Kết thúc hoạt động: Lời cảm ơn, chúc sức khoẻ.

Một phần của tài liệu Đề tài: Biện pháp chỉ đạo giáo dục đạo đức ở trường tiểu học (Trang 34 - 35)

- Thứ sáu, dạy và học môn Đạo đức phải gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thực của học sinh: các truyện, tình huống, tấm gương sử dụng để dạy học đạo đức chủ

5. Kết thúc hoạt động: Lời cảm ơn, chúc sức khoẻ.

Một điều cần lưu ý: Các chủ điểm và các hoạt động thuộc “phần cứng” theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo song trong quá trình chỉ đạo thực hiện không nên “cứng nhắc” mà cần cải tiến nội dung hình thức cho phù hợp với tên gọi: hoạt động giáo dụ cngoài giờ lên lớp.

Để chỉ đạo thực hiện các chủ điểm hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả góp phần giáo dục đạo đức thì cần quán triệt những biện pháp sau:

- Hàng tháng trong suốt năm học đều gắn với các chủ điểm hoạt động do vậy ngay từ đầu tháng cần xây dựng kế hoạch thi đua và phát động phong trào thi đua theo chủ điểm. Nội dung phát động gắn liền với các hoạt động trọng tâm của chủ điểm kết hợp với việc duy trì và thực hiện nền nếp sinh hoạt hằng ngày tăng cường nội dung giáo dục theo chủ điểm.

- Các hoạt động trong chủ điểm cần phong phú, đa dạng có hình thức tổ chức linh hoạt. Cần tập trung vào những hoạt động sau:

+ Tổ chức các phong trào thi đua học tốt như “hoa điểm mười”, “đôi bạn cùng tiến”, “ tuần học tốt”, “ giờ học tốt”.

+ Đẩy mạnh các phong trào thi đua “ nói lời hay làm việc tốt” các phong trào “ áo lụa tặng bà”, “đền ơn đáp nghĩa”....

+ Tổ chức có hiệu quả tuyên truyền măng non theo chủ đề, nội dung tuyên truyền cần cô đọng và chứa đựng nội dung giáo dục đạo đức phù hợp với học sinh tiểu học. Ví dụ tháng 3 tổ chức tuyên truyền về ngày quốc tế 8/3 và ngày thành lập Đoàn 26/3.

+ Mỗi chủ điểm cần tổ chức trò chơi cho học sinh nhằm giúp học sinh lĩnh hội được các hành vi đạo đức một cách nhẹ nhàng, thoải mái, luyện tập những thao tác, những chuẩn mực hành vi đạo đức phù hợp với các chuẩn mực đạo đức đã học một cách tự nhiên, hứng thú, phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo trong học tập của học sinh. Trò chơi sắm vai bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, rèn luyện trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất, thể hiện các mối quan hệ với người xung quanh. Trò chơi học tập hình thành và phát triển ở học sinh phẩm chất trí tuệ, mở rộng và đào sâu kiến thức đã học, giáo dục ý thức kỷ luật, tinh thần đoàn kết hợp tác với bạn bè.

Song song với các trò chơi trên cần vận dụng linh hoạt các trò chơi vận động, các trò chơi truyền hình để tạo cho học sinh sự vui tươi, phấn khởi.

- Các chủ điểm cần kết hợp với các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao như: thi học sinh thanh lịch,thi vẻ đẹp đội viên, thi nghi thức, thi chi đội trưởng giỏi, thi phụ trách sao giỏi, thi đố vui để học...

- Cuối tháng, hiệu trưởng chỉ đạo tổng kết phong trào thi đua, biểu dương kịp thời cá nhân, tập thể, những tấm gương sáng trong học tập và rèn luyện, nhân rộng các điển hình đó để phong trào thi đua phát triển.

- Cần tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Ban giám hiệu, sự chủ động sáng tạo, nhiệt tình của Tổng phụ trách Đội, giáo viên chủ nhiệm, sự tích cực hoạt động của học sinh.

Căn cứ đặc điểm lứa tuổi học sinh tiểu học, căn cứ tình hình cụ thể của địa phương và thực tiễn của nhà trường để tổ chức các hoạt động theo chủ điểm của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả và bổ ích góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nói riêng, giáo dục đạo đức nói chung.

Một phần của tài liệu Đề tài: Biện pháp chỉ đạo giáo dục đạo đức ở trường tiểu học (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w