1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao trách nhiệm và y đức của cán bộ y tế trong giai đoạn hiện nay, tại trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh thanh hóa

23 572 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 166,5 KB

Nội dung

“Thầy thuốc như mẹ hiền” là cốt lõi của đạo đức ngành y. Thực hiện lời dạy của Bác, trên mỗi bước đi lên của đất nước, đội ngũ cán bộ làm công tác y tế tỉnh Thanh Hóa nói chung, TTCSSKSS Thanh Hóa nói riêng đã làm tốt nhiệm vụ và thực hiện đúng với tôn chỉ mục đích nghề nghiệp, luôn đoàn kết một lòng, phấn đấu vượt lên mọi khó khăn để giữ gìn y đức, nâng cao tay nghề, kinh nghiệm với mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Để nhân dân luôn tin tưởng vào đội ngũ y bác sỹ, đòi hỏi mỗi cán bộ y tế phải nỗ lực cố gắng học tập nâng cao trình độ, rèn luyện y đức, y thuật, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân, xây dựng uy tín, thương hiệu của ngành y tế như sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy “Lương y phải như từ mẫu”; đã có nhiều thế hệ thầy thuốc Việt Nam được nêu gương sáng về y đức khi thực hiện theo lời dạy của Người.Y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế và được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao tận tuỵ hết lòng phục vụ người bệnh. Người cán bộ y tế luôn khắc phục mọi khó khăn học tập vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ thể hiện qua những tiêu chuẩn, nguyên tắc đạo đức được xã hội thừa nhận. Việc nâng cao trách nhiệm, y đức của đội ngũ cán bộ y tế đã góp phần xây dựng môi trường làm việc thân thiện, văn hoá, đoàn kết, thống nhất tại đơn vị. Từ đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và thái độ, lề lối làm việc, đảm bảo công khai, minh bạch, hành vi ứng xử văn hoá của cán bộ công chức, viên chức y tế trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Ngăn ngừa phòng chống tham nhũng, lãng phí, góp phần nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân đối với ngành y tế. Đó cũng chính là mục tiêu mà Tiểu luận Giải pháp Nâng cao trách nhiệm và y đức của cán bộ y tế trong giai đoạn hiện nay, tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Thanh Hóa” hướng tới.

Trang 1

TIỂU LUẬN

GIẢI PHÁP NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM VÀ

Y ĐỨC CỦA CÁN BỘ Y TẾ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN TỈNH THANH HÓA

Họ tên: Nguyễn Thị Hằng Nga

Trang 2

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

NỘI DUNG 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 4

1 Một số khái niệm liên quan 4

2 Vai trò, tầm quan trọng của y đức người cán bộ y tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 5

CHƯƠNG II: Y ĐỨC CỦA CÁN BỘ Y TẾ TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 12

I Thực trạng y đức của đội ngũ cán bộ y tế Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản hiện nay 12

1 Đặc điểm tình hình TTCSSKSS Tỉnh Thanh Hóa 12

2 Kết quả đạt được trong việc thực hiện nâng cao trách nhiệm, y đức của đội ngũ y bác sỹ trung tâm 13

3 Những tồn tại trong thực hành y đức của đội ngũ y bác sỹ 15

4 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 15

II Giải pháp nâng cao trách nhiệm và y đức của đội ngũ cán bộ y tế trong thời gian tới 15

1 Nâng cao nhận thức cho đội ngũ y bác sỹ, nhân viên về văn hóa, kỹ năng giao tiếp ứng xử đối với bệnh nhân và người nhà của họ 16

2 Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về các văn bản quy định trong ngành Y, những quy tắc giao tiếp ứng xử; … 16

3 Tăng cường công tác truyền thông để bệnh nhân và người nhà của bệnh nhân hiểu về quy định 17

4 Tiếp tục hoàn thiện bộ quy chế giao tiếp ứng xử cho phù hợp với điều kiện khách quan, chủ quan; quan tâm đến đời sống của đội ngũ y bác sỹ, nhân viên; thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật; phối hợp để làm tốt công tác truyền thông 17

