1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp

63 333 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 539 KB
File đính kèm ứng dụng khoa học nông nghiệp.rar (77 KB)

Nội dung

Đất nước ta đang trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, sự nghiệp phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sự phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá là động lực thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng, hiệu quả kinh tế cao của nền sản xuất xã hội trong sản xuất nông nghiệp, bên cạnh những nguồn lực, tài nguyên đất đai, cơ sở vật chất, hạ tầng cơ sở, nguồn lực lao động và các yếu tố có sức sáng tạo, lao động có chất lượng là cơ sở để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Để đạt được mục tiêu xây dựng nông thôn mới, Đảng và Nhà nước ta đã đã có những kế hoạch mang tính chiến lược lâu dài như: Đào tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn; tập huấn khoa học kỹ thuật; hỗ trợ đào tạo nghề tại chỗ, vay vốn xuất khẩu lao động; chuyển dịch cơ cấu cây trồng giúp cho người nông dân biết ứng dụng những khoa học kỹ thuật mới, công nghệ mới để cải thiện được thói quen sản xuất lạc hậu truyền thống và các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm giảm dần khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng miền của Tổ quốc. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa trường lớp học, trạm y tế… để nhân dân có cơ hội được tiếp cận với các dịch vụ tiên tiến hơn, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao trình độ dân trí để tiến tới xóa nghèo mang tính bền vững. Nước ta là một nước có lợi thế về sản xuất nông nghiệp, để nền nông nghiệp phát triển mang tính bền vững. Nhà nước ta đã có những chủ trương, giải pháp để phát huy những lợi thế đó là: Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp không chỉ tạo ra sản phẩm với số lượng nhiều mà chất lượng còn được nâng lên góp phần nâng cao trình độ sản xuất của người nông dân giúp họ xoá bỏ dần những thói quen sản xuất lạc hậu, đồng thời góp phần vào việc khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vào sản xuất theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững góp phần tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn tại địa phương. Vì vậy Đảng ủy, chính quyền địa phương đã chỉ đạo cán bộ chuyên môn đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến toàn thể nhân dân về việc ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi. Đồng thời đề nghị Phòng nông nghiệp huyện, Trạm khuyến nông, trạm bảo vệ thực vật tập huấn thường xuyên theo nhu cầu của nhân dân, trực tiếp cầm tay chỉ việc trên đồng ruộng, trong chăn nuôi để nhân dân hiểu và làm theo để làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm của các loại cây trồng, vật nuôi. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đối với sản xuất, chăn nuôi hiện nay là vấn đề cần thiết góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới của địa phương. Chỉ đạo tất cả các ban, ngành chuyên môn cùng nhân dân phấn đấu đưa Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới hoàn theo kế hoạch đề ra. Hữu Sản là một xã miền núi, nằm ở phía Đông Bắc của huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, cách trung tâm huyện 20km, nhân dân chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp, điều kiện sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, thiếu vốn sản xuất kinh doanh, đời sống thu nhập của người dân còn thấp, trình độ dân trí không đồng đều, chất lượng các loại giống cây trồng, vật nuôi của địa phương còn thấp, khả năng cạnh tranh trên thị trường chưa cao. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế. Hàng năm Đảng uỷ, UBND xã đã được tiếp nhận các nguồn vốn hỗ trợ như: Quyết định 102QĐTTg, ngày 0792009 của Chính phủ về hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số ở xã đặc biệt khó khăn đã góp phần làm cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện một cách đồng đều, từng bước thoát nghèo và ổn định cuộc sống; Quyết định 302008QĐTTg, ngày 27122008 của Chính phủ là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm cải thiện đời sống vật chất và tình thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc; Quyết định 755QĐTTg, ngày 2052013 của Chính phủ về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 20132015;Quyết định 542012QĐTTg, ngày 04122012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ vay vốn để phát triển sản xuất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số, hỗ trợ giải quyết việc làm; Nghị quyết 302008NQCP đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân… Từ những nguồn hỗ trợ của Chính phủ trên đã góp phần vào việc thúc đẩy nền nông nghiệp từ tự túc sang phát triển hàng hóa. Nhưng những hỗ trợ trên mới chỉ ở hướng giải quyết tình thế trước mắt chưa có hướng phát triển lâu dài. Muốn nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá để tận dụng thế mạnh của địa phương từ đó cung cấp cho thị trường trong nước và ngoài nước những sản phẩm chất lượng cao nhằm nâng cao đời sống của nhân dân trong xã góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thì cần có những chính sách phù hợp hơn như: Liên kết bao tiêu đầu ra cho nông sản của người nông dân; xây dựng được mô hình cây, con đặc sản, tạo được thương hiệu riêng của địa phương; cứng hóa đường bê tông nông thôn; 100% dân số được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, trẻ em được đến trường đúng độ tuổi Chính vì vậy đã thôi thúc bản thân tôi nghiên cứu đề tài: “ Thực trạng và giải pháp ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp” tại Xã Hữu Sản, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang làm báo cáo thực tập tốt nghiệp.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong báo cáo này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện báo cáo này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong báo cáo đã được chỉ

rõ nguồn gốc.

Ngày ….tháng … năm 20…

Tác giả

Trịnh Thị Luyện

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết cho sinh viên, giúp sinh viên

áp dụng những kiến thức được học ở trường vào thực tế Trong quá trình thựctập tại xã Hữu Sản, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, em đã thu được rấtnhiều kiến thức bổ ích, giúp em hiểu sâu hơn những vấn đề đã được các thầy

cô giáo truyền đạt trên lớp học, em tin rằng đây là hành trang vững chắc cho

em trước khi bước vào thực tế làm việc

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài, em đã nhận được sựquan tâm, giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của chính quyền địa phương vàcán bộ thuộc UBND xã Hữu Sản đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuậnlợi cho em trong quá trình thực tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo Th.S Trần Thị Lý, người đãtrực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho em trong quá trình thực tập, cảm ơncác thầy, cô trong khoa đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốtkhoá học để em hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp này

Trong quá trình thực tập, em vừa làm vừa học, mặc dù bản thân đã hếtsức cố gắng nhưng do thời gian có hạn, khối lượng công việc nhiều, trình độbản thân còn hạn chế và bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu nên bảnbáo cáo không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự quantâm đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và bạn bè để bản báo cáo của emđược hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hữu Sản, ngày tháng năm 2018

Sinh viên

Trịnh Thị Luyện

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BIỂU BẢNG – ĐỒ THỊ v

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU vi

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Kết cấu báo cáo 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5

1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài 5

1.1.1 Khái niệm về khoa học, kỹ thuật và công nghệ 5

1.1.2 Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp 6

1.2 Vai trò của việc ứng dụng KHKT- CN vào sản xuất 7

1.2.1 Trong phát triển kinh tế 7

1.2.2 Trong ngành trồng trọt: 8

1.2.3 Trong ngành chăn nuôi: 9

1.3 Cơ sở thực tiễn 10

1.3.1 Cơ sở pháp lý 10

1.3.2 Ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp của xã Hữu Sản 12

1.3.3 Các chương trình được áp dụng trên địa bàn 14

1.3.4 Kinh nghiệm trong nước và trên thế giới về ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp 17

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

2.1: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 24

Trang 4

2.1.1 Đặc điểm chung của xã Hữu Sản 24

2.1.2 Đặc điểm tự nhiên 25

3.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội 25

2.1.4 Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội của xã Hữu Sản 28

2.2 Phương pháp nghiên cứu 30

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu: 30

2.2.2 Phương pháp xử lý, phân tích tài liệu, thông tin: 31

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33

3.1 Thực trạng sản xuất nông nghiệp tại xã Hữu Sản 33

3.1.1 Thực trạng chung về sản xuất nông nghiệp 33

3.1.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp của các hộ điều tra 38

