1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ - Biện pháp quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường - hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Ba Đình

132 331 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 888 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xu hướng giáo dục của thế kỉ XXI hướng đến năng lực cá nhân trong môi trường lành mạnh, theo đó mô hình nhân cách sẽ thay đổi hướng đến các năng lực: Tư duy độc lập, công nghệ thông tin, sức khỏe, hợp tác, đổi mới, trách nhiệm. Giáo dục phổ thông là yếu tố cơ bản cho việc phát triển con người toàn diện, đặc biệt là phát triển năng lực trí tuệ, do đó giáo dục phổ thông có ý nghĩa quyết định đối với phát triển chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động, là nhân tố hàng đầu trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 nhấn mạnh đến mục tiêu giáo dục phổ thông như sau: “Từ nay đến năm 2020, giáo dục phổ thông Việt Nam phải đạt được các mục tiêu sau: Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao, đặc biệt chất lượng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, pháp luật, ngoại ngữ, tin học…” Khoản 4, điều 27 luật Giáo dục (sửa đổi 2009) nêu rõ mục tiêu giáo dục THPT: “Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” Vai trò của hoạt động tư vấn TLHĐ&HN trong trường phổ thông ngày càng quan trọng bởi tâm lý học sinh phổ thông luôn có nhiều biến động cần nắm bắt kịp thời và giải quyết bằng biện pháp tâm lý, không thể bằng phương pháp mệnh lệnh do đó người CBQL, đội ngũ giáo viên trước hết phải là những chuyên gia tâm lý, biết lắng nghe, tôn trọng và thuyết phục học sinh. Dưới tác động của nền kinh tế thị trường hiện nay, học sinh phổ thông gặp phải nhiều vấn đề tâm lý như: Bạo lực học đường, yêu sớm, thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản vị thành niên, lạm dụng tình dục ở học sinh, lo âu, trầm cảm, stress, bỏ học, bỏ nhà… những khó khăn trên là trở ngại trong việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong nhà trường. Bên cạnh vấn đề tâm lý học đường, vấn đề đáng lo ngại nữa là định hướng nghề nghiệp của học sinh phổ thông, các em thường chọn nghề một cách ngẫu nhiên, cảm tính, thiếu hiểu biết cần thiết về nghề mình lựa chọn, hoặc theo sự sắp đặt của gia đình. Hầu hết học sinh tốt nghiệp THPT đều cảm thấy khó khăn khi phải lựa chọn nghề nghiệp. Những tồn tại trên do nhiều nguyên nhân nhưng có lẽ do nhà trường chưa làm tốt công tác tư vấn cho người học. Một số trường THPT đã xây dựng và đưa vào hoạt động phòng (trung tâm) tư vấn giáo dục với hai nhiệm vụ chính là tư vấn tâm lý học đường và tư vấn hướng nghiệp, các hoạt động chủ yếu hướng đến việc giải quyết những băn khoăn, lo lắng của học sinh, phụ huynh về các vấn đề tâm lý và định hướng nghề nghiệp, song thực tế còn nặng tính hình thức, quản lý chưa chặt chẽ của lãnh đạo nhà trường, đặc biệt thu hút sự quan tâm của đội ngũ giáo viên… Vì vậy hiệu quả không như mong đợi. Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Ba Đình được thành lập từ những năm 1990, qua hơn 20 năm hoạt động đã trở thành cơ sở giáo dục uy tín, có chất lượng đối với ngành, là địa chỉ đáng tin cậy của cha mẹ và học sinh về chất lượng học tập, rèn luyện đạo đức, hướng nghiệp cho học sinh. Do đặc thù là một trường dân lập, đối tượng chủ yếu là những học sinh không đủ điều kiện vào trường công lập hoặc đang học các tại trường này bị tiêm nhiễm tệ nạn xã hội, vi phạm kỉ luật bị nhà trường từ chối không cho học…Nhà trường đã tiếp nhận hàng chục nghìn thanh thiếu niên cá biệt có biểu hiện yếu kém về đạo đức và học tập. Với phương pháp quản lý hướng tới chất lượng và hiệu quả, ban giám hiệu nhà trường đã thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ để biến những học sinh cá biệt thành những công dân có ích cho xã hội, có nhận thức đúng đắn về tương lai của mình thông qua hoạt động tư vấn TLHĐ&HN. Quản lý hoạt động tư vấn TLHĐ&HN đã đạt được những kết quả đáng khích lệ nhờ sự nỗ lực của tập thể đội ngũ giáo viên, CBQL, nhân viên nhất là sự năng động, nhạy bén của văn phòng tư vấn tại trường, tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, với yêu cầu đổi mới toàn diện nền giáo dục nói chung và giáo dục THPT nói riêng, cùng với tác động của xã hội, đặc điểm học sinh THPT Đinh Tiên Hoàng còn nhiều vấn đề cần quan tâm, quản lý hoạt động tư vấn TLHĐ&HN chưa khắc phục được những tồn tại đối với học sinh, giáo viên, cha mẹ học sinh. Nhà trường cần có biện pháp mạnh hơn để tăng cường công tác hoạt động trên cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, là người được tham gia hỗ trợ việc thực hiện các hoạt động tư vấn TLHĐ&HN cho học sinh. Tác giả xin chọn đề tài: “Biện pháp quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường - hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Ba Đình” để thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tư vấn TLHĐ&HN nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Ba Đình. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý hoạt động tư vấn TLHĐ&HN ở trường THPT. 3.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động Tư vấn TLHĐ&HN cho học sinh trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Ba Đình. 3.3. Đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động tư vấn TLHĐ&HN cho học sinh trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Ba Đình. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp quản lý hoạt động tư vấn TLHĐ&HN cho học sinh trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Ba Đình. 4.2. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý hoạt động tư vấn TLHĐ&HN cho học sinh trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Ba Đình. 5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Đánh giá thực trạng hoạt động tư vấn TLHĐ&HN của học sinh trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Ba Đình. - Phân tích, đánh giá việc quản lý hoạt động tư vấn TLHĐ&HN cho học sinh trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Ba Đình. - Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động Tư vấn Tâm lý học đường - Hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Ba Đình. - Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. 6. Giả thuyết khoa học Hoạt động tư vấn TLHĐ&HN cho học sinh ở trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Ba Đình đã đạt được những kết quả đáng kích lệ thông qua lập kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các hoạt động. Điều này giúp học sinh có sự phát triển tốt về mặt tâm lý, sức khỏe, tinh thần lành mạnh, có ước mơ và định hướng nghề nghiệp trong tương lai, từ đó nỗ lực học tập không ngừng. Tuy nhiên quản lý hoạt động trên còn chưa thực sự đồng bộ và hiệu quả do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Việc nghiên cứu, đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động tư vấn TLHĐ&HN sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu các vấn đề mang tính lý luận, pháp lý liên quan đến đề tài. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra: Dùng bảng hỏi để thực hiện phương pháp này. Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong luận văn để khảo sát thực trạng về công tác quản lý hoạt động hoạt động tư vấn TLHĐ&HN cho học sinh trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Ba Đình. - Phương pháp phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia. - Phương pháp quan sát. 7.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ: Phương pháp thống kê toán, tin học để xử lý dữ liệu đã thu thập được. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường - hướng nghiệp cho học sinh ở trường THPT. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường - hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Ba Đình. Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường - hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Ba Đình.

Trang 1

Bằng tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn

PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền, người đã tận tình định hướng, hướng dẫn

em hoàn thành luận văn

Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến TS Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng

trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Ba Đình đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ

em trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tế tại nhà trường Xin cảm ơnBan giám hiệu, các phòng ban, quý thầy cô cùng toàn thể học sinh trườngTHPT Đinh Tiên Hoàng; những người thân trong gia đình đã động viên,khích lệ em hoàn thành tốt luận văn này

Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới Lãnh đạo Học viện, các phòng, khoa,cùng quý thầy cô tham gia giảng dạy lớp cao học Quản lý giáo dục đã trang bịkiến thức chuyên ngành, tạo điều kiện, định hướng cho em học tập, nghiêncứu và thực hiện luận văn

Mặc dù bản thân em đã có nhiều rất cố gắng, luận văn không tránh khỏinhững thiếu sót, kính mong nhận được những ý kiến chỉ đạo, đóng góp củaquý thầy cô

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2013

Tác giả

Trương Thị Hằng

Trang 3

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3

5 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 4

6 Giả thuyết khoa học 4

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc luận văn 5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 6

1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 6

1.2 Một số khái niệm cơ bản 9

1.3 Đặc điểm học sinh THPT 12

1.4 Vai trò, ý nghĩa của hoạt động tư vấn TLHĐ&HN cho học sinh trường THPT 14

1.5 Chủ trương, định hướng hoạt động tư vấn TLHĐ&HN cho học sinh trường THPT của ngành Giáo dục và Đào tạo 17

1.6 Mục tiêu, nội dung và hình thức thực hiện của hoạt động tư vấn TLHĐ&HN trong trường THPT 19

1.7 Quản lý hoạt động tư vấn TLHĐ&HN trong nhà trường và vai trò của Hiệu trưởng với việc quản lý hoạt động tư vấn TLHĐ&HN ở trường THPT .24

1.8 Một số mô hình tâm lý học đường ở các nước trên thế giới và việc vận dụng vào các trường THPT ở nước ta 33

Tiểu kết chương 1 37

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT ĐINH TIÊN HOÀNG, BA ĐÌNH 38

2.1 Vài nét về trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Ba Đình 38

2.2 Thực trạng về hoạt động tư vấn Tâm lý học đường - Hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Đinh Tiên Hoàng 44

2.2.1 Thực trạng nhận thức của học sinh về hoạt động tư vấn TLHĐ&HN .44 2.2.2 Thực trạng những khó khăn tâm lý của học sinh trường THPT Đinh Tiên Hoàng 44

Trang 4

cho học sinh trường THPT Đinh Tiên Hoàng 53

2.3 Thực trạng công tác quản lý hoạt động tư vấn Tâm lý học đường – Hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Đinh Tiên Hoàng 53

2.3.1 Thực trạng xây dựng kế hoạch tư vấn TLHĐ&HN cho học sinh 55

2.3.2 Thực trạng tổ chức hoạt động tư vấn TLHĐ&HN cho học sinh 57

2.3.3 Thực trạng chỉ đạo hoạt động tư vấn TLHĐ&HN cho học sinh 60

2.3.4 Thực trạng công tác kiếm tra, đánh giá hoạt động tư vấn TLHĐ&HN cho học sinh 61

2.3.5 Sự phối hợp, hỗ trợ của các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong công tác tư vấn TLHĐ&HN cho học sinh 61

