Phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao năng suất chuyền may tại công ty cổ phần nam tiệp chi nhánh ninh bình. Thực trạng năng suất lao động của công nhân may tại Công ty Cổ phần may Nam Tiệp.ổ chức đào tạo, nâng cao tay nghề, loại bỏ các thao tác không cần thiết cho công nhân để nâng cao năng suất cho sản phẩm
Trang 1MỤC LỤC
Danh mục hình vẽ iv
Danh mục bảng, biểu iv
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN MỞ ĐẦU 2
1 Lý do chọn đề tài 2
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Phạm vi nghiên cứu 2
4 Kết cấu bài viết 2
1.1 Khái niệm năng suất và năng suất lao động 3
1.1.1 Khái niệm năng suất 3
1.1.2 Khái niệm về lao động 4
1.1.3 Năng suất lao động 5
1.1.4 Tăng năng suất lao động 5
1.2 Phân loại và các chỉ tiêu tính năng suất lao động 7
1.2.1 Phân loại năng suất lao động 7
a Năng suất lao động cá nhân 7
b Năng suất lao động xã hội 7
1.2.2 Các chỉ tiêu tính năng suất lao động 8
a Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng hiện vật 8
b Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng giá trị 9
c Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng thời gian lao động 10
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động 11
1.3.1 Yếu tố gắn liền với sự phát triển và sử dụng tư liệu sản xuất 11
1.3.2 Yếu tố gắn liền với con người và quản lý con người 13
a Các yếu tố gắn liền với bản thân người lao động 13
b Các yếu tố gắn với tổ chức lao động 14
c Các yếu tố thuộc về môi trường lao động 17
1.4 Các phương pháp cải tiến năng suất lao động 17
1.4.1 Theo thuyết Kaizen 17
1.4.2 Lý thuyết quản lý năng suất lao động theo khoa học của Taylor 19
Trang 21.5 Một số công cụ dùng để phân tích 20
1.5.1 Phiếu điều tra 20
1.5.2 Chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ (OEE-Overall Equipment Effectiveness) 21
1.6 Phương hướng tăng năng suất lao động 21
PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠI CÔNG TY MAY NAM TIỆP 23
2.1 Giới thiệu chung về công ty và những đặc điểm có liên quan 23
2.1.1 Thông tin chung về đơn vị 23
2.1.2 Tóm lược quá trình hình thành và phát triển 23
2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp 23
2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp 24
2.1.5 Khái quát kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 26
2.1.6 Quy trình sản xuất sản phẩm 30
2.2 Phân tích thực trạng về tình hình thực hiện năng suất trong chuyền may 32
2.2.1 Thực trạng năng suất lao động của công nhân may tại Công ty Cổ phần may Nam Tiệp 32
2.2.2 Chỉ số OEE 36
2.2.3 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng 38
a Phân tích tổng quát nguyên nhân dẫn đến thực trạng 38
b Phân tích chi tiết nguyên nhân gây năng suất thấp 43
3.1 Mục tiêu nâng cao năng suất lao động của công nhân may 50
3.2 Các giải pháp 51
3.2.1 Tổ chức đào tạo, nâng cao tay nghề, loại bỏ các thao tác không cần thiết cho công nhân để nâng cao năng suất cho sản phẩm 51
a Mục tiêu 51
b Căn cứ đề xuất giải pháp 51
c Nội dung của giải pháp 52
3.2.2 Tăng cường chính sách lương thưởng, phúc lợi cho công nhân 52
a Mục tiêu 52
b Căn cứ đề xuất giải pháp 52
c Nội dung của giải pháp 53
3.2.3 Tăng cường bảo dưỡng, bảo trì máy may 54
a Mục tiêu 54
Trang 3b Căn cứ đề xuất giải pháp 54
c Nội dung của giải pháp 54
3.2.4 Một số giải pháp khác 55
PHẦN 4: KẾT LUẬN 58
Trang 4Danh mục hình vẽ
Hình 2-1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý 21
Hình 2-2 Sơ đồ mặt bằng xưởng sản xuất 22
Hình 2-3 Quy trình công nghệ gia công sản phẩm 26
Danh mục bảng, biểu Bảng 1.1 Phiếu điều tra thời gian lãng phí trong chuyền may 17
Bảng 2 1 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2015 26
Bảng 2 2 Bảng cân đối kế toán năm 2015 26
Bảng 2 3 Bảng cơ cấu lao động công ty năm 2015-2016 32
Bảng 2 4 Định mức thời gian lao động cho sản phẩm áo 34
Bảng 2 5 Tình hình sản xuất của chuyền may trong tháng 3/2017 36
Bảng 2 6 Bảng thống kê thời gian dừng của công nhân Đỗ Thị Hồng trong tháng 3/2017 38
Bảng 2 7 Bảng thống kê thời gian dừng của công nhân Mai Thị Hoa trong tháng 3/2017 38
Bảng 2 8 Bảng khảo sát thời gian làm việc của công nhân ĐỗThị Hồng trong 1 ngày 39
Bảng 2 9 Bảng tổng hợp các loại thời gian dừng theo thứ tự giảm dần 42
Bảng 2 10 Bảng tổng hợp thời gian dừng do công nhân theo thứ tự giảm dần 43
Bảng 3 1 Bảng ghi chép tình hình thay thế công nhân 56
Bảng 3 2 Bảng ghi chép bảo dưỡng máy 56
Bảng 3 3 Bảng báo cáo năng suất các nhân 57
Biểu đồ 1: Biểu đồ Pareto thời gian dừng do công nhân 44
Biểu đồ 2: Biểu đồ quạt thời gian dừng do máy 48
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận, em xin gửi lời cảm ơn chânthành tới Thầy giáo, Tiến Sĩ Nguyễn Văn Nghiến đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trongquá trình thực hiện
Em xin cảm ơn quý Thầy, Cô trong bộ môn Quản lý Công nghiệp, Viện Kinh tế và Quản
lý, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã luôn tận tình truyền đạt những kiến thức bổ ích
để làm hành trang cho chúng em làm bài khóa luận cũng như đi vào thực tế
Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Nam Tiệp chi nhánhNinh Bình đã tạo điều kiện tốt nhất để em có thể học tập, tìm hiểu, nghiên cứu đề tài củamình tại Công ty, các anh chị Quản đốc, Nhân sự đã nhiệt tình hướng dẫn, phân tích tàiliệu để em có thể hoàn thành báo cáo một cách tốt nhất!
Lời cuối, em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp caoquý Đồng kính chúc toàn thể cán bộ, công nhân trong Công ty Cổ phần Nam Tiệp chinhánh Ninh Bình luôn khỏe mạnh và tâm huyết với nghề để góp phần giúp Công ty ngàymột phát triển hơn!
Hà Nội, ngày… tháng….năm…………
SV thực hiện:
Lê Hoài Giang
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, với xuhướng quốc tế hóa thì vấn đề năng suất lao động không ngừng được nâng cao Do vậytăng năng suất lao động trở thành vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp
Công ty Cổ Phần May Nam Tiệp chi nhánh Ninh Bình là một công ty thành lập năm
2010 Từ khi thành lập đến nay công ty không ngừng nỗ lực để có thể có một chỗ đứngtrên thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt
Để đáp ứng với những thách thức to lớn trong việc cạnh tranh khốc liệt giữa thịtrường trong nước và quốc tế đòi hỏi công ty phải ra sức nâng cao năng suất lao động.Với thực trạng năng suất lao động như hiện nay sẽ là một khó khăn lớn
Trong thời gian thực tập tại công ty, hiểu được tầm quan trọng của việc nâng caonăng suất, cùng với mong muốn được áp dụng kiến thức đã học vào thực tế để tìm ranhững quan điểm, phương pháp và biện pháp nhằm góp phần củng cố và nâng cao năng
suất của công ty Vì vậy, em đã chọn đề tài: “Phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao năng suất chuyền may tại công ty Cổ Phần Nam Tiệp chi nhánh Ninh Bình”.
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng và những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của công nhânmay tại Công ty Cổ phần Nam Tiệp Ninh Bình Từ đó đề xuất định hướng và đưa ra cácgiải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động của công nhân may tại Công ty Cổ phầnNam Tiệp Ninh Bình
3 Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng và nhân tố ảnh hưởng đến năng
suất của công nhân may tại Công ty Cổ phần Nam Tiệp chi nhánh Ninh Bình
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Nam Tiệp chi nhánh Ninh
Bình
Về thời gian: Số liệu được thu thập, xử lý, phân tích trong giai đoạn
2015-2016 và khảo sát tại thời điểm tháng 3/2017
4 Kết cấu bài viết
Phần I Cơ sở lý luận về năng suất và năng suất lao động
Phần II Phân tích thực trạng tình hình thực hiện năng suất của công ty Cổ Phần Nam
Tiệp chi nhánh Ninh Bình
Phần III Một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất của công ty Cổ Phần Nam Tiệp.