3.1.3 Ảnh hưởng của tiến bộ KHKT – CN vào sản xuất nông nghiệp của các hộ điều tra 41

3.1.4 Đánh giá việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KHKT – CN vào sản xuất nông nghiệp 49

3.2 Định hướng và giải pháp 50

3.2.1 Quan điểm và định hướng 50

3.2.2 Các giải pháp 53

4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54

4.1 Kết luận 54

4.2 Kiến nghị: 55

Trang 5

DANH MỤC BIỂU BẢNG – ĐỒ THỊ

Bảng 3.1: Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp qua 3 năm 2015-2017 33

Bảng 3.2: Diện tích, năng suất, sản lượng một số loại cây trồng của xã qua 3 năm 2015 - 2017 35

Bảng 3.3: Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm của xã qua 3 năm 2015 – 2017 37

Bảng 3.4 Diện tích, năng suất, sản lượng gieo trồng năm 2017 của nhóm hộ, tính BQ/hộ 39

Bảng 3.5: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2017 của nhóm hộ điều tra, tính BQ/hộ: 40

Bảng 3.6: Kết quả sản xuất ngành nuôi trồng thuỷ sản của xã Hữu Sản qua 3 năm 2015 - 2017 41

Bảng 3.7: Mức độ đầu tư chi phí và thu nhập của một số cây trồng chính ở địa phương năm 2017 41

Bảng 3.8: Khi chưa áp dụng tiến bộ KHKT năm 2015 42

Bảng 3.9: Khi áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất (số liệu năm 2015) 42

Bảng 3.10: Tình hình chuyển giao KHKT-CN cho nhân dân 43

Bảng 3.11: Tình hình đưa các tiến bộ KHKT công nghệ vào sản xuất qua 3 năm (2015 - 2017): 44

Bảng 3.12: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khi áp dụng tiến bộ KHKT qua 2 năm (2016 - 2017) 45

Bảng 3.13: Tình hình lựa chọn giống của các hộ điều tra 45

Bảng 3.14: Điều tra hộ điển hình bà Nội thôn Dần 2, xã Hữu Sản- Sơn Động - Bắc Giang 46

Bảng 3.15: Nguyên nhân làm tăng năng suất vật nuôi 46

Trang 6

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

UBMTTQ: Ủy ban mặt trận tổ quốc

UBND: Ủy ban nhân dân

VAC: Vườn ao chuồng

XHCN: Xã hội chủ nghĩa

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất nước ta đang trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, sự nghiệpphát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sự phát triển kinh

tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá là động lực thúc đẩy sự pháttriển nhanh chóng, hiệu quả kinh tế cao của nền sản xuất xã hội trong sản xuấtnông nghiệp, bên cạnh những nguồn lực, tài nguyên đất đai, cơ sở vật chất, hạtầng cơ sở, nguồn lực lao động và các yếu tố có sức sáng tạo, lao động có chấtlượng là cơ sở để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm Đểđạt được mục tiêu xây dựng nông thôn mới, Đảng và Nhà nước ta đã đã cónhững kế hoạch mang tính chiến lược lâu dài như: Đào tạo việc làm tại chỗcho lao động nông thôn; tập huấn khoa học kỹ thuật; hỗ trợ đào tạo nghề tạichỗ, vay vốn xuất khẩu lao động; chuyển dịch cơ cấu cây trồng giúp chongười nông dân biết ứng dụng những khoa học kỹ thuật mới, công nghệ mới

để cải thiện được thói quen sản xuất lạc hậu truyền thống và các chương trìnhmục tiêu quốc gia nhằm giảm dần khoảng cách giàu nghèo giữa các vùngmiền của Tổ quốc Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông nôngthôn, kiên cố hóa trường lớp học, trạm y tế… để nhân dân có cơ hội được tiếpcận với các dịch vụ tiên tiến hơn, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, nângcao trình độ dân trí để tiến tới xóa nghèo mang tính bền vững

Nước ta là một nước có lợi thế về sản xuất nông nghiệp, để nềnnông nghiệp phát triển mang tính bền vững Nhà nước ta đã có nhữngchủ trương, giải pháp để phát huy những lợi thế đó là: Áp dụng tiến bộkhoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp không chỉ tạo ra sản phẩmvới số lượng nhiều mà chất lượng còn được nâng lên góp phần nâng caotrình độ sản xuất của người nông dân giúp họ xoá bỏ dần những thóiquen sản xuất lạc hậu, đồng thời góp phần vào việc khai thác, sử dụng cóhiệu quả các nguồn lực vào sản xuất theo hướng phát triển nông nghiệp

Trang 8

bền vững góp phần tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn tại địaphương Vì vậy Đảng ủy, chính quyền địa phương đã chỉ đạo cán bộ chuyênmôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến toàn thể nhân dân về việc ứng dụngtiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi Đồng thời đề nghị Phòngnông nghiệp huyện, Trạm khuyến nông, trạm bảo vệ thực vật tập huấn thườngxuyên theo nhu cầu của nhân dân, trực tiếp cầm tay chỉ việc trên đồng ruộng,trong chăn nuôi để nhân dân hiểu và làm theo để làm tăng năng suất và chấtlượng sản phẩm của các loại cây trồng, vật nuôi Việc áp dụng tiến bộ khoahọc kỹ thuật đối với sản xuất, chăn nuôi hiện nay là vấn đề cần thiết góp phầnvào công cuộc xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Chỉ đạo tất cả các ban, ngành chuyên môn cùng nhân dân phấn đấu đưaChương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới hoàn theo kếhoạch đề ra

Hữu Sản là một xã miền núi, nằm ở phía Đông Bắc của huyện SơnĐộng, tỉnh Bắc Giang, cách trung tâm huyện 20km, nhân dân chủ yếu sốngdựa vào nông nghiệp, điều kiện sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở vậtchất còn nghèo nàn, thiếu vốn sản xuất kinh doanh, đời sống thu nhập củangười dân còn thấp, trình độ dân trí không đồng đều, chất lượng các loạigiống cây trồng, vật nuôi của địa phương còn thấp, khả năng cạnh tranh trênthị trường chưa cao Việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nôngnghiệp còn nhiều hạn chế Hàng năm Đảng uỷ, UBND xã đã được tiếp nhậncác nguồn vốn hỗ trợ như: Quyết định 102/QĐ-TTg, ngày 07/9/2009 củaChính phủ về hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu

số ở xã đặc biệt khó khăn đã góp phần làm cho đời sống vật chất và tinh thầncủa người dân được cải thiện một cách đồng đều, từng bước thoát nghèo và

ổn định cuộc sống; Quyết định 30/2008/QĐ-TTg, ngày 27/12/2008 của Chínhphủ là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm cải thiện đời sống vật chất

và tình thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữacác vùng, địa bàn và giữa các dân tộc; Quyết định 755/QĐ-TTg, ngày

Trang 9

20/5/2013 của Chính phủ về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộđồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khókhăn giai đoạn 2013-2015;Quyết định 54/2012/QĐ-TTg, ngày 04/12/2012của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ vay vốn để phát triển sản xuấtcho hộ nghèo dân tộc thiểu số, hỗ trợ giải quyết việc làm; Nghị quyết30/2008-NQ/CP đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân…

Từ những nguồn hỗ trợ của Chính phủ trên đã góp phần vào việc thúc đẩy nềnnông nghiệp từ tự túc sang phát triển hàng hóa Nhưng những hỗ trợ trên mớichỉ ở hướng giải quyết tình thế trước mắt chưa có hướng phát triển lâu dài.Muốn nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá để tận dụng thế mạnh củađịa phương từ đó cung cấp cho thị trường trong nước và ngoài nước nhữngsản phẩm chất lượng cao nhằm nâng cao đời sống của nhân dân trong xã gópphần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thì cần

có những chính sách phù hợp hơn như: Liên kết bao tiêu đầu ra cho nông sảncủa người nông dân; xây dựng được mô hình cây, con đặc sản, tạo đượcthương hiệu riêng của địa phương; cứng hóa đường bê tông nông thôn; 100%dân số được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, trẻ em được đến trường đúng

độ tuổi Chính vì vậy đã thôi thúc bản thân tôi nghiên cứu đề tài: “ Thực trạng

và giải pháp ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp” tại

Xã Hữu Sản, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang làm báo cáo thực tập tốt

* Mục tiêu cụ thể:

Trang 10

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nâng cao hiệu quảtrong sản xuất nông nghiệp.

