1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án Ngữ văn 8 bài 15: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

12 189 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 90 KB

Nội dung

MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Thấy được nét mới mẻ về nội dung trong một số tác phẩ thơ Nôm viết theo thể thất ngô bát cú Đường luật của văn học yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX qua một số tác ph

Trang 1

Tiết 57: Đọc thêm: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Phan Bội Châu

I MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Thấy được nét mới mẻ về nội dung trong một số tác phẩ thơ Nôm viết theo thể thất ngô bát cú Đường luật của văn học yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX qua một số tác phẩm tiêu biểu của Phân Bội Châu

- Cảm nhận đượcvẻ đẹp và tư thế của người chí sĩ yêu nước, nghệ thuật truyền cảm, lôi cuốn trong tác phẩm

II Trọng tâm kiến kiến thức:

1.Kiến thức :

- Khí phách kiên cường, phong thái ung dung của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu trong hoàn cảnh ngục tù

- Cảm hừng hào hùng, lãng mạn, giọng thơ mạnh mẽ, khoáng đạt được thể hiện trong bài thơ

2.Kĩ năng :

- Đọc – hiểu văn bản thơ thất ngôn bát cú Đường luật đầu thế kỷ XX

- Cảm nhận được giọng thơ, hỡnh ảnh thơ ở cỏc văn bản

3 Thái độ:

- Biết yêu quý cảm phục người chiến sĩ yêu nước Phan Bội Châu đồng thời tự rèn luyện cho mình ý chí vượt khó, luôn làm chủ hoàn cảnh, lạc quan

III Phương pháp: Gợi tìm, vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình

IV Chuẩn bị:

1/ GV:Soạn giáo án,ảnh chân dung Phan Bội Châu.

Trang 2

2/ HS: Đọc văn bản, soạn bài.

V Tiến trình lên lớp:

Hoạt động 1: Khởi động

1 ổn định:

2 Bài Cũ:- Em hãy nêu ý nghĩa văn bản “ Bài toán dân số” Muốn thực hiện

có hiệu quả chính sách dân số, chúng ta phải làm gì?

3 Bài mới:

- Đầu thế kĩ XX, phong trào cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các nhà nho yêu nước lãnh đạo Phan Bội Châu là một trong những nhà nho yêu nước, tiếp thu tư tưởng mới quyết tâm đem hết tài năng của mình thực hiện khát vọng xoay chuyển đất trời, đánh đuổi giặc thù Cụ đã từng bị kẻ thù bắt giam, tù đày nhiều năm trong tù, cụ đã làm thơ để bày tỏ chí khí của mình “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” chính là tác phẩm trử tình tỏ chí,

tỏ lòng được sáng tác trong hoàn cảnh đặc biệt ấy

Hoạt động 2 : Đọc-hiểu văn bản

Hoạt động của giáo viên và học

sinh

Nội dung kiến thức

- GV hướng dẫn HS đọc chú thích (*)

tìm hiểu về tác giả – tác phẩm

Giới thiệu chân dung Phan Bội Châu

? Em hiểu gì về tác giả Phan Bội

Châu

- GV giới thiệu hoàn cảnh lịch sử đất

nước đầu thế kỉ XX, giới thiệu phong

trào Cần Vương (giúp vua) vũ trang

chống Pháp, phong trào CM Việt

nam theo khuynh hướng dân chủ tư

I/ Tìm hiểu chung:

1 Tác giả :

-Phan Bội Châu (1867 – 1940) quê ở tỉnh

Nghệ An Hiệu là Sào Nam, Là nhà yêu nước, cách mạng lớn nhất của dân tộc ta đầu thế kỉ XX