Trang 8PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
1.1 Khái niệm năng suất và năng suất lao động
1.1.1 Khái niệm năng suất
Theo quan niệm truyền thống: Khái niệm năng suất được hiểu khá đơn giản là mốitương quan giữa đầu ra và đầu vào Nếu đầu ra lớn hơn đạt được từ một lượng đầu vàogiống nhau hoặc với đầu ra giống nhau từ một đầu vào nhỏ hơn thì có thể nói rằng năngsuất cao hơn Những năm gần đây khái niệm năng suất được hoàn thiện bổ sung thêmnhững nội dung mới cho thích ứng với tình hình kinh tế xã hội và những thay đổi của môitrường kinh doanh hiện nay
Trong đó đầu ra đề cập đến các hàng hóa do doanh nghiệp sản xuất Đầu vào chỉnhững nguồn lực được sử dụng để sản xuất ra đầu ra
Theo Từ điển Oxford “Năng suất là tính hiệu quả của hoạt động sản xuất được đo bằng việc so sánh giữa khối lượng sản xuất trong những thời gian hoặc nguồn lực được
sử dụng để tạo ra nó”.
Theo từ điển kinh tế học hiện đại của MIT (Mỹ)“Năng suất là đầu ra trên một đơn
vị đầu vào được sử dụng Tăng năng suất xuất phát từ tăng tính hiệu quả của các bộ phận vốn, lao động Cần thiết phải đo năng suất bằng đầu ra thực tế, nhưng rất ít khi tách riêng biệt được năng suất của nguồn vốn và lao động”.
Năm 1950 Tổ chức hiệp tác kinh tế châu Âu đưa ra định nghĩa chính thức như sau:Năng suất là thương số thu được bằng cách chia đầu ra cho một trong những nhân tố sảnxuất Trong trường hợp này có thể nói về năng suất của vốn, năng suất đầu tư hoặc năngsuất của nguyên vật liệu, tuỳ theo cách xem xét đầu ra trong mối quan hệ với vốn, đầu tưhay nguyên liệu
Như vậy, tuy có nhiều quan niệm khác nhau về năng suất nhưng tất cả các quan
niệm đó điều đó dựa trên một cách chung nhất:“Năng suất là tỷ số giữa đầu ra và những đầu vào được sử dụng để tạo ra đầu ra đó Đầu ra được phản ánh dưới nhiều tên gọi khác
nhau như “tập hợp các kết quả”; “thực hiện ở các mức độ cao nhất”; tổng đầu ra hữuhình”; “toàn bộ đầu ra có thể được” Cụ thể trong các doanh nghiệp đầu ra được tính bằngtổng giá trị sản xuất hay giá trị gia tăng, hoặc khối lượng hàng hoá tính bằng đơn vị hiệnvật Ở cấp độ vĩ mô người ta thường sử dụng GDP như đầu ra chủ yếu để tính năng suất.Đầu vào được tính theo các yếu tố tham gia để sản xuất ra đầu ra Đó là lao động, nguyênliệu, vốn, thiết bị, năng lượng, kỹ thuật, kỹ năng quản lý Việc chọn đầu vào và đầu rakhác nhau sẽ tạo ra các mô hình đánh giá năng suất khác nhau Đặc điểm của quan niệm
Trang 9truyền thống là tập trung nhấn mạnh đến yếu tố đầu vào như lao động, vốn (năng lượng,nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, công nghệ) trong đó yếu tố lao động là trung tâm.Năng suất đơn nhân tố là năng suất được tính trên một yếu tố đầu vào Năng suất đanhân tố là năng suất được tính trên nhiều yếu tố đầu vào.
Điểm căn bản nhất của cách tiếp cận mới về năng suất là tăng số lượng đồng thờităng chất lượng Điều này có nghĩa là sử dụng cùng môt khối lượng nguyên liệu, laođộng, vốn, năng lượng … để sản xuất một khối lượng lớn hơn các đầu ra có cùng chấtlượng hoặc chất lượng cao hơn Với quan niệm như vậy, năng suất có thể hiểu là trả ít hơn
và nhận nhiều hơn mà không tổn hại đên chất lượng Ngày nay năng suất và chất lượng đãtrở thành đồng hướng, thống nhất Chất lượng của đội ngũ lao động, chất lượng của sảnphẩm và dịch vụ, chất lượng của môi trường kinh tế xã hội và chất lượng của năng lựcquản lý điều hành sản xuất kinh doanh
1.1.2 Khái niệm về lao động
Sức lao động: “Là năng lực lao động của con người Là toàn bộ những năng lực thểchất và tinh thần tồn tại trong cơ thể con người Sức lao động là yếu tố tích cực nhất, hoạtđộng nhất trong qua trình lao động, nó phát ra và đưa các tư liệu lao động vào hoạt động
để tạo ra sản phẩm”
* Đặc điểm sức lao động
- Sức lao động có thể gọi dưới hai dạng
+ Dạng tiềm năng: tồn tại trong cơ thể con người tối đa có thể huy động được
* Đặc điểm của lao động
- Lao động chỉ có ở con người hơn nữa chỉ có trong một độ tuổi nhất định
- Lao động làm cho con người phát triển về cả thể lực lẫn trí lực và ngày càng hoànthiện bản thân mình
- Lao động mang tính sáng tạo ngày càng cao
Quá trình lao động là quá trình tác động của con người vào giới tự nhiên và biếnchúng thành những vật có ích đáp ứng nhu cầu của con người Quá trình lao động là sựkết hợp ba yếu tố giản đơn là dụng cụ lao động, sức lao động và đối tượng lao động Đây
Trang 10là ba yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong trong quá trình lao động Cách thứckết hợp ba yếu tố này trong quá trình lao động phụ thuộc vào từng loại lao động là laođộng cá nhân hay lao động tập thể.
Trong ba yếu tố của quá trình lao động thì yếu tố có tính chất quyết định là sức laođộng Sức lao động là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình sản xuất và là lực lượng sảnxuất sáng tạo chủ yếu của xã hội, sản xuất vật chất càng tiến bộ thì càng nâng cao vai tròcủa nhân tố con người đặc biệt là trong sản xuất kinh doanh Theo quan điểm của CácMác chỉ có sức lao động mới tạo ra giá trị thặng dư Chỉ có con người mới tạo ra công cụlao động cải tiến nâng cao công cụ lao động, năng suất lao động Trong nền kinh tế thịtrường thì sức lao động là yếu tố đầu vào, yếu tố chi phí, hiệu quả sản xuất kinh doanhhay lợi nhuận đặt lên hàng đầu Vì thế cần phải giảm chi phí tối đa trong đó có chi phí sứclao động Do đó phải quan tâm đến yếu tố sức lao động từ khi tuyển dụng đến khâu tổchức bố trí lao động
1.1.3 Năng suất lao động
Năng suất lao động là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả “Năng suất lao động là hiệu quả của hoạt động có ích của con người trong một đơn vị thời gian, nó được biểu hiện bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc hao phí để sản xuất
ra được một sản phẩm Thực chất nó là giá trị đầu ra do một công nhân tạo ra trong một
khoảng thời gian nhất định hoặc số thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị đầu ra
1.1.4 Tăng năng suất lao động
Tăng năng suất lao động là “Sự tăng lên của sức sản xuất hay năng suất lao động,nói chung chúng ta hiểu là sự thay đổi làm rút ngắn thời gian lao động xã hội cần thiết đểsản xuất ra nhiều giá trị sử dụng hơn”
Theo C Mác “Năng suất lao động tăng lên biểu hiện ở chỗ phần lao động sống giảm bớt, phần lao động quá khứ tăng lên, nhưng tăng như thế nào đó để tổng hao phí lao động chứa đựng trong hàng hoá giảm ấy giảm đi; nói cách khác lao động sống giảm nhiều hơn lao động quá khứ tăng lên”.
