1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tiểu luận Một số giải pháp giảm nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh thanh hoá

14 486 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 108 KB

Nội dung

Từ những nội dung trên, là một cán bộ công tác trong Ngành giao thông Vận tải; Qua học tập, nghiên cứu chương trình Quản lý Nhà nước; Trong phạm vi một bài thu hoạch cuối khoá đối với cô

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của tiểu luận;

Giao thông vận tải như là hệ thống huyết mạch của nền kinh tế, là bộ phận

cơ sở hạ tầng của đất nước, tạo tiền đề cho việc thực hiện thuận lợi trong mối liên

hệ giữa các trung tâm văn hoá; vùng, miền của đất nước cũng như thông thương với nước ngoài, tạo điều kiện cho việc sử dụng tốt nhất những tiềm năng của đất nước, mở rộng quan hệ quốc tế; Tạo điều kiện để phát triển Kinh tế – Xã hội đồng đều, rộng khắp theo vùng lãnh thổ, giảm bớt sự khác biệt về dân trí, mức sống giữa các vùng miền

Tuy nhiên một vấn nạn vô cùng nhức nhối đối với xã hội, liên quan đến quá trình giao thông vận tải đó là tai nạn giao thông

Tai nạn giao thông mang tính toàn cầu, tất cả các Quốc gia trên thế giới dù là các nước phát triển và đang phát triển đều phải đối mặt và đương đầu với sự gia tăng của tai nạn giao thông Một trong những nguyên nhân làm tăng tai nạn giao thông là

sự tăng nhanh phương tiện giao thông vận tải đặc biệt là phương tiện cá nhân trong điều kiện kết cấu hạ tầng GTVT, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ còn nhiều bất cập Các tỉnh thành phố lớn, các khu đô thị mới và khu công nghiệp phát triển nhanh, thu hút khá đông dân cư tới sinh sống nên phương tiện tham gia giao thông đặc biệt là phương tiện cá nhân tăng nhanh, vì vậy tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông thường xảy nhiều và chiếm tỷ lệ rất cao Trong những năm vừa qua Đảng, Nhà nước đã có nhiều giải pháp tích cực nhưng tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông vẫn đang là vấn đề rất nan giải, hàng năm số vụ tai nạn giao thông, số người chết và số người bị thương do tai nạn giao thông vẫn ở mức báo động, nhiều

vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng vẫn liên tiếp xảy ra cướp đi sinh mạng của nhiều người gây ra nhiều tình cảnh thương tâm, đau sót Trong đó tai nạn giao thông đường bộ chiếm đến 96,7 % số vụ tai nạn và đang có chiều hướng gia tăng

Nguyên nhân chính của các vụ tai nạn giao thông đường bộ là do thiếu hiểu biết, do ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, do cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của xã hội vv

Việc quản lý Nhà nước về lĩnh vực an toàn giao thông không chỉ riêng ngành giao thông vận tải, ngành Công an mà còn có sự tham gia của mọi tổ chức,

cá nhân và toàn xã hội tạo nên một mối quan tâm chung của toàn xã hội: “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà” Câu khẩu hiệu đó như lời nhắc nhở và cũng là lời cảnh báo những người tham gia giao thông hãy chấp hành luật

lệ giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình

Từ những nội dung trên, là một cán bộ công tác trong Ngành giao thông Vận tải; Qua học tập, nghiên cứu chương trình Quản lý Nhà nước; Trong phạm vi một bài thu hoạch cuối khoá đối với công tác Quản lý Nhà nước về GTVT gồm nhiều lĩnh vực và rộng lớn, nhưng trước một thực trạng An toàn giao thông đường bộ ở

Trang 2

tỉnh Thanh Hoá như hiện nay, tôi chọn vấn đề: “ Một số giải pháp giảm nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá” làm đề tài

nghiên cứu cho bài tiểu luận cuối khoá

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của bài tiểu luận;

Mục đích của tiểu luận: Trên cơ sở khái quát, tổng hợp về tình hình đã và đang diễn ra, phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân từ đó đề ra những giải pháp nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá trong thời gian tới

Giải quyết các nội dung chính:

- Khái quát về tình hình tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá trong những năm gần đây

- Phân tích đánh giá trong công tác quản lý và nguyên nhân gây tai nạn giao thông

- Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá

3 Kết cấu tiểu luận:

Gồm 02 chương:

Chương I: Thực trạng tình hình và Nguyên nhân gây tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá

Chương II: Một số giải pháp chủ yếu nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

CHƯƠNG I

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HOÁ

1 Mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá :

biển với chiều dài bờ biển là 102Km; phía Bắc giáp 3 tỉnh Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình; phía Nam giáp Nghệ An; phía Tây giáp Lào; dân số (2014) xấp xỉ 3,5 triệu người, so với các địa phương trong cả nước, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số Toàn tỉnh có 27 huyện, thị, thành phố trong đó có 11 huyện miền núi với

Thanh Hoá có đủ các lợi thế để phát triển GTVT như đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường không Trong đó hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt đang được khai thác tốt và phục vụ đời sống kinh tế xã hội có hiệu quả, đáp ứng cho sự phát triển Kinh tế, Văn hoá - Xã hội, An ninh quốc phòng và nhu cầu vận chuyển, đi lại của nhân dân

Mạng lưới giao thông đường bộ trên toàn tỉnh có tổng chiều dài 21.729 Km; Trong đó: Quốc lộ: gồm 13 tuyến với tổng chiều dài 1.254 km, Đường tỉnh: gồm

Trang 3

53 tuyến với tổng chiều dài 1.204 km, Đường đô thị: 712km; đường chuyên dùng 276km; đường huyện 2.033km; đường xã 5.015km; đường thôn bản 11.235km và phân bố tương đối đồng đều giữa các vùng miền trong tỉnh

2 Thực trạng tình hình tai nạn giao thông đường bộ:

Tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh trong các năm gần đây xảy ra khá cao, hàng năm có khoảng 200 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết hàng trăm người Với sự nỗ lực cố gắng của các cấp các ngành trong tỉnh, thực hiện kiên quyết, đồng bộ các giải pháp nhằm kiềm chế và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông Qua các năm từ 2011 đến nay tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh tuy có giảm nhưng vẫn còn khá cao và chưa bền vững

Năm 2012: Đường bộ xảy ra 221 vụ TNGT, làm chết 225 người, làm bị thương 129 người So với năm 2011 tăng 01 vụ ( +0,4% ) giảm 06 người chết (-2,6% ) tăng 10 người bị thương ( +8,4 % )

Năm 2013: Đường bộ xảy ra 188 vụ tai nạn giao thông, làm chết 196 người, làm bị thương 102 người, so với năm 2012 giảm 23 vụ ( - 10,9% ) giảm 29 người chết ( -12,8% ), giảm 27 người bị thương (-21 %)

Năm 2014: Đường bộ xảy ra 187 vụ tai nạn giao thông, làm chết 185 người, làm bị thương 100 người, so với năm 2013 giảm 01 vụ ( - 0,5% ) giảm 11 người chết ( -5,6% ), giảm 2 người bị thương (-1,9 %)

Năm 2015: Đường bộ xảy ra 162 vụ tai nạn giao thông, làm chết 171 người, làm bị thương 95 người, so với năm 2014 giảm 25 vụ (- 13% ) giảm 14 người chết ( -7,6% ), giảm 5 người bị thương (-5 %)

người, làm bị thương 99 người, so với năm 2015 giảm 12 vụ (- 7,4% ) giảm 08 người chết ( -4,7% ), giảm 4 người bị thương (-4,2 %)

2.1 Nguyên nhân tai nạn: Do vi phạm tốc độ ; sử dụng rượu bia ; tránh vượt sai; vi phạm phần đường; thiếu chú ý quan sát; Do sự cố kỹ thuật; không giữ đúng khoảng cách; lạng lách đánh võng và do nguyên nhân khác Nguyên nhân chính gây TNGT là do vi phạm tốc độ, vi phạm phần đường, thiếu chú ý quan sát ( chiếm 78% số vụ, 77% số người chết, 75% số người bị thương)

2.2 Đối tượng gây tai nạn:

- Mô tô, xe gắn máy: 53 %,

- Ô tô : 33% ;

- Xe đạp : 6% ;

- Người đi bộ : 5%;

- Đối tượng khác : 3%

Đối tượng gây ra số vụ tai nạn giao thông trên địa bàn Thanh Hoá chủ yếu là

xe mô tô (53%) và ô tô ( 33%)

Trang 4

2.3 Tuyến đường xảy ra tai nạn:

- Quốc lộ 1A : 43 %;

