THỰC NGHIỆM sư PHẠM sử DỤNG PHƯƠNG PHÁP HDTH TRONG dạy học ĐƯỜNG lối CÁCH MẠNG của ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM ở TRƯỜNG CĐCT

31 144 0
THỰC NGHIỆM sư PHẠM sử DỤNG PHƯƠNG PHÁP HDTH TRONG dạy học ĐƯỜNG lối CÁCH MẠNG của ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM ở TRƯỜNG CĐCT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP HDTH TRONG DẠY HỌC ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Ở TRƯỜNG CĐCT 1 - Kế hoạch TN - Mục đích TN TN sư phạm được tiến hành nhằm mục đích đánh giá, thẩm định về hiệu quả của PP HDTH môn ĐLCM của ĐCSVN cho SV ở trường trường CĐCT - Đối tượng, địa điểm, thời gian TN *Đối tượng TN: Tác giả lựa chọn đối tượng lớp TN là lớp CĐ Dịch vụ pháp lý khóa 41, lớp ĐC CĐ Quản Trị Kinh Doanh khóa 41 (Lớp TN 50 SV; lớp ĐC 50 SV), với nội dung bài giảng chương III (Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược 1945-1975) và chương IV (Đường lối CNH) *Địa điểm TN: Chúng tôi tiến hành TN tại trường CĐCT *Thời gian TN:Được tiến hành năm học 2017 – 2018 Tác giả tiến hành TN song song, trong đó tác giả thực hiện việc hướng dẫn PP HDTH ở lớp TN, còn lớp ĐC không có hướng dẫn PP HDTH Kết thúc thời gian TN, tác giả tổ chức kiểm tra ở cả hai nhóm TN và ĐC cùng một đề bài, trong cùng 2 một thời gian, kết quả các bài kiểm tra được phân tích và xử lý để tăng thêm tính khách quan của quá trình TN sư phạm Sau giai đoạn TN, tác giả có tổ chức lấy ý kiến đóng góp của SV và GV bộ môn để rút kinh nghiệm Chúng tôi tiến hành TN sư phạm theo quy trình bao gồm ba giai đoạn sau: 1- Giai đoạn chuẩn bị TN - Xây dựng giáo án PP HDTH môn ĐLCM của ĐCSVN (Chương III,IV) - Lựa chọn lớp ĐC và lớp TN 2- Giai đoạn triển khai TN - Khảo sát kết quả học tập ban đầu của hai lớp TN và ĐC - Tiến hành TN: Tác giả tiến hành TN bằng cách dạy học và hướng dẫn cho SV tự học theo giáo án đã xây dựng 3 - Kiểm tra, đánh giá kết quả TN: Kiểm tra đối chiếu được tiến hành ngay sau khi TN nhằm xác định kết quả học tập của SV ở cả hai lớp TN và ĐC 3- Giai đoạn xử lý kết quả TN - Xây dựng tiêu chí và thang định giá, bao gồm: Kết quả học tập của SV: thể hiện ở điểm số của bài kiểm tra sau khi tiến hành học tập theo cách dạy học PPHD tự học môn ĐLCM của ĐCSVN Chúng tôi đánh giá kết quả học tập của các em bằng cách dùng thang chấm điểm Thang chấm điểm chia thành bốn mức từ cao xuống thấp, tương đương bốn loại: Xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, yếu (Xuất sắc từ 9 đến 10 điểm; Giỏi từ 8 đến cận 9; Khá từ 7 đến cận 8 điểm; Trung bình từ 5 đến cận 7 điểm; Yếu là dưới 5 điểm) - Đo sự hứng thú và tính tích cực của SV: Đây là một lĩnh vực nghiên cứu hết sức trừu tượng nên chúng tôi đo hứng thú và tích cực của SVvới PP HDTH bằng cách xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến SV để qua đó biết được hứng thú cũng như là tính tích cực của các em với phương án TN đó như thế nào 4 - Xử lý kết quả TN: Chúng tôi tiến hành xử lý TN bằng cách so sánh, đối chiếu kết quả học tập của lớp TN và lớp ĐC dựa trên tiêu chí và thang định giá đã xây dựng Cuối cùng