1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ mức độ KIỂM SOÁT HEN PHẾ QUẢN ở TRẺ dưới 5 TUỔI BẰNG PHƯƠNG PHÁP DAO ĐỘNG XUNG ký tại BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

37 243 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 749,5 KB

Nội dung

ACT được áp dụng một cách dễ dàng, đơn giản, mất ítthời gian, đánh giá khá chính xác mức độ kiểm soát hen ở trẻ >4 tuổi và ngườilớn, đã được nhiều nghiên cứu chứng minh, nhưng lại không

Trang 1

ĐỖ THỊ ĐÀI TRANG

§¸NH GI¸ MøC §é KIÓM SO¸T HEN PHÕ QU¶N ë TRÎ D¦íI 5 TUæI B»NG PH¦¥NG PH¸P DAO §éNG XUNG Ký

T¹I BÖNH VIÖN NHI TRUNG ¦¥NG

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

HÀ NỘI – 2017

Trang 2

ĐỖ THỊ ĐÀI TRANG

§¸NH GI¸ MøC §é KIÓM SO¸T HEN PHÕ QU¶N ë TRÎ D¦íI 5 TUæI B»NG PH¦¥NG PH¸P DAO §éNG XUNG Ký

T¹I BÖNH VIÖN NHI TRUNG ¦¥NG

Chuyên ngành: Nhi khoa

Mã số:

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy

HÀ NỘI – 2017

Trang 3

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Định nghĩa hen phế quản 3

1.2 Dịch tễ học hen phế quản 4

1.2.1 Tỷ lệ mắc hen phế quản 4

1.2.2 Tỷ lệ tử vong do hen phế quản 5

1.4 Sinh lý bệnh học hen phế quản 5

1.5 Chẩn đoán hen phế quản ở trẻ dưới 5 tuổi 7

1.5.1 Lâm sàng 8

1.5.2 Cận lâm sàng 9

1.5.3 Tiêu chuẩn chẩn đoán 10

1.6 Chẩn đoán phân biệt 10

1.7 Phân loại theo kiểu hình 11

1.8 Đánh giá mức độ kiểm soát hen phế quản ở trẻ dưới 5 tuổi 11

1.8.1 Đánh giá mức độ kiểm soát hen theo GINA 12

1.8.2 Đánh giá mức độ kiểm soát hen bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm (ACT) dùng cho trẻ 4 – 11 tuổi 13

1.8.3 Đánh giá mức độ kiểm soát hen theo TRACK 14

1.8.4 Đánh giá mức độ kiểm soát hen bằng phương pháp đo dao động xung ký 14

2.1 Đối tượng nghiên cứu 21

2.1.1 Địa điểm nghiên cứu 21

2.1.2 Thời gian nghiên cứu 21

2.1.3 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 21

2.1.4 Tiêu chuẩn loại trừ 21

2.2 Phương pháp nghiên cứu 21

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 21

Trang 4

2.2.4 Phương pháp và cách tiến hành nghiên cứu 22

2.3 Biến số, chỉ số, kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu 24

2.4 Xử lý số liệu 25

2.5 Đạo đức nghiên cứu 26

CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27

3.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 27

3.2 Xác định giá trị IOS trong đánh giá mức độ kiểm soát hen phế quản 28

3.2.1 Mức độ kiểm soát hen theo kết quả đo dao động xung ký 28

3.2.2 Phân bố sự thay đổi giá trị các thông số IOS với bậc hen 28

3.3 Tìm hiểu mối tương quan trong việc đánh giá mức độ kiểm soát hen phế quản bằng đo IOS với bộ câu hỏi trắc nghiệm ACT .28

3.3.1 Thang điểm đánh giá mức độ kiểm soát HPQ với ACT 28

CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN 29

4.1 Xác định giá trị IOS trong đánh giá mức độ kiểm soát hen phế quản 29

4.2 Tìm hiểu mối tương quan trong việc đánh giá mức độ kiểm soát hen phế quản bằng đo IOS với thang điểm của ACT 29

DỰ KIẾN KẾT LUẬN 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

Bảng 3.1: Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu 27Bảng 3.2: Mức độ kiểm soát hen theo kết quả dao động xung ký 28Bảng 3.3: Phân bố sự thay đổi giá trị các thông số IOS với bậc hen 28Bảng 3.4: Mức độ mức độ kiểm soát hen phế quản theo điểm ACT 28

