Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 42 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
42
Dung lượng
347 KB
Nội dung
Tiểu luận tốt nghiệp lớp CNKH&QL Tiểuhọc Năm 2007 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đềtài: Lịch sử xã hội đã chứng minh: con người là “trung tâm”, là “động lực” của sự phát triển. Đất nước ta hiện nay đang trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiên công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chính vì vậy vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình phát triển đất nước. Ngành giáodục và đào tạo có sứ mệnh hết sức cao cả và vẻ vang là “ nâng cao nhân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã chỉ rõ: “Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển giáodục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, chú trọng đến sự phát triển của giáodục Việt Nam. Khẳng định tầm quan trọng của của giáodục - đào tạo, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X một lần nữa nhấn mạnh: “giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.” Để đáp ứng nhu cầu bức thiết của xã hội về nguồn nhân lực thì chúng ta phải đào tạo ra những con người phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, sức khỏe, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng lao động cơ bản hay nói cách khác là sự toàn vẹn về nhân cách con người Việt Nam, mà trước hết là thế hệ trẻ. Giáodụcđạođức là một trong những điểm chủ yếu, cốt lõi, xuyên suốt và giữ vị trí chủ đạo trong quá trình hình thành nhân cách, đào tạo con người ở nước ta, đặc biệt là trong trườngtiểu học. Bàn về tầm quan trọng của đạo đức, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Trong thư gửi các cán bộ giáo dục, học sinh, sinh viên, ngày 31 tháng 8 năm 1960, Người căn dặn: “Trong việc giáodục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: Đạođức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động sản xuất,…” Sự nghiệp đổi mới hơn 20 năm qua, với sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Đó là đất nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, kinh tế tăng trưởng khá nhanh, Đời sống nhân dân được cải thiện, chính trị - xã hội ổn định, vị thế của nước ta trên Người thực hiên: Nguyễn Văn Khương Trang 1 Tiểu luận tốt nghiệp lớp CNKH&QL Tiểuhọc Năm 2007 trường quốc tế ngày càng được khẳng định.Tuy nhiên trong sự nghiệp đổi mới thì nền kinh tế thị trường bộc lộ mặt trái gây ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống tinh thần, sự cảm thụ văn hóa, nghệ thuật cũng như trong tâm lý, đạođức của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Đặc biệt các ảnh hưởng tiêu cực đó đã và đang len lỏi vào các quan hệ xã hội làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáodụcđạođức cho học sinh. Mặt khác chất lượng giáodục toàn diện nói chung, chất lượng đào tạo của trườngtiểuhọc nói riêng chưa được đảm bảo, các nhà trườngchỉ chú trọng vào dạy học kiến thức mà ít quan tâm đến giáodụcđạo đức, hình thành kỹ năng sống cho học sinh nên đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáodụcđạođức của nhà trường. Ngày 07 tháng 01 năm 2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đây là bước ngoặt đánh dấu sự hội nhập toàn diện của nước ta với thế giới. Trước tình hình đó, vấn đề đặt ra mang tính cấp bách là phải tăng cường giáodụcđạođức cho học sinh để đáp ứng thời kì hội nhập và phát triển. TrườngTiểuhọc Hải Khê, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị trong những năm vừa