1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

KHẢO SÁT CÁC HÌNH THỨC BIỂU ĐẠT SO SÁNH TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI (LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆT NHẰM MỤC ĐÍCH GIẢNG DẠY)

207 110 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 207
Dung lượng 1,59 MB

Nội dung

Nghiên cứu các hình thức biểu đạt so sánh trong tiếng Hán,liên hệ với tiếng Việt ở một chừng mực nhất định, từ đó vận dụng vàodạy học ngoại ngữ là một trong những nội dung quan trọng góp

Trang 1

KHẢO SÁT CÁC HÌNH THỨC BIỂU ĐẠT SO SÁNH

TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI (LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆT NHẰM MỤC ĐÍCH GIẢNG DẠY)

TS NGUYỄN HOÀNG ANH *

PHẦN MỞ ĐẦU 0.1 Lí do lựa chọn đề tài

“So sánh” trước hết là một phạm trù triết học Vạn vật trên thếgiới chỉ cần có một chút liên hệ nhất định thì đều có thể đem ra sosánh với nhau “So sánh” cũng là một phạm trù tri nhận Chúng tamuốn nhận biết thế giới, nhận biết chính mình thì đều phải thông quamột biện pháp rất cơ bản, đó là “so sánh” “So sánh” mới có thể lựachọn, so sánh mới có thể tìm ra được chân lí “So sánh” đương nhiêncòn là một phạm trù ngữ pháp quan trọng Mọi biểu đạt so sánh đều lànhững thể thống nhất, gắn bó hữu cơ giữa ý nghĩa và hình thức ngữpháp Khi chúng ta muốn dùng ngôn ngữ để diễn tả quan niệm, hành

vi và kết quả của sự so sánh, thì chúng ta phải sử dụng đến hình thứccấu trúc đặc biệt - hình thức biểu đạt so sánh trong ngôn ngữ Rõ ràng,

từ góc độ ngữ nghĩa, ngữ pháp “hình thức biểu đạt so sánh” là một đềtài nghiên cứu quan trọng

Tiếng Hán hiện đại (sau gọi tắt là tiếng Hán) là một ngôn ngữthuộc loại hình đơn lập phân tích tính Nó vừa có cấu trúc chặt chẽ thểhiện độ lí tính cao, vừa phong phú về hình thức biểu đạt thể hiện sựtinh tế trong nhận thức “So sánh” là một phạm trù rộng, bao gồm cả

so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng Mỗi một tiểu phạmtrù trên lại có nhiều cách biểu đạt khác nhau Và với mỗi cách biểu đạtkhác nhau lại hàm chứa một góc nhìn, một sắc thái riêng biệt Chính

sự phong phú cả về hình thức và nội dung của biểu đạt so sánh nóichung, biểu đạt so sánh trong tiếng Hán nói riêng đã khích lệ chúngtôi xúc tiến nghiên cứu đề tài này

Ngoài ra, mối giao lưu hợp tác đa phương diện giữa Việt Nam vàTrung Quốc đang ngày càng được mở rộng và phát triển, việc học tập

* Trưởng Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc, Trường Đại học Ngoạingữ - ĐHQG Hà Nội

Trang 2

nghiên cứu tiếng Hán đối với người Việt Nam cũng như việc học tậpnghiên cứu tiếng Việt đối với người Trung Quốc đã trở thành nhu cầuhết sức cần thiết giúp cho hai nước có điều kiện trao đổi và hiểu biếtlẫn nhau Nghiên cứu các hình thức biểu đạt so sánh trong tiếng Hán,liên hệ với tiếng Việt ở một chừng mực nhất định, từ đó vận dụng vàodạy học ngoại ngữ là một trong những nội dung quan trọng góp phầnnâng cao hiệu quả học tập và nghiên cứu tiếng Hán và tiếng Việt.

Với những lí do nêu trên, đề tài Khảo sát các hình thức biểu đạt

so sánh trong tiếng Hán hiện đại (Liên hệ với tiếng Việt nhằm mục đích giảng dạy) chúng tôi thực hiện với hy vọng sẽ có những đóng

góp nhất định về lí luận nghiên cứu cơ bản của ngôn ngữ, về đối chiếungôn ngữ Hán-Việt, đồng thời cũng đáp ứng được phần nào nhu cầuthực tiễn học tập của một bộ phận sinh viên Việt Nam, Trung Quốc

0.2 Phạm vi nghiên cứu và nguồn ngữ liệu

Do điều kiện khảo sát có hạn, ngữ liệu khảo sát được chúng tôi sửdụng trong đề tài chủ yếu là các hình thức biểu đạt so sánh có chứa cácdấu hiệu hình thức so sánh trong một số tác phẩm văn học hiện đương

Mạc Ngôn) với ưu thế có văn bản điện tử cả phần nguyên gốc và phầndịch nên được chúng tôi lựa chọn làm ngữ liệu chủ yếu Tuy nhiênchính vì ngữ liệu chủ yếu lấy trên một tác phẩm nên cũng bộc lộ một sốhạn chế nhất định Để khắc phục nhược điểm này, khi cần thiết chúngtôi cũng dùng thêm một số tác phẩm văn học khác và sử dụng lại một

số ví dụ của các học giả đi trước Trong trường hợp thuyết minh một sốvấn đề đơn giản, chúng tôi cũng có sử dụng bổ sung cả các ví dụ tự lập(có sự kiểm chứng của người bản ngữ) Các ví dụ chúng tôi đều tríchdẫn đầy đủ nguồn ngữ liệu Những ví dụ không có trích dẫn nguồn ngữliệu chủ yếu thuộc về loại tự lập bổ sung Khảo sát thành ngữ so sánh

Khi liên hệ với tiếng Việt, ngữ liệu sử dụng chính của chúng tôi

trong phần này chủ yếu vẫn là văn bản dịch Báu vật của đời nói trên

(dịch giả Trần Đình Hiến) Bên cạnh đó chúng tôi cũng khảo sát một

số tác phẩm văn học Việt Nam để tìm các cấu trúc so sánh tiếng Việtthường dùng

Trang 3

Vận dụng kết quả nghiên cứu vào giảng dạy, chúng tôi chủ yếuchọn đối tượng học tập là sinh viên học tiếng Hán và học tiếng Việt tạiKhoa Ngôn ngữ & văn hóa Trung Quốc trường ĐHNN-ĐHQG Hà Nội.

Hy vọng với phạm vi nghiên cứu trên đủ giúp chúng tôi có được ngữliệu và cơ sở để đưa ra những kết luận khoa học về các vấn đề liênquan đến đề tài nghiên cứu

0.3 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài mong muốn góp phần miêu tả một cách toàn diện bức tranhtổng quan về các hình thức biểu đạt so sánh trong tiếng Hán hiện đại,đồng thời chỉ ra được những điểm tương đồng và khác biệt giữa cáchình thức biểu đạt so sánh của tiếng Hán và tiếng Việt, từ đó góp phầnnâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Hán, tiếng Việt như một ngoạingữ

0.4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu trên, đề tài cần phải thực hiện các nhiệm vụnghiên cứu sau:

Trên cơ sở khảo sát ngữ liệu, thống kê và miêu tả các hình thứcbiểu đạt so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng trong tiếngHán

Khảo sát và giới thiệu một bức tranh tổng quan về thành ngữ sosánh tiếng Hán

Liên hệ với tiếng Việt, tìm ra được những điểm tương đồng vàkhác biệt trong các hình thức biểu đạt so sánh của tiếng Hán và tiếngViệt

Vận dụng kết quả nghiên cứu để phân tích lỗi sai của người học,

đề xuất những kiến nghị thiết thực nhằm góp phần nâng cao hiệu quảdạy, học tiếng Hán và tiếng Việt như một ngoại ngữ

0.5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện những nhiệm vụ trên, đề tài đã sử dụng các phươngpháp nghiên cứu sau:

Thống kê ngữ liệu trên tác phẩm văn học, phân tích và miêu tả cấutrúc của các hình thức biểu đạt so sánh tiếng Hán

Trên cơ sở các hình thức biểu đạt so sánh tiếng Hán đối chiếu vớitiếng Việt để rút ra những điểm tương đồng và khác biệt

Khảo sát lỗi sai của học sinh khi sử dụng các hình thức biểu đạt sosánh

Trang 4

Diễn giải và quy nạp để rút ra một số kết luận trong đề tài.

0.6 Đóng góp của đề tài

Đề tài đã đưa ra một bức tranh tổng thể về các hình thức biểu đạt

so sánh trong tiếng Hán, trong đó có giới thiệu khá chi tiết về thànhngữ so sánh tiếng Hán Chỉ ra được những điểm tương đồng và khácbiệt cơ bản về các hình thức biểu đạt so sánh giữa tiếng Hán và tiếngViệt Những ứng dụng kết quả nghiên cứu trong dạy học tiếng Hán vàtiếng Việt như một ngoại ngữ cho sinh viên Việt Nam, Trung Quốccũng là một trong những đóng góp của đề tài

0.7 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm 4 chương:Chương 1: Những vấn đề chung liên quan đến đề tài

Chương 2: Các hình thức biểu đạt so sánh trong câu tiếng HánChương 3: Các hình thức biểu đạt so sánh trong thành ngữ tiếngHán

Chương 4: Đối chiếu các hình thức biểu đạt so sánh tiếng Hán vớicác hình thức biểu đạt so sánh tiếng Việt và những ứng dụng trong dạyhọc

Trang 5

ra các định nghĩa về so sánh từ nhiều góc độ, nhưng tựu trung nói đến

so sánh thì người ta thường định nghĩa là “so sánh nhằm phân biệt sựgiống, khác nhau hoặc sự hơn kém giữa hai hay nhiều sự vật đồng

cứu ngôn ngữ, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc biên soạn, nhà in

