Đánh giá các hoạt độnggiáo dụcngoài giờ lên lớp:

Một phần của tài liệu Đề tài: Biện pháp chỉ đạo giáo dục đạo đức ở trường tiểu học (Trang 38 - 42)

Cuối mỗi chủ điểm, mỗi hoạt động phải tổ chức kiểm tra, đánh giá theo tiêu chuẩn thi đua đã đặt ra. Đánh giá mang tính khuyến khích tạo sự phấn khởi cho giáo viên và học sinh để động viên phong trào. Tuy nhiên không chạy theo thành tích mà phải đi vào thực chất.

Nội dung đánh giá quan trọng nhất trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh tiểu học là đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh theo quyết định số 30/2005/ QĐ-BGD-ĐT, ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo. Học sinh được đánh giá về hạnh kiểm theo kết quả thực hiện 4 nhiệm vụ của học sinh tiểu học:

1. Biết vâng lời thầy giáo, cô giáo; lễ phép trong giao tiếp hàng ngày, đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ bạn bè. kết, yêu thương, giúp đỡ bạn bè.

2. Thực hiện nội quy nhà trường: Đi học đều và đúng giờ, tích cực tham gia các hoạt động học tập, giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập. các hoạt động học tập, giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập.

3. Giữ gìn vệ sinh cá nhân : Đầu tóc, quần áo, gọn gàng sạchh sẻ, ăn uống hợp vệ sinh. hợp vệ sinh.

4. Tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp của trường của lớp, giữ gìn bảo vệ tài sản của trường, lớp và nơi công cộng, bước đầu biết giữ gìn lớp, giữ gìn bảo vệ tài sản của trường, lớp và nơi công cộng, bước đầu biết giữ gìn và bảo vệ mội trường, thực hiện các quy tắc về an toàn giao thông và trật tự xã hội.

Học sinh được xếp loại hạnh kiểm theo 2 loại:

+ Thực hiện đầy đủ 4 nhiệm vụ của học sinh tiểu học (Đ).

+ Thực hiện chưa đầy đủ 4 nhiệm vụ của học sinh tiểu học (CĐ).

b. Các hình thức đánh giá :

- Mỗi học sinh tự đánh giá bằng cách trao đổi miệng hoặc viết thi hoặc viết phiếu tự đánh giá theo tiêu chuẩn cho mỗi hoạt động.

- Có thể xây dựng phiếu đánh giá cho hoạt động để thu thập thông tin về một yêu cầu nào đó (Có thể là phiếu trắc nghiệm khách quan).

- Tập thể học sinh đánh giá cá nhân.

- Giáo viên chủ nhiệm đánh giá thông qua các hình thức: lấynhận xét của tập thể học sinh, của giáo viên khác, quan sát học tập của học sinh.

c. Lực lượng kiễm tra đánh giá: Hiệu trưởng, Ban chỉ đạo giáo dục đạo đức, Tổng phụ trách Đội, giáo viên chủ nhiệm, tập thể học sinh.... đức, Tổng phụ trách Đội, giáo viên chủ nhiệm, tập thể học sinh....

d. Tổng kết, rút kinh nghiệm:

Để quá trình giáo dục đạo đức có hiệu quả cao thì hiệu trưởng chỉ đạo thường xuyên sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm. Biểu dương những đóng góp, thành tích của tập thể và cá nhân, nhân rộng các điển hình tiên tiến.