Trong quá trình sản xuất sản phẩm, lao động sống và lao động quá khứ bị hao phítheo những lượng nhất định Lao động sống là lao động mà con người bỏ ra ở hiện tại.Lao động quá khứ là lao động ở giai đoạn trước đã chuyển vào giá trị sản phẩm Tăngnăng suất lao động không chỉ là một hiện tượng kinh tế thông thường mà là một quy luậtkinh tế chung cho mọi hình thức xã hội Năng suất lao động của chê độ xã hội sau bao giờcũng cao hơn năng suất lao động của chế độ xã hội trước vì xã hội càng phát triển thì trình
độ con người ngày càng cao, khả năng sáng tạo ngày càng lớn vì vậy mà công cụ lao độngngày càng hoàn thiện hơn Sự vận động của quy luật tăng năng suất lao động ở mỗi chế
độ xã hội khác nhau thì khác nhau, càng ở những chế độ xã hội sau thì năng suất lao động
Trang 11xã hội tăng lên nhanh chóng hơn so với các chế độ xã hội trước đó Đó là điều tất nhiên vìcàng các chế độ xã hội trước thì hệ thống công cụ xã hội càng kém hoàn thiện, và trình độcon người cũng kém phát triển, công cụ lao động thô sơ, lao động thủ công là chủ yếu nênhao phí sức lao động nhiều mà giá trị hàng hoá tạo ra ít Khi xã hội càng phát triển thìnăng suất lao động tăng lên nhanh hơn do trình độ con người phát triển hệ thống công cụlao động ngày càng hoàn thiện, lao động thủ công dần bị thay thế chủ yếu bằng máy móchiện đại, hao phí sức lao động bỏ ra ít mà hàng hoá tạo ra nhiều hơn.Ngày nay khi màkhoa học công nghệ phát triển như vũ bảo, hệ thống công cụ lao động được cải tiến từngngày vì thế mà tốc độ tăng năng suất lao động rất cao so với trước đây Như vậy trình độphát triển của lưc lượng lao động của các chế độ xã hội khác nhau nên biểu hiện của quyluât tăng năng suất lao động cũng khác nhau.
* Sự khác nhau giữa tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động:
Cường độ lao động: Cường độ lao động là mức độ khẩn trương trong lao động.Khi tăng cường độ lao động đòi hỏi con người phải làm việc nhanh hơn do đó sẽ haophí sức lao động nhiều hơn, nghĩa là cường độ lao động càng cao thì hao phí năng lượngbắp thịt, trí não, thần kinh của con người càng lớn.Tăng cường độ lao động giống như kéodài thời gian lao động
Tăng cường độ lao động là tăng thêm chi phí lao động trong một đơn vị thời gian,các thao tác lao động, mức độ khẩn trương của lao động tăng thêm, và như thế khi tăngcường độ lao động cũng làm cho số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thờigian tăng lên nhưng giá trị của một đơn vị sản phẩm không thay đổi vì thực chất giá trịhàng hoá tăng lên khi tăng cường độ lao động tỷ lệ thuận với tổng mức hao phí lao động
bỏ ra để sản xuất ra hàng hoá đó Vì vậy mà tăng năng suất lao động là có giới hạn vì nó
bị ảnh hưởng chi phối bởi sức khoẻ của con người Cường độ lao động chỉ tăng lên đếnmột mức độ nào đó giới hạn đó là gọi là giới hạn cường độ lao động chuẩn Giới hạncường độ lao động chuẩn là mức mà cường độ xã hội đạt được tại thời điểm nào đó Màvới mức cường độ lao động đó sau thời gian con người sẽ khôi phục lại sức khoẻ sau thờigian nghỉ ngơi Để có cường độ lao động chuẩn của xã hội thì cần phải quan sát thực tếthông qua mức năng lượng calo hao phí trong thời gian lao động của các công nhân trongcác doanh nghiệp
Giữa năng suất lao động và cường độ lao động có sự giống nhau và khác nhau.Giống nhau ở chỗ tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động thì đều tạo ra nhiềusản phẩm hơn Nhưng khác nhau là tăng năng suất lao động thì làm giảm hao phí sức laođộng để sản xuất ra một sản phẩm và làm giảm giá trị sản phẩm giảm giá thành sản phẩm,tăng cường độ lao động thì hao phí lao động sản xuất ra một sản phẩm không thay đổi vàkhông ảnh hưởng đến giá cả sản phẩm Tăng năng suất lao động do thay đổi cách thức lao
Trang 12động, làm giảm nhẹ hao phí lao động, tăng cường độ lao động thì cách thức lao độngkhông đổi, hao phí sức lao động không thay đổi.Tăng năng suất lao động là vô hạn còntăng cường độ lao động là có giới hạn, bị giới hạn bởi sức khoẻ của con người Tăng năngsuất lao động có tác dụng tích cực và không ảnh hưởng đên sức khoẻ của con người còntăng cường độ lao động nếu tăng quá mức sẽ gây tai nạn lao động và ảnh hưởng đến sứckhoẻ của con người.
1.2 Phân loại và các chỉ tiêu tính năng suất lao động
1.2.1 Phân loại năng suất lao động
Năng suất lao động có thể được chia theo nhiều tiêu thức khác nhau, thông thườngngười ta chia làm hai loại là năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội
a Năng suất lao động cá nhân
Là sức sản xuất của cá nhân người lao động, được đo bằng tỷ số của số lượng sảnphẩm hoàn thành với thời gian lao động để hoàn thành số sản phẩm đó
Năng suất lao động cá nhân là thước đo tính hiệu quả lao động sống, thường đượcbiểu hiện bằng đầu ra trên một giờ lao động Năng suất lao động cá nhân có vai trò rất lớntrong quá trình sản xuất Việc tăng hay giảm năng suất lao động cá nhân phần lớn quyếtđịnh sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, do đó hầu hết các doanh nghiệp đềuchấp nhận trả công theo năng suất lao động cá nhân hay mức độ thực hiện của từng cánhân từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu chuẩn sống của người lao động
Năng suất lao động cá nhân cùng năng suất lao động của một nhóm lao động trongdoanh nghiệp là cơ sở quan trọng nhất, là chìa khoá cho năng suất lao động xã hội, gópphần tăng khả năng cạnh tranh cuả mỗi nước
Có rất nhiều nhân tố tác động đến năng suất lao động cá nhân, tuy nhiên các nhân tốchủ yếu là các yếu tố gắn với bản thân người lao động (kỹ năng, kỹ xảo, cường độ laođộng, thái độ lao động, tinh thần trách nhiệm…) , dụng cụ lao động Sự thành thạo sángtạo trong sản xuất của người lao động và mức độ hiện đại của công cụ lao động sẽ quyếtđịnh năng suất lao động cá nhân cao hay thấp
Ngoài ra các nhân tố gắn với quản lý con người và điều kiện lao động thì đều ảnhhưởng đến năng suất lao động cá nhân Vì thế muốn tăng năng suất lao động cá nhân thìphải quan tâm đến tất cả các yếu tố tác động đến nó
b Năng suất lao động xã hội
Là mức năng suất của tất cả các nguồn lực của một doanh nghiệp hay toàn xã hội.Năng suất lao động xã hội được đo bằng tỷ số giữa đầu ra của doanh nghiệp hoặc của xãhội với số lao động sống và lao động quá khứ bị hao phí để sản xuất ra một đơn vị sảnphẩm
Trang 13Năng suất lao động xã hội có sự tiêu hao của lao động sống và lao động quá khứ.Lao động sống là sức lực của con người bỏ ra ngay trong quá trình sản xuất, lao động quákhứ là sản phẩm của lao động sống đã được vật hoá trong các giai đoạn sản xuất trước kia(biểu hiện ở máy móc, nguyên vật liệu).