Thương Vụ, năm 2005, 70p) Tương tự như vậy, Từ điển Tiếng Việt,

Hoàng Phê chủ biên, Nxb Đà Nẵng, năm 1997, 830p cũng đưa ra địnhnghĩa về so sánh như sau: so sánh là “nhìn vào cái này để xem xét cáikia để thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc sự hơn kém” Như vậy,nhìn vào định nghĩa của hai cuốn từ điển dễ dàng nhận thấy, so sánh làmột hành vi được tiến hành trên hai sự vật hiện tượng khác nhau, trong

đó có một sự vật hiện tượng làm chuẩn để nhìn nhận về những sự vậthiện tượng còn lại, hoặc chúng làm chuẩn cho nhau trong quá trìnhnhìn nhận, nhằm mục đích cuối cùng là rút ra được nhận xét về sựgiống và khác nhau hoặc sự hơn kém giữa các sự vật hiện tượng đó.Định nghĩa này không những cho chúng ta thấy được bản chất của sosánh, mà còn nêu lên các thành tố chính yếu trong phép so sánh Đểlàm rõ nội hàm của các thành tố nghĩa này, chúng tôi xin tiếp tục trìnhbày dưới đây các khái niệm khác có liên quan đến so sánh

1.1.2 Các khái niệm liên quan đến so sánh

1.1.2.1 So sánh, tỉ dụ và ẩn dụ

Các nhà ngôn ngữ học đều chỉ ra rằng, “so sánh”, “tỉ dụ” và “ẩndụ” là những khái niệm có liên quan với nhau nhưng không phải là

một biện pháp tu từ Cũng có học giả gọi “tỉ dụ” là “so sánh tu từ” “Tỉdụ” là một bộ phận của so sánh, nhằm lấy sự vật, hiện tượng này để

Trang 6

thuyết minh hoặc làm sáng tỏ cho một sự vật, hiện tượng hoặc mộttính chất nào đó khác “Ẩn dụ” lại là một khái niệm hẹp hơn “tỉ dụ”

sánh ngầm, tức trên bề mặt cấu trúc không còn xuất hiện các thành tốchủ thể so sánh và thành tố quan hệ so sánh nữa Trong phạm vi côngtrình này, khi khảo sát về các hình thức biểu đạt so sánh, chúng tôi chỉdừng lại ở các mức so sánh thông thường và so sánh tu từ (gọi chung

là “so sánh”)

1.1.2.2 Các thành tố trong phép so sánh

Căn cứ vào khái niệm “so sánh” mà các nhà từ điển học Việt Nam

và Trung Quốc giải thích, đồng thời từ góc độ tri nhận có thể thấy, đểphép so sánh có thể thực hiện được vai trò của mình thì phải đảm bảođược các nhân tố sau: trước hết phải bao gồm hai sự vật, sự việc, hiệntượng có sở chỉ khác nhau làm đối tượng của so sánh, chúng lần lượtgiữ vai trò chủ thể so sánh và chuẩn so sánh Thứ hai, hai sự vật hiệntượng đó phải có chung một thuộc tính, một giá trị nào đó làm cơ sởcho sự so sánh, đó chính là nội dung hay phương diện so sánh Thứ ba

là kết quả so sánh Cuối cùng là hình thức kết nối quan hệ so sánhgiữa các sự vật, hiện tượng và kết quả của phép so sánh Các kháiniệm thành tố ngữ nghĩa nói trên có nội hàm lần lượt như sau:

Chủ thể so sánh và chuẩn so sánh hay còn được gọi bằng hai thuậtngữ tương đương là thành tố so sánh và thành tố tham chiếu, là haithành tố ngữ nghĩa cơ bản tạo nên phép so sánh Hai thành tố này cóthể là hai sự vật, hiện tượng riêng biệt, cũng có thể là một sự vật hiệntượng nhưng ở thời gian hoặc không gian khác nhau Xét từ góc độtuyệt đối thì hai thành tố này phải có sở chỉ (đối tượng phản ánh) khácbiệt Tuy nhiên, đó mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ Để haithành tố có sở chỉ khác biệt đó có thể tham gia vào phép so sánh thìchúng cần phải là những sự vật, sự việc, hiện tượng có chung mộtthuộc tính nào đó Thuộc tính chung ấy có thể được biểu hiện ở nhữngphạm vi rộng hẹp và mức độ cao thấp khác nhau, cũng có thể được thểhiện ở sự đồng loại Như vậy sự khác biệt về đối tượng và sự thốngnhất trong cùng một thuộc tính là điều kiện cần và đủ để các sự vật,hiện tượng có thể tham gia với tư cách là thành tố nghĩa của phép sosánh Ví dụ:

Trang 7

Minh gầy hơn Nam.

là chuẩn so sánh “Minh” và “Nam” là hai đối tượng, hai cá thể khácnhau nhưng cùng chứa đựng một thuộc tính chung là “vóc dáng”

Với ví dụ trên, dường như chủ thể so sánh và chuẩn so sánh chỉ là

giữa sở chỉ của chủ thể so sánh là “Minh của năm ngoái” và sở chỉ củachuẩn so sánh là “Minh của năm nay” Mà “Minh của năm ngoái” và

“Minh của năm nay” do biến thiên của thời gian nên đương nhiên sẽ

có những điểm khác nhau (trong đó có “vóc dáng”), vì vậy vẫn đượcnhận diện như hai đối tượng khác nhau

Như vậy, trong hai ví dụ trên “Minh” và “Nam”, “Minh của nămngoái” và “Minh của năm nay” là những thực thể đối tượng khác nhaunhưng cùng chứa đựng một thuộc tính chung là “vóc dáng”, do vậychúng hoàn toàn đáp ứng được điều kiện cần và đủ để trở thành thành

tố cơ bản của phép so sánh

Tuy nhiên, trong giao tiếp, do tác động của các yếu tố ngữ pháp,ngữ nghĩa, ngữ cảnh, tri nhận mà thành tố so sánh và thành tố thamchiếu không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận diện Chúng có thể đượctỉnh lược hoặc ẩn trong một thành tố ngữ nghĩa ngữ pháp nào đó củacâu, của chuỗi lời nói Chúng tôi sẽ phân tích cụ thể trong các chươngsau khi khảo sát các trường hợp này

Nội dung so sánh chính là thành tố nghĩa mà người phát ngônmuốn hướng tới nhằm đưa lại thông tin đích thực cho người tiếp nhậnphát ngôn Nội dung so sánh cũng là điểm chung giữa chủ thể so sánh

và chuẩn so sánh Nội dung ấy có thể được hiển thị đồng thời với haithành tố này trong cùng một thành phần cấu trúc Ví dụ:

sánh và chuẩn so sánh trong cùng một thành phần cấu trúc Tuy nhiên,trong nhiều trường hợp, nội dung so sánh không được hiển thị mà

Trang 8

được ngầm hiểu qua thành tố nghĩa khác, thành tố nghĩa có khả năngkích hoạt nội dung so sánh thường là kết quả so sánh Ví dụ:

Trong ví dụ trên, dựa vào ý nghĩa từ vựng của kết quả so sánh là

thuộc về “số lượng” Nội dung này không hề được hiển thị trong bất kìthành phần cấu trúc nào của phép so sánh Chúng ta có thể xem xét ví

dụ sau để minh chứng cho điều này

Sách của Nam hay hơn sách của Minh

Chủ thể so sánh và chuẩn so sánh của ví dụ này hoàn toàn trùnghợp với ví dụ trên, hai ví dụ chỉ khác nhau ở kết quả so sánh Và cũng

thể dựa vào nghĩa từ vựng của nó để phán đoán nội dung của phép sosánh trong ví dụ trên thuộc về “chất lượng” Tương tự như vậy, chúng

ta tiếp tục xem xét các ví dụ sau:

(đắt) mà chúng ta có thể phán đoán được nội dung so sánh trong các ví

dụ trên lần lượt sẽ là “hình thức”, “số trang”, “khổ giấy”, “chất lượng

in ấn”, “ý thức dùng sách của chủ nhân”, “mầu sắc”, “giá tiền”

Trang 9

Khi kết quả so sánh là một từ đa nghĩa thì nội dung so sánh đượckích hoạt cũng không đơn nhất Ví dụ:

Sách của Nam mới hơn sách của Minh

xuất bản gần với thời điểm hiện tại”, cũng có thể hiểu là “ít được sửdụng nên trông còn sạch sẽ” Do vậy, nội dung so sánh được kích hoạttương đương với hai nghĩa này sẽ là “thời gian xuất bản” và “tần số sửdụng” Đây là một câu đa nghĩa

Như vậy, nội dung so sánh là thông điệp quan trọng mà ngườiphát ngôn muốn truyền đạt cho người tiếp nhận nhưng trên thực tếthường lại được ẩn dưới một thành tố khác, thành tố kết quả của phép

so sánh Đây cũng chính là hệ quả của sự tương hỗ và sự kích hoạtngữ nghĩa giữa các thành tố trong một hình thái cấu trúc thông qua tưduy trừu tượng của con người

Kết quả so sánh chính là hiển thị sự tương đồng hay khác biệt giữachủ thể so sánh và chuẩn so sánh Kết quả này tùy từng mục đích, nhucầu thông báo khác nhau của chủ thể phát ngôn mà mức độ cụ thể củachúng cũng khác nhau Tuy nhiên, kết quả so sánh đều có thể đượcquy thành hai loại lớn: ngang bằng và không ngang bằng, từ đó tạonên hai hình thức biểu đạt so sánh ngang bằng và không ngang bằngtrong ngôn ngữ Ví dụ:

- Kết quả so sánh ngang bằng

Nam cao bằng Minh

- Kết quả so sánh không ngang bằng

Trung cao hơn Nam

Với hai kết quả so sánh ngang bằng và không ngang bằng lại cóthể có những cấp độ khác nhau Chúng tôi sẽ miêu tả chi tiết các nộidung này trong quá trình khảo sát Ngoài ra, kết quả của phép so sánhcòn có thể được phản ánh thông qua hình thức phủ định Ví dụ:

Trang 10

Hình thức phủ định cũng phong phú, đa dạng Tuy nhiên, chúngvẫn cho ra kết quả: hoặc là phủ định sự ngang bằng hoặc phủ định sựhơn kém.

ra cái gọi là hình thức kết nối so sánh Chẳng hạn như trong các ví dụ

+ VP” chính là hình thức kết nối so sánh Mỗi một ngôn ngữ có sửdụng các hình thức kết nối so sánh khác nhau, tạo nên sự đa dạngtrong biểu đạt so sánh của ngôn ngữ đó

1.1.3 Phạm trù ngữ pháp so sánh

Thế giới khách quan tồn tại với muôn vàn cá thể hỗn độn, phứctạp Khi con người nhận biết thế giới khách quan không thể đi nhậnthức từng đặc điểm của mỗi sự vật hiện tượng trong thế giới hỗn độn

ấy mà thông thường phải tuân thủ một nguyên tắc: không ngừng tiếnhành phân loại và quy loại sự vật Trong quá trình quan sát, con người

đã phát hiện ra những thuộc tính giống nhau của một số sự vật hiệntượng trong mớ hỗn độn của thế giới khách quan, rồi căn cứ vào cáithuộc tính chung ấy để quy chúng về cùng một loại Rồi chính trong

số những sự vật hiện tượng đồng loại, con người lại phát hiện ranhững đặc điểm khác nhau để từ đó lại tiến hành phân loại chúng Quátrình quy loại và phân loại đó chỉ có thể được thực hiện khi chúng tađặt sự vật nọ trong mối quan hệ so sánh với sự vật kia, từ đó phát hiện

ra những tương đồng và khác biệt giữa chúng Hay nói cách khác, sosánh chính là cơ sở của quy loại và phân loại thế giới khách quan Quátrình quy loại và phân loại không ngừng diễn ra trong nhận thức củacon người, khiến con người nhận biết được thế giới khách quan ngàymột cụ thể và tường minh Điều đó cũng có nghĩa là, so sánh là mộttrong những phương thức gắn liền với quá trình tri nhận thế giới kháchquan của con người

Quan hệ so sánh giữa các sự vật hiện tượng khi phản ánh vàongôn ngữ đã hình thành nên ý nghĩa ngữ pháp “so sánh” Do quan hệ

Trang 11

so sánh trong thế giới khách quan muôn hình muôn vẻ nên ý nghĩangữ pháp so sánh phản ánh nó cũng phong phú đa dạng Biểu hiện của

ý nghĩa so sánh ở vỏ ngoài ngôn ngữ chính là các hình thức biểu đạt

so sánh Hình thức và ý nghĩa ngữ pháp luôn là một chỉnh thể thốngnhất, tạo nên phạm trù ngữ pháp Phạm trù ngữ pháp so sánh đượchình thành cũng theo nguyên tắc đó Có nghĩa là, phạm trù ngữ pháp

so sánh là một chỉnh thể hai mặt của hình thức biểu đạt so sánh và ýnghĩa ngữ pháp so sánh chứa đựng trong hình thức biểu đạt đó Sosánh là một phạm trù ngữ nghĩa ngữ pháp

Ý nghĩa ngữ pháp được khởi nguồn từ tư duy nhận thức của nhânloại nên nó mang tính cộng đồng, là tài sản chung của loài người.Nhưng ngôn ngữ lại được hình thành trên một chế độ chính trị, xã hộinhất định, là sản phẩm riêng của dân tộc, mang tính dân tộc Do vậy,với cùng một ý nghĩa ngữ pháp so sánh, nhưng khi chúng được quychiếu vào các ngôn ngữ khác nhau sẽ có những hệ thống hình thứcbiểu đạt riêng biệt Chính vì vậy, nghiên cứu phạm trù so sánh trên cácngôn ngữ khác nhau để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt sẽhứa hẹn những kết quả thú vị, có khả năng cung cấp tư liệu cần thiếtcho người sử dụng ngôn ngữ như một ngoại ngữ Tuy nhiên, dù khácnhau về hình thức biểu đạt giữa các ngôn ngữ nhưng mọi hình thứcbiểu đạt đều có thể truyền tải được đầy đủ ý nghĩa so sánh vốn đa sắcmầu trong tư duy của nhân loại

1.1.4 Các tiêu chí nhận biết về hình thức biểu đạt so sánh

Xét về mặt ngữ nghĩa, để một phép so sánh được thực hiện, trướchết phải xác định được chủ thể so sánh và chuẩn so sánh Đây là haithành tố cơ bản để tạo nên phép so sánh Nói một cách khác, không cóđầy đủ cả hai thành tố trên thì không có phép so sánh Tuy nhiên, nhưtrên đã trình bầy, không phải lúc nào cả hai thành tố này cũng hiển thịmột cách rõ ràng trên bề mặt cấu trúc, chúng có thể được tỉnh lượchoặc ẩn đi dưới một thành tố nghĩa nào đó, nhưng nhờ có ngữ cảnhhoặc có các yếu tố liên hệ khác mà chúng ta vẫn có thể kích hoạt đượcchúng

Nội dung và kết quả so sánh cũng là những thành tố cần và đủ vềmặt ngữ nghĩa để cấu thành phép so sánh Vì vậy cũng nhất thiết phảixác định được hai thành tố này Song cũng do các nhân tố ngữ cảnh,

Trang 12

các thành tố này có thể được ẩn vào các thành tố ngữ nghĩa khác hoặc

do chính một số từ chức năng đảm nhiệm

Xét về mặt hình thức, để kết nối các thành tố nghĩa của phép sosánh cần có các từ ngữ biểu thị quan hệ so sánh Dựa vào sự xuất hiệnhay không xuất hiện của các từ ngữ này trong cấu trúc so sánh, các

so sánh dạng hiện (so sánh tường minh), so sánh dạng ẩn (so sánh

sánh chỉ bao gồm hai dạng lớn là so sánh dạng hiện và so sánh dạng

ẩn Theo nhóm tác giả sau, thì loại so sánh ngầm trong phép so sánh tu

từ tiếng Hán được hình thành trong một ngữ cảnh nhất định, nếu thoát

ly khỏi ngữ cảnh thì không thể hình thành một cấu trúc có hàm ý so

chế phạm vi nghiên cứu, trong đề tài này chúng tôi chỉ tập trung khảosát các hình thức so sánh dạng hiện, tức hình thức so sánh có chứa các

từ ngữ, cấu trúc biểu thị quan hệ so sánh Và chính các từ ngữ biểu thịquan hệ so sánh này là dấu hiệu hình thức để nhận biết hình thức biểuđạt so sánh Riêng đối với thành ngữ so sánh do mang đặc trưngchung của thành ngữ là giản lược, súc tích nên chúng tôi khảo sát cảcác thành ngữ so sánh dạng ẩn

Như trên đã trình bày, xét về mặt kết quả so sánh, phép so sánh cóthể chia làm hai loại: so sánh ngang bằng và so sánh không ngangbằng Mỗi tiểu loại so sánh trên lại được biểu đạt bằng các hình thứccấu trúc với các từ ngữ biểu thị quan hệ so sánh khác nhau Thamkhảo các nghiên cứu đi trước, kết hợp với kết quả khảo sát thực tế,chúng tôi xin đưa ra các tiêu chí hình thức biểu đạt so sánh trong tiếngHán sẽ được khảo sát và phân tích nghiên cứu trong đề tài như sau:

(hoặc các từ thay thế tương đương)] + (VP)

样/那样/那么/ 这么…] + VP

Trang 13

có khi là do một từ đảm nhiệm, nhưng cũng có khi là do một cấu trúc gồm hai từ ngữ khác nhau R1 và R2 đảm nhiệm (ví dụ như các từ đặt trong []) Nội dung so sánh do thường xuyên hoặc bị tỉnh lược, hoặc

ẩn trong các thành tố ngữ nghĩa khác nên không được hiển thị bằng một kí hiệu độc lập trong mô hình cấu trúc so sánh.

1.2 Tổng quan về các nội dung nghiên cứu của đề tài

tố có thể tổ hợp thành các đơn vị lớn hơn gọi là cụm ngữ tố Ngữ tố và

Cụm từ trong tiếng Hán bao gồm cả cụm từ tự do và cụm từ cốđịnh Cụm từ cố định bao gồm thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ, yết hậungữ, ngạn ngữ Các cụm từ cố định này về đặc điểm cấu trúc giốngnhư một cụm từ, thậm chí như một câu Về mặt ngữ nghĩa nó lại

Trang 14

ngưng kết và khái quát như một khái niệm và đôi khi tương đương với

tuyệt)

“Câu” là đơn vị ngữ pháp lớn nhất nhưng lại là đơn vị biểu đạtnhỏ nhất, có chức năng diễn đạt một ý nghĩa hoàn chỉnh Câu luônluôn mang một ngữ điệu nhất định Như vậy có thể dùng sơ đồ sau đểmiêu tả hệ thống đơn vị ngữ pháp trong tiếng Hán hiện đại và mốiquan hệ liên kết giữa chúng

Sơn)

- So sánh xuất hiện trong phạm vi một câu (câu đơn hoặc câu

Qua trên có thể thấy, nghiên cứu các hình thức biểu đạt so sánh cóthể khảo sát từ các đơn vị “từ” đến đơn vị “câu” Tuy nhiên, so vớiđơn vị “cụm từ” và “câu” thì đơn vị “từ” có sự khác biệt nhất định vềtính ổn định về mặt cấu trúc và ngưng kết về mặt ngữ nghĩa Phép sosánh xuất hiện trong đơn vị “từ” ở một mức độ nào đó mang sắc tháiước định và hầu như không xuất hiện các dấu hiệu hình thức biểu thịquan hệ so sánh Vì những lí do trên, trong phạm vi công trình này

