Tuần 15 Tiết 57 VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC -Phan Bội Châu-A-M ỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp hs: 1.Kiến thức: cảm nhận được vẻ đẹp của các chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX, những người măng
Trang 1Tuần 15 Tiết 57
VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC
-Phan Bội
Châu-A-M ỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp hs:
1.Kiến thức: cảm nhận được vẻ đẹp của các chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX,
những người măng chí lớn cứu nước, cứu dân, dù ở hoàn cảnh nào vẫn giữ được
phong thái ung dung, khí phách hiên ngang bất khuất và niềm tin vào sự nghiệp
giải phóng dân tộc Hiểu được sức truyền cảm nt qua giọng thơ khẩn thiết, hào
hùng của PBC
2.Rèn luyện kĩ năng phân tích thơ thất ngôn bát cú Đường luật
3.Thái độ: Giáo dục hs tinh thần yêu mến, kính trọng những người yêu nước
CM như PBC, tự hào về trthống bất khuất , hiên ngang của những nhà CM lớp trẻ
B- CHUẨN BỊ:
1.Thầy: Giáo án, sgk, sgv, TKBG, chân dung nhà cách mạng PBC
2 Trò: Sgk, vở ghi, vở bài soạn
C- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động 1: ÔĐTC:
Hoạt động 2:Kiểm tra sự chuẩn bị của hs: Kiểm tra vở bài soạn của hs
Hoạt động 3: Tổ chức dạy - học bài mới:
*Giới thiệu bài:
PBC được tôn vinh là nhà nho yêu nước và cách mạng, ngọn cờ đầu của
cách mạng VN 25 năm đầu của thế kỉ XX, đồng thời cũng là nhà văn, nhà thơ CM
lớn nhất của nước trong giai đoạn này Thơ văn ông chủ yếu viết bằng chữ Hán,
một số tác phẩm viết bằng chữ Nôm với đề tài phong phú, giọng điệu sôi sục, hào
Trang 2hùng mạnh mẽ, lôi cuốn Đó là những câu thơ “dậy sóng” giục giã đồng bào đánh Pháp, giành lại non sông “Vào nhà ngục … ” là một trong những bài thơ như thế
Hoạt động của thầy và trò Yêu cầu cần đạt
? Nêu những nét chính về tác giả
PBC?
-Gv hd hs đọc: giọng hào hùng,
to, vang, chú ý ngắt nhịp 4/3,
riêng câu 2: nhịp ¾, câu cuối
giọng cảm thán, thách thức, ung
dung
-Gv đọc mẫu, gọi hs đọc, nhận
xét
-Lưu ý chú thích: 1,2,6
? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài
thơ?
? Bài thơ được trích trong tập thơ
nào?
I-Tìm hiểu chung:
1.Tác giả:
-PBC (1867-1940)
-Tên thuở nhỏ: Phan Văn San, tên hiệu là Sào Nam
-Quê: Nghệ An -33 tuổi đỗ giải nguyên
-Là nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc trong 20 năm đầu của thế kỉ XX
2 Đọc và tìm hiểu chú thích:
-Đọc:
-Chú thích:
3.Tác phẩm:
-Sáng tác năm 1941 khi PBC bị bọn quân phiệt Quảng Đông Trung Quốc bắt giam
Trang 3? Bài thơ được sáng tác theo thể
thơ nào? Hãy thuyết minh ngắn
gọn đặc điểm của thể thơ đó?
? Nhân vật trữ tình của bài thơ là
ai?
? Giải thích tiêu đề của bài thơ?
-Gọi hs đọc hai câu đề
? Giải thích các từ “Hào kiệt”,
“phong lưu”?
? Các từ đó cho ta hình dung về
con người ntn?
? Ở câu 1, tác giả đã sử dụng
những biện pháp nghệ thuật gì?
Td?
? Quan niệm “chạy mỏi chân thì
hãy ở tù” thể hiện tinh thần, ý chí
ntn của PBC?
? Nhận xét giọng điệu của câu 2?
? Qua 2 câu đề, em thấy PBC là
người ntn?
-Trích “Ngục trung thư”
-Thể loại: thơ thất ngôn bất cú Đường luật.( 1 bài có 8 câu, 1 câu có 7 tiếng, có sự hiệp vần ở tiếng cuối các câu 1,2,4,6,8; 2 cặp câu 3-4,5-6 đối nhau; Bố cục 4 phần đề - thực - luận - kết) -Nhân vật trữ tình: PBC
-Cảm xúc được viết khi bị bắt giam ở Quảng Đông
II-Phân tích:
1.Hai câu đề:
“Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu Chạy mỏi chân thì hãy ở tù”
-Người có tài, có chí như bậc anh hùng, phong thái ung dung, đường hoàng, sang trọng
-Điệp từ “vẫn”: cách sống đường hoàng, sang trọng của bậc anh hùng không bao giờ thay đổi trong bất kì hoàn cảnh nào
-Người yêu nước quan niệm con đường cứu nước của mình là đường dài với nhiều chông gai đòi hỏi nhiều quyết tâm, không được ngừng nghỉ Do có những khó khăn khách quan, nhà tù chỉ là nơi tạm nghỉ , giống trạm nghỉ của kẻ khi chạy mỏi
-Giọng điệu vừa mềm mại, vừa cứng cỏi -PBC: bình tĩnh, tự chủ ngay cả trong nguy nan
Trang 4-Gọi hs đọc hai câu thực
? Các cặp từ “khách không nhà”,
“trong 4 biển” có nghĩa ntn?
