chịu sự chế tài của
hệ thống văn bản pháp quy của Nhà nước trong việc quản lý vĩ mô
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, triển khai các dự án đầu tư xây dựngcông trình, Ban QLDA có một số thuận lợi, khó khăn như, sau:
- Thuận lợi: Ban QLDA luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy,HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp quan tâm, tạo điều của các sở, ngành chứcnăng; có đội ngũ cán bộ đầy đủ năng lực và kinh nghiệm
- Khó khăn: Yên Bái là tỉnh miền núi phía Bắc, địa hình bị chia cắt, hệthống hạ tầng kỹ thuật, giao thông chưa được đầu tư đồng bộ Nguồn ngân sáchphụ thuộc ngân sách Trung ương cấp đến 90% Về địa lý, tỉnh phía đôngbắc giáp hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía đông nam giáp tỉnh Phú Thọ,phía tây nam giáp tỉnh Sơn La, phía tây bắc giáp hai tỉnh Lai Châu và Lào Cainên các công trình xây dựng khu vực giáp gianh khá phức tạp Trình độ dân cưgiữa các khu vực khác nhau rõ rệt, khu vực vùng sâu vùng xa còn hạn chế do đó
việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình gặp rất nhiều khó khăn
Từ những điều kiện về địa lý, kinh tế, văn hóa xã - hội và chính trị của tỉnhYên Bái còn nhiều khó khăn Các dự án ĐTXD do Ban QLDA quản lý có cácđặc điểm sau:
+ Các dự án đầu tư xây dựng do Ban QLDA quản lý đầu tư không có dự ánnhóm A mà chủ yếu là các công trình, dự án thuộc nhóm B và C với quy mô vừa
và nhỏ nhưng rất đa dạng về loại công trình: dân dụng và công nghiệp, thủy lợi,
hạ tầng kỹ thuật
Trang 24+ Nguồn vốn đầu tư xây dựng dự án, công trình gồm nhiều nguồn khácnhau: vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh, vốn trái phiếu chính phủ, vốn vaycủa Ngân hàng thế giới, vốn viện trợ không hoàn lại, vốn ODA,… do đó quátrình thực hiện dự án đầu tư phụ thuộc khá nhiều vào kế hoạch bố trí của cácnguồn vốn này.
Do yêu cầu khi kết thúc năm tài chính, các dự án phải có khối lượng thanhtoán đã được nghiệm thu trước 31/12 của năm tài chính thì kế hoạch vốn củanăm sau mới được ghi Vì vậy, các Chủ đầu tư thường không muốn mất kếhoạch vốn hoặc chạy theo thành tích đã nghiệm thu khối lượng khống, chấtlượng của công tác nghiệm thu rất thấp
+ Công tác quản lý dự án bị phân tán: Do điều kiện nguồn vốn bố trí hàngnăm hạn hẹp, nguồn nhân lực thiếu nên các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàntỉnh Yên Bái không được đầu tư tập trung, mà trải dài trong nhiều năm và trênđịa bàn các huyện thị trong tỉnh;
+ Các công trình được đầu tư xây dựng trên địa bàn thường bị ảnh hưởngbởi bản sắc văn hóa, đời sống sinh hoạt và sản xuất của dân tộc thiểu số; bị ảnhhưởng nhiều đến yếu tố an ninh quốc phòng đối với các dự án ĐTXD trong khuvực miền núi;
Do thời điểm giao kế hoạch vốn của năm tài chính vào tháng một hoặctháng hai của năm đó Thời điểm này tại Việt Nam nói chung và tại Yên Bái nóiriêng thường rơi vào ngày nghỉ lễ tết cổ truyền, sau khi nghỉ lễ kéo dài, kết hợpvới lễ hội của đồng bào các dân tộc, các nhà thầu thi công cũng như các cơ quanhành chính tinh thần làm việc bị trì trệ Vì vậy, khối lượng thực hiện trong quý Ihàng năm có dự án không thực hiện hoặc khối lượng thực hiện rất thấp
+ Yên Bái có địa hình chia cắt, hệ thống giao thông đầu tư chưa đồng bộnên các công trình ở vùng sâu, vùng xa việc vận chuyển máy móc, thiết bị, vật
tư, vật liệu phục vụ xây dựng công trình hết sức khó khăn
Tính đa dạng về lĩnh vực hoạt động của đơn vị, gồm: hoạt động trong cácchuyên ngành như xây dựng, giao thông, thủy lợi, cơ sở hạ tầng Hoạt động với
Trang 25vai trò Chủ đầu tư đối với các dự án được giao quản lý Hoạt động với vai trò tưvấn đối với các dự án ký hợp đồng tư vấn quản lý dự án Phạm vi hoạt động củađơn vị trên địa bàn toàn tỉnh Quy mô của dự án càng lớn, càng phức tạp thì yêucầu về số lượng người làm việc, yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ càng cao.