qua đã chú ý quan tâm đến giáodục toàn diện cho học sinh, đặc biệt đã chú ý giáodụcđạo đức. Song do tính chất phức tạp của quá trình giáodụcđạođức cũng như sự tác động của hoàn cảnh, môi trường nên kết quả giáodụcđạođức chưa đạt yêu cầu mong muốn. Nội dung, hình thức giáodụcđạođức còn nghèo nàn, lạc hậu, quản lý giáodụcđạođức còn thiếu chặt chẽ, linh hoạt nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến hiệu quả giáodụcđạo đức. Xuất phát từ những đòi hỏi cấp bách của công cuộc đổi mới đất nước, của thời kì hội nhập toàn diện với thế giới, đồng thời để giúp nhà trường có những biệnpháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng giáodụcđạođức cho học sinh, chúng tôi tâm đắc và lựa chọn đềtài: “Một số biệnpháp quản lý quá trình giáodụcđạođức cho học sinh trườngTiểuhọc Hải Khê, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị” để nghiên cứu trong tiểu luận tốt nghiệp lớp Cử nhân khoa học và quản lý giáodụcTiểu học. 2. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng công tác quản lý quá trình giáodụcđạođức cho học sinh trườngTiểuhọc Hải Khê, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị trong những năm gần đây, đề tài đề xuất một số biệnpháp quản lý quá trình giáodụcđạođức thích hợp và khả thi nhằm nâng cao chất lượng giáodụcđạođức cho học sinh nhà trường đáp ứng mục tiêugiáodụctiểuhọc đặt ra. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: 3.1.Xác định cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của giáodụcđạođức và quản lý quá trình giáodụcđạođức cho học sinh ởtrườngtiểu học. Người thực hiên: Nguyễn Văn Khương Trang 2 Tiểu luận tốt nghiệp lớp CNKH&QL Tiểuhọc Năm 2007 3.2. Nghiên cứu thực trạng giáodụcđạođức và quản lý quá trình giáodụcđạođức cho học sinh trườngTiểuhọc Hải Khê, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. 3.3. Đề xuất một số biệnpháp khả thi để quản lý quá trình giáodụcđạođức cho học sinh trườngTiểuhọc Hải Khê nói riêng và các trườngTiểuhọc có điều kiện tương tự nói chung. 4.Khách thể và đối tượng nghiên cứu: 4.1.Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáodụcđạođức cho học sinh ởtrườngTiểuhọc Hải Khê, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. 4.2. Đối tượng nghiên cứu: Một số biệnpháp quản lý quá trình giáodụcđạođức cho học sinh trườngTiểuhọc Hải Khê, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. 5.Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi lựa chọn và vận dụng hệ thống phương pháp khách quan, đồng bộ, bổ sung cho nhau trong việc nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng và đề xuất biệnpháp quản lý. 5.1.Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Sưu tầm, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị và các văn bản pháp quy, tài liệu khoa học có liên quan. 5.2.Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra, phỏng vấn, hội thảo, nghiên cứu sản phẩm, phân tích thực trạng, tổng kết kinh nghiệm giáo dục. 5.3.Nhóm phương pháp bổ trợ: Thống kê toán học, biểu đồ, sơ đồ. Người thực hiên: Nguyễn Văn Khương Trang 3 Tiểu luận tốt nghiệp lớp CNKH&QL Tiểuhọc Năm 2007 PHẦN NỘI DUNG Chương 1. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của việc giáodụcđạođức và quản lý quá trình giáodụcđạođức cho học sinh ởtrườngtiểu học. 