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Sự thay đổi kháng lực đường dẫn khí ở các tần số khác nhau 15Hình 1.2: Kháng lực ở các đường dẫn khí 16Hình 1.3: Các thành phần của phản lực đường dẫn khí 17

Trang 6

HPQ : Hen phế quản

GINA : Chiến lược toàn cầu phòng chống hen phế quản

ACT : Bộ câu hỏi trắc nghiệm kiểm soát hen

IOS : Dao động xung ký (Impulse Oscillometry)

R : Kháng lực (Resistance)

X : Phản lực(Reactance)

ERS : Hiệp Hội Hô Hấp Châu Âu (European Respiratory Society)ATS : Hội Lồng Ngực Hoa Kỳ (The American Thoracic Society)WHO : Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)

ISAAC : Tổ chức Ngiên cứu Quốc Tế về bệnh hen phế quản và dị ứng

(The International Study of Asthma and Allergies in Childhood)PAF : Yếu tố hoạt hóa tiểu cầu (Platelet Acuivating Factor)

Z : Tổng trở(Impedance)

I : Cột không khí di chuyển (Inertance)

C : Điện dung của phổi (Capacitance)

COPD : Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

(Chronic Obtructive Pulmonary Disease)ACOS : Hội chứng chồng lấp (Asthma COPD Overlap Syndrome)Fres : Tần số cộng hưởng

Ax : Vùng phản lực

Trang 7

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hen phế quản (HPQ) là một bệnh lý viêm mạn tính đường hô hấp phổ biếnnhất ở trẻ em, mọi lứa tuổi đều có thể mắc Tỷ lệ mắc trung bình ở trẻ em là10%, con số này có xu hướng tiếp tục gia tăng ở các nước đang phát triển [1] Khi hen không được kiểm soát, bệnh có thể nặng lên và ảnh hưởngnhiều đến chất lượng cuộc sống Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiêncứu để tìm ra các phương pháp đánh giá mức độ kiểm soát hen và khẳng địnhgiá trị của các phương pháp đó như: phương pháp đánh giá kiểm soát triệuchứng theo chiến lược toàn cầu phòng chống hen phế quản (GINA), bộ câuhỏi trắc nghiệm kiểm soát hen (ACT) Mỗi phương pháp đều có những ưuđiểm và nhược điểm riêng

Bộ trắc nghiệm ACT là bộ công cụ thuận tiện, có giá trị theo dõi điều trị

dự phòng hen ở trẻ em ACT được áp dụng một cách dễ dàng, đơn giản, mất ítthời gian, đánh giá khá chính xác mức độ kiểm soát hen ở trẻ >4 tuổi và ngườilớn, đã được nhiều nghiên cứu chứng minh, nhưng lại không đánh giá đượcchức năng hô hấp và phụ thuộc vào chủ quan của người được hỏi

Ở trẻ lớn và người lớn, hô hấp ký là một xét nghiệm thăm dò chức năng

hô hấp được sử dụng để chẩn đoán và theo dõi mức độ kiểm soát HPQ Tuynhiên, hô hấp ký đòi hỏi sự hợp tác rất nhiều ở bệnh nhân trong khi tiến hành

đo, do đó kỹ thuật này rất khó thực hiện ở trẻ nhỏ , , Ở trẻ em, đặc biệt trẻdưới 5 tuổi, việc chẩn đoán xác định, điều trị và đánh giá mức độ kiểm soáthen còn gặp nhiều khó khăn vì các triệu chứng khá chủ quan và các xétnghiệm đánh giá tổn thương tại đường hô hấp thường không đặc hiệu