là phân tích và đánh giá kết quả TN - Nội dung TN Tác giả tiến hành tác động sư phạm bằng cách giảng và tổ chức hướng dẫn cho SV lớp TN theo giáo án có PP HDTH đã được xây dựng Các em sẽ tiến hành học tập, tự nghiên cứu theo phương án TN này Còn SV lớp ĐC sẽ học tập theo cách thông thường, tức là học theo bài giảng thuần tuý không có PP HDTHcủa GV Sau bốn tuần tiến hành tác động sư phạm, để có được kết quả TN, tác giả đã cho SV lớp TN và lớp ĐC làm bài kiểm tra, sau đó chấm bài và đánh giá theo các thang đo đã xây dựng Đề bài kiểm tra không đơn thuần chỉ dừng lại ở việc nắm vững và phân tích được những tri thức đã học theo trí nhớ mà còn giải quyết được các vấn đề đặt ra đòi hỏi các em phải có sự tổng hợp, khái quát hoá và vận dụng sáng tạo những tri thức lý luận vào hoạt động nhận thức và thực tiễn theo yêu cầu nội dung từng chương 5 - Nội dung TN * Nghiên cứu nội dung TN lần 1 và lựa chọn đơn vị kiến thức Nội dung chương trình ĐLCM của ĐCSVN trong giáo trình ĐLCM của ĐCSVN (Dành cho SV các trường ĐH, CĐ khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh) theo qui định của Bộ giáo dục và đào tạo bao gồm có 8 chương: Chương mở đầu: Đối tượng, nhiệm vụ và PP nghiên cứu môn ĐLCM của ĐCSVN Chương I: Sự ra đời của ĐCSVN và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Chương II: Đường lối đấu tranh giành chính quyền 1930 - 1945 Chương III: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược 1945-1975 Chương IV: Đường lối CNH 6 Chương V: Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Chương VI: Đường lối xây dựng hệ thống chính trị Chương VII: Đường lối xây dựng, phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội Chương VIII: Đường lối đối ngoại Về việc xác định PPDH bao giờ cũng căn cứ vào nội dung kiến thức của môn học và từng chương cũng như đối tượng người học Trong đề tài, phạm vi nội dung bài giảng được xác định là chương III và IV, đối tượng người học là SV khóa 41 Từ căn cứ trên, tác giả đã xây dựng những PPDH cụ thể là: PP phân tích, PP tổng hợp, PP đàm thoại, PP đặt câu hỏi, PP đọc giáo trình, PP so sánh, đối chiếu, PP gắn lý luận với thực tiễn,… Tương ứng với các PP, tác giả lựa chọn một số đơn vị kiến thức để vận dụng PP HDTH cho SV Sau đây là những đơn vị kiến thức mà chúng tôi lựa chọn - Nội dung đơn vị kiến thức TN 7 ST T 1 Thờ Nội dung đơn vị kiến thức PP i gian Chương III - Phân tích “Đường lối kháng chiến - Khái quát hoá, chống thực dân Pháp và đế liệt kê quốc Mỹ xâm lược 1945- - Đặt câu hỏi 1975” - Đàm thoại - Phân tích sơ đồ - Liên hệ lý luận với thực tiễn - Thảo luận nhóm - Sử dụng phương tiện 8 8 tiết trực quan - HDTH - Phân tích 2 Chương IV - Đặt câu hỏi Đường lối CNH - Đàm thoại - Đọc giáo trình 6 tiết - Sử dụng phương tiện trực quan - HDTH * Lập kế hoạch bài giảng - Lập kế hoạch bài dạy lớp ĐC Trên cơ sở dung lượng kiến thức các chương, tác giả đã lập kế hoạch bài giảng theo cách thức truyền thống GV có nhiệm vụ thuyết trình, phân tích cho SV hiểu những tri thức cơ bản đã có trong giáo trình Trong quá trình lên lớp, GV chỉ 9 cần truyền đạt