Như vậy, khi nói đến hao phí lao động sống là nói đến năng suất lao động cá nhân,còn hao phí lao động sống và lao động vật hoá là năng suất lao động xã hội
Qua đó ta thấy giữa năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội có mốiquan hệ chặt chẽ với nhau Năng suất lao động cá nhân là tiền đề cho năng suất lao động
xã hội Tuy nhiên giữa năng suất lao động cá nhân và lao động xã hội không phải lúc nàocũng cùng chiều Nếu giữa năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội tăngđều tăng, đây là mối quan hệ cùng chiều mong muốn vì năng suất lao động cá nhân liênquan đến thu nhập của người lao động, còn năng suất lao động xã hội phản ánh lợi ích củadoanh nghiệp Cả hai đều tăng thì lợi ích hai bên đều tăng
Nếu năng suất lao động cá nhân tăng mà năng suất lao động xã hội không tăng hoặcgiảm thì đây là mối quan hệ không mong muốn vì lợi ích giữa doanh nghiệp và người laođộng không thống nhất Trường hợp này xảy ra khi cá nhân người lao động muốn tăngnăng suất lao động nên bỏ qua quy trình công nghệ, lãng phí nguyên vật liệu, sử dụngmáy móc không hợp lý, coi nhẹ chất lượng sản phẩm Do đó muốn quan hệ năng suất laođộng cá nhân và năng suất lao động xã hội cùng chiều thì quan hệ giữa lao động sống vàlao động quá khứ phải thường xuyên có sự thay đổi Lao động sống giảm nhiều hơn laođộng quá khứ tăng lên Muốn như vậy phải thường xuyên nâng cao trách nhiệm đối vớidoanh nghiệp đối với người lao động, cần phải có biện pháp khuyến khích và kỷ luậtnghiêm ngặt, phải gắn lợi ích của người lao động với lợi ích của doanh nghiệp để ngườilao động gắn bó với doanh nghiệp hơn nữa, và tuân thủ các kỷ luật trong lao động
1.2.2 Các chỉ tiêu tính năng suất lao động
Năng suất lao động là sự so sánh giữa kết quả sản phẩm đầu ra với chi phí lao độngđầu vào Tuỳ vào việc lựa chọn phương pháp đo lường kết quả sản phẩm đầu ra và chi phíđầu vào để sử dụng các chỉ tiêu khác nhau trong việc đo lường năng suất lao động
Việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả của người lao động trực tiếp chovai trò quan trọng đối với cả người sử dụng lao động và người lao động
Đối với người sử dụng lao động: có căn cứ khoa học để tổ chức và quản lý nhằmnâng cao tay nghề từ đó có thông tin cần thiết và khoa học để xây dựng quy trình làm việc
và quản lý tay nghề
Thông qua việc tính toán và phân tích các chỉ tiêu sẽ chỉ ra được những ảnh hưởngđến tay nghề của người lao động trực tiếp từ đó có các biện pháp cần thiết
Trang 14a Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng hiện vật
Chỉ tiêu này dùng sản lượng bằng hiện vật của từng loại sản phẩm để biểu thị năngsuất lao động của một công nhân
Ưu điểm : Chỉ tiêu này biểu hiện mức năng suất lao động một cách cụ thể,chính
xác, không chịu ảnh hưởng của giá cả- có thể so sánh mức năng suất lao động các doanhnghiệp hoặc các nước khác nhau theo một loại sản phẩm được sản xuất ra
Nhược điểm : Chỉ dùng để tính cho một loại sản phẩm nhất định nào đó, không thể
tính chung cho tất cả nhiều loại sản phẩm Trong thực tế hiện nay ít có những doanhnghiệp chỉ sản xuất một loại sản phẩm có một quy cách, mà các doanh nghiệp thường sảnxuất nhiều loại sản phẩm
Q : thành phẩm nên chỉ tính được thành phẩm, không tính được chế phẩm, sản phẩm
dở dang đang trong quá trình sản xuất nên không phản ánh đầy đủ sản lượng của côngnhân
- Phạm vi áp dụng:
+ Phạm vi áp dụng hạn hẹp chỉ áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất ra sảnphẩm đồng nhất (nghành than, dệt, may, dầu khí, nông nghiệp…)
+ Trong doanh nghiệp thì chỉ áp dụng cho một bộ phận
- Khắc phục nhược điểm: sử dụng chỉ tiêu hiện vật – quy ước, quy đổi tức là quy đổitất cả các sản phẩm tương đối đồng nhất về một loại sản phẩm được chọn làm sản phẩmquy ước
b Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng giá trị
Chỉ tiêu này quy tất cả sản lượng về tiền của tất cả các loại sản phẩm thuộc doanhnghiệp hoặc ngành sản xuất ra, để biểu thị mức năng suất lao động
Công thức: W = Q T
Trong đó W: Năng suất lao động của công nhân
Q: Doanh thu của công ty
T: Số lượng công nhân
Trang 15Ưu điểm: Chỉ tiêu này có thể dùng nó tính cho các loại sản phẩm khác nhau kể cả
sản phẩm dở dang Khắc phục được nhược điểm của chỉ tiêu năng suất lao động tính bằnghiện vật
+ Chỉ dùng trong trường hợp cấu thành sản phẩm sản xuất không thay đổi hoặc ítthay đổi vì cấu thành sản phẩm thay đổi sẽ làm sai lệch mức và tôc độ tăng năng suất laođộng Khi thay đổi từ sản phẩm hao phí sức lao động ít mà giá trị cao sang sản xuất sảnphẩm hao phí sức lao độngcao mà giá trị thấp thì năng suất lao động giảm và ngược lạinăng suất lao động tăng
- Phạm vi áp dụng: chỉ tiêu này có phạn vi sử dụng rộng rãi, từ các doanh nghiệpđến ngành và nền kinh tế quốc dân Có thể dùng để so sánh mức năng suất lao động giữacác doanh nghiệp sản xuất các ngành với nhau
h1 : hao phí lao động sau khi thay đổi kết cấu để tạo để tạo ra 1000đ
h0 : hao phí sức lao động trước khi thay đổi kết cấu để tạo ra 1000đ
Wth : Năng suất lao động thực tức là năng suất lao động sau khi đã loại bỏtác động khách quan
Whh : Năng suất lao động hiện hành, năng suất lao động chưa loại bỏ tácđộng khách quan
c Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng thời gian lao động
Chỉ tiêu này dùng thời gian hao phí cần thiết để sản xuất ra ra một đơn vị sản phẩm
để biểu hiện năng suất lao động
Trang 16Công thức: t = T Q
Trong đó: t: lượng lao động hao phí của sản phẩm (tính bằng đơn vị thời gian)
T: thời gian lao động đã hao phí
Q: số lượng sản phẩm theo hiện vật
Lượng lao động này tính được bằng cách tổng hợp chi phí thời gian lao động của cácbước công việc, các chi tiết sản phẩm (đơn vị tính bằng giờ, phút)
L = Lcn + Lpvq (Lpvq là lượng lao động phục vụ quá trình công nghệ)
+ Lượng lao động sản xuất: (Lsx) chi phí thưòi gian lao động của công nhân chính
và công nhân phụ trong toàn doanh nghiệp
Công thức tính:
Lsx = Lcn + Lpvq + Lpvs (Lpvs là lượng lao động phục vụ sản xuất)
+ Lượng lao động đầy đủ: (Lđđ) bao gồm hao phí lao động trong việc chế tạo sảnphẩm của các loại công nhân viên sản xuất công nghiệp trong doanh nghiệp
Ưu điểm: Phản ánh được cụ thể mức tiết kiệm về thời gian lao động để sản xuất ra
một sản phẩm
Nhược điểm: tính toán khá phức tạp, không dùng để tính tổng hợp được NSLĐ bình
quân của một ngành hay một doannh nghiệp có nhiều loại sản phẩm khác nhau
Ngoài ba chỉ tiêu này dùng để tính năng suất lao động còn một số chỉ tiêu khác đangđược áp dụng trong phạm vi hẹp, hoặc đang trong quá trình nghiên cứu và đưa vào ứngdụng như: chỉ tiêu NSLĐ tính theo sản phẩm thuần tuý, tính theo hàng hoá thực hiện
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động
Năng suất lao động là yếu tố trung tâm chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau.Toàn bộ những nhân tố tác động đến đầu ra và đầu vào đều là những nhân tố tác động đếnnăng suất lao động
1.3.1 Yếu tố gắn liền với sự phát triển và sử dụng tư liệu sản xuất
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất.
