Chỉ tiêu năng suất cho doanh nghiệp biết đượctrình độ và chất lượng của hoạt động quản trị sản xuất, đồng thời là cơ sở để xem xétviệc trả công cho người lao động sau mỗi quá trình sản x
Trang 1MỤC LỤC
Phần Mở Đầu 7
CHƯƠNG 1 9
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG SẢN XUẤT VÀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG .9 1.1 Hệ thống sản xuất 9
1.1.1 Khái niệm 9
1.1.2 Qúa trình sản xuất 10
1.1.3 Loại hình sản xuất 11
1.2 Năng suất lao động 11
1.2.1 Các khái niệm cơ bản 11
1.2.2 Phân loại năng suất lao động 13
1.2.3 Các chỉ tiêu tính năng suất lao động 14
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động 16
1.3 Một số công cụ phân tích yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động 21
1.3.1 Biểu đồ nhân quả (biểu đồ xương cá) 21
1.3.2 Biểu đồ Pareto 23
1.4 Nâng cao năng suất lao động 24
1.4.1 Sự cần thiết của tăng năng suất lao động 24
1.4.2 Một số giải pháp nâng cao năng suất lao động 25
CHƯƠNG 2 27
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT CHUYỀN MAY CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG 27
2.1 Giới thiệu khái quát chung về doanh nghiệp 27
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 27
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ 28
2.1.3 Cơ cấu tổ chức 30
2.1.4 Quy trình gia công sản phẩm 33
2.1.5 Tổ chức sản xuất trong phân xưởng công ty cổ phần may Sông Hồng 34
2.2 Phân tích thực trạng năng suất trên chuyền tại xưởng may Công Ty Cổ Phần May Sông Hồng 37
Trang 22.2.1 Quản lý năng suất lao động tại chuyền may 37
2.2.2Thực trạng năng suất tại các tổ sản xuất khu vực Xuân Trường 40
2.3 Phân tích tình hình thực hiện năng suất mã hàng GAP 563 920 44
2.3.1 Giới thiệu mã hàng GAP 563 920 44
2.3.2 Thực trạng năng suất lao động của mã hàng GAP 563 920 48
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động mã hàng GAP 51
563 920 51
2.4.1 Phân tích tổng quát các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động 51
2.4.2 Số liệu về các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động 52
2.4.3 Phân tích một số chỉ tiêu làm giảm năng suất lao động 54
2.4.4 Phân tích chi tiết các yếu tố chính ảnh hưởng đến năng suất lao động 63
2.5 Tổng kết thực trạng năng suất lao động tại tổ sản xuất số 3 75
CHƯƠNG 3 76
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG 76
3.1 Giải pháp đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ, trình độ tay nghề cho công nhân 76
3.1.1 Mục tiêu 76
3.1.2 Cơ sở giải pháp 76
3.1.3 Phân tích giải pháp 77
3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị 82
3.2.1 Căn cứ 82
3.2.2 Mục đích 82
3.2.3 Nội dung 82
3.2.4 Kết quả 84
3.3 Một số đề xuất về quản lý trong tổ sản xuất số 3 đối với mã hàng giặt GAP 563 920 84
Kết luận 86
Danh mục tài liệu tham khảo 87
Phụ lục 88
Trang 3DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng thống kê năng suất của các tổ sản xuất xưởng may 8 từ ngày
28/2/2017 37
Bảng 2.2 Bảng năng suất tính theo giá trị của các tổ sản xuất ngày 28/2/2017 38
Bảng 2.3 : Tình hình năng suất lao động của các tổ sản xuất khu vực Xuân Trường 39
Bảng 2.4 :Sơ đồ dây chuyền mã hàng GAPFOP 563920(QdaiTE1Lgiặt) 44
Bảng 2.5: Theo dõi tình hình năng suất lao động mã hàng GAP 536920 tổ sản xuất số 3 46
Bảng 2.6 Đánh giá năng suất lao động thực tế sau 15 ca sản xuất 47
Bảng 2.7 Nhịp độ sản xuất của các vị trí trên chuyền may ngày 31/3/2017 48
Bảng 2.8: Phiếu đo thời gian công đoạn may 51
Bảng 2.9 Phiếu đo các lỗi thời gian dừng trên chuyền 52
Bảng 2.9 Thống kê các lỗi chất lượng trên chuyền may 53
Bảng 2.10 Tổng hợp thời gian dừng do công nhân trên chuyền trong 15 ca sản xuất mã hàng 563 920 57
Bảng 2.11 Tổng hợp các thời gian dừng do công nhân không tính đến yếu tố thời gian cá nhân 58
Bảng 2.12: Tổng hợp thời gian dừng do nguyên vật liệu trong 15 ca sản xuất mã hàng 563920 59
Bảng 2.13 Tổng hợp thời gian dừng do máy hỏng 59
Bảng 2.14 Thời gian dừng do yểu tố khác liên quan đến máy móc thiết bị 60
Bảng 2.15 Tổng hợp thời gian dừng do máy móc thiết bị trong 15 ca sản xuất mã hàng 563 920 60
Bảng 2.16 Tổng hợp thời gian dừng do các yếu tố 60
Bảng 2.17: Phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất lao động do công nhân 61 Bảng 2.18 thống kê tình hình lao động của công nhân tổ sản xuất số 3 63
Bảng 2.19: Bảng tổng hợp đánh giá trình độ lao động tổ 3 64
Bảng 2.20 Một số lỗi chất lượng chính do công nhân 66
Bảng 2.21 Dây chuyền sản xuất theo cụm 67
Bảng 2.22 Số lượng máy móc trang thiết bị 70
Bảng 2.23 Thống kê số lần sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị 71
Bảng 3.1 Nội dung chương trình đào tạo nâng cao trình độ quản lý 76
Trang 4Bảng 3.2 Bảng chi phí khóa đào tạo nâng cao trình độ quản lý 77Bảng 3.3 Bảng ước tính chi phí khóa đào tạo cho 50 công nhân trong 1 khóa đào tạo 79
Trang 5DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ hệ thống sản xuất 10
Hình 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động 17
Hình1.3: hình ảnh biểu đồ xương cá 22
Hình 1.4: Xây dựng nguyên nhân chính 23
Hình 1.5 : xây dựng nguyên nhân phụ 23
Hình 1.6: Mẫu biểu đồ pareto 24
Hình 2.1: Một số sản phẩm gia công công ty May Sông Hồng 29
Hình 2.2 : Sản phẩm chăn ga gối đệm công ty cổ phần May Sông Hồng 29
Hình 2.3 : Sơ đồ tổ chức công ty may Sông Hồng 30
Hình 2.4: Quy trình gia công sản phẩm 33
Hình 2.5: Sơ đồ bộ máy quản lý trong xưởng sản xuất 34
Hình 2.6: Quy trình sản xuất trong tổ may 36
Hình 2.7: Theo dõi năng suất tổ sản xuất số 4 xưởng may 8 ngày 1/3/2017 38
Hình 2.8: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ đạt năng suất lao động của các tổ sản xuất 43
Hình 2.9: Hình ảnh mã hàng quần trẻ em GAP 536 920 45
Hình 2.10 : Quá trình từ BTP đến khi nhập kho của mã hàng 563 920 45
Hình 2.9 : Biểu đồ thể hiện tình hình tỷ lệ % hoàn thành định mức năng suất thực tế 49 Hình 2.10 : Biểu đồ nhân quả xác định mối quan hệ các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động trên chuyền 52
Hình 2.13 Biểu đồ pareto thể hiện thời gian dừng do công nhân ảnh hưởng đến NSLĐ 60
Hình 2.16 Biểu đồ pareto thể hiện thời gian dừng do các yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐ 63
Hình 2.13: Biểu đồ thể hiện thời gian dừng do máy móc, thiết bị 72
Hình 2.14: Sổ bàn giao nghiệm thu máy móc bảo dưỡng sửa chữa 73
Hình 2.17: Biểu đồ pareto thể hiện thời gian dừng do nguyên vật liệu 74
Hình 3.1 Quy trình thông báo trợ giúp khi xảy ra sự cố 83
Trang 7Phần Mở Đầu
Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay đối với bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia vào quá trình sản xuất đềumong muốn đạt được lợi nhận cao trong kinh doanh Một trong những mắt xích quantrọng để đạt được mục tiêu đó chính là năng suất lao động Năng suất lao động ảnhhưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất của doanh nghiệp Tuynhiên theo báo cáo đánh giá về năng suất, Việt Nam là một trong những nước có năngsuất thấp trên thế giới
Bài toán đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp maynói riêng làm thế nào để cải thiện năng suất lao động của doanh nghiệp mình Bởi vìnăng suất là một yếu tố quan trọng để các doanh nghiệp cạnh tranh với các đối thủkhác Đối với ngành công nghiệp may, nhất là các doanh nghiệp may gia công thì thịtrường cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt Các doanh nghiệp phải không ngừng nâng caonăng suất để đưa ra một mức giá hợp lý mới có thể đứng vững trên thị trường
Vậy để cải thiện năng suất trong doanh nghiệp doanh nghiệp bước đầu cải thiện
năng suất dưới chuyền may Vì vậy, em đã lựa chọn đề tài: “ Phân tích và đề xuất một số giải pháp cải thiện năng suất chuyền may công ty Cổ Phần May Sông Hồng ’’ là đề tài luận án tốt nghiệp Khóa luận giúp công ty phân tích tìm ra những
nhân tố tác động đến năng suất lao động của công nhân dưới chuyền may từ đó giúpcông ty đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao năng suất lao động của chuyền may
Mục tiêu nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu nhằm mục đích :
- Trên cơ sở lý thuyết về năng suất lao động, nâng cao năngsuất lao động, phân tích để thấy được tầm quan trọng của công tác nâng cao năng suấtlao động của doanh nghiệp
- Phân tích thực trạng năng suất của công ty tìm ra các yếu tốtác động trực tiếp tới năng suất lao động của chuyền may Khi xác định được các yếu
tố tác động tìm ra yếu tố quan trọng, đánh giá thành công và hạn chế của doanhnghiệp để cải thiện năng suất lao động
- Từ thực trạng phân tích để tìm ra những biện pháp khắc phục
và cải thiện để nâng cao năng suất trên chuyền
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến quá trình sản xuất trong tổ sản xuất củadoanh nghiệp Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đó và ảnh hưởng đến năng
Trang 8suất từ nguyên phụ liệu, máy móc trong tổ sản xuất đến con người và quản lý conngười trong tổ sản xuất Những nghiên cứu được cụ thể qua phân tích một mã hàngđang được thực hiện bởi tổ sản xuất xưởng may 8 Công Ty Cổ Phần May Sông Hồng.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu : phương pháp quan sát, đo thời gian thu thập số liệuthứ cấp từ công ty, cơ sở lý thuyết từ giáo trình về năng suất
Phương pháp phân tích dữ liệu : dữ liệu được thống kê, tổng hợp và so sánh phântích để tìm ra nguyên nhân của vấn đề và giải quyết vấn đề
Kết cấu của luận văn
Nội dung luận văn được chia làm ba phần cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hệ thống sản xuất và năng suất lao động
Chương 2: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tại Công Ty Cổ Phần May Sông Hồng
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng suất lao động Công Ty Cổ Phần May Sông Hồng
Trang 9Quan niệm cũ cho rằng chỉ có những doanh nghiệp chế tạo sản xuất các sản phẩmvật chất có hình thái cụ thể như vật liệu máy móc thiết bị, mới gọi là đơn vị sản xuất.Những đơn vị còn lại, nếu không sản xuất các sản phẩm vật chất thì đều bị xếp vàoloại các đơn vị phi sản xuất.