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niêm về đạođức và giáodụcđạođức a.Khái niệm về đạo đức: Có nhiều định nghĩa khác nhau về đạo đức, song chung quy lại có thể hiểu khái niệm đạođức dưới hai góc độ sau đây: *Góc độ xã hội: Đạođức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt được phản ánh dưới dạng những nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực điều chỉnh (hoặc chi phối) hành vi của con người trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội, giữa con người với chính bản thân mình. * Góc độ cá nhân: Đạođức chính là những phẩm chất, nhân cách con người, phản ánh ý thức, tình cảm, ý chí, hành vi, thói quen và cách ứng xử của họ trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội, giữa bản thân họ với người khác và với chính bản thân mình. Quá trình hình thành và phát triển đạođức của con người là quá trình tác động qua lại giữa xã hội và cá nhân để làm chuyển hóa những nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực của xã hội thành những hành vi, phẩm chất đạođức cá nhân, làm cho cá nhân đó hoàn thiện và trưởng thành về đạo đức, đáp ứng yêu cầu của xã hội. b.Tư tưởng Hồ Chí Minh về những phẩm chất cơ bản của người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng, lãnh tụ cách mạng đã bàn nhiều nhất, quan tâm hàng đầu đến vấn đềđạo đức. Theo Người, những phẩm chất đạođức của người Việt Nam trong thời đại mới là: Một là, trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất bao trùm nhất, quan trọng nhất. Hai là, yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạođức cao cả và đẹp đẽ nhất. Ba là, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Bốn là, tinh thần quốc tế chân chính, trong sáng là yêu cầu và phẩm chất đạođức mới của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. Hồ Chí Minh là một nhà lý luận về đạođức và là một tấm gương đạođức trong sáng, gần gũi và độc đáo nhất. Người đã khái quát bốn phẩm chất đạođức cơ bản của con người Việt Nam, những chuẩn mực chung cho nền đạođức cách mạng Việt Nam. Người thực hiên: Nguyễn Văn Khương Trang 4 Tiểu luận tốt nghiệp lớp CNKH&QL Tiểuhọc Năm 2007 c.Khái niệm giáodụcđạo đức: Hoạt động giáodụcđạođức là hoạt động có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch nhằm biến những nhu cầu, chuẩn mực, giá trị đạođức theo yêu cầu xã hội thành những phẩm chất, giá trị đạođức của cá nhân, nhằm góp phần phát triển nhân cách và thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ của xã hội. Sơ đồ 1: Các yếu tố cấu thành quá trình giáodụcđạođức cho học sinh ởtrườngtiểuhọc KQ Quá trình giáodụcđạođức được cấu thành từ các thành tố sau đây: M: Mục tiêugiáodụcđạođức N: Nội dung giáodụcđạođức P-H: Phương pháp - Hình thức giáodụcđạođức Ngiáo dục: Người giáodục NĐgiáo dục: Người được giáodục ĐK-PT: Điều kiện- Phương tiện giáodụcđạođức KQ: Kết quả giáodụcđạođức Mỗi thành tố trong hệ thống này đều có nét đặc trưng riêng nhưng chúng đều có tác động qua lại lẫn nhau, tương hỗ lẫn nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm tối ưu hoá quá trình giáodụcđạo đức. 1.1.2.Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của quá trình giáodụcđạođức a.Vị trí quá trình giáodụcđạođứcGiáodụcđạođức là một bộ phận cấu thành của quá trình giáodục (hay còn gọi là quá trình sư phạm toàn vẹn) trong trườngtiểu học. Sơ đồ 2: Quá trình giáodụcởtrườngtiểuhọc Người thực hiên: Nguyễn Văn Khương Trang 5 M N P-H NGD NĐGD ĐK-PT Môi trường tự nhiên, xã hội Môi trường tự nhiên, xã hội Tiểu luận tốt nghiệp lớp CNKH&QL Tiểuhọc Năm 2007 Quá trình giáodụcởtrườngtiểuhọc bao gồm năm mặt giáodục bộ phận: giáodụcđạo đức, giáodục trí tụê, giáodục thể chất, giáodục thẩm mỹ và hình thành kỹ năng sống cho học sinh.Trong năm mặt giáodục đó thì giáodụcđạođức được