2.4 Chia sẻ của lãnh đạo nhà trường với công tác quản lý hoạt động tư vấn TLHĐ&HN cho học sinh 61

2.5 Đánh giá chung 62

2.5.1 Ưu điểm đạt được 62

2.5.2 Một số tồn tại 63

2.5.3 Nguyên nhân của những tồn tại 64

Kết luận chương 2 67

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT ĐINH TIÊN HOÀNG, BA ĐÌNH 68

3.1 Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp 68

3.2 Biện pháp quản lý hoạt động tư vấn TLHĐ&HN cho học sinh trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Ba Đình 70

3.2.1 Tiếp tục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ tư vấn, giáo viên, phụ huynh và học sinh đối với hoạt động tư vấn Tâm lý học đường - Hướng nghiệp trong nhà trường 70

3.2.2 Đa dạng hóa nội dung và hình thức tư vấn TLHĐ&HN cho học sinh 74

3.2.3 Chỉ đạo đổi mới một số hoạt động của văn phòng tư vấn giáo dục 80

3.2.4 Tăng cường hoạt động bồi dưỡng về kiến thức và nghiệp vụ tư vấn LHĐ&HN cho cán bộ tư vấn, giáo viên nhà trường 82

3.2.5 Xây dựng các tiêu chí kiểm tra - đánh giá hoạt động TLHĐ&HN cho học sinh 85

Trang 5

3.2.7 Mối quan hệ giữa các biện pháp 91

3.2.8 Kết quả kiểm chứng mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 92

Tiểu kết chương 3 95

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 96

1 Kết luận 96

2 Khuyến nghị 97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

Trang 6

Bảng 2.1 Kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh Đinh Tiên Hoàng, Ba Đình 41Bảng 2.2 Kết quả khắc phục những yếu kém của học sinh Đinh Tiên Hoàng 41Bảng 2.3 Kết quả hoạt động tư vấn TLHĐ&HN cho học sinh trường Đinh Tiên Hoàng từ năm học 2007-2012 43Bảng 2.4 Những khó khăn tâm lý của học sinh trường THPT Đinh Tiên Hoàng 45Bảng 2.5 Việc thực hiện nội dung tư vấn TLHĐ&HN cho học sinh 52Bảng 2.6 Đánh giá lập kế hoạch quản lý hoạt độn tư vấn TLHĐ&HN cho học sinh 54Bảng 2.7 Đánh giá công tác tổ chức hoạt động tư vấn TLHĐ&HN cho học sinh 55Bảng 2.8 Đánh giá công tác chỉ đạo hoạt động tư vấn TLHĐ&HN cho học sinh 58Bảng 2.9 Đánh giá công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động tư vấn TLHĐ&HN 60Bảng 3.1 Kết quả khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp 92

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Xu hướng giáo dục của thế kỉ XXI hướng đến năng lực cá nhân trongmôi trường lành mạnh, theo đó mô hình nhân cách sẽ thay đổi hướng đến cácnăng lực: Tư duy độc lập, công nghệ thông tin, sức khỏe, hợp tác, đổi mới,trách nhiệm Giáo dục phổ thông là yếu tố cơ bản cho việc phát triển conngười toàn diện, đặc biệt là phát triển năng lực trí tuệ, do đó giáo dục phổthông có ý nghĩa quyết định đối với phát triển chất lượng nguồn nhân lực,nâng cao năng suất lao động, là nhân tố hàng đầu trong công cuộc phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước

Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 nhấn mạnh đếnmục tiêu giáo dục phổ thông như sau: “Từ nay đến năm 2020, giáo dục phổthông Việt Nam phải đạt được các mục tiêu sau: Chất lượng giáo dục toàndiện được nâng cao, đặc biệt chất lượng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, phápluật, ngoại ngữ, tin học…”

Khoản 4, điều 27 luật Giáo dục (sửa đổi 2009) nêu rõ mục tiêu giáo dụcTHPT: “Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và pháttriển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổthông và có những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp, cóđiều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tụchọc đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”

Vai trò của hoạt động tư vấn TLHĐ&HN trong trường phổ thông ngàycàng quan trọng bởi tâm lý học sinh phổ thông luôn có nhiều biến động cầnnắm bắt kịp thời và giải quyết bằng biện pháp tâm lý, không thể bằng phươngpháp mệnh lệnh do đó người CBQL, đội ngũ giáo viên trước hết phải lànhững chuyên gia tâm lý, biết lắng nghe, tôn trọng và thuyết phục học sinh

Trang 8

Dưới tác động của nền kinh tế thị trường hiện nay, học sinh phổ thông gặpphải nhiều vấn đề tâm lý như: Bạo lực học đường, yêu sớm, thiếu hiểu biết vềsức khỏe sinh sản vị thành niên, lạm dụng tình dục ở học sinh, lo âu, trầmcảm, stress, bỏ học, bỏ nhà… những khó khăn trên là trở ngại trong việc nângcao chất lượng dạy học và giáo dục trong nhà trường.

Bên cạnh vấn đề tâm lý học đường, vấn đề đáng lo ngại nữa là địnhhướng nghề nghiệp của học sinh phổ thông, các em thường chọn nghề mộtcách ngẫu nhiên, cảm tính, thiếu hiểu biết cần thiết về nghề mình lựa chọn,hoặc theo sự sắp đặt của gia đình Hầu hết học sinh tốt nghiệp THPT đều cảmthấy khó khăn khi phải lựa chọn nghề nghiệp

Những tồn tại trên do nhiều nguyên nhân nhưng có lẽ do nhà trườngchưa làm tốt công tác tư vấn cho người học Một số trường THPT đã xâydựng và đưa vào hoạt động phòng (trung tâm) tư vấn giáo dục với hai nhiệm

vụ chính là tư vấn tâm lý học đường và tư vấn hướng nghiệp, các hoạt độngchủ yếu hướng đến việc giải quyết những băn khoăn, lo lắng của học sinh,phụ huynh về các vấn đề tâm lý và định hướng nghề nghiệp, song thực tế cònnặng tính hình thức, quản lý chưa chặt chẽ của lãnh đạo nhà trường, đặc biệtthu hút sự quan tâm của đội ngũ giáo viên… Vì vậy hiệu quả không nhưmong đợi

Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Ba Đình được thành lập từ nhữngnăm 1990, qua hơn 20 năm hoạt động đã trở thành cơ sở giáo dục uy tín, cóchất lượng đối với ngành, là địa chỉ đáng tin cậy của cha mẹ và học sinh vềchất lượng học tập, rèn luyện đạo đức, hướng nghiệp cho học sinh Do đặc thù

là một trường dân lập, đối tượng chủ yếu là những học sinh không đủ điềukiện vào trường công lập hoặc đang học các tại trường này bị tiêm nhiễm tệnạn xã hội, vi phạm kỉ luật bị nhà trường từ chối không cho học…Nhà trường

đã tiếp nhận hàng chục nghìn thanh thiếu niên cá biệt có biểu hiện yếu kém về

Trang 9

đạo đức và học tập Với phương pháp quản lý hướng tới chất lượng và hiệuquả, ban giám hiệu nhà trường đã thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ để biếnnhững học sinh cá biệt thành những công dân có ích cho xã hội, có nhận thứcđúng đắn về tương lai của mình thông qua hoạt động tư vấn TLHĐ&HN.Quản lý hoạt động tư vấn TLHĐ&HN đã đạt được những kết quả đáng khích

lệ nhờ sự nỗ lực của tập thể đội ngũ giáo viên, CBQL, nhân viên nhất là sựnăng động, nhạy bén của văn phòng tư vấn tại trường, tuy nhiên trong giaiđoạn hiện nay, với yêu cầu đổi mới toàn diện nền giáo dục nói chung và giáodục THPT nói riêng, cùng với tác động của xã hội, đặc điểm học sinh THPTĐinh Tiên Hoàng còn nhiều vấn đề cần quan tâm, quản lý hoạt động tư vấnTLHĐ&HN chưa khắc phục được những tồn tại đối với học sinh, giáo viên,cha mẹ học sinh Nhà trường cần có biện pháp mạnh hơn để tăng cường côngtác hoạt động trên cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quảgiáo dục

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, là người được tham gia hỗtrợ việc thực hiện các hoạt động tư vấn TLHĐ&HN cho học sinh Tác giả xin

chọn đề tài: “Biện pháp quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường - hướng

nghiệp cho học sinh trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Ba Đình” để thực

hiện luận văn tốt nghiệp của mình

2 Mục tiêu

Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tư vấn

TLHĐ&HN nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinhtrường THPT Đinh Tiên Hoàng, Ba Đình

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý hoạt động tư vấn TLHĐ&HN ởtrường THPT

Trang 10

3.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động Tư vấnTLHĐ&HN cho học sinh trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Ba Đình.

3.3 Đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động tư vấn TLHĐ&HNcho học sinh trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Ba Đình

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp quản lý hoạt động tư vấn TLHĐ&HN cho học sinhtrường THPT Đinh Tiên Hoàng, Ba Đình

4.2 Khách thể nghiên cứu

Công tác quản lý hoạt động tư vấn TLHĐ&HN cho học sinh trườngTHPT Đinh Tiên Hoàng, Ba Đình

5 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng hoạt động tư vấn TLHĐ&HN của học sinhtrường THPT Đinh Tiên Hoàng, Ba Đình

- Phân tích, đánh giá việc quản lý hoạt động tư vấn TLHĐ&HN chohọc sinh trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Ba Đình

Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động Tư vấn Tâm lý học đường Hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Ba Đình

Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất

6 Giả thuyết khoa học

Hoạt động tư vấn TLHĐ&HN cho học sinh ở trường THPT Đinh TiênHoàng, Ba Đình đã đạt được những kết quả đáng kích lệ thông qua lập kếhoạch, tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các hoạt động Điều này giúphọc sinh có sự phát triển tốt về mặt tâm lý, sức khỏe, tinh thần lành mạnh, cóước mơ và định hướng nghề nghiệp trong tương lai, từ đó nỗ lực học tậpkhông ngừng Tuy nhiên quản lý hoạt động trên còn chưa thực sự đồng bộ vàhiệu quả do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan Việc nghiên cứu, đề

Trang 11

xuất các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động tư vấn TLHĐ&HN sẽ gópphần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

- Nghiên cứu các vấn đề mang tính lý luận, pháp lý liên quan đến đềtài

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra: Dùng bảng hỏi để thực hiện phương pháp này.Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong luận văn để khảo sát thựctrạng về công tác quản lý hoạt động hoạt động tư vấn TLHĐ&HN cho họcsinh trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Ba Đình

- Phương pháp phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia

- Phương pháp quan sát

7.3 Nhóm phương pháp hỗ trợ: Phương pháp thống kê toán, tin học để

xử lý dữ liệu đã thu thập được

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận văn gồm 3 chương:Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động tư vấn tâm lý họcđường - hướng nghiệp cho học sinh ở trường THPT