Các trang thiết bị cho sản xuất phải gắn liền với trình độ phát triển của kỹ thuật côngnghệ nhằm hoàn thiện công cụ, tư liệu lao động
Theo Các Mác: Việc nâng cao năng suất lao động điều kiện tiên quyết đòi hỏi là
Trang 17phải có cơ sở hạ tầng, điều kiện vật chất của ngành công nghiệp: phải phát triển nhiênliệu, máy móc Cũng như Nước Cộng hòa Xô Viết Nga trước kia, có điều kiện thuận lợi,
là nguồn khoáng sản phong phú các loại quặng, nguồn nhiên liệu dồi dào (tiềm năng mỏ,tài nguyên rừng, sức nước ) Việc khai thác những của cải tự nhiên ấy bằng công nghệ kỹthuật hiện đại sẽ tạo cơ sở cho lực lượng sản xuất phát triển
Với một doanh nghiệp cũng vậy Trước tiên các điều kiện vật chất cũng cần đượcđảm bảo
Các yếu tố vật chất kỹ thuật công nghệ ở đây không chỉ hiểu là máy móc, thiết bị,công cụ sử dụng và hỗ trợ cho sản xuất mà còn là phương pháp, cách làm mới, khoa học,không ngừng được cải tiến bằng trí sáng tạo của con người
Để tăng năng suất lao động, gắn liền với người lao động là công cụ sản xuất vớitrang bị công nghệ và kỹ thuật ngày càng cao Đó là công cụ, máy móc, thiết bị, sản xuấttiên tiến cùng các quy trình sản xuất và quản lý hiện đại, giảm bớt những thao tác, nhữngkhoảng thời gian lãng phí, chi phí trung gian
Tổ chức sản xuất, quản lý nguồn nhân lực
Nhân tố tổ chức sản xuất, tổ chức và quản lý nguồn nhân lực, bao gồm tổ chức cơcấu lao động (phân công, hợp tác lao động), đảm bảo điều kiện lao động, cường độ laođộng
Phân công lao động là sự chia nhỏ công việc, giao về cho từng cá nhân, hoặc nhómlao động một hoặc một số công việc có tính chất tương đồng Về bản chất, phân công laođộng gắn với chuyên môn hóa, công việc bị tách thành các hoạt động độc lập
Hợp tác lao động là hình thức lao động mà nhiều người làm việc bên cạnh nhautrong cùng một kế hoạch, một cách khoa học, có sự tác động qua lại lẫn nhau, có thể ởquá trình sản xuất khác nhau nhưng có liên hệ với nhau
Phân công lao động khoa học, hợp lý sẽ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng năngsuất lao động, phát huy được ưu điểm của từng cá nhân Bên cạnh đó, việc lặp đi lặp lạicác công việc sẽ giúp người lao động ngày càng thành thạo, tích lũy được kinh nghiệm,
kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp
Hợp tác lao động có thể là về không gian hoặc thời gian, cũng có thể là giữa cácngành nghề khác nhau Hợp tác lao động giúp bù đắp những khuyết điểm mà phân cônglao động gặp phải Trong cả quá trình hợp tác lao động, sản phẩm của quá trình lao độngnày có thể là đầu vào của quá trình kia
Tăng năng suất lao động còn gắn với tổ chức bộ máy quản lý, quá trình hợp lý hóasản xuất hiện đại và khoa học, nhằm thúc đẩy sản xuất mang tính cạnh tranh hơn, ngườilao động làm việc hiệu quả hơn, sản phẩm nhiều hơn, chất lượng cao hơn, tiêu thụ đượcnhiều hơn
Trang 18 Tạo động lực
Động lực là yếu tố quan trọng nhất làm nên mức độ thành công của công việc Độnglực lao động là mong muốn, sự tự giác nhằm hướng tới việc đạt được tính hiệu quả vàhiệu lực cao nhất trong công việc Nhằm tạo ra những động cơ tự nguyện như vậy cầnnhững yếu tố tạo động lực: việc đáp ứng các nhu cầu về vật chất, tinh thần phải được đảmbảo Đó là tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp cho kết quả đáng được đề cao,những tiến bộ của người lao động, là cách thức đối xử, thái độ của nhà lãnh đạo, là khôngkhí thoải mái trong công việc mà nhà lãnh đạo xây dựng được ở nơi làm việc Có nhưvậy, mới thu hút được người tài, người lao động mới yên tâm, phát huy tối đa sức sángtạo của mình
1.3.2 Yếu tố gắn liền với con người và quản lý con người
a Các yếu tố gắn liền với bản thân người lao động
Lao động là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất tác động đến năng suất lao động.Năng suất lao động của mỗi quốc gia, ngành và doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào trình độvăn hoá, chuyên môn, tay nghề, kỹ năng, năng lực của đội ngũ lao động
Trình độ văn hoá là sự hiểu biết cơ bản của người lao động về tự nhiên và xã
hội.Trình độ văn hoá tạo ra khả năng tư duy và sáng tạo cao Người có trình độ văn hóa sẽ
có khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuậtvào sản xuất, đồng thời trong quá trình làm việc họ không những vận dụng chính xác màcòn linh hoạt và sáng tạo các công cụ sản xuất để tạo ra hiệu quả làm việc cao nhất
Trình độ chuyên môn là sự hiểu biết khả năng thực hành về chuyên môn nào đó ,có
khả năng chỉ đạo quản lý một công việc thuộc một chuyên môn nhất định Sự hiểu biết vềchuyên môn càng sâu, các kỹ năng, kỹ xảo nghề càng thành thạo bao nhiêu thì thời gianhao phí của lao động càng được rút ngắn từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động.Trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn có ảnh hưởng lớn đối với năng suất laođộng của con người Trình độ văn hoá tạo khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanhchóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Còn sự hiểu biết về chuyên môncàng sâu, các kỹ năng, kỹ sảo nghề càng thành thạo bao nhiêu thì thời gian hao phí củalao động càng được rút ngắn từ đó góp phần nâng cao năng suất Trình độ văn hoá vàchuyên môn của người lao động không chỉ giúp cho người lao động thực hiện công việcnhanh mà góp phần nâng cao chất lượng thực hiện công việc
Đặc biệt trong thời đại ngày nay, khoa học ngày càng phát triển với tốc độ nhanh,các công cụ đưa vào sản xuất ngày càng hiện đại, đòi hỏi người lao động có trình độchuyên môn tương ứng Nếu thiếu trình độ chuyên môn người lao động sẽ không thể điềukhiển được máy móc, không thể nắm bắt được các công nghệ hiện đại
Trang 19Tình trạng sức khoẻ: Trạng thái sức khoẻ có ảnh hưởng lớn tới năng suất lao động.
Nếu người có tình trạng sức khoẻ không tốt sẽ dẫn đến mất tập trung trong quá trình laođộng, làm cho độ chính xác của các thao tác trong công việc giảm dần, các sản phẩm sảnxuất ra với chất lượng không cao, số lượng sản phẩm cũng giảm , thậm chí dẫn đến tainạn lao động
Thái độ lao động: Thái độ lao động là tất cả những hành vi biểu hiện của người lao
động trong quá trình tham gia hoạt động sản xuất và kinh doanh Nó có ảnh hưởng quyếtđịnh đến khả năng, năng suất và chất lượng hoàn thành công việc của người tham gia laođộng Nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu khác nhau, cả khách quan và chủ quan
Kỷ luật lao động: Là những tiêu chuẩn quy định hành vi cá nhân của lao động mà tổ
chức xây dựng nên dựa trên những cơ sở pháp lý và các chuẩn mực đạo đức xã hội Nóbao gồm các điều khoản quy định hành vi lao động trong lĩnh vực có liên quan đến thựchiện nhiệm vụ như số lượng, chất lượng công việc, an toàn vệ sinh lao động, giờ làm việc,giờ nghỉ ngơi, các hành vi vi phạm pháp luật lao động, các hình thức xử lý vi phạm kỷluật…
Tinh thần trách nhiệm: Được hình thành dựa trên cơ sở những ước mơ khát khao, hy
vọng của người lao động trong công việc cũng như với tổ chức Trong tổ chức, nếu ngườilao động thấy được vai trò, vị thế, sự cống hiến hay sự phát triển, thăng tiến của mìnhđược coi trọng và đánh giá một cách công bằng, bình đẳng thì họ cảm thấy yên tâm, phấnkhởi, tin tưởng vào tổ chức Đây là cơ sở để nâng cao tính trách nhiệm, sự rèn luyện, phấnđấu vươn lên, cố gắng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, năng suất, chất lượng và hiệu quảlao động
Sự gắn bó với doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp ngoài mục đích lao động để kiếm
sống họ còn coi tổ chức như một chỗ dựa vững chắc về vật chất và tinh thần Nếu quátrình lao động và bầu không khí trong tập thể lao động tạo ra cảm giác gần gũi, chan hoà,tin tưởng lẫn nhau giữa những người công nhân, tạo cảm giác làm chủ doanh nghiệp, cóquyền quyết định đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra tính độc lập tựchủ sáng tạo, được quan tâm chăm lo đến đời sống và trợ giúp khi gặp khó khăn… thìngười lao động sẽ có lòng tin, hy vọng, sự trung thành và gắn bó với doanh nghiệp
Cường độ lao động cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất laođộng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người lao động và từ đó ảnh hưởng tới năngsuất lao động
b Các yếu tố gắn với tổ chức lao động
Trình độ và khả năng tổ chức lao động của mỗi doanh nghiệp có tác động mạnh mẽtới năng suất lao động thông qua việc xác định phương hướng phát triển, phân công laođộng, chế độ tiền lương, tiền thưởng, tổ chức phục vụ nơi làm việc…
Trang 20Phân công lao động: “Là sự chia nhỏ toàn bộ các công việc được giao cho từng
người hoặc từng nhóm người lao động thực hiện”
Về bản chất thì đó là quá trình gắn từng người lao động với những nhiệm vụ phùhợp với khả năng của họ Thực chất của phân công lao động là sự tách biệt, cô lập cácchức năng lao động riêng biệt và tạo nên các quá trình lao động độc lập và gắn chúng vớitừng người lao động, đấy chính là sự chuyên môn hoá (cho phép tạo ra những công cụchuyên dùng hợp lý và hiệp tác lao động có tác dụng to lớn trong việc nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh và tăng năng suất lao động
Tiền lương, tiền thưởng: Đây là một yếu tố quan trọng góp phần tạo động lực thúc
đẩy người lao động làm việc nâng cao năng suất lao động Tiền lương ảnh hưởng trực tiếpđến mức sống của người lao động Phấn đấu nâng cao tiền lương là mục đích của tất cảmọi người lao động, mục đích này tạo động lực để người lao động phát triển trình độ vàkhả năng lao động của mình
- Tiền lương: “Là số lượng tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao độngtheo giá trị sức lao động đã hao phí trong những điều kiện xã hội nhất định trên cơ sở thoả
thuận của hai bên trong hợp đồng lao động”.