Trang 15

chúng tôi chỉ khảo sát các hình thức biểu đạt so sánh trong đơn vị

“cụm từ” và đơn vị “câu” Đơn vị “cụm từ” như trên đã trình bày baogồm cụm từ tự do và cụm từ cố định Cụm từ tự do xét về mặt mức độlinh hoạt trong cấu trúc chúng tương đối gần với đơn vị “câu” Do vậykhi khảo sát các hình thức biểu đạt so sánh chúng tôi không phân biệthai đơn vị ngôn ngữ này, và gọi chung là các hình thức biểu đạt sosánh trong câu Trong số các cụm từ cố định, “thành ngữ” là một đơn

vị ngôn ngữ được sử dụng phổ biến hơn cả Thành ngữ có cấu trúc khá

đa dạng và để đảm nhận được chức năng biểu đạt súc tích của mình,thành ngữ sử dụng các hình ảnh so sánh hết sức phong phú, tạo thànhmột lớp thành ngữ riêng biệt gọi là “thành ngữ so sánh” Do vậy khảosát các hình thức biểu đạt trong thành ngữ tiếng Hán được chúng tôitách riêng thành một chương quan trọng tại công trình này

Như vậy, mặc dù so sánh được hiện diện trong hầu hết tất cả cácđơn vị ngôn ngữ tiếng Hán, nhưng trong phạm vi đề tài này, chúng tôichỉ tập trung khảo sát các hình thức biểu đạt so sánh xuất hiện trongcâu (gồm cả các cụm từ tự do) và các hình thức biểu đạt so sánh xuấthiện trong thành ngữ tiếng Hán

Hay nói cách khác, so sánh là một loại hình biểu đạt ở cấp độ câu,đơn vị ngữ pháp lớn nhất trong hệ thống các đơn vị ngữ pháp trongtiếng Hán Tuy nhiên, như trên đã trình bày, ngoài câu ra, cụm từ cốđịnh với tính chất đặc thù của mình cũng có khả năng biểu đạt một ýnghĩa hoàn chỉnh, chúng tham gia vào diễn đạt so sánh một cách phổbiến, đặc biệt là thành ngữ Do vậy ngoài câu biểu đạt so sánh ra,trong đề tài chúng tôi cũng tiến hành khảo sát cả các thành ngữ sosánh Như vậy, câu so sánh và thành ngữ so sánh đều là đối tượngkhảo sát của đề tài

Cũng cần nói thêm rằng, thực tế trong phạm trù so sánh còn có cả

so sánh tuyệt đối, song do phạm vi khuôn khổ của đề tài có hạn, chúngtôi chỉ chủ yếu tập trung khảo sát các biểu thức so sánh ngang bằng và

so sánh không ngang bằng cùng các hình thức phủ định tương ứng.Loại cấu trúc biểu thị so sánh tuyệt đối xin bàn ở một dịp khác Ngoài

ra, mặc dù so sánh bao gồm cả so sánh logic và so sánh ví von, nhưngtrong quá trình khảo sát và phân tích cấu trúc hình thức, chúng tôikhông tách biệt hai loại so sánh này Chỉ khi phân tích yếu tố ngữnghĩa, văn hóa và tri nhận chúng tôi mới phân biệt chúng Khi khảosát thành ngữ so sánh, ngoài thành ngữ so sánh dạng hiện chúng tôi

Trang 16

còn khảo sát cả các thành ngữ so sánh dạng ẩn (không xuất hiện từngữ chỉ quan hệ so sánh).

1.2.2 Tổng quan về các nội dung cụ thể

1.2.2.1 Tổng quan nghiên cứu về biểu thức so sánh trong câu tiếng

Hán

Biểu thức so sánh trong câu tiếng Hán đã được nghiên cứu nhiềutrong Hán ngữ cổ Nhưng kể từ thập kỉ 80, 90 của thế kỉ trước thì biểuthức so sánh lại càng được nhiều học giả Trung Quốc nghiên cứu một

nghiên cứu câu chữ “bi”) đã tóm lược những thành tựu về nghiên cứu

mặc dù chưa nhiều nhưng cũng bắt đầu được chú trọng Đại diện cho

trong bài viết rằng, càng về sau các nghiên cứu về ngữ dụng lại càng

trước chủ yếu tập trung vào bình diện cú pháp Các bình diện ngữnghĩa, ngữ dụng tuy có được đề cập đến song vẫn còn nhiều vấn đềcần bàn luận, như tần số sử dụng của các cấu trúc, điều kiện chuyểnđổi giữa các cấu trúc Đặc biệt những nghiên cứu xuất phát điểm vàmục đích là ứng dụng giảng dạy cho người học có tiếng mẹ đẻ khôngphải tiếng Hán thì hầu như rất ít

Phát huy thành quả nghiên cứu của giai đoạn thập kỉ 80, 90, vàonhững năm cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI, những nghiên cứu về câu

so sánh trong tiếng Hán theo tìm hiểu của chúng tôi là hết sức phongphú cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Có thể tóm tắt thành quả nghiêncứu đó ở hai góc độ sau:

Trang 17

Nghiên cứu vĩ mô: đó là nghiên cứu liên quan đến cấu trúc tổngthể của phép so sánh và sự đối ứng giữa tầng sâu ngữ nghĩa với hìnhthức cấu trúc Tuy nhiên nghiên cứu vĩ mô cho đến nay vẫn chưa cónhiều trong các công trình nghiên cứu tiếng Hán Điển hình là các

Hựu Ninh) cho rằng cấu trúc cơ bản của câu so sánh trong tiếng Hánkhông phức tạp, nhưng từ tầng sâu ngữ nghĩa sau khi chịu sự tác độngcủa các yếu tố ngoại cảnh khúc xạ ra hình thức cấu trúc thì có tới hàngchục cách biểu đạt khác nhau Các yếu tố ngoại cảnh đó có thể là docấu trúc lồng ghép, do thành tố ngữ nghĩa phức tạp hoặc do yếu tố ngữdụng tạo ra Tuy nhiên, trong bài viết này tác giả chỉ đề cập đến mộtcấu trúc so sánh không ngang bằng cơ bản duy nhất mà không khảosát các cấu trúc so sánh ngang bằng hoặc không ngang bằng khác 2)

“现代汉语中几种表示相同比较的句式” (Một số cấu trúc so sánh ngang

sát 5 mô hình cấu trúc so sánh ngang bằng và quy luật ẩn hiện củathành tố “điểm so sánh” Bài báo có giá trị tham khảo tốt khi nêu được

sự khác nhau về ngữ nghĩa như sự tương đồng, tượng tự, tương cận vàtương loại; sự khác biệt về ngữ pháp, ngữ dụng giữa 5 mô hình cấutrúc so sánh ngang bằng, từ đó nêu ra các điều kiện chuyển đổi giữachúng Tuy nhiên, tác giả bài viết này trong khi xác định đối tượngkhảo sát đã không làm rõ đối tượng so sánh (chủ thể so sánh) và đốitượng tham chiếu (chuẩn so sánh) Do vậy, có cấu trúc đưa vào theo

nghĩa của phạm trù so sánh trong tiếng Hán hiện đại), tác giả 刘焱

(Lưu Diệm) đã nghiên cứu phạm trù so sánh từ góc độ ngữ nghĩa vàtri nhận, kết hợp miêu tả cấu trúc hình thức để cố gắng đưa ra nhữnggiải thích hợp lí nhất Cuốn sách này đã có nhiều đóng góp trong việcmiêu tả ngữ nghĩa của phép so sánh Tuy nhiên, các cấu trúc so sánh

phạm trù so sánh hơn kém trong tiếng Hán hiện đại), tác giả 许国萍

(Hứa Quốc Bình) một lần nữa nhấn mạnh vai trò của tri nhận trongviệc thiết lập phạm trù so sánh Đồng thời tác giả này đã khái quát vàchia so sánh thành các loại với những tầng bậc khác nhau: tầng thứ

Trang 18

nhất gồm so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng; tầng thứhai gồm so sánh thứ bậc, so sánh hơn, so sánh kém, so sánh tươngđồng, so sánh tương tự Kết quả nghiên cứu của hai cuốn sách nói trênthực sự đã mở ra cách nhìn mới trong nghiên cứu biểu thức so sánh vàđưa ra được nhiều gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo.

Nghiên cứu vi mô: đó là những nghiên cứu đi sâu vào đặc điểmngữ nghĩa ngữ pháp của từng thành tố trong cấu trúc câu so sánh, phântích những nhân tố ảnh hưởng đến sự ẩn hiện của các thành tố đó

(Phân tích hai loại câu so sánh chủ yếu trong tiếng Hán hiện đại), tác

ngang bằng trong đó yếu tố tham chiếu lần lượt xuất hiện ở trạng ngữ

và ở bổ ngữ Tuy nhiên, theo chúng tôi đây không phải thuộc hai cấutrúc so sánh khác nhau, mà chỉ là hai mô hình biến thể của một cấu

cũng đưa ra sơ đồ phân biệt mức độ so sánh giữa các cấu trúc dùng

dừng lại ở trạng thái so sánh tĩnh, nhưng đều có giá trị tham khảo nhất

khá chi tiết về các nhân tố ngữ cảnh, liên nhân Tác giả bài báo cho

thường thể hiện thái độ và những đánh giá chủ quan của người phátngôn Đây là một trong những mô hình thảo luận vi mô, giúp chongười sử dụng tiếng Hán hiểu tường tận hơn về ngữ nghĩa cấu trúc của

hai ý nghĩa: so sánh logic và so sánh ví von Hai ý nghĩa này lại liên

chủ quan của người nói trong các biểu thức so sánh phủ định khác

do vậy yếu tố so sánh thường là quan điểm, cách nhìn, tư tưởng của

Trang 19

người nói, ngữ khí từ vì thế cũng được dùng nhiều hơn các cấu trúc

thấp, các yếu tố so sánh thường là sự vật khách quan, ngữ khí từ dùng

giữa hai cấu trúc trên Điều đó cũng được thể hiện qua đặc điểm hìnhthức của câu chứa các biểu thức so sánh phủ định khác nhau này 5)