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, quan niệm như vậy không còn phù hợp nữa.Như vậy, sản xuất chính là quá trình chuyển hoá các yếu tố đầu vào biến chúng thànhcác đầu ra dưới dạng sản phẩm hoặc dịch vụ
Sản xuất bao gồm các hoạt động mua, dự trữ, biến đổi đầu vào thành đầu ra cũngnhư hoạt động bảo dưỡng, bảo trì máy móc thiết bị của hệ thống sản xuất Mục đíchcủa quá trình chuyển hóa này là tạo giá trị gia tăng để cung cấp cho khách hàng Chức năng sản xuất là mọi hoạt động liên quan đến việc tạo ra sản phẩm và cungcấp dịch vụ Nó không chỉ tồn tại trong hệ thống sản xuất chế tạo mà còn tồn tại tronglĩnh vực dịch vụ như hệ thống y tế, vận tải, khách sạn, nhà hàng Quá trình này đượcthể hiện trong hình:
Trang 10Hình 1.1: Sơ đồ hệ thống sản xuất
Yếu tố trung tâm của quản lý sản xuất là quá trình biến đổi Đó là quá trình chếbiến, chuyển hoá các yếu tố đầu vào hình thành hàng hoá hoặc dịch vụ mong muốn,đáp ứng nhu cầu của xã hội Kết quả hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớnvào việc thiết kế, tổ chức và quản lý quá trình biến đổi này
Các yếu tố đầu vào rất đa dạng gồm có nguồn tài nguyên thiên nhiên, con người,công nghệ, kỹ năng quản lý và nguồn thông tin Đây là điều kiện cần thiết cho bất kỳquá trình sản xuất hoặc dịch vụ nào Muốn quá trình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp có hiệu quả cần phải tổ chức, khai thác sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý, tiếtkiệm nhất
Đầu ra chủ yếu gồm hai loại là sản phẩm và dịch vụ Ngoài những sản phẩm và dịch
vụ được tạo ra, sau mỗi quá trình sản xuất, còn có các loại phụ phẩm khác có thể có lợihoặc không có lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đôi khi đòi hỏi phải có chi phírất lớn cho việc xử lý, giải quyết chúng, như phế phẩm, chất thải,
1.1.2 Qúa trình sản xuất
Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp hợp lý các yếu tố sản xuất để cung cấp cácsản phẩm, dịch vụ cần thiết cho xã hội Nội dung cơ bản của quá trình sản xuất là quátrình lao động sáng tạo tích cực của con người
Trong sản xuất người ta thường chia quá trình sản xuất thành hai dạng quá trình:
Đo lường hiệu quả( chi phí, năngsuất, )
ĐẦU RA
-Sản phẩm-Dịch vụ
Trang 11Quá trình tự nhiên: là quá trình mà đối tượng lao động có những biến đổi vật lý,
hóa học, sinh học mà không cần có sự tác động của lao động, hoặc chỉ cần tác động ởmột mức độ nhất định
Quá trình công nghệ: là bộ phận quan trọng của quá trình sản xuất chế tạo, đó
chính là quá trình làm thay đổi hình dáng, kích thước, tính chất vật lý, hóa học của đốitượng chế biến Quá trình công nghệ lại được phân chia thành nhiều giai đoạn côngnghệ khác nhau, căn cứ vào các phương pháp chế biến khác nhau, sử dụng máy mócthiết bị khác nhau
Hiện nay có thể chia loại hình sản xuất thành các loại như:
- Sản xuất khối lượng lớn
- Sản xuất hàng loạt trong đó có sản xuất hàng loạt lớn, sản xuất hàng loạt vừa, sản xuất hàng loạt nhỏ
- Sản xuất đơn chiếc
- Sản xuất dự án
1.2 Năng suất lao động
1.2.1 Các khái niệm cơ bản
1.2.1.1 Năng suất
Năng suất là tiêu chuẩn phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả của hoạt động quản trị sảnxuất và tác nghiệp Năng suất trở thành nhân tố quan trọng nhất đánh giá khả năngcạnh tranh của hệ thống sản xuất trong mỗi doanh nghiệp, đồng thời cũng thể hiệntrình độ phát triển của các doanh nghiệp, các quốc gia
Về mặt toán học, năng suất là tỷ số giữa đầu ra và những yếu tố đầu vào được sửdụng để tạo ra đầu ra đó Đầu ra có thể là tổng giá trị sản xuất hoặc giá trị gia tăng,hoặc khối lượng hàng hoá tính bằng đơn vị hiện vật Đầu vào được tính theo các yếu tốtham gia để sản xuất ra đầu ra, đó là lao động, nguyên vật liệu, thiết bị máymóc, Việc chọn đầu vào và đầu ra khác nhau sẽ tạo ra các mô hình đánh giá năng suấtkhác nhau Có thể biểu diễn công thức tính năng suất chung cho tất cả các yếu tố nhưsau:
Trang 12Q1 P1 =
R - Nguyên liệu thô
Q - Những hàng hoá và dịch vụ trung gian khác
Như vậy, năng suất được đánh giá chung cho tất cả các yếu tố và cho từng yếu tốđầu vào Nó được lượng hoá thông qua những con số cụ thể, phản ánh mức hiệu quảcủa việc khai thác sử dụng các yếu tố đầu vào Tuy nhiên ngoài những yếu tố có thểlượng hoá được năng suất cần được đánh giá đầy đủ về mặt định tính như tính hữu íchcủa đầu ra, mức độ thoả mãn người tiêu dùng, mức độ đảm bảo những yêu cầu về xãhội gồm bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên, ít gây ô nhiễm, Khái niệm năng suất phản ánh tính lợi nhuận, tính hiệu quả, sự đổi mới và chấtlượng hoạt động của doanh nghiệp Chỉ tiêu năng suất cho doanh nghiệp biết đượctrình độ và chất lượng của hoạt động quản trị sản xuất, đồng thời là cơ sở để xem xétviệc trả công cho người lao động sau mỗi quá trình sản xuất
1.2.1.2 Năng suất lao động
Năng suất lao động và năng suất là hai khái niệm riêng biệt nếu như năng suất có ýnghĩa toàn diện hơn thì năng suất lao động lại đánh giá hiệu quả sản xuất của lao động.Năng suất lao động là yếu tố tác động trực tiếp để nâng cao năng suất chung cho toàndoanh nghiệp
Năng suất lao động là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả “Năng suất lao động là hiệu quả của hoạt động có ích của con người trong một đơn vị thời gian, nó được biểu hiện bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc hao phí để sản xuất ra được một sản phẩm”(Giáo trình KTLĐ.PTS Mai Quốc Chánh.Nxb Giáo dục.Tr119).