2) Điều kiện, yêu cầu và phạm vi của các dự án được cấp từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước
a Điều kiện đối với các dự án sử dụng vốn Ngân sách nhà nước
Để đảm bảo cho công tác XDCB tiến hành đúng trình tự, đảm bảo cácnguyên tắc cấp phát vốn đầu tư XDCB, các dự án đầu tư thuộc đối tượng cấpphát của Ngân sách nhà nước muốn được cấp phát vốn đầu tư XDCB phải có đủcác điều kiện sau:
- Có đầy đủ thủ tục đầu tư và xây dựng
- Công trình đầu tư phải được ghi vào kế hoạch vốn đầu tư XDCB năm.
- Có ban quản lý công trình được thành lập theo quyết định của cấp cóthẩm quyền
- Phải tổ chức đấu thầu tuyển chọn tư vấn mua sắm vật tư thiết bị, xây lắptheo quy định của chế độ đấu thầu (trừ những dự án được phép chỉ định thầu)
- Các công trình đầu tư chỉ được cấp phát khi có khối lượng cơ bản hoàn thành
đủ điều kiện được cấp vốn thanh toán hoặc đủ điều kiện được cấp vốn tạm ứng
b Yêu cầu đối với các dự án sử dụng vốn Ngân sách nhà nước
Đầu tư phải có hiệu quả đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trongtừng thời kỳ theo định hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, đẩy mạnh tốc độtăng trưởng kinh tế
Bảo đảm dự án được thực hiện theo đúng quy hoạch, phương án thiết kế kỹthuật và tổng dự toán được duyệt, bảo đảm chất lượng và thời gian xây dựng vớichi phí hợp lý
Chỉ đầu tư cho dự án đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội và đầy đủ thủ tục vềxây dựng cơ bản
Trang 26c Nguyên tắc đối với các dự án sử dụng vốn Ngân sách nhà nước
- Cấp phát vốn đầu tư XDCB phải trên cơ sở thực hiện nghiêm chỉnh trình
tự đầu tư và xây dựng, đảm bảo đầy đủ các các tài liệu thiết kế, dự toán
- Việc cấp phát vốn đầu tư XDCB phải đảm bảo đúng mục đích, đúng kếhoạch
- Việc cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản chỉ được thực hiện theo mức
độ thực tế hoàn thành kế hoạch, trong phạm vi giá dự toán được duyệt
- Việc cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản được thực hiện bằng hai phươngpháp: cấp phát không hoàn trả và cho vay có hoàn trả
- Cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản phải thực hiện kiểm tra bằng đồngtiền đối với việc sử dụng đúng mục đích có hiệu quả vốn đầu tư
d Phạm vi đầu tư từ ngân sách Nhà nước
Nguồn vốn ngân sách nhà nước là một nguồn vốn đầu tư quan trọng trongchiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Trong điều kiện nguồnvốn ngân sách nhà nước có hạn, Nhà nước chỉ đầu tư vào những lĩnh vực mà cácthành phần kinh tế khác không muốn đầu tư, không có khả năng đầu tư hoặckhông được phép đầu tư Do đó phạm vi đầu tư từ Ngân sách nhà nước tập trungchủ yếu vào các dự án thuộc loại sau:
- Dự án có quy mô lớn mà các thành phần kinh tế khác khó có khả năngđáp ứng Các công trình loại này thường là các công trình lớn có phạm vi ảnhhưởng sâu rộng đến sự phát triển kinh tế, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tếcủa các vùng, miền, địa phương hoặc ngành kinh tế;
- Dự án có khả năng thu hồi vốn thấp Các dự án này có khả năng thu hồivốn thấp nên không hấp dẫn các thành phần kinh tế khác đầu tư vào trong khicông trình lại có ý nghĩa kinh tế - xã hội quan trọng nên Nhà nước phải sử dụngvốn NSNN để đầu tư xây dựng;
- Dự án mà các thành phần kinh tế khác không được phép đầu tư Loại nàythường là các công trình thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng, các công trình cóảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân
Trang 271.3.2 Quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ và xử lý công việc
- Mức độ hiện đại hóa công sở của đơn vị: Hiện nay cơ sở vật chất, trụ sở
đủ điều kiện làm việc, đơn vị đã được trang bị hệ thống điều hành tác nghiệp,các phần mềm dự toán, kế toán liên quan đến chuyên môn Mỗi cán bộ đượctrang bị 01 máy tính có kết nối mạng internet
- Chế độ làm việc, cách thức tổ chức công việc của đơn vị; sự phối hợpcông tác với các cơ quan, đơn vị có liên quan
- Thực trạng chất lượng, số lượng viên chức của đơn vị