coi là nền tảng, gốc rẽ tạo ra nội lực tiềm tàng vững chắc cho các mặt giáodục khác. Quá trình giáodụcđạođức tạo ra nhịp cầu gắn kết giữa nhà trường, gia đình và xã hội, giữa con người với cuộc sống. b.Chức năng, nhiệm vụ của quá trình giáodụcđạođức * Chức năng: Giáodụcđạođức thực hiện chức năng cơ bản sau đây: - Làm cho học sinh thấm nhuần sâu sắc thế giới quan Mác - Lê nin, tư tưởng và đạođức cách mạng Hồ Chí Minh, tính chân lý khách quan của các giá trị đạo đức, nhân văn, nhân bản của các tư tưởng đó, coi đó là kim chỉ nam cho mọi hành động của mình, biến nó thành thế giới quan của cá nhân. - Trên cơ sở đó, thông qua việc tiếp cận cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc và hoạt động của cá nhân để củng cố niềm tin và lẽ sống, lý tưởng sống, lối sống theo con đường xã hội chủ nghĩa. - Thấm nhuần quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, biết sống và làm việc theo pháp luật, sống có kỹ cương, nền nếp, có văn hoá trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội và giữa con người. - Nhận thức ngày càng sâu sắc nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực và các giá trị đạođức xã hội chủ nghĩa. Biến các giá trị đó thành ý thức, tình cảm, hành vi, thói quen và cách ứng xử trong đời sống hằng ngày. Tuỳ theo lứa tuổi, đối tượng giáodục mà những yêu cầu đó được cụ thể hoá thành những nội dung cụ thể hơn. Ởtiểuhọc thì được cụ thể hoá thành năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. * Nhiệm vụ giáodụcđạo đức: Như chúng tôi đã trình bày ở trước quá trình giáodụcđạođức giữ vị trí, vai trò quan trọng bậc nhất trong quá trình giáo dục. Quá trình đó phải thực hiện các nhiệm vụ cốt lõi sau đây: - Phát triển nhu cầu đạođức của cá nhân. - Hình thành và phát triển ý thức đạo đức. - Rèn luyện ý chí, hành vi, thói quen và cách ứng xử đạo đức. - Phát triển các giá trị đạođức của cá nhân theo những định hướng mang tính đặc thù dân tộc và thời đại. Người thực hiên: Nguyễn Văn Khương Trang Quá trình giáodụcGiáodục thẩm mỹ Giáodục thể chất Hình thành kỹ năng Giáodục trí tuệ Giáodụcđạođức 6 Tiểu luận tốt nghiệp lớp CNKH&QL Tiểuhọc Năm 2007 Những chức năng, nhiệm vụ của quá trình giáodụcđạođức này không chỉ có giá trị định hướng cho quá trình giáodụcđạođức mà còn định hướng cho quá trình giáodục nói chung, quá trình dạy học các môn học và môn Đạođức nói riêng. 1.1.3. Quản lý giáodục và Quản lý quá trình giáodụcđạođức a. Quản lý giáo dục: Quản lý giáodục là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý giáodục tới các hoạt động giáodục trong xã hội nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáodục của Đảng, thực hiện các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm là quá trình dạy học - giáodục thế hệ trẻ đưa hệ giáodục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất. b. Quản lý quá trình giáodụcđạo đức: Quản lý quá trình giáodụcđạođức là điều khiển, điều chỉnh quá trình quá trình này vận hành một cách có kế hoạch, có tổ chức và được chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thường xuyên nhằm từng bước thực hiện các nhiệm vụ giáodụcđạođứcđể đạt được mục tiêu cuả quá trình giáo dục. c. Vai trò của hiệu trưởng trong việc Quản lý quá trình giáodụcđạođứcởtrườngtiểu học. Hiệu trưởng là người đứng đầu một nhà trường, chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ mọi hoạt động của nhà trường, là trụ cột sư phạm của nhà trường. Vì vậy hiệu trưởng là người có vai trò quyết định đến chất lượng giáodụchọc sinh. Trong nhà trường, hiệu