Năng suất lao động phản ánh tính hiệu quả của việc sử dụng lao động Thực chất nó
đo giá trị đầu ra do một công nhân tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định (năm,tháng, ngày, giờ, ) hoặc là số thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.Năng suất lao động tăng lên nghĩa là cùng trong một khoảng thời gian lao động đó
mà số lượng hàng hóa tăng lên, làm cho thời gian lao động cần thiết để tạo ra một đơn
vị hàng hóa giảm xuống, do đó mà giá trị của một đơn vị hàng hóa cũng sẽ giảmxuống
Trang 131.2.1.3 Khái niệm nâng cao năng suất lao động
Nâng cao năng suất lao động là yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế đếnviệc tạo ra giá trị thặng dư, tạo điều kiện cho tích lũy tái đầu tư và nâng cao thu nhập,sức mua có khả năng thanh toán và cải thiện đời sống
Theo C.Mác nâng cao năng suất lao động là “Sự tăng lên của sức sản xuất hay năngsuất của lao động, nói chung chúng ta hiểu là sự thay đổi trong cách thức lao động,một sự thay đổi làm rút ngắn thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra mộthàng hóa, sao cho số lượng lao động ít hơn mà lại còn có được sức sản xuất ra nhiềugiá trị sử dụng hơn
1.2.2 Phân loại năng suất lao động
Năng suất lao động có thể được chia theo nhiều tiêu thức khác nhau, thông thườngngười ta chia làm hai loại là năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội
Năng suất lao động cá nhân
Năng suất lao động cá nhân là hiệu quả sản xuất của cá nhân người lao động trongmột đơn vị thời gian Năng suất lao động cá nhân có vai trò rất lớn trong quá trình sảnxuất Nó thường được biểu hiện bằng đầu ra trên một giờ lao động Việc tăng hay giảmnăng suất lao động cá nhân phần lớn quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp Tăng năng suất lao động cá nhân có ý nghĩa là giảm chi phí lao động sống dẫnđến làm giảm giá trị cho một đơn vị sản phẩm, giá thành sản xuất giảm, tăng lợi nhuậncủa công ty Năng suất lao động cá nhân chủ yếu phụ thuộc vào bản thân người laođộng như trình độ, tay nghề, sức khỏe, sự thành thạo trong công việc, tuổi tác và công
cụ lao động mà người lao động đó sử dụng là công cụ thủ công hay cơ khí, là thô sơhay hiện đại
Năng suất lao động xã hội
Năng suất lao động xã hội là mức năng suất chung của một nhóm người hoặc củatất cả cá nhân trong xã hội Vì vậy có thể khẳng định năng suất lao động xã hội là chỉtiêu hoàn hảo nhất giúp ta đánh giá chính xác thực trạng công việc sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp cũng như phạm vi toàn xã hội Trong điều kiện hiện nay, năng suấtlao động xã hội ở phạm vi vĩ mô được hiểu như là năng suất lao động của quốc gia,phản ánh tổng giá trị sản xuất trên một người lao động cụ thể Nó là chỉ tiêu cơ bản đểđánh giá sức mạnh kinh tế của một nước và so sánh giữa các nước Năng suất lao độngtăng lên khi và chỉ khi cả chi phí lao động và lao động quá khứ cũng giảm, tức là đã có
sự tăng lên của NSLĐ cá nhân và tiết kiệm vật tư, nguyên liệu trong sản xuất NSLĐ
xã hội không chỉ phụ thuộc vào công cụ lao động, trình độ của người lao động mà cònphụ thuộc rất nhiều vào ý thức lao động sản xuất của người lao động, điều kiện tựnhiên, điều kiện lao động, bầu không khí văn hóa
Trang 14Giữa tăng năng suất lao động cá nhân và tăng năng suất lao động xã hội có quan hệmật thiết với nhau Năng suất lao động cá nhân tăng trong điều kiện làm việc vớinhững công cụ hiện đại, không thể tách rời lao động của hàng loạt ngành đã tham giavào sáng tạo công cụ đó
Mặt khác, trong quản lý kinh tế nếu chỉ chú trong đơn thuần tính theo chỉ tiêu năngsuất lao động cá nhân tức tiết kiệm phần lao động sống sẽ diễn ra hiện tượng coi nhẹtiết kiệm vật tư, coi nhẹ chất lượng sản phẩm Đôi khi năng suất lao động cá nhân tăngnhưng năng suất lao động của tập thể, của toàn doanh nghiệp lại không tăng
1.2.3 Các chỉ tiêu tính năng suất lao động
- Chỉ dùng để tính cho một loại sản phẩm nhất định nào đó, không thể dùng làmchỉ tiêu tổng hợp tính cho nhiều loại sản phẩm nên không thể so sánh mức năng
Trang 15suất lao động giữ các ngành có các loại sản phẩm khác nhau, cũng như khôngthể so sánh được giữa các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm.
- Yếu tố chất lượng sản phẩm đôi khi bị bỏ qua hoặc không thực sự được lưutâm
- Chỉ tiêu này ảnh hưởng bởi yếu tố giá cả
- Không khuyến khích tiết kiệm vật tư và dùng vật tư rẻ Nơi nào dùng nhiều vật
tư hoặc vật tư đắt tiền sẽ đạt mức năng suất lao động cao
- Chịu ảnh hưởng của cách tính tổng sản lượng theo phương pháp công xưởng.Nếu lượng sản phẩm hiệp tác với bên ngoài nhiều, cơ cấu sản phẩm thay đổi sẽlàm thay đổi mức năng suất lao động của doanh nghiệp
- Chỉ dùng trong trường hợp cấu thành sản phẩm sản xuất không thay đổi hoặc ítthay đổi vì cấu thành sản xuất sản phẩm thay đổi sẽ làm thay đổi mức và tốc độtăng năng suất lao động
1.2.3.3 Chỉ tiêu thời gian lao động
Năng suất lao động có thể hiểu là thời gian hao phí để tạo ra một đơn vị sản phẩm,
do đó nếu giảm chi phí thời gian lao động trong sản xuất một đơn vị sản phẩm sẽ dẫnđến tăng năng suất lao động
T
Trang 16Công thức tính: L =
Q
Trong đó: L là lượng lao động hao phí cho một sản phẩm
T là thời gian lao động hao phí
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động được thể hiện qua sơ đồ sau:
Hình 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động
NĂNG SUẤT LAO
- Tổ chức và phục vụ chỗ làm việc
- Không khí làm việc
NGUỒN NHÂN LỰC
-Số lượng, chất lượng -Trình độ tay nghề chuyên môn -Kỷ luật lao động -Yếu tố tâm lý người lao động
Trang 171.2.4.1 Yếu tố về Công nghệ kỹ thuật
Các yếu tố này bao gồm: hiện đại hoá thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ, cơ sởvật chất kỹ thuật, nguyên-nhiên-vật liệu,…Công nghệ kỹ thuật là yếu tố mạnh nhấtlàm tăng năng suất lao động
Trình độ kỹ thuật của sản xuất được biểu hiện thông qua tính năng của công cụ sảnxuất, trình độ sáng chế và sử dụng các đối tượng lao động, các quá trình công nghệ sảnxuất Tính năng của công cụ sản xuất là mực thước quan trọng nhất để đo trình độ kỹthuật sản xuất Máy móc hiện đại là yếu tố mạnh mẽ nhất làm tăng năng suất lao động
Sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội thường bắt đấu từ sự thay đổi và phát triểncủa công cụ sản xuất, lấy máy móc thay thế cho lao động thủ công, lấy máy móc hiệnđại thay thế cho máy móc cũ
Nguyên vật liệu cũng ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động khi các nguồn nguyênliệu mới được khai thác thay thế cho nguồn nguyên liệu mới Chất lượng nguyên liệu
sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất tránh sai hỏng, giảm thời gian tái chế và nâng caonăng suất lao động trong doanh nghiệp
Cơ sở vật chất kỹ thuật trong doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với sự pháttriển của sản xuất và tăng năng suất lao động Sự phát triển của tư liệu sản xuất manglại cho doanh nghiệp cơ hội tiếp cận công nghệ kỹ thuật hiện đại nâng cao hiệu quảsản xuất cho chính doanh nghiệp
1.2.3.1 Nguồn nhân lực
Trình độ văn hóa: Người lao động có trình độ văn hóa cao sẽ giúp họ tiếp thu
những tiến bộ của khoa học kỹ thuật một cách sáng tạo các kiến thức lao động.Trìnhđộ văn hóa tạo ra khả năng tư duy và sáng tạo cao Trình độ văn hóa tạo khả năngtiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sảnxuất Do đó, những người có trình độ văn hóa cao sẽ có khả năng nâng cao năng suấtlao động của mình
Trình độ chuyên môn: Đây là sự hiều biết, khả năng thực hành về chuyên môn cụ
thể Các kỹ năng, kỹ xảo đặc biệt nào đó để phục vụ cho công việc một cách tốt nhất.Mỗi người lao động trong doanh nghiệp có một chuyên môn nhất định phục vụ trựctiếp cho công việc họ trực tiếp lao động Sự hiểu biết về chuyên môn càng sâu, các kỹnăng nghề càng thành thạo bao nhiêu thì thời gian hao phí của lao động càng được rútngắn từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động
Tình trạng sức khỏe: Sức khỏe có ảnh hưởng lớn tới năng suất lao động Người
lao động sẽ mất tập trung trong quá trình lao động, làm cho độ chính xác của các thaotác trong công việc giảm dần, các sản phẩm sản xuất ra với chất lượng không cao, sốlượng sản phẩm cũng giảm, hoặc có thể dẫn đến tai nạn lao động nếu sức khỏe khôngđược đảm bảo Do đó, năng suất lao động đạt kết quả tốt chỉ khi sức khỏe của ngườilao động ở trạng thái tốt nhất
Trang 18Thái độ lao động: Thái độ lao động là tất cả những hành vi biểu hiện của người lao
động trong quá trình tham gia hoạt động sản xuất và kinh doanh Nó có ảnh hưởngquyết định đến khả năng, năng suất và chất lượng hoàn thành công việc của ngườitham gia lao động Người lao động phải yêu nghề, làm hết mình với công việc và coidoanh nghiệp như nhà mình Phải làm sao để người lao động có thái độ và suy nghĩlàm việc vì lợi ích bản thân cũng như gia đình họ mà có thể quan tâm đến công việc,làm việc một cách hăng hái và hiệu quả
Tinh thần trách nhiệm đối với công việc:Tinh thần trách nhiệm của người lao
động đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất cá nhân của người laođộng, đồng thời giúp người lao động đạt hiệu quả trong công việc Người có tinh thầntrách nhiệm cao luôn cẩn thận, chu đáo và hoàn thành công việc đúng thời hạn mộtcách tự giác, không những vậy mà sản phẩm họ làm ra cũng đạt chất lượng cao, nhưvậy trong doanh nghiệp có nhiều người lao động có tinh thần trách nhiệm cao sẽ giúpdoanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tốt, đồng thời nâng cao năng suất lao động củadoanh nghiệp
Cường độ lao động: là mức độ khẩn trương về lao động Trong cùng một thời gian,
mức chi phí năng lượng cơ bắp, trí não, thần kinh của con người càng nhiều thì cường
độ lao động càng cao Tăng cường độ lao động có nghĩa là tăng thêm chi phí lao độngtrong một đơn vị thời gian, nâng cao độ khẩn trương của lao động làm cho của cải vậtchất sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng thêm, nhưng không làm thay đổi giátrị của một đơn vị sản phẩm vì chi phí lao động cũng đồng thời tăng lên tương ứng.Cường độ lao động tăng cũng làm tăng năng suất lao động Tuy nhiên tăng cường độlao động phải không vượt quá tiêu chuẩn, nếu cường độ lao động quá cao ảnh hưởngtrực tiếp tới sức khoẻ của người lao động, do sự hao phí lao động trong một đơn vị thờigian lớn làm cho người lao động cảm thấy mệt mỏi, qua đó ảnh hưởng tới chất lượng
và số lượng sản phẩm, đồng thời ảnh hưởng tới năng suất lao động
1.2.4.3 Quản lý
Một đội ngũ cán bộ biết cách quản lý và tổ chức theo cơ chế thích hợp như: cáchthức kết hợp các bộ phận sản xuất với người lao động, người lao động với công cụ laođộng, sử dụng thời gian lao động phù hợp, tổ chức quá trình công nghệ, quá trình sảnxuất, cách tổ chức và phục vụ tại nơi làm việc Khi những nhân tố đó hợp lý sẽ làmcho người lao động thoải mái và đồng nghĩa với đó là năng suất lao động sẽ tăng Ngược lại, khi người quản lý chưa được rèn luyện tư duy khoa học một cáchnghiêm túc, không có sự hiểu biết rộng rãi về sản xuất, không nắm được nghệ thuậtquản lý sản xuất thì khó tránh khỏi bị mất phương hướng, bị rơi vào thế bị động, bốirối Lúc đó, các vấn đề sẽ không được giải quyết dẫn tới sản xuất bị trì trệ, năng suấtlao động bị giảm sút
Phân công lao động
Trang 19Phân công lao động là quá trình bóc tách những hoạt động lao động chung thànhnhững hoạt động lao động riêng lẻ, các hoạt động riêng lẻ này được thực hiện độc lậpvới nhau để gắn với một người hoặc một nhóm người có khả năng phù hợp với côngviệc được giao
Phân công lao động hợp lý có tác dụng to lớn trong việc nâng cao hiệu quả của sảnxuất, tăng năng suất lao động Do phân công lao động mà có thể chuyên môn hoá đượccông nhân, chuyên môn hoá được công cụ lao động, cho phép tạo ra được những công
cụ chuyên dùng có năng suất lao động cao, người công nhân có thể làm một loại bướccông việc, không mất thời gian điều chỉnh lại thiết bị hoặc thay dụng cụ để làm cáccông việc khác nhau Sự phân công lao động làm thu hẹp phạm vi hoạt động giúpngười lao động thành thạo nhanh chóng trong công việc, từ đó tiết kiệm được thời gianlao động Khi người lao động được phân công làm những công việc cụ thể, rõ ràng vàphù hợp với năng lực của họ thì họ sẽ phát huy được khả năng và làm tốt công việccủa mình, qua đó làm tăng năng suất lao động
Hiệp tác lao động
Theo C.Mác “ Hình thức lao động mà trong đó nhiều người làm việc bên cạnh nhaumột cách có kế hoạch và trong một sự tác động qua lại lẫn nhau trong một quá trìnhsản xuất nào đó hoặc trong những quá trình sản xuất khác nhau nhưng lại có liên hệvới nhau gọi là hiệp tác lao động
Có thể hiểu hiệp tác lao động là quá trình phối hợp các hoạt động lao động riêng rẽ,những chức năng cụ thể của cá nhân hoặc của nhóm người lao động nhằm đảm bảocho hoạt động chung của tập thể được nhịp nhàng, đồng bộ, liên tục để đạt được mụctiêu chung của tập thể Hiệp tác lao động tốt thúc đẩy quá trình sản xuất, đảm bảo choqúa trình sản xuất diễn ra thuận lợi, đạt mục tiêu của doanh nghiệp, qua đó thúc đẩyquá trình tăng năng suất lao động
Tạo động lực lao động
Động lực lao động là sự khao khát và tự nguyện của người lao động để tăng cường
nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt các mục tiêu của tổ chức Động lực lao động là kết quảcủa rất nhiều nguồn lực hoạt động đồng thời trong con người và trong môi trườngsống, môi trường làm việc của họ Trong một doanh nghiệp, một tổ chức động lực laođộng là kết quả tổng hợp của sự kết hợp nhiều yếu tố như văn hoá doanh nghiệp, cácchính sách về nhân sự Một tổ chức chỉ có thể đạt được năng suất cao khi có nhiềunhân viên làm việc tích cực và hiệu quả Do đó tạo động lực trong lao động trong laođộng là yếu tố quan trọng nhằm nâng cao năng suất lao động trong tổ chức
Tổ chức và phục vụ nơi làm việc:
Nơi làm việc là một phần diện tích và không gian sản xuất được trang bị thiết bị cácphương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất đã xác định
Trang 20Tổ chức nơi làm việc là một hệ thống các biện pháp nhằm thiết kế nơi làm việc,trang bị cho nơi làm việc những thiết bị dụng cụ cần thiết và sắp xếp bố trí chúng theomột trật tự nhất định, tổ chức và phục vụ nơi làm việc gồm các nội dung: thiết kế nơilàm việc, trang bị và bố trí nơi làm việc
Tổ chức nơi làm việc một cách hợp lý, đảm bảo phục vụ tốt quá trình sản xuất củangười lao động như: Bố trí khoảng cách giữa các máy sản xuất, bố trí vị trí các công cụlàm việc sao cho thuận tiện nhất để người lao động có thể lấy các dụng cụ làm việcmột cách dễ dàng, đảm bảo cho người lao động có thể làm việc trong các tư thế thoảimái, đảm bảo độ an toàn Từ đó giúp người lao động tạo hứng thú trong công việc vàyên tâm khi làm việc, góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động
Thái độ cư xử của cán bộ lãnh đạo:
Trong mọi tổ chức, công tác lãnh đạo quản lý con người đóng vai trò quan trọngtrong việc quản lý, điều hành tổ chức Để làm tốt công tác quản lý thì cán bộ lãnh đạophải biết cách đối xử với người lao động làm sao đế tạo động lực về mặt tinh thần cho
họ
Thái độ cư xử của người lãnh đạo đối với nhân viên dưới quyền rất quan trọng, nó
có thể thúc đẩy người lao động làm việc hăng say hơn, nhưng nó cũng có thể làm giảmđộng lực làm việc, làm xấu bầu không khí tâm lý nhóm Trong một tổ chức sẽ tồn tạinhiều kiểu người cùng một lúc, với mỗi kiểu người khác nhau cán bộ quản lý cần biếtcách ứng xử khác nhau Với các nhân viên thuộc kiểu người thành đạt người lãnh đạonên ít khiển trách hoặc khen thưởng hơn là những người mới vào làm và các nhận xétcủa người lãnh đạo đối với họ cần chính xác, có căn cứ Đối với những người thuộckiểu nhân viên yếu kém người lãnh đạo cần phải mạnh dạn lựa chọn các giải pháp nhưtạo cơ hội giúp họ tiến bộ như thay đổi vị trí làm việc phù hợp với khả năng của họ
Bầu không khí làm việc trong Công ty
Là hiện tượng tâm lý biểu hiện mức độ hoạt động, hoà hợp về các phẩm chất tâm lý
cá nhân của người lao động trong nhóm, nó được hình thành từ thái độ của mọi ngườiđối với công việc, bạn bè, đồng nghiệp và người lãnh đạo
Bầu không khí tâm lý lành mạnh thể hiện ở sự đoàn kết giúp đỡ tương trợ lẫn nhaugiữa những người lao động và nó giúp cho mọi người vượt qua khó khăn trong côngviệc Bầu không khí tâm lý lành mạnh trong Công ty còn giúp cho mọi người gắn kếtvới nhau, hoà đồng, coi Công ty như gia đình thứ hai của mình, từ đó tạo động lựcthúc đẩy người lao động làm việc đạt hiệu quả tốt, đồng thời làm tăng năng suất laođộng của công ty
Các yếu tố gắn với điều kiện lao động
Điều kiện làm việc ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của người lao động, do đó nóảnh hưởng tới khả năng lao động của họ Điều kiện làm việc bao gồm các yếu tố như:
Trang 21độ ẩm, tiếng ồn, ánh sáng, độ bụi, độ rung, nồng độ các chất độc hại trong khôngkhí…Ngoài ra điều kiên lao động còn các yếu tố như bầu không khí làm việc, cáchquản lý của người lãnh đạo đối với nhân viên…
Nếu Công ty, doanh nghiệp nào có điều kiện làm việc không tốt là nguyên nhân làmgiảm năng suất lao động của Công ty, doanh nghiệp đó Cụ thể như: những nơi làmviệc có tiếng ồn lớn thường gây đau đầu, căng thẳng khiến người lao động mất tậptrung trong khi làm việc, nơi có độ sáng quá sáng hoặc quá tối đều làm giảm thị lựccủa người lao động, nơi có nhiều chất độc hại trong không khí như các mỏ khai thácthan, các nhà máy hoá chất…thường gây cho người lao động các bệnh về đường hôhấp…Tóm lại điều kiện làm việc không tốt là nguyên nhân hạ thấp năng suất lao động,
do đó các nhà quản lý cần quan tâm đến yếu tố này để khai thác khả năng tiềm tàngcủa lao động sống và làm tăng năng suất lao động gắn liền với điều kiện tự nhiên
1.3 Một số công cụ phân tích yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động
1.3.1 Biểu đồ nhân quả (biểu đồ xương cá)
Khái niệm
Biểu đồ xương cá (cũng có tên khác là Ishikawa hoặc biểu đồ cause-and-effect) dùng