- Số lượng, khối lượng công việc được cấp có thẩm quyền giao: Số lượngcác dự án được giao quản lý, triển khai thực hiện và kế hoạch vốn được giaotrong năm ảnh hường đến hoạt động của đơn vị
- Yêu cầu về hiệu quả, hiệu lực hoạt động và chất lượng công việc
- Những yếu tố đặc thù của đơn vị: Địa bàn quản lý dự án rộng, số lượng
dự án biến động theo từng năm
1.4 Thực trạng công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn Ngân sách nhà nước tại Ban Quản lý dự án từ năm 2015 - 2018
Công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình đã được Ban QLDAquản lý khá chặt chẽ trên cơ sở hướng dẫn của Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày25/3/2015 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
Chi phí trong các giai đoạn chuẩn bị dự án như: chi phí lập báo cáo nghiêncứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật, chiphí khảo sát, thiết kế… được tính toán dựa trên cơ sở định mức của Nhà nước, chitheo các nội quy hướng dẫn của Bộ Tài chính
Chi phí trong giai đoạn xây lắp được thực hiện theo quy định và được quyếtđịnh thông qua đấu thầu Nhà thầu căn cứ vào năng lực, thiết bị của mình và cácquy định về chất lượng, phương án thực hiện, tiêu chuẩn áp dụng… để đưa ra giá
dự thầu hợp lý Chí phí của dự án thường hay thay đổi so với dự kiến ban đầu docác yếu tố khối lượng công việc phát sinh và những thay đổi về giá cả thị trườngkhông dự tính trước được
Trang 28Công tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình được lập theotừng công trình cụ thể dựa trên quy định của nhà nước Việc quản lý đầu tư xâydựng công trình đảm bảo mục tiêu, hiệu quả và tính khả thi của dự án Quản lýchi phí dự án đầu tư xây dựng gắn liền với ba giai đoạn của dự án đầu tư xâydựng công trình bao gồm: Giai đoạn chuẩn bị dự án, giai đoạn thực hiện dự án
và giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng.1.4.1 Thực trạng công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng sử dụng vốn Ngânsách nhà nước tại Ban Quản lý dự án giai đoạn chuẩn bị dự án
1) Thực trạng công tác quản lý tổng mức đầu tư
Công tác quản lý nguồn vốn cho dự án luôn được Ban QLDA chú trọng,tuy nhiên bên cạnh những mặt đã đạt được vẫn còn tồn tại những hạn chế cầnphải giải quyết
- Tổng mức đầu tư xây dựng công trình của dự án, công trình xây dựngđược lập trên cơ sở thiết kế cơ sở, hoặc thiết kế bản vẽ thi công bao gồm toàn bộcác công việc liên quan đến dự án Phòng Kế hoạch - Tổng hợp và phòng Quản
lý dự án thực hiện nhiệm vụ kiểm tra khối lượng đầu mục công việc, đơn giá vàđịnh mức do tư vấn lập
- Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt tổng mức đầu tư, Ban QLDAcăn cứ các chế độ chính sách hiện hành thực hiện việc quản lý sao cho hạn chếtối đa việc vượt TMĐT được duyệt
- Việc lập tổng mức đầu tư được áp dụng Bộ đơn giá xây dựng cơ bản do
Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái ban hành và Công bố giá vật liệu xây dựng lưu thôngtrên thị trường hàng tháng của liên Sở Xây dựng - Tài chính Đối với các loại vật
tư, vật liệu không có giá trong Công bố giá của Liên sở thì Ban QLDA thuê đơn
vị thẩm định giá hoặc lấy báo giá của 03 đơn vị sản xuất, kinh doanh làm cơ sởthiết kế kỹ thuật, áp giá cho dự toán
Tuy nhiên trong quá trình lập, thẩm định còn nhiều hạn chế thiếu sót vềkhối lượng, nhầm lẫn về đơn giá, định mức, không lường hết việc trượt giá cho
Trang 29chi phí dự phòng (đối với dự án có thời gian thi công dài) đã dẫn tới TMĐTkhông sát với thực tế
Một số dự án, công trình xây dựng của Ban QLDA trong giai đoạn
2015-2018 còn tồn tại, như sau:
Bảng 1.2 Các dự án đầu tư xây dựng thay đổi tổng mức đầu tư 2015-2018
ĐVT: tỷ đồng
STT Tên dự án, công trình
TMĐTđượcduyệt
TMĐTđiềuchỉnh
Tỷ lệ(%)
1 Đường Hoàng Thi (Giai đoạn 2), huyện
2
Đường nối nút giao IC12 đường cao tốc
Nội Bài - Lào Cai với xã Việt Hồng, huyện
Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
3 Nâng cấp, cải tạo Khu tưởng niệm Bác Hồ và
di tích lịch sử văn hóa Lễ đài sân vận động 45 50,4 12%
4
Hạ tầng Khu di tích lịch sử cách mạng cấp
Quốc gia Khu ủy Tây Bắc, xã Phù Nham,
huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
65,5 40,1 -38,78%