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động tư vấn tâm lý họcđường - hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Ba Đình

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Ba Đình

Trang 12

-Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG - HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Nghiên cứu về tư vấn tâm lý học đường

Tham vấn tâm lý học đường (School Counseling) hay còn gọi là thamvấn học đường là một nhánh của ngành tham vấn tâm lý được xuất hiện vàođầu thế kỷ 20 tại Hoa Kỳ Jesse B Davis có thể được xem là một trong nhữngngười đầu tiên trong lĩnh vực này khi giới thiệu một chương trình “Nhữnghướng dẫn về nghề nghiệp và đạo đức” (Vocational and Moral Guidance) chohọc sinh các trường học công Frank Parsons được xem như cha đẻ của nghềHướng dẫn (còn gọi Khải đạo) đã viết cuốn sách “Chọn lựa một nghề ”(Choosing a Vocation) vào năm 1909 qua đó trình bày phương pháp kết nốinhững đặc điểm tính cách của một cá nhân với một nghề nghiệp Jesse Davis,Frank Parsons, Eli Weaver và nhiều người khác nữa đã tạo thành một trào lưuthúc đẩy cho sự phát triển của ngành Tham vấn học đường

Năm 1953, hiệp hội các nhà tham vấn tâm lý học đường Hoa Kỳ(ASCA) tham gia vào APGA (American Personnel and GuidanceAssociation), tiền thân của hiệp hội tham vấn tâm lý Hoa Kỳ ACA (AmericanCounseling Association) ngày nay Năm 1962, cuốn sách của Wrenn, Nhàtham vấn trong một thế giới thay đổi (The Counselor in a Changing World) đãđịnh chế hóa các mục tiêu của tham vấn học đường Năm 1964, ASCA pháttriển các vai trò và chức năng dành cho các nhà tham vấn học đường

Năm 1965, đạo luật Giáo dục Tiểu học và Trung học (Elementary andSecondary Education Act) ra đời và cung cấp nguồn quỹ để phát triển những

cơ hội giáo dục cho những gia đình nghèo Đến những năm 80 và 90, nhu cầu

Trang 13

về việc làm rõ những đặc tính và vai trò của nhà tham vấn học đường đượcxuất hiện với sự “chín muồi” của những vấn đề pháp lý liên quan.

Năm 1997, Tiêu chuẩn quốc gia dành cho các chương trình tham vấnhọc đường (National Standards for School Counseling Programs) ra đời và kể

từ đó, ngành tham vấn học đường được xem là đã hoàn thiện

Hiện nay, hiệp hội các nhà tham vấn học đường Hoa Kỳ (ASCA) đượcxem là nguồn tham khảo và kiểu mẫu cho các chương trình tham vấn tâm lýhọc đường của hầu hết các nước trên thế giới Ngày nay, các dịch vụ thamvấn tâm lý học đường đã trở nên phổ biến và không thể thiếu được trong cáctrường học, các cơ sở đào tạo ở Anh, Pháp, Nga…và nhiều quốc gia khác trênthế giới

Ở nước ta khoảng 10 năm trở lại đây, sự xuất hiện hàng loạt vấn đề liênquan đến đạo đức, kỷ luật trường học, học sinh tự tử, áp lực thi cử, rối loạntâm lý, quan hệ thầy trò…ở trường học Việt Nam, những nhà giáo dục, nhàtâm lý và những tổ chức, các cơ quan hữu trách đã “giật mình” bắt đầu đề cậpviệc phải có các hoạt động tham vấn tâm lý trong trường học

Từ khoảng năm 2000, nhiều trường THPT tại thành phố Hà Nội và HồChí Minh đã chủ động phối hợp với các chuyên viên tâm lý và các tổ chứctrong và ngoài nước để triển khai các chương trình tham vấn học đường chohọc sinh

Cùng với đó nhiều đơn vị đã tổ chức hội thảo luận bàn về vấn đề tư vấntâm lý học đường cho học sinh như hội thảo: “Nhu cầu tư vấn học đường”được Viện nghiên cứu Giáo dục, trường Đại học sư phạm thành phố Hồ ChíMinh tổ chức, hội thảo “Kinh nghiệm bước đầu thực hiện mô hình tham vấntrong trường học” của Ủy ban Dân số- Gia đình - Trẻ em TP HCM dưới sự

hỗ trợ của UNICEF, hội nghị toàn quốc về “Tư vấn tâm lý - giáo dục - thựctiễn và định hướng phát triển” do Hội khoa học Tâm lý - Giáo dục Tp HCM

Trang 14

tổ chức cũng đề cập đến tham vấn học đường là một điều “khẩn thiết” nhằm

hỗ trợ học sinh và nhà trường trong hoạt động giáo dục

Trong khoảng thời gian này, văn bản của Bộ Giáo dục đã được banhành nhằm chỉ đạo và hướng dẫn các Sở và trường học cùng những tổ chứcliên quan trong việc triển khai thực hiện chương trình tham vấn học đường

Bên cạnh đó là sự đóng góp của các tác giả với nhiều công trình nghiêncứu khoa học tiêu biểu về nội dung trên như Trần Thị Minh Đức, Nguyễn ThịOanh…

Đến nay tư vấn tâm lý học đường tại Việt Nam đã trở thành một nộidung nhận được sự ủng hộ từ các em học sinh, phụ huynh và nhà trường Tuynhiên, vì những nguyên nhân khách quan và chủ quan diện mạo của mộtngành nghề chuyên nghiệp vẫn chưa thật sự được định hình

Nghiên cứu tư vấn hướng nghiệp

Thuật ngữ tư vấn được Jess B David sử dụng đầu tiên khi ông thànhlập Trung tâm tham vấn hướng nghiệp giáo dục tại Detroit năm 1898 Ông làngười đưa ra nghiên cứu về hướng nghiệp mang tính giáo dục với phươngthức hướng dẫn trong trợ giúp con người tìm việc làm phù hợp với đặc điểm

cá nhân Sau này F.Parsons (1854-1908) đã nghiên cứu và phát triển cáchthức hướng nghiệp chặt chẽ hơn với 3 bước cơ bản: 1/Nhận thức rõ về bảnthân, thái độ, mong muốn và tiềm lực, hạn chế cá nhân; 2/Giúp đối tượngnhận thức rõ về công việc, những khó khăn, thuận lợi, cơ hội và thách thứccũng như hướng phát triển; 3/ Làm rõ mối quan hệ của các yếu tố để đốitượng cân nhắc và quyết định Trên cơ sở tư tưởng của F.Parsons,G.Wiliamson (1900-1979) bổ sung và phát triển quy trình tư vấn giải quyếtvấn đề với 5 bước

Các nghiên cứu ở Liên Xô cũng góp phần làm phong phú thêm cơ sở lýluận cho kĩ thuật tư vấn hướng nghiệp Tác giả V.X Lukina với những nghiên

Trang 15

cứu về cách thức xác định nghề của thanh niên với 3 giai đoạn như: Hìnhthành nhu cầu muốn nắm vững nghề, ý thức về năng lực và khả năng, hìnhthành biểu tượng tương ứng về hành động nghề nghiệp K.K Platonov đãnghiên cứu và đưa ra tư vấn với hệ thống biện pháp tâm lý- giáo dục để pháthiện và đánh giá năng lực của học sinh, lấy đó là cơ sở cho việc chọn nghềcủa cá nhân.

Ở Việt Nam, tư vấn hướng nghiệp được nhiều nhà nghiên cứu nhưĐặng Danh Ánh, Hà Thế Truyền, Phạm Văn Sơn, Hà Thị Đức quan tâm…Các tác giả đề cập đến nội dung tư vấn hướng nghiệp còn nghèo nàn, chưa thuhút và đáp ứng nhu cầu được tư vấn của học sinh THPT Các nghiên cứu chỉ

ra rằng học sinh hiện nay chưa thực sự hiểu biết về nghề định lựa chọn, nhữngnguồn thông tin quan trọng nhất như cha mẹ, thầy cô… để giúp học sinh nhậnthức đúng đắn về nghề nghiệp chưa phát huy hết tác dụng Hầu hết các trườngTHPT đều phân công các giáo viên chủ nhiệm kiêm nhiệm thêm công tác tưvấn hướng nghiệp cho học sinh Do vậy, quá trình chuẩn bị tinh thần, kiếnthức cho tư vấn hướng nghiệp trong nhà trường còn mang tính tự phát, thiếu

hệ thống Thực tiễn trên đặt thêm trọng trách cho các nhà quản lý nhà trườngphải mạnh dạn trong việc lựa chọn bước đi, cách làm để công tác trên thực sựphát huy được hiệu quả

Các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước có thể tựu chunglại thành những điểm sau:

Hoạt động tư vấn TLHĐ&HN đã có bề dày lịch sử góp phần tạo cho sựphát triển hoạt động này ngày càng chuyên nghiệp

Ở trong nước hoạt động tư vấn TLHĐ&HN xuất hiện khá sớm nhưngchưa thực sự phổ biến và mang tính chuyên nghiệp nhất là trong các trườngTHPT

Trang 16

Ứng dụng quản lý giáo dục, quản lý nhà trường với việc thực hiện cácchức năng quản lý: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra với các hoạtđộng trên là một hướng nghiên cứu mới sẽ góp phần đưa các hoạt động vàotrật tự, hệ thống, khoa học đem lại hiệu quả và chất lượng giáo dục ở trườngTHPT.

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Quản lý Giáo dục

Tiếp cận quản lý giáo dục ở cấp vi mô (nhà trường) thì: “Quản lý giáo dục là những tác động có chủ đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả giáo dục”.[7;tr12]

1.2.2 Tư vấn tâm lý học đường

a Tư vấn tâm lý

Ở Việt Nam, việc cung cấp thông tin, cho lời khuyên, trợ giúp nhữngkhó khăn tâm lý, chỉ bảo hay hướng dẫn cho một cá nhân, hoặc một tổ chứckhi họ có nhu cầu thường được gọi là tư vấn Thuật ngữ tư vấn hay tham vấntrong từ điển Tiếng việt hiện nay đều được dịch là tư vấn là sự đóng góp ýkiến về những vấn đề được hỏi đến, nhưng không có quyền quyết định

Theo tác giả Trần Thị Minh Đức tư vấn tâm lý là: “Một quá trình tương tác giữa nhà tham vấn (người có chuyên môn và kĩ năng tham vấn, có các phẩm chất đạo đức của nghề tham vấn và được pháp luật thừa nhận) với thân chủ (còn gọi là khách hàng- người đang có vấn đề khó khăn về tâm lý muốn được giúp đỡ) Thông qua các kĩ năng trao đổi và chia sẻ tâm tình (dựa trên các nguyên tắc đạo đức và mối quan hệ mang tính nghề nghiệp), thân chủ hiểu và chấp nhận thực tế của mình, tự tìm lấy tiềm năng bản thân để giải quyết vấn đề của chính mình” [11;tr18]

Trang 17

Tại hội thảo Quốc tế về: “Nhu cầu, định hướng và đào tạo tâm lý họcđường tại Việt Nam” diễn ra vào ngày 3,4 tháng 8 năm 2009 PGS.TS Lê

Khanh đã khẳng định: “Tâm lý học học đường là một khái niệm được dùng

để chỉ một lĩnh vực nghiên cứu những tri thức tâm lý học vào xử lý những vấn

đề xuất hiện trong trường học, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục - đào tạo học sinh (kể cả sinh viên trong các trường Đại học) với tư cách là nguồn nhân lực chất lượng cao của công cuộc phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong tình hình mới”.