? Cả lời thơ “Đã khách không nhà
trong 4 biển” nghĩa là gì?
? Ở trong hoàn cảnh ấy mà lại tự
nhận là “khách” cho thấy nét tính
cách nào của PBC?
? Dựa vào chú thích sgk em hiểu
“người có tội” trong lời thơ “Lại
người có tội giữa năm châu” có
nghĩa ntn?
? Điều đó cho ta hiểu thêm tính
cách nào của PBC?
? Nhận xét về phép đối và td của
nó trong cặp câu này?
? Từ đó vẻ đẹp nào của người yêu
nước được bộc lộ?
-Gọi hs đọc hai câu luận
2.Hai câu thực:
“Khách không nhà”: Người tự do, đi đây đó.
“Trong 4 biển”: trong thế gian rộng lớn
-Tác giả tự nhận mình là người tự do, đi đây đi
đó giữa thế gian rộng lớn
-Ung dung, lạc quan ngay cả trong hoàn cảnh ngặt nghèo
-Vì hoạt động CM, PBC bị trục xuất khỏi Nhật Bản, đang sống hợp pháp tại TQ lại bị TD Pháp kết án tử hình vắng mặt, cho nên dường như đi đến đâu ông cũng bị xua đuổi như tội phạm
-“Người có tội” ở đây là cách gọi mỉa mai của tác giả về hành động khủng bố người yêu nước của TD Pháp
-Không chịu khuất phục -Tin mình là người yêu nước chân chính
-Câu trên đối xứng với câu dưới cả ý lẫn thanh
-Làm nổi bật khí phách hiên ngang của người
CM trong cảnh tù ngục, tạo nhịp điệu nhịp nhàng cho lời thơ
-> Lạc quan, kiên cường, chấp nhận nguy nan trên con đường tranh đấu
3.Hai câu luận:
Trang 5? Ý nghĩa của lời thơ “Bủa tay
ôm chặt bồ kinh tế”?
? Em hiểu ntn về câu “Mở miệng
cười tan cuộc oán thù”?
? Giọng điệu và thủ pháp nghệ
thuật của hai câu này có gì thay
đổi so với hai câu thực?
? Phép đối có tiếp tục được sử
dụng không?
? Từ đó cho thấy khi phách nào
của tácc giả?
-Gọi hs đọc hai câu kết
? Em hiểu ntn về nd của hai câu
kết?
? Nhận xét về nt của hai câu kết?
Td của các yếu tố nt ấy?
? Từ cặp câu kết này, những
phẩm chất tốt đẹp nào của người
yêu nước được bộc lộ?
-PBC vẫn ôm chặt hoài bão trị nước cứu đời
-Tiếng cười của người yêu nước trong hoàn cảnh tù ngục có sức mạnh chiến thắng mọi âm mưu, thủ đoạn thâm độc của kẻ thù
-Giọng điệu vụt trở lại hào sảng, khí khái, đầy hoài bão to lớn, kì vĩ, măng tầm vóc vũ trụ, cách nói khoa trương, gây ấn tượng mạnh
-Phép đối tiếp tục được vận dụng chặt chẽ và rất chỉnh: bủa tay >< mở miệng, ôm chặt >< cười tan, bồ kinh tế >< cuộc oán thù
-> Hiên ngang, không chịu khuất phục
4.Hai câu kết:
-Hai câu kết một lẫn nữa khẳng định ý chí hiên ngang, coi thường tù ngục, coi thường cái chết,
có niềm tin vào tương lai và sự nghiệp cách mạng
-Nt: Điệp từ “còn” tạo cho ý thơ thêm đanh thép, chắc nịch
-Câu 8: câu cảm thán: dõng dạc, dứt khoát-> lời thơ là 1 lời tâm niệm
-Chấp nhận mọi nguy nan, vượt lên gian khổ trong tranh đấu
-Tin tưởng mãnh liệt vào sự nghiệp tranh đấu của mình
III-Tổng kết:
1.Nghệ thuật:
-Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, phép đối
Trang 6? Nt đặc sắc của bài thơ?
? Nd chính của bài thơ?
-Gọi 2 hs đọc
? Nhận dạng thể thơ thất ngôn bát
cú Đường luật?
chặt chẽ, lời thơ hăm hở đầy khí thế ngạo nghễ
mà dí dỏm
2.Nd:
Bài thơ là bức chân dung tự họa về nhà thơ- người lãnh tụ yêu nước cách mạng trong nhà tù vẫn hiên ngang, lạc quan
*Ghi nhớ: Sgk
*Luyện tập:
-Hs thảo luận và trả lời
Hoạt động 4 Củng cố:
-Âm điệu chủ đạo của bài thơ?
-Phân tích phép đối ttrong cặp câu thực và cặp câu luận?
Hoạt động 5 HDVN:
-Học thuộc lòng bài thơ, nắm chắc nd và nt
-Soạn bài “Đập đá ở Côn Lôn”