- Thứ sáu, dạy và học môn Đạo đức phải gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thực của học sinh: các truyện, tình huống, tấm gương sử dụng để dạy học đạo đức chủ
a. Xây dựng tập thể học sinh.
Tập thể học sinh là phương tiện mạnh mẽ không thể thiếu trong việc giáo dục xã hội chủ nghĩa cho thế hệ trẻ. Một nguyên tắc giáo dục đạo đức hết sức quan trọng là giáo dục qua tập thể và giáo dục bằng tập thể.
Thông qua tập thể, học sinh từ đối tượng giáo dục biến thành chủ thể giáo dục. Chỉ trong tập thể mới bồi dưỡng được xu hướng xã hội trong nhân cách trẻ, rèn luyện lối sống “mình vì mọi người” lôi cuốn mọi cá nhân tích cực tham gia cuộc sống xã hội , khuyến khích mỗi cá nhân phát huy những năng lực vốn có của mình, đem lại cho cá nhân những thể nghiệm cảm xúc, phấn chấn, lạc quan tự tin... Bàn về tập thể lý tưởng và có tác dụng lớn, A.X.Ma-ka-ren-cô nói: " Tập thể cơ sở lý tưởng chỉ là tập thể nào đó có ý thức sự thống nhất, sự gắn bó về sức mạnh của mình và đồng thời ý thức rằng không phải là một nhóm bạn bè cùng phe phái, đồng tâm hợp lại với nhau, mà là một hiện tượng xã hội, nghĩa là một tập thể, một tổ chức có một số nghĩa vụ nào đấy" .
Từ tầm quan trọng của tập thể học sinh đối với giáo dục đạo đức hiệu trưởng cần chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm và phối hợp giáo viên Tổng phụ trách Đội xây dựng tập thể học sinh. Tăng cường vai trò tự quản của học sinh, làm cho tập thể học sinh trở thành một gia đình nhỏ đoàn kết, yêu thương nhau trong nhà trường.
3.5.3.2. Phát huy vai trò của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
Đội Thiếu niên tiền phong HCM là một tổ chức chính trị của thiếu niên, nhi đồng Việt Nam. Trong nhà trường xã hội chủ nghĩa tổ chức Đội là tổ chức có tổ chức chặt chẽ, là lực lượng hướng dẫn về mặt tưởng - chính trị cho hoạt động của tập thể. Vì vậy hiệu trưởng phối hợp với giáo viên Tổng phụ trách Đôị xây dựng tổ
chức Đội, làm cho tổ chức này thực sự là “hạt nhân” trong các hoạt động của tập thể, dựa vào đó để tiến hành công tác giáo dục, thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức hoạt động của Đội để thu hút và giáo dục đạo đức cho học sinh.
3.6. Phối hợp các lực lượng xã hội để tiến hành giáo dục đạo đức cho học sinh.
Để tiến hành giáo dục đạo đức cho học sinh thì cần sự phối kết hợp các lực lượng giáo dục bên trong và bên ngoài nhà trường.
Trước hết hiệu trưởng tham mưu cho chi bộ nhà trường để chi bộ có nghị quyết lãnh đạo công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường. Phối hợp công đoàn tổ chức cuộc vận động “ Kỷ cương - tình thương - trách nhiệm” góp phần xây dựng tập thể sư phạm mẫu mực để giáo dục học sinh, kết hợp với Chi đoàn và Liên đội của nhà trường để tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh.
Công tác giáo dục đạo đức chỉ một mình nhà trường đảm nhiệm thì chắc chắn hiệu quả không cao. Chính vì vậy cần huy động các đoàn thể địa phương, cha mẹ học sinh tham gia giáo dục học sinh.
Thời gian học tập của các em ở trường chỉ chiếm ¼ tổng số thời gian trong ngày, còn ¾ thời gian các em hoà nhập vào đời sống gia đình và xã hội. Để phối hợp các lực lượng xã hội trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh, hiệu trưởng cần tham mưu cho Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân để có các nghị quyết, chỉ thị tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động phối hợp.
Phối hợp với các đoàn thể đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” xây dựng phong trào khuyến học và xã hội học tập, xây dựng phong trào “Ông bà cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”.
Đặc biệt là phối hợp với Đoàn thanh niên để tổ chức các hoạt động Đội trên địa bàn dân cư, các phong trào văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, tranh thủ sự ủng hộ về vật chất và tinh thần của các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể, cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để giáo dục đạo đức hình thành nhân cách cho học sinh.
Trong sự phối hợp các lực lượng giáo dục thì một thành phần rất quan trọng đó là gia đình học sinh. Gia đình là tế bào của xã hội, là chiếc nôi văn hoá, nơi trẻ sinh ra và lớn lên. “ Người thầy đầu tiên” của các em chính là cha mẹ, họ là những người có ảnh hưởng lớn nhất đến các em. Nhân cách đứa trẻ có thể hình thành bởi lối sống của cha mẹ tạo ra. Chức năng cơ bản của gia đình là nuôi dưỡng con cái.
Hơn bất cứ môi trường nào khác, trong gia đình trẻ em sống trong sự yêu thương, đùm bọc nâng niu của bố mẹ, gia đình còn là môi trường để trẻ thường xuyên rèn luyện những hành vi, thực hành những điều đã học ở nhà trường .Vì những lý do đó, trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nhà trường cần kết hợp chặt chẽ với gia đình.
Chỉ đạo của giáo viên tăng cường liên lạc với gia đình học sinh làm cho họ thấy trách nhiệm của mình trong việc giáo dục con em, tránh tư tưởng khoán trắng, “trăm sự nhờ thầy” .
Cụ thể nhà trường phối hợp với gia đình và xã hội những nọi dung sau:
- Thống nhất quan điểm, mục tiêu, nội dung, phương pháp,giáo dục đạo đức cho con em.
- Xây dựng môi trường giáo dục nhà trường, gia đình, xã hội thuận lợi. - Tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất cho nhà trường.
- Tham gia tích cực vào hoạt động ngoại khoá cho học sinh mà nhà trường tổ chức.
- Thường xuyên liên lạc, giao ban với nhau để rút kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho con em.
Kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội sẽ có tác dụng tích cực trong việc giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh tạo ra phong trào xã hội hoá giáo dục sâu rộng, cùng thực hiện mục tiêu đào tạo nên những con ngoan trò giỏi.
3.7. Cải tiến công tác đánh giá kết quả hoạt động nhằm tổng kết thi đua, khen thưởng công bằng, kịp thời
Trong việc tổ chức triển khai quá trình giáo dục đạo đức, người cán bộ quản lý trường học luôn bám sát, theo dõi, kiểm tra, đánh giá kịp thời để có biện pháp chỉ đạo thích hợp, đặc biệt quá trình giáo dục đạo đức học sinh cần đánh giá khách quan, công bằng, có khen thưởng biểu dương kịp thời những điển hình để phát huy hiệu quả giáo dục.