- Thực trạng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp trênđịa bàn xã Hữu Sản

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy hiệu quả hơn nữacủa việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển sản xuất nông nghiệp theohướng sản xuất hàng hoá trên địa bàn xã Hữu Sản

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến những kỹ thuật mới được

áp dụng vào thực tiễn trong sản xuất nông nghiệp và hiệu quả thu được tạiđịa phương góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, cải thiện cuộc sốngcủa người dân địa phương trên địa bàn xã Hữu Sản, huyện Sơn Động, tỉnhBắc Giang

* Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

Đề tài được nghiên cứu tại xã Hữu Sản, huyện Sơn Động, tỉnh BắcGiang về các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong phát triển kinh tế nôngnghiệp, điện, đường, trường, trạm qua 3 năm (2015- 2017)

+ Về thời gian nghiên cứu: 3 năm (2015 - 2017)

+ Địa điểm nghiên cứu: xã Hữu Sản, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

4 Kết cấu báo cáo

Báo cáo ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 3 chương

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

Chương 2 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

Chương 3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Trang 11

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài

1.1.1 Khái niệm về khoa học, kỹ thuật và công nghệ

* Khái niệm về khoa học

Hiện nay, người ta đề cập đến khái niệm khoa học ở ba khía cạnh sau: + Khoa học là hệ thống những hiểu biết hoặc tri thức của con người về

tự nhiên - xã hội - tư duy, nó tồn tại dưới dạng các lý thuyết, định lý, quy luật,nguyên tắc, phạm trù, tiền đề

+ Khoa học là một hình thái ý thức - xã hội thể hiện tồn tại xã hội trongnội dung, mục đích và các chuẩn mực giá trị, các nguyên lý thế giới quantrong triết học và bức tranh chung về thế giới

+ Khoa học là một dạng hoạt động lao động của con người, nó ra đờitrong quá trình chinh phục giới tự nhiên và khoa học giúp nâng cao hiệu quảhoạt động của con người Đó là một hình thức hoạt động đặc thù, là hoạt độngnhận thức Nó ra đời chỉ ở một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử

Từ ba khía cạnh trên, chúng ta có thể định nghĩa, khoa học là hệ thốngcác kiến thức về các quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy dựa trên nhữngphương pháp được xác định để thu nhận kiến thức

* Khái niệm kỹ thuật

Kỹ thuật thông thường được hiểu là toàn bộ các thiết bị, phương tiện,máy móc và công cụ vật chất nằm trong tư liệu sản xuất để quản lý, khai thác,bảo quản và chế tạo các sản phẩm dùng cho sản xuất và thỏa mãn các nhu cầucủa đời sống xã hội

* Khái niệm công nghệ.

Công nghệ là hệ thống các phương tiện dùng để thực hiện quá trình sảnxuất, chế tạo sản phẩm và cung cấp dịch vụ cho xã hội và con người Hay nói

Trang 12

cách khác, công nghệ là sự ứng dụng của khoa học để giải quyết các vấn đềthực tiễn trong hoạt động của con người.

Công nghệ, theo nghĩa truyền thống được hiểu là tập hợp các phươngpháp, quy trình, kỹ năng, kỹ thuật, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi cácnguồn lực thành sản phẩm Công nghệ bao gồm nhiều khâu như : điều tra,nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất thử¦ đến các vấn đề thông tin, tư vấn, đàotạo¦ tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm cuối cùng Công nghệ cũng chính

là bản thân những thao tác khai thác, chế tạo, vận chuyển, lưu giữ, bảo quản,kiểm tra¦ đó đều là mỗi phần của quá trình sản xuất chung nhằm vào một sảnphẩm cuối cùng nhất định

Công nghệ gồm bốn thành phần THIO: thành phần kỹ thuật T(Technoware), thành phần con người H (Humanware), thành phần thông tin I(Inforware) và thành phần tổ chức quản lý O (Orgaware) Bốn thành này cótác động qua lại với nhau và cùng thực hiện bất kỳ quá trình sản xuất và dịch

vụ nào

Công nghệ trong nông nghiệp là sự kết hợp chặt chẽ các kỹ thuật hiệnđại và cổ truyền, các thành tựu về Zen, giống di truyền, phân khoáng, thuốcbảo vệ thực vật là do kết quả của việc áp dụng các kỹ thuật hiện đại, ngượclại, lịch mùa gieo trồng, thu hoạch lại dựa trên kỹ thuật cổ truyền của nôngdân được đúc rút từ hàng nghìn năm nay Công nghệ trong nông nghiệp gắnliền với quá trình sinh học, mọi tác động của con người theo một công nghệnhất định đều phải phù hợp quy luật sinh vật Vì vậy, việc xây dựng, áp dụngcông nghệ sinh học phải tuyệt đối tuân thủ theo quy luật sinh vật

1.1.2 Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

Trong phát triển kinh tế việc đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹthuật là vấn đề hết sức quan trọng và cần đặc biệt quan tâm vì khoa học – kỹthuật là quá trình đưa khoa học – kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất, thôngqua đó nhằm thúc đẩy năng suất, chất lượng sản phẩm có hiệu quả hơn

Trang 13

Trong nông nghiệp việc đưa khoa học – kỹ thuật vào sản xuất nhằmnâng cao năng suất, chất lượng và tính cạnh tranh của hàng hoá vào sản xuất;thay đổi các thói quen sản xuất lạc hậu đã tồn tại lâu đời để chuyển dần sang

áp dụng các kỹ thuật canh tác mới theo hướng cơ giới hoá, hiện đại hoá nhằmtăng năng suất, tăng sản lượng, phát huy được hiệu quả kinh tế của cây trồng,vật nuôi, từng bước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,nông thôn theo chủ trương của Đảng và Nhà nước Việc ứng dụng tiến bộkhoa học – kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp là góp phần vào phát triểnkinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá làm thay đổi tư duy, nhậnthức về khoa học – kỹ thuật để tăng cường khả năng sản xuất, đảm bảo thoảmãn tốt hơn nhu cầu của con người hiện nay Trong sản xuất nông nghiệp ứngdụng khoa học – kỹ thuật là sự kết hợp chặt chẽ các kỹ thuật hiện đại và cổtruyền, các thành tựu về zen, giống di truyền, phân khoáng, thuốc bảo vệ thựcvật là do kết quả của việc áp dụng các kỹ thuật hiện đại, ngược lại, lịch mùagieo trồng, thu hoạch lại dựa trên kỹ thuật cổ truyền của nông dân được đúcrút từ thực tiễn nhân dân đã trải qua Công nghệ trong nông nghiệp gắn liềnvới quá trình sinh học, mọi tác động của con người theo một công nghệ nhấtđịnh đều phải phù hợp quy luật sinh vật Vì vậy, việc xây dựng, áp dụng côngnghệ sinh học phải tuyệt đối tuân thủ theo quy luật sinh vật

Ngoài sự phát triển về kinh tế nông nghiệp là thế mạnh của địa phương,

để cho sự phát triển được toàn diện và đồng đều hơn Đảng và Nhà nước đã ưutiên 62 huyện nghèo trong cả nước, được hỗ trợ các nguồn vốn của Chính phủ,đặc biệt là nguồn vốn 30a góp phần trong công cuộc xây dựng nông thôn mới