cho SV một cách tuần tự những sự kiện, những vấn đề lý thuyết, GV chủ yếu sử dụng PP thuyết trình, diễn giảng - Lập kế hoạch bài dạy cho lớp TN   Thiết kế giáo án TN số 1: (phần phụ lục 4) Thiết kế giáo án TN 2: (phần phụ lục 5) 3.2.2 Điều tra ý kiến SV Qua nội dung bài giảng ở hai chương được thực hiện đồng thời cả hai lớp TN và ĐC, do tác giả thiết kế và thực hiện GV thực hiện bài ĐC tuân theo quy trình dạy học thông thường với thao tác chủ yếu là thuyết trình, phân tích và thảo luận trên lớp, cùng thực hiện song song với bài TN được tác giả thực hiện, mỗi chương dạy vào một buổi, giữa các tiết có giải lao năm phút, trong từng tiết có kiểm tra nhận thức, kết thúc bài học có điều tra trưng cầu ý kiến của SV với mục đích, nội dung điều tra như sau: - Mục đích điều tra: Điều tra ý kiến SV (cả hai lớp TN và ĐC) nhằm xác định kết quả tiếp thu, thái độ phổ biến nhất 10 5 Góp phần nâng cao chất lượng dạy học 5 5 - Xử lý, phân tích kết quả TN ĐC Phân tích kết quả điều tra trưng cầu ý kiến SV của hai lớp TN và ĐC được tập hợp ở các bảng thống kê ý kiến trả lời câu hỏi điều tra  Qua số liệu thống kê bảng 3.2 ta nhận thấy rằng: - Đối với câu hỏi 1: Đa số SV cả lớp TN và lớp ĐC cho rằng bài học có bổ ích và rất bổ ích đối với bản thân.Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng bài học rất bổ ích của SV lớp TN cho thấy hiệu quả dạy học ở lớp TN (30 SV) cao hơn lớp ĐC (10 SV) -Với câu hỏi thứ 2: Cách học của lớp TN bao gồm nhiều hoạt động: nghe, nhìn, ghi chép, đối chiếu giáo trình, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, thảo luận, trình bày quan điểm, thực hiện các yêu cầu của GV Mức độ hoạt động của SV lớp TN cao hơn lớp ĐC Cách học của lớp ĐC chủ yếu là: nghe, nhìn, ghi chép, hiểu theo lời giảng của GV, do 17 đó, tính chủ động hoạt động của SV thấp, phụ thuộc nhiều vào hướng truyền giảng của GV, SV ít sử dụng tài liệu khác ngoài việc ghi chép - Ở câu hỏi thứ 3: Ý kiến trả lời câu hỏi này cho ta nhận định về hệ quả của từng đặc điểm dạy học.Lớp TN, SV chủ yếu trả lời câu hỏi, làm bài tập trong giáo trình, điều đó phản ánh tính hoạt động độc lập chủ động tìm kiếm và giải quyết nhiệm vụ, tình huống bài học đặt ra Lớp ĐC, SV chủ yếu học thuộc lòng theo vở ghi, phản ánh kiểu học tái hiện tri thức - Đối với câu hỏi thứ 4: Ở lớp TN, SV chủ yếu kết hợp dùng vở ghi và giáo trình để học tập, còn lớp ĐC SV chủ yếu dùng vở ghi để học Điều này khẳng định thêm tính chủ động, tích cực tìm kiếm đối chiếu, so sánh phát hiện kiến thức của SV lớp TN cao hơn lớp ĐC - Với câu hỏi 5: Thực chất câu hỏi này là đánh giá mức độ tiếp thu của SV sau bài học, vì SV chỉ có thể yêu thích môn học khi đã hiểu rõ bản chất khoa học, tính thực tiễn, giá trị thiết thân qua mỗi bài học Do vậy, sự yêu thích môn học của SV lớp TN đã gián tiếp phản ánh chất lượng học tập cao hơn lớp ĐC 18 Như vậy, qua phân tích kết quả thống kê ý kiến của SV ở lớp TN chủ động, tích cực học tập hơn SV lớp ĐC, PPDH ở lớp TN tỏ rõ ưu việt hơn PPDH ở lớp ĐC đã làm cho người học hứng thú và yêu thích môn học  Với số liệu thống kê bảng 