Số tiền này nhiều hay ít còn phụ thuộc vào năng suất lao động, hiệu quả làm việc,trình độ hay kinh nghiệm làm việc … Trong quá trình lao động Tiền lương phản ánhđóng góp nhiều cho xã hội và càng thể hiện giá trị xã hội trong cuộc sống của người laođộng Do vậy tiền lương thoả đáng sẽ là động lực để người lao động làm việc hiệu quả vàđạt năng suất lao động cao
- Tiền thưởng: Là số tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao độngtrong những điều kiện đặc biệt theo sự thoả thuận của hai bên hoặc theo sự tự nguyện củabên sử dụng lao động trong các trường hợp như: Khi công nhân hoàn thành xuất sắcnhiệm vụ, tiết kiệm được nguyên vật liệu, có những sáng kiến sáng tạo trong hoạt độnglao động… Nếu tiền thưởng đảm bảo gắn trực tiếp với thành tích của người lao động, gắnvới hệ thống chỉ tiêu được nghiên cứu, phân loại cụ thể và mức thưởng có giá trị tiêudùng trong cuộc sống thì tiền thưởng sẽ là công cụ để người sử dụng lao động kích thích
sự hăng say, gắn bó, sự tích cực, tinh thần trách nhiệm, năng suất và hiệu quả của ngườilao động
Ngoài tiền lương, tiền thưởng các phúc lợi xã hội cũng góp phần thúc đẩy nâng caonăng suất lao động Phúc lợi xã hội là phần thù lao gián tiếp đượctrả dưới dạng các bổ trợ
về cuộc sống cho người lao động Phúc lợi xó thể là tiền, vật chất hoặc những điều kiệnthuận lợi mà người sử dụng lao động cung cấp cho người lao động trong những điều kiệnbắt buộc hay tự nguyện để động viên hoặc khuyến khích và đảm bảo anh sinh cho ngườilao động Phúc lợi đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cũng như góp phần nâng
Trang 21cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, từ đó thúc đẩy và nâng cao năng suấtlao động.
Tổ chức phục vụ nơi làm việc: Nơi làm việc là không gian sản xuất được trang bị
máy móc thiết bị, phương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết để người lao động hoàn thànhcác nhiệm vụ sản xuất đã định, là nơi diễn ra các quá trình lao động Nơi làm việc là nơithể hiện rõ nhất khả năng sáng tạo và nhiệt tình của người lao động.Tổ chức phục vụ nơilàm việc là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lao động của con người Nơi làm việc được tổchức một cách hợp lý và phục vụ tốt góp phần bảo đảm cho người lao động có thể thựchiện các thao tác trong tư thế thoải mái nhất Vì vậy tiến hành sản xuất với hiệu quả cao,nâng cao năng suất lao động
Thái độ cư xử của người lãnh đạo: Lãnh đạo là việc định ra chủ trương, đường lối,
nguyên tắc hoạt động của một hệ thống các điều kiện môi trường nhất định Lãnh đạo làmột hệ thống cá tổ chức bao gồm người lãnh đạo, người bị lãnh đạo, mục đích của hệthống, các nguồn lực và môi trường
Người lãnh đạo là một trong các yếu tố quan trọng của hệ thống lãnh đạo, là người
ra mệnh lệnh, chỉ huy điều khiển những người khác thực hiện các quyết định đề ra nhằmđảm bảo giải quyết tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức hoạtđộng và hoàn thiện bộ máy quản lý Người lãnh đạo có vai trò rất quan trọng trong tổchức, họ quản lý tập thể bằng quyền lực và uy tín của mình Quyền lực là những quyềnhạn của người lãnh đạo trong khuôn khổ quyền hạn của nhà nước hoặc tập thể trao chongười lãnh đạo Uy tín là khả năng thu phục các thành viên dưới quyền, nó gắn liền vớinhững phẩm chất tài và đức của người lãnh đạo Phong cách, phương pháp cũng như thái
độ của người lãnh đạo quyết định đến sự phát triển của các tổ chức Với phong cách uyquyền tức là người lãnh đạo hành động độc đoán, khi ra quyết định không tham khảo ýkiến của bất kỳ ai, dẫn đến việc ra lệnh cứng nhắc, không tôn trọng ý kiến của tập thể thìnhân viên thường không làm việc tự giác và độc lập, không phát huy được tính sáng tạo
và hứng thú trong lao động, cuối cùng có tác động xấu đến tập thể Với phong cách dânchủ tự do tức là người lãnh đạo trao quyền chủ động sáng tạo, độc lập tối đa và tự do hànhđộng cho nhân viên để hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời cung cấp những thông tin cần thiết
để họ có ý kiến đóng góp và tham gia vào quá trình xây dựng, phát triển tổ chức Việc lựachọn phong cách này hay phong cách lãnh đạo khác có một ý nghĩa quan trọng đối vớiviệc cũng cố giáo dục tập thể lao động Mỗi phong cách lãnh đạo có đặc thù riêng và thíchứng với từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.Phong cách lãnh đạo khác nhau tạo ra thái độcủa người lãnh đạo khác nhau Thái độ của người lãnh đạo ảnh hưởng trực tiếp đến mốiquan hệ giữa người lãnh đạo với tập thể, đóng vai trò to lớn trong việc xây dựng và củng
cố tập thể vững mạnh từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc và năng suất lao động Vì
Trang 22vậy người lãnh đạo phải hiểu rõ bản chất và vận dụng các phong cách lãnh đạo trongnhững hoàn cảnh cụ thể, chính xác và hiệu quả.
Bầu không khí của tập thể: Tập thể lao động là nhóm người mà tất cả các thành viên
trong quá trình thực hiện những trách nhiệm của mình hợp tác trực tiếp với nhau, luôn có
sự liên quan và tác động qua lại lẫn nhau Mức độ hoạt động, hoà hợp về các phẩm chấttâm lý cá nhân của mọi người trong tập thể lao động được hình thành từ thái độ của mọingười đối với công việc, bạn bè, đồng nghiệp và người lãnh đạo tạo nên bầu không khícủa tập thể Trong tập thể lao động luôn có sự lan truyền cảm xúc từ người này sangngười khác, nó ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái tâm lý, thái độ đổi với lao động, vớingành nghề và với mỗi thành viên Từ đó ảnh hưởng tới năng suất lao động và hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh
c Các yếu tố thuộc về môi trường lao động
* Môi trường tự nhiên
Thời tiết và khí hậu có ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động Nó tác độngđến năng suất lao động một cách khách quan và không thể phủ nhận Thời tiết và khí hậucủa các nước nhiệt đới khác với các nước ôn đới và hàn đới, do đó ở các nước khác nhau
có những thuận lợi và khó khăn khác nhau trong sản xuất Và ở mỗi một ngành sản xuấtthì nó tác động khác nhau Trong nông nghiệp thì độ phì nhiêu của đất, của rừng, của biểnkhác nhau sẽ đưa lại năng suất khác nhau.Trong công nghiệp khai thác mỏ thì các vấn đềnhư hàm lượng của quặng, độ nông sâu của các bãi than, bãi quặng, trữ lượng của các mỏđều tác động đến khai thác, đến năng suất lao động Con người đã có nhiều hoạt độngnhằm hạn chế các tác động có hại của thiên nhiên đến sản xuất và đạt được kết quả rõ rệtnhư trong dự báo thời tiết, trong diệt trừ côn trùng phá hoại mùa màng Tuy nhiên, vẫnchưa khắc phục được hết Vì thế yếu tố thiên nhiên là yếu tố quan trọng, cần phải đặc biệttính đến trong các ngành như nông nghiệp, khai thác và đánh bắt hải sản, trồng rừng, khaithác mỏ và một phần nào trong ngành xây dựng
* Điều kiện lao động
Quá trình lao động của con người bao giờ cũng diễn ra trong môi trường sản xuấtnhất định, mỗi môi trường khác nhau lại có các nhân tố khác nhau tác động đến người laođộng, mỗi nhân tố khác nhau lại có mức độ tác động khác nhau, tổng hợp các nhân tố ấytạo nên điều kiện lao động Các nhân tố tích cực tạo ra điều kiện thuận lợi còn nhân tốtiêu cực tạo ra điều kiện không thuận lợi cho con người trong quá trình lao động “Điềukiện lao động là tổng hợp các yếu tố của môi trường làm việc tác động tới sức khoẻ vàkhả năng thực hiện công việc của người lao động” Cụ thể là cường độ chiếu sáng, độ ẩm,tiếng ồn, độ rung, bụi, các chất độc hại ảnh hưởng tới con người Nếu nơi làm việc cóđiều kiện làm việc không tốt như quá sáng hoặc quá tối sẽ ảnh hưởng đến thị giác của
Trang 23người lao động, giảm khả năng lao động Hoặc nơi làm việc có môi trường bị ô nhiễm,mức độ an toàn không cao, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động Mặt khác, làmcho người lao động có cảm giác không yên tâm nên không chuyên tâm vào công việc, làmgiảm năng suất lao động.