1.2 Vai trò của việc ứng dụng KHKT- CN vào sản xuất

1.2.1 Trong phát triển kinh tế

Việc đổi mới và ứng dụng tiến bộ KHKT - CN là vấn đề hết sức quantrọng và cần đặc biệt quan tâm vì KHKT là quá trình đưa KHKT - CN để ứngdụng vào sản xuất, thông qua đó nhằm thúc đẩy năng suất, chất lượng sảnphẩm có hiệu quả hơn Trong nông nghiệp việc đưa KHKT - CN vào sản xuất

Trang 14

là việc đưa các giống cây trồng, vật nuôi có tiềm năng, năng suất, chất lượngcao và mang tính hàng hoá vào sản xuất, là áp dụng các kỹ thuật canh tácmới, áp dụng các công cụ cải tiến mới theo hướng cơ giới hoá, hiện đại hoánhằm tăng năng suất, tăng sản lượng, tăng hiệu quả kinh tế cây trồng, vậtnuôi, từng bước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nôngthôn theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Tóm lại, việc áp dụng KHKT - CN trong sản xuất nông nghiệp là việc

áp dụng vào phát triển kinh tế hộ và kinh tế trang trại theo hướng sản xuấthàng hoá là nhằm cải tiến, thay đổi tư duy, nhận thức về KHKT Các phươngpháp sản xuất để tăng cường khả năng sản xuất, đảm bảo thoả mãn tốt hơnnhu cầu của con người hiện nay

Trong giai đoạn hiện nay, khi mà nông nghiệp nông thôn cả nước đangtừng bước phát triển thì việc áp dụng KHKT-CN nhằm giúp cho quá trình sảnxuất được diễn ra có hiệu quả, nhờ có công nghệ mà các yếu tố sản xuất nhưlao động, đất đai, sinh vật, máy móc, thời tiết, khí hậu kết hợp với nhau tạo rasản phẩm nông nghiệp có chất lượng, hiệu quả hơn KHKT-CN giúp cho đầuvào các sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng, góp phần làm tăng sảnphẩm, giảm chi phí và bảo tồn được môi trường sinh thái Trên thực tế, việc

áp dụng KHKT-CN vào sản xuất làm mức độ đầu tư, thâm canh tăng năngsuất và sản lượng tăng Mức độ của chi phí đầu vào cũng tăng nhưng chậmhơn so với tốc độ tăng của năng suất, sản lượng, các yếu tố đầu ra nên hiệuquả kinh tế tăng Do vậy chi phí tính theo một đơn vị sản phẩm giảm thực tế

là nhờ việc áp dụng các tiến bộ KHKT-CN trong sản xuất mà phát triển kinh

tế nông nghiệp đã đem lại năng suất, sản lượng hiệu quả tăng cụ thể là:

1.2.2 Trong ngành trồng trọt:

Đối với vườn cây ăn quả, nhờ áp dụng vào KHKT như : chiết, ghép,lai tạo, chăm bón mà diện tích cây ăn quả của địa phương tăng Từ thế mạnhtrên đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân Nhờ có công nghệ mới

Trang 15

vào chế biến hoa quả như đưa máy móc vào sấy vải thiều và bảo quản đônglạnh Chính vì vậy năng suất và chất lượng được nâng lên rõ rệt.

- Đối với canh tác các loại cây trồng ngắn ngày như lúa, ngô, lạc, đậu nhờ áp dụng các tiến bộ KHKT và đưa các loại giống có năng suất cao, quy trìnhthâm canh mới vào sản xuất mà hiệu quả kinh tế tăng hơn so với trước Cụ thể:Năng suất lúa trước đây chỉ đạt 40 - 43 tạ/ha, nhờ việc đưa các loại giống lúa lai,lúa thuần áp dụng các kỹ thuật canh tác mới mà năng suất đạt từ 55 - 60 tạ/ha,thậm chí có nơi còn đạt trên 60 tạ/ha Đối với năng suất các giống lúa trước đâyđạt khoảng từ 1,7 - 2 tấn/ha, từ khi đưa các giống mới áp dụng kỹ thuật thâmcanh mới và che phủ ninon năng suất đã tăng từ 17 - 20 tạ/ha

Năng suất cây ngô trước đây chỉ đạt từ 2,3 - 2,5 tấn/ha, sau khi tiếp thucác loại giống mới vào sản xuất, năng suất đạt từ 5 - 6 tấn/ha Năng suất đậutrước đây đạt từ 1-1,2 tấn/ha nhờ đưa các loại giống mới đưa vào sản xuất đótăng năng suất đạt từ 2 - 2,5 tấn/ha (số liệu năm 2017)

Nhưng kết quả đạt được của ngành trồng trọt nên cũng nhờ áp dụng cáccông cụ hiện đại vào sản xuất như mỏy cày, mỏy bừa làm đất, gặt, tuốt lúa,bơm nước Từ việc đó đã giảm bớt sức lao động của người nông dân, ngườidân sẽ chủ động hơn vào việc tăng vụ và sản xuất kịp thời vụ

- Bên cạnh việc tiếp thu ứng dụng khoa học vào sản xuất các loại câyngắn ngày như lúa, ngô lai, lạc trong những năm qua, nhân dân địa phươngcòn áp dụng KHKT-CN vào sản xuất các loại cây có giá trị kinh tế cao bướcđầu mang tính hàng hoá như cây dưa bao tử, cây dưa đỏ, cây ngô ngọt, càchua bi đã cho thu nhập cao hơn 2 -3 lần so với sản xuất lúa

1.2.3 Trong ngành chăn nuôi:

Nhờ áp dụng KHKT - CN mà năng suất, sản lượng thịt, trứng tăngcao hơn hẳn thể hiện qua các loại sau:

- Đối với đàn bò của địa phương trong những năm 2012 - 2014 chủ yếu làgiống bò nội có tầm vóc thấp bé, sản lượng thịt, sữa thấp: bò tơ trọng lượng dưới200kg, bò đực từ 300 - 350 kg, sản lượng sữa đạt từ 300 - 400 lít (1 lứa đẻ)

Trang 16

Những năm trở lại đây, nhờ áp dụng kỹ thuật lai tạo các giống bò ngoạiđặc biệt là giống bò lai sin có tầm vóc cao, to mà con cái đạt trọng lượng 300

kg, con đực trên 400kg, sản lượng sữa đạt từ 750 - 900 lít/1 lứa đẻ

- Đối với các giống lợn thì lợn nội có tỷ lệ tăng trọng thấp, thời giannuôi kéo dài từ 6 - 8 tháng mới được xuất chuồng, tỷ lệ thịt nạc thấp do vậyhiệu quả kinh tế không cao Nay nhờ kỹ thuật lai tạo giữa lợn nội với cácgiống ngoại mà tỷ lệ tăng trọng nhanh hơn, thời gian chăn nuôi được rút ngắn

từ 3 - 4 tháng, trọng lượng khi xuất chuồng đạt từ 80 - 100kg Nhờ đưa côngnghệ vào chăn nuôi như ăn thẳng và có vòi nước uống tự động nên bớt đượccông lao động và chăn nuôi đại trà, tỷ lệ thịt nạc cao đem lại hiệu quả kinh tếcao hơn cho người chăn nuôi

- Đối với đàn gia cầm, thuỷ cầm các giống ngoại như giống gà Kabia,lương phượng, vịt siêu trứng Supơ, ngan Pháp mà sản lượng thịt, trứng caohơn hẳn các giống nội

- Đối với thuỷ hải sản: Từ khi đưa các giống cá lai vào nuôi như trê lai,chép lai, rô phi đơn tính, cá chim trắng có thời gian nuôi ngắn hơn cácgiống nuôi trước đây, trọng lượng nhanh, chất lượng thịt tốt đã đem lại hiệuquả kinh tế cao cho các hộ chăn nuôi