- Quốc lộ 45A : 8 % ;

- Quốc lộ 47A : 8% ;

- Quốc lộ 10 : 5% ;

- Quốc lộ 217 : 5% ;

- Đường Hồ Chí Minh : 9 %;

- Tỉnh lộ : 9% ;

- Đường liên xã, liên huyện : 6% ; - Đường nội thị : 7% ;

Như vậy TNGT trên tuyến Quốc lộ 1A đã chiếm 43% số vụ, 47% số người chết, 42% số người bị thương; các tuyến QL 45, QL47, đường Hồ Chí Minh, đường nội thị, Tỉnh lộ mỗi tuyến khoảng 7% - 9% số vụ, 7,5% số người chết, 5%

số người bị thương

3 Công tác quản lý Nhà nước về đảm bảo an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh:

3.1 Cơ sở pháp lý, quan điểm của Đảng và Nhà nước trong công tác đảm bảo ATGT:

- Luật giao thông đường bộ năm 2008

- Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Chấp hành Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông;

- Nghị quyết 88/2011/NQ- CP ngày 24/8/20011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông;

- Nghị định 46/2016/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

- Nghị định số 11/2010/NĐ-GP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

- Chương trình hành động số 35-CTr/TU ngày 08/01/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trật tự đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông

- Chỉ thị số 20-CT/TU ngày 19/6/2015 của Ban thường vụ tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác kiểm soát, xử lý vi phạm phương tiện vận tải đường bộ;

Trang 5

- Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 18/01/2016 của UBND tỉnh về việc chống lấn chiếm lòng lề đường vỉa hè;

- Quy chế phối hợp số 09/QCPH-BGTVT-UBND ngày 25/3/2013 giữa Bộ Giao thông vận tải với UBND tỉnh Thanh Hóa;

- Quy chế phối hợp số 5425/QC-LN ngày 24/9/2015 của Tổng Cục Đường

bộ Việt Nam và Tổng Cục Cảnh sát về thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

3.2 Kết quả công tác đảm bảo ATGT:

Được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh , các cấp Chính quyền đã phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị –

xã hội trong tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp cụ thể, kiên quyết, đồng bộ về bảo đảm ATGT vì vậy trong những năm gần đây công tác đảm bảo an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh đã có được những kết quả, như sau:

a) Triển khai thực hiện:

- Đã triển khai kịp thời các văn bản pháp luật của Nhà nước về an toàn giao thông

đến các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan để tổ chức thực hiện;

- Có các văn bản hướng dẫn và chỉ đạo các ngành, các Ban ATGT các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức, chỉ đạo ra quân bảo đảm TTATGT,

- Thành lập các đoàn kiểm tra công tác đảm bảo TTATGT đường bộ, đặc biệt là các địa phương có TNGT cao như Tĩnh Gia, Quảng Xương, Hoằng Hóa, thành phố Thanh Hóa để có biện pháp cụ thể giảm TNGT ; kiểm tra chấn chỉnh hoạt động vận tải khách bằng ô tô trong tỉnh; thành lập các Đoàn kiểm tra kiểm tra

và tìm các giải pháp khắc phục các điểm đen trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ nhất là

QL 1A, đường Hồ Chí Minh ; tổ chức các đợt cao điểm ATGT tập trung trên các tuyến quốc lộ 1A, 45, 47, đường Hồ Chí Minh

b) Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật:

Ban ATGT tỉnh, các ngành, các đoàn thể, các huyện, thị xã thành phố đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về TTATGT; tổ chức triển khai Nghị quyết

88/2011/NQ-CP ngày 24/8/20011 của Chính phủ và Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 18/01/2016 của UBND tỉnh về việc chống lấn chiếm lòng lề đường vỉa hè với nhiều hình thức thiết thực, sinh động, sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân; phổ biến các văn bản hướng dẫn, tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ, áp phích các loại tuyên truyền về công tác đảm bảo TTATGT đến các xã phường và người tham gia giao thông, phát hành thường kỳ tờ báo Bạn đường và báo GTVT cho Ban ATGT các huyện, thị xã, thành phố và các trường học trong tỉnh

Cấp phát bản hướng dẫn lái xe an toàn, bản tuyên truyền trách nhiệm đạo đức của người lái xe, áp phích tuyên truyền đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô xe gắn máy