để xác định và tổ chức nguyên ngân có thể của một vấn đề Công cụ này giúp ngườiphân tích tập trung vào nguyên nhân của vấn đề so với các giải pháp và tổ chức các ýtưởng cho việc phân tích xa hơn Biểu đồ cương cá cũng là một trong 7 công cụ củaquản lý chất lượng bao gồm biểu đồ histogram, biểu đồ pareto, biểu đồ kiểm soát, biểu
đồ tiến trình, biểu đồ phân tán, phiếu kiểm soát và biểu đồ nhân quả
Mục đích
– Phân tích biểu đồ nhân quả giúp tổ chức hình dung xuyên suốt những nguyên nhâncủa một vấn đề, nó có thể bao gồm cả những nguyên nhân gốc rễ mà không phải chỉ làcác hiện tượng
– Phát triển các kế hoạch để xác nhận rằng những nguyên nhân tiềm ẩn là nhữngnguyên nhân thực sự
– Cung cấp cấu trúc cho nỗ lực xác định nguyên nhân
Trang 22Hình1.3: hình ảnh biểu đồ xương cá
Các bước tạo một Biểu đồ Xương cá
Bước 1: Xác định vấn đề Vấn đề này chính là hệ quả của nguyên nhân sẽ xác định Bước 2 và bước 3 là xác định nguyên nhân chính và nguyên nhân phụ Có thể thực
hiện theo 1 trong 2 cách sau
Bước 3: Tiếp tục suy nghĩ những nguyên nhân cụ thể hơn, trực tiếp gây ranguyên nhân chính (Nguyên nhân cấp 1) Nếu cần phân tích sâu hơn thì tiếp tụctìm ra những nguyên nhân khác nhỏ hơn, trực tiếp gây ra nguyên nhân cấp 1
Bước 4: Xây dựng một biểu đồ xương cá, hiển thị chính xác mối quan hệ giữa các
data trong mỗi category như các bước dưới đây
+Vẽ 1 ô vuông ở ngoài cùng bên tay phải của tờ giấy
+Vẽ 1 mũi tên nằm ngang , hướng đầu mũi tên về phía ô vuông ở trên
+Bên trong ô vuông trên, viết mô tả vấn đề đang cố gắng giải quyết
+Từ trục chính nằm ngang này, vẽ các nhánh chính và viết tên của các category ởphía trên và phía dưới của đường mũi tên nằm ngang trên (Đây như là các cành to củamột thân cây chính)
Nguyên nhân 4
Nguyên nhân 1
Vấn đềNguyên nhân 2
Nguyên nhân 3
Trang 23Hình 1.4: Xây dựng nguyên nhân chính
+Từ các nhánh chính này, vẽ các nhánh phụ và viết nguyên nhân chi tiết cho mỗicategory (Đây như là các cành nhỏ và các nhánh con)
Nguyên nhân phụ 1.1 Nguyên nhân phụ Nguyên nhân phụ 2.1
Nguyên nhân phụ 3.1 Nguyên nhân phụ 4 1
Hình 1.5 : xây dựng nguyên nhân phụ
Mỗi biểu đồ xương cá sẽ có rất nhiều nhánh con Nếu biểu đồ không có nhiều nhánhcon thì nó thể hiện rằng việc hiểu vấn đề còn đang rất hời hợt, chưa hiểu rõ bản chấtcủa vấn đề Có thể phải cần có sự giúp đỡ của người khác hỗ trợ để hiểu vấn đề, ví dụnhư người mà liên quan trực tiếp đến vấn đề
1.3.2 Biểu đồ Pareto
Khái niệm:
Biểu đồ pareto là dạng biểu đồ cột được sắp xếp từ cột cao nhất đến cột thấp nhất.Mỗi cột thể hiện 1 loại khuyết tật… Biểu đồ Pareto là một kỹ thuật đồ thị đơn giản đểxếp hạng các cá thể từ tần số lớn nhất đến tần số nhỏ nhất Biểu đồ Pareto dựa trênnguyên tắc Pareto : chỉ một số ít cá thể thường gây ra phần lớn kết qủa Bằng sự phânbiệt ra những cá thể quan trọng nhất với những cá thể ít quan trọng hơn, ta có thể thuthập được sự cải tiến lớn nhất với cố gắng ít nhất
Ưu điểm: Biểu đồ pareto giúp xác định các vấn đề ưu tiên giải quyết trước.
Biểu đồ Pareto trình bày theo thứ tự giảm dần, sự đóng góp tương đối của mỗi cáthể vào hiệu quả chung Sự đóng góp này có thể dựa trên số lần xảy ra, chi phí liênquan đến mỗi cá thể hoặc các phép đo khác tác động đến kết quả Các khối để mô tả sựđóng góp liên quan đến mỗi cá thể Đường tần số tích lũy được sử dụng để biểu thị sựđóng góp tích lũy cả các cá thể
Vấn đề
Nguyên nhân 2Nguyên nhân1
Nguyên nhân 4Nguyên nhân 3
Trang 24Hình 1.6: Mẫu biểu đồ pareto
Các bước xây dựng biểu đồ Pareto:
Bước 1: Xác định cách phân loại số liệu và các phương pháp thu thập số liệu
Bước 2: Thu thập số liệu
Bước 3: Sắp xếp số liệu từ lớn nhất đến nhỏ nhất
Bước 4: Tính tần số tích lũy
Bước 5: Vẽ biểu đồ pareto
Bước 6: Xác định các vấn đề cần ưu tiên giải quyết trước
1.4 Nâng cao năng suất lao động
1.4.1 Sự cần thiết của tăng năng suất lao động
Tăng năng suất lao động có nghĩa là giảm chi phí lao động cho một đơn vị sảnphẩm Khi năng suất lao động tăng thì thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sảnphẩm càng ít, dẫn đến giá trị của đơn vị hàng hoá đó giảm, giá thành của sản phẩm đógiảm, nhưng không làm giảm giá trị sử dụng của sản phẩm đó
Vai trò của năng suất là hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển và khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp, vì vậy nâng cao năng suất là nhiệm vụ quan trọnghàng đầu trong quản trị sản xuất
- Năng suất lao động tăng làm cho giá thành sản phẩm giảm vì tiết kiệm đượcchi phí tiền lương cho một đơn vị sản phẩm
Trang 25- Tăng năng suất lao động cho phép giảm được lao động, tiết kiệm được quỹ tiềnlương, đồng thời tăng tiền lương cho cá nhân người lao động và khuyếnkhích,tạo động lực làm việc cho người lao động
- Năng suất lao động tăng tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô sản xuất, tăngtốc độ của tổng sản phẩm và thu nhập quốc dân
- Thay đổi được cơ chế quản lý, giải quyết thuận lợi các vấn đề tích luỹ, tiêudùng
1.4.2 Một số giải pháp nâng cao năng suất lao động
Giải pháp về công nghệ kỹ thuật
- Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu và thước đo năng suất trong doanh nghiệp
- Áp dụng các phương pháp quản trị khoa học trong sản xuất( Quản lý theo quátrình , TQM, JIT, Taylor, 5S, sản xuất theo quy trình công nghệ dây chuyền, )
- Cải tiến kỹ thuật và đổi mới công nghệ
- Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào trong sản xuất
- Cải tiến công nghệ và máy móc thiết bị Doanh nghiệp chú trọng đầu tư trangthiết bị hiện đại thay thế máy móc thiết bị lạc hậu làm giảm năng suất lao động.Không ngừng cải tiến tìm ra những biện pháp tăng năng suất
- Quản lý chặt chẽ máy móc thiết bị Máy móc thiết bị cần được bảo dưỡng định
kỳ tránh thời gian ngừng trong quá trình sản xuất Quản lý cả về số lượng vàchất lượng của thiết bị, bố trí sắp xếp vị trí thiết bị hợp lý
Giải pháp về con người và quản lý
- Cải thiện điều kiện lao động, quan tâm đến công tác y tế và phúc lợi xã hội.Điều này mang lại lợi ích cho công nhân cũng như doanh nghiệp để đảm bảosức khỏe và tinh thần cho công nhân làm việc hiệu quả
- Tăng cường kỷ luật lao động: kỷ luật lao động nâng cao ý thức, trách nhiệm củacán bộ công nhân viên trong vấn đề nâng cao năng suất đảm bảo chất lượng sảnphẩm, giảm thời gian lãng phí và những sai hỏng trong quá trình sản xuất
- Phục vụ tốt nơi làm việc
- Hạn chế hội họp, học tập trong thời gian sản xuất
- Bố trí hợp lý, cân đối công nhân sản xuất trong tổng số công nhân viên
- Bộ phận quản lý của doanh nghiệp phải gọn nhẹ, phù hợp với thực tế của doanhnghiệp
- Phân tích, đánh giá quá trình sản xuất, phát triển những khâu yếu nhất “ nút cổchai” để có những biện pháp khắc phục Đây là khâu quyết định đến năng suấtcủa toàn bộ hệ thống sản xuất Tìm và phát hiện khâu yếu nhất là công việc đòihỏi có sự nghiên cứu thận trọng, đánh giá tất cả các khâu, các bộ phận, về khảnăng kỹ thuật thiết bị, con người, nguyên liệu và sự phối hợp đồng bộ giữa cácnhân tố này
- Tăng cường các biện pháp và phương pháp khuyến khích động viên người laođộng Định kỳ đánh giá kết quả của các biện pháp hoàn thiện tăng năng suất vàcông bố rộng rãi, khen thưởng kịp thời
Trang 26- Nghiên cứu thời gian lao động và thời gian tự do hợp lý
- Hợp lý hóa các tư thế và các thao tác làm việc
- Cải tiến về điều kiện và môi trường làm việc
Trang 27CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT CHUYỀN MAY CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG
2.1 Giới thiệu khái quát chung về doanh nghiệp
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tên, địa chỉ và quy mô hiện tại của công ty
- Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ Phần May Sông Hồng
- Địa chỉ: 105 Nguyễn Đức Thuận, Nam Định, Tỉnh Nam Định
- Tên viết tắt bằng tiếng Anh: SONG HONG
Thời điểm thành lập, các mốc quan trọng trong quá trình hình thành phát triển
Công ty CP May Sông Hồng tiền thân là Xí nghiệp May 1/7 được thành lập năm
1988 và đến năm 1993, công ty được đổi tên thành Công ty May Sông Hồng Sau 11năm tiếp tục phát triển, công ty chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp nhà nướcsang hình thức công ty cổ phần, lấy tên là Công ty Cổ phần May Sông Hồng vào năm
2004 Công ty Cổ phần May Sông Hồng là một trong các doanh nghiệp dẫn đầu ngànhsản xuất kinh doanh sản phẩm chăn ga gối đệm ở thị trường Việt Nam
Quy mô hiện tại của doanh nghiệp
Từ một doanh nghiệp nhỏ, thường xuyên phải vật lộn với sự sống còn, đến nay,Sông Hồng đã trở thành một Công ty có quy mô khá lớn và tham gia tích cực vào môitrường kinh doanh toàn cầu.Tính đến năm 2016, số lao động của công ty là trên 9000nhân viên trong đó có hơn 900 cán bộ, nhân viên khối quản lý, kỹ thuật
Trang 28Sau hơn gần 30 năm hoạt động, quy mô, cơ cấu tổ chức và đội ngũ lao động củaCông ty đã dần phát triển Hiện nay Bộ máy tổ chức của Công ty gồm 10 phòng chứcnăng, 18 xưởng may, 1 xưởng giặt, 1 xưởng bông, chăn, đệm.