Tóm lại, KHKT-CN sẽ giúp cho người sản xuất, các hộ nông dân vàcác trang trại đó có thu nhập cao, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sốngđồng thời góp phần làm cho môi trường nông thôn trong sạch và trở lên pháttriển bền vững hơn

1.3 Cơ sở thực tiễn

1.3.1 Cơ sở pháp lý

Nông nghiệp, nông thôn luôn là vấn đề trọng yếu của mỗi quốc gia kể

cả những nước đã đạt đến trình độ phát triển cao Hiện nay nước ta có khoảnggần 80% dân số sống ở nông thôn của nước ta có vị trí hết sức quan trọngtrong phát triển kinh tế đất nước Để phát triển kinh tế - xã hội, nông thôn ởmiến núi là nhiệm vụ hết sức quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta quan tâm

Trang 17

Ngày 21/7/1998, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số132/1998/QĐ-TTg về chương trình xây dựng mô hình ứng dụng KHKT-CNphục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 1998 -

2002 Mô hình này do Bộ KHCN và Môi trường triển khai thực hiện

Nghị quyết Trung ương 6 khoá VIII về một số vấn đề phát triển nôngnghiệp nông thôn trong đó Đảng ta rất quan tâm chú ý đến việc phát triểnkhoa học trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nhất là áp dụng các thành tựucủa sinh học hiện đại, ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu và áp dụng giống mớinhất là giống lúa có chất lượng cao, phục vụ cho xuất khẩu, các loại cây trồngvật nuôi tạo ra khâu đột phá về năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranhcủa sản phẩm nông nghiệp so với các nước khác trong khu vực và trên thếgiới Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích phát triển công nghệ chế biến,bảo quản để giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch

Để triển khai quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nôngthôn trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, Đảng và Nhà nước ta cóchương trình hành động của Chính phủ thực hiện kết luận Hội nghị lần thứ 6-BCH/TW Đảng khoá IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khoáVIII và phương hướng phát triển KHCN từ nay đến 2010 và những năm tiếptheo Hội nghị nhấn mạnh các nhiệm vụ trọng điểm về phát triển KHCN trongnông nghiệp nông thôn như sau:

+ Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT&CN trong nông nghiệp:

+ Rà soát, xây dựng tổ chức lồng ghép, gắn kết các chương trình kinh

tế - xã hội với các chương trình khoa học công nghệ phục vụ phát triển nôngnghiệp nông thôn

+ Xây dựng cơ chế, chính sách, chương trình chuyển giao các tiến bộKHKT cho phát triển nông thôn trong đó tập trung vào các chương trình ứngdụng công nghệ giống, công nghệ bảo quản, chế biến nông sản, phát triển các

tổ chức khuyến nông, lâm, ngư nghiệp

Trang 18

+ Xây dựng chính sách thu hút cán bộ KHCN về công tác tại các vùngnông thôn Ngoài ra ở Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá IX) cũng đưa ra nhiệm

vụ phát triển KHCN và nông nghiệp nông thôn

+ Tăng cường cải tiến áp dụng kỹ thuật tiến bộ đối với các công nghệtruyền thống, tận dụng lao động, đất đai, tài nguyên, phát triển công nghệ vàdịch vụ

+ Phát triển công nghệ sinh học, tập trung vào nghiên cứu và ứng dụngphát triển nông - lâm - ngư nghiệp, chế biến thực phẩm và bảo vệ môi trườngsinh thái

+ Tăng cường cải tiến áp dụng kỹ thuật tiến bộ đối với các công nghệtruyền thống, tận dụng lao động, đất đai, tài nguyên, phát triển công nghệ dịch vụ

+ Phát triển công nghệ sinh học, tập trung vào nghiên cứu và ứng dụngphát triển nông - lâm - ngư nghiệp, chế biến thực phẩm và bảo vệ môi trườngsinh thái

1.3.2 Ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp của xã Hữu Sản

Trên thực tế xã Hữu Sản là một xã miền núi của huyện Sơn Động, nhândân trong xã sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, ngành nghề truyền thốngkhông có và chậm được phát triển, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khókhăn Những năm gần đây, do tiến trình phát triển chung của xã hội, nhân dân

xã Hữu Sản đã từng bước tiếp thu ứng dụng KHKT-CN vào sản xuất, đặc biệt

là được sự quan tâm của Đảng bộ và chính quyền các cấp, của các tổ chức đãtạo điều kiện cho nhân dân trong xã tham gia học nhiều lớp chuyển giaoKHKT trên các lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, người dân bước đầu đã cónhận thức về vai trò của việc ứng dụng các tiến bộ KHKT-CN vào sản xuấtnông nghiệp đặc biệt là kinh tế hộ và kinh tế trang trại theo hướng sản xuấthàng hoá Trong 3 năm qua (2015 - 2017) quá trình ứng dụng KHKT-CN củacác hộ và trang trại trong xã đã có nhiều chuyển biến tích cực Trong lĩnh vựctrồng trọt nhân dân đã mạnh dạn đưa các giống mới vào sản xuất như giống

Trang 19

lúa Q5, Bắc ưu 903, Syn 6, khang dân 18 các giống cao sản khác Đồng thời

là việc chỉ đạo nhân dân áp dụng các phương thức sản xuất mới như trồng lạc,trồng dưa hấu che phủ nilon, gieo mạ che phủ nilon để chống rét, gieo mạ trênkhay, tích cực vận động nhân dân thâm canh tăng vụ từ 2 vụ lên đến 3-4vụ/năm, vận động nhân dân cải tạo vườn tạp, đưa các loại cây trồng như câyvải cực sớm, soài, na dai, hồng nhân hậu, phối hợp các tổ chức mở các lớp tậphuấn kỹ thuật chăm bón vườn cây ăn quả cho nhân dân, từ đó nhân dân tíchcực cải tạo vườn tạp đưa diện tích cây ăn quả của toàn xã năm 2010 lên 120

ha, tăng so với năm 2008 là 8,7 ha, tổng giá trị hàng hoá từ vườn đồi đạt trên

Bên cạnh các lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi thì tình hình cơ giới hoá,hiện đại hoá nông nghiệp của địa phương từng bước được đầu tư phát triển.Hiện nay trên 95% tổng số hộ trong toàn xã có máy bơm nước và máy tuốtlúa loại nhỏ, toàn xã có 180 máy tuốt lúa liên hoàn, 756 máy cày bừa, 24 máyxay sát, 01 lò ấp gia cầm có quy mô lớn Qua số liệu trên ta thấy các hộ dân

đã có những bước áp dụng KHKT-CN vào sản xuất Qua đó đã góp phần tíchcực để phục vụ cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nhất là sản xuất nôngnghiệp mang tính hàng hoá tại địa phương trong những năm qua

Trên thực tế, muốn nền kinh tế thực sự phát triển để đảm bảo đời sốngcủa nhân dân thì phải có sự chỉ đạo sát sao cụ thể của các cấp lãnh đạo trongviệc ứng dụng tiến hộ KHKT-CN vào sản xuất nông nghiệp, cần phải biết

Trang 20

phân tích những mặt mạnh, yếu, những điều kiện phù hợp và những lợi thế sosánh để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.