5
Cải tạo cơ sở vật chất tại Cơ sở 2 trường
Trung cấp kinh tế (cũ) để bố trí nơi làm
việc cho các đơn vị trực thuộc một số Sở,
ngành
(Nguồn: Các dự toán bổ sung và điều chỉnh tổng mức đầu tư của Ban QLDA qua các năm)
Qua số liệu tổng hợp tại bảng 1.2 trên, ta thấy các dự án, công trình do BanQLDA thực hiện đa số các dự án đều làm tăng giá trị, vượt TMĐT trong quátrình triển khai thực hiện dự án Nguyên nhân chủ yếu như sau:
+ Do phải điều chỉnh thiết kế để phù hợp với điều kiện thi công thực tế;+ Do phát sinh khối lượng mà tư vấn không lường hết được;
+ Do việc tính toán chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, giải phóngmặt bằng chưa chính xác;
+ Do giá cả vật tư, vật liệu, nhiên liệu, điện năng tăng mạnh ngoài dự tínhcủa đơn vị tư vấn;
+ Do chưa lường hết mức độ rủi ro;
Trang 30+ Công tác lựa chọn nhà thầu chưa tốt, chưa chọn được nhà thầu tư vấn cónăng lực thực sự tốt;
+ Chi phí quản lý ở giai đoạn này chưa tốt
2) Thực trạng công tác lập kế hoạch đầu tư xây dựng từ vốn Ngân sách nhà nước
a Thực trạng bộ máy quản lý Nhà nước đối với đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước
Bộ máy quản lý nhà nước về ĐTXD từ NSNN chủ yếu tại Yên Bái đượchình thành trên hai cấp, phụ thuộc vào phân cấp quyết định ngân sách: cấpTrung ương và cấp địa phương
Cấp Trung ương quản lý bao gồm các dự án đầu tư từ NSNN do các Bộ, cơquan ngang bộ làm chủ đầu tư, VĐT từ ngân sách trung ương
Cấp địa phương quản lý các dự án đầu tư do các chủ tịch ủy ban tỉnh hoặcphân cấp cho huyện, xã làm chủ đầu tư; các dự án này được cấp vốn bởi ngânsách của địa phương và một phần từ ngân sách Trung ương
b Thực trạng ban hành và thực thi chính sách, pháp luật có liên quan đến đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước
Luật Xây dựng 2014, Luật Đầu tư công 2014, Luật Đấu thầu 2013 và LuậtNSNN 2011 và các văn bản hướng dẫn đã tạo nên một hành lang pháp lý tươngđối đầy đủ, ngày càng hoàn thiện, kịp thời thể chế hóa đường lối, chủ trương củaĐảng, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý các hoạt động ĐTXD từ NSNN.Luật Xây dựng được sửa đổi đã tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư
có cơ sở triển khai các dự án ĐTXD, qua đó đã huy động được một lượng lớnnguồn vốn trong xã hội cho đầu tư phát triển; đồng thời là công cụ hữu hiệu đểcác cơ quan nhà nước thực hiện quản lý các hoạt động ĐTXD theo đúng phápluật, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đáp ứng ngày càngtốt hơn yêu cầu phát triển của đất nước
Trang 31Một bước đột phá liên quan đến quản lý nhà nước về ĐTXD bằng NSNN
đó là Luật Đầu tư công được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực từngày 1/1/2015 Đây được coi là một trong những văn bản pháp lý quan trọngnhất trong việc thể chế hóa đầu tư công, tạo điều kiện cho tỉnh Yên Bái tiếnhành tái cơ cấu đầu tư công theo hướng thắt chặt kỷ luật trong quản lý và giámsát đầu tư công, nâng cao hiệu quả, tránh được thất thoát, lãng phí
Việc ban hành các chính sách dưới dạng chỉ thị, nghị quyết, quyết định liênquan đến đầu tư công, ĐTXD sử dụng NSNN tại tỉnh Yên Bái cũng đã được tiếnhành rất kịp thời và liên tục
Nhờ có các chỉ thị sát sao của Chính phủ, công tác quản lý nhà nước đốivới ĐTXD bằng NSNN tại tỉnh Yên Bái đã được chấn chỉnh lại một cách cănbản, đặc biệt trong bối cảnh nợ công đã vượt trần và nợ đọng xây dựng tăng cao;đồng thời đã góp phần khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, quyết định đầu tưmột cách tùy tiện, vượt quá khả năng cân đối vốn
c Thực trạng xây dựng và thực thi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước
Nhìn chung, công tác quản lý quy hoạch xây dựng thời gian gần đây tại tỉnhYên Bái đã có nhiều chuyển biến tích cực, công tác quy hoạch được các địaphương quan tâm, các đồ án quy hoạch đã thể hiện tư duy đổi mới và tầm nhìndài hạn, tỷ lệ phủ kín quy hoạch tăng lên đáng kể, chất lượng đồ án quy hoạchđược cải thiện
Nhờ đó, nhiều khu đô thị mới tại tỉnh Yên Bái đang được hình thành với hệthống cơ sở hạ tầng đồng bộ, diện mạo đô thị ngày càng thay đổi theo hướngvăn minh, hiện đại