Dao động xung ký (Impulse Oscillometry – IOS) là phương pháp đo trựctiếp kháng lực (R: resistance) và phản lực (X: reactance) đường dẫn khí Cácthông số này dao động ở nhiều tần số khác nhau Đây là kỹ thuật dễ thực

Trang 8

hiện, đòi hỏi rất ít sự hợp tác của bệnh nhân do bệnh nhân chỉ cần hít thở bìnhthường nên có thể sử dụng để thăm dò chức năng hô hấp ở những trẻ nhỏdưới 5 tuổi , IOS đã được Hiệp Hội Hô Hấp Châu Âu (ERS) và Hội LồngNgực Hoa Kỳ (ATS) khuyến cáo sử dụng để đánh giá chức năng hô hấp cho

cả người lớn và trẻ em Với những ưu điểm và tính thiết thực này, IOS đượcxem như là một kỹ thuật mới giúp đánh giá tắc nghẽn đường dẫn khí, mộtcông cụ hữu ích giúp chẩn đoán và đánh giá mức độ kiểm soát hen phế quản ởtrẻ dưới 5 tuổi khi mà phương pháp hô hấp ký rất khó để thực hiện ở lứa tuổinày , Tuy nhiên ở Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá mức độkiểm soát HPQ bằng IOS ở trẻ dưới 5 tuổi Chính vì vậy, dựa trên tính ưu việtcủa phương pháp đo sức cản đường thở bằng máy IOS, chúng tôi tiến hành

nghiên cứu đề tài “Đánh giá mức độ kiểm soát hen phế quản ở trẻ dưới 5

tuổi bằng phương pháp dao động xung ký tại Bệnh viện Nhi Trung Ương” với 2 mục tiêu sau:

1 Nghiên cứu giá trị IOS trong đánh giá mức độ kiểm soát hen phế quản ở trẻ dưới 5 tuổi.

2 Tìm hiểu mối tương quan trong đánh giá mức độ kiểm soát hen phế quản bằng đo IOS với thang điểm ACT.

Trang 9

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Định nghĩa hen phế quản

Những khái nhiệm hoang sơ nhất về HPQ đã xuất hiện từ thời rất xa xưavào những năm 1980 trước công nguyên của người Ai Cập cổ đại hay hàngtrăm năm trước ở Trung Quốc Từ “asthma” bắt nguồi từ tiếng Hy Lạp cổ cónghĩa là thở gấp, cho đến tận hàng trăm năm sau Sir Wiliam Osler - cha đẻcủa Y học hiện đại phương Tây, lần đầu tiên mô tả bệnh hen phế quản trongcuốn sách xuất bản vào năm 1892 ,

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về HPQ, như định nghĩa theo sinhbệnh học, theo dịch tễ học, theo lâm sàng… nhìn chung các định nghĩa đềuthống nhất các đặc điểm chung nhất đó là tình trạng viêm, phù nề, đường thở

bị thu hẹp và gây nên các triệu chứng lâm sàng

Định nghĩa về HPQ theo GINA 2017: Hen phế quản là bệnh không đồngnhất, với đặc điểm cơ bản là viêm mạn tính đường thở Bệnh được đặc trưngbởi tiền sử các đợt có các triệu chứng tại đường hô hấp như khò khè, thở gấp,tức nặng ngực thay đổi theo thời gian và cường độ, cùng với giới hạn luồngthông khí thở ra

Tổ chức y tế thế giới (WHO) định nghĩa: Hen phế quản xảy ra ở tất cảcác lứa tuổi nhưng thường bắt đầu từ tuổi thơ ấu Bệnh đặc trưng bởi tìnhtrạng tức nặng ngực, khó thở và khò khè thường xuyên tái diễn với mức độnặng và tần suất khác nhau giữa các bệnh nhân Trong cùng một bệnh nhân,các triệu chứng có thể xuất hiện trong vài giờ hoặc vài ngày Tình trạng nàydẫn đến viêm các đường dẫn khí và ảnh hưởng đến sự nhạy cảm của các cúctận cùng thần kinh trong đường thở làm chúng dễ bị kích thích Khi bị tácđộng, đường dẫn khí bị viêm, phù nề dẫn đến hẹp và giảm lưu lượng khí lưuthông tại phổi

