1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án Ngữ văn 9 bài 14: Lặng lẽ Sa Pa (trích)

7 234 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 90 KB

Nội dung

TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC 1.Ổn định 2.Kiểm tra bài cũ: Nhân vật ông Hai trong truyện “làng” gợi cho em những suy nghĩ về người nông dân Việt Nam trong kháng chiến?. - Tình huống đơn giản cuộc

Trang 1

LẶNG LẼ SA PA

(Trích) Nguyễn Thành Long

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Có hiểu biết thêm về tác giả và tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại vết về những người lao động mới trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước

- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

1 Kiến thức

- Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc trong tác phẩm

- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện

2 Kỹ năng:

- Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện

- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự

- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm

III Chuẩn bị

1 GV: -Giáo án, ảnh,tư liệu tham khảo về sa pa, tập truyện “Giữa trong xanh”

2.HS: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi gợi ý trong sgk

IV TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC

1.Ổn định

2.Kiểm tra bài cũ: Nhân vật ông Hai trong truyện “làng” gợi cho em những suy nghĩ về người nông dân Việt Nam trong kháng chiến?

(người nông dân yêu làng, yêu nước Tình cảm phát triển tự nhiên -> ý thức người nông dân về trách nhiệm đối với đất nước)

3 Bài mới: Hoạt động 1 Khởi động

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt

*Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về tác

giả, tác phẩm

I.Đọc, Tìm hiểu chung.

1 T á c giả.( 1925- 1991)

Trang 2

Hỏi: Nêu những hiểu biết của em về

tác giả Nguyễn Thành Long?

GV giới thiệu một số tác phẩm chính:

+ Bát cơm Cụ Hồ (bút kí, 1952)

+ Chuyện nhà chuyện xưởng (1962)

+ Những tiếng vỗ cánh (truyện ngắn,

1967)

+ Giữa trong xanh (tập truyện ngắn,

1972)

+ Nửa đêm về sáng (tập truyện 1978)

+ Lí Sơn mùa tỏi (tập truyện, 1980)

+ Sáng mai nào, xế chiều nào (tập

truyện 1984)

- GV hướng dẫn đọc: chậm, cảm xúc

lắng sâu Kết hợp kể tóm tắt với đọc

GV hướng dẫn hs tóm tắt:

*Hoạt động 2: hướng dẫn hs phân tích

tác phẩm

Hỏi: Nêu và nhận xét gì về tình huống

truyện và hệ thống nhân vật trong

truyện? (đơn giản hay phức tạp?) Vai

trò của tình huống này trong việc giới

thiệu nhân vật chính?

Hỏi: Truyện được kể theo ngôi thứ

mấy? Truyện được trần thuật theo

điểm nhìn và ý nghĩ của nhân vật nào?

(Hết tiết 66 chuyển tiết 67)

- Nhà văn chuyên viết truyện ngắn và bút kí->

hướng vào cuộc sống đời thường

- Trưởng thành và viết văn từ kháng chiến chống Pháp

- Phong cách văn xuôi nhẹ nhàng, tình cảm, giầu chất thơ và ánh lên vẻ đẹp con người, mang ý nghĩa sâu sắc

2 T á c phẩm:

- 1970 : một chuyến đi chơi Lào Cai của tác giả

- In trong tập “giữa trong xanh”

3

Đ ọc

4 T ó m tắt

II.Đọc,tìm hiểu chi tiết

1 T ì nh huống truyện v à chủ đ ề

- Tình huống đơn giản (cuộc gặp gỡ tình cờ ngắn ngủi của 3 người với anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn) -> tạo thuận lợi cho nhân vật

chính xuất hiện tự nhiên

- Đặt điểm nhìn trần thuật vào nhân vật ông hoạ sĩ-ngôi 3

-> giữ cho câu chuyện vẻ đẹp khách quan

- Nhân vật anh thanh niên cùng với các nhân vật khác đều góp phần thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm

4.Củng cố: Gv củng cố nội dung tiết 66

Trang 3

5.Hướng dẫn hs học bài : Chuẩn bị tiếp tiết 67

===========================================

LẶNG LẼ SA PA

(Trích)

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Có hiểu biết thêm về tác giả và tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại vết về những người lao động mới trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước

- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

1 Kiến thức

- Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc trong tác phẩm

- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện

2 Kỹ năng:

- Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện

- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự

- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm

III Chuẩn bị

1 GV: -Giáo án, ảnh,tư liệu tham khảo về sa pa, tập truyện “Giữa trong xanh”

2.HS: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi gợi ý trong sgk

IV TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC

1.Ổn định

2.Kiểm tra bài cũ : ? Nêu tình huống truyện và chủ đề của tác phẩm

3 Bài mới: Hoạt động 1 Khởi động

Hoạt động của thầy và trò

Hoạt động 2 ( tiếp)

- Phân tích nhân vật anh TN theo từng

nét, từng đặc điểm của nhân vật trong

cái nhìn tổng hợp của cả truyện

Nội dung cần đạt

2 Nh â n vật anh thanh ni ê n

Trang 4

HỎi: Theo lời kể của anh TN, ta biết

được anh làm công việc gì? Trong

hoàn cảnh như thế nào? Theo em, cái

gian khổ nhất trong công việc của anh

TN là gì? Vì sao?

Hỏi: Nhưng vì sao anh vẫn có thể vượt

qua để hoàn thành tốt nhiệm vụ và vẫn

sống vui, sống khoẻ trong hoàn cảnh

ấy? Phân tích suy nghĩ, quan niệm của

anh thanh niên về nghề nghiệp, về lí

tưởng cuộc sống?

Hỏi: Nhưng thực sự cuộc sống của anh

có cô đơn không? Anh còn tự tìm thấy

niềm vui nào khác nữa ngoài công

việc?

Hỏi: Trong cuộc gặp gỡ của anh thanh

niên với ông hoạ sĩ và cô kĩ sư, ta còn

thấy anh thanh niên có những nét đẹp

phẩm chất nào nữa?

Hỏi: Chi tiết anh về trước hái hoa tặng

cô gái trước khi chia tay lại nhắc cô

quên khăn mùi soa, tặng khách mới

quen làn trứng tươi, nhưng lại không

đưa tiễn với lí do sắp đến giờ “ốp” nói

lên điều gì?

Hỏi: Những nhân vật phụ có thể chia

làm mấy loại? Nhân vật ông hoạ sĩ

đóng vai trò gì trong truyện? Tình cảm

và thái độ của ông khi tiếp xúc và trò

chuyện với anh thanh niên như thế

nào?

Hỏi: Vì sao ông cảm thấy “nhọc quá”

khi kí hoạ và suy nghĩ về những điều

a Ho à n cảnh sống v à l à m việc

- Một mình trên đỉnh núi cao 2600m -> cô đơn

- Công việc: tỉ mỉ, chính xác

=> Anh vẫn hoàn thành nhiệm vụ và sống vui vẻ

b Những phẩm chất tốt đ ẹp

- Say mê với nghề, hiểu được ý nghĩa công việc anh làm có góp phần vào công việc của đất nước

- Những suy nghĩ và quan niệm đúng đắn về cuộc sống và công việc

- Tìm thấy nguồn vui trong công việc

+ Yêu sách và rất ham đọc sách + Biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống khoa học, ngăn nắp, chủ động: đọc sách, chăm hoa, nuôi

gà, tự học

- Tính tình và phong cách: cởi mở, chân thành, hiếu khách, khiêm tốn, thành thực

*Tình tiết diễn biến cuộc gặp gỡ ngắn ngủi ->

nhân vật tự bộc bạch tự nhiên những nét đẹp tính cách, tâm hồn, tình cảm

3 C á c nh â n vật phụ kh á c

a Nh â n vật ô ng hoạ sĩ (nhà văn ẩn mình)

- xúc động và bối rối

- bằng sự từng trải nghề nghiệp và khao khát của người nghệ sĩ sáng tạo đi tìm đối tượng của nghệ thuật, ông đã cảm nhận được chính anh là

Trang 5

anh thanh niên nói? Hình tương anh

TN được đề cao như thế nào trong suy

nghĩ của ông?

Hỏi: Vì sao nhà văn đưa nhân vật cô

gái vào trong câu chuyện? (có phải vì

muốn câu chuyện không khô khan

không? Hay còn lí do nào nữa?)

Hỏi: Nếu thiếu nhân vật bác lái xe, câu

chuyện sẽ ra sao?

Hỏi: Các nhân vật gián tiếp được anh

thanh niên giới thiệu như thế nào?