5 Thăm khám, tư vấn chu đáo cho người bệnh: 18

6 Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát cán bộ, y bác sỹ, nhân viên của bệnh viện khi thực thi công vụ 18

7 Tuyệt đối không trục lợi từ người bệnh và người nhà người bệnh 19

KẾT LUẬN 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chúng ta biết “Sức khỏe là vốn quý cao nhất của con người, là tài sảncủa quốc gia, là điều kiện cơ bản để con người sống hạnh phúc, sống khỏe…”

Do vậy chăm lo bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho nhân dân là nhiệm

vụ của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội mà ngành y tế là trụ cột.Chính vì lẽ đó: ngày 27 tháng 02 năm 1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư chocán bộ ngành y tế và nhắc nhở: “Người bệnh phó thác tính mệnh nơi các cô,các chú, Chính phủ phó thác cho các cô các chú chữa bệnh tật và giữ gìn sứckhỏe cho đồng bào Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang Vì vậy các thầy thuốc cầnphải thương yêu nhau, chăm sóc người bệnh như anh em ruột của mình, coi họđau đớn như mình đau đớn Lương Y phải như từ mẫu” Và ngày 27/02 đã trởthành ngày “Thầy thuốc Việt Nam”

Kinh tế xã hội ngày càng phát triển cùng với sự phát triển đó, nhu cầuchăm sóc sức khỏe của mỗi chúng ta cũng được nâng cao, y tế trở thành mộtlĩnh vực được quan tâm nhiều hơn bao giờ hết, mỗi nhân viên y tế, đặc biệt làmỗi y, bác sỹ trở thành trung tâm cho sự phát triển ngành y tế, họ trực tiếpmang lại cho mỗi chúng ta niềm tin vào một dịch vụ chăm sóc sức khỏe chấtlượng cao

Cũng giống như bất kỳ tổ chức nào, một đơn vị y tế muốn tồn tại vàphát triển luôn phải tận dụng triệt để, kết hợp hài hòa các nguồn lực của đơn vịmình Các yếu tố như: trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất, vốn đầu tư v.v rấtquan trọng, nhưng một yếu tố mang tính quyết định, chi phối các nguồn lực đóchính là nguồn nhân lực, là sức mạnh, trình độ, tâm huyết của các cán bộ y tế,cái mà lâu nay chúng ta vẫn nói đó là Y đức của người làm y tế

Trong mọi giai đoạn lịch sử, đội ngũ viên chức y tế luôn chiếm một vịtrí quan trọng, đặc biệt là đội ngũ y, bác sỹ, đòi hỏi ngày càng tăng lên cả về sốlượng và chất lượng, đòi hỏi giỏi về chuyên môn, tốt về đạo đức, lối sống.Hiện nay Ngành Y tế Việt Nam đang phải đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻngày càng cao, khám chữa bệnh với kỹ thuật y tế chất lượng cao nên đòi hỏichất lượng y, bác sỹ phải được cải thiện

Trước nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng, các bệnh viện, cácphòng khám tư nhân được mở ra, tạo điều kiện dễ dàng, thuận lợi trong việc

Trang 4

khám chữa bệnh, cung cấp thuốc cho người bệnh, tạo thêm việc làm, thu nhậpcho người hành nghề Tuy nhiên, hiện nay vẫn tồn tại nhiều cơ sở y tế (bệnhviện, trạm xá) xuống cấp, thiếu trang thiết bị hiện đại, thiếu đội ngũ y bác sỹgiỏi phục vụ cho công tác khám chữa bệnh, nhiều bệnh viện bị quá tải, cáctrung tâm y tế, các phòng khám tư nhân chưa được ngành y tế quản lý chặtchẽ Do đó ở mộtsố bộ phận, một số trường hợp đã có những biểu hiện tiêu cựclàm tổn hại đến đạo đức, uy tín của ngành y và người thầy thuốc Có nhữngtrường hợp gây bất bình trong nhân dân