Trang 10

Theo nghiên cứu mới nhất được công bố tính đến thời điểm tháng tưnăm 2017, trên thế giới có khoảng 130 triệu người bị hen phế quản Tỷ lệmắc hen trên toàn thế giới chiếm khoảng 1 – 18% dân số ở các nước, trong đó

tỷ lệ mắc trung bình ở người lớn là 7,6%, ở trẻ em là 8,4% và con số này có

xu hướng tiếp tục tăng lên, cứ 20 năm tỷ lệ hen ở trẻ em tăng lên gấp 2 – 3 lần,

Tỷ lệ mắc và mức độ gia tăng hen phế quản ở các khu vực trên thế giới

là khác nhau, dao động từ 3 – 20% Tỷ lệ HPQ ở các nước phát triển (nhưHoa Kỳ, Úc, Anh, New Zealand) cao gấp 8 -10 lần so với các nước đang pháttriển Ở các nước phát triển, nhóm thu nhập thấp có tỷ lệ mắc hen cao hơnkhu vực thành thị

Tỷ lệ mắc HPQ cũng khác nhau giữa các nhóm tuổi, trẻ dưới 5 tuổi chiếm4,7%, trẻ 5 – 11 tuổi chiếm 9,6%, trẻ 12 – 17 tuổi chiếm 10% Phần lớn HPQ ởtrẻ em khởi phát trước 5 tuổi và hơn một nửa xuất hiện trước 3 tuổi

Ở lứa tuổi trước dậy thì, tỷ lệ HPQ ở trẻ trai cao gấp 3 lần so với trẻ gái,trong giai đoạn thanh thiếu niên tỷ lệ giữa 2 giới là như nhau và giai đoạntrưởng thành tỷ lệ ở nữ cao hơn ở nam giới ,

Tổ chức Ngiên cứu Quốc Tế về bệnh hen phế quản và dị ứng ở trẻ em(ISAAC) đã tiến hành nghiên cứu trên 304.679 trẻ 13 – 14 tuổi tại 106 trungtâm bao gồm 56 quốc gia trên toàn thế giới và 193.404 trẻ 6 – 7 tuổi tại 66

Trang 11

trung tâm bao gồm 37 quốc gia, nghiên cứu kéo dài hơn 20 năm trải qua 4giai đoạn cho thấy tỷ lệ khò khè tái diễn ở nhóm tuổi 13 – 14 tăng 0,06%/năm và nhóm tuổi 6 -7 tuổi tăng 0,13%/ năm ,

Ở Việt Nam

Ở Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một con số cập nhậtchính xác và hệ thống về tỷ lệ mắc hen trên cả nước Tại bệnh viện Nhi TrungƯơng năm 2012, tỷ lệ hen từ 2 – 5 tuổi chiếm 69,68%, từ 5 – 15 tuổi chiếm28,61%, từ 15 – 18 tuổi chiếm 1,71%, tỷ lệ nam là 63,08% Theo kết quảnghiên cứu của tác giả Lê Thị Hồng Hanh năm 2011, tỷ lệ trẻ em khởi pháthen trước 5 tuổi chiếm 59%, số trẻ khởi phát hen ở độ tuổi từ 5 – 10 tuổichiếm 32%, chỉ có 9% khởi phát sau 10 tuổi

1.2.2 Tỷ lệ tử vong do hen phế quản

Theo ước tính mới nhất của WHO được công bố vào tháng 12 năm 2016

đã có 383.000 ca tử vong do hen phế quản vào năm 2015

1.4 Sinh lý bệnh học hen phế quản ,

Hen là một phức hợp viêm phức tạp có cơ chế bệnh sinh rất đa dạng đượcđặc trưng bởi các hiện tượng bệnh lý cơ bản sau:

Viêm đường hô hấp:

Là quá trình chủ yếu trong cơ chế bệnh sinh của HPQ, hiện tượng viêmtheo cơ chế miễn dịch – dị ứng có sự tà tập trung bất thường của các tế bàoviêm tại đường thở và các thành phần tế bào như:

- Các tế bào gây viêm: Đại thực bào, bạch cầu trung tính, bạch cầu áitoan, bạch cầu ái kiềm, dưỡng bào, tế bào T và B

- Các yếu tố gây viêm, các dị nguyên như là một kháng nguyên vào cơthể kết hợp với IgE trên bề mặt dưỡng bào làm thoái hóa hạt giải phóng nhiềuchất trung gian hóa học tiên phát và thứ phát (histamine, serotonin,bradykinin, thromboxane A2, prostaglandin, leucotrien)

Trang 12

- Các cytokine gây viêm được giải phóng từ Thromboxan A2 đại thựcbào, tế bào B như Interleukin 4, 5, 6 gây viêm dữ dội làm phù nề phế quản vàsung huyết.

- Các yếu tố hoạt hóa tiểu cầu (PAF): gây co thắt, viêm nhiễm và phù

nề phế quản

- Các Neuropeptid do các bạch cầu ái toan tiết ra: một số chất trunggian như MPB (Major Basic Protein), ECP (Eosinophile Cathionic Peptide)làm tróc biểu mô phế quản, giải phóng các neuropeptide gây viêm như chất P(substance P), ET1…

Tăng mẫn cảm đường thở:

Là tình trạng tăng đáp ứng của đường thở với các dị nguyên đặc hiệu vàkhông đặc hiệu khác nhau, dẫn tới co thắt đường thở Tuy nhiên tình trạngnày có thể gặp ở cả ngưởi bình thường Sự thay đổi tính mẫn cảm đường thở

có liên quan đến nhịp ngày đêm của sức cản đường thở

Tăng tính mẫn cảm đường thở làm mất cân bằng giữa hệ Adrenergic và

hệ Cholinergic dẫn đến tình trạng ưu thế thụ thể α so với β, tăng ưu thế củaGMPc nội bào, biến đổi hàm lượng men phosphodiesterase nội bào, rối loạnchuyển hóa prostaglandin Tình trạng này là cơ sở để giải thích sự xuất hiệncơn hen phế quản do gắng sức, do khói các loại, không khí lạnh và các mùimạnh khác

Tái tạo lại đường thở:

Do tình trạng viêm mạn tính đường thở, dẫn đến thay đổi cấu trúc vàchức năng đường thở, thay đổi về tế bào và mô bệnh học cấu trúc đường thởgiải thích sự giảm chức năng theo thời gian ở bệnh nhân HPQ Ở người HPQ,

sự tái tạo đường thở bao gồm:

Trang 13

- Tăng sinh tế bào có chân

- Tăng sinh và phì đại cơ trơn đường thở

- Tăng kích thước và số lượng vi mạch dưới niêm mạc

- Phì đại các tuyến dưới niêm mạc

- Xơ hóa dưới biểu mô

Co thắt phế quản:

Hậu quả của hiện tượng viêm, tái tạo lại đường thở dẫn đến tình trạng

co thắt phế quản Đồng thời ở trẻ bị HPQ thụ thể β2 bị suy giảm làm cho menAdenylcyclase kém hoạt hóa, gây nên thiếu hụt AMPc ở cơ trơn phế quản,làm cho Caci xâm nhập vào tế bào, đồng thời dưỡng bào bị thoái hóa hạt gâygiải phóng các chất hóa học trung gian gây co thắt phế quản

Sự rối loạn hệ thần kinh giao cảm làm tăng tiết Cholin kích thích hệCholinergic làm giải phóng các chất trung gian hóa học và tăng AMPc nộibào gây phản xạ co thắt phế quản

Chất trung gian hóa học do tế bào viêm tiết ra là Leucotrien có tác dụng

co thắt phế quản rất mạnh

Prostaglandin, đặc biệt là loại D2 do tế bào mastocyte tiết ra thức đẩy sựgiải phóng histamin từ bạch cầu ái kiềm cũng gây co thắt và gia tăng tínhphản ứng phế quản