Trang 6

Đài PT-TH tỉnh phối hợp với sở Giáo dục & đào tạo đã tổ chức thành công chương trình trò chơi truyền hình “ Chúng em với an toàn giao thông” được thanh thiếu niên và nhà trường rất hưởng ứng Đài đã tăng thời lượng phát sóng về ATGT, điểm tình hình TTATGT hàng tuần; Đài phát thanh các huyện, thị xã, thành phố, xã, phường thường xuyên tuyên truyền pháp luật ATGT để nhân dân hiểu và thực hiện

Sở Giáo dục đào tạo đã tổ chức giảng dạy Luật giao thông cho học sinh ở tất

cả các bậc học, 100% các trường đều thành lập Đội tự quản ATGT của học sinh, sinh viên; tổ chức thi tìm hiểu về Luật giao thông cho học sinh Mầm non , Tiểu học, Trung học cơ sở Bồi dưỡng và hội thảo giảng dạy An toàn giao thông cho 100% cán bộ phòng Giáo dục và giáo viên các trường Tiểu học của 27 huyện , thị trong tỉnh

c) Công tác đảm bảo an toàn giao thông:

Công tác đảm bảo an toàn giao thông đường bộ đã được tăng cường đảm bảo giao thông thông suốt, thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa các tuyến Quốc lộ, đường tỉnh Đã tổ chức tốt công tác duy tu, bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên trên 5 tuyến Quốc lộ và trên tất cả các tuyến đường tỉnh; bổ sung cọc tiêu, biển báo, tường hộ lan Cải tạo, khắc phục điểm đen trên các tuyến Quốc lộ, đường tỉnh

d) Công tác tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm:

Các lực lượng tuần tra kiểm soát đã thường xuyên bám sát các tuyến đường, địa bàn trọng điểm, xử lý kiên quyết các vi phạm là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ; tổ chức ra quân thực hiện các đợt cao điểm bảo đảm TTATGT theo từng chuyên đề

Thực hiện Quy chế phối hợp số 1079/QC-LN, ngày 19/8/2011 của Sở Giao thông vận tải và Công an tỉnh Thanh Hóa về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa và trật tự công cộng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa các lực lượng của Công an tỉnh kết hợp với Công an các địa phương, Thanh tra giao thông vận tải đã thành lập các tổ công tác liên ngành kiểm tra các huyện và địa bàn trọng điểm, tập trung TTKS xử lý xe khách vi phạm TTATGT, với mục tiêu không

để ô tô khách có vi phạm rời khỏi địa phương mà không được kiểm tra xử lý

4 Phân tích đánh giá tồn tại trong công tác quản lý và nguyên nhân tai nạn giao thông đường bộ.

a) Do mật độ người và phương tiện tham gia giao thông tăng đột biến trong dịp tết Nguyên đán và những ngày lễ lớn ;

b) Số phương tiện cơ giới nhất là số lượng mô tô tăng cao trong khi cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng kịp;

c) Do ý thức chấp hành pháp luật của người điều khiển phương tiện, người tham gia giao thông không nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông đường bộ, vi phạm quy định về tôc độ, lai đèo nhiều người, lạng lách đánh võng, vi phạm phần đường, uống rượu bia quá nồng độ cho phép Một số lái xe, chủ xe khách vì lợi

Trang 7

nhuận đã rượt đuổi nhau trên đường tranh giành khách, chở quá người quy định, nhốt khách vào thùng xe, nóc xe Tình trạng chạy quá tốc độ cho phép; việc xe khách tranh giành, mua bán khách trên đường, chở quá số người quy định, nạn xe

dù, bến cóc vẫn chậm được khắc phục

d) Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tuy đã được quan tâm song việc phối hợp tuyên truyền và cưỡng chế chưa chặt chẽ Nhiều nơi công tác này còn nặng về hình thức, nội dung chưa thiết thực, chưa dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện, chưa đến được cơ sở, chưa đến được người trực tiếp điều khiển phương tiện, đến thanh thiếu niên và người dân sống ở ven đường Công tác giáo dục pháp luật

về TTATGT kết hợp giáo dục đạo đức, trách nhiệm cho lực lượng lái xe chưa thực

sự được quan tâm đúng mức

đ) Các hoạt động về TTATGT của các đoàn thể xã hội mới mạnh ở cấp tỉnh còn ở cẫp xã, phường, thôn xóm chưa được tạo điều kiện để tổ chức vận động đến từng cấp hội, từng gia đình, từng hội viên nên kết quả còn hạn chế

e) Tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè, hành lang bảo vệ công trình giao thông ở nhiều địa phương rất phức tạp, nhiều nơi vẫn cấp đất xây dựng khu dân cư, khu công nghiệp dọc theo QL, mở đường ngang qua đường sắt tuỳ tiện, không xây dựng đường gom

h) Hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm còn nhiều bất cập do thiếu lực lượng, phương tiện Việc phối kết hợp giữa các lực lượng còn hạn chế

i) Bộ máy Ban An toàn giao thông ở các địa phương còn thiếu về biên chế, trang bị và phương tiện làm việc Các thành viên làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; công tác phối hợp giữa các Ban, Ngành, Đoàn thể trong Ban ATGT các địa phương còn thiếu chặt chẽ nên hiệu quả chưa cao

k) Các biện pháp tăng cường trật tự , kỷ cương trong việc chấp hành các quy định về đảm bảo TTATGT chưa được tiến hành thường xuyên và thiếu cương quyết

l) Phương tiện tham gia giao thông tăng quá nhanh trong khi kết cấu hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được kịp thời Phương tiện giao thông đường bộ tính đến tháng 9/2017 số lượng phương tiện đã đăng ký quản lý gồm: 73.769 xe ô tô; 1.625.357 xe mô tô So với cùng kỳ năm 2012 tăng 38.732 xe ô tô (tăng 110,5%), tăng 612.325 xe mô tô (tăng 60,5%)

Chính những nguyên nhân trên làm gia tăng tai nạn giao thông đường bộ

CHƯƠNG II

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM GIẢM THIỂU TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HOÁ.

1 Xử lý nghiêm đối tượng tham gia giao thông cố tình vi phạm:

Trang 8

Nhìn chung đối tượng tham gia giao thông là đối tượng trực tiếp gây tai nạn

giao thông, tai nạn giao thông xảy ra một là do người điều khiển phương tiện, người tham gia giao thông thiếu hiểu biết về pháp luật an toàn giao thông, hai là do

ý thức chấp hành pháp luật Việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông là giải pháp quan trọng có quy mô lớn, lâu dài và có sự tham gia của toàn xã hội Tuy nhiên theo tôi giải pháp cấp bách là xử lý nghiêm minh đối với đối tượng cố tình vi phạm, nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông

Qua thực tế quan sát các đối tượng tham gia giao thông trên đường, tôi nhận thấy ý thức của một số không ít ngưòi đi xe máy, xe đạp, đi bộ là rất kém Chính

họ vừa là nguyên nhân, vừa là đối tượng trong nhiều vụ tai nạn giao thông, họ phó mặc cho xe ô tô phải tìm cách tránh mình; họ ngang nhiên vượt đèn đỏ, thoải mái

đi vào đường một chiều, coi như đèn đỏ chỉ là là hiệu lệnh đối với người lái xe ô tô; Người đi xe đạp, đi bộ thoải mái băng qua đường, rẽ vượt quay đầu tùy thích

và một thực tế là xe ô tô phải đền cho xe máy; Xe ô tô, xe máy phải đền cho xe đạp, xe thô sơ, cho người đi bộ ; xe lớn phải đền cho xe nhỏ đã trở thành một thông

lệ hiển nhiên trong tham gia giao thông Đi ngoài đường người ta ỷ vào người khác phải tránh mình, mang số phận của mình đặt vào tay người khác một cách tự nhiên, giao thông trên đường rất lộn xộn không theo một quy tắc nào

Vì vậy một trong những biện pháp theo tôi là phải bắt đầu "quan tâm" đặc biệt tới những đối tượng tham gia giao thông bằng xe máy, xe đạp, người đi bộ Ngoài giáo dục nhắc nhở với những người chưa nắm Luật, phải tiến hành xử lý nghiêm, nặng với những người cố tình vi phạm, đừng quan niệm họ là phương tiện nhỏ

Tất nhiên không phải là tất cả lái xe ô tô đều chấp hành nghiêm Luật giao thông, mà thực tế không ít những lái xe chạy rất ẩu, cố tình vi phạm, đặc biệt là lái

xe khách đường dài Vì vậy ngoài tuyên truyền, nhắc nhở chúng ta phải có chế tài nghiêm ngặt, xử lý nghiêm, phạt nặng mới tạo thành thói quên và dần dần thói quen " bắt buộc" ấy trở thành tự giác