- Hình thức tổ chức sản xuất dưới dạng mua nguyên liệu, bán thành phẩm, gọi tắt
là sản xuất hàng FOB Đây là hình thức sản xuất mang lại lợi nhuận cao, songrủi ro lớn Nếu tổ chức sản xuất không tốt hậu quả khó lường vì Công ty phải
bỏ ra lượng tiền lớn để mua nguyên phụ liệu ban đầu
Sản xuất và tiêu thụ Chăn, ga , gối, đệm cao cấp phục vụ cung cấp cho Bộ Quốcphòng , Bộ công An và tiêu thụ nội địa
Giặt công nghiệp những sản phẩm ngành may
Sản phẩm may mặc
Sản phẩm may mặc của Công ty Cổ phần may Sông Hồng bao gồm hàng gia công vàhàng xuất khẩu (FOB) trong đó hàng FOB hiện đang chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơcấu doanh thu, lợi nhuận của công ty Thị trường cho sản phẩm may mặc của Công tybao gồm cả thị trường trong nước và quốc tế Công ty chủ yếu xuất khẩu sang thịtrường Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Canada, Mehico
và các nước Trung Đông Đến nay Sông Hồng đã trở thành nhà sản xuất đầy uy tín củacác hãng thời trang nổi tiếng nhờ năng lực sản xuất của Công ty
Khách hàng thường xuyên: Zara, Nyco, Mango, Gap, CK, Luenthaii, Columbia, Atc,Sae-A…
Chăn ga gối đệm
Sản phẩm chăn ga gối đệm của Công ty là mặt hàng hiện tại được phân phối trên toànquốc thông qua hệ thống kênh phân phối là các Đại lý Sản phẩm Chăn ga gối đệmCao cấp Sông Hồng chính thức đánh dấu sự tham gia một thương hiệu nội địa vào thịtrường hàng tiêu dùng trong nước, nhằm cạnh tranh với các thương hiệu và Công tynước ngoài vốn độc chiếm thị trường lâu nay năm 2001 Sản phẩm chăn ga gối đệmkhẳng định giá trị thương hiệu của Sông Hồng
Trang 29Hình 2.1: Một số sản phẩm gia công công ty May Sông Hồng
Hình 2.2 : Sản phẩm chăn
ga gối đệm công ty cổ phần May Sông Hồng
2.1.3 Cơ cấu tổ chức
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
PHÓ TGĐ TRẦN CHÍ
DŨNG
PHÓ TGĐ.NGUYỄN MẠNH TƯỜNG
CHỦ TỊCH BÙI ĐỨC THỊNH
TGĐ BÙI VIỆT QUANG
KHỐI VĂN PHÒNG CÔNG TY
GĐ KV SÔNG HỒNG NAM ĐỊNH
GĐ KV SÔNG HỒNG HẢI HẬU
GĐ KV SÔNG HỒNG XUÂN TRƯỜNG
GĐ KV SÔNG HỒNG NGHĨA HƯNG
GĐ KV SÔNG HỒNG MỸ TRUNG
ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT
Trang 30Tổ chức 6 Xưởng sx 4 Xưởng sx 4 Xưởng sx 4 Xưởng sx Xưởng chăn Hành chính Kỹ thuật Kỹ thuật Kỹ thuật Kỹ thuật Xưởng bông TMQT,QLT Cơ điện Cơ điện Cơ điện Cơ điện Xưởng thêu Bảo vệ KH vật tư KH vật tư KH vật tư KH vật tư Xưởng giặt
Kế toán QA QA QA QA KH vật tư XNK Kinh doanh
Cơ điện QA
Hình 2.3 : Sơ đồ tổ chức công ty may Sông Hồng
(Nguồn website công ty cổ phần May Sông Hồng)
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng Đứngđầu là Đại hội đồng cổ đông, sau là hội đồng quản trị lãnh đạo công ty Ban giám đốcchịu trách nhiệm ra các quyết đinh, chịu trách nhiệm và kiểm soát việc thực hiện Cácphòng ban khối văn phòng cùng ban giám đốc khu vực nhận mệnh lệnh và tham mưucho tổng giám đốc Các nhân viên cấp dưới nhận lệnh từ cấp trên và từ các phòng bankhác
Trang 31Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý
Hội đồng quản trị
Thành viên và cơ cấu của Hội đồng quản trị: Danh sách thành viên Hội đồng quảntrị, tỷ lệ sở hữu cổ phần có quyền biểu quyết và các chứng khoán khác do công ty pháthành, nêu rõ thành viên độc lập, thành viên không điều hành và các thành viên khác;
số lượng chức danh thành viên hội đồng quản trị do từng thành viên Hội đồng quản trịcủa công ty nắm giữ tại các công ty khác
Ban kiểm soát
Thành viên và cơ cấu của Ban kiểm soát: (danh sách thành viên Ban kiểm soát, tỷ lệ
sở hữu cổ phần có quyền biểu quyết và các chứng khoán khác do công ty phát hành).Hoạt động của Ban kiểm soát: Lập kế hoạch kiểm tra, giám sát hàng tháng/ quý,phân công trách nhiệm cho các thành viên Ban kiểm soát thực hiện theo chức năng,nhiệm vụ đã được qui định.Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch SXKD;giám sát việc thực hiện nghị quyết Đại Hội Đồng cổ đông thường niên ; giám sát việctuân thủ Điều lệ,các quy chế quản lý nội bộ của công ty
Tổng Giám đốc
Là người chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và đại hội đồng cổ đông về toàn
bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, là người điều hành mọi hoạt động cuảcông ty theo pháp luật, điều lệ công ty và nghị quyết của Đại Hội Cổ Đông, nghị quyếtcủa Hội Đồng Quản trị
Phó Tổng giám đốc phụ trách nội chính kiêm đại diện lãnh đạo về chất lượng và
trách nhiệm xã hội là người quản lý điều hành chịu trách nhiệm về trật tự an ninh trongcông ty, phụ trách đánh giá nhà máy, đại diện ban lãnh đạo điều hành và áp dụng quản
lý chất lượng ISO 9001- 2000, hệ thống trách nhiệm xã hội SA8000, duyệt kế hoạch,chỉ đạo hoạt động đánh giá, là người chịu trách nhiệm hoạch định để thực hiện tiêuchuẩn trách nhiệm, xem xét các hoạt động sửa chữa , khắc phục, cải tiến,…
Phó Tổng giám đốc phụ trách sản xuất: là người được ủy quyền đàm phán ký kết
hợp đồng với khách hàng, quản lý điều hành các phòng lĩnh vực may Là người trựctiếp chỉ đạo hoạt động của các phòng về công tác kỹ thuật, kế hoạch – xuất nhập khẩu
và phòng Thương mại quốc tế Chỉ đạo các xưởng về công tác xây dựng và thực hiện
kế hoạch sản xuất, kế hoạch vật tư, thiết bị kế hoạch thu sửa chữa thiết bị, phụ tùng,định mức kinh tế kỹ thuật,…
Phòng tổ chức: có chức năng tham mưu cho giám đốc về các vấn đề tổ chức tiền
lương, chăm sóc sức khỏe cho CBCNV Có trách nhiệm tuyển chọn và quản lý laođộng, lập kế hoạch nhu cầu sử dụng lao động từng thời điểm để trình ban lãnh đạocông ty Thực hiện quy trình tuyển dụng lao động và đào tạo theo kế hoạch, xây dựngphương án đạo tạo cán bộ, công nhân Thực hiện thanh toán tiền lương, chế độ chính
Trang 32sách cho người lao dộng đảm bảo đúng quy chế hiện hành Phối hợp với các phòngban liên quan để quản lý và điều phối lao động, để đánh gía nhận xét CBCNV theođịnh kỳ.