1.5 Chẩn đoán hen phế quản ở trẻ dưới 5 tuổi , ,

Để chẩn đoán hen ở trẻ dưới 5 tuổi phải phối hợp giữa khai thác bệnh sử,khám lâm sàng, cận lâm sàng và lưu ý xem xét các chẩn đoán phân biệt khác

Trang 14

Và bất cứ dấu hiệu nào dưới đây:

 Triệu chứng tái phát thường xuyên

 Nặng hơn về đêm và sang

 Xảy ra khi gắng sức, cười, khóc

hay tiếp xúc với khói thuốc lá,

không khí lạnh, thú nuôi…

 Xảy ra khi không có bằng chứng

nhiễm khuẩn hô hấp

 Có tiền sử dị ứng (viêm mũi dị

ứng, chàm da)

 Tiền sử gia đình (cha mẹ, anh chị

em ruột) bị hen, dị ứng

 Có ran rít, ran ngáy khi nghe phổi

 Đáp ứng với điều trị hen

Chú ý: Triệu chứng khò khè phải được bác sỹ nhận định chính xác, bởi vì cha

mẹ trẻ có thể nhầm lẫn khò khè với các tiếng thở bất thường khác

1.5.2 Cận lâm sàng

Trang 15

Những thăm dò có thể thực hiện nếu có điều kiện

Xét nghiệm lẩy da hay định lượng

IgE đặc hiệu

Sử dụng để đánh giá tình trạng mẫncảm với dị nguyên Xét nghiệm dịứng dương tính giúp tăng khả năngchẩn đoán hen Tuy nhiên, xét nghiệm

âm tính cũng không loại trừ được hen

Hô hấp ký hay đo lưu lượng đỉnh

(nếu trẻ có khả năng hợp tác)

Hội chứng tắc nghẽn đường dẫn khí

có đáp ứng với nghiệm pháp giãn phếquản (FEV1, PEF tăng ít nhất 12% và200ml) (trẻ dưới 5 tuổi thường khôngthể thực hiện được)

Dao động xung ký (IOS)

Đo kháng lực đường thở chuyên biệt,góp phần vào việc đánh giá giới hạnluồng khí

Đo FeNO

Đánh giá tình trạng viêm đường thởkhông khuyến cáo thực hiện thườngquy

Lưu ý: Chức năng phổi bình thường không loại được hen, đặc biệt trong

trường hợp hen gián đoạn hay nhẹ Nghiệm pháp giãn phế quản âm tính cũngkhông loại trừ được hen

1.5.3 Tiêu chuẩn chẩn đoán

Thỏa mãn 5 tiêu chuẩn sau đây :

1) Khò khè ± ho tái đi tái lại

Trang 16

2) Hội chứng tắc nghẽn đường thở: lâm sàng có ran rít, ran ngáy (± daođộng xung ký)

3) Có đáp ứng với thuốc giãn phế quản và/hoặc đáp ứng với điều trị thử(4 – 8 tuần) và xấu đi khi ngưng thuốc

4) Có tiền sử bản thân/gia đình dị ứng ± yếu tố khởi phát

5) Đã loại trừ các nguyên nhân gây khò khè khác

1.6 Chẩn đoán phân biệt , ,

Không phải tất cả các trường hợp khò khè đều là hen Nên thực hiênnghiệm pháp giãn phế quản ở các trẻ có khò khè (phun khí dung salbutamol2,5 mg/lần, 2 – 3 lần liên tiếp cách nhau 20 phút) Nếu trẻ không đáp ứng hayđáp ứng kém sau 1 giờ, cần xem xét các chẩn đoán phân biệt sau:

 Viêm tiểu phế quản

 Viêm mũi xoang

 Dị vật đường thở

 Các dị tật về giải phẫu (vòng mạch, hẹp khí quản bẩm sinh, rốiloạn vận động khí phế quản, rối loạn chức năng dây thanh âm…)