3.3 ta nhận thấy rằng: - Ở câu hỏi 1 ta thấy cả hai lớp TN và ĐC đều nhất trí cho rằng “ Nội dung bài giảng đảm bảo kiến thức cơ bản, tính chính xác, lôgíc và khoa học”.Tuy nhiên lớp TN chiếm số lượng nhiều hơn so với lớp ĐC ( 40% so với 30%) - Đến câu hỏi 2: Sự khác biệt về PP đã thể hiện rõ nét khi 20% SV lớp TN cho rằng bài giảng “Được thiết kế theo PP tích cực hóa hoạt động của SV”, còn lớp ĐC là 40% - Đối với câu hỏi 3: “Nội dung bài có liên hệ thực tiễn làm phong phú, sinh động bài giảng” thì ta thấy cả hai lớp TN và ĐC đều nhất trí với 20% - Với câu hỏi 4: “Bài học có tính giáo dục cao” được 20% SV lớp TN nhất trí thể hiện rõ nội dung bài giảng đã 19 được GV thực hiện có hiệu quả, còn với lớp ĐC số SV đồng ý là 10%  Về PP giảng dạy của GV, số liệu thống kê bảng 3.4 cho ta thấy rất rõ tỷ lệ khác biệt về PP được thực hiện ở hai lớp, với 5 câu hỏi về PP được GV sử dụng đối với bài giảng của mình, thì tỷ lệ SV lớp TN đồng ý cao hơn hẳn và đều ở cả 5 nội dung so với lớp ĐC Điều này chứng tỏ PP được thực hiện ở lớp TN có ưu điểm vượt trội so với PP thực hiện ở lớp ĐC  Về hướng dẫn PP tự học của SV, khi được hỏi về ưu điểm của các biện pháp giúp cho các em hứng thú, tích cực chủ động trong học tập và phát huy được khả năng tự nghiên cứu, tự học thì được đa số các em nhất trí Đặc biệt các biện pháp đó đã giúp các em rèn luyện được kỹ năng diễn đạt, cách thức làm việc tập thể và khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn, đây là những phẩm chất không thể thiếu trong hoạt động nghiên cứu khoa học nói chung và triết học nói riêng Tất cả những nhân tố trên sẽ góp phần không nhỏ nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn ĐLCM của ĐCSVN ở trường CĐCT 20 - Đánh giá kết quả TN - Kết quả học tập của SV Kiểm tra đánh giá kết quả học tập được hiểu là quá trình thu thập thông tin về kết quả học tập của SV, nhằm xác định mức độ tiếp thu được lượng kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của SV so với mục tiêu bài học đã đặt ra Hoạt động dạy học được hiểu là hoạt động của người dạy, và người học trong sự tương tác lẫn nhau nhằm thực hiện nội dung bài học, mỗi cách tương tác khác nhau trong dạy học tương ứng với nó sẽ đem lại kết quả về nhận thức khác nhau ở người học Trong phần TN sư phạm này tác giả đã sử dụng các PPDH khác nhau (có HDTH và không có HDTH) tiến hành hoạt động dạy học ở hai lớp TN và ĐC với cùng một nội dung bài học với lượng kiến thức và thời gian lớp như nhau Như vậy kiểm tra đánh giá ở đây có mục đích là: Xác định mức độ nhận thức của người học sau TN, so với mức độ nhận thức của người học của lớp ĐC, đối chiếu hai kết quả này để khẳng định hay phủ định giả thuyết TN đã đề ra Kiểm tra đánh giá nhận thức của người học bao gồm: 21 - Đối tượng được kiểm tra là toàn thể SV hai lớp TN và ĐC với cùng một đơn vị kiến thức, cùng thời gian và được tiến hành sau mỗi tiết học - Nội dung của các bài kiểm tra, sau kiểm tra có kết quả được tổng hợp như sau: - Thống kê điểm kiểm tra của lớp TN (dưới Mức 5 độ điểm điểm Bài kiểm tra 5 6 7 8 9 10 ) Bài kiểm tra