điểm ngữ nghĩa trong hình thức phủ định của câu so sánh khôngngang bằng và những giải thích về mặt ngữ dụng) còn nhấn mạnhthêm nghiên cứu dạng phủ định của biểu thức so sánh nhất thiết phải

hơn khả năng làm định ngữ, còn hầu như không thấy cấu trúc này xuấthiện với vai trò là chủ ngữ, trạng ngữ hay bổ ngữ Ngoài ra, tác giả

——

的语义选择——兼谈名词的形化 兼谈名词的形化” (Sự lựa chọn ngữ nghĩa của danh từ

danh từ và hiện tượng hình dung từ hóa danh từ xuất hiện trong cấu

(chuẩn so sánh) được đem ra so sánh trên một điểm nội dung nào đó,

vì vậy khi lí giải câu phải nắm bắt được “điểm nội dung so sánh” đó.Song để nắm được điểm nội dung này thì kết quả so sánh lại có vai tròrất quan trọng, bởi lẽ nhiều khi do tác dụng của các nhân tố ngữ nghĩa,ngữ pháp, ngữ dụng khác nhau mà “điểm nội dung so sánh” khôngđược hiển thị trên bề mặt cấu trúc, lúc đó nhờ khả năng kích hoạtnghĩa của kết quả so sánh mà chúng ta dễ dàng nắm bắt được “điểmnội dung so sánh” Có thể nói đây là một bài báo phân tích ngữ nghĩakhá tỉ mỉ, là một trong những tài liệu quan trọng mà đề tài tham khảo

Trang 20

1.2.2.2 Tổng quan nghiên cứu về biểu thức so sánh trong thành ngữ

tiếng Hán

Trong tiếng Hán có một khái niệm được gọi là “tỉ” với nghĩa là “tỉgiả, tỉ phương ư vật” (“tỉ” là lấy vật này so sánh với vật kia) Các sựvật được dùng để giải thích cho sự vật khác thường phải là những sựvật, hiện tượng hết sức thân thuộc, gần gũi và luôn tiềm tàng trong tưduy của người Hán Phép so sánh tu từ trong tiếng Hán bắt nguồn từthủ pháp “tỉ” trong Kinh thi - bộ tổng tập thơ đầu tiên của TrungQuốc Như vậy, chúng ta có thể hiểu từ xa xưa người Hán đã rất quantâm đến “tỉ” (so sánh) Lớp thành ngữ có cấu trúc của phép so sánh tu

từ (mà trong công trình này gọi là thành ngữ so sánh) không nhữngchứa đựng cấu trúc hình thái của Hán ngữ cổ - kim, mà còn ẩn chứađầy đủ cuộc sống xã hội và tư duy của dân tộc Hán Quan trọng làvậy, nhưng các công trình nghiên cứu về thành ngữ so sánh tiếng Háncũng chỉ xuất hiện mờ nhạt trong các chuyên luận từ vựng, chuyênluận thành ngữ tiếng Hán nói chung, cũng như những công trìnhnghiên cứu lẻ tẻ được đăng trên các tạp chí chuyên ngành ngôn ngữ

này cũng giống như trong các chuyên luận từ vựng, các tác giả mớichỉ dừng lại ở bước miêu tả cấu trúc cơ bản của thành ngữ so sánh nóichung hoặc mô hình của thành ngữ so sánh dạng ẩn Các tác giả chưa

đề cập tỉ mỉ và cụ thể đến đặc điểm của từng tiểu loại và những hiện

Hán và văn hóa Hán), kết hợp giới thiệu những nét văn hóa dân tộctrong thành ngữ nói chung với thành ngữ so sánh tiếng Hán.Tuy đã cóđược một số thành tựu và gợi ý cho một hướng đi khác, song chuyênluận cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát chung chung, chưa đưa

ra được những nhận định cụ thể

Khi nghiên cứu về bản chất của thành ngữ so sánh, giới Hán ngữ

cho rằng “Thành ngữ so sánh là kiểu thành ngữ được tạo thành bởi cấu

Trang 21

(Mạc Bành Linh) viết: “Thành ngữ so sánh là cách định danh so sánhliên tưởng đến sự vật, hiện tượng giúp ta có thể hiểu được khái niệmbằng những đặc trưng, tính chất chung giữa các yếu tố thông qua đơn

vị thành ngữ” (1997, 25p)

Việc đưa ra cấu trúc tổng quát của thành ngữ so sánh tiếng Hán,

cho rằng cấu trúc tổng quan của thành ngữ so sánh tiếng Hán là:Thành tố so sánh + Từ ngữ so sánh + Thành tố chuẩn so sánh Ví dụ:

心如 死灰 (tâm như tử hôi) “trái tim như tro lạnh” = trái timnguội lạnh

= thao thao bất tuyệt

thành tố chuẩn so sánh

Khiết) cho rằng cấu trúc của thành ngữ so sánh cũng chứa đựng đầy

đủ bốn yếu tố như của cấu trúc so sánh tiếng Hán, và công thức tổngquát là: Thành tố so sánh + (Kết quả so sánh) + Từ ngữ so sánh +Thành tố chuẩn so sánh Ví dụ:

cáy, nhát như thỏ đế

Trang 22

(ngưu) là thành tố chuẩn so sánh.

Các tác giả khác khi nghiên cứu về thành ngữ so sánh tiếng Hán,không đưa ra một cấu trúc cụ thể mà chỉ nhận xét rằng thành ngữ sosánh có cấu trúc của so sánh tu từ, tức cấu trúc theo quan điểm thứ hai.Đây cũng chính là cách nhìn nhận của chúng tôi về cấu trúc của thànhngữ so sánh tiếng Hán được thể hiện trong đề tài này

Tổng hợp các nghiên cứu về biểu thức so sánh trong câu tiếngHán và trong thành ngữ tiếng Hán mà chúng tôi có được cho thấy,biểu thức so sánh đã được nhiều học giả Trung Quốc quan tâm và cónhững thành tựu nghiên cứu quan trọng cả về vĩ mô và vi mô Cácnghiên cứu này ở từng mức độ khác nhau đã phác thảo ra bức tranhtổng thể cả về chiều rộng lẫn chiều sâu về các hình thức biểu đạt sosánh trong tiếng Hán, là những tài liệu tham khảo quý giá cho cáccông trình nghiên cứu tiếp theo thuộc địa hạt này Tuy nhiên, cũngphải nhận thấy một điều rằng, một số nghiên cứu do tập trung phântích quá kĩ ở một số thành tố nghĩa nhất định (như việc xác định nộidung so sánh) nên có phần sa vào tư duy trừu tượng mà thực sự chỉ cógiá trị về mặt nghiên cứu mà không thật có giá trị ứng dụng, thậm chícòn gây nhiễu trong quá trình tiếp thụ tiếng Hán như một ngoại ngữ.Trong khi đó, những nghiên cứu trên phạm vi rộng thì lại không đượcquan tâm đúng mức, đặc biệt là những nghiên cứu mà xuất phát điểmcũng như mục đích nghiên cứu là để phục vụ cho đối tượng dạy vàhọc tiếng Hán như một ngoại ngữ thì còn khá hiếm hoi Chính vì vậy,các hình thức biểu đạt so sánh trong tiếng Hán thực chất vẫn cònnhiều khoảng trống trông chờ các nghiên cứu mới từ nhiều góc độkhác nhau, đặc biệt từ góc độ ứng dụng dạy học

1.2.3 Các nội dung nghiên cứu trong đề tài

Căn cứ vào nội dung giới thuyết và tổng quan về những thành quảnghiên cứu đi trước, trong đề tài này chúng tôi trước hết tập trungkhảo sát các hình thức biểu đạt so sánh trong câu tiếng Hán hiện đại.Các biểu đạt so sánh này bao gồm so sánh ngang bằng và so sánhkhông ngang bằng Với mỗi tiểu loại chúng tôi liệt kê toàn bộ các hìnhthức cấu trúc, từ ngữ so sánh chuyên dùng, thống kê tính toán tỉ lệxuất hiện của các cấu trúc khác nhau trong phạm vi ngữ liệu nhất định

để thấy rõ tần số sử dụng của chúng Với một số cấu trúc có tần sốxuất hiện cao, chúng tôi tiếp tục phân tích đặc điểm của các thành tốnhư chủ thể so sánh, chuẩn so sánh, kết quả so sánh và các hình

Trang 23

thức phủ định tương ứng Ngoài ra, thông qua khảo sát thực tế, chúngtôi còn cố gắng tìm hiểu điều kiện chuyển đổi giữa các cấu trúc đồngnghĩa, sự khác biệt về ngữ nghĩa, ngữ dụng giữa các cấu trúc đó.Biểu đạt so sánh trong các ngôn ngữ nói chung, trong tiếng Hánnói riêng có dấu ấn sâu sắc trong các ngữ cố định, đặc biệt là trong cácthành ngữ Ở đó không chỉ các nhân tố ngữ pháp, ngữ nghĩa, tu từđược phản ánh một cách súc tích, mà còn là trầm tích văn hóa, thểhiện bản sắc dân tộc hết sức phong phú qua việc lựa chọn các hìnhtượng giữ vai trò vật tham chiếu trong các thành ngữ so sánh Chính vìvậy, khảo sát các thành ngữ so sánh tiếng Hán hiện đại (nguồn ngữliệu chủ yếu lấy từ Từ điển thành ngữ) và các nhân tố văn hóa thể hiệntrong đó cũng là một nội dung được chúng tôi đặc biệt quan tâm vàdành khối lượng giấy mực đáng kể để giới thiệu trong đề tài.