d Thực trạng phân cấp quản lý đầu tư xây dựng bằng ngân sách nhà nước
Trong thời gian qua, tại tỉnh Yên Bái việc phân cấp trong đầu tư xây dựng đãđược thực hiện mạnh mẽ trên bốn nội dung: Phân cấp chủ đầu tư; phân cấp NSNN;Phân cấp phê duyệt, ra quyết định đầu tư; Phân cấp QLDA đầu tư từ vốn NSNN
Trang 32Thực hiện phân cấp mạnh trong quản lý ĐTXD, giữa các cấp các ngành,giữa Trung ương và địa phương đã khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm,đặc biệt là đẩy lên cấp trên; làm rõ hơn trách nhiệm của các cấp, các ngành vàcác chủ thể tham gia, tạo động lực thúc đẩy các hoạt động đầu tư, phát triển thịtrường xây dựng và thị trường bất động sản với quy mô ngày càng rộng lớn, đadạng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
e Thực trạng về thanh tra, kiểm tra, giám sát quản lý nhà nước đối với đầu
tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước
Cơ chế giám sát, kiểm tra, đánh giá và xử lý vi phạm về ĐTXD dần đượchoàn thiện và phát huy hiệu quả rõ rệt tại tỉnh Yên Bái
Các nội dung về chế tài xử phạt các vi phạm trong hoạt động xây dựng nhưhình thức và mức xử phạt các hành vi vi phạm của chủ đầu tư, nhà thầu xâydựng và nhà thầu tư vấn xây dựng đã được cụ thể hóa
Việc thí điểm thực hiện thanh tra xây dựng theo ba cấp tại tỉnh Yên Bái đãgiúp tăng cường quản lý trật tự xây dựng ở địa phương, từng bước đưa hoạtđộng xây dựng vào trật tự, nề nếp
Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát của các cơ quan chức năng được quyđịnh cụ thể, rõ ràng hơn đã thúc đẩy việc kiểm tra, thanh tra, giám sát tiến hànhthường xuyên, có hiệu quả hơn
Qua đó, đã phát hiện nhiều vấn đề tồn tại trong cơ chế quản lý, nhiều sai phạm
trong quá trình đầu tư, trong công tác lập kế hoạch đầu tư xây dựng từ ngân sách và
có những kiến nghị cụ thể để xử lý vi phạm, hoàn thiện hệ thống pháp luật
1.4.2 Thực trạng công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng sử dụng vốn Ngânsách nhà nước tại Ban Quản lý dự án giai đoạn thực hiện dự án
1) Thực trạng công tác quản lý dự toán xây dựng công trình
Dự toán xây dựng là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng công trình đượcxác định trong giai đoạn thực hiện dự án phù hợp với thiết kế kỹ thuật, thiết kếbản vẽ thi công và các yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình Chi phí
Trang 33xây dựng của giai đoạn thực hiện dự án được hình thành thông qua dự toán xâydựng công trình
Tại Yên Bái, việc lập dự toán các công trình đa số đều do các đơn vị tư vấnlập và trình, Ban QLDA căn cứ vào giá trị dự toán xây dựng công trình để làm
cơ sở xác định giá gói thầu, đồng thời làm cơ sở thanh toán, quyết toán đối vớicác hạng mục áp dụng hình thức chỉ định thầu
Ban QLDA với chức năng làm chủ đầu tư một số dự án có thể chủ động tự
tổ chức thẩm định, thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình Việcquy định như vậy đã gắn quyền và trách nhiệm của Ban QLDA đối với dự án vàpháp luật Thời gian vừa qua, công tác thẩm định dự toán các công trình của Banluôn đảm bảo tiến độ đề ra, dự toán được thẩm định bám sát chính sách, vănbản quy phạm pháp luật hiện hành của Nhà nước Nhờ đó nguồn vốn được ghicho các dự án đầu tư tương đối sát với thực tế, tránh được nhiều lãng phí chongân sách Nhà nước
Để rõ hơn thực trạng công tác quản lý dự toán trong trong công tác quản lýchi phí đầu tư xây dựng công trình của Ban, tác giả viện dẫn bảng tổng hợp sosánh dự toán trước và sau khi điều chỉnh, như sau:
Bảng 1.3a Kết quả thẩm định dự toán thuộc Dự án đầu tư xây dựng Đường Hoàng Thi (Giai đoạn 2), huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
Đơn vị: triệu đồng
TT Hạng mục Dự toán dotư vấn lập
Dự toánthẩm định,phê duyệt
Chênhlệch
Tỷ lệ chênhlệch (%)
Trang 34Tổng cộng 169.200,0 169.200,0
Ghi chú: Dấu (–) là giảm, dầu (+) là tăng
(Nguồn: Ban QLDA tỉnh Yên Bái) Bảng 1.3b Kết quả thẩm định dự toán điều chỉnh, bổ sung thuộc dự án xây dựng Nâng cấp, cải tạo Khu tưởng niệm Bác Hồ và di tích lịch sử văn hóa Lễ đài sân vận động, tỉnh Yên Bái.