số 1 0 0 0 24 24 2 0 Bài kiểm tra số 2 0 1 2 13 32 2 0 Bảng 3.7 Thống kê điểm kiểm tra của lớp ĐC Mức (dưới độ điểm 5 Bài kiểm tra điểm) 5 22 6 7 8 9 10 Bài kiểm tra số 1 0 0 8 22 20 0 0 Bài kiểm tra số 2 0 3 6 25 15 1 0 - Đánh giá chất lượng của bài giảng qua việc sử dụng PPHDTH của SV * Phân tích số liệu thống kê kết quả kiểm tra nhận thức của SV Để so sánh kết quả học tập của SV giữa lớp TN và lớp ĐC ta có các bảng sau 1 Bảng thống kê điểm kiểm tra của lớp TN 2 Bảng thống kê điểm kiểm tra của lớp ĐC Căn cứ vào hai bảng trên ta có nhận xét như sau: + Bài kiểm tra 1 - Điểm dưới 5 (yếu): Cả hai lớp không có điểm yếu - Đối với điểm 5 và 6 (trung bình): Số lượng điểm 5 và 6 ở lớp TN là 0, còn lớp ĐC là 8SV 23 - Đối với điểm 7 và 8 (khá): Số lượng điểm 7 và 8 ở lớp TN là (48 SV) cao hơn so với lớp ĐC (42 SV) - Đối với điểm 9 (giỏi): chỉ có ở lớp TN với 2SV - Điểm 10 thì không lớp nào có + Bài kiểm tra 2 - Điểm dưới 5 (yếu): Cả hai lớp đều không có - Đối với điểm 5 và 6 (trung bình): Số lượng điểm 5 và 6 ở lớp TN là 3SV thấp hơn so với lớp ĐC 9SV - Đối với điểm 7 và 8 (khá): Số lượng điểm 7 và 8 ở lớp TN là 45 SV cao hơn so với lớp ĐC 40 SV - Đối với điểm 9 (giỏi): lớp TN có 2 SV cao hơn lớp ĐC với 1 SV - Điểm 10 thì không lớp nào có * Đánh giá chất lượng của bài giảng: “Như vậy, với cùng một nội dung và thời gian như nhau, nhưng ở hai lớp TN và ĐC GV có sử dụng những PPDH khác 24 nhau trên cùng một lớp đối tượng SV có số lượng và chất lượng tương đương đã cho ta những kết quả học tập của người học khác nhau do tạo ra được môi trường kích thích tính chủ động, tích cực trong việc tiếp cận, nắm bắt tri thức, nên chất lượng học tập của SV lớp TN đã vượt trội hơn hẳn về điểm số ở mức khá và giỏi” Điều này đã nói lên rằng: Nhận thức của người học đã được khắc sâu hơn, khả năng phân tích và kỹ năng vận dụng kiến thức, kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề nội dung bài học đặt ra Như vậy, có nghĩa là dạy học có PPHD tự học môn ĐLCM của ĐCSVN cho SV đem lại kết quả học tập cao hơn so với PPDH không có PPHD tự học Quá trình TN sư phạm với hai lớp CĐ Dịch vụ pháp lý K41 và CĐ Quản trị kinh doanh K41, là hình thức TN khoa học trong dạy học Nội dung TN sư phạm được thực hiện trong đề tài khoa học giáo dục này nhằm chứng minh cho giả thiết TN do tác giả đưa ra, đồng thời cũng chứng minh giả thiết khoa học của đề tài Kết quả kiểm tra trưng cầu ý kiến SV và qua hai bài kiểm tra nhận thức của SV sau bài học cũng khẳng định PPDH ở lớp TN là phù hợp, có hiệu quả rõ rệt, tất cả SV lớp TN đều mong muốn có nhiều hình thức hoạt động hơn nữa 25 trong học tập, nghiên cứu và có cảm tình với môn học hơn Đây cũng chính là mục đích của đề tài nhằm nâng cao chất lượng học tập môn ĐLCM của ĐCSVN ở trường CĐCT Để tiến hành TN sư phạm, tác giả đã xây dựng kế hoạch TN, đặt giả thuyết TN, lựa chọn địa điểm, thời gian, lớp TN và lớp ĐC, với thiết kế nội dung chương III và IV của chương trình môn ĐLCM của ĐCSVN Sau khi tiến hành TN, chúng tôi dùng kết quả bài kiểm tra nhận thức và phiếu trưng cầu ý kiến SV hai