Ở đây cần làm rõ 2 vấn đề: Tâm lý học học đường thuộc lĩnh vựcnghiên cứu ứng dụng những tri thức tâm lý học vào trường học là muốn nóiđến sự tổng hợp của tri thức khoa học như: Tâm lý học đại cương, tâm lý họcphát triển, tâm lý học nhân cách, tâm lý học dạy học, tâm lý học giáo dục,chuẩn đoán, trị liệu tâm lý, tư vấn tâm lý… thành một loại tri thức mới có khảnăng xử lý những vấn đề tâm lý xuất hiện trong trường học nhằm nâng caochất lượng và hiệu quả giáo dục cho học sinh Việc giải quyết những vấn đềtâm lý xuất hiện trong trường học bao hàm cả những vấn đề xuất hiện trongmối quan hệ của học sinh với gia đình và xã hội

Trang 18

c Tư vấn tâm lý học đường

Tư vấn tâm lý học đường là tất cả các hoạt động can thiệp nhằm mục đích giúp cho học sinh được phát triển tốt nhất về mặt học tập, nghề nghiệp,

cá nhân và xã hội, bao gồm cả các hoạt động tham vấn cho giáo viên, cha mẹ học sinh [36;tr15]

1.2.3 Tư vấn hướng nghiệp

Tư vấn hướng nghiệp là hệ thống những biện pháp tâm lý - giáo dục để đánh giá toàn bộ những phẩm chất, năng lực phẩm chất và tinh thần của thanh thiếu niên, đối chiếu những yêu cầu do nghề đặt ra đối với người lao động, có cân nhắc đến nhu cầu nhân lực của các thành phần kinh tế nhằm xác định nhóm nghề phù hợp Trên cơ sở đó cho học sinh những lời khuyên chọn nghề có căn cứ khoa học, loại bỏ những trường hợp may rủi, thiếu chín chắn trong khi chọn nghề [12;tr39]

1.3 Đặc điểm học sinh THPT

1.3.1 Đặc điểm sinh lý

Tuổi học sinh THPT là giai đoạn đã trưởng thành về mặt thể lực nhưng

sự phát triển cơ thể chưa vững chắc, các em bắt đầu thời kì phát triển tươngđối êm ả về mặt sinh lý Sự phát triển của hệ thần kinh có những thay đổiquan trọng do cấu trúc bên trong của não phức tạp và các chức năng não pháttriển, cấu trúc của tế bào bán cầu não có đặc điểm như trong cấu trúc tế bàonão của người lớn, số lượng dây thần kinh liên hợp tăng lên, liên kết cácthành phần khác nhau của võ não, do đó tạo tiền đề cần thiết cho sự phức tạphóa hoạt động phân tích, tổng hợp của vỏ bán cầu đại não trong quá trình họctập và rèn luyện

Nhìn chung lứa tuổi các em có sự phát triển cân đối, khỏe và trẻ Đa sốcác em có thể đạt được sự phát triển về cơ thể như người lớn

Trang 19

1.3.2 Đặc điểm sự phát triển trí tuệ

Ở học sinh THPT, tính chủ định trong nhận thức được phát triển, trigiác có mục đích đã đạt tới mức cao, quan sát trở lên có mục đích, hệ thống

và hoàn thiện hơn Tuy nhiên, nếu thiếu sự chỉ bảo của gia đình, nhà trườngthì khả năng quan sát của các em cũng khó đạt kết quả cao Ở lứa tuổi này các

em có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập Tư duycủa các em chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn, tính phê phán cũngphát triển

Nhận thức của học sinh THPT chuyển dần từ cảm tính sang lý tính nhờ

tư duy trừu tượng phát triển, dựa trên kiến thức về khoa học và vốn sống thực

tế của các em tăng dần Hứng thú học tập gắn liền với khuynh hướng nghềnghiệp, ý thức học tập đã thúc đẩy tính chủ định trong quá trình nhận thức vànăng lực điều khiển bản thân

Các em có thể trách cha mẹ nói nhiều, nhưng bản thân lại hay mắng,nạt em, mong muốn cha mẹ hiểu mình, nhưng lại thờ ơ không chịu chia sẻ,không hiểu hết nỗi buồn, hoàn cảnh của cha mẹ, thích đòi hỏi theo nhu cầu

cá nhân

Trang 20

Sự tự ý thức còn thể hiện ở việc yêu thích tham gia các hoạt động, songchưa xuất phát từ động cơ vì mục đích xã hội, hay lợi ích cộng đồng mà đa số

do bản thân hoặc bạn bè Nhu cầu giao tiếp ở lứa tuổi này lớn, bởi vậy mộtmôi trường tốt, hoạt động phù hợp với sở thích, năng lực học sinh sẽ giúp các

em khẳng định mình trong học tập và cuộc sống

d Sự phát triển tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan

Học sinh THPT là lứa tuổi quyết định sự hình thành nhân sinh quan,thế giới quan về xã hội, tự nhiên, các nguyên tắc và quy tắc ứng xử Lứa tuổinày các em quan tâm tới nhiều vấn đề liên quan đến con người, các mối quan

hệ giữa con người với con người, với xã hội

Ở lứa tuổi này các em có nhu cầu được sinh hoạt với các bạn cùngnhóm tuổi, cảm thấy mình cần cho nhóm, có uy tín, có vị trí nhất định trongnhóm, muốn được bạn bè thừa nhận

Đời sống tình cảm của các em rất phong phú, điều đó thể hiện rõ nhấttrong tình bạn, một số phẩm chất tốt của tình bạn được hình thành: Sự vị tha,chân thật, tôn trọng, sẵn sàng giúp đỡ nhau Các em có khả năng đồng cảm,tình bạn mang tính xúc cảm cao Nhóm bạn mở rộng có cả nam và nữ, ở một

số em đã xuất hiện sự lôi cuốn đầu tiên khá mạnh mẽ, xuất hiện nhu cầu chânchính về tình yêu với tình cảm sâu sắc

Những đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT là giai đoạn rất quantrọng, giai đoạn chuyển đổi từ trẻ em lên người lớn, là lứa tuổi đầu thanh niênvới những nét tâm lý đặc thù khác với lứa tuổi thiếu niên, các em đã đạt tới sựtrưởng thành về mặt thể lực và nhân cách Việc quan tâm đến những biến đổitâm sinh lý của học sinh THPT, nắm bắt kịp thời những biểu hiện tâm lý lệchlạc, phát huy những yếu tố tích cực của nhân cách, tình cảm là một nhiệm vụrất quan trọng trong nhà trường Muốn vậy các thầy cô phải là những ngườibạn, người hướng dẫn, động viên, lắng nghe bất cứ khi nào học sinh cần chia

Trang 21

sẽ Nhà trường trong xu thế hội nhập không chỉ quan tâm quản lý học sinh củamình về phương diện học tập, mà cần có cách thức quản lý hoạt động tư vấnkhoa học nhằm giúp học sinh phát triển một cách toàn diện nhất.

1.4 Vai trò, ý nghĩa của hoạt động tư vấn TLHĐ&HN cho học sinh trường THPT

Tầm quan trọng của hoạt động tư vấn TLHĐ&HN được các nhà quản

lý giáo dục, tâm lý giáo dục rất quan tâm, trên thực tế do ảnh hưởng của sựphát triển kinh tế - xã hội ngày càng sâu sắc, phức tạp, đời sống tâm lý họcsinh nói chung, học sinh cấp THPT nói riêng có những biến động to lớn vớinhiều biểu hiện đáng lo ngại Các em thường gặp những khúc mắc trong họctập, tâm sinh lí, trong mối quan hệ với thầy cô, gia đình, bạn bè…thiếu ước

mơ, định hướng nghề nghiệp trong tương lai Nếu không được giải tỏa kịpthời, rất dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc: Nhẹ thì chán học, bỏ học trở thànhnhững công dân phạm tội, nặng thì trầm cảm, bạo lực học đường thậm chí tự

tử Tuy hoạt động tư vấn còn khá mới mẻ trong trường học, chưa có sự thốngnhất trong phạm vi cả nước về mô hình tổ chức lẫn quy định về chuyên môn,biên chế, chế độ chính sách Phần lớn các nhà trường đang trong giai đoạn

mò mẫm, thử nghiệm với sự ra đời của các phòng (trung tâm) làm nhiệm vụ

tư vấn Nhưng nhà trường, xã hội và gia đình bước đầu đã có những nhìnnhận đúng đắn về hoạt động trên, nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọngcủa công tác tư vấn TLHĐ&HN với sự phát triển bền vững và lâu dài của con

em mình Điều đó thể hiện ở những khía cạnh sau:

1.4.1 Về khía cạnh giáo dục

Có thể nói tư vấn TLHĐ&HN được xem là một bộ phận trong công tácgiáo dục của nhà trường nói chung Sự ra đời của các phòng (trung tâm) hỗtrợ cho học sinh vấn đề tâm lý và định hướng nghề nghiệp đã khẳng định tầmquan trọng của hoạt động này đối với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo

Trang 22

dục của nhà trường Kinh nghiệm cho thấy nếu chúng ta thiếu biện pháp quantâm, hướng dẫn, động viên, giải quyết những băn khoăn, lo lắng của học sinh

mà chỉ quan tâm vào nâng cao chất lượng dạy học thì giáo dục sẽ thiếu đi mộtmảng màu ý nghĩa, làm giảm đi lòng tin của học sinh vào nhà trường, vìnhững tác động của xã hội và cuộc sống, các em không thể tập trung toàn lựccho học tập Hiệu quả của hoạt động tư vấn TLHĐ&HN trong nhà trường sẽđem lại những lợi ích sau:

Đối với học sinh: Các em được giải tỏa tâm lý, nhận diện được khảnăng, sở trường của mình, giảm đi những cảm xúc tiêu cực trong suy nghĩ vàviệc làm Từ đó nhiệt tình, hăng say học tập để đạt ước mơ trong tương lai