Tổ chức cho giáo viên viết tổng kết rút kinh nghiệm về quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh. Đồng thời hiệu trưởng thường xuyên rút kinh nghiệm trong công tác quản lý để quản lý quá trình giáo dục đạo đức với chất lượng cao nhất.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1.Kết luận 1.Kết luận

Sau một thời gian dài nghiên cứu, với sự hướng dẫn trực tiếp của Th.S Nguyễn Thị Hiếu, sự giúp đỡ tận tình của bạn bè đồng nghiệp, sự cộng tác của thầy cô giáo và các em học sinh trường Tiểu học Hải Khê, đến nay đề tài đã hoàn thành. Kết quả nghiên cứu cho phép chúng tôi rút ra những kết luận như sau:

1.1.Từ lý luận cũng như thực tiễn đều khẳng định giáo dục đạo đức cho học sinh là một hoạt động hết sức quan trọng, góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam trong thời đại mới. Dạy chữ phải đi đôi với dạy người mới thực hiện được mục tiêu giáo dục tiểu học nói riêng, mục tiêu giáo dục nói chung. Vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh là vấn đề thời sự nóng bỏng và là trách nhiệm không chỉ của ngành giáo dục mà còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cả cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhờ hoạt động giáo dục đạo đức mà học sinh được hình thành những phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam thực hiện được nhiệm vụ “ Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc”.

Hơn thế nữa, ngày nay hội nhập là xu thế tất yếu, trong quá trình đó người Việt Nam phải được phát triển toàn diện cả đức lẫn tài, phải là những con người vừa " hồng" vừa "chuyên", khẳng định những giá trị nhân văn, nhân bản của dân tộc từ đó khẳng định vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

1.2.Công tác giáo dục đạo đức ở trường Tiểu học Hải Khê trong những năm vừa qua đã được quan tâm đúng mức và đã thu được những kết quả đáng biểu dương. Nhà trường đã nhận thức được cần nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Học kì I năm học 2006 - 2007 do có sự quản lý tốt quá trình giáo dục đạo đức, chúng tôi nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của từng học sinh trong nhà trường. Tình trạng học sinh vi phạm nội quy trường lớp giảm hẳn, các em tới trường trong sự đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, lễ phép với thầy cô, ngoan ngoãn với ông bà cha mẹ. Các em xứng đáng là "Con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ". Các hoạt động giáo dục đạo đức của nhà trường đã đi vào nền nếp hơn, trọng tâm hơn, nội dung, hình thức đổi mới hơn, không sáo mòn đơn điệu như trước đây. Học sinh đã tham gia tích cực vào các hoạt động và tự giác rèn luyện tu dưỡng phẩm chất đạo đức. Từ đó mà trong học kì có 434 / 434 em được xếp loại hạnh kiểm Thực hiện đầy đủ 4 nhiệm vụ của học sinh tiểu học, đây là kết quả đáng mừng, nó phản ánh chất lượng giáo dục đạo đức trong trường Tiểu học Hải Khê là rất cao. Có được kết quả bước đầu đáng khích lệ trên chính là nhờ sự lãnh đạo sát sao của Chi uỷ, sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám hiệu nhà trường, sự phối hợp chặt chẽ của các đoàn thể, các lực lượng giáo dục bên trong và bên ngoài nhà trường, sự ủng hộ nhiệt tình của cha mẹ học sinh trong quá trình giáo dục đạo đức.

1.3 .Từ thực trạng và phân tích thực trạng như đã nêu ở trên, đề tài đã đưa ra 7 nhóm biện pháp quản lý cụ thể như sau: 7 nhóm biện pháp quản lý cụ thể như sau:

1. Nâng cao nhân thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh.

3. Lập kế hoạch quản lý quá trình giáo dục đạo đức cụ thể, rõ ràng, linh hoạt. 4. Tổ chức quá trình giáo dục đạo đức chặt chẽ.

5. Chỉ đạo giáo dục đạo đức toàn diện, sát sao.

6. Phối hợp các lực lượng xã hội để để tiến hành giáo dục đạo đức cho học sinh. 7. Cải tiến công tác đánh giá kết quả hoạt động nhằm tổng kết thi đua, khen

thưởng công bằng kịp thời.