trưởng là người lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động dạy học và giáo dục. Nói riêng về nhiệm vụ giáodụcđạođức cho học sinh, đây là nhiệm vụ cơ bản của nhà trường, muốn thực hiện có hiệu quả phải có người đứng đầu cơ quan năng động, sáng tạo, biết lựa chọn nội dung, hình thức khoa học và luôn đổi mới cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của nhà trường. Biết kết hợp thường xuyên hai con đường là dạy học trên lớp và hoạt động giáodục ngoài giờ lên lớp đểgiáodụcđạođức cho học sinh. Nhận thức rõ tầm quan trọng của giáodụcđạođức , biết phát huy ảnh hưởng tích cực của quá trình giáodụcđạođức nhằm tạo định hướng chung, thống nhất với các lực lượng giáodục của địa phương. Chúng ta đều biết rằng, để làm được điều đó, vai trò của hiệu trưởng mang tính quyết định. Hiệu trưởng phải là nhà giáodục được đào tạo qua trường lớp, có phẩm chất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Hiệu trưởng phải thực sự là người “ đạo diễn” tài năng, là chỗ dựa vững chắc cho tập thể sư phạm. Cả cơ sở lý luận và thực tiễn đều khẳng định điều đó. 1.1.4. Những nguyên tắc lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức quá trình giáodụcđạođứcởtrườngtiểu học. a. Khi lựa chọn nội dung và hình thức giáodụcđạođức phải chú ý đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học. Người thực hiên: Nguyễn Văn Khương Trang 7 Tiểu luận tốt nghiệp lớp CNKH&QL Tiểuhọc Năm 2007 Lứa tuổi học sinh tiểuhọc là lứa tuổi hồn nhiên, nhân cách của các em đang dần được hình thành và phát triển. Nó được thể hiện qua những đặc điểm cơ bản sau: - Việc lĩnh hội những chuẩn mực đạođức và những quy tắc đạođức của hành vi đưa đến hình thành xu hướng xã hội của nhân cách phải được sự hướng dẫn, chỉ bảo trực tiếp của người lớn mà đặc biệt là thầy cô giáo. - Học sinh tiểuhọc rất dễ cảm xúc, tính dễ cảm xúc được thể hiện qua màu sắc xúc cảm của nhận thức. Các em chưa biết kiềm chế và kiểm tra cảm xúc của mình, xúc cảm thiếu ổn định và thiên về xúc động. - Tình cảm học sinh tiểuhọc mang tính hồn nhiên, đậm màu sắc cảm tính, niềm tin các em mạnh mẽ. - Hứng thú của các em ngày càng bộc lộ và phát triển rõ rệt. Đăc biệt là hứng thú nhận thức, hứng thú tìm hiểu thế giới xung quanh. - Ý chí của học sinh tiểuhọc chưa được phát triển đầy đủ, các em chưa có khả năng theo đuổi lâu dài mục đích đề ra. - Tính cách học sinh tiểuhọc mới chỉ hình thành, tính cách đó thể hiện ở những điểm cơ bản: Tính hồn nhiên, ham hiểu biết, hay bắt chước, tính xúc động . Tóm lại, ở lứa tuổi học sinh tiểuhọc , dưới ảnh hưởng chủ đạo của hoạt động học tập, sự giáodục của thầy cô, gia đình thì nhân cách của các em hình thành và phát triển mạnh mẽ. Nhiệm vụ đặt ra cho nhà trường, cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội là định hướng cho các em những giá trị đúng đắn để các em vươn lên. b. Nội dung, hình thức giáodụcđạođức cho học sinh không tách rời hoạt động dục toàn diện của nhà trường, gắn bó với đời sống xã hội và tiếp cận những vấn đề mang tính thời đại hiện nay. Nguyên tắc này đòi hỏi cần đưa học sinh tham gia các hoạt động gắn bó với đời sống xã hội, tăng cường hiểu biết của mỗi học sinh về cộng đồng làng xóm, quê hương đất nước, cộng đồng quốc tế và những vấn đề mang tính thời đại đang là mối quan tâm chung vì sự sống của trái đất, vì hạnh phúc bình yên của nhân loại. Nội dung giáodụcđạođức gắn bó với nhiệm vụ học tập, gắn bó với đời sống nhằm giúp mỗi học sinh mở rộng hiểu biết, củng cố thái độ, rèn luyện và phát triển hành