Việc xử lý tập trung vào các vi phạm là nguyên nhân hoặc tiềm ẩn nguy cơ cao gây ra tai nạn giao thông, đó là: Vượt đèn đỏ; Đi không đúng làn đường; Điều khiển xe cơ giới trên đường mà nồng độ cồn vượt quá mức cho phép ; chạy quá tốc

độ ; Không đội mũ bảo hiểm theo quy định; lạng lách đánh võng; xe khách rượt đuổi nhau trên đường, dừng đón trả khách tùy tiện,

2 Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của người lái xe - chìa khóa giảm tai nạn giao thông.

Tai nạn giao thông đường bộ chiếm tới 96-97% số vụ tai nạn giao thông, riêng tai nạn do xe ô tô gây ra hoặc liên quan đến ô tô chiếm đến 30-33% Những tai nạn này liên quan trực tiếp đến người lái xe Người lái xe ngoài trình độ chuyên môn, tay nghề rất cần đến đạo đức Ở đây ta chỉ bàn đến đạo đức nghề nghiệp đó là

sự chấp hành, sự nhường nhịn, nhường cho ô tô đồng hành để an toàn hơn; nhường cho xe máy, xe đạp để tránh nguy hiểm; tránh đường, nhường đường cho xe khi

Trang 9

vào đường hẹp, đường dốc; vượt xe không gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông; sự tập trung tư tưởng khi lái xe trên đường Vì vậy tăng cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho người lái xe là rất quan trọng

3 Quản lý “ Lý lịch hành nghề lái xe ” của lái xe chuyên nghiệp:

Lái xe cơ giới đường bộ là một nghề đặc biệt, làm việc trong một môi trường phức tạp, có tính độc lập và phải chịu trách nhiệm rất cao đối với hoạt động kinh doanh, quản lý tài sản, đặc biệt là trách nhiệm cao đối với tính mạng của nhân dân, đối với sự an toàn của xã hội Vì vậy nghề lái xe phải là một nghề được quan tâm đặc biệt, có quyền lợi cao, trách nhiệm lớn và phải được quản lý chặt chẽ

Người lái xe hình thành tay nghề, đạo đức nghề nghiệp không phải chỉ qua 5- 7 tháng đào tạo trong trường dạy nghề mà nó hình thành suốt trong những năm tháng hoạt động trên đường

Trong thời kỳ bao cấp, người lái xe chuyên nghiệp đại đa số là công nhân các doanh nghiệp nhà nước, làm việc trong cơ quan tổ chức, có sự quản lý rất chặt chẽ, họ rất quan tâm đến vấn đề an toàn vì thông qua km lái xe an toàn, năng suất, đạo đức vv mới được thi tay nghề nâng bặc, nâng lương, lái xe tải bậc 3 mới được thi bằng xe khách, lái xe bậc cao mới được giao xe vv cũng trong thời kỳ đó hạ tầng giao thông rất kém , đưòng xá đèo dốc khó khăn, cầu phà đi lại rất nguy hiểm, chất lượng xe kém nhưng rất ít xảy ra tai nạn

Trong thực tế hiện nay việc đào tạo lái xe nói chung và lái xe chuyên nghiệp nói riêng khá đơn giản, chỉ qua đào tạo 5-7 tháng là đủ điều kiện hành nghề ở một nghề phức tạp, nguy hiểm không chỉ cho mình mà cho toàn xã hội Khâu quản lý cũng rất đơn giản, nay lái chỗ này, mai lái chỗ khác, sự quản lý của tổ chức cơ quan là rất ít, gây tai nạn xong đền tiền, giải quyết hậu quả tiếp tục hành nghề, đủ thâm niên thi nâng hạng không xét đến km an toàn, không xét đến đạo đức, không xét đến vi phạm vv

Chính vì vậy rất cần rất cần quản lý ngươì lái xe chuyên nghiệp thông qua

“Lý lịch hành nghề lái xe” Việc đánh giá tay nghề, đạo đức nghề nghiệp của người lái xe không chỉ thể hiện ở hạng giấy phép lái xe mà còn phải được quản lý và đánh giá thông qua “Lý lịch hành nghề lái xe”