 Chèn ép phế quản (do u trung thất, hạch to, nang phế quản)

 Thâm nhiễm phổi tăng bạch cầu ái toan

 Trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng hít tái diễn, dò khí thựcquản

 Suy giảm miễn dịch bẩm sinh

Trang 17

1.7 Phân loại theo kiểu hình [23], ,

Theo triệu chứng Theo thời gian

Khò khè khởi phát do virus (khò

khè gián đoạn): Xảy ra thành

từng đợt riêng biệt, thường đi

kèm với viêm đường hô hấp trên

do virus và không có triệu chứng

Khò khè khởi phát do nhiều yếu

tố: Khò khè khởi phat do nhiều

yếu tố như thay đổi thời tiết, vận

động, nhiễm virus, dị nguyên, trẻ

vẫn còn triệu chứng giữa các đợt

khò khè, thường có cơ địa dị ứng

Khò khè thoáng qua: Triệu

chứng bắt đầu và kết thúc trước 3tuổi, thường xảy ra ở trẻ có tiền

sử đẻ non, nhẹ cân, gia đình cóngười hút thuốc lá, nhiễm virustái đi tái lại, không có cơ địa dịứng

Khò khè kéo dài: Triệu chứng bắt

đầu trước 3 tuổi và tiếp tục sau đó

Khò khè khởi phát muộn: Triệu

chứng bắt đầu sau 3 tuổi

Lưu ý:

- Kiểu hình khò khè có thể thay đổi theo thời gian và theo điều trị

- Phân loại theo triệu chứng để giúp quyết định chọn lựa thuốc điều trị duy trì

- Phân loại hen theo thời gian giúp tiên đoán bệnh sau này

1.8 Đánh giá mức độ kiểm soát hen phế quản ở trẻ dưới 5 tuổi

Hen trở thành một gánh nặng không chỉ cho bệnh nhân, gia đình mà toàn

xã hội Việc kiểm soát HPQ là một yếu tố then chốt trong quản lý điều trịnhững người bệnh hen Việc điều trị hen không phải hướng tới điều trị khỏi

mà kiểm soát bệnh tốt Mặc dù HPQ hoàn toàn có thể kiểm soát được nhưng

Trang 18

mới chỉ có 5% số bệnh nhân đạt được các tiêu chí kiểm soát bệnh của GINA(2004) Kiểm soát hen là một vấn đề quan trọng đối với bệnh nhân HPQ, làhoạt động đánh giá mức độ ảnh hưởng của hen có thể quan sát thấy được trênbệnh nhân hoặc giảm đi hoặc mất đi do điều trị, Có rất nhiều phương phápđánh giá kiểm soát hen như:

1.8.1 Đánh giá mức độ kiểm soát hen theo GINA

Theo GINA kiểm soát hen gồm có 2 vấn đề: Kiểm soát triệu chứng vàcác yếu tốt nguy cơ làm kết quả bệnh xấu hơn trong tương lai

- Kiểm soát triệu chứng là gánh nặng đối với bệnh nhân và là nguy cơcho cơn kịch phát, giúp đánh giá tình trạng HPQ của trẻ trong 4 tuần qua

- Các yếu tố nguy cơ là các yếu tố làm tăng nguy cơ trong tương lai trẻ

sẽ xuất hiện các cơn hen kịch phát, giảm chức năng hô hấp hoặc tác dụngkhông mong muốn của thuốc

Đánh giá mức độ kiểm soát triệu chứng HPQ ở trẻ dưới 5 tuổi theo GINA gồm 4 triệu chứng xảy ra trong 4 tuần qua như sau:

Triệu chứng lâm sàng Mức độ kiểm soát triệu chứng

Trong 4 tuần qua, trẻ có: Kiểm soát

tốt

Kiểm soát một phần

Không kiểm soát

Triệu chứng hen ban

ngày hơn vài phút và

Có 1-2dấu hiệu

Có 3-4dấu hiệu

Ngày đăng: 10/07/2019, 21:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w