Đối với cha mẹ học sinh: Giúp cha mẹ hiểu thêm về năng lực, sởtrường, mong muốn và những biểu hiện tâm lý của con mình trong học tập vàcuộc sống Trợ giúp cha mẹ tạo thêm động lực cho con say mê trong học tập,sát cánh cùng con vượt qua trở ngại tâm lý, luôn lắng nghe, tôn trọng ý kiếncủa con cái, cho con được quyền chọn lựa nghề nghiệp hợp với khả năng và

sở thích của con, để con có một tương lai, một cuộc sống gắn bó với côngviệc yêu thích, phát huy sở trường, giúp con gặt hái thành công

Đối với nhà trường: Hoạt động giáo dục của nhà trường được đánh giáqua chất lượng học sinh, tỉ lệ học sinh thi đỗ vào các trường Cao đẳng, Đạihọc, chất lượng học tập và hạnh kiểm, các phong trào đoàn thanh niên.v.v ,

sự tín nhiệm của xã hội, gia đình học sinh với nhà trường Để đạt được điềutrên, bên cạnh nhiệm vụ dạy học, có thể khẳng định hoạt động tư vấnTLHĐ&HN với ý nghĩa giáo dục sẽ góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêugiáo dục đặt ra

1.4.2 Về khía cạnh xã hội

Trang 23

Đào tạo ra những công dân ưu tú, có ích cho xã hội là nhiệm vụ củagiáo dục Nhiệm vụ ấy phải được thực hiện một cách toàn diện, trên nhiềuphương diện khác nhau: Đức, trí, thể, mỹ Mỗi hoạt động giáo dục và dạy họctrong nhà trường đều góp phần tạo nên sự toàn diện ấy Một công dân có íchcho xã hội, được xã hội đón nhận đó là công sức, mồ hôi và những nỗ lực củatập thể sư phạm trong nhà trường Việc quan tâm đến hoạt động tư vấn trongnhà trường chính là công việc “tuy nhỏ” nhưng “ý nghĩa lớn” Có thể dùngmột hình ảnh so sánh về lợi ích của hoạt động này đối với xã hội giống nhưviệc phòng bệnh/ điều trị và cấp cứu trong y học Nếu nhà trường bỏ tâmhuyết và công sức ra giúp ngăn ngừa, định hướng, điều chỉnh những suy nghĩ

và hành vi lệch lạc của một học sinh trong cuộc sống và học tập sẽ giúp xãhội giảm đi một công dân vi phạm tệ nạn xã hội và tránh được sự tổn hại vềcon người, tài sản nếu như công dân đó phạm tội Cứ như thế nếu làm cho 10,

100, thậm chí hàng nghìn học sinh trong nhà trường hiểu được những giá trịtốt đẹp của xã hội, nhà trường và gia đình mà mến yêu, trân trọng, cống hiếnhết mình cho những giá trị ấy thì xã hội sẽ phát triển bởi nền tảng của mọi sựphát triển chính là con người

Trang 24

1.5 Chủ trương, định hướng hoạt động tư vấn TLHĐ&HN cho học sinh trường THPT của ngành Giáo dục và Đào tạo

1.5.1.Chủ trương, định hướng đối với công tác tư vấn tâm lý học đường cho học sinh trường THPT

Trong những năm gần đây, các cấp quản lý giáo dục đã bước đầu quantâm đến hoạt động Tư vấn Tâm lý học đường Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc banhành điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trườngphổ thông có nhiều cấp học có nhấn mạnh đến công tác tư vấn cho học sinh.Điều 16 mục 1 có nêu rõ chức danh “Cán bộ làm công tác tư vấn cho họcsinh”, Điều 31 khoản 6 khẳng định: “Giáo viên làm công tác tư vấn cho họcsinh là giáo viên trung học được đào tạo hoặc bồi dưỡng về nghiệp vụ tư vấn;

có nhiệm vụ tư vấn cho cha mẹ học sinh và học sinh để giúp các em vượt qua

những khó khăn gặp phải trong học tập và sinh hoạt”

Chỉ thị số 9971/BGD&ĐT-HSSV của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đàotạo ngày 28/10/2005 về việc triển khai công tác tư vấn cho học sinh, sinh viênnêu rõ “Công tác tư vấn hướng nghiệp và tư vấn tâm lý xã hội phải tập trungvào học sinh khối THCS, THPT…”, khẳng định vai trò công tác tư vấn “làphương pháp tác động mang tính định hướng giáo dục tới những học sinh,sinh viên đang có những khó khăn tâm lý, tình cảm, những bức xúc của lứatuổi cần được giải đáp, những vướng mắc trong học tập, sinh hoạt, tronghướng nghiệp, trong tìm kiếm việc làm cần được người am hiểu và có tráchnhiệm trợ giúp, tham vấn giải quyết để chọn được cách xử lý đúng, góp phần

ổn định đời sống tâm hồn, tình cảm và giúp học sinh, sinh viên thực hiệnđược nguyện vọng của mình”

Nhà trường cần bố trí giáo viên tâm lý hoặc cán bộ Đoàn có khả nănggiải đáp, hoặc mời chuyên gia theo định kỳ thực hiện công tác tư vấn theo các

Trang 25

nội dung, chủ yếu đưa ra những phân tích, lời khuyên thiết thực giúp các emgiải toả được về mặt tinh thần, làm cho các em cảm thấy vững vàng, tự tin vàtrên cơ sở đó có thể tự giải quyết được vấn đề của mình theo hướng tích cực.

Một số trường THPT hiện nay đã có văn phòng (trung tâm) tư vấn giáodục và hướng nghiệp do Hiệu trưởng trực tiếp quản lý Các văn phòng này cóchức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy riêng trên cơ sở phối hợp với các đơn vịkhác của nhà trường để thực hiện công tác tư vấn TLHĐ&HN cho học sinh,cha mẹ và giáo viên

Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho sự phát triển công tác tư vấnTLHĐ&HN trong trường phổ thông nói chung và bậc THPT nói riêng

1.5.2 Chủ trương, định hướng đối với công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT

Tư vấn hướng nghiệp là một nội dung quan trọng của giáo dục hướngnghiệp, được khẳng định trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật củaĐảng, Nhà nước và ngành giáo dục

Quyết định 126-CP ngày 19 tháng 3 năm 1981 của Hội đồng Chính phủ

về công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông và việc sử dụng hợp lý họcsinh các cấp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học tốt nghiệp ra trường nêu

rõ nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp: “Giáo dục thái độ lao động đúngđắn; Tổ chức cho học sinh thực tập làm quen với một số nghề; Tìm hiểu năngkhiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh để khuyến khích, hướngdẫn, bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất; Động viên hướng dẫnhọc sinh đi vào những nghề, những nơi đang cần lao động trẻ tuổi có văn hóa.Như vậy giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học có 3 nhiệm vụ cơbản: Định hướng nghề; tư vấn nghề và tuyển chọn nghề

Dựa trên các quan điểm cơ bản về giáo dục của Nghị quyết Đại hộiĐảng lần thứ 9, Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội và Chỉ thị số14/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình giáo dục

Trang 26

phổ thông, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cần nâng cao hơn nữa nhậnthức về ý nghĩa, mục đích, nội dung và những biện pháp thực hiện giáo dụchướng nghiệp cho học sinh phổ thông.

Chỉ thị số 33/2003/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đàotạo ngày 23 tháng 7 năm 3003 về Tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho họcsinh phổ thông khẳng định nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp: “Giáo dụcthái độ lao động và ý thức đúng đắn với nghề nghiệp; cho học sinh làm quenvới một số nghề phổ biến trong xã hội và các nghề truyền thống của địaphương; tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh

để khuyến khích, hướng dẫn và bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợpnhất; động viên học sinh đi vào những nghề, những nơi đang cần

Gần đây nhất là chỉ thị số 9971/BGD&ĐT-HSSV của Bộ trưởng Bộgiáo dục và Đào tạo ngày 28/10/2005 về việc triển khai công tác tư vấn chohọc sinh, sinh viên có đề cập đến hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho họcsinh, sinh viên

Có thể thấy vai trò của tư vấn hướng nghiệp rất quan trọng, làm tốtnhiệm vụ này tức là nhà trường đã đảm bảo cho quá trình giáo dục hướngnghiệp đạt được hiệu quả và chất lượng mong đợi

1.6 Mục tiêu, nội dung và hình thức thực hiện của hoạt động tư vấn TLHĐ&HN trong trường THPT

Thực tế, hoạt động tư vấn TLHĐ&HN trong trường THPT là hainhiệm vụ có mục tiêu, nội dung và hình thức thực hiện khác nhau dựa trên kếhoạch chung của nhà trường Song lại có mối quan hệ tương tác, hỗ trợ nhautrong việc giúp học sinh tìm ra “chính mình”

1.6.1 Mục đích, nội dung, hình thức của tư vấn tâm lý học đường

Tư vấn tâm lý học đường là hoạt động được tiến hành trong trường họcvới đối tượng là học sinh, cha mẹ học sinh hoặc giáo viên nhằm đánh giá nhu

Trang 27

cầu sức khỏe, tinh thần của học sinh, phòng ngừa, hỗ trợ học sinh, giáo viên,cha mẹ học sinh giải quyết các vấn đề vướng mắc trong đời sống tâm lý củahọc sinh.

a- Mục đích

Tư vấn tâm lý học đường hướng vào trợ giúp học sinh nhận thức đượcthế mạnh/tiềm năng của mình để tự giải quyết/ứng phó với các khó khăn,vướng mắc gặp phải, phát hiện sớm những nguy cơ gặp khó khăn, vướng mắccủa học sinh trong học tập, quan hệ xã hội để phòng ngừa thông qua việc xâydựng những chương trình nhằm cải thiện môi trường học tập, quan hệ xã hộitrong nhà trường, tác động can thiệp nhằm trợ giúp học sinh giải quyết nhữngvấn đề nảy sinh trong học tập và cuộc sống

b- Nội dung của hoạt động tư vấn tâm lý học đường

Nhà trường phổ thông sẽ căn cứ vào đặc điểm học sinh của trường, từ

đó cụ thể hóa những nội dung cần tư vấn Đối với trường THPT Đinh TiênHoàng, Ba Đình nội dung tư vấn tâm lý học đường được chia thành các nhómnhư sau:

- Nhóm khó khăn tâm lý liên quan đến học tập: Chưa tuân thủ nội quycủa lớp, trường; thiếu phương pháp học tập hiệu quả; lượng kiến thức đượchọc quá nhiều so với khả năng của bản thân; phải chịu nhiều áp lực học tập từbạn bè, cha mẹ, thầy cô giáo.v.v

- Nhóm khó khăn tâm lý liên quan đến gia đình và xã hội: Bất đồngquan điểm với cha mẹ và người thân; thiếu sự quan tâm chăm sóc của giađình; cha mẹ thường xảy ra mâu thuẫn; cha mẹ đã ly thân hoặc ly dị; có nguy

cơ tham gia vào các hành vi tiêu cực trong xã hội

- Nhóm khó khăn tâm lý khác: Thiếu định hướng sống lành mạnh; luôncảm thấy mình kém cỏi, ngại giao tiếp, thiếu tự tin; Bị lôi kéo vào nhiều thúvui như rượu, game…; hay giận dỗi, cãi nhau vô cớ, tham gia đánh nhau

Trang 28

- Những biểu hiện tâm bệnh: Hay lảng tránh mọi người, sống khépmình; mệt mỏi, ủ rũ và căng thẳng, rất dễ tức giận và nổi nóng, không cóhứng thú làm bất cứ chuyện gì; có ý nghĩ tiêu cực về bản thân và người khác,cảm giác tuyệt vọng không còn lối thoát, không còn niềm tin vào bản thân vàtương lai.