- Là nhà văn, nhà thơ lớn của DT đầu thế

kỷ XX

Trang 3

sản do các nhà nho yêu nước lãnh

đạo Phan Bội Châu (1867 – 1940),

tên hiệu là Sào Nam, người xã Nam

Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Đây là một nhà yêu nước, nhà cách

mạng lớn nhất của dân tộc ta trong

vòng 25 năm đầu thế kỷ XX, từng

xuất dương sang Nhật Bản, Trung

Quốc, Thái Lan để mưu đồ sự nghiệp

cứu nước.Ông con là nhà văn, nhà

thơ lớn, có sự nghiệp sáng tác khá đồ

sộ Tác phẩm của ông bao gồm rất

nhiều thể loại, tất cả đều thể hiện

lòng yêu nước, thương dân tha thiết,

khát vọng độc lập, tự do và ý chí

chiến đấu bền bỉ, kiên cường.Ông

được tôn vinh là nhà nho yêu nước và

cách mạng, ngọn cờ đầu của phong

trào cách mạng Việt Nam 25 năm đầu

thế kỷ XX

? Hoàn cảnh sáng tác bài thơ

GV: Thơ văn của ông chủ yếu viết

bằng chữ Hán, một số tác phẩm viết

bằng chữ Nôm, đề tài phong phú,

giọng điệu sôi sục, hào hùng, mạnh

mẽ, rất lôi cuốn Đó là những câu thơ

dậy sóng, giục giã đồng bào đánh

Pháp, giành lại non sông

- Các tác phẩm chính:

+ Hải ngoại huyết thư (thơ chữ

Hán)

+ Sào Nam thi tập (thơ chữ Hán

Nôm)

2 Tác phẩm:

- “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” là một bài thơ nôm nằm trong tác phẩm

“Ngục trung thư” viết bằng chữ Hán sáng tác 1914 khi ông bị bắt giam

Trang 4

+ Trùng quang tâm sử (tiểu thuyết)

+ Phan Bội Châu niên biểu (hồi

kí – chữ Hán)

- Bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” sáng tác vào đầu năm

1914 trích trong tập thơ “Ngục trung thu” khi Phan Bội Châu bị bọn quân phiệt tỉnh Quảng Đông – Trung Quốc bắt giam Lúc này ông đã bị thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt (1912) nên việc vào tù của ông đồng nghĩa với cái chết PBC làm bài thơ này để

tự an ủi mình và bày tỏ cảm xúc trong những ngày đầu mới vào ngục, làm xong bài thơ, PBC đã ngâm lớn rồi cười vang động cả 4 bức vách, hầu như không biết mình đang bị nhốt trong ngục

- GV cho HS đọc bài thơ – GV đọc mẫu

- GV hướng dẫn HS đọc: giọng hào hùng, to, vang cách ngắt nhịp Câu cuối đọc với giọng cảm khái, thách thức, ung dung

- GV cho HS nhắc lại ngắn gọn thể thơ thất ngôn bát cú đường luật đã học ở lớp 7 Số lượng câu chữ?  8 câu, mỗi câu 7 chữ

Cách hiệp vần?  Hiệp vần với các tiếng cuối câu1, 2, 4, 6, 8

Phép đối?  Đối ở câu (3, 4) và (5,

Trang 5

Bố cục?  4 phần (2 câu đầu: đề; 2 câu thực; 2 câu luận; 2 câu

? Phương thức biểu đạt của văn bản

là gì? thể loại?

- Thể loại: trữ tình

- PTBĐ: Biểu cảm trực tiếp

? Nhân vật trữ tình trong bài thơ

này là ai?

- Là nhà thơ yêu nước Phan Bội Châu

- GV cho HS đọc 2 câu đầu, giải thích từ: hào kiệt, phong lưu

“Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu Chạy mỏi chân thì hãy ở tù”

? Tại sao đã bị bắt mà tác giả vẫn xem mình là hào kiệt phong lưu ? Quan niện “chạy mỏi ở tù” thể hiện tinh thần ý chí của PBC như thế nào ?

- GV chốt : Hai câu thơ tả cái tình thế

và tâm trạng của PBC Từ 1905

-1914 ông đi khắp 4 phương: Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan bôn ba nước ngòai 1912 bị thực dân pháp kết

án tử hình vắng mặt và hiện tại ông bị giam cầm tại Quảng Đông.Hai câu thơ không chỉ thể hiện tư thế, tinh

Trang 6

thần, ý chí của người anh hùng CM

trong những ngày đầu ở tù mà còn thể

hiện quan niệm của ông về cuộc đời

và sự nghiệp

? Nhận xét về nghệ thuật giữa 2 câu

thơ

? Điệp từ “vẫn” có tác dụng gì

trong câu thơ?