Hoạt động 2: Tổng kết

Hỏi: Truyện ngắn “LLSP” như một bài

thơ giầu chất trữ tình Vậy chất trữ

tình đó được tạo bởi những yếu tố

nào?

- Từ những đoạn văn tả cảnh thiên

nhiên đẹp, thơ mộng ở Sa Pa

đối tượng ông cần và là nguồn khơi gợi sáng tác -> Đó là niềm say mê lao động và vẻ hồn nhiên của anh

- ông cảm thấy nhọc vì những điều anh nói thổi bùng ngọn lửa đam mê công việc như thời trai trẻ và ý tưởng đưa anh vào sáng tác cần nhọc công rất nhiều

b Nh â n vật c ô kĩ s ư -Là cô gái hồn nhiên, kín đáo

- Bàng hoàng hiểu thêm về cuộc sống, về con đường cô đã lựa chọn

=> Đó là sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao, cao đẹp khi người ta gặp được những ánh sáng đẹp đẽ tỏa ra từ cuộc sống, từ tâm hồn của người khác

c B á c l á i xe

- Rất sôi nổi, là người làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn

=> Nhân vật bác lái xe, cô kĩ sư góp phần làm nổi bật nhân vật anh TN thêm sinh động

d C á c nh â n vật gi á n tiếp :

- Anh bạn ở trạm khí tượng Phan-xi păng

- Ông kĩ sư vườn rau dưới Sa Pa

- Anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét

=> Các nhân vật vắng mặt đã thể hiện phẩm chất con người Sa Pa say mê lao động, thầm lặng cống hiến

=> Góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm, làm sáng đẹp và hoàn thiện hình tượng anh thanh niên

III Tổng kết:

1 Nghệ thuật:

Trang 6

- Vẻ đẹp cuộc sống một mình ngày

đêm giữa thiên nhiên giữa vùng núi

cao, một mình trong công việc thầm

lặng mà đầy sức sống, không hề cô

đơn

- Từ cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại bao

nhiêu xúc động trong lòng kẻ ở người

đi - cuộc gặp gỡ đầy chất thơ, từ câu

chuyện tâm tình cởi mở của người

thanh niên, những xúc động và suy

nghĩ của ông hoạ sĩ, những tình cảm

mới nảy nở trong lòng cô kĩ sư

=> Tất cả tạo nên chất thơ bàng bạc

của thiên truyện, ngọt ngào, sâu lắng

đầy chất dư vị

HỎi: Ngoài chất trữ tình, truyện còn

hấp dẫn người đọc bởi những thành

công nghệ thuật nào?

HỎi: Tại sao tất cả các nhân vật trong

truyện, kể cả nhân vật anh thanh niên,

đều không được đặt tên?

(Tác giả muốn vô danh họ, bình

thường hoá họ, muốn nói rằng đó là

những con người lao động bình

thường, phổ biến thường gặp trong

quần chúng nhân dân ta trên khắp nẻo

đường đất nước)

- GV nhấn mạnh lại chủ đ ề t ư t ư ởng

của truyện:

Hoạt động 3 Luyện tập

- Xây dựng tình huống độc đáo

- cốt truyện đơn giản

- tạo tình huống tự nhiên, - chọn ngôi kể và điểm nhìn trần thuật hợp lí

- Nhân vật chính xuất hiện sau lời kể của nhân vật phụ

- Lời văn kể chuyện trong sáng, trau chuốt, giàu chất thơ Những đoạn tả cảnh thoáng, gọn làm nền cho Sa Pa lặng lẽ

- Tên truyện cũng đầy chất thơ

- đó là nghệ thuật xây dựng cốt truyện đơn giản, tạo tình huống tự nhiên, là việc chọn ngôi

kể và điểm nhìn trần thuật hợp lí )

Trang 7

2 Nội dung:

Ca ngợi những con người lao động trẻ tuổi, bình thường, lặng lẽ làm việc cho đất nước ở

Sa Pa qua cuộc gặp gỡ với người thanh niên ở trạm khí tượng vật lí địa cầu

IV.Luyện tập.

Gv hướng dẫn hs làm bài tập phần luyện tập trong sgk

4.Củng cố: gv củng cố nội dung tiết 67 và nội dung cả bài

5 Hướng dẫn học bài Hs học bài cũ và chuẩn bị bài kiểm tra tập làm văn số 3

Ngày đăng: 17/05/2019, 16:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w