- Nhóm khó khăn tâm lý liên quan đến giới tính: Thiếu kiến thức vềgiáo dục giới tính; nhận thấy sự khác lạ về xu hướng giới tính; bị kì thị, chêuchọc, bắt nạt liên quan đến giới tính

c- Hình thức của hoạt động tư vấn tâm lý học đường

Hoạt động tư vấn tâm lý học đường trong nhà trường sử dụng các hìnhthức thực hiện rất đa dạng và phong phú Nhà tư vấn cần kết hợp và sử dụngnhiều hình thức và phương pháp khác nhau nhằm tìm ra phương án thích hợpnhất để giải quyết vấn đề tâm lý của học sinh một cách hiệu quả NgườiCBQL nhà trường phải chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉđạo, kiểm tra việc thực hiện nội dung bám sát vào hình thức thực hiện

Tư vấn trực tiếp: Đây là hình thức tư vấn phổ biến trong nhà trường Tưvấn trực tiếp tức là giáo viên, CBQL hoặc cán bộ tư vấn và học sinh ngồi lạivới nhau, có thể nghe và nhìn, trao đổi trực tiếp những vấn đề mà học sinhquan tâm Thầy cô không chỉ nhận được các thông tin bằng lời nói, mà cònđánh giá và nhận biết được các thông tin phi ngôn ngữ (cử chỉ, nét mặt, thái

độ, cảm xúc ) có tính trung thực cao Do vậy đưa ra lời khuyên trực tiếp chohọc sinh

Tư vấn trực tiếp đối tượng có thể là một học sinh, hoặc một nhóm họcsinh Hình thức này tạo ra những phản hồi của học sinh từ cử chỉ đến cảm xúc

để giáo viên, cán bộ tư vấn dễ dàng tiếp cận và xử lý

Tư vấn gián tiếp (qua viết thư, qua điện thoại, qua trực tuyến…) là hìnhthức tư vấn được thực hiện với sự cách biệt về không gian, chủ thể không thể

Trang 29

tiếp xúc với đối tượng, tư vấn gián tiếp được thực hiện dưới nhiều hình thứckhác nhau:

- Qua viết thư: Những băn khoăn lo lắng về tâm lý, về tương lai đôi khikhông thể diễn đạt bằng lời nói Nhà trường phải tạo cho học sinh niềm tinbằng việc giữ bí mật, tôn trọng tâm sự Điều đó có thể được thực hiện thôngqua hình thức viết thư: Bằng tay, hoặc qua e-mail Việc làm này sẽ tạo chohọc sinh:

- Qua điện thoại: Học sinh, cha mẹ các em có thể thông qua hình thứcgọi điện đến trung tâm tư vấn của nhà trường vào giờ hành chính bất cứ khinào cần sự trợ giúp về tâm lý, cán bộ tư vấn của nhà trường sẽ giúp cha mẹ vàcác em cảm thấy thoải mái trong việc nói ra các tâm tư, dồn nén của mình.Với học sinh, thời gian hè là thời gian được nghỉ ngơi, thư giãn sau một nămhọc căng thẳng, tuy vậy với nhiều cha mẹ, đây lại là thời điểm các con cần tậptrung ôn luyện kiến thức phục vụ cho năm học tới Do không hiểu tâm lý củacon, việc ép học thêm với học sinh kéo dài sẽ dẫn đến trình trạng các em mệtmỏi, chán nản, giảm hứng thú học tập Các em có thể chia sẽ điều này với cán

bộ tư vấn nhà trường để giải quyết vấn đề một cách hợp lý và đúng nhất.Ngược lại cha mẹ có thể tìm thấy phương pháp dạy con nên người thông quatrung tâm tư vấn của nhà trường

- Qua mạng internet: Bên cạnh đó, có thể thông qua trang web của nhàtrường, các em và PHHScó thể gửi câu hỏi khúc mắc đến cán bộ tư vấn bất cứlúc nào Trang web là nơi thu hút tất cả học sinh nhà trường tìm đọc và chia

sẻ, tìm kiếm sự hỗ trợ, có vai trò tích cực để mỗi học sinh chia sẻ tâm tư, tìnhcảm, nguyện vọng của mình với thầy cô, bạn bè, gia đình

Với sự phát triển của mạng internet, sự ra đời của các trang cộng đồngmạng như facebook, twitter, yahoochat…là diễn đàn chia sẻ của các em họcsinh Nhà trường có thể sử dụng các công cụ này như một phương tiện tiếp

Trang 30

cận đời sống hằng ngày của học sinh, kịp thời nắm bắt những tâm tư, tìnhcảm, suy nghĩ của các em để có thể triển khai hoạt động tư vấn có hiệu quả.

1.6.2 Mục đích, nội dung, hình thức của tư vấn hướng nghiệp

a Mục đích

Tư vấn hướng nghiệp nhằm mục đích hướng dẫn và chuẩn bị cho họcsinh sẵn sàng đi vào các ngành nghề mà đất nước hay ở từng địa phương đangcần Giúp cho học sinh có những hiểu biết cần thiết về thị trường lao động,biết cách lựa chọn nghề nghiệp có cơ sở khoa học, được làm quen với nghề để

có hứng thú và thái độ đúng đắn, yêu quý nghề

b Nội dung

Tư vấn Hướng nghiệp trong trường THPT có những nội dung sau đây:1- Giới thiệu cho học sinh đang có nhu cầu chọn nghề những vấn đề sau:+ Thế giới nghề nghiệp: Kiểu nghề, loại nghề, nhóm nghề

+ Hệ thống các trường đào tạo nghề (tên trường, địa điểm, trình độ đểtuyển sinh, thời gian học, chỉ tiêu hàng năm, bậc nghề khi tốt nghiệp)

+ Sự phù hợp với nghề và cách thức tự xác lập sự phù hợp nghề củabản thân dựa trên 3 tiêu chí: Hứng thú với nghề; có năng lực (khả năng) gắn

bó và làm việc với nghề; có đặc điểm tâm sinh lý phù hợp với tính chất, đặcđiểm, nội dung của nghề)

2- Tìm hiểu nguyện vọng, khuynh hướng, hứng thú và kế hoạch nghềcủa học sinh thông qua các nội dung như: Hào hứng khi có dịp tiếp xúc vớinghề; thích học và học tốt những môn liên quan đến nghề; tìm hiểu về nghềqua nhiều kênh thông tin; thể hiện cụ thể lựa chọn nghề nghiệp của mình

3- Đo đạc các chỉ số tâm, sinh lý trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan dếnnghề định chọn như các chỉ số về tri giác, cảm giác, trí nhớ, óc tưởng tượng…

4- Cho lời khuyên khi chọn nghề

Trang 31

Từ những nội dung về tư vấn hướng nghiệp, các nhà nghiên cứu đã đưa

ra 4 kiểu tư vấn hướng nghiệp sau:

1- Tư vấn thông tin hướng dẫn là giới thiệu với học sinh nghề mà mìnhlựa chọn Người cán bộ tư vấn sẽ giới thiệu về những yêu cầu của nghề, phẩmchất cá nhân đồng thời chỉ ra con đường để đạt tới mục tiêu chọn nghề

2- Tư vấn chuẩn đoán nhằm làm bộc lộ hứng thú, thiên hướng, năng lực

- Tập thể nhiều người cùng một lúc (nhóm lớn trên 10 người)

- Tập thể nhiều người cùng một lúc (nhóm nhỏ từ 2 đến 5 người)

1.7 Quản lý hoạt động tư vấn TLHĐ&HN trong nhà trường và vai trò của Hiệu trưởng với việc quản lý hoạt động tư vấn TLHĐ&HN ở trường THPT

1.7.1 Các hoạt động quản lý tư vấn TLHĐ&HN trong nhà trường THPT

Nội dung quản lý hoạt động tư vấn TLHĐ&HN cho học sinh trườngTHPT tập trung ở việc thực hiện và hiệu quả khi thực hiện các công việc cơbản của quản lý đó là: Lập kế hoạch hóa - tổ chức - chỉ đạo - kiểm tra- đánhgiá Do vậy đòi hỏi người CBQL cần phải có những năng lực tương ứng vớichức năng trên

Với năng lực kế hoạch hóa, người CBQL cần xác định rõ công việcthông qua các câu hỏi: Ta là ai? Ta phải làm gì? Làm như thế nào? Khi nàolàm? Ai làm? Làm ở đâu? Để trả lời những câu hỏi này, người CBQL cần cónhững kĩ năng cụ thể cần nắm bắt các công cụ pháp lý, phân tích thực trạng

Trang 32

của trường, giúp cho giáo viên có năng lực quan sát, kiểm tra, đánh giá họcsinh với những vấn đề liên quan đến tâm lý học sinh Từ những điều này,CBQL xác định được hệ thống, mục tiêu phấn đấu hoạt động, cụ thể hóa mụctiêu bằng hệ thống những tiêu chí có thể đo lường, đánh giá được về chất vàlượng của mỗi hoạt động đồng thời phải xây dựng những biện pháp huy động

nỗ lực của tập thể sư phạm nhằm thực hiện mục tiêu đề ra

Với năng lực tổ chức, CBQL phải có khả năng phân phối, sắp xếpnguồn nhân lực một cách khoa học, hợp lí để tạo ra sức mạnh mới cho hoạtđộng tư vấn tâm lý học đường và hướng nghiệp trong nhà trường CBQL biếtcách tổ chức lao động sư phạm của đội ngũ giáo viên, nhân viên…một cáchkhoa học, đưa mọi hoạt động tư vấn của nhà trường vào nề nếp Bên cạnh đóphải thiết lập cơ chế điều phối, tạo thành sự liên kết giữa các thành viên,nhóm nhằm thực hiện mục tiêu đề ra