Là một xã nghèo của huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, Hữu Sản đượctiếp nhận nhiều nguồn vốn từ nhiều chương trình để xây dựng cơ sở hạ tầng,phát triển kinh tế để xóa nghèo mang tính bền vững

Trong ứng dụng tiễn bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệptập trung đưa các loại cây trồng, vật nuôi có thế mạnh của địa phương để hìnhthành những cánh đồng mẫu, chuyên canh, xen canh góp phần đẩy mạnhchuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo ra các loại sản phẩm hàng hóa nông nghiệp

có giá trị cao cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, các hình thức

tổ chức sản xuất ở nông thôn được đổi mới và phát triển phù hợp với yêu cầnphát triển của nền nông nghiệp hàng hóa Tăng cường ứng dụng khoa học –

kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp ở nông thôn, cùng với bà con nông dân,doanh nghiệp, các tổ chức khuyến nông, các tổ chức chính trị, xã hội giảiquyết các đề về giống, công nghệ chế biến, công nghệ bảo quản sau thuhoạch, hướng dẫn để người nông dân hiểu được rằng mình cần làm gì? cầnđầu tư bao nhiên vốn? trang thiết bị để đổi mới công nghệ, đổi mới cây trồng,vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao hơn, thu nhập cao hơn Điều đó cũng

có nghĩa là cần nâng cao nhận thức của người lao động nông nghiệp về ứngdụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất Đây là một trong những nhiệm vụquan trọng, là yêu cầu lớn và mang tầm chiến lược trong sự nghiệp phát triểnnông nghiệp, nông dân, nông thôn

1.3.3 Các chương trình được áp dụng trên địa bàn

Trong giai đoạn hiện nay, khi mà cả nước đang thi đua xây dựng nôngthôn mới Chính quyền và nhân dân xã Hữu Sản cũng luôn nỗ lực tạo mọiđiều kiện thuận lợi nhất để đạt được những mục tiêu cơ bản trong 19 tiêu chí

đã đề ra

Nông nghiệp nông thôn cả nước đang từng bước phát triển thì việc ápdụng khoa học kỹ thuật nhằm giúp cho quá trình sản xuất được diễn ra có

Trang 21

hiệu quả, nhờ có công nghệ mà các yếu tố sản xuất như lao động, đất đai, sinhvật, máy móc, thời tiết, khí hậu kết hợp với nhau tạo ra sản phẩm nông nghiệp

có chất lượng, hiệu quả hơn Khoa học – kỹ thuật giúp cho đầu vào các sảnphẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng, góp phần làm tăng sản phẩm, giảm chiphí và bảo tồn được môi trường sinh thái Trên thực tế, việc áp dụng khoa học– kỹ thuật vào sản xuất làm mức độ đầu tư, thâm canh tăng năng suất và sảnlượng tăng Mức độ của chi phí đầu vào cũng tăng nhưng chậm hơn so với tốc

độ tăng của năng suất, sản lượng, các yếu tố đầu ra nên hiệu quả kinh tế tăng

Do vậy chi phí tính theo một đơn vị sản phẩm giảm thực tế là nhờ việc ápdụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong sản xuất mà phát triển kinh tếnông nghiệp đã đem lại năng suất, sản lượng hiệu quả tăng cụ thể là:

Đối với vườn cây ăn quả, nhờ áp dụng khoa học - kỹ thuật như ứng dụngchiết, ghép, lai tạo, chăm bón mà diện tích cây ăn quả của địa phương tăng Từthế mạnh trên đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân Nhờ có công nghệmới vào chế biến hoa quả như đưa máy móc vào sấy vải thiều và bảo quản đônglạnh Chính vì vậy năng suất và chất lượng được nâng lên rõ rệt

Đối với canh tác các loại cây trồng ngắn ngày như lúa, ngô, lạc,khoaitây, đậu nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật và đưa các loại giống

có năng suất cao, quy trình thâm canh mới vào sản xuất mà hiệu quả kinh tếtăng hơn so với trước Cụ thể: Năng suất lúa trước đây chỉ đạt 35 - 40 tạ/ha,nhờ việc đưa các loại giống lúa lai, lúa thuần áp dụng các kỹ thuật canh tácmới mà năng suất đạt từ 41-45 tạ/ha, thậm chí còn đạt trên 58 tạ/ha

Năng suất cây ngô trước đây chỉ đạt từ 2,1 - 2,3 tấn/ha, sau khi tiếp thucác loại giống mới vào sản xuất, năng suất đạt từ 4,1 – 4,4 tấn/ha.Năng xuấtkhoai tây trước đây đạt từ 90-110 tấn/ha, Nhờ áp dụng đúng KHKT vào sảnxuất năng xuất đạt 210-215 tấn/ha Năng suất đậu trước đây đạt từ 0,6-0,9 tấn/

ha nhờ đưa các loại giống mới vào sản xuất, năng suất đạt 1,1 tấn/ha (số liệunăm 2017)

Trang 22

Những kết quả đạt được của ngành trồng trọt trên cũng nhờ áp dụng cáccông cụ hiện đại vào sản xuất như máy cày, máy bừa làm đất, gặt, tuốt lúa,bơm nước Từ việc đó đã giảm bớt sức lao động của người nông dân, ngườidân đã chủ động hơn vào việc tăng vụ và sản xuất kịp thời vụ.

Bên cạnh việc tiếp thu ứng dụng khoa học vào sản xuất các loại câyngắn ngày như lúa, ngô lai,lạc trong những năm qua, nhân dân địa phươngcòn áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất các loại cây có hiệu quả kinh tếcao bước đầu mang tính hàng hoá như cây khoai tây, cây dưa đỏ, bí xanh đãcho thu nhập cao hơn 2 -3 lần so với sản xuất lúa

*Nhờ áp dụng khoa học – kỹ thuật mà năng suất, sản lượng thịt, trứng tăng cao hơn hẳn thể hiện qua các loại sau:

- Những năm trở lại đây, nhờ áp dụng kỹ thuật lai tạo các giống bò ngoại

có tầm vóc cao, to mà con cái đạt trọng lượng 238 kg, con đực trên 290 kg

- Đối với các giống lợn thì lợn nội có tỷ lệ tăng trọng thấp, thời gian

nuôi kéo dài từ 6 - 8 tháng mới được xuất chuồng, tỷ lệ thịt nạc thấp do vậyhiệu quả kinh tế không cao Nay nhờ kỹ thuật lai tạo giữa lợn nội với cácgiống ngoại mà tỷ lệ tăng trọng nhanh hơn, thời gian chăn nuôi được rút ngắn

từ 3 - 4 tháng, trọng lượng khi xuất chuồng đạt từ 80 - 100kg Nhờ đưa côngnghệ vào chăn nuôi như cho ăn bằng máng tự động và có vòi nước uống tựđộng nên bớt được công lao động và chăn nuôi đại trà, tỷ lệ thịt nạc cao đemlại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người chăn nuôi

Đối với đàn gia cầm, thuỷ cầm các giống ngoại như giống gà Kabia,lương phượng, vịt siêu trứng supơ, ngan pháp mà sản lượng thịt, trứng caohơn hẳn các giống nội

Đối với thuỷ hải sản: Từ khi đưa các giống cá lai vào nuôi như trê lai,chép lai, rô phi đơn tính, cá chim trắng có thời gian nuôi ngắn hơn cácgiống nuôi trước đây, trọng lượng nhanh, chất lượng thịt tốt đã đem lại hiệuquả kinh tế cao cho các hộ chăn nuôi

Trang 23

Tóm lại, khoa học – kỹ thuật đã giúp cho người sản xuất có thu nhậpcao, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống đồng thời góp phần làm chomôi trường nông thôn trong sạch và trở lên phát triển bền vững hơn.