vi, nhân cách, đạo đức, lối sống. c. Nội dung, hình thức giáodụcđạođức phải kế thừa và giữ gìn những giá trị, tinh hoa văn hóa, bản sắc dân tộc, đạo lý của người Việt Nam. Nguyên tắc này yêu cầu việc lựa chọn nội dung giáodụcđạođức cho học sinh là định hướng cho các em biết lựa chọn, kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc về mặt văn hoá, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán, .mà trước hết là việc lựa chọn những giá trị đó không tách rời những giá trị “chân, thiện, mỹ” của con người. Những giá trị đó là những giá trị nhân văn, nhân bản mà xã hội càng phát triển càng phải giữ gìn và đề cao. Trong trườngtiểuhọc nội dung giáodụcđạođức của nhà trường, của Đội đối với mỗi học sinh ngày càng phải được tăng cường và nâng cao. Cần thiết phải giáodục cho các em tình quê hương đất nước, kính trọng và có tình cảm sâu sắc với ông bà, cha mẹ, anh chị trong gia đình, bạn bè, Người thực hiên: Nguyễn Văn Khương Trang 8 Tiểu luận tốt nghiệp lớp CNKH&QL Tiểuhọc Năm 2007 sống có tình làng nghĩa xóm. Đó là đạo lý làm người của người Việt Nam chúng ta, chữ “hiếu”, chữ “nghĩa” cần được giáodục và củng cố thường xuyên cho các em đặc biệt là tình hình hiện nay. 1.1.5. Nội dung giáodụcđạođức trong trườngtiểu học. Tiểuhọc là cấp cấp học nền tảng của giáodục phổ thông. Chính vì vậy việc giáodụcđạođức cho học sinh tiểuhọc là việc làm rất quan trọng cần được quan tâm đúng mức. Việc giáodụcđạođức cho học sinh cốt yếu là xây dựng cho học sinh những phẩm chất chính trị - đạođức xã hội chủ nghĩa. Muốn quản lý tốt quá trình giáodụcđạođức cho học sinh tiểu học, người cán bộ quản lý cần tập trung vào các nội dung sau: a. Giáodụcđạođức trong mối quan hệ với bản thân: Rèn luyện cho học sinh các đức tính như thật thà, dũng cảm, khiêm tốn, cư xử có văn hoá, sống vui vẻ, lạc quan, biết tiết kiệm, ., và những phẩm chất ý chí khác. Những phẩm chất cơ bản nói trên đều được thể hiện tập trung trong năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. b. Giáodụcđạođức trong mối quan hệ với gia đình: Yêu quý, quan tâm đến những người khác trong gia đình. Kính trên nhường dưới, lễ phép, ngoan ngoãn. Biết tham gia phù hợp công việc gia đình “ Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình”. Hiếu thảo với ông bà cha mẹ, biết giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình. c. Giáodụcđạođức trong mối quan hệ với nhà trường: Yêu quý, kính trọng thầy cô giáo, bạn bè, trường lớp. Lễ phép, vâng lời thầy cô giáo, đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ bạn bè. Chăm chỉhọc tập, tích cực tham gia xây dựng trường lớp. Biết xây dựng tình bạn và bảo vệ lẽ phải. d. Giáodụcđạođức trong mối quan hệ với cộng đồng xã hội: lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa, lòng trung thành với lý tưởng của Đảng, sẵn sàng bảo vệ tổ quốc, yêu quê hương tự hào về dân tộc. Yêu hoà bình và tôn trọng các nền văn hoá khác. đ. Giáodụcđạođức trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên: Biết giữ gìn, yêu quý bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ cây trồng, vật nuôi có ích, có ý thức tiết kiệm và bảo vệ các nguồn tài nguyên của đất nước Tóm lại, trong quá trình giáodụcđạođức cho học sinh tiểu học, người cán bộ quản lý phải căn cứ vào lứa tuổi, thời điểm thích hợp để lựa chọn nội dung, phương pháp góp phần nâng cao hiệu quả giáodụcđạođức thực hiện giáodục toàn diện. 1.1.6. Định hướng và nội dung giáodụcđạođức trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. a. Định hướng giáodụcđạođức trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. * Giáodụcđạođức phải nhằm xây dựng nền đạođức mới - nền đạođức của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (xác lập cơ sở kinh tế khách quan làm chỗ dựa cho đạođức mới phát triển). Người thực hiên: Nguyễn Văn Khương Trang 9 Tiểu luận tốt nghiệp lớp CNKH&QL Tiểuhọc Năm 2007 * Giáodụcđạođức phù hợp và phát huy được thế mạnh của nền kinh tế thị trường (chữ tín chữ tâm, góp phần xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho xã hội). * Giáodụcđạođức khắc phục mặt trái của cơ chế thị trường (sùng bái cá nhân, ích kỹ, chủ nghĩa cá nhân, có tiền mua tiên cũng được, nén bạc đâm toạc tờ giấy .). * Giáodụcđạođức phải đề cao việc đấu tranh chống các hệ tư tưởng, đạo đức, lối sống phản tiến bộ từ bên ngoài thâm nhập vào do mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế . b. Một số nội dung cơ bản của giáodụcđạođức . * Làm lành mạnh hoá kinh tế thị trường làm cơ sở cho giáodụcđạo đức. * Kết hợp các giá trị đạođức truyền thống và giá trị đạođức hiện đại là một nội dung quan trọng trong giáodụcđạođức (kết hợp những giá trị tốt đẹp, loại bỏ những giá trị lạc hậu, không phù hợp của cả hai phía). * Đổi mới nội dung và cải tiến phương pháp giảng dạy (loại bỏ phương pháp nêu khẩu lệnh, hô hào sáo rỗng, giáodụcđạođức sáo rỗng không kết hợp với thực tiễn). * Kết hợp giáodụcđạođức với giáodụcpháp luật, kết hợp một cách mềm dẻo, linh hoạt trong từng hoàn cảnh cụ thể. Nền kinh tế thị trường đã và đem lại cho đất nước chúng ta những lợi ích to lớn. Đó là sự phát triển kinh tế ngày càng nhanh, cuộc sống nhân dân được cải thiện, đời sống văn hoá được nâng cao. Song nền kinh tế thị trường cũng có những mặt trái, nó ảnh hưởng sâu sắc đến các quan hệ xã hội, đạođức tâm lý của mỗi người. Chính vì vậy, người cán bộ quản lý trườngtiểuhọc cần nắm vững những định hướng và nội dung giáodụcđạođức mà Đảng và Nhà nước ta vạch ra, quán triệt và thực hiện nghiêm túc trong quá trình giáodụcđạođức cho học sinh tiểuhọcđể nhằm mục đích tạo ra những con người xã hội chủ nghĩa, những chủ nhân tương lai của nước nhà. 1.2.Cơ sở pháp lý của việc quản lý quá trình giáodụcđạođức cho học sinh tiểu học. Quá trình giáodục nói chung quá trình giáodụcđạođức nói riêng, đều mang tính pháp lý cao. Nó được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Chính phủ, Bộ giáodục và đào tạo và các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan quản lý giáo dục. Nước ta là một trong số ít nước rất đề cao và coi trọng sự nghiệp giáodục - đào tạo. Điều 35 Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Năm 1992) đã trịnh trọng ghi: Người thực hiên: Nguyễn Văn Khương Trang 10 [...]... trình giáodục bên trong và bên ngoài trườngĐểchỉđạo quá trình giáodụcđạođức có hiệu quả thì cán bộ quản lý cần chỉđạo thực hiện tốt nội dung sau : Sơ đồ 4: Biệnphápchỉđạo quá trình giáodụcđạođức cho học sinh tiểuhọc Các biệnphápchỉđạogiáodụcđạođức cho học sinh tiểuhọcChỉđạogiáodụcđạođức qua các môn học - Giáodụcđạodức qua môn Đạođức - Giáodụcđạodức qua môn học khác Chỉ. .. các môn học, tiết họcởtiểuhọc đều có khả năng giáodụcđạođức bởi vậy Ban giám hiệu quán triệt giáo viên khai thác nội dung của từng tiết học, bài học, môn họcđể thông qua đó mà giáodụchọc sinh Đặc biệt là môn Đạođức môn học có tầm quan trọng trong việc giáodụcđạođức cho học sinh Môn Đạođức cung cấp cho học sinh các chuẩn mực đạo đức, thói quen đạođức và hành vi đạođức Rõ ràng chỉ qua... sinh nhà trường 2.3 Thực trạng giáodục đạo