Để ứng dụng thành quả nghiên cứu vào giảng dạy tiếng Hán chohọc sinh Việt Nam và giảng dạy tiếng Việt cho học sinh Trung Quốc,

ở một chừng mực nhất định trong đề tài chúng tôi sẽ tiến hành liên hệcác biểu thức so sánh trong tiếng Hán với các biểu thức so sánh trongtiếng Việt Hình thức thực hiện nội dung này là sau khi thống kê cácbiểu thức so sánh trong tiếng Hán chúng tôi sẽ dựa trên khung của cácbiểu thức tiếng Hán để đối chiếu với tiếng Việt Từ đó tìm ra các điểmtương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ trong phạm trù so sánh.Hơn nữa, trong phạm vi cho phép, chúng tôi cố gắng từ các góc độkhác nhau, tìm ra các nguyên nhân lí giải cho những tương đồng vàkhác biệt này

Kiểm nghiệm giá trị thực tiễn những kết quả nghiên cứu thu đượcbằng cách phát phiếu điều tra tới hai đối tượng học sinh Việt Nam họctiếng Hán và học sinh Trung Quốc học tiếng Việt, thống kê, phân tíchlỗi sai của người học trong địa hạt này, chỉ ra nguyên nhân lỗi và cácbiện pháp khắc phục cũng như một số kiến nghị trong giảng dạy lànội dung cuối cùng chúng tôi đề cập đến trong đề tài Hy vọng với nộidung này chúng tôi sẽ làm sáng tỏ ý nghĩa thực tiễn của đề tài

1.3 Tiểu kết

So sánh là một phạm trù ngữ nghĩa - ngữ pháp So sánh là mộtphương pháp để con người nhận biết thế giới khách quan Phạm trù sosánh phản ánh trong ngôn ngữ tạo nên các hình thức biểu đạt so sánh

Trang 24

Mỗi ngôn ngữ khác nhau, do tác động của nhiều nhân tố khác nhau mà

có những hệ thống biểu đạt so sánh không hoàn toàn giống nhau.Tiếng Hán là một ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập, phân tiết tính.Trật tự từ và hư từ là một trong những thủ pháp ngữ pháp chủ yếutrong tiếng Hán Chính vì vậy, các cách biểu đạt so sánh trong tiếngHán cũng phản ánh đậm nét hai đặc điểm này Nghiên cứu các hìnhthức biểu đạt so sánh trong tiếng Hán đã có những thành tựu đáng kể.Các học giả trên cơ sở phân tích những đặc điểm ngữ nghĩa, cấu trúccủa cả cấu trúc hoặc một thành tố cụ thể trong cấu trúc đã góp phầntạo dựng nên một bức tranh khá phong phú về biểu đạt so sánh trongtiếng Hán Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu cho thấy vẫn thiếu một

sự khái quát tổng thể về các hình thức biểu đạt so sánh trong tiếngHán, bao gồm cả so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng, sosánh logic và so sánh ví von Điều đó đặt ra một nhu cầu cần thiết phải

có thêm các công trình nghiên cứu mang tính tổng quan hơn để vừatổng kết các thành quả nghiên cứu của những học giả đi trước, vừa bổsung và chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong địa hạt này.Mặt khác, đứng từ góc độ đối chiếu ngôn ngữ và ứng dụng vào dạyhọc thì nghiên cứu các hình thức biểu đạt so sánh tiếng Hán, có đốichiếu với tiếng Việt ở một chừng mực nhất định nhằm mục đích phục

vụ dạy học tiếng Hán, tiếng Việt như một ngoại ngữ thì đến nay vẫncòn là một khoảng trống và đang mong chờ những thành quả nghiêncứu mới Sau khi phân tích các cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên,chương I đã đề ra nội dung chính của đề tài là khảo sát các hình thứcbiểu đạt so sánh trong tiếng Hán hiện đại (bao gồm cả so sánh ngangbằng và so sánh không ngang bằng) xuất hiện trong câu và trong thànhngữ Bên cạnh sự miêu tả về cấu trúc, cố gắng phân tích các nhân tốvăn hóa tư duy thể hiện trong các hình thức biểu đạt so sánh mà chủyếu là ở các thành ngữ so sánh Đồng thời để ứng dụng thành quảnghiên cứu vào giảng dạy tiếng Hán cho học sinh Việt Nam và giảngdạy tiếng Việt cho học sinh Trung Quốc, ở một chừng mực nhất địnhchúng tôi sẽ còn chú trọng tiến hành liên hệ giữa tiếng Hán và tiếngViệt, tìm ra những tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ trongphạm vi biểu đạt so sánh Với những nội dung ở chương I, chúng tôi

hy vọng sẽ cung cấp cơ sở lí luận, thực tiễn và sự định hướng chonhững nội dung sẽ được triển khai ở các chương tiếp theo

Trang 25

Chương 2

CÁC HÌNH THỨC BIỂU ĐẠT SO SÁNH TRONG CÂU TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI

Trong chương 2 này, chúng tôi tập trung khảo sát các hình thứcbiểu đạt so sánh (các biểu thức so sánh) ngang bằng và không ngangbằng xuất hiện trong câu tiếng Hán hiện đại Ở mỗi loại hình so sánhnày chúng tôi cố gắng liệt kê các biểu thức thường dùng, trong đó cónhững biểu thức được xác định là biểu thức cơ bản, còn các biểu thứckhác được coi là những biểu thức biến thể Sự khác biệt về ngữ nghĩa

và cách dùng giữa các biểu thức cơ bản cũng như giữa những biểuthức cơ bản và biểu thức biến thể trong một chừng mực nhất địnhcũng được chúng tôi đề cập đến tại chương này Do sự giao thoa nhấtđịnh về cấu trúc nên hình thức phủ định của biểu thức so sánh ngangbằng và so sánh không ngang bằng trong câu tiếng Hán sẽ được chúngtôi trình bày gộp với nhau và tách riêng thành một phần độc lập saukhi giới thiệu về các biểu thức so sánh ở dạng khẳng định

2.1 Hình thức biểu đạt so sánh ngang bằng

2.1.1 Các biểu thức so sánh ngang bằng

Khái niệm ngang bằng chúng tôi dùng ở đây có ngoại diên khárộng, bao gồm cả sự giống nhau tuyệt đối và giống nhau tương đối.Như tại chương 1 chúng tôi đã có dịp trình bày các tiêu chí nhận biết

về hình thức biểu đạt so sánh, theo đó, so sánh ngang bằng được thểhiện trên bốn dạng biểu thức sau:

2.1.1.1 Biểu thức I: AB一样 (VP)

Trang 26

Để diễn đạt so sánh ngang bằng có thể dùng nhiều biểu thức khác

bản Tại biểu thức này, A là chủ thể so sánh, thường xuất hiện ngay ởđầu cấu trúc Trong ngữ cảnh cụ thể, A có thể được tỉnh lược hoặc cóthể ẩn trong một thành phần nào đó của câu B là chuẩn so sánh, luôn

hóa nội dung tương đồng giữa A và B VP có thể là một thành tố trongcấu trúc so sánh, cũng có thể được hiện thực hóa bằng một phân câu

biểu thị so sánh ngang bằng Khuôn cấu trúc này có thể xuất hiện đầy

cũng có thể được thay thế bởi các yếu tố tương tự Chính sự linh hoạtcủa thành tố này tạo ra tính đa dạng về cấu trúc của câu so sánh ngangbằng - những cấu trúc biến thể mà chúng tôi sẽ trình bày phía sau Cấu

ở góc độ thành phần câu, cấu trúc này có thể xuất hiện ở các vị tríkhác nhau

(Mẹ nói “nó sinh ra đã phải ăn cỏ rồi.” Đến ngay cả phân nó

thải ra cũng giống phân của lừa.)

位, 我的席位在天堂和地狱之间 到头来, 你会跟我一样.” 159p (Tư Mã Khố lắc đầu nói “Lỗ Đoàn Tọa, anh nói sai rồi, thiên

đàng và địa ngục đều không có chỗ cho tôi, chỗ của tôi là ởgiữa Thiên đàng và địa ngục Ngược lại, anh cũng giống tôi)

vị ngữ Tuy nhiên, đó là khi trong cấu trúc không xuất hiện thành tố

VP Nếu VP xuất hiện thì A vẫn làm chủ ngữ, VP là vị ngữ chính còn

(Tay của Tư Mã Khố nhanh như cắt, thoắt cái đã thu lại.)

Trang 27

tố A, thành tố VP (快 - nhanh) làm vị ngữ chính, (跟闪电一样 - như

người phát ngôn muốn nhấn mạnh sự tương đồng, tức trạng ngữ mang

(Cô ấy thích ăn kem giống tôi.)

(Nó dùng gáy dao đập bình bịch vào thịt rắn, sau đó xoay lưỡi

dao trong nháy mắt đã cắt chúng thành nhưng lát thịt mỏng nhưgiấy.)

trong như giấy) làm định ngữ cho danh từ trung tâm này Sự chuyểnhóa của thành tố A trong cấu trúc so sánh trở thành danh từ trung tâmtrong cụm danh từ là tiền đề tạo nên một trong những cấu trúc quantrọng, phổ biến của thành ngữ so sánh mà chúng tôi sẽ giới thiệu ở

tính vị từ, nên khi làm định ngữ nó có tác dụng miêu tả đặc điểm tínhchất của trung tâm ngữ (thành tố A) Vì vậy giữa định ngữ và trung

dụ:

说: “不行, 重新给我做, 要做得跟活人一样, 该有什么就得有什么!”351p

(Một nhân viên cửa hàng cung kính nói: “Thưa ngài Tư Mã,

ma nơ canh đều như vậy ạ ” Tư Mã nói: “Không được, làmlại cho tôi, phải làm như người thật, người thật có cái gì thìcũng phải có cái đó!)