Hiện nay ở nước ta hệ thống các trường đào tạo đội ngũ cán bộ y tế chưatrú trọng nhiều đến việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, y đức, phong cách làmviệc phục vụ bệnh nhân cho những người thầy thuốc tương lai Đây cũng làmột trong những nguyên nhân của chất lượng dịch vụ y tế bị giảm sút Thêmvào đó là các phương tiện, máy móc thiết bị y tế phục vụ cho công tác giảngdạy học tập, nghiên cứu, khám chữa bệnh lạc hậu, cũ kỹ, không đáp ứng đượcyêu cầu trong giai đoạn hiện nay

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành và thường xuyên sửađổi bổ sung những chủ trương, chính sách về chăm sóc sức khoẻ cho ngườidân, chỉ đạo cho ngành y tế trong việc chủ trương nâng cao chất lượng chămsóc sức khoẻ cho nhân dân, nâng cao y đức, khắc phục những tiêu cực trongngành y, lấy lại lòng tin của nhân dân đối với thầy thuốc Tuy nhiên, đây làmột bài toán khó, nan giải cần phải có thời gian dài và một sự nỗ lực khôngmệt mỏi của các cơ quan, ban ngành có liên quan

Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh tỉnh Thanh Hóa(TTCSSKSS) đã trảiqua nhiều năm hoạt động, đến nay với 74 cán bộ nhân viên (CBNV), trungtâm đã thực hiện các dịch vụ kỹ thuật như: cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa giađình, tư vấn dinh dưỡng,Khám, điều trị,phòng, chống nhiễm khuẩn đường sinhsản như Soi CTC, Áp lạnh CTC, Sàng lọc phát hiện sớm Ung thư CTC ,Tiêmvacxin ,Chỉ đạo tuyến, đào tạo…

Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Giải pháp Nâng cao trách nhiệm

và y đức của cán bộ y tế trong giai đoạn hiện nay, tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Thanh Hóa” làm tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng

Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên năm 2017 với mong muốn gópphần nhỏ của mình vào việc đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm

và y đức của cán bộ y tế Trung tâm trong tình hình hiện nay

Trang 5

2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phân tích cơ sở lý luận về y đức của cán bộ y tế

- Đánh giá thực trạng về trách nhiệm và y đức của cán bộ y tếTTCSSKSS Thanh Hóa hiện nay

- Đề xuất một số giải pháp cơ bản góp phần nâng cao trách nhiệm và yđức của cán bộ y tế TTCSSKSS trong tình hình hiện nay

Trang 6

NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1 Một số khái niệm liên quan

- Khái niệm đạo đức:

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc,quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh, đánh giá cách ứng xử của conngười trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởiniềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội

- Khái niệm y đức:

Y đức ở các thời đại khác nhau, dù ở phương Đông hay phương Tây,

nhân loại luôn luôn đề cao trách nhiệm và bổn phận ở mỗi người thầy thuốc dù

nó đã được ghi hay không được ghi trong văn bản luật lệ thì nó vẫn có sứcnặng hơn cả một công lý Bởi vì, khác với tiêu chuẩn của luật pháp, những tiêuchuẩn đạo đức nói chung tiêu chuẩn y đức nói riêng khó có thể miêu tả rõ ràngbằng điều luật mà chỉ là những quy ước thuộc phạm trù luân lý, đạo đức ràngbuộc người thầy thuốc phải thực hiện trong khi hành nghề, vì danh dự của tậpthể, bản thân và quyền lợi của bệnh nhân Nội dung của y đức được nêu tronglời thề của Hypprocrat hay trong các lời thề tương tự của thầy thuốc và cán bộ

y tế mới tốt nghiệp ở các nước Các quy định của y đức thay đổi theo khônggian và thời gian, tùy theo các yếu tố tâm lý, tín ngưỡng, phong tục, tập quánsống của mỗi cộng đồng xã hội Trong xã hội hiện đại, các tiến bộ khoa học vàcông nghệ y học nêu lên một loạt vấn đề mới đang gây ra nhiều tranh luậnchưa được kết luận thống nhất, nhưng đã làm thay đổi một phần các quan niệmthông thường về y đức như nạo phá thai, ghép cơ quan nội tạng, khả năng kéodài cuộc sống trong khi bệnh nhân không còn ý thức, vv….? Ở Việt Nam, Chủtịch Hồ Chí Minh đã khái quát nội dung của y đức trong câu “lương y phải như

từ mẫu”