-Khẳng định phong thái ung dung,

đàng hoàng của một bậc anh hùng

không thay đổi trong bất cứ hoàn

cảnh nào Nó phủ nhận hoàn toàn cái

cảnh ngộ đắng cay hiện tại

? Nhận xét sự ngắt nhịp và giọng

điệu ở câu thơ thứ 2?

- Câu thơ thứ 2, nhịp thơ và giọng thơ

có sự thay đổi so với câu thư thứ

nhất: từ nhịp thơ 4/3 ở câu 1 

chuyện sang nhịp 3/4 ở câu 2, từ

giọng thơ khẳng khái, rắn rỏi chuyển

sang giọng thơ mang khẩu khí lạc

quan, pha chút đùa vui, hóm hỉnh

HS đọc 2 câu tiếp theo thật diễn cảm

? Em thấy giọng điệu có gì thay đổi

so với hai câu thơ trên ? Vì sao ?

Đã khách không nhà trong bốn bể

Lại người có tội giữa năm châu

- Giọng điệu trầm lắng -> nỗi đau cố

nén

II/ - Tìm hiểu văn bản:

1 Hai câu đề (câu 1,2) :

-“Hào kiệt”: Người có tài , có chí khí lớn

-“Phong lưu”: ung dung, đường hoàng có

vẽ lịch sự, trang nhã

=> Phong thái đường hoàng, tự tin, ung dung của bậc anh hùng vừa ngang tàng vừa hào hoa xem chốn ngục tù như nơi nghỉ

chân lúc mỏi

Trang 7

GV: Vẫn cái giọng thơ hào sảng tiếp

nối âm điệu hai câu đề, nhưng đến hai

câu “thực” nhà thơ có phần chùng

xuống, xót xa góp phần thể hiện tâm

trạng của nhà thơ khi nghĩ về chặng

đường gian khổ mà mình vừa trải

qua

? Hình ảnh “khách không nhà” và

“người có tội” diễn tả điều gì?

- Hình ảnh “khách không nhà” phác

ra chặng đường người chiến sĩ cách

mạng đã trải qua gần 10 năm trời từ

lúc xuất dương đến khi bị cầm tù

Bản thân cụ đã phải dấn thân vào

cuộc đời phiêu bạt không nhà cửa,

không người thân thích ở bên, suốt từ

Trung Quốc sang Nhật Bản, vòng về

Thái Lan rồi trở lại Trung Quốc…

cuộc đời ấy gian khổ vất vả biết bao

nhiêu Nhưng đấy là những gian khổ

vì một lí tưởng lớn lao – là cuộc đời

ngang dọc tung hoành của những anh

hùng nghĩa hiệp, của các bậc danh

nho mà họ Phan từng biết Do đó,

“khách không nhà” kia mang phong

thái của những anh hùng bốn biển,

đáng tự hào Nhưng giờ đây, người

anh hùng ấy đang trong thân phận

“người có tội”, thật là nghịch lí và phi

lí Bọn quân phiệt Trung Quốc bấy

giờ đã liên kết với thực dân Pháp gán

cho PBC cái tội kì quái, tội “chống

lại nhà nước bảo hộ” Cụm từ “lại

người có tội” cất lên nghe phảng phất

âm điệu hài hước, diễu cợt bản án phi

- NT; Điệp từ “ vẫn”,thay đổi nhịp điệu câu thơ

Giọng điệu bơng đùa, cười cợt

2.Hai câu thực (câu 3,4):

-Giọng trầm tĩnh – tác giả tự nói về cuộc đời bôn ba đầy sóng gió và bất trắc của mình gắn cuộc đời mình với đất nước, dân tộc.”khách khơng nhà” - Người dân mất nước