Trang 28

các phân câu trên Phần còn lại của cấu trúc so sánh “跟活人一样

câu, cũng có thể được chuyển hóa thành danh từ trung tâm trong cụmdanh từ, cũng có thể được ẩn đi hoặc bị khuyết Phần còn lại của cấu

trạng ngữ, định ngữ và bổ ngữ trong câu

Xem xét các thành tố của biểu thức I chúng tôi nhận thấy, A có

thể là những đơn vị mang tính vị từ hay cụm chủ vị như ví dụ sau đây:

Và như trên đã trình bày, A cũng có thể khuyết hoặc ẩn trong các

trong chính trung tâm ngữ mang định ngữ là cấu trúc so sánh Hoặc

trước đó, do vậy dù không xuất hiện lại ở cấu trúc câu so sánh nhưngnghĩa của câu vẫn rất hoàn chỉnh Ở ví dụ sau đây cũng tương tự, A

Trang 29

(Tôi nhìn họ, họ cũng nhìn tôi Tôi cảm thấy chẳng còn gì để

nói Cảm giác của họ chắc chắn cũng giống tôi.)

地吃了一个饱 257p

(Nó ăn thử một quả, chua chua ngọt ngọt, giống vị lê của Trung

Quốc, khoái trí yên tâm ăn đến no.)

nông trường cải tạo huấn thị phạm nhân” là một cụm chủ vị trong khi

A “他使用的词汇和讲话的口吻 - từ ngữ mà nó sử dụng và giọng điệu”lại là một cụm danh từ

Thành tố VP không phải là thành phần bắt buộc trong cấu trúc Nóchỉ xuất hiện khi người phát ngôn có nhu cầu cụ thể hóa sự giốngnhau giữa A và B VP thường phải là đơn vị ngôn ngữ hàm chứa ýnghĩa thang độ như các hình dung từ chỉ tính chất, ví dụ hình dung từ

có khả năng biểu đạt thang độ hoặc các động từ tâm lí như ví dụ sau:

(Nó có trách nhiệm như tôi vậy.)

Trên thực tế thành tố VP lại còn có thể được hiện thực hóa bằngcác phân câu nằm ngoài khuôn mẫu của biểu thức so sánh như ví dụ(129p)

Do trọng tâm khảo sát của biểu thức so sánh ngang bằng là tậptrung giới thiệu các mô hình cấu trúc khác nhau mà không phải đi sâumiêu tả đặc điểm của từng thành tố trong một cấu trúc, do vậy chúngtôi xin dừng việc phân tích các thành tố của cấu trúc I tại đây Tuynhiên, liên quan đến nội dung tương tự này chúng tôi sẽ còn đề cập

Trang 30

đến khi miêu tả về đặc điểm cấu trúc của câu so sánh không ngangbằng ở phần sau.

cấu trúc so sánh ngang bằng có liên quan mật thiết đến nghĩa biểu đạtcủa toàn cấu trúc, chúng tôi sẽ quay lại và đề cập đến trong phần ngữ

Cái gọi là cấu trúc biến thể ở đây là chỉ các khuôn cấu trúc biểu

có một hoặc cả hai yếu tố trong đó được thay thế Theo thống kê củachúng tôi có tới hàng chục cấu trúc biến thể khác nhau, nhưng căn cứvào tần số sử dụng và đặc điểm tính chất của chúng, trong phạm vi đềtài này chúng tôi chỉ xin phép giới thiệu một số cấu trúc biến thể đượcxếp thành các nhóm khác nhau sau đây:

一致/差不多/相像/相仿/一般/似的…”

“giống nhau giữa hai sự vật” và b) trợ từ biểu thị so sánh Vì vậy, cácthành tố thay thế cho nó cũng có thể thuộc một trong hai từ loại nóitrên

(Cầm cầm cũng không đùn đẩy, càng chẳng có lời cảm kíchnào, chỉ nói một câu “cảm ơn” như đùa vậy.)

năng kết hợp của nó với các thực từ chiếm ưu thế áp đảo Dưới đây là

Trang 31

những ví dụ minh chứng cho điều đó.

của nó thuộc loại “mở”, đó chính là những từ hoặc cụm từ đồng nghĩa

“mức độ giống” được thể hiện ngay trong ý nghĩa từ vựng của chúng

Ví dụ:

(Tư Mã Khố đưa bàn tay nhỏ mềm mại nuột nà như tay của anh

trai nó nắm lấy cằm anh.)

样颜色的东西 118p

(Cô quỳ xuống, moi từ đống đất ra một cái áo giống những

chiếc cùng mầu trên phố.)

vị ngữ chính của câu, mà chỉ có thể tham gia vào thành phần trạngngữ như ví dụ (70p) hoặc tham gia làm định ngữ như ví dụ (118p).Đây cũng là đặc điểm cơ bản của hình dung từ này

(Vào cửa là một ngọn núi giả đắp bằng đá Thái Hồ, trước đá

Thái Hồ là một bồn phun nước, giữa hồ là mấy chú tiên hạc giảgiống hệt hạc thật nhưng im phăng phắc không động đậy)

(Bộ quần áo này cũng là màu vàng, cơ bản giống màu vàng của

chiếc váy lông cừu.)

(Cổ của nó sưng vù lên, mặt cũng sưng lên cùng với cổ, sưng

đến mức mắt húp như hai sợi chỉ, hệt như một con cá búp bê.)

Trang 32

(38) 包里是乔其莎的全套做案工具: 一个小钻子, 一支粗大的注射器, 一块

染成了跟蛋皮色相仿的胶布, 还有一把小剪刀 278p

(Trong túi là một bộ dụng cụ gây án của Kiều Kì Sa: Một chiếc

khoan, một máy phóng tia to, băng dính nhuồm mầu vỏ trứng,còn có một cái kéo.)

(Ăn mặc của mọi người dường như chẳng khác gì so với thời đi

“chợ tuyết” cách đây 15 năm.)

弟卖给了白俄, 跟死了也没有多少区别 170p

(Phan Đệ đội mưa đội gió theo Lỗ Lập Nhân, cái chết cũng

trong gang tấc; cầu đệ bán cho Bạch Nga, cũng chẳng khácchết là mấy.)

(Chủ quán Phúc Sinh Đường đi đi lại lại trên phố, … ngang

nhiên giết chết con lừa nhà nó, khác gì với việc đi tìm cáichết?)

Trong số các ví dụ trên, ví dụ (326p) và (278p) cả cấu trúc so sánhđảm nhận thành phần định ngữ Các ví dụ còn lại thì các hình dung từ

số lượng hạn chế hơn nhiều, hơn nữa, theo khảo sát của chúng tôi lại

còn lại khác thì chiếm tỉ lệ không nhiều Ví dụ:

Trang 33

(42) 我莫名其妙地认为她们俩的眼神与我的大姐上官来弟和二姐上官招弟

的眼神一样 88p

(Tôi ngạc nhiên khi nhận ra rằng hồn trong đôi mắt của các chị

ấy giống cái hồn trong mắt của chị cả Thượng quan Lai Đệ vàchị hai Thượng quan Chiếu Đệ.)

牢记血泪仇” 416p

(Ủy viên Dương vung cánh tay hô khẩu hiệu Nội dung của

khẩu hiệu cũng giống những năm trước, vẫn là “không quênnỗi khổ giai cấp, khắc ghi mối thù nợ máu.)

(… Cái mùi tanh của máu như mỏ của con chim gõ kiến chích

vào từng mao mạch trong đầu óc cô.)

水一样涌向四面八方 22p

(Tai của cô ấy nóng rực, chẳng còn nghe thấy gì cả, nhưng cô

dường như nhìn thấy âm thanh vang vọng như nước tràn khắpbốn phương.)

(Cô đứng dậy, khi muốn đi xem … bỗng cảm thấy đôi chân

mềm nhũn, như dẫm trên đống bông vậy.)

(Lão Kim cuối cùng cũng kiệt sức …, cái vẻ tham lam ấy

dường như muốn nuốt chửng cả bộ ngực của cô.)

Nhóm biến thể trên được sử dụng với tần số khá cao, và cũnggiống cấu trúc cơ bản chúng có thể trực tiếp độc lập thành câu, cũng

có thể tham gia vào các thành phần câu như định ngữ, trạng ngữ, bổ

không giống nhau, cùng với các đặc điểm sắc thái văn phong riêngbiệt của chúng mà giữa các tiểu cấu trúc trên cũng có những khác biệt

Trang 34

trong sử dụng Về nội dung này chúng tôi sẽ đề cập kĩ hơn trong phầnngữ nghĩa Mặc dù vậy, sự khác biệt giữa các tiểu cấu trúc trong nhómbiến thể này cũng không quá lớn, trong nhiều trường hợp có thể thaythế được cho nhau, thậm chí trong cùng một câu, để tránh trùng lặpcũng có thể dùng đồng thời hai cấu trúc Ví dụ:

肿, 气喘, 双眼如鬼火一样闪烁不定

(… Chúng tôi sẽ thiếu dinh dưỡng, như phần đông người trong

thôn, bủng beo, thoi thóp, đôi mắt thì lấp lóe chẳng khác gìđốm lửa quỷ.)

与/和/像/好像/仿佛/宛若B同样/一模一样/差不多//似的/般/一般 …”

tố tương đương khác chúng ta sẽ có được một số lượng biểu thức sosánh hết sức phong phú Tuy nhiên, các biểu thức được tạo ra luônluôn đảm bảo quy tắc mức độ hư hóa của hai yếu tố thay thế luôn luôntrái ngược nhau Chúng ta có thể xem các ví dụ sau đây:

黑驴抽搐的肚皮上 8p

(Thượng quan Phúc Lộc cúi người trước con lừa, giơ đôi bàn tay

thanh tú giống bàn tay của con trai, đặt trên bụng con lừa đen.)

24p

(Mặc dù cách vài trăm mét, nhưng cô nhìn thấy những con

ngựa ấy giống như loài ngựa to của nhà Phồn Tam Gia.)

积差不多大的乳房, 它们的美丽, 使我几乎忘记了饥饿和寒冷 90p (Tôi nhìn thấu qua lớp áp lông da, thấy bộ ngực to bằng vú mẹ

của chị ấy Vẻ đẹp của nó khiến tôi quên hết cả đói rét.)