Trước đây, các tuyến đường của xã là đường đất, mỗi mùa mưa là mộtmùa mà bà con nông dân, các cháu học sinh, thương lái đi lại vất vả Nhà vănhóa sinh hoạt cộng đồng chưa có chủ yếu là sinh hoạt nhờ lớp học của cáccháu học sinh

Nguồn nước sinh hoạt của nhân dân không đảm bảo, cũng chính vì thế

và Chương trình nước sinh hoạt phân tán đã phần nào giúp được người nôngdân yên tâm hơn với cuộc sống của mình

1.3.4 Kinh nghiệm trong nước và trên thế giới về ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp

Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập quốc tế, với nền kinh tế vàkhoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão cùng với đời sống người dân khôngngừng được nâng cao Trong bối cảnh đó, việc không ngừng sáng tạo và ápdụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất là hướng đi tất yếu để xâydựng một nền nông nghiệp hiện đại, thu hẹp khoảng cách với các nước tiêntiến trên thế giới, đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm ngày càng tăng

cả về số lượng lẫn chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đời sốngcủa người dân Chính vì vậy việc học hỏi, tham khảo kinh nghiệm của cácquốc gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là vô cùng cấpthiết như: Nhật Bản, Isarel, Thái Lan

Với bản tính cần cù và sáng tạo đã thôi thúc họ không ngừng nghiêncứu, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp Kết quả là chỉtrong thời gian ngắn các quốc gia này đã chuyển từ tình trạng thiếu lươngthực đến tự túc lương thực, thực phẩm và trong 5 năm gần đây, luôn đi đầutrong ứng dụng khoa học vào sản xuất nông nghiệp và họ đã trở thành mộtđiển hình nông nghiệp của thế giới

Trang 24

Canh tác nhà kính được xem như một giải pháp công nghệ chìa khoátrong phát triển nông nghiệp công nghệ cao để tối thiểu hoá thậm chí có thểloại trừ các yếu tố ngoại cảnh bất lợi cho sản xuất; để sản xuất ra loại nôngsản thực phẩm mà thiên nhiên không ưu đãi (trái vụ), thậm chí không sản xuấtđược ngoài môi trường tự nhiên (như sản xuất nấm mỡ trên sa mạc); để tối đahoá năng suất chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất; tối thiểu hoá cáckhoản chi phí sản xuất và đặc biệt là để tiết kiệm nước như: tưới nhỏ giọt, sửdụng các van tự động, lọc nhiều tầng, dùng vòi phun áp lực thấp và phun mưaloại nhỏ để tiết kiệm được 60% lượng nước.

Ngoài ra, để hỗ trợ nông dân xuất khẩu nông sản ra thị trường thế giới,Chính phủ các nước này cũng chủ trương đẩy mạnh quảng cáo, tiếp thị trựctiếp sản phẩm sang các thị trường tiềm năng thông qua mạng Internet Do đó,đến nay, khoảng 60% tổng sản lượng hoa sản xuất ra được bán trực tiếp từnông dân cho các nhà đấu giá hoa ở Tây Âu; 20% còn lại xuất sang các thịtrường truyền thống như Đông Âu, Mỹ; một phần nhỏ bán sang châu Á

Lĩnh vực nông nghiệp hiện nay của các nước này hầu như gắn chặt với

sự liên kết 4 nhà (Nhà nước, nhà khoa học,nhà nông, nhà doanh nghiệp) Tất

cả phối hợp với nhau nhằm tìm kiếm các giải pháp để giải quyết các vấn đềtrong nông nghiệp gặp phải

Động lực muốn đạt mức tối ưu trong sản lượng nông nghiệp và chấtlượng giống đã dẫn tới việc ra đời các loại giống mới, đối với giống cây trồnghoặc vật nuôi, tới các cải tiến trong tưới tiêu, phân bón, thiết bị nông nghiệp,

tự động hóa, hóa học, canh tác và thu hoạch Nhờ vậy, các phát kiến khoa học

và công nghệ này không chỉ phục vụ nông nghiệp trong nước mà rất nhiềutrong số đó đã được xuất khẩu ra nước ngoài

Ở Malaysia phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn là vấn đề cần thiết Việcxây dựng và nâng cao đường xá nông thôn sẽ tiếp tục nâng cao khả năng tiếpcận của những khu vực nông thôn và bổ sung những nỗ lực xóa đói giảmnghèo của Chính phủ Các phương tiện cơ sở hạ tầng sẽ được mở rộng đến

Trang 25

các trung tâm tăng trưởng mới và những vùng kém phát triển hơn nhằm nângcao khả năng tiếp cận, phù hợp với mục tiêu cân đối tổng thể sự phát triểnkinh tế - xã hội Việc cung cấp một hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông nôngthôn rộng rãi hơn và hiệu quả hơn trong một mạng lưới giao thông nông thônngày càng phức tạp với chất lượng ngày càng một nâng cao sẽ đòi hỏi nhữngnguồn lực phức tạp Trong khu vực nhà nước sẽ tiếp tục huy động các nguồnngân sách để đáp ứng những nhu cầu này, thì sự tham gia mạnh mẽ hơn củakhu vực tư nhân sẽ trở lên ngày càng quan trọng Để thực hiệ phương châmnày chính phủ cần giải quyết những vấn đề mà khu vực tư nhân gặp phải như:Khuyến khích đầu tư, đánh giá, thu hồi phí…

Bangladesh là nước thuộc nhóm nước phát triểm chậm song Chính phủBangladesh coi đường xá nông thôn là đầu vào quan trọng nhất để phát triểnnông thôn Nhà nước dành ưu tiên cho việc mở mang đường nông thôn ởnhững nơi nào nối được nhiều trung tâm dịch vụ nông nghiệp và phải tínhtoán sao cho người nông dân ở xa nhất có thể dễ dàng đến giao dịch, đi vềtrong cùng một ngày

Các dự án đường nông thôn phải kết hợp chặt chẽ với kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội nông nghiệp Việc tham gia trực tiếp của các cộng đồngdân cư địa phương được coi là động lực phát triển giao thông nông thôn Mụctiêu phát triển đường xá nông thôn phải chú ý tạo thêm việc làm cho nông dânvào lúc nông nhàn

* Thực trạng những chính sách của Đảng và Nhà nước được đầu tư trên địa bàn:

Chương trình 134, 1592, 755 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ đất ở,đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộnghèo ở vùng đặc biệt khó khăn

Năm 2007, Chương trình 134 đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt tậptrung thônSản 1, tổng mức đầu tư được duyệt là 1.235.328 tỷ đồng

Trang 26

Năm 2011, Chương trình 1592 đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt tậptrung thôn Sản 2, tổng mức đầu tư 400 triệu đồng.

Năm 2015, Chương trình 755 đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt tậptrung thôn Dần 2, tổng mức đầu tư được duyệt là 980 triệu đồng, tổng số vốncấp là 580 triệu đồng

Căn cứ vào chủ trương của Đảng, Nhà nước và nhu cầu thực tế của nhândân tại địa phương Chính quyền xã đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn triển khaichính sách hỗ trợ đất sản xuất cho hộ đồng bào DTTS và hộ nghèo trên địa bàn

xã, cụ thể như sau:

- Năm 2015: Cấp 110 giấy chứng nhận QSDĐ cho 101 hộ với tổng diện

tích là 732.056,6m2 Trong đó:

+ Đất ở là 13.750,5m2.