đứcởtrườngTiểuhọc Hải Khê Giáodụcđạođức là một trong những nội dung giáodục quan trọng, góp phần hình thành ởhọc sinh tiểuhọc những cơ sở ban đầu của nhân cách con người Việt Nam Việc giáodụcđạođức được trườngTiểuhọc Hải Khê trong những năm học vừa qua đã dược nhà trường chú trọng Nhà trường tổ chức giáodụcđạođức qua nhiều con đường khác... qua môn học khác Chỉđạogiáodụcđạođức qua hoạt động giáodục ngoài giờ lên lớp Chỉđạo xây dựng tập thể học sinh và tổ chức Đội - Xây dựng nền nếp - Hoạt động theo chủ điểm - Hoạt động xã hội - Xây dựng tạp thể học sinh - Phát huy vai trò của tổ chức Đội 3.5.1 .Chỉ đạogiáodụcđạođức qua các môn họcởtrườngtiểuhọc a Chỉđạogiáodụcđạođức qua các môn họcĐạođức Môn Đạođức là môn đặc biệt... quá trình giáodụcđạođứcđề ra Thực tế quản lý trườngtiểuhọc và quản lý quá trình giáodục đạo đứcởtrườngTiểuhọc Hải Khê hiện nay chúng tôi nhận thấy chưa quan tâm đến việc thành lập và tổ chức hoạt động ban chỉđạogiáodụcđạođức Từ đó chúng tôi xác định để quản lý quá trình giáodụcđạođức có hiệu quả thì phải thành lập và thường xuyên kiện toàn, củng cố ban chỉđạogiáodụcđạođức Xác... hoạch, liên kết các lực lượng giáo dục, huy động các nguồn lực để phục vụ cho quá trình giáodụcđạođức - Phó ban 1: giúp trưởng ban chỉđạogiáodụcđạođức qua các môn học - Phó ban 2: giúp trưởng ban chỉđạogiáodụcđạođức qua các hoạt động giáodục ngoài giờ lên lớp - Ban viên: chỉđạo khối lớp theo chức trách của mình đểgiáodụcđạođức cho học sinh Hàng tháng ban chỉđạo tổ chức họp đánh giá,... cán bộ quản lý, giáo viên, nhan viên nhà trường trong việc giáodụcđạođức cho học sinh Giáodụcđạođức là một hoạt động quan trọng trong việc hình thành nhân cách học sinh tiểuhọc Nếu coi đạođức là mặt quan trọng nhất trong năm mặt giáodụcởtrườngtiểuhọc là đức dục, trí dục, mỹ dục, thể dục và các kỹ năng cơ bản thì đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý trườngtiểuhọc là lực lượng... trạng và đề xuất những biệnpháp quản lý quá trình giáodục đạo đứcởtrườngtiểuhọc chúng tôi sẽ trình bày trong phần kế tiếp Người thực hiên: Nguyễn Văn Khương Trang 12 Tiểu luận tốt nghiệp lớp CNKH&QL Tiểuhọc Năm 2007 Chương 2 Thực trạng giáodụcđạođức và quản lý quá trình giáodục đạo đứcởtrườngtiểuhọc Hải Khê, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị 2.1 Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội và giáo dục. .. hoạt động của ban chỉđạo Chúng tôi đề xuất thành lập ban chỉđạogiáodụcđạođức của nhà trường như sau: Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức ban chỉ đạo giáodụcđạođứctrườngtiểuhọc Hải Khê Trưởng ban Hiệu trưởng Phó ban 1 P.Hiệu trưởng Khương Người thực hiên: Nguyễn Văn Phó ban 2 Tổng phụ trách Đội Trang 24 Tiểu luận tốt nghiệp lớp CNKH&QL Tiểuhọc Ban viên Tổ trưởng tổ 1, 2, 3 Ban viên Tổ trưởng tổ 4, 5 Ban... phải đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêugiáodụcđạođức với mục tiêugiáodụctiểuhọc - Kế hoạch bám sát sự chỉđạogiáodụcđạođức của Bộ, Sở và Phòng giáodục và đào tạo, kế hoạch quản lý quá trình giáodụcđạođức phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, phù hợp với tình hình của nhà trường Ví dụ năm học 2006 –2007 kế hoạch giáodụcđạođức cần bám sát việc tổ chức thực hiện cuộc . trình giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học KQ Quá trình giáo dục đạo đức được cấu thành từ các thành tố sau đây: M: Mục tiêu giáo dục đạo đức. N: Nội dung giáo dục đạo đức P-H: Phương pháp - Hình thức giáo dục đạo đức Ngiáo dục: Người giáo dục N giáo dục: Người được giáo dục ĐK-PT: Điều