Trang 35

(56) 老金一翻身, 独乳犹如惊鸿照影般一闪烁, 又被她的身体遮住了 321p (Lão Kim lật người, bầu vú thoáng hiện ra lại bị người của chị

Trang 36

ta che mất.)

410p

(Tay của mẹ xoa trực tiếp trên da vừa lạnh vừa nhầy như da

cóc của Thượng quan họ Lã.)

(Nó giang rộng hai tay, dường như muốn tặng chúng tôi cái gì

đó và nói: “tiếc quá, tiếc quá, chúng tôi không ngờ rằng …”)

hư từ thường dùng tiếng Hán hiện đại, Nxb Giáo dục Triết Giang) là

nêu trên) để tạo thành biểu thức so sánh mà không bao giờ kết hợp với

cùng nằm trên một tầng cấu trúc:

(Đoàn tầu chở đầy vũ khí lao nhanh trên đường sắt Tiếng ma

sát ken két của bánh xe kim loại khổng lồ trên đường ray hòalẫn tiếng rào rào như nước chảy của các máy quay phim.)

chúng cùng xuất hiện trong cấu trúc thì một trong hai sẽ được coi làthực từ, còn từ kia sẽ là hư từ Ví dụ:

(Tia lửa điện cứ nghiền nuốt đám sắt thép như tằm ăn dâu vậy.)

Trang 37

 Nhóm cấu trúc khuyết “跟”: “A+B一样/一般/般/似的”

so sánh B, thì toàn bộ nghĩa so sánh của cấu trúc đều được rơi vào

(Cuối cùng, cô Tôn cũng như quả bóng xẹp hơi, đôi mắt nảy

lửa lại trở nên ấm áp pha chút rầu rĩ.)

(Lòng mẹ thanh thoát, khuôn mặt hiện lên vẻ Thánh Mẫu, nhân

từ như Bồ Tát vậy.)

(Con chó điên nấp trong ruộng nhảy vọt ra như một mũi tên, xé

nát con quạ bị thương.)

睛, 动情地说, “我的好兄弟;你这是怎么啦?” 313p”

( Cô nghiêng người nắm lấy cánh tay gầy như que củi của anh,

đôi mắt đen rưng rưng lệ nói “người anh em, cậu sao vậy?”)

(Vì mỉm cười nên đôi môi Mã Lạc Á hé lộ hàm răng trắng muốt.)

(Chuông xe đạp nhãn Liren của Đức kêu như nổ đậu, Tư Mã

Khố phi tới như một cơn gió

(Cậu ta giơ cao chiếc bình thủy tinh đựng một nước gì xanh

xanh lên như đang biểu dương thành tích vậy.)

碴, 倒运到导洞下面, 再装进斗车, 顺通道上的钢轨运出坑道 II5p (Họ bắt buộc phải chở các tảng đá vỡ, các khối đá như những

hòn núi nhỏ của lần nổ trước vào hầm dẫn trước khi lần nổ saudiễn ra …)

dung từ và trợ từ Xét về mặt ngữ âm (trọng âm câu đều không nằm ở

Trang 38

(Cái đồ mày, thật là tinh ranh.)

(Chúng thập thà thập thò, mắt lấm la lấm lét như kẻ trộm.)Khả năng làm bổ ngữ của cấu trúc biến thể này còn ít hơn nữa.Trong số ngữ liệu của chúng tôi chỉ có một ví dụ sau:

(Trước mắt tôi chỉ có hai bầu vú đầy đặn mượt mà như hai quả

hồ lô, sinh động như đoi chim bồ câu, bóng đẹp như hai bìnhhoa sứ.)

Có thể nói, biểu thức so sánh I (bao gồm cả cấu trúc cơ bản và cấutrúc biến thể) là vô cùng phong phú Điểm chung giữa chúng là về ngữnghĩa tổng thể chúng đều biểu thị so sánh ngang bằng Đó chính là căn

cứ cần thiết để thực hiện sự chuyển đổi giữa các cấu trúc Tuy nhiên,giữa các cấu trúc này còn tồn tại không ít những khác biệt tế nhị cảtrên các bình diện cấu trúc, ngữ nghĩa và ngữ dụng Do vậy, mặc dù

có được điều kiện cần thiết nói trên, nhưng trên thực tế việc chuyểnđổi giữa các cấu trúc cũng không hoàn toàn tự do và phải chịu tácđộng của một số yếu tố nhất định Chúng tôi sẽ thảo luận kĩ hơn tạicác phần sau

Trang 39

2.1.1.2 Biểu thức II: A/ 有 B 那样/这样/那么/这么 VP

Khác với biểu thức I, trong thành phần của biểu thức II không

vốn là một động từ biểu thị sử sở hữu, sau đó hư hóa và biểu thị một

dùng với nghĩa hư hóa này, biểu thị mức độ của một thuộc tính nào đó

thông thường là một tiêu chuẩn định lượng Sự xuất hiện của thành tố

đặc thù cho biểu thức II Thành tố VP trong biểu thức II cũng hết sứcquan trọng, nó không những biểu thị kết quả so sánh mà ở một số

VP là thành tố đảm bảo sự hoàn chỉnh cho cả cấu trúc Cũng giốngbiểu thức I, ở biểu thức II thành tố B cũng không thể khuyết còn thành

tố A thì có thể được ẩn trong một thành phần nào đó của câu hoặc cóthể được khuyết trong một ngữ cảnh cụ thể Tần số xuất hiện của biểuthức này theo khảo sát của chúng tôi không lớn (chỉ chiếm 1.51%),nhưng cũng là một trong những biểu thức cơ bản để diễn đạt so sánhngang bằng trong tiếng Hán Ví dụ:

(Tôi hiểu, hiểu như bây giờ)

123p

(Thượng quan Phan Đệ tính tình nóng nảy, hơi một tị là bạt tai

người khác, cô không nhân từ như các chị khác.)

…” 70p

(Chị hai trợn mắt vặc lại mẹ: “Khi mẹ bằng tuổi con bây giờ

chẳng đã gả cho bố con rồi sao! ”)

(Trước ngực nó đeo hai chiếc huân chương to như vó ngựa,

lưng dắt một băng đạn sáng trắng, hông phải đeo một khẩusúng lục.)

Trang 40

河堤那么高时, 顶端骤然散开, 好像一棵披头散发的银柳树 22p

(Trong hồ phía đông cầu đá, một cột nước từ từ nổi lên, cột

nước to bằng bụng trâu, khi nổi cao bằng bờ đê thì phần ngọnphun tỏa ra, giống như một cây liễu xõa tóc vậy.)

Biểu thức II này cũng có một dạng biến thể là cấu trúc khuyết

花盘子, 举在我面前晃动着, 它的气味吸引了我 36p

(Nó chạy đến góc tường cố hết sức bẻ một đài sen to bằng mặt

trăng, xung quanh còn điểm các cánh hoa vàng, giơ ra trướcmặt tôi, hương thơm của nó thật quyến rũ.)

(Đầu vú bò to và dài là vậy, Lỗ Thắng Lợi như một con cá kình

hung tợn ngoạm chửng lấy nó.)

2.1.1.3 Biểu thức III: A等于/()/////宛如/宛若/犹如/如同/

B

Khác hẳn hai biểu thức I và II, biểu thức III có dạng thức đơn giảnhơn nhiều Ngoài hai thành tố chủ thể so sánh A (có thể ẩn hoặckhuyết) và thành tố chuẩn so sánh B bắt buộc phải xuất hiện ra, thành

tố biểu thị quan hệ so sánh ngang bằng được thể hiện ở một vị từ nằmgiữa A và B và có vai trò như một vị ngữ Vì thế, xét về mặt thànhphần câu, A tương đương với chủ ngữ còn B lại có tư cách như mộttân ngữ của vị từ so sánh ngang bằng Tần số xuất hiện của biểu thức

(212/750=28,27%) Các động từ còn lại chiếm một tỉ lệ không lớn

đoán, do vậy khi dùng trong biểu thức so sánh, cả biểu thức còn mang

thị sự đồng đẳng, do vậy khi muốn biểu thị một sự ngang bằng tuyệtđối thì động từ này thường được lựa chọn trong phép so sánh Nếu

cũng mang sắc thái khẳng định

Ngày đăng: 23/05/2019, 01:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. 丰丰丰 (1975) “丰丰丰丰丰” 丰丰丰丰丰丰丰 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 丰丰丰 (1975) “丰丰丰丰丰
2. 丰丰丰 (1991) “丰丰丰丰丰丰” 丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 丰丰丰 (1991) “丰丰丰丰丰丰
3. 丰丰丰 (1997) “丰丰丰丰丰丰丰丰丰” 丰丰丰丰丰 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 丰丰丰 (1997) “丰丰丰丰丰丰丰丰丰
4. 丰丰丰 (2004) “‘丰’丰丰丰丰丰丰丰丰” “丰丰丰丰” 丰丰丰 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 丰丰丰 (2004) “‘丰’丰丰丰丰丰丰丰丰” “丰丰丰丰
5. 丰丰丰 (1987) “丰丰丰丰丰丰丰丰” “丰丰丰丰” 丰丰丰 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 丰丰丰 (1987) “丰丰丰丰丰丰丰丰” “丰丰丰丰
6. 丰丰丰 (1997) “丰丰丰丰丰丰丰丰” 丰丰丰丰丰丰丰 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 丰丰丰 (1997) “丰丰丰丰丰丰丰丰
7. 丰丰丰 (2001) “丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰” 丰 “丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰” 丰丰丰丰丰丰丰丰 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 丰丰丰 (2001) “丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰” 丰 “丰丰丰丰丰丰丰丰丰丰
8. 丰丰丰 (2001) “丰丰丰丰丰丰‘丰 N 丰 N’丰” “丰丰丰丰” 丰丰丰 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 丰丰丰 (2001) “丰丰丰丰丰丰‘丰N丰N’丰” “丰丰丰丰

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w