Đơn vị: triệu đồng
Dự toán
do tư vấnlập
Dự toánthẩm định,phê duyệt
Ghi chú: Dấu (–) là giảm, dầu (+) là tăng
(Nguồn: Ban QLDA tỉnh Yên Bái)
Nhận xét: Qua bảng 1.3a và 1.3b trên ta thấy giá trị các hạng mục chi phínhư chi phí xây dựng, chi phí khác, chi phí quản lý dự án, tư vấn đầu tư xâydựng hầu hết đều có thay đổi giá trị sau khi thẩm định Nguyên nhân như sau:
- Do chính sách của nhà nước thay đổi theo hướng tăng các khoản mục chiphí cụ thể: chính sách về tiền lương tối thiểu chung, mức lương cơ sở;
- Công tác khảo sát ban đầu về địa điểm cung cấp vật tư, vật liệu phục vụthi công xây dựng công trình các dự án chưa chính xác dẫn đến phải khảo sát,
Trang 35xác định lại các địa điểm cung cấp vật tư, vật liệu, làm phát sinh thêm chi phívận chuyển…;
- Do CĐT thay đổi thiết kế một số hạng mục nên một số phương án thicông phải thay đổi do các nguyên nhân khách quan từ phía yêu cầu của thịtrường và nguyên nhân chủ quan từ phía đơn vị tư vấn chưa thực sự tính toánđược phương án tối ưu để tiết kiệm chi phí Các nguyên nhân này dẫn đến chiphí xây dựng bị tăng lên kéo theo các hạng mục khác như chi phí xây lắp, chiphí tư vấn, chi phí dự phòng cũng bị tăng do quy định xác định chi phí theo tỷ
lệ phần trăm của giá trị xây dựng và thiết bị;
- Do tính chuẩn xác của giá trị dự toán xây lắp: Mặc dù từ giai đoạn lập dựtoán đến khi thẩm định và phê duyệt dự toán đã qua nhiều khâu kiểm tra, thẩmtra nhưng phần nền, mặt đường, cây xanh, hệ thống điện chiếu sáng (Dự án đầu
tư xây dựng Đường Hoàng Thi (Giai đoạn 2), huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) làchưa cao, có những hạng mục khi nhà nước thay đổi, bổ sung nhiều chính sách
về giá và tiền lương (Điều chỉnh giá một số vật liệu theo Công bố giá tháng quýII/2018 của Liên Sở Xây dựng - Tài chính Yên Bái và báo giá nhà cung cấp;Khối lượng móng trụ T2 (Dự án Nâng cấp, cải tạo Khu tưởng niệm Bác Hồ và
di tích lịch sử văn hóa Lễ đài sân vận động, tỉnh Yên Bái) sai lệch do tính 2lần nhưng Chủ đầu vẫn chấp nhận dự toán
- Do thời gian thi công kéo dài nên trong quá trình thi công có nhiều sựthay đổi giá cả thị trường (Giá cát vàng thời điểm phê duyệt TMĐT chỉ có200.000 đồng/m3 tuy nhiên tại thời điểm thi công xây dựng công trình giá Cátlên tới 280.000 ÷ 300.000 đồng/m3), gây khó khăn cho nhà thầu thi công Qua
đó thể hiện lựa chọn tư vấn chưa tốt, năng lực tư vấn yếu, chưa đáp ứng yêu cầucủa công việc;
- Do sự chủ quan trong quá trình lập, thẩm tra, thẩm định đơn vị lập dự ánĐTXD, tư vấn thẩm tra và chủ đầu tư chưa lường trước hết được sự thay đổi củachế độ, chính sách, biến động giá cả vật tư, vật liệu, nhiên liệu…;
Trang 36- Thực trạng công tác thẩm tra, thẩm định nhiều khi còn mang hình thức,chiếu lệ, làm theo sự chỉ đạo của chủ đầu tư, chưa phân định rõ trách nhiệm của tổchức, các nhân tham gia thẩm định dẫn đến kết quả thẩm tra, thẩm định chưa cao,chưa chỉ ra được hết những nội dung chưa phù hợp dẫn đến mất thời gian điềuchỉnh trong quá trình thực hiện, làm tăng chi phí đầu tư;
- Chủ đầu tư chưa có quy trình hợp lý để quản lý chi phí, chưa có bộ phậnthẩm định đủ kinh nghiệm, chuyên môn để rà soát lại kết quả của đơn vị tư vấntrước khi phê duyệt TMĐT
2) Thực trạng công tác quản lý định mức dự toán xây dựng
Định mức dự toán xây dựng công trình là mức hao phí cần thiết về vật liệu,nhân công, máy và thiết bị thi công được xác định phù hợp với yêu cầu kỹ thuật,điều kiện thi công và biện pháp thi công cụ thể để hoàn thành một đơn vị khốilượng công tác xây dựng công trình
Việc áp dụng định mức dự toán xây dựng để lập và quản lý chi phí đầu tưxây dựng các công trình do Ban QLDA tỉnh Yên Bái thực hiện cơ bản là tốt.Trong quá trình thực hiện các dự án của Ban QLDA, một số công việc xây dựngchưa có trong hệ thống định mức dự toán xây dựng được công bố hoặc đã cótrong hệ thống định mức dự toán xây dựng được công bố nhưng chưa phù hợpvới yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công cụ thể của côngtrình