“Lý lịch hành nghề lái xe” được các đơn vị hoạt động vận tải cấp cho người lái xe và quản lý một cách chặt chẽ suốt quá trình lao động của người lái xe, trong

đó cập nhật thông tin của người lái, thời gian hoạt động liên tục, km lái xe an toàn, các vi phạm nghiêm trọng, các vụ gây tai nạn giao thông và những tiêu chí có thể đánh giá xếp loại đối với lái xe Thông qua “Lý lịch hành nghề lái xe”các doanh nghiệp có thể tuyển chọn, trả lương một cách xứng đáng, cũng thông qua “Lý lịch hành nghề lái xe” cơ quan quản lý có thể yêu cầu tập huấn, học tập thêm để hành nghề Đây cũng là một biện pháp để người lái xe chuyên nghiệp luôn rèn luyện, phấn đấu để có thứ bậc cao đồng thời là quyền lợi cao trong cuộc sống

Trang 10

4 Hạn chế xe máy, tăng cường các phương tiện giao thông công cộng;

mở rộng hành lang, vỉa hè đường bộ.

Xe máy- một loại phương tiện tiện dụng trong giao thông ở nước ta hiện nay nhưng cũng đồng thời là thủ phạm chính của các vụ tai nạn giao thông đường bộ

Theo thống kê của tổ chức Jica ( Nhật Bản) báo cáo đánh giá về tình hình tai nạn giao thông ở Việt Nam thì có tới 70 % số vụ tai nạn giao thông đường bộ liên quan đến xe máy, trong đó: 22% tai nạn giữa xe máy với xe máy, 20% tai nạn xe máy với ô tô, 14% tai nạn xe máy với xe đạp, 14% tai nạn xe máy với người đi bộ

Xu hướng thế giới cho thấy, tại các nước phát triển người ta đang sử dụng phương tiện công cộng và xe đạp ngày càng được khuyến khích sử dụng tối đa Các nước đang phát triển như Thái Lan, Trung Quốc cũng đều đang trong tiến trình loại bỏ xe máy ra khỏi các thành phố lớn

Đã đến lúc Việt Nam chúng ta cần nghiên cứu và có lộ trình để loại bỏ xe máy ra khỏi thành phố để bảo vệ người dân khỏi nguy cơ tai nạn giao thông ngày càng cao

Để làm được điều này cần phải :

- Quy hoạch và phát triển mạng lưới giao thông cộng cộng như xe buýt, tàu điện ngầm, tàu điện bánh hơi

- Đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội

về đường xá, bãi đỗ xe; củng cố lại vỉa hè hành lang an toàn cho người đi bộ

- Quy hoạch hợp lý các khu chức năng trong đô thị

5 Tăng cường tuần tra lưu động trên đường:

Một thực tế hiện nay là lực lượng CSGT, TTGT ở trên đường , ở các ngã

ba, ngã tư không phải là ít, tuy nhiên hiệu quả chưa cao, vi phạm về trật tự an toàn giao thông vẫn thường xảy ra, lý do lực lượng chức năng thường chốt lại ở một số điểm nhất định, người tham gia giao thông chỉ cần tuân thủ khi đến “ chốt ” sau đó thì mặc sức tung hoành

Trên đường tôi đã từng chứng kiến có đoạn xe chạy chậm như bò trên đường, sau đó khi qua “ chốt ” rồi thì phóng như bay để bù lại thời gian Đến đoạn nào là có Cảnh sát giao thông, có camera ghi hình ảnh vi phạm họ đều biết hết vì thế hiệu lực quản lý giảm đi nhiều

Tuy vậy, cũng với ý thức giao thông như hiện nay, vào các ngày Lễ, Tết, ngày Noen vv người và xe ngoài đường rất đông, nhưng chỉ cần mấy xe cảnh sát tuần tra, phát đèn hiệu là trật tự giao thông có phần tốt hơn nhiều

Theo tôi cần tăng cường thiết bị, phương tiện cho lực lượng chức năng tuần tra thường xuyên trên đường, tại các khu vực trọng điểm, kết hợp với việc gắn Camera để xử lý nguội sẽ làm cho tình hình chấp hành Luật của nhân dân tốt hơn

6 Phân làn đường khi tham gia giao thông.

Ngày đăng: 07/07/2019, 20:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w