Trang 8

chính nghĩa, phản công lí của kẻ thù Đồng thời cũng pha chút chua chát tự cảm nhận mình có lỗi, sơ xuất để rơi vào tay giặc Do đó, tiếp sau với từ

“có tội” là cụm từ “giữa năm châu” như hàm một ý sâu sắc: mình có tội với đồng bào, đồng chí, với bạn bè năm châu vì… giữa đường bị đứt gánh Hai câu thơ tả thực mà hàm biết bao ý nghĩa bóng bẩy, mở rộng

? Trong 2 câu thơ thực tác giả

thành công trong nghệ thuật gì? Nghệ thuật đó có tác dụng như thế nào trong việc diễn tả hình ảnh một con người từng trải?

GV: Hai câu thơ tả tình thế và tâm trạng của Phan Bội Châu khi ở trong

tù Nhà thơ gắn liền sóng gió của cuộc đời riêng với tình cảnh chung của đất nước Đó là nỗi đau lớn lao trong tâm hồn bậc anh hùng

HS đọc diễn cảm 2 câu tiếp theo

Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế

Mở miệng cười tan cuộc oán thù

? Giải nghĩa lại cụm từ ''Bủa tay '' + Bủa tay: mở rộng vòng tay để ôm lấy

+ Kinh tế: kinh bang tế thế - trị nước cứu đời  công việc của người quân

tử, người anh hùng

? Em có nhận xét gì về giọng điệu và

Trang 9

thủ pháp nghệ thuật của 2 câu thơ?

? Theo em ý chính của hai câu thơ này là gì?

GV : Đây là khẩu khí của bậc anh hùng, hào kiệt, cho dùng ở trong tình trạng bi kịch đến mức độ nào thì người chiến sĩ PBC cẫn một lòng theo đuổi sự nghiệp cứu nước, cứu đời, vẫn có thể ngạo nghễ cười trước mọi thủ đoạn của kẻ thù

? Nhận xét về NT, giọng thơ

- 2 câu thơ đối xứng cả ý và thanh

? Lối nói phô trương ở đây có tác dụng gì trong việc thể hiện hình ảnh người anh hùng hào kiệt này ?

GV: Động từ “ôm chặt” thuộc loại từ khoa trương phóng đại, nhấn mạnh Dùng nó, PBC như muốn tự dặn mình không bao giờ xa rời con đường mình đã đi, lí tưởng mình đã chọn

“Cuộc oán thù” là cách nói khái quát cuộc đấu tranh quyết liệt giữa cái thiện và cái ác, giữa bọn ngoại xâm

và nhân dân các dân tộc bị áp bức, cụ thể hơn nữa, đây chính là cuộc chiến đấu ngoan cường của nhân dân Việt Nam chống bọn thực dân Pháp xâm lược ở câu 5, tác giả dùng từ “ôm chặt” vừa như một lời tâm niệm, vừa

là một lời thề chiến đấu.Xuống câu 6, đối xứng bằng từ “cười tan” thật lô gich chặt chẽ, thể hiện rõ dự cảm ngày mai cuộc chiến đấu sẽ thắng lợi,

Trang 10

người chiến sĩ sẽ nhận được niềm

vui, có thể ngạo nghễ cười tan Vậy là

phép đối từ ngữ của thơ đã thể hiện

rõ quan hệ nhân quả trong cuộc đời,

quan hệ biện chứng trong cảm xúc,

suy nghĩ của tác giả Như vậy: ở 2

câu thực và luận trong bài thơ này,

những câu thơ đối xứng nhau góp

phần tạo âm hưởng hào hùng, lãng

mạn kiển anh hùng ca Các cặp từ đối

“bốn biển” – “năm châu”, “bủa tay” –

“mở miệng”, “bồ kinh tế” – “cuộc

oán thù” khắc họa rõ nét tầm vóc của

nhân vật trữ tình, càng về sau càng

lớn lao, kì vĩ, mạnh mẽ, phi thường,

rất phù hợp với giọng điệu lãng mạn

hào hùng của toàn bài thơ Hai câu

thơ luận được coi là sự kết tinh cao

độ cảm xúc lãng mạn hào hùng của

tác giả

Thân ấy vẫn còn , còn sự nghiệp

Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu

? Đọc hai câu kết và cho biết tác giả

khẳng định điều gì?

? Tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ

thuật gì ? Tác dụng ?

GV: Tóm lại, bằng giọng điệu

hào hùng có sức lôi cuốn mạnh mẽ,

bài thơ “Cảm tác vào nhà ngục

Quảng Đông” là bức chân dung tự

họa con người tinh thần của PBC với

phong thái ung dung, đường hoàng và

- Phép đối: đã – lại khách không nhà – người có tội….non sơng đất nước

=> Tầm vóc lớn lao, phi thường của người

tù yêu nước, nỗi đau lớn lao trong tâm hồn của bậc anh hùng Đĩ là nỗi niềm tâm sự của bậc anh hùng khi lỡ bước

- Giọng điệu trầm thống(Trầm lắng, thống

thiết)

3 Hai câu luận

- Bồ kinh tế- Trị nước cứu đời

- Cuộc ốn thù : cuộc đấu tranh chống TDP của dân tộc ta

- Ơm chặt

- Cười tan - Lối núi khoa trương + Tầm vúc lớn lao, khẩu khớ của người anh hựng lạc quan, ung dung

Trang 11

khí phách kiên cường, bất khuất vượt

lên trên cảnh tù ngục khốc liệt để tự

an ủi mình giữ vững lí tưởng, niềm

tin và khát vọng cứu nước, cứu dân

Sau này – năm 1925, cụ Phan lại bị

giặc bắt một lần nữa Chân dung của

cụ, bản lĩnh làm người của cụ vẫn

tiếp tục tỏa sáng mà Nguyễn ái Quốc

từng ca ngợi là “bậc anh hùng, vị

thiên sứ, đấng sả thân vì độc lập,

được 20 triệu con người trong vòng

nô lệ tôn sùng.” (lúc bấy giờ nước ta

mới có 20 triệu người) Ngày nay,

qua thơ văn của chính cụ PBC và thơ

văn của người khác viết về cụ, chắc

rằng hơn 70 triệu trái tim đều rung

cảm và nhớ đến PBC như một tấm

gương để soi sáng, để noi theo

GV cho HS khái quát giá trị nội dung

và nghệ thuật nổi bật của bài thơ

- GV cho Học sinh đọc ghi nhớ

Hoạt động 3 : Luyện tập

GV hướng dẫn HS ôn lại kiến thức đã

học về thể thơ thất ngôn bát cú đường

luật, sau đó cho HS nhận dạng thể thơ

bài “vào cảm tác” về số câu, số

chữ, cách gieo vần

- Giọng thơ hào sảng khí khái, cách nói phóng đại-> Thể hiện hoài bảo to lớn, lo cứu nước cứu đời, tư thế ngạo nghễ cười trước mọi thủ đoạn của kẻ thù

- NT: Đối(ý – thanh)-> Nói khoa trương – khẩu khí của bậc anh hùng hào kiệt: ngạo nghễ trước quân thù

4 Hai câu kết (7,8)

- Khẳng định khí chí hiên ngang, bất khuất, coi thường, tù ngục, cái chết, niềm tin vào tương lai, vào sự nghiệp cách mạng chính nghĩa

- Lặp từ “còn” -> còn sống, còn đấu tranh giải phóng dân tộc

III Tổng kết:

*Ghi nhớ (SGK/148)

Trang 12

IV Luyện tập:

Hoạt động 4 : Củng cố - Dặn dò

G hệ thống nội dung của bài

Bài vừa học : Về học bài (chú ý phần phân tích bài thơ theo cấu trúc của bài thơ), làm bài tập, đọc thêm

Chuẩn bị bài mới : Đập Đá Ở Côn Lôn : Tìm hiểu và sơ lược về tác giả và tác phẩm; phần phân tích cần đi vào từng phần : 4 câu thơ đầu và 4 câu thơ cuối

Rút kinh nghiệm:

Ngày đăng: 13/05/2019, 07:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w