Ban QLDA đã tổ chức xác định các định mức dự toán xây dựng mới, địnhmức dự toán xây dựng điều chỉnh hoặc vận dụng định mức dự toán tương tự ởcác công trình đã và đang thực hiện, làm cơ sở quản lý chi phí đầu tư xây dựngcông trình
3) Thực trạng công tác quản lý đơn giá xây dựng công trình
- Giá xây dựng công trình: gồm đơn giá xây dựng chi tiết của công trình vàgiá xây dựng tổng hợp Đa số các dự án, công trình, các gói thầu Ban QLDA đềuyêu cầu đơn vị tư vấn khi lập áp dụng đơn giá ban hành kèm theo các Quyết
Trang 37định của Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái về việc công bố bộ Đơn giá xây dựng côngtrình trên địa bàn tỉnh Yên Bái Trường hợp các công việc xây dựng không cótrong bộ Đơn giá do Sở Xây dựng ban hành, Ban QLDA yêu cầu đơn vị tư vấndựa trên định mức của Bộ Xây dựng hoặc Bộ quản lý chuyên ngành có thẩmquyền công bố hoặc tạm tính làm cơ sở để lập và quản lý chi phí đầu tư xâydựng công trình.
- Chỉ số giá xây dựng là chỉ tiêu để phản ánh mức độ biến động của giá xâydựng công trình theo thời gian, làm cơ sở xác định, điều chỉnh TMĐT xây dựng,giá xây dựng công trình, dự toán xây dựng công trình, dự toán gói thầu, giá hợpđồng xây dựng, quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình và quản lý chi phí đầu
tư xây dựng Hầu hết các dự án, công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh khi lập dựtoán đều áp dụng chỉ số giá do Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái ban hành
Tất cả các dự án, công trình xây dựng do Ban QLDA thực hiện và quản lýđược triển khai đúng quy trình đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định của Nhànước hiện hành Trong quá trình thi công xây dựng công trình Ban QLDA giaonhiệm vụ cho cán bộ theo dõi trực tiếp từng công trình riêng và tự chịu tráchnhiệm trong suốt quá trình thực hiện dự án, nhằm nâng cao trách nhiệm của cán
bộ kỹ thuật đối với công trình do mình đảm nhận, chịu trách nhiệm trước Giámđốc Ban và pháp luật đối với công tác thi công Bên cạnh đó, do có sự kiểm trachéo giữa cán bộ theo dõi công trình này đối với công trình khác nên các côngtrình được thi công đảm bảo đúng về mặt trình tự, chất lượng kỹ thuật Đi cùngvới đó là khối lượng thanh toán và quyết toán được đảm bảo đúng thực tế tránhviệc thất thoát ngân sách Nhà nước
4) Thực trạng công tác quản lý chi phí trong quá trình thi công
Hoạt động quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban QLDAtuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước và các văn bản pháp luật khác cóliên quan, cụ thể như: Nghị định của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xâydựng công trình, thông tư của Bộ xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phíđầu tư xây dựng công trình
Trang 38Sau 14 năm thành lập, Ban Quản lý dự án đã giúp UBND tỉnh Yên Bái, các
sở, ban, ngành thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư 69 công trình phúc lợi công cộng,
hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn tỉnh được đầu tư từ nguồn ngân sách Đếnnay đã đưa 60 công trình mục công trình với luỹ kế vốn đầu tư 435.540 triệuđồng vào khai thác sử dụng, hiện còn 9 công trình, hạng mục công trình với lũy
kế vốn 191.934 triệu đồng đang thi công dở dang và đã ký được 33 hợp đồng tưvấn quản lý dự án và hợp đồng tư vấn giám sát Một số công trình tiêu biểu Ban
đã thực hiện chủ đầu tư và QLDA được tác giả viện dẫn trong luận văn này:
- Các dự án Ban QLDA làm chủ đầu tư: 08 dự án
- Các dự án Ban làm tư vấn QLDA, giám sát thi công: 41 dự án
Trong quá trình triển khai thực hiện dự án do có nhiều yếu tố tác động nênquá trình quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại Ban QLDA tỉnh Yên Bái còn nhiềuđiểm chưa hợp lý thông qua số liệu tổng hợp mà tác giả đánh giá chung tronggiai đoạn thực hiện dự án như sau:
Bảng 1.4a Bảng tổng hợp một số dự án do Ban QLDA làm chủ đầu tư
Đơn vị: tỷ đồng.
TMĐTđượcduyệt
ĐiềuchỉnhTMĐT
TăngTMĐT
Tỷ lệ(%)
1
Đường Hoàng Thi (Giai đoạn
2), huyện Yên Bình, tỉnh Yên
Bái
169,2 183,5 +14,3 +8,45%
2
Đường nối nút giao IC12 đường
cao tốc Nội Bài - Lào Cai với
xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên,
Trang 39Hạ tầng Khu di tích lịch sử cách
mạng cấp Quốc gia Khu ủy Tây
Bắc, xã Phù Nham, huyện Văn
Chấn, tỉnh Yên Bái
65,5 40,1 -25,4 -38,78%
5
Cải tạo cơ sở vật chất tại Cơ sở
2 trường Trung cấp kinh tế (cũ)
để bố trí nơi làm việc cho các
đơn vị trực thuộc một số Sở,
ngành
6
Đường nối Quốc lộ 37 với
đường cao tốc Nội Bài - Lào
Cai
7
Hạ tầng kỹ thuật công viên
Đồng Tâm, thành phố Yên Bái,
tỉnh Yên Bái
8
Cải tạo sửa chữa một số khối
nhà của Bệnh viện đa khoa tỉnh
Yên Bái thành khu khám, chữa
bệnh của Ban bảo vệ chăm sóc
ĐiềuchỉnhTMĐT
450,7 470,7 +4,44% Sở Giao thông vậntải Yên Bái
4 Đường Khánh Hòa –Minh Xuân 170,2 170,2 0% Sở Giao thông vậntải Yên Bái
5 Cầu Trái Hút 165,5 155,5 -6,04% Sở Giao thông vận
Trang 40tải Yên Bái6
Cải tạo, nâng cấp Bệnh
viện đa khoa tỉnh Yên
Bái
100,0 98,0 -2% Bệnh viện đa khoatỉnh Yên Bái
7 Trường cao đẳng nghềYên Bái 260,0 100,0 -61,5% Trường cao đẳngnghề Yên Bái
8 Cầu Bách Lẫm thànhphố Yên Bái 512,0 512,0 0% Sở Giao thông vậntải Yên Bái
9 Cầu Tuần Quán thành
Sở Giao thông vậntải Yên Bái10
Đối với công trình, hạng mục công trình độc lập hoàn thành đưa vào sửdụng, trường hợp cần thiết phải quyết toán ngay thì chủ đầu tư căn cứ quy mô,tính chất và thời hạn xây dựng công trình, báo cáo người quyết định đầu tư xemxét, quyết định Giá trị quyết toán của hạng mục công trình bao gồm: chi phí xâydựng, chi phí thiết bị, các khoản chi phí tư vấn và chi khác có liên quan trực tiếpđến hạng mục đó Sau khi toàn bộ dự án hoàn thành, chủ đầu tư tổng hợp giá trịquyết toán của công trình, hạng mục công trình vào báo cáo quyết toán toàn bộ
dự án và xác định mức phân bổ chi phí chung cho từng hạng mục công trìnhthuộc dự án, trình người có thẩm quyền phê duyệt Công tác quyết toán vốn đầu
tư dự án hoàn thành của Ban QLDA được tổng hợp, như sau:
Bảng 1.5 Công tác quyết toán vốn dự án hoàn thành của Ban QLDA
trong giai đoạn 2015-2018
ĐVT: tỷ đồng
TT Tên dự án, công trình
Tổngmứcđầu
Tổngmứcđiều
Sốhợpđồng
Số hợpđồng quyếttoán vượt
Tỷ lệ
%