1.4 Các phương pháp cải tiến năng suất lao động
1.4.1 Theo thuyết Kaizen
KAIZEN trong tiếng Nhật có ý nghĩa là “cải tiến liên tục”, là sự tích lũy các cải tiếnnhỏ, dần dần đúc kết thành kết quả lớn, tập trung vào xác định vấn đề và thay đổi chuẩn
để đảm bảo giải quyết tận gốc Qua đó, tất cả mọi thành viên trong tổ chức đều đượckhuyến khích đưa ra đề xuất cải tiến dù là nhỏ xuất phát từ những công việc thường ngày.Thuyết Kaizen coi trọng giá trị của tập thể Các công ty cần chú trọng thực hiệnchương trình có sự tham gia của nhân viên Đây là cách thức ít tốn kém nhưng mang lạihiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng công việc Công nghệ sử dụng cho sản xuấtphù hợp với con người, không quan trọng đao to búa lớn
Các chương trình KAIZEN cơ bản:
• 5S: dịch sang tiếng Việt là “Sàng lọc”,“Sắp xếp”, “Sạch sẽ”, Săn sóc” và “Sẵnsàng” được áp dụng để xây dựng môi trường làm việc gọn gàng, khoa học
• KSS: Hệ thống khuyến nghị Kaizen nhấn mạnh lợi ích của tinh thần xây dựng
và sự tham gia tích cực của người lao động thông qua các yếu tố tạo động lực (vật tài chính, tinh thần- phi tài chính)
chất-• QCC: Nhóm chất lượng- một nhóm tình nguyện thực hiện các hoạt động kiểmsoát chất lượng tại nơi làm việc, đảm nhiệm công việc tự phát triển, đào tạo và thực hiệnKaizen nơi làm việc
• JIT: Đúng thời hạn là một kỹ thuật kiểm soát hàng tồn kho và sản xuất Hệthống được Taiichi Ohno thiết kế và hoàn thiện tại công ty TOYOTA chủ yếu nhằm giảmthiểu lãng phí khi sản xuất
• Các công cụ thống kê: là các phương pháp thu thập (dữ liệu sơ cấp) và phântích dữ liệu (thông tin thứ cấp) làm căn cứ để ra các quyết định, bao gồm: phương phápphân tầng dữ liệu, phiếu kiểm tra, biểu đồ nhân quả, biểu đồ Pareto, biểu đồ phân bố, biểu
đồ phân tán, biểu đồ kiểm soát
Trang 24Lợi ích vô hình:
- Tạo động lực thúc đẩy cá nhân, cái khó ló cái khôn, các ý tưởng cải tiến được pháttriển
- Tinh thần làm việc tập thể đoàn kết được khuyến khích
- Tạo thói quen ý thức làm việc khoa học, tránh lãng phí
- Xây dựng cải tiến nền văn hoá công ty
Lộ trình các bước có thể tham khảo:
Bước 1 Lựa chọn vấn đề
Bước 2 Tìm hiểu thực trạng, xác định rõ các mục tiêu, mục tiêu nào là quan trọng nhất,các thước đo tiêu chí đánh giá
Bước 3 Phân tích thông tin dữ liệu đã thu thập (có thể ở dạng thứ cấp, ưu tiên thông tin
sơ cấp) để xác định chính xác nguyên nhân
Bước 4 Xác định hàng loạt các biện pháp thực hiện Dựa vào mục tiêu, tiêu chí, chọn rabiện pháp phù hợp nhất
Bước 5 Tổ chức thực hiện biện pháp
Bước 6 Kết quả thực hiện và đánh giá
Bước 7 Sửa đổi các biện pháp, tiêu chuẩn để tránh sai lầm
1.4.2 Lý thuyết quản lý năng suất lao động theo khoa học của Taylor
Frederick Winslow Taylor (1856 - 1916) xuất thân là một công nhân cơ khí ở Mỹ,từng đảm nhiệm các chức vụ đốc công, kỹ sư trưởng, tổng công trình sư Với kinh nghiệmdày dặn, ông đã phân tích thao tác của công nhân, nghiên cứu quy trình lao động hợp lý,tốn ít thời gian và sức lực, loại bỏ các thao tác không cần thiết để đạt được năng suất cao.Thuyết Quản lý theo khoa học đã được Henry Ford ứng dụng, lập ra hệ thống sản xuấttheo dây chuyền dài 24km trong Nhà máy ôtô con đạt công suất 7000 xe mỗi ngày (là kỷlục thế giới thời đó)
Nội dung quản lý theo khoa học dựa trên các nguyên tắc sau:
- Xác định khối lượng công việc hàng ngày của công nhân với thao tác và thời gian cần thiết để bố trí quy trình công nghệ hợp lý, thay thế các thao tác lạc hậu, kém hiệuquả Định mức được xây dựng qua thực nghiệm
- Lựa chọn công nhân thành thạo từng việc, chuyên môn hóa trong phân công laođộng để có nguồn nhân lực rẻ nhất và tốt nhất
- Thực hiện chế độ trả lương theo sản phẩm (hợp lệ về chất lượng) và chế độ thưởng vượt định mức nhằm khuyến khích nỗ lực của công nhân
- Phân công công việc, phân biệt từng cấp quản lý Thực hiện sơ đồ tổ chức theo chức năng và theo trực tuyến; tổ chức sản xuất theo dây chuyền liên tục
Xuất phát từ quan điểm “con người kinh tế” (thông qua các lợi ích kinh tế trực tiếp,
Trang 25trả lương theo sản phẩm để tăng Năng suất lao động và hiệu quả), sự hòa hợp giữa conngười và máy móc, con người và quá trình sản xuất, lý thuyết của ông đề cao hợp lý hóalao động, tối ưu hóa quá trình sản xuất (qua hợp lý hóa lao động, xây dựng định mức laođộng), tiêu chuẩn hóa phương pháp, thao tác làm việc và điều kiện tác nghiệp, quan tâmnhiều đến yếu tố chuyên môn hóa, cả trong công việc sản xuất lẫn công việc quản lý, bốtrí hợp lý máy móc kỹ thuật, bởi ông coi con người lao động mang nhiều tính máy móc,
sẽ làm tốt khi lặp đi lặp lại các thao tác nhuần nhuyễn Vì vậy, theo ông vai trò của quản
lý là vo cùng quan trọng, nhà quản lý sẽ áp dụng khoa học, tìm ra quy trình tốt nhất ápdụng cho dây chuyền sản xuất
Kết quả là: Năng suất lao động tăng vượt bậc, giá thành thấp, lợi nhuận cao để cảngười chủ và người thợ đều có thu nhập cao
b Tác dụng
Thu thập, ghi chép các dữ liệu thời gian lãng phí theo những cách thức nhất định đểđánh giá tình hình năng suất và đưa ra những quyết định xử lý hợp lý
c Các bước tiến hành
+ Xây dựng kế hoạch điều tra
+ Xây dựng mẫu phiếu điều tra
+ Chọn mẫu điều tra
+ Xử lý tài liệu
+ Kiểm tra kết quả nghiên cứu
d Ưu, nhược điểm của phiếu điều tra
Ưu điểm: Có thể thu thập khối lượng thông tin lớn trong thời gian ngắn, phương tiện điều
tra không tốn kém lắm
Nhược điểm: + Trong nhiều trường hợp người được hỏi không nói thật ý nghĩ của bản
thân
+ Đôi khi không thấy thái độ tình cảm của người trả lời
+ Ít chủ động tạo ra được các hiện tượng quan sát Do vậy phải chờ đợi, bị động về thờigian
+ Cho những kết quả phản ánh bè ngoài, nhiều khi không đi sâu vào bản chất, hiện tượng+ Kết luận lớn rất khó xử lý để trả lời ngay mục đích đặt ra
Trang 26Bảng 1.1 Phiếu điều tra thời gian lãng phí trong chuyền may
Tên công nhân :
Tên công đoạn :
Giới tính :
Thời gian dừng do máy móc
Vệ sinh máy, sắp chuyền
Máy hỏng
Thời gian dừng do công nhân
Gãy kim đổi kim
Sửa hàng bị hỏng
Kiểm tra hàng bị lỗi
Học nghề
Chờ việc giữa các công đoạn
Di chuyển giữa các công đoạn
Làm việc cá nhân (Đi VS, nói chuyện, đi lấy nước, uống nước)
Thời gian dừng do NVL
Thiếu nguyên vật liệu
Trang 271.5.2 Chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ (OEE-Overall Equipment Effectiveness)
được dùng để đánh giá một cách toàn diện hiệu quả sử dụng dây chuyền thiết bịtrong sản xuất công nghiệp OEE được tính toán như sau:
OEE = Khả năng sẵn sàng (A) x Hiệu suất hoạt động (PE) x Tỉ lệ chất lượng (Qr)Trong đó:
A – Chỉ số khả năng sẵn sàng
PE – Hiệu suất hoạt động, bằng sản lượng thực tế chia sản lượng mà dây
chuyền thiết bị có thể làm ra được
Qr – Tỉ lệ chất lượng, bằng số lượng sản phẩm đạt yêu cầu chia cho tổng số
lượng đã sản xuất
Một chỉ số hiệu quả thiết bị toàn bộ tốt, nó có thể đem lại lợi ích trong bốn yếu tố chínhcho doanh nghiệp:
Thiết bị: Giảm thời gian ngừng hoạt động cũng như chi phí bảo trì thiết