Với năng lực chỉ đạo, CBQL cần thực hiện quyền chỉ huy và hướngdẫn triển khai nhiệm vụ, thường xuyên đôn đốc, động viên và kích thích giáoviên, cán bộ tư vấn thực hiện kế hoạch, giám sát và thúc đẩy các hoạt động tưvấn phát triển CBQL phải thực sự sâu sát trong việc chỉ đạo, giám sát cáchoạt động tư vấn cho học sinh một cách thường xuyên, thống nhất ở các nộidung và hình thức Phải hướng dẫn và yêu cầu giáo viên, cán bộ tư vấn thựchiện đầy đủ và có hiệu quả các hoạt động tư vấn cho học sinh nhà trường

CBQL cần có năng lực chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn,nghiệp vụ tư vấn tâm lý học đường và hướng nghiệp cho đội ngũ Đó là chỉđạo tốt hoạt động bồi dưỡng chuyên đề, tổ chức hội thảo, trao đổi kinhnghiệm…Do vậy cần phải biết cách khơi dậy ở giáo viên, cán bộ tư vấn nhucầu, hứng thú quan tâm đến các nội dung trên, động viên, khích lệ giáo viên,nhân viên có kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn,nghiệp vụ trở thành những cán bộ tư vấn chuyên nghiệp của học sinh

Trang 33

Với năng lực kiểm tra- đánh giá yêu cầu CBQL phải xác định cácchuẩn kiểm tra, tiêu chuẩn kiểm tra, thu thập thông tin, so sánh sự phù hợpcủa việc thực hiện với chuẩn mực, phát hiện mức độ thực hiện tốt, vừa, xấucủa các hoạt động đảm bảo mọi hoạt động tư vấn được thực hiện có hiệu quả,chất lượng.

Công tác xây dựng kế hoạch hoạt động tư vấn Tâm lý học Hướng nghiệp cho học sinh

đường Xây dựng kế hoạch tư vấn TLHĐ&HN

- Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ tư vấn tâm lýcho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường…

- Sắp xếp, bố trí, phân công nhiệm vụ tư vấn phù hợp với năng lực, sởtrường của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường

Chỉ đạo, hướng dẫn triển khai hoạt động

- Hướng dẫn cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện các hoạt động theo

Trang 34

- Theo dõi, giám sát hoạt động của đội ngũ giáo viên, nhân viên tronghoạt động tư vấn tâm lý học đường và hướng nghiệp.

Kiểm tra, đánh giá hoạt động

- Thu thập thông tin, dữ liệu liên quan đến hoạt động tư vấn tâm lý họcđường và hướng nghiệp của học sinh

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các hoạt động tư vấn tâm lý họcđường và hướng nghiệp của học sinh

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các hoạt động bồi dưỡng chuyênmôn nghiệp vụ của cán bộ, giáo viên và nhân viên

- Xây dựng tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động trên cùng với quyết địnhđiều chỉnh

Phối hợp các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường

Người CBQL có trách nhiệm trong việc xây dựng, duy trì và củng cốmối quan hệ chặt chẽ giữa ba lực lượng là nhà trường, gia đình và xã hội.CBQL là người nhận thức rõ mối quan hệ đan xen giữa các lực lượng: Nhàtrường với giáo viên, nhà trường với phụ huynh học sinh, nhà trường với cộngđồng địa phương Người CBQL là người thúc đẩy sự thành công trong họctập và rèn luyện của học sinh bằng cách kết hợp gia đình học sinh với cácthành viên thuộc các tổ chức, hưởng ứng sự quan tâm, giúp đỡ của các cánhân, tổ chức giáo dục và huy động được các nguồn giúp đỡ từ các cá nhân,

Trang 35

các hoạt động tư vấn TLHĐ&HN Trong mối quan hệ này người CBQL cònphải chú ý phát hiện những khó khăn từ phía gia đình học sinh để có các hoạtđộng tư vấn và hỗ trợ khi cần thiết Thực hiện các buổi tọa đàm, chuyên đề

“dạy con nên người” cho PHHS giúp họ có những kiến thức tâm lý cần thiếttrong việc giáo dục con em mình Đồng thời kết hợp với PHHS trong việcphát hiện, điều chỉnh hành vi, nhận thức của con em mình

- Kết hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan (ủy bannhân dân quận, công an quận, trạm y tế…) để chủ động nắm bắt hoàn cảnhhọc sinh, theo dõi biểu hiện của các em ngoài thời gian ở trường nhằm có biệnpháp can thiệp với trường hợp mắc các tệ nạn xã hội

- Huy động sự giúp đỡ của các tổ chức giáo dục trên địa bàn thànhphố, hội tâm lý giáo dục của thành phố Thông qua các quan hệ này tạodựng mạng lưới chuyên gia, các cộng tác viên trong việc xử lý các vấn đềtâm lý của học sinh

Mối quan hệ giữa các bộ phận trong trường THPT khi thực hiện hoạt động Tư vấn TLHĐ&HN.

Đó là mối quan hệ hợp tác, ở đây không sử dụng quyền uy của ngườiCBQL hay giáo viên để xử lý những vấn đề của học sinh mà dựa trên khoahọc về quản lý giáo dục, tâm lý giáo dục nhằm hỗ trợ, giúp học sinh hiểu vềchính mình, giúp cha mẹ các em tìm được phương pháp giáo dục phù hợp vớicon em mình Kết quả cuối cùng của hoạt động tư vấn có thể là sự chuyểnbiến về nhận thức và cũng có thể là sự thay đổi quyết định lớn trong cuộc đời

- Hiệu trưởng: Là người phụ trách chung về hoạt động tư vấn Có tráchnhiệm thông qua và kí các quyết định về kế hoạch tiến hành các hoạt động tưvấn trong nhà trường

- Văn phòng tư vấn nhà trường: Là đơn vị hoạt động chịu sự chỉ đạocủa Hiệu trưởng nhà trường, giữ vai trò tư vấn trực tiếp cho các đối tượng là

Trang 36

học sinh, cha mẹ học sinh, giáo viên Các nhà tư vấn của Văn phòng không sửdụng quyền uy của giáo viên bộ môn hoặc của GVCN mà dựa trên khoa họctâm lý, sử dụng các công cụ nghiên cứu, khảo sát tâm lý để hỗ trợ, giúp đỡhọc sinh hiểu về chính mình, cung cấp những thông tin để các nhà giáo dục,cha mẹ học sinh hiểu đúng về con em mình và tìm được những phương phápgiáo dục phù hợp với từng học sinh Đây là sự khác biệt cơ bản về vai trò củacác nhà tâm lý với mọi giáo viên, cán bộ quản lý của nhà trường.

- Giáo viên chủ nhiệm: Cung cấp những thông tin phản ánh trình độnhận thức xã hội, phẩm chất đạo đức, kĩ năng hòa nhập cộng đồng của mỗihọc sinh do mình phụ trách Mỗi GVCN có trách nhiệm tập hợp những thôngtin của đơn vị lớp mình làm cơ sở cho hoạt động tư vấn GVCN cần phối hợpvới các giáo viên bộ môn và đơn vị liên quan trong việc phát hiện những vấn

đề tâm lý của học sinh, kết nối với PHHS trong việc theo dõi, nắm bắt nhữngbiểu hiện hằng ngày của học sinh để có cơ sở vững chắc cho hoạt động tư vấnđược hiệu quả

- Giáo viên bộ môn: Thu thập và cung cấp những thông tin có liên quanđến thái độ, năng lực học tập, những biểu hiện tâm lý của từng học sinh đốivới những môn học cụ thể

- Đoàn thanh niên Cộng sản: Thu thập và cung cấp thông tin về nănglực hoạt động xã hội, về ý thức, thái độ, lối sống của mỗi thành viên trong

Trang 37

Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của nhàtrường Trong trường THPT, khi thành lập phòng (trung tâm) tư vấn giáo dục,Hiệu trưởng là người trực tiếp chỉ đạo các hoạt động và đồng thời chịu tráchnhiệm chính trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động Hoạtđộng tư vấn TLHĐ&HN ở trường THPT có ý nghĩa quan trọng góp phần thựchiện thành công các nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường Có thể đúc kết vaitrò của Hiệu trưởng thành những điểm sau:

Hiệu trưởng là người liên kết các tấm lòng tất cả vì học sinh thân yêu

Đó là tấm lòng của người thầy luôn sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu vàcảm thông với những suy nghĩ ngây thơ, trong sáng của học trò Là điểm tựa

để các em chia sẻ cảm xúc, băn khoăn thậm chí “trút giận dữ, bực tức” bất cứlúc nào Thật khó để có thể làm được việc này nếu như không có người khơidậy ở tập thể đội ngũ sư phạm nhà trường cái tâm với học trò, hiểu học trò,được các trò tin cậy Hiệu trưởng cần phải làm cho đội ngũ của mình hiểu rõbên cạnh nhiệm vụ “dạy chữ”, nhiệm vụ “dạy người” còn cao quý và quantrọng hơn cả Muốn vậy, Hiệu trưởng phải là tấm gương sáng, điểm tựa vữngchắc cho cả nhà trường Biến lời nói thành hành động, liên kết đội ngũ giáoviên, CBQL, nhân viên trong các hoạt động tư vấn TLHĐ&HN, giúp đội ngũnày trở thành những cán bộ chủ chốt của hoạt động, đồng thời bồi đắp lòngyêu nghề, yêu trò, hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động này vớimục tiêu giáo dục của nhà trường Đó không chỉ là nghĩa vụ và trách nhiệm,

mà ẩn chứa trong đó là “tấm lòng vì con trẻ” của người thầy luôn muốnnhững gì tốt đẹp nhất cho học sinh thân yêu của mình

Hiệu trưởng là người chủ động trong việc lựa chọn bước đi và biện pháp phù hợp trong hoạt động tư vấn cho học sinh.