lớp để so sánh đối chiếu hiệu quả của hai PPDH ở lớp ĐC và lớp TN Kết quả cho thấy SV lớp TN tích cực, chủ động và sáng tạo hơn hẳn SV lớp ĐC Thông qua PPHD tự học hai chương chúng tôi nhận thấy rằng đặc điểm cơ bản của PPHDTH môn ĐLCM của ĐCSVN ở trường CĐCT được khái quát như sau: Ở chương nào trong bài học cũng có các chủ trương, sự kiện, đóng vai trò là cơ sở, là xuất phát điểm của toàn bộ nội dung chương đó Trong mỗi chương đều có kết cấu rất chặt chẽ, nội dung tri thức được luận giải, sắp xếp theo một trình tự logic nhất định, ta chỉ có thể hiểu toàn bộ kiến thức và ý nghĩa của phần đó khi đã nắm chắc những chủ trương, nội dung cơ bản, từ đó vận dụng liên hệ giữa lý luận và thực tiễn 26 Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề tài, qua tiến hành TN sư phạm PP HDTH môn ĐLCM của ĐCSVN cho SV tại trường CĐCT cho thấy, PP HDTH đối với môn ĐLCM của ĐCSVN là quan trọng và rất cần thiết bởi tự học là yếu tố cơ bản quyết định chất lượng học tập của SV nói riêng và chất lượng giáo dục - đào tạo trường CĐCT nói chung nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn lực con người ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói chung và của TP Cần Thơ nói riêng trong thời kỳ CNH - HĐH Cũng thông qua việc nghiên cứu đề tài tác giả thấy rằng tự học là quá trình cá nhân người học tự giác, tích cực, độc lập tự chiếm lĩnh tri thức ở một lĩnh vực nào đó bằng hành động của chính mình nhằm đạt được mục đích nhất định Khắc phục tình trạng SV thụ động, trông chờ vào sự truyền đạt một chiều của GV, dẫn giờ giảng trầm lắng, không tạo ra môi trường trao đổi khoa học, SV chỉ học đối phó và chỉ hiểu biết đơn thuần những kiến thức thầy giảng và những gì có trong giáo trình Bản thân SV sẽ không hình thành được PP, kỹ năng tự học, tự nghiên 27 cứu, đây là những hạn chế còn khá phổ biến ở SV trường CĐCT khi học tập môn học này Với SV hệ ĐH, CĐ, PP và kỹ năng tự học dưới sự hướng dẫn của GV là rất quan trọng, trên cơ sở hướng dẫn của GV theo một quy trình khoa học sẽ giúp SV chủ động hoàn toàn trong việc học tập, tất nhiên trong quá trình dạy học việc tự học của SV không thể tách rời vai trò chủ đạo, tổ chức của GV cũng như sự cộng tác cùng tham gia của các thành viên trong lớp Ở vai trò là người tổ chức, GV có nhiệm vụ giúp đỡ hình thành cho người học lựa chọn và xác định cho mình những PP, cách thức tự học, tự nghiên cứu hợp lý, hiệu quả bằng việc tăng cường sử dụng tổng hợp các PP học tập tích cực, trong đó lấy tự học làm căn bản Bên cạnh đó PPDH của GV còn nhiều bất cập, chưa thực sự đổi mới, việc sử dụng và kết hợp hài hoà các PPDH tích cực chưa được GV vận dụng, đặc biệt là PP HDTH cho SV trong dạy học môn ĐLCM của ĐCSVN Vì vậy, SV ít có điều kiện phát huy tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của mình trong học tập 28 Vận dụng lý luận về tự học và PP HDTH vào môn ĐLCM của ĐCSVN, tác giả tiến hành xây dựng kế hoạch TN hai lớp, một lớp có PP HDTH cho SV và lớp ĐC sử dụng dạy học truyền thống Tiến trình TN được thực hiện ở hai lớp có trình độ tương đương trong thời gