TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI ------TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM NHẰM NÂNG CAO THỰC HÀNH KỸ NĂNG AN TOÀN VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI
- -TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM NHẰM NÂNG CAO THỰC HÀNH
KỸ NĂNG AN TOÀN VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN TẤT THÀNH –
QUẬN CẦU GIẤY – THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thị Ánh Nguyệt Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Thảo
Mã sinh viên : 655609061
Hà Nội, năm 2019
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Các nạn hiếp dâm, quan hệ tình dục với trẻ chưa đủ tuổi vị thành niên, nạo thai ngoài ý muốn, nạo phá thai trẻ hóa, làm bố mẹ trẻ khi chưa sẵn sàng,… không phải
là mới nhưng vẫn đang gây nhức nhối ở Việt Nam Cụ thể thể hiện thông qua những kết quả nghiên cứu sau:
Theo kết quả nghiên cứu của Ủy Ban dân số gia đình và trẻ em công bố năm
2007 thì tỷ lệ phụ nữ dưới 20 tuổi nạo phá thai là 5,26% Hiện tượng nạo phá thai gặp cả ở học sinh-sinh viên, tỷ lệ học sinh-sinh viên chiếm 20,53% số phụ nữ nạo phá thai.[24]
Theo kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ Tâm lý học Trần Thành Nam (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho thấy đến hết lớp 12 có 39% học sinh được hỏi cho biết mình
đã quan hệ tình dục, trong đó 10% nói đã từng quan hệ tình dục với 3 người trở lên Đặc biệt, có 29,5% học sinh nam không sử dụng bao cao su trong quan hệ gần nhất, chỉ 8% học sinh nữ nói rằng mình có sử dụng ít nhất một cách phòng tránh thai, bao gồm nhiều hình thức không khoa học như: uống nước chanh, quan hệ đứng và vệ sinh vùng kín bằng chanh sau khi quan hệ.[25]
Tuy đã có nhiều biện pháp và sự quan tâm bằng những hành động thiết thực từ Đảng, Nhà nước cũng như các ban, ngành liên quan nhưng những vấn đề này chưa được giải quyết triệt để Những nguyên nhân có thể kể đến như là vai trò chăm sóc, dạy dỗ con cái của gia đình chưa được phát huy, vai trò giáo dục của nhà trường chưa đạt hiệu quả, tác động tiêu cực của thời kỳ đổi mới sang nền kinh tế thị trường của xã hội ta,…Mà nguyên nhân chính là việc nhận thức, thực hành các kỹ năng như: kỹ năng sử dụng các biện pháp phòng tránh thai, kỹ năng kiên định,…
về sức khỏe sinh sản chưa được chú trọng quan tâm, đặc biệt là việc thực hành các
kỹ năng này
Trước những vấn đề nhức nhối này, vai trò của công tác xã hội cần thiết hơn bao giờ hết Công tác xã hội với mục đích ngành nghề là góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm thiểu các vấn đề xã hội, đem lại bình đẳng, bác ái, công minh Để đạt tới mục đích đó, công tác xã hội vận dụng các phương pháp công tác xã hội cá
Trang 3nhân, nhóm, phát triển cộng đồng để giải quyết hiệu quả các vấn đề xã hội Cụ thể,
áp dụng công tác xã hội nhóm nhằm nâng cao thực hành kỹ năng an toàn về sức khỏe sinh sản cho một nhóm đối tượng là học sinh THPT Nguyễn Tất Thành sẽ bước đầu góp phần giảm thiểu những vấn đề nhức nhối nêu trên
Học sinh THPT Nguyễn Tất Thành là những học sinh đang học tập tại trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành được thành lập vào ngày 04/07/1998, bao gồm hai cấp THCS và THPT Nhà trường đặt dưới sự quản lý trực tiếp của trường ĐHSP Hà Nội và Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trường với cơ sở vật chất đầu tư hiện đại, đội ngũ giáo viên giỏi, có trình độ cao về khoa học cơ bản và khoa học giáo dục đã được công nhận là cơ sở uy tín để phụ huynh gửi gắm con em tới học Được học tập ở một môi trường trường học hiện đại, tiên tiến nên học sinh THPT Nguyễn Tất Thành cũng rất năng động, tự tin, tài giỏi và ham hiểu biết Ở độ tuổi THPT này, các vấn đề về sức khỏe sinh sản thu hút các em hơn bao giờ hết và các em là học sinh THPT Nguyễn Tất Thành không phải là ngoại lệ Các em có thể đã biết một số kiến thức nhất định nhưng vẫn là những kiến thức chưa đầy đủ, chính xác do tìm kiếm từ những nguồn thông tin không chính thống (các trang web đen, hỏi bạn bè,…) Từ những thuận lợi to lớn là sự hỗ trợ tạo điều kiện của phía nhà trường, cơ sở vật chất hiện đại và học sinh năng động, ham hiểu biết thì học sinh THPT Nguyễn Tất Thành là đối tượng phù hợp để áp dụng công tác xã hội nhóm nhằm nâng cao thực hành kỹ năng an toàn về sức khỏe sinh sản, góp phần giảm thiểu các vấn đề nhức nhối (nạn hiếp dâm,…)
Chính vì vậy, tôi lựa chọn đề tài : “Công tác xã hội nhóm nhằm nâng cao thực
hành kỹ năng an toàn về sức khỏe sinh sản cho học sinh trường THPT Nguyễn Tất Thành – quận Cầu Giấy – thành phố Hà Nội “ để muốn việc thực hành kỹ năng
được bắt đầu chú trọng từ trong giáo dục, đặc biệt là độ tuổi cấp ba – độ tuổi đã đủ
sự nhận thức và hiểu biết về vấn đề này, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của vai trò công tác xã hội với việc áp dụng công tác xã hội nhóm của mình
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài
2.1 Trên thế giới
Trang 4Năm 1994, Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD – Internation Conference on Population Development) tại Cairo, Ai Cập đã đánh dấu mốc quan trọng trong sự thay đổi chính sách dân số ở các quốc gia, chương trình dân số chuyển hướng sang quan tâm nhiều hơn đến chất lượng dân số, trong đó trọng tâm
là nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản [12; 5].
Tại hội nghị Dân số Cấp cao của ủy ban Kinh tế và xã hội châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP) và Quỹ dân số LHQ (UNFPA) – Băng Cốc, từ ngày 24 đến ngày
27 tháng 3 năm 1998, trong các nội dung của hội nghị có đề cập đến vấn đề sức khỏe sinh sản thanh thiếu niên/ vị thành niên : “Hội nghị giục giã các Chính phủ
lưu ý đến các vấn đề sức khỏe sinh sản thanh niên/ vị thành niên…” [12; 6].
Ở châu Á khi mới bắt đầu, chương trình Giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản
được coi là một bộ phận của chương trình kế hoạch hóa gia đình và chỉ có giáo dục giới tính Do đó, nhiều nước còn phản đối đưa Giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản
vào trong các trường học [12; 7].
Tại Châu Phi: giáo dục sức khỏe sinh sản ở châu lục này tập trung chủ yếu vào đẩy lùi dịch HIV/AIDS và cố gắng thiết lập các chương trình về AIDS phối hợp với tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các tổ chức phi chính phủ (NGO) Những chương trình này dạy cho họ và con em của họ các cách ABC, với A- phòng chống AIDS, B- chung thủy và C- dùng bao cao su Ở Ai Cập, trẻ từ 12 – 14 tuổi được giáo viên giảng dạy những kiến thức giải phẫu sinh học như cấu tạo cơ quan sinh dục nam nữ, cơ chế hoạt động, quan hệ tình dục, nguyên nhân có thai, các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục [20]
Đối với các quốc gia châu Âu: Tại Anh, các chương trình về giáo dục giới tính
là bắt buộc đối với học sinh Họ cung cấp các kiến thức chung về giới tính như tại các nước châu Âu khác nhưng lại tập trung vào khía cạnh làm thế nào để có quan
hệ tình dục an toàn
Ở Đức, chương trình giáo dục giới tính trong trường học có từ sớm, bao gồm các vấn đề như dậy thì, sự thay đổi tâm sinh lý của tuổi mới lớn, hoạt động tình dục, phòng tránh thai và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục,…[20]
Trang 5Tại các quốc gia Châu Mỹ: Ở Mỹ, hầu hết các trường học đều đưa giáo dục giới tính vào chương trình học của học sinh lớp 7-12, nhiều nơi bắt đầu từ lớp 5, lớp 6 Tuy nhiên, chương trình học là rất lớn vì giới tính có nhiều mảng khác nhau Do đó nhiều bang tại Mỹ có những qui định riêng cho phép học sinh được tham gia vào bất kỳ khóa học nào mà chúng yêu thích hoặc chính quyền mỗi bang để cho các trường học tự quyết định [20]
Tóm lại, vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành niên đã được quan tâm từ rất sớm tại
nhiều nước, các quốc gia đều cố gắng nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành niên và có những giải pháp để giảm nhẹ, khắc phục vấn đề
2.2 Ở Việt Nam
Dưới đây là một số công trình nghiên cứu về vấn đề sức khỏe sinh sản theo các góc độ tiếp cận khác nhau ở Việt Nam:
“Nhu cầu giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trung học phổ thông hiện nay (Nghiên cứu trường hợp trường phổ thông trung học Yên Hòa, quận Cầu Giấy và trường phổ thông trung học Nguyễn Văn Cừ, huyện Gia Lâm, Hà Nội)” – Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Hoàng Anh.
“Khảo sát đánh giá nhận thức, thái độ, hành vi về sức khỏe sinh sản của vị thành niên – thanh niên 15 – 24 tuổi vùng ven biển, đầm phá, vạn đò tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2010”, nghiên cứu của tác giả Tôn Thất Chiểu tiến
hành khảo sát 1000 vị thành niên, thanh thiếu niên
“Thực trạng nhu cầu chăm sóc giáo dục sức khỏe sinh sản của học sinh trung học phổ thông tại trường trung học phổ thông Trương Định – Hoàng Mai – Hà Nội” của tác giả Phạm Thị Hồng
“Thực trạng công tác xã hội trong giáo dục giới tính lứa tuổi thanh thiếu niên tại phường Thanh Lương – quận Hai Bà Trưng – Hà Nội” của sinh
viên Hoàng Phương Anh
Riêng khoa công tác xã hội của trường Đại học Sư Phạm Hà Nội cũng có một
số đề tài khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu vấn đề sức khỏe sinh sản, cụ thể:
“Vận dụng công tác xã hội nhóm trong nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh trường trung học phổ thông Hàm
Trang 6Yên, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang” của sinh viên Nguyễn Thị Thủy
– K64B khoa công tác xã hội, trường đại học sư phạm Hà Nội
“Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh trường trung học cơ sở Hà Thạch – thị xã Phú Thọ” của sinh viên Lê Thị Ngân – K60 khoa công tác
xã hội, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội
sức khỏe sinh sản của sinh viên khoa công tác xã hội – trường ĐH sư phạm Hà Nội” của sinh viên Trần Thị Bích Thủy –K62 khoa công tác xã
hội, trường đại học sư phạm Hà Nội
sức khỏe sinh sản của nữ công nhân tại khu công nghiệp Quế Võ – Bắc Ninh” của sinh viên Nguyễn Thị Lan – K62A khoa công tác xã hội, trường
Đại học Sư Phạm Hà Nội
Ngoài ra, còn có một số đề tài khác như:
Nghiên cứu sự hiểu biết một số kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
ở thành phố Hải Phòng – Luận án thạc sỹ Sinh học – giáo dục dân số của Phạm Quang Ngọc
Nghiên cứu sự hiểu biết một số kiến thức sức khỏe sinh sản vị thành niên ở một số địa phương thuộc tỉnh Thái Bình – khóa luận tốt nghiệp 1999 của sinh viên Phí Thị Hoa
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, các đề tài đã phản ánh được thực trạng mức độ nhận biết của vị thành niên, thanh niên về những vấn đề cốt lõi của sức khỏe sinh sản, các biện pháp nâng cao nhận thức về các vấn đề của sức khỏe sinh sản, các bệnh lây qua đường tình dục,… và việc vận dụng công tác xã hội nhóm, mô hình công tác xã hội nhóm, phương pháp công tác xã hội nhóm vào việc nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông, sinh viên đại học, người lao động,… Tuy nhiên, việc nghiên cứu hầu như dừng lại ở việc tìm hiểu thực trạng nhận thức, thực trạng, nhu cầu, tìm hiểu sự hiểu biết các đối tượng và đề xuất giải pháp chứ chưa thấy
Trang 7đề tài hay công trình nghiên cứu đề cập đến triển khai các giải pháp, kết quả thực hiện các giải pháp
Chính vì vậy, cần thiết có những đề tài thực hiện nội dung mới này: kiến thức đã có đầy đủ thì việc thực hành các kiến thức đó sẽ ra sao?
3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu của đề tài
3.1 Khách thể nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên 100 em học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Tất Thành
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Công tác xã hội nhóm nhằm nâng cao thực hành kỹ năng an toàn về sức khỏe sinh sản cho học sinh trường Trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành – quận Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội
3.3 Phạm vi nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: 100 học sinh trường THPT Nguyễn Tất Thành
- Địa bàn nghiên cứu: được nghiên cứu trên 100 học sinh của trường THPT Nguyễn Tất Thành
- Thời gian nghiên cứu: Từ 07/01/2019 đến 07/04/2019
- Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng thực hành kỹ năng
an toàn về sức khỏe sinh sản và thực trạng hoạt động trợ giúp nâng cao thực hành
kỹ năng an toàn về sức khỏe sinh sản của 100 em học sinh khối 10 trường THPT Nguyễn Tất Thành, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội Từ đó, vận dụng công tác
xã hội nhóm, cụ thể là tiến trình công tác xã hội nhóm để chứng minh vai trò của CTXH trong việc nâng cao thực hành kỹ năng an toàn về sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
4 Phương pháp nghiên cứu đề tài
4.1.Phương pháp khảo cứu tài liệu
4.2.Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
4.3.Phương pháp quan sát
4.4.Phương pháp thống kê toán học
5 Kết cấu của đề tài
Trang 8Kết cấu của khóa luận gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận Trong phần nội dung có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
Chương 2: Thực trạng thực hành kỹ năng an toàn về sức khỏe sinh sản và thực trạng hoạt động trợ giúp nâng cao thực hành kỹ năng an toàn về sức khỏe sinh sản của học sinh khối 10 trường THPT Nguyễn Tất Thành – quận Cầu Giấy – thành phố Hà Nội
Chương 3: Vận dụng tiến trình công tác xã hội nhóm nhằm nâng cao thực hành
kỹ năng an toàn về sức khỏe sinh sản cho học sinh khối 10 trường THPT Nguyễn Tất Thành – quận Cầu Giấy – thành phố Hà Nội
Trang 9NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Những khái niệm cơ bản
1.1.2 Những lý thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2 Cơ sở thực tiễn
Tiểu kết chương 1
Trên cơ sở tổng quan các kết quả nghiên cứu, các khái niệm công cụ nghiên cứu như: công tác xã hội nhóm, sức khỏe sinh sản vị thành niên, thực hành kỹ năng
an toàn về sức khỏe sinh sản, học sinh trung học phổ thông và các lý thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu : lý thuyết nhận thức – hành vi, lý thuyết học tập xã hội, lý thuyết hệ thống; tác giả đã làm rõ công tác xã hội nhóm, thực hành kỹ năng
an toàn về sức khỏe sinh sản, học sinh trung học phổ thông Bên cạnh đó, tác giả cũng làm rõ cơ sở thực tiễn là địa bàn sẽ triển khai thực hiện đề tài.Từ đây, giải quyết được nhiệm vụ nghiên cứu đầu tiên là: tìm hiểu một số vấn đề lý luận, những
lý thuyết có liên quan đến thực hành kỹ an toàn về sức khỏe sinh sản của học sinh
và tạo cơ sở khoa học để tác giả khảo sát thực trạng và vận dụng tiến trình công tác
xã hội nhóm nhằm nâng cao thực hành kỹ năng an toàn về sức khỏe sinh sản cho học sinh
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HÀNH KỸ NĂNG AN TOÀN VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN VÀ HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP NÂNG CAO THỰC HÀNH KỸ NĂNG AN TOÀN VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA HỌC SINH KHỐI 10 THPT NGUYỄN TẤT THÀNH – QUẬN CẦU GIẤY – THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
2.1 Thực hành kỹ năng an toàn về sức khỏe sinh sản của học sinh khối 10 trường THPT Nguyễn Tất Thành
2.1.1 Thực hành kỹ năng an toàn về phương diện thể chất, tinh thần được đảm bảo trong sức khỏe sinh sản của học sinh khối 10 trường THPT Nguyễn Tất Thành.
Trang 102.1.2 Thực hành kỹ năng an toàn về phương diện xã hội được đảm bảo trong sức khỏe sinh sản của học sinh khối 10 trường THPT Nguyễn Tất Thành.
2.2 Thực trạng hoạt động trợ giúp việc thực hành kỹ năng an toàn về sức khỏe sinh sản của học sinh khối 10 trường THPT Nguyễn Tất Thành
2.2.1 Thực trạng hoạt động trợ giúp việc thực hành kỹ năng an toàn về sức khỏe sinh sản của học sinh khối 10 trường THPT Nguyễn Tất Thành
2.2.2 Thực trạng tính cần thiết và hiệu quả của vận dụng công tác xã hội nhóm nhằm nâng cao thực hành kỹ năng an toàn về sức khỏe sinh sản của học sinh khối 10 trường THPT Nguyễn Tất Thành.
Tiểu kết chương 2
Qua nghiên cứu thực trạng thực hành kỹ năng an toàn về sức khỏe sinh sản và hoạt động trợ giúp nâng cao thực hành kỹ năng an toàn về sức khỏe sinh sản của học sinh khối 10 trường THPT Nguyễn Tất Thành, ta nhận thấy:
Nhìn chung đa số các em học sinh đều nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hành kỹ năng an toàn về sức khỏe sinh sản như thực hành kỹ năng vệ sinh cá nhân, thực hành kỹ năng sử dụng các biện pháp phòng tránh thai, thực hành
kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ từ các kênh thông tin trong đảm bảo an toàn sức khỏe sinh sản của bản thân Tuy nhiên, việc thực hành kỹ năng an toàn về sức khỏe sinh sản này của các em học sinh chưa được tạo điều kiện hướng dẫn, giảng dạy nên các
em không rõ và không biết cách thực hành chiếm tỷ lệ không nhỏ
Bên cạnh đó, thông qua nghiên cứu thực trạng hoạt động trợ giúp việc thực hành kỹ năng an toàn về sức khỏe sinh sản của học sinh khối 10 trường THPT Nguyễn Tất Thành thì có thể thấy nhà trường và địa phương đã có sự quan tâm bằng tổ chức các hình thức như phòng tư vấn tâm lý, sức khỏe sinh sản, các buổi ngoại khóa, các cuộc thi về sức khỏe sinh sản, thực hành kỹ năng an toàn về sức khỏe sinh sản, hoạt động tuyên truyền, các mục giải đáp thắc mắc trên báo, internet,…Tuy nhiên, việc tổ chức các hình thức này mới dùng lại ở mức độ bình thường, thi thoảng và chưa đa dạng, gần gũi với học sinh Chính vì vậy, cần có sự can thiệp của ngành nghề với các hoạt động, phương pháp chuyên nghiệp để mang lại hiệu quả Cụ thể ở đây là vận dụng công tác xã hội nhóm nhằm nâng cao thực