Phòng hành chính: thực hiện công tác lễ tân, phụ trách công việc đánh giá nhà
máy, cấp phát văn phòng phẩm hàng tháng, quản lý sử dụng các thiết bị văn phòng, chỉđạo thu nhận , gửi , phân phát các công văn , tài liệu thư tín, trong công ty
Phòng kế toán: Phòng Tài chính kế toán Tổng công ty có chức năng tham mưu,
giúp việc Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tổng công ty trong các lĩnh vực vềcông tác tài chính, kế toán; công tác quản lý vốn, tài sản; công tác kiểm tra, kiểm soátnội bộ; công tác quản lý chi phí và phân tích hoạt động kinh tế
Phòng xuất nhập khẩu: bộ phận kế hoạch - đầu tư lên kế hoạc sản xuất theo đơn
đặt hàng của khách hàng, cân đối vật tư phù hợp với nhu cầu sản xuất Tham mưu giúpTổng giám đốc về các lĩnh vực nghiên cứu dự đoán sự phát triển của thị trường nội địađối với sản phẩm chăn ga gối đệm, đề ra hướng sản xuất may mặc dựa trên đơn đặthàng của khách hàng, đề ra các giải pháp xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sảnphẩm nội địa và xuất khẩu, sản phẩm lưu thông trên thị trường Bộ phận xuất nhậpkhẩu tìm kiểm khách hàng thị trường trong và ngoài nước , tham mưu cho tổng giámđốc công tác nhập khẩu nguyên phụ liệu, phục vụ cho công tác đầu tư phát triển và ổnđịnh sản xuất, đồng thới xuất khẩu sản phẩm của công ty ra nước ngoài
Phòng thương mại quốc tế: có chức năng khai thác các nguồn hàng, khách hàng
để làm theo hình thức mua nguyên liệu, bán thành phẩm Phát hiện và thiết lâp cácquan hệ bền vững lâu dài và hiệu quả tốt nhất với các nhà cung cấp nguyên phụ liệutrong và ngoài nước để phục vụ cho đơn hàng FOB Ngoài ra soạn thảo, kiểm tra chínhxác kịp thời các văn bản pháp lý về hợp đồng, về giao nhận vật tư hàng hóa, XNK, các
bộ chứng từ nhận và trả tiền, điều khoản thanh toán và đôn đốc quá trình trả tiền củakhách hàng
Phòng cơ điện: trực tiếp quản lý toàn bộ hệ thống máy móc thiết bị, đồ dùng, dụng
cụ ke cữ phục vụ sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong công ty Kiểm tra hướngdẫn cho CBCNV trong đơn vị quy trình thực hiện vận hành thiết bị, an toàn lao động,bảo dưỡng, bảo hành, sửa chữa thay thế theo quy định của công ty Hàng tháng lập dựtrù vật tư, phụ tùng thay thế cho các thiết bị, thực hiện nghiêm chỉnh pháp lệnh bảo hộlao độngvà công tác an toàn lao động
Phòng bảo vệ: nghiên cứu các quy định của nhà nước về đảm bảo an ninh trật tự,
phòng chống tội phạm và tình hình liên quan đến công tác bảo vệ an ninh trật tự antoàn trong công ty
Phòng QA: Hỗ trợ Ban giám đốc xây dựng, quản lý và phát triển hệ thống quản lý
chất lượng Xây dựng, quản lý và phát triển các quy trình chất lượng trong toàn nhàmáy Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo cho nhân viên các phòng ban về hệ
Trang 33thống quản lý chất lượng Tổ chức đánh giá nội bộ nhằm củng cố lại thiếu sót trongviệc quản lý tại phòng ban.Hướng các hoạt động tuân theo mọi tiêu chuẩn an toàn Lên
kế hoạch đánh giá cho sản phẩm mới Cùng các phòng ban và Công ty mẹ giải quyếttriệt để các vấn đề trong sản xuất thử nghiệp trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt.Phối hợp với các phòng Kỹ thuật, Sản xuất để kiểm tra, cải tiến và phê duyệt
2.1.4 Quy trình gia công sản phẩm
Hình 2.4: Quy trình gia công sản phẩm
(Nguồn : Tài liệu Sông Hồng)
Mô tả quy trình:
- Áo mẫu được nhà đối tác gửi đến cho công ty với các yêu cầu về kỹ thuật đikèm Sau khi có áo mẫu phòng kỹ thuật sẽ thiết kế mẫu dập và thống nhất lạivới khách hàng đưa ra tài liệu kỹ thuật yêu cầu của sản phẩm
- Tài liệu kỹ thuật được gửi xuống xưởng sau đó phòng kỹ thuật tại xưởng sẽ tạomẫu đối ứng, phòng kỹ thuật duyệt mẫu đối ứng chuyển tới tổ sản xuất
- Tổ cắt nhận kế hoạch sản xuất từ Phó quản đốc bao gồm các tài liệu lên quannhư bảng màu, cỡ, tài liệu yêu cầu kỹ thuật Nguyên vật liệu chuyển từ khoxuống tổ cắt Tùy loại vải có thể tở hoặc không, cắt xong sẽ được bó buộc, đánh
số, ép mex sau đó bán thành phẩm chuyển tới các tổ sản xuất
- Bán thành phẩm đưa vào chuyền sản xuất
- Sau khi ra chuyền sản phẩm được hoàn thiện ở khu vực là cuối chuyền
- Sản phẩm hoàn chỉnh mang ra khu vực cắt ngoài hành lang kiểm tra bởi tổKCS
- Sản phẩm đạt tiêu chuẩn chuyển đến khu hoàn thành phân loại PO, đóng góichuẩn bị nhập kho thành phẩm
mẫu đối
Sản xuất trênchuyền
CắtBTP
Nguyên phụliệu
Tài liệu kỹthuật SH
Hoàn thiệnKCS
Trang 342.1.5 Tổ chức sản xuất trong phân xưởng công ty cổ phần may Sông Hồng
2.1.5.1 Sơ đồ quản lý xưởng sản xuất
Hình 2.5: Sơ đồ bộ máy quản lý trong xưởng sản xuất
Mô hình quản lý trong phân xưởng theo kiểu trực tuyến chức năng Quản đốc raquyết định trong xưởng và được hỗ trợ từ kỹ thuật trưởng, tổ phó và nhân viên kinhtế.Công nhân nhận lệnh trực tiếp từ các tổ trưởng.Tổ phó và cụm trưởng sản xuất nhậnlệnh từ tổ trưởng sản xuất.Các tổ trưởng nhận lệnh từ quản đốc và phó quản đốc.Phòng ban công nghệ kỹ thuật hỗ trợ cho cả xưởng Thợ cơ điện phụ trách sửa chữamáy móc thiết bị cho cả xưởng
QUẢN ĐỐC XƯỞNG
KỸ THUẬT TRƯỞNG
Tổ trưởng
NHÂN VIÊN KINH TẾ
Thợ điện, thợ
cơ khí
Tổ trưởng
tổ hoàn thành
Tổ trưởng
tổ QC PHÓ QUẢN
ĐỐC
Trang 35Chức năng, nhiệm vụ của thành viên trong xưởng may
Quản đốc xưởng sản xuất: chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo công ty về việc
chuẩn bị sản xuất, điều hành sản xuất, đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm và thờigian giao hàng Đồng thời chịu trách nhiệm duy trì an ninh trật tự, kỷ luật lao động,phòng chống cháy nổ, an toàn vật tư hàng hóa các quy định về đánh giá nhà máy vàđặc biệt phải đảm bảo tuyệt đối về cuộc sống tinh thần, tư tưởng công nhân trongxưởng, giải quyết kịp thời các mâu thuẫn giữa các thành viên trong tổ sản xuất
Phó quản đốc: là người giúp việc cho quản đốc về công tác chuẩn bị sản xuât dồng
thời tổ chức điều hàng, giám sát việc thực hiện kế hoạch của các bộ phận Nhận kếhoạch sản xuất từ quản đốc, triển khai tập kết vật tư,
Nhân viên kinh tế: là người giúp việc cho quản đốc kiểm tra tiến độ sản xuất và
trật tự nội vụ trong xưởng
Kỹ thuật trưởng: là người giúp việc cho quản đốc về công tác chuẩn bị kỹ thuật,
duy trì hoạt động thiết bị, kiểm soát chất quản lượng sản phẩm đồng thời tổ chức điềuhành, giám sát việc thực hiện quy định của hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm
Tổ trưởng tổ công nghệ : có trách nhiệm tổ chức họp tổ sản xuất, phân công nhiệm
vụ cho các thành viên trong tổ, tổ chức học hàng, nghiên cứu ke cữ gá lắp, yêu cầu cơkhí chuẩn bị thiêt bị đồng thời duy trì các thành viên thử các loại thiết bị, ke dưỡngtrước khi đưa vào sản xuất Tổ công nghệ có trách nhiệm duy trì chất lượng các mãhàng trong xưởng
Thợ cơ khí, thợ điện là người chịu trách nhiệm trước quản đốc xưởng và trưởng
phòng cơ điện về việc quản lý điều hành và sửa chữa các thiết bị thuộc đơn vị mìnhquản lý và vấn đề an toàn điện trong quá trình sản xuất
Tổ trưởng tổ sản xuất là người chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất và quản lý, đảm
bảo an toàn tuyệt đối về người, hàng hóa, trang thiết bị trong tổ.Chỉ đạo sản xuât, duytrì hoạt động của tổ, thúc đẩy năng suất, trì cân bằng đường chuyền, chia chuyển phâncông các thành viên trong tổ
Tổ trưởng QC là người chịu trách nhiệm điều hành các thành viên trong tổ kiểm
tra chất lượng thông số 100% thành phẩm ra chuyền Ghi y sản phẩm lỗi, hàng ngàybáo cáo cho Kỹ thuật trưởng và quản đốc về tình hình chất lượng của tổ
Tổ trưởng tổ hoàn thành là người chịu trách nhiệm về việc tổ chức giao nhận,
quản lý và đóng gói thành phẩm của xưởng trước khi nhập kho công ty, đồng thời đảmbảo an toàn tuyệt đối về người, an ninh hàng hóa trong tổ
Trang 36Tổ trưởng tổ cắt: là người chịu trách nhiệm về việc tổ chức cắt, quản lý và đảm
bảo BTP phục vụ cho các tổ sản xuất theo kế hoạch của xưởng, đồng thời đảm bảo antoàn tuyệt đối về người, hàng hóa, thiết bị và an ninh trong tổ
2.1.5.2 Tổ chức sản xuất trong chuyền may
Xưởng sản xuất của công ty được chia thành 8 tổ sản xuất Mỗi tổ sản xuất thôngthường sẽ phụ trách một mã hàng khác nhau và chịu sự quản lý trực tiếp từ tổ trưởng.Dưới tổ trưởng là 1 cụm trưởng và 1 tổ phó phụ trách các vấn đề kỹ thuật và chấtlượng trên chuyền may
Quá trình một mã hàng từ khi bắt đầu sản xuất đến khi kết thúc là một quy trình cụthể Dưới đây là các bước thực hiện mã hàng:
Hình 2.6: Quy trình sản xuất trong tổ may
Mô tả quy trình sản xuất trong tổ may:
- Khi đơn hàng được chuyển đến và tổ trưởng sẽ nhận kế hoạch sản xuất từ QuảnĐốc phân xưởng Tổ trưởng nhận tài liệu liên quan đến mã hàng và kế hoạchvào chuyền và kế hoạch sản xuất
- Nghiên cứu về mã hàng, sau đó tổ trưởng dựa trên công nhân trong tổ để sắpxếp, lên phương pháp vào chuyền hợp lý
- Đối với mã hàng mới thì công nhân chưa nắm rõ được phương pháp và chi tiếtcông việc may nên sẽ được học hàng cùng tổ công nghệ đến khi nắm rõ quytrình may Qúa trình này thường mất đến 2 hoặc 3 ca sản xuất Đối với mã hàngquay lại thì tổ trưởng, cụm trưởng và tổ phó sẽ học hàng cũng công nhân
- Trước khi sản xuất, tổ trưởng cùng với tổ cơ điện sẽ di chuyển máy móc thiết bịcần thiết và kiểm tra kỹ lưỡng trước khi bắt đầu vào chuyền
Học hàng cũng công nghệ
Xây dựng kế hoạch và phương pháp vào chuyền
Nhập Kho
Sản xuất và
kiểm tra
Trang 37- Tổ cắt nhận được kế hoạch cấp BTP cho các tổ sản xuất Vì vậy trước ca sảnxuất sẽ có công nhân chuyển nguyên phụ liệu đến tổ sản xuất và tổ trưởng làngười trực tiếp nhận và kiển tra.
