Chỉ đạo giáo dục đạo đức thông qua các môn học khác.

Một phần của tài liệu Đề tài: Biện pháp chỉ đạo giáo dục đạo đức ở trường tiểu học (Trang 29 - 30)

- Thứ sáu, dạy và học môn Đạo đức phải gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thực của học sinh: các truyện, tình huống, tấm gương sử dụng để dạy học đạo đức chủ

b. Chỉ đạo giáo dục đạo đức thông qua các môn học khác.

Các môn học trong trường tiểu học chứa đựng tiềm năng to lớn trong việc phát triển nhân cách nói chung, trong việc giáo dục thế giới quan, giáo dục đường lối, chính sách, giáo dục đạo đức nói riêng. Do đặc điểm nội dung của nó, mỗi môn học có tác động mạnh hơn đến một mặt nào đó của nhân cách học sinh.

Bất cứ một môn học nào, trong mục têu của nó đều có ba mục tiêu bộ phận là mục tiêu về tri thức, mục tiêu về kỹ năng, mục tiêu về thái độ trong đó tri thức là cơ sở để hình thành kỹ năng, kỹ năng là cơ sở để hình thành thái độ.

Môn Toán góp phần hình thành cơ sở thế giới khoa học, rèn luyện phương pháp suy nghĩ, suy luận, phát hiện và giải quyết vấn đề, môn học còn giúp học sinh phát triển trí thông minh óc sáng tạo, suy nghĩ độc lập, hình thành phẩm chất cần thiết của ngưòi lao động: Cần cù, cẩn thận, có ý chí, làm việc có nền nếp khoa học.

Môn Tiếng Việt bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Môn lịch sử cung cấp cho học sinh lịch sử hơn bốn nghìn năm dựng và giữ nước của cha ông, chính vì vậy môn học giáo dục học sinh lòng yêu nước, tự hào về truyền thống quê hương, tự hào là “ con Lạc cháu Hồng”.

Môn Địa lý giáo dục học sinh ý thức về quyền toàn vẹn lãnh thổ, yêu quê hương đất nước.

Môn Khoa học có hình thành học sinh tư duy khoa học, thế giới quan duy vật biện chứng.

Môn Âm nhạc, Mỹ thuật giúp học sinh nâng cao năng lực cảm thụ và đánh giá cái đẹp, góp phần giáo dục thẩm mỹ.

Môn Kỹ thuật giáo dục học sinh yêu lao động, quý sản phẩm lao động và quý người lao động.

Thể dục góp phần rèn luyện cho học sinh nếp sống lành mạnh, vui tươi, có tổ chức kỷ luật và một số phẩm chất đạo đức: mạnh dạn, dũng cảm, kiên trì.

Khi dạy học các môn học, người giáo viên cần nắm chắc nội dung và đặc trưng của từng môn học khai thác mặt mạnh của nội dung, sao cho bản thân chiếm lĩnh dược dòng văn hoá đó, tất yếu dẫn đến sự phát triển nhân cách người học nói chung, đến việc giáo dục đạo đức, tư tưởng nói riêng.

Để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức qua các môn học cần quán triệt những nội dung và biện pháp sau:

- Trên cơ sở kế hoạch giáo dục đạo dức đã xây dựng chỉ đạo tổ chuyên môn rà soát toàn bộ chương trình các môn học, bài học của tổ khối. Xác định rõ tên bài thuộc môn học nào có thể tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức.

- Các tổ khối tiến hành chọn bài và dạy thí điểm. Hiệu trưởng và toàn bộ giáo viên cùng dự giờ đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm giáo dục đạo đức qua giờ dạy.

- Tổ chức mở rộng đại trà dạy học các bài có nội dung giáo dục đạo đức đặc biệt là khai thác triệt để nội dung giáo dục đạo đức trong giờ học.

- Phát động phong trào thao giảng, thi giảng hoặc báo cáo chuyên đề về "giáo dục đạo đức thông qua môn học” sau mỗi đợt thao giảng, thi giảng, báo cáo cần đánh giá thi đua sao cho mỗi năm mỗi giáo viên đều được tham gia phong trào này.

- Chỉ đạo tổ chuyên môn lên kế hoạch dự giờ, thăm lớp đặc biệt là những giờ dạy có nội dung giáo dục đạo đức cao, sau khi dự giờ cần họp rút kinh nghiệm. Hiệu trưởng theo dõi sát sao thu nhập và xử lý thông tin hai chiều, kịp thời động viên, kích thích, điều chỉnh sai lệch, thúc đẩy hoạt đọng hướng vào mục tiêu đặt ra.

- Cuối năm chỉ đạo tổng kết, đánh giá, rút bài học kinh nghiệm để triển khai trong các năm tiếp theo.

3.5.2. Chỉ đạo giáo dục đạo đức thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. lên lớp.

Hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp là hoạt động giáo dục cơ bản được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm thực thi quá trình đào tạo nhân cách học sinh, đáp ứng những yêu cầu đa dạng của đời sống xã hội.

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do nhà trường quản lý, được tiến hành ngoài giờ dạy trên lớp, thực hiện trong suốt cả năm học kể cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục. Nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp được thực hiện thông qua các loại hình hoạt động chủ yếu sau:

- Vui chơi, giải trí, văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao.

- Hoạt động xã hội theo chủ điểm hoặc theo chương trình phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng.

- Lao động công ích (phù hợp sức khoẻ và khả năng). - Hoạt động nhân đạo, từ thiện.

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, nhất là hình thành và phát triển những thái độ, xúc cảm, tình cảm đúng đắn, những yếu tố tâm lý, tình cảm, những kỹ năng sống mà dạy học trên lớp không có điều kiện thực hiện.

Đối với giáo dục đạo đức thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp học sinh kiểm nghiệm những tri thức đạo đức đã tiếp thu trong giờ học. Đồng thời giáo dục ngoài giờ lên lớp còn là môi trường, điều kiện giúp học sinh có cơ hội giao lưu với nhau, tiếp xúc với cuộc sống muôn màu, muôn vẻ. Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hành vi thái độ học sinh được bộc lộ, được mọi người xung quanh đánh giá mà quan trọng hơn học sinh còn biết tự đánh giá, tự điều chỉnh cách ứng xử của bản thân cho phù hợp các chuẩn mực đạo đức.

Để tổ chức giáo dục đạo đức học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cần chỉ đạo thực hiện một số nội dung và biện pháp sau:

Một phần của tài liệu Đề tài: Biện pháp chỉ đạo giáo dục đạo đức ở trường tiểu học (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w