+ Đất trồng cây lâu năm là 586.367,9m2

- Năm 2016: Cấp 396 giấy chứng nhận QSDĐ lâm nghiệp lần đầu cho 396

hộ, diện tích là 820ha, trong đó có 2 giấy chứng nhận QSDĐ rừng cộng đồng

- Năm 2017: Cấp 60 giấy chứng nhận QSDĐ lần đầu cho 60 hộ, tổng diện

tích là 598.352,77m2

Sau khi các hộ được hỗ trợ đất ở, đất sản xuất đã yên tâm lao động sảnxuất, giảm được tình trạng đi kiếm việc làm ở các khu công nghiệp hay thành phốlớn, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương từ sản xuất tự cung

tự cấp sang sản xuất hàng hóa

Chương trình 135 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạtầng, phát triển sản xuất đối với xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn

Tổng vốn cả giai đoạn là 11.206,343 triệu đồng, thực hiện đến hết 2017

là 11.206,343 triệu đồng, giải ngân 11.206,343 triệu đồng, đạt 100% kếhoạch Kết quả thực hiện từng dự án như sau:

Dự án hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng:

Các dự án của chương trình 135 đã được triển khai thực hiện đúng theo kếhoạch, phục vụ có hiệu quả cao, đáp ứng được nhu cầu thiết yếu cho nhân dân

Trang 27

Việc huy động các nguồn lực để thực hiện chương trình, dự án chủ yếu

là nguồn ngân sách trung ương

Sau khi các công trình đã được đưa vào sử dụng, đặc biệt là các côngtrình thủy lợi được các thôn tổ chức phân công cán bộ quản lý và sử dụngđúng mục đích Các công trình thủy lợi sau khi đưa vào sử dụng đã làm tănghiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Được sự quan tâm lãnh đạo của cấp trên, sự chỉ đạo kịp thời của Đảng

ủy, chính quyền, MTTQ và các ban ngành đoàn thể công tác quản lý sử dụngđảm bảo theo yêu cầu đề ra, chỉ đạo tổ chức thực hiện theo đúng quy định,không để ra sai sót Các công trình sau hoàn thành mang lại hiệu quả thiết thựcđáp ứng được yêu cầu nguyện vọng của nhân dân

Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất:

Tổng vốn là 820,370 triệu đồng, được đầu tư từ nguồn ngân sách củatrung ương, giải ngân đến hết 2017 là 820,370 triệu đồng bằng 100% kếhoạch, đầu tư cho 320 hộ thụ hưởng

Công tác bình xét đối tượng thụ hưởng: Các đối tượng thụ hưởng đượcđưa ra bình xét công khai trước cuộc họp dân đúng theo quy định

Các trang thiết bị và vật nuôi hỗ trợ phù hợp với điều kiện sản xuất thực tếtại địa phương

Sự hỗ trợ từ Chương trình 135 và các chương trình khác đã kịp thờiđáp ứng được yêu cầu cơ bản của nhân dân, làm cho mức sống của người dânđược nâng cao hơn, làm thay đổi dần tập tục canh tác và chăn nuôi kém hiệuquả, tiến tới áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất với năngsuất và chất lượng cao hơn

Thực hiện Quyết định 102/2009/QĐ-TTg, ngày 07/8/2009 của Chínhphủ về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân tộc thuộc hộ nghèo ở vùngkhó khăn và Thông tư Liên tịch số 01/2010/TTLT-UBDT-BTC, ngày08/01/2010 của Ủy ban Dân tộc- Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện

Quyết định 102/2009/QĐ-TTg, ngày 07/8/2009 của Chính phủ

Trang 28

Hình thức hỗ trợ:

- Bằng tiền mặt, bằng hiện vật trị giá Sau khi được hỗ trợ giống, phânbón và tiền mặt từ Chương trình đã giúp cho các hộ nghèo trên địa bàn xã cóthêm nguồn hỗ trợ để phát triển sản xuất, đời sống được cải thiện hơn, giúpcho người dân yên tâm sản xuất và tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng

và Nhà nước, giảm được tình trạng đói nghèo

Thực hiện chính sách cho vay vốn hỗ trợ phát triển sản xuất đối với hộdân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg

Từ nguồn vốn vay ưu đãi đã giải quyết việc làm, góp phần tích cựctrong việc xóa đói giảm nghèo, đã xuất hiện những mô hình làm kinh tế hiệuquả như mô hình của gia đình bà Nội- thôn Dần 2; gia đình bà Trịnh ThịDung thôn Sản 1; gia đình ông Trịnh Văn Biên – Sản 2…

Sau khi được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi, người dân đã mạnhdạn đầu tư cho mua sắm các trang thiết bị phục vụ sản xuất và đầu tư chochăn nuôi kinh tế hộ gia đình tăng năng suất, giảm được sức lao động Vớinguồn vốn vay học sinh sinh viên đã tạo điều kiện tiếp bước cho nhiều sinhviên nghèo được đến trường, làm tăng được tỷ lệ lao động qua đào tạo gópphần nâng cao đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số cho địa phương

Thực hiện tốt chế độ cấp không thu tiền các loại sách báo dành chongười có uy tín Hàng năm người có uy tín được cử đi tập huấn tại huyện,tỉnh, đi học tập kinh nghiệm theo các chương trình của Ban dân tộc tỉnh,Phòng Dân tộc huyện theo đúng chế độ hiện hành Vào dịp tết nguyên đán,người uy tín được Ban Dân tộc tỉnh, Phòng Dân tộc huyện tặng quà tết Kịpthời thăm hỏi, động viên đối với người có uy tín khi ốm đau, hoạn nạn Từ sựquan tâm của cấp trên, đã tạo được lòng tin của đội ngũ người có uy tín vớiĐảng và Nhà nước, để họ yên tâm với công việc của mình Đến nay đội ngũngười có uy tín ở thôn đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân trong thôn

tự giác tham gia thực hiện các chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nướcnhư: Hiến đất, hiến cây để làm đường giao thông và các công trình phúc lợi

Trang 29

khác của địa phương; nhiều người đã thực sự trở thành trung tâm đoàn kết cácdân tộc; gương mẫu, hướng dẫn nhân dân trong thôn phát triển kinh tế, tổchức đời sống văn hoá; thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việctang và lễ hội trên địa bàn xã.

Chương trình 30a đã hỗ trợ đào tạo nghề tại chỗ cho lao động nôngthôn cụ thể như sau:

Năm 2015 tổ chức mở được 4 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹthuật về sản xuất, chăn nuôi thú y có 160 học viên tham gia

Năm 2016 tổ chức được 2 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật

về sản xuất, chăn nuôi thú y, học nghề cơ khí cho 80 học viên

Năm 2017 tổ chức được 2 lớp sửa chữa máy nông nghiệp =120 ngườitham gia Sau khi được đào tạo, các học viên đã áp dụng vào thực tế, một số

hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng hàng hóa, biết ápdụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo việc làm tại chỗ, tăngthêm thu nhập cho gia đình

Trang 31

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Xã Hữu Sản là xã miền núi, vùng sâu, vùng xa và là xã đặc biệt khókhăn của huyện Sơn Động, nằm cánh trung tâm huyện 20 km về phía Đôngbắc, địa hình không bằng phẳng phần lớn là đồi núi Có tới 90% dân số sinhsống bằng nghề nông nghiệp và có 6 thôn, bản

2.1.1 Đặc điểm chung của xã Hữu Sản.

- Tổng diện tích tự nhiên là: 3.656,28 ha

- Tổng số hộ: 557 hộ

- Xã có 6 thôn với 7 dân tộc anh em cùng sinh sống (Tày, Kinh, Dao,Cao lan, Sán chí, Sán dìu, Mường) với tổng số nhân khẩu là: 2.285 khẩu

+ Trong đó nhân khẩu nữ 1.175 chiếm 51,42%

- Trẻ em dưới 16 tuổi: 558 người chiếm 24,42% dân số

* Vị trí địa lý:

+ Phía đông giáp với xã Lâm Ca (huyện Đình Lập- tỉnh Lạng Sơn), xã

An Lạc- Sơn Động

+ Phía tây giáp với xã Vân Sơn- Sơn Động

+ Phía nam giáp với xã An Lạc- Sơn Động

+ Phía bắc giáp với xã Thái bình (huyện Đình Lập- Tỉnh Lạng Sơn)

*Quy mô và phương thức sản xuất:

Là một xã thuần nông nên sản xuất nông nghiệp chiếm đa số Tuynhiên do tập quán sản xuất manh mún, nhỏ lẻ có từ lâu đời, nên xã vẫn sảnxuất theo quy mô vừa và nhỏ, chủ yếu là phát triển kinh tế hộ gia đình

Phương thức sản xuất vẫn còn lạc hậu, chưa tập trung sản xuất theohướng hàng hoá

Ngày đăng: 18/06/2019, 17:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w