- Trước khi vào chuyền hay 1 ca sản xuất, tổ trưởng sẽ họp trực tiếp với côngnhân trog tổ để đưa ra các vấn đề còn tồn đọng của ca ngày hôm trước hoặchướng dẫn phương pháp vào chuyền cho công nhân
- BTP đưa vào chuyền sản xuất theo dây chuyền công nghệ Trong qía trình sảnxuất tổ phó và cụm trưởng sẽ kiểm tra thông số của sản phẩm trong chuyền.Cuối chuyền KCS sẽ kiểm tra thành phẩm trước khi sản phẩm đưa đến khu vực
QC để kiểm tra
- Thành phẩm hoàn thành sẽ được QC kiểm tra trước khi được đưa vào tổ hoànthiện để nhập kho Sau khi hoàn thiện thành phẩm được di chuyển đến kho tậpkết thành phẩm của cả khu vực
2.2 Phân tích thực trạng năng suất trên chuyền tại xưởng may Công
Ty Cổ Phần May Sông Hồng
2.2.1 Quản lý năng suất lao động tại chuyền may
2.2.1.1 Công tác thống kê năng suất lao động trong phân xưởng
Công ty Sông Hồng cũng như các doanh nghiệp trong ngành may mặc xây dựng hệthống thống kê và theo dõi năng suất chuyền may Ở tất các các vị trí tham gia vào quátrình sản xuất đều được đánh giá năng suất
Dưới tổ sản xuất, tổ trưởng có nhiệm vụ theo dõi năng suất lao động trong mỗi giờcân bằng chuyền Thông thường 1 ca sản xuất sẽ có 5 giờ cân bằng chuyền, mỗi giờcân bằng chuyền bằng 2 giờ đồng hồ Ca làm việc sẽ bắt đầu từ lúc 7h và kết thúc vào17h30 Tổ trưởng chia chuyền may thành các cụm tùy theo các mã hàng khác nhau cóquy trình khác nhau
Công nhân sản xuất sẽ có 1 cụm trưởng phụ trách báo cáo năng suất của giờ cânchuyền bằng cách đếm số lượng BTP hoàn thành của cụm và báo cáo lại cho tổ trưởng
Tổ trưởng sẽ ghi chép lại năng suất lao động của các cụm và so sánh với mức giaokhoán trong ngày để theo dõi tiến độ thực hiện của các cụm Sau đó, nhân viên kinh tếcủa xưởng sẽ đến các tổ trưởng sản xuất để tổng hợp lại số sản phẩm đã ra chuyền vànhập kho của giờ cân bằng chuyền Cuối mỗi ca sản xuất, nhân viên sẽ tổng hợp lạinăng suất của các tổ để báo cáo lại cho phòng kế hoạch và quản đốc để có những biệnpháp kịp thời tăng năng suất Năng suất của các tổ sản xuất sẽ được thông báo vào cangày hôm sau trước toàn xưởng
Năng suất của tổ cắt được xác định bằng số BTP đưa xuống các tổ sản xuất và theodõi qua sổ ghi chép cắt bán thành phẩm do tổ phó quản lý Vì các nhân viên tổ cắt
Trang 38nhận lương theo thời gian nên năng suất lao động trong tổ chưa được thống kê rõ ràngtrừ vị trí ép mex thì mỗi công nhân ở vị trí sẽ ghi chép năng suất của mình bằng sổ tay
cá nhân và tổng hợp lại sau cuối mã hàng Khu vực nhập kho, tổ QC năng suất đượcbằng số lượng nhập kho cuối ca sản xuất do nhân viên kinh tế tổng hợp lại
2.2.1.2 Chỉ tiêu tính năng suất lao động của công ty
Vì đặc thù công ty sản xuất hàng may mặc gia công đồng thời mỗi chuyền may lạisản xuất các mặt hàng khác nhau nên năng suất của công ty được tính theo phươngthức:
Năng suất tính theo sản phẩm
Số lượng sản phẩm của công nhân sản xuất trong ngày sẽ được tổ trưởng thống kêlại.Sau đó tính với số lượng công nhân đi làm trong ca ngày hôm đó để biết được năngsuất ca hôm đó là bao nhiêu
Với cách tính năng suất theo sản phẩm, công ty đánh giá được hiệu quả làm việccủa công nhân, khả năng đạt định mức chuyền may Cách tính này cũng gắn liền cáchtính lương cho công nhân thông qua cách tính sản phẩm Tuy nhiên vì các loại mãhàng khác nhau nên cách tính theo sản phẩm gây khó khăn khi trực tiếp so sánh năngsuất thực hiện của các tổ Mặt khác khi tính theo sản phẩm, năng suất sẽ bỏ qua bánthành phẩm trên chuyền
Hình 2.7: Theo dõi năng suất tổ sản xuất số 4 xưởng may 8 ngày 1/3/2017
Trang 39Bảng 2.1: Bảng thống kê năng suất của các tổ sản xuất xưởng may 8 từ ngày 28/2/2017
(Nguồn: Bảng thống kê năng suất tiền lương chất lượng của các tổ sản xuất)
(người )
Ngày 28(sp)
NS ngày 28(sp/cn)
Nhận xét: Với các mã hàng khác nhau định mức cho sản phẩm cũng khác nhau Số
lượng sản phẩm mà 1 công nhân sản xuất được là khác nhau Nếu dựa và chỉ tiêu tínhnăng suất tính theo sản phẩm để so sánh thì tổ sản xuất số 5 có năng suất cao nhất và
tổ sản xuất số 4 lại có năng suất nhỏ nhất và năng suất chỉ bằng 24% so với năng suất
tổ 5 Tuy nhiên, vì sản phẩm của 2 tổ là khác nhau sản phẩm tổ 4 sản xuất có yêu cầucông nghệ, kỹ thuật cao hơn và định mức thấp hơn nhưng giá trị sản phẩm lại lớn hơnnên không thể dựa vào chỉ tiêu này để đánh giá năng suất của tổ 4 thấp hơn tổ 5 được
Năng suất tính theo giá trị
Tổng sản lượng nhập kho được tính theo quy đổi thành tiền theo đơn giá của mã hàng
đó Tiếp theo phân xưởng sẽ tính được tổng giá trị hàng mà các tổ sản xuất được Dựatrên số lượng công nhân sản xuất ca ngày hôm đó chia ra năng suất trung bình củacông nhân theo giá trị
Đây cũng là hình thức để tính lương cho công nhân và so sánh lương công nhân củacác tổ sản xuất Năng suất tính theo giá trị cũng là một chỉ tiêu để ban lãnh đạo đánhgiá hiệu quả sản xuất của các tổ
Trang 40Bảng 2.2 Bảng năng suất tính theo giá trị của các tổ sản xuất ngày 28/2/2017
(Nguồn: Bảng tính năng suất của các tổ tổng hợp từ nhân viên kinh tế )
TỔ Mã hàng Sản
lượng
Đơn giá (đồng)
Hệ số Tổng
giá trị (đồng)
Số LĐ (người )
Năng suất theo giá trị (đồng)
Tiền thưởng ngày lương (đồng)
Lương công nhân (đồng)
2.2.2Thực trạng năng suất tại các tổ sản xuất khu vực Xuân Trường
Công ty May Sông Hồng là công ty sản xuất gia công sản phẩm may mặc Năngsuất lao động của công nhân trong các tổ sản xuất được đánh giá dựa trên chỉ tiêu :
- Sản lượng hàng hoàn thiện nhập kho 1 ca sản xuất
- Tiền lương trung bình 1 ngày của công nhân
- Sản lượng hàng nhập kho theo mã hàng
Dựa trên các tiêu chí đánh giá năng suất, công ty đánh giá hiệu quả năng suất laođộng đạt được so với mức năng suất định mức mà công ty đề ra Để đánh giá thựctrạng năng suất lao động tại công ty, dưới đây là thống kê năng suất lao động của khuvực Xuân Trường theo ngày và mã hàng:
Bảng 2.3 : Tình hình năng suất lao động của các tổ sản xuất khu vực Xuân Trường
( Nguồn : Phòng kế hoạch khu vực Xuân Trường)