Như vậy, chúng ta có thể hiểu: Y đức là những tiêu chuẩn, quy tắc trong

đời sống xã hội đặt ra nhằm điều chỉnh các hành vi ứng xử và quan hệ của người thầy có liên quan đến nghề nghiệp của mình Đó là thước đo lương tâm, trách nhiệm, bổn phận của người thầy thuốc.

Trang 7

2 Vai trò, tầm quan trọng của y đức người cán bộ y tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Trong mọi thời đại, cái tâm, cái đức của người cán bộ y tế luôn phảiđược đặt lên hàng đầu bởi vấn đề y đức đóng vai trò quyết định trong việcchăm sóc sức khỏe cho người bệnh

* Y đức – yếu tố nền tảng trong nhân cách người cán bộ y tế:

Trong cấu trúc nhân cách, “đức” bao giờ cũng giữ vai trò nền tảng Tàinăng chỉ phát huy tác dụng, mang lại hạnh phúc cho nhân loại, khi được nảysinh trên nền tảng đạo đức hướng thiện Hồ Chí Minh từng nói: “Có tài màkhông có đức… thì chẵng những không làm được gì có lợi cho xã hội, mà còn

có hại cho xã hội nữa” Chân lý ấy áp dụng cho mọi đối tựng, trong đó có cảnhững hoạt động trong lĩnh vực y tế Y đức là đạo đức của người cán bộ y tế

Đó là những tiêu chuẩn, những nguyên tắc được xã hội thừa nhận, nó quy địnhhành vi trong mỗi quan hệ giữa người thầy thuốc và bệnh nhân, với đồngnghiệp Cũng như nghề thầy giáo , nghề thầy thuốc lấy con người là đối tượngcông tác, nhưng đặc điểm nghề nghiệp của người thầy thuốc theo đuổi cònnghiệt ngã, nhạy cảm hơn nhiều Thiên chức của nghề nghiệp tạo ra, ngành y

tế chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho con người, đó là vốn quý nhất của conngười và xã hội Con người là một sinh vật sống, mỗi cá nhân là một cá thểngười trong đời sống cộng đồng xã hội Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhânlàm ảnh hưởng đến sức khỏe, đến tính mạng của con người Trên thực tế có rấtnhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người

Trong ngành y tế nói chung và những người làm y tế nói riêng, từ xãxưa cho đến tận ngày nay rất quan tâm, chú trọng đến vấn đề y đức và coi đó làmột mặt không thể thiếu của cán bộ hoạt động trong lĩnh vực y tế Như TuệTĩnh, Hải Thượng Lãn Ông, Nguyễn Đình Chiểu đều rất quang tâm đến y đức.Các ông đều là những tấm gương lớn về y đức trong cả lời nói lẫn việc làm

Sinh thời, Chủ tịch Hồi Chí Minh luôn dành cho ngành y tế sự quan tâmđặc biệt Từ năm 1947 đến 1967, Bác đã gửi 25 bức thư với những lời lẽ mộcmạc, dễ hiểu để vừa định hướng cho sự phát triển của ngành, vừa xây dựngcon người làm công tác y tế, lấy đức làm gốc Bác căn dặn “Người thầy thuốcgiỏi đồng thời phải là như người người mẹ hiền” Lời dạy đó của Bác cho thấytầm quan trọng của y đức Trên thực tế, mỗi người thầy thuốc giỏi, có nănglực… nhưng tinh thần, thái độ phục vụ bệnh nhân không tốt, hành vi thiếu

Trang 8

hướng thiện, làm việc vì nghĩa vụ pháp lý chứ không vì nghĩa vụ đạo đức… thìkhó hoàn thành nhiệm vụ, khó trở thành người mẹ hiền của bệnh nhân.