1.4. Do điều kiện thời gian cũng như trong khuôn khổ của một tiểu luận tốt nghiệp, chúng tôi chỉ mới đi sâu vào phân tích thực trạng quản lý quá trình giáo dục nghiệp, chúng tôi chỉ mới đi sâu vào phân tích thực trạng quản lý quá trình giáo dục đạo đức ở trường Tiểu học Hải Khê. Trên cơ sở đó chúng tôi đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm giúp hiệu trưởng quản lý tốt công tác này. Những biện pháp đưa ra còn mang tính tổng quát, chưa đi sâu vào phân tích từng mặt cụ thể. Nếu điều kiện và thời gian cho phép chúng tôi sẽ nghiên cứu và trình bày trong một giai đoạn tiếp theo.

2. Kiến nghị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để công tác giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả hơn, chúng tôi xin nêu ra một số kiến nghị sau :

* Đối với Vụ Tiểu học, Phòng Tiểu học của Sở và Phòng giáo dục:

- Chỉ đạo biên soạn và phát hành tài liệu hướng dẫn công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.

- Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, nghiệp vụ và năng lực tổ chức giáo dục đạo đức học sinh cho cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học.

-Tổ chức các hội nghị để bàn về việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học.

- Chỉ đạo nhân rộng các trường điển hình làm tốt công tác giáo dục đạo đức để các trường khác học hỏi, tham khảo.

* Đối với chính quyền và các đoàn thể:

- Tập trung đẩy mạnh phong trào xã hội hoá giáo dục, có các nghị quyết, chỉ thị chuyên đề để chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Hỗ trợ nguồn nhân lực, vật lực, tài lực cho hoạt động giáo dục đạo đức cho nhà trường.

- Phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức.

- Xây dựng môi trường xã hội văn hoá, lành mạnh để thực hiện giáo dục đạo đức cho các em .

*Về phía gia đình học sinh:

- Cần quan tâm hơn nữa đến việc học hành của con em, tao ra mối liên hệ thông tin hai chiều với nhà trường, phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Tạo diều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, kinh phí hỗ trợ có hiệu quả cho hoạt động giáo dục đạo đức của nhà trường.

- Xây dựng gia đình văn hoá, sống có kỷ cương, nền nếp để giáo dục đạo đức cho con em .

* Về phía nhà trường:

- Tham mưu tốt hơn cho Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh; có kế hoạch để phối hợp tốt với các đoàn thể và liên hệ chặt chẽ với gia đình học sinh trong công tác giáo dục đạo đức.

- Thường xuyên tập huấn nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức cho đội ngũ giáo viên.

- Nội dung, hình thức giáo dục đạo đức phải luôn đổi mới, tổ chức linh hoạt các hoạt động giáo dục đạo đức. Nhà trường phải tạo dược uy tín trước cộng đồng, nhà trường phải là điểm sáng văn hoá của cộng đồng. Nhà trường cần tập hợp được các lực lượng tham gia vào quá trình này.

*****

Đất nước đã và đang đổi mới và phát triển. Việt Nam đã chính thức hội nhập toàn diện với thế giới, con tàu Việt Nam đã thẳng tiến ra biển lớn mang theo trí tuệ, đạo đức của dân tộc trong tiến trình hội nhập. Giáo dục nước nhà đang có bước phát triển nhảy vọt cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Giáo dục là một quá trình tổng thể khép kín, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Giáo dục đạo đức không nằm ngoài quy luật đó.

Những gì trình bày trong đề tài này chưa thể coi là mẫu mực, chắc chắn đề tài không tránh khỏi khiếm khuyết cần bàn bạc trao đổi. Tuy vậy đề tài cũng đã đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của những ai quan tâm tới vấn đề này và bạn bè đồng nghiệp xa gần.

Xin chân thành cảm ơn!

Hải Khê, ngày 05 tháng 4 năm 2007

Người thực hiện

Một phần của tài liệu Đề tài: Biện pháp chỉ đạo giáo dục đạo đức ở trường tiểu học (Trang 38 - 42)