bị, quản lý tốt hơn quá trình hoạt động của thiết bị
Nhân viên: Gia tăng hiệu quả lao động và sản lượng bằng cách cải thiện
khả năng quan sát trong các hoạt động và trao quyền hạn cho các nhân viên vậnhành
Quy trình: Gia tăng sản lượng bằng cách tìm ra những chỗ bế tắc
Chất lượng: Gia tăng tỷ lệ chất lượng và giảm lượng phế phẩm
1.6 Phương hướng tăng năng suất lao động
Những phương hướng tăng năng suất lao động được sử dụng thường xuyên nhất là:
+ Tăng khối lượng đầu ra
+ Tăng chất lượng sản phẩm
+ Giảm khối lượng công việc phải làm
+ Giảm nghỉ việc không có lý do
+ Giảm số lần máy hỏng
+ Giảm chi phí trên từng sản phẩm
Trang 28PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠI CÔNG TY MAY NAM TIỆP
2.1 Giới thiệu chung về công ty và những đặc điểm có liên quan
2.1.1 Thông tin chung về đơn vị
Công ty Cổ phần may Nam Tiệp chi nhánh Ninh Bình được thành lập theo giấy phép đầu
tư được cấp vào ngày 10/8/2010
Tên công ty: Công ty cổ phần Nam Tiệp chi nhánh Ninh Bình
Tên giao dịch: NATI.,JSC
Địa chỉ: Xóm 3- Xã Khánh Nhạc-Huyện Yên Khánh-Ninh Bình
Mã số thuế: 0600337809-002
Ngày cấp: 10-8-2010
2.1.2 Tóm lược quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Nam Tiệp chi nhánh Ninh Bình là một đơn vị mới, được hìnhthành và đi vào hoạt động từ ngày 22/7/2010 Từ ngày đầu đi vào hoạt động với 3 chuyềnsản xuất và hơn 100 lao động Sau 1 năm thành lập công ty có thêm 2 chuyền sản xuất.Năm 2015, thêm 1 chuyền sản xuất đến nay là có tổng 6 chuyền sản xuất với hơn 180 laođộng và hơn 200 CBCNV cả quản lý
Qua gần 7 năm hoạt động và phát triển từ một đơn vị ban đầu với quy mô nhỏ, trangthiết bị còn nghèo nàn, lạc hậu đến nay Công ty đã có quy mô vừa và được đầu tư đượcmáy móc thiết bị chủ yếu với dây chuyền công nghệ tiên tiến hiện đại
Đến nay, công ty không ngừng mở rộng và phát triển, thu hút và tạo được nhiều việclàm cho lao động trong địa phương Tổng số CBCNV công ty là hơn 200 người Trong
đó, cán bộ quản lý là 20 người, công nhân viên khối sản xuất hơn 180 người Khu vực sảnxuất: 2 xưởng gồm 6 chuyền may, mỗi xưởng có 1 kĩ thuật và 2 cơ điện
2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp
Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu.Tiến hành sản xuất theo yêu cầu đặt hàng của khách hàng về kiểu dáng, mẫu mã, số lượngsản phẩm rồi xuất ra nước ngoài
- Xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với năng lực sản xuất côngty
- Thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh về chính sách tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm
xã hội, BHYT cho người lao động trong công ty
- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa
vụ đối với nhà nước
Trang 29Sản phẩm chủ yếu của công ty là sản phẩm may mặc bằng vải dệt kim như: Áophông, polo, T-shirt, Pants, Light Jacket, Polar Fleece và còn nhiều sản phẩm khác nữa.Sản phẩm của công ty được xuất khẩu qua các nước EU, châu Mỹ, châu Á nhưng trong đóthị trường châu Mỹ vẫn là thị trường chính chiếm tới 50% hàng xuất khẩu của công ty.Công ty vẫn tiếp tục tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu của mình.
Năng lực sản xuất của công ty đạt 4-5 triệu sản phẩm T-shirt/năm
Việc tạo ra các sản phẩm lớn hay nhỏ còn tùy thuộc vào số lượng đơn đặt hàng Phần lớncông ty thực hiện gia công phụ thuộc nhiều vào yêu cầu của khách hàng Vì hoạt độngchính của công ty là hoạt động xuất khẩu nên yêu cầu về chất lượng luôn là vấn đề màcông ty đặt lên hàng đầu để đáp ứng tốt nhất được yêu cầu của thị trường xuất khẩu
2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp
Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý
Hình 2-1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý
Quản Lý Chi Nhánh: Điều hành mọi hoạt động đạt hiệu quả cao
- Phụ trách mọi hoạt động của chi nhánh
- Điều hành quản lý bộ máy theo phân cấp, tổ chức các hoạt động sản xuất, thựchiện các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật công ty mẹ giao
Trang 30- Xây dựng mô hình tổ chức sản xuất, bố trí cán bộ phụ trách công tác tổ chức, côngtác thi đua khen thưởng, chỉ đạo công tác tiền lương, hạch toán kinh tế.
- Xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp từng giai đoạn đảm bảo tiến độ giao hàng,đảm bảo kế hoạch sản xuất tháng, quý, năm của công ty
Tổ Kĩ Thuật: chịu trách nhiệm toàn bộ đơn hàng sản xuất tại phân xưởng gồm kĩ thuậtthiết kế, kĩ thuật định mức, kĩ thuật chuyền, kĩ thuật thiết bị Xử lý kịp thời các vướngmắc trên dây chuyền sản xuất, đề xuất sang kiến cải thiện kĩ thuật nâng cao sản xuất
Tổ May: là tổ trực tiếp sản xuất, thực hiệ quy trình may các sản phẩm theo bảng quytrình công nghệ theo hướng dẫn kĩ thuật của kĩ thuật chuyền
Tổ Hoàn Thành: chịu trách nhiệm hoàn thiện sản phẩm từ kiểm tra chất lượng đếnbao gói
Cơ Điện: Quản lý điện, máy móc thiết bị của các phân xưởng
KCS: kiểm tra chất lượng sản phẩm trên từng công đoạn
Sơ đồ mặt bằng xưởng sản xuất
Hình 2-2 Sơ đồ mặt bằng xưởng sản xuất
Trang 312.1.5 Khái quát kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
b Bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp năm 2015
Bảng 2 1 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2015
Đơn vị tính: VNĐ
ST
T
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 15.461.784.673
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 2.947.378.704
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 2940506704
15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 51 7.456.234
16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60 2933050470
Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp năm 2015
Bảng 2 2 Bảng cân đối kế toán năm 2015
Trang 328 1
4
1.761.943.61 4
II II Đầu tư tài chính ngắn
1 Phải thu của khách hàng 131 1.371.536.28
7
2 Trả trước cho người bán 132
3 Các khoản phải thu khác 138
4 Dự phòng phải thu ngắnhạn khó đòi
139
2 Dự phòng giảm giá hàngtồn kho
Trang 33I I Tài sản cố định 210 15.413.557.0
80
12.913.836.4 79
3 Chi phí xây dựng cơ bản
dở dang
213
II II Bất động sản đầu tư 220
2 Giá trị hao mòn lũy kế 222
III III Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn
230
1 Đầu tư tài chính dài hạn 231
2 Dự phòng giảm giá đầu
tư tài chính dài hạn
NGUỒN VỐN
A - NỢ PHẢI TRẢ 300 10.337.618.2
72
8.160.786.14 8
2 Phải trả cho người bán 312
3 Người mua trả tiền trước 313
Trang 344 Thuế và các khoản phảinộp nhà nước
314 250.210.110
5 Phải trả người lao động 315 720.210.000 625.720.000
6 Chi phí phải trả 316
7 Các khoản phải trả ngắnhạn khác
329
2
7.535.066.14 8
1 Vay và nợ dài hạn 331 9.367.198.16
2
7.535.066.148
2 Quỹ dự phòng trợ cấpmất việc làm
339
B B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 11.713.546.3
99
8.793.861.37 2
99
8.793.861.37 2
Trang 351 Vốn đầu tư của chủ sởhữu
440 22.051.164.6
71
16.954.647.5 20
CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG
1 Tài sản thuê ngoài
2 Vật tư, hàng hóa nhậngiữ hộ, nhận gia công
3 Hàng hóa nhận bán hộ,nhận ký gửi, ký cược