Xuất phát từ vị trị tầm quan trọng của y đức – với tư cách là yếu tố nềntảng của nhân cách người cán bộ y tế Trong nhiều bài viết bài nói của cácđồng chí lãnh đạo của Đảng và nhà nước ta, vấn đề y đức luôn luôn được coitrọng

Như đối với người làm công tác y tế Đó là một nghề đặc biệt, đòi hỏiphải biết hiểu sâu rộng, tấm lòng nhân ái, sự từng trải và kinh nghiệm, mộtnghề mà mọi công việc dù là nhỏ đều có liên quan đến tính mạng con người

Trong buổi lễ kỷ niệm ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1996 và đón nhậnHuân chương Sao vàng, nguyên Tổng Bí Thư Đỗ Mười đã chỉ thị cho ngành y

tế phải “ phát huy hơn nữa truyền thống vẻ vang của ngành, không ngừng nângcao trình độ ngang tầm nhiệm vụ, rèn luyện phẩm chất, đặc biệt là nâng cao yđức, hết lòng chăm lo người bệnh, thực hiện lời dạy của Bác Hồ “ thầy thuốcnhư mẹ hiền” công việc của người thầy thuốc được ví như công việc của người

mẹ đem tình thương vĩnh cửu của Người Mẹ để làm công việc cao quý củamình

Đồng chí Tổng bí thư Nông Đức Mạnh viết vào dịp 27/2/2002: “ Chămsóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân là một công việc đặc biệt liên quan đến đếntài sản vô giá là sinh mệnh con người Cán bộ y tế không ngừng rèn luyện, gắn

“ đức và tài” phải có “cái tâm trong sáng” mới làm được nghề cao quý này” vàđồng chí đã nhắc nhở cán bộ y tế “Phải tiếp tục nâng cao y đức của cán bộ y

tế, thể hiện bằng hành động cụ thể từ tiếp đón người bệnh, khám bệnh, chẩnđoán, điều trị và chăm sóc tại các cơ sở y tế”

Thủ Tướng chính phủ rất quan tâm chỉ đạo ngành y tế nâng cao y đức,Nghị quyết số 37/CP của Chính phủ ngày 20 tháng 6 năm 1996 về định hướngchiến lược chăm sóc sức khỏe và bảo vệ nhân dân trong thời gian 1996-2000

và chính sách quốc gia về thuốc của Việt nam đã ghi rất rõ “Coi y đức là phẩmchất quan trọng ngang với chất lượng chuyên môn của người thầy thuốc Banhành chế độ chính sách thích đáng để khuyến khích lao động sáng tạo và tậntình phục vụ người bệnh của người cán bộ y tế”

Những năm gần đây Bộ y tế đặc biệt chú ý thể hóa chế nội dung y đức

để cán bộ trong ngành phấn đấu thực hiện Đó là chỉ thị 04/BYT-CT của Bộtrưởng Bộ y tế về vấn đề y đức và quyết định 2088/BYT-QĐ ngày 06/11/1996

Trang 9

của Bộ trưởng Bộ y tế ban hành quy định về y đức bao gồm 12 điều về tiêuchuẩn đạo đức của người làm công tác y tế.

Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, trước thực trạng đạo đức nghềnghiệp của một bộ phận ngành y xuống cấp thì việc học tập làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh là hết sức cấp thiết , phấn đấu trở thành ngườithầy thuốc cách mạng có đức độ bao dung, gần gũi, thương yêu người bệnhnhư người mẹ hiền, vừa là mục tiêu phấn đấu của người chiến sỹ quân y vàcũng vừa là yêu cầu, mong muốn của người bệnh

Từ những quan điểm trong lịch sử cũng như sự chỉ đạo của Đảng tatrong giai đoạn hiện nay về vấn đề y đức của cán bộ y tế cho ta nhận thấy yđức của người cán bộ ngành y tế có vai trò quan trọng, là yếu tố nền tảngkhông thể thiếu đối với bất kỳ cán bộ y tế nào

Xác định rõ trách nhiệm, các tổ chức Đảng, lãnh đạo các cơ sở y tế xâydựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể để thực hiện, tập trung vàonâng cao đạo đức của người thầy thuốc cách mạng

* Y đức góp phần nhân đạo hóa người cán bộ y tế:

Y đức là tiêu chuẩn, là quy tắc đạo đức đặt ra nhằm điều chỉnh hành vi

xử sự và quan hệ của người thầy thuốc có liên quan tới nghề nghiệp của mình

Đó là thước đo lương tâm, trách nhiệm, bổn phận cùng hạnh phúc của ngườithầy thuốc Y đức của thầy thuốc thể hiện ở sự trung thực trong chuyên môn,không man trá trong học tập, nghiên cứu khoa học, không biến công lao độngcủa người khác thành của mình, giám nhận sai sót để sửa chữa, trung thực vớichính mình và đồng nghiệp, thầy thuốc không mang lòng kiêu ngạo, luôn tựhọc hỏi, tự bồi dưỡng kiến thức và sự giúp đỡ của đồng nghiệp, người thầythuốc với bệnh nhân mang đầy tính nhân đạo cao cả thể hiện “ thầy thuốc như

mẹ hiền” Thầy thuốc luôn đặt lợi ích người bệnh lên trên hết, phục vụ ngườibệnh vô điều kiện, thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt vớitình thương như mẹ hiền Người thầy thuốc luôn lấy tâm làm gốc, không phânbiệt đối xử thân, sơ, giầu, nghèo, quyền thế Nhân kỷ niệm 50 năm Đại học Ykhoa Hà Nội, Phó giáo sư, Viện sĩ Tôn Thất Bách đã viết “Người thầy thuốccòn phải sử xự bằng y đức với người bệnh phải thể hiện lương tâm, lòng nhân

từ, coi người bệnh như chính anh em ruột thịt của mình Nhìn lại lịch sử ta đềuthấy người xưa vẫn quan niệm ngành y học là ngành nhân đạo y học được

Trang 10

thành lập và phát triển cốt để phục vụ xã hội chứ đâu có đặc quyền đặc lợi củariêng người thầy thuốc”.

Cán bộ y tế không được coi kinh người nghèo khó, với thái độ ban ơn,hách dịch cửa quyền hiểu một cách sâu sắc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe

Nhân dân là nghĩa vụ đạo đức, là hạnh phúc người thầy thuốc.Y học làmột khoa học mang tính nghị thuật: nghệ thuật ứng xử, nghệ thuật tiếp xúc,cho nên trong quá trình tiếp xúc phải cảm hóa được người bệnh và nhan thâncủa họ, phải biết làm dịu nỗi lo lắng cho người bệnh Trong giai đoạn hiện nayngười thầy thuốc là một chiến sỹ trên mặt trận y tế, thầy thuốc luôn gắn hoạtđộng của mình với sức khỏe nhân dân, người thầy thuốc không được rời thực

tế, không được dao động trước thử thách, khố khắn; tránh thái độ thờ ơ,bangquan trước cuộc sống, trước diễn biến của xã hội, tích cực phát huy tinh thầnlàm chủ tập thể, đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực trong và ngoài ngành

y Đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi người thầy thuốc phải có long độ lượng, baodung không được xem nhẹ nguyên tắc điều trị bệnh, không nóng nảy, tự ái, xúcphạm người khác, phải quan tâm đến nguyện vọng, tình cảm, sự lo âu củangười bệnh Đạo dức nghề nghiệp sẽ hun đúc nên tinh thần nhân đạo cao cả,phẩm chất nhân cách tốt đẹp của người cán bộ y tế Đạo đức nghề nghiệp gópphần xác định bổn phận, lương tâm, danh dự, hạnh phúc của người cán bộ y tế