Giống như người thuyền trưởng điều khiển con tàu ra khơi mà bến đỗchính là mục tiêu giáo dục của nhà trường Người thuyền trưởng cùng các

Trang 38

cộng sự của mình gánh vác trọng trách lớn lao đối với việc “trồng người”,làm sao để mỗi cây được nảy mầm, đơm hoa và kết trái, làm sao để cái cây đó

dù gặp phải mưa, gió, bão vẫn vững vàng vượt qua Hiệu trưởng là người phảichủ động lựa chọn các con đường đi khác nhau phù hợp với đặc điểm củatừng học sinh để đạt đến mục đích cuối cùng là hiệu quả giáo dục Có thể nóihoạt động tư vấn là con đường có ý nghĩa như vậy Vai trò của người Hiệutrưởng luôn chủ động trong việc tạo và tiếp nhận các ý tưởng, xây dựng, tổchức, chỉ đạo và kiểm tra các hoạt động

Hiệu trưởng là người sẵn sàng chấp nhận sự thay đổi để tạo nên môi trường giáo dục khác biệt

Việc triển khai hoạt động tư vấn TLHĐ&HN thực sự là sự thay đổi tíchcực trong trường THPT mà Hiệu trưởng là người phải nắm bắt được nhữngquy luật và chủ động tạo ra sự thay đổi Quá trình triển khai sự đổi mới nàychắc chắn sẽ gặp phải rào cản từ nhiều phía (học sinh, giáo viên, cha mẹ, điềukiện khác…) tuy nhiên vai trò của Hiệu trưởng luôn chủ động biết cách làmcho mọi người thấy cần thay đổi, những lợi ích mà thay đổi mang lại để nhậnđược sự đồng thuận và hợp tác trong hoạt động chung Chấp nhận thời gianthử nghiệm, sự phản đối từ cộng sự hay một cá nhân nào đó để làm nên thànhcông cho cả quá trình thực hiện các hoạt động tư vấn Làm được điều này,hiệu trưởng đã tạo được môi trường giáo dục khác biệt cũng như nâng vị thếcủa nhà trường và chính bản thân mình lên một tầm cao mới

Hiệu trường là một nhà giáo dục, nhà lãnh đạo và nhà quản lý

Khi là một nhà giáo dục, Hiệu trưởng đóng vai trò của nhà sư phạm,hiểu và nắm bắt được tâm, sinh lý học sinh, những biểu hiện của học sinh vềđạo đức, lối sống để kịp thời có cách giải quyết phù hợp, hoặc cùng các đồngnghiệp của mình chia sẻ kinh nghiệm giáo dục học sinh Là nhà lãnh đạo,Hiệu trưởng cần chia sẻ chiến lược phát triển hoạt động tư vấn TLHĐ&HN,

Trang 39

tập hợp, dẫn dắt cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh thực hiện thànhcông chiến lược đó, đồng thời luôn cổ vũ, động viên, tạo dựng môi trườngnhân văn trong nhà trường để hoạt động đạt hiệu quả nhất Là nhà quản lý,bằng năng lực và nghiệp vụ quản lý, Hiệu trưởng xây dựng, tổ chức thực hiệncác kế hoạch; tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra để các hoạt động đạt mục tiêu đề ra.

b Trách nhiệm của Hiệu trưởng trong công tác quản lý hoạt động Tưvấn TLHĐ&HN

- Hiệu trưởng là người có trách nhiệm làm cho đội ngũ cán bộ, giáoviên, cán bộ tư vấn, học sinh và cha mẹ học sinh nhận thức đúng vai trò, tầmquan trọng của hoạt động tư vấn TLHĐ&HN trong nhà trường

- Hiệu trưởng có trách nhiệm đưa mọi hoạt động tư vấn TLHĐ&HNvào kế hoạch trên cơ sở phân tích thực trạng học sinh của nhà trường vàcác yếu tố liên quan, định rõ các mục tiêu, nguồn lực trong quá trình thựchiện kế hoạch

- Hiệu trưởng là người có trách nhiệm tổ chức, bố trí, sử dụng đội ngũgiáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ phòng tư vấn TLHĐ&HN vàcác cá nhân trong nhà trường tham gia vào hoạt động tư vấn dựa trên nănglực, sở trường của họ

- Hiệu trưởng có trách nhiệm bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm,giáo viên bộ môn, cán bộ tư vấn có đủ phẩm chất, trình độ để đảm nhiệm hoạtđộng tư vấn TLHĐ&HN trong nhà trường

- Hiệu trưởng có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá cáchoạt động tư vấn TLHĐ&HN, từ đó xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhàtrường, gia đình, xã hội nhằm tăng cường công tác trên trong nhà trường

- Hiệu trưởng có trách nhiệm đảm bảo điều kiện thực hiện hoạt động tư vấn

Trang 40

- Hiệu trưởng có trách nhiệm huy động sự giúp đỡ, đóng góp của các tổchức, cá nhân ngoài nhà trường trong việc nâng cao chất lượng hoạt động tưvấn trên cơ sở hợp tác và học hỏi kinh nghiệm.

1.7.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động tư vấn TLHĐ&HN

a Những biến động của kinh tế- xã hội: Sự phát triển kinh tế- xã hộihiện nay cho phép các học sinh tiếp nhận được nhiều thông tin hơn, sự tácđộng này có ảnh hưởng 2 mặt tích cực hoặc tiêu cực, giúp các em có cơ sở tốt

để lựa chọn những vấn đề phù hợp trong hành động và cách ứng xử với giađình, xã hội Ngược lại là mặt tiêu cực sẽ làm các em phát triển nhân cáchlệch chuẩn Một bộ phận học sinh THPT hiện nay bị tiêm nhiễm, trở thànhnhững con người chỉ thích hưởng thụ, ngại lao động, không phấn đấu và cốnghiến, sống ích kỷ, ít quan tâm đến người khác Theo đó cách thức quản lýtrong nhà trường phải có những thay đổi nhất định để phù hợp với xu thế pháttriển trên Nhà trường không chỉ là nơi diễn ra hoạt động dạy và học, mà còn

là môi trường để học sinh có thể chia sẻ, tìm sự trợ giúp mỗi khi gặp phải cácvướng mắc trong cuộc sống Sự quan tâm đúng mức đến biến động của xãhội, cụ thể là ở địa bàn hoạt động của nhà trường sẽ giúp cho nhà quản lý cóđược thông tin hữu ích trong công tác quản lý của mình

b Năng lực quản lý của người CBQL: Tư vấn TLHĐ&HN là hướng đimới trong trường THPT, đòi hỏi người CBQL phải hết sức sáng tạo với việctiếp cận, vận dụng và coi đó là một hoạt động giáo dục của nhà trường Bêncạnh kiến thức và nghiệp vụ quản lý vững vàng, người quản lý cần trang bịthêm kiến thức về tâm lý học giáo dục, có sự am hiểu về học sinh

c Nhận thức của PHHS, giáo viên, cán bộ tư vấn và học sinh về hoạtđộng tư vấn TLHĐ&HN: Đây là yếu tố rất quan trọng giúp nhà quản lý thựchiện công việc hiệu quả Nếu PHHS, giáo viên, cán bộ tư vấn và học sinh

Ngày đăng: 04/05/2019, 15:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Hà Thế Ngữ (2005), Giáo dục học – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Hà Thế Ngữ
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2005
5. Phan Văn Kha (2002), Phương pháp nghiên cứu khoa học. Giáo trình cao học, Viện chiến lược và chương trình giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Tác giả: Phan Văn Kha
Năm: 2002
6. Phạm Minh Hạc, Trần Kiều, Đặng Bá Lãm, Nghiêm Đình Vỳ (2002), Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ 21, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ 21
Tác giả: Phạm Minh Hạc, Trần Kiều, Đặng Bá Lãm, Nghiêm Đình Vỳ
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2002
7. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận vàthực tiễn
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2004
8. Trần Ngọc Giao (2013), Quản lý trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý trường phổ thông
Tác giả: Trần Ngọc Giao
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2013
9. Đặng Thị Thanh Huyền (2013), Hỏi và đáp về Quản lý trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi và đáp về Quản lý trường phổ thông
Tác giả: Đặng Thị Thanh Huyền
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2013
10. Bùi Minh Hiền (2006), Quản lý giáo dục, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục
Tác giả: Bùi Minh Hiền
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
Năm: 2006
11. Trần Thị Minh Đức (chủ biên), Giáo trình tham vấn tâm lý, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tham vấn tâm lý
Nhà XB: NXB Đại họcQuốc gia
12. Phạm Tất Dong (2000), Sự lựa chọn tương lai, Tư vấn hướng nghiệp, NXB Thanh Niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự lựa chọn tương lai, Tư vấn hướng nghiệp
Tác giả: Phạm Tất Dong
Nhà XB: NXB Thanh Niên
Năm: 2000
13. Đức Minh, Một số vấn đề tâm lý học sư phạn và lứa tuổi học sinh Việt Nam, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề tâm lý học sư phạn và lứa tuổi học sinh ViệtNam
Nhà XB: NXB Giáo dục
14. Quang Dương (2003), Tư vấn hướng nghiệp/ Tổng hợp, NXB Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư vấn hướng nghiệp/ Tổng hợp
Tác giả: Quang Dương
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 2003
15. Phạm Tất Dong, (2006) Hoạt động giáo dục hướng nghiệp 10, 11, 12, sách giáo viên thí điểm, NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động giáo dục hướng nghiệp 10, 11, 12,sách giáo viên thí điểm
Nhà XB: NXB Giáo Dục
16. Nguyễn Kế Hào, Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm Hà Nội
17. Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, Lê Thị Mai Phương (2009), Tập bài giảng Khoa học quản lý giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập bài giảng Khoahọc quản lý giáo dục
Tác giả: Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, Lê Thị Mai Phương
Năm: 2009
18. Phạm Viết Vượng (2001). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Phạm Viết Vượng
Nhà XB: NXBĐại học Quốc gia
Năm: 2001
19. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2005), Những xu thế quản lý hiện đại và việc vận dụng vào quản lý giáo dục, Đại Học QGHN, Hà Nội 20. Trần Kiểm, (2006), Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục, NXB Đạihọc Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những xu thế quản lýhiện đại và việc vận dụng vào quản lý giáo dục, "Đại Học QGHN, Hà Nội20. Trần Kiểm, (2006), "Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục
Tác giả: Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2005), Những xu thế quản lý hiện đại và việc vận dụng vào quản lý giáo dục, Đại Học QGHN, Hà Nội 20. Trần Kiểm
Nhà XB: NXB Đạihọc Sư phạm
Năm: 2006
21. Nguyễn Văn Lê, Hà Thế Truyền (2004), Một số kinh nghiệm về giáo dục phổ thông và hướng nghiệp trên thế giới, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số kinh nghiệm về giáo dụcphổ thông và hướng nghiệp trên thế giới
Tác giả: Nguyễn Văn Lê, Hà Thế Truyền
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
Năm: 2004
22. Đặng Huỳnh Mai (2007), Những tình huống trong thực tiễn quản lý giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những tình huống trong thực tiễn quản lý giáodục
Tác giả: Đặng Huỳnh Mai
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
23. Bộ giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông- Hoạt động hướng nghiệp, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục phổ thông- Hoạtđộng hướng nghiệp
Tác giả: Bộ giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
24. Nguyễn Thành Vinh (2012), Khoa học quản lý đại cương, NXB giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý đại cương
Tác giả: Nguyễn Thành Vinh
Nhà XB: NXB giáo dục
Năm: 2012

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w