Khi thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Lương y như từ mẫu” thầy thuốcphải đặt lợi ích của người bệnh lên trên hết, phục vụ bệnh nhân vô điều kiện.Khi gặp việc đòi hỏi mọi cán bộ y tế phải làm ngay không chờ bất cứ một điềukiện nào, có như thế mới cứu được tính mạng của bệnh nhân trong cơn nguykịch Phải thương yêu chăm sóc bệnh nhân như người ruột thịt của mình, vớitình thương yêu vĩnh cửu của người mẹ để làm công việc cao quý của mình.Thầy thuốc phải có tâm, phải trau dồi y đức, học tập thường xuyên, phải làmsao “Hữu xạ tự nhiên hương” có uy tín được bệnh nhân tin yêu kính trọng

Trang 11

Phải có tâm lý tiếp xúc tốt, có ý thức bí mật nghề nghiệp, biết an ủi bệnh nhân,tạo niềm tin tưởng lạc quan cho tới giây phút cuối cùng.

* Y đức góp phần to lớn trong việc ngăn chặn sự xuống cấp về mặt

đạo đức của một bộ phận các bộ y tế trong giao đoạn hiện nay:

Đất nước ta từ khi chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấpsang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hộichủ nghĩa đã kéo theo sự biến đổi của ý thức xã hội trong đó có ý thức đạođức Nhiều quan niệm đạo đức khác nhau với những quy phạm đạo đức khácnhau xuất hiện tồn tại đan xem cùng với đạo đức xã hội chủ nghĩa

Nguy hiểm hơn đối với cán bộ nói chung đó là tình trạng rơi vào tha hóabiến chất, lợi dụng chức quyền, quyền lực để thường xuyên mưu cầu lợi tích cánhân Còn trong ngành y đó là tình trạng lợi dụng nghề nghiệp và long tin củanhân dân để trục lợi

Là một hình thức ý thức xã hội, đạo đức – y đức không thể không thayđổi trước sự thay đổi của tồn tại xã hội Vì vậy, trong quý trình chuyển sangnền kinh tế thị trường định hướng xã hội tất yếu sẽ làm thay đổi thang giá trịđạo đức

Nếu trước đây dư luận xã hội kỳ thị với những người giầu lên bằng sảnxuất kinh doanh cá thế, thì nay xã hội lạo khuyến khích làm giầy chính đáng

Từ thực trạng của đời sống xã hội hiện nay nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp bịxói mòn, người ta đề cao quý mức nhiều giá trị mới cá nhân như tính năngđộng, sự khôn ngoan, tính sang tạo… mà quyên mất những giá trị chung, cho

dù đó vẫn là giá trị đạo đức cao nhất trong thước đô phảm giá của con người

Biểu hiện tiêu cực về đạo đức trong cán bộ y tế hiện nay,đo là một con

số thầy thuốc cố tình làm giàu trên sức khỏe người bệnh, tính tiền cao cho mỗilần khám và điều trị, đòi hỏi thù lao cho mỗi lần phẫu thuật…

Một trong những điều đáng lo ngại hiện nay là từ chỗ coi trọng các giátrị chính trị xã hội chuyển sang coi trọng các giá trị vật chất kinh tế; từ chỗ lấycon người tập thể, con người xã hội làm mẫu mực sang coi trọng con người cánhân, thậm chí là cá nhân ích kỷ, cá nhân chủ nghĩa Từ chỗ lấy lý tưởng đạođức làm mẫu chuyển sang coi nhẹ đạo đức, phẩm giá, mà coi trọng giá trị thựcdụng, đời sống tiện nghi vật chất tôn sung đồng tiền

Đứng trước thực trạng đó, vấn đề nâng cao y đức trở nên cấp bách hơnbao giờ hết Chính những giá trị, những phẩn chất đạo đức tốt đẹp sẽ là sức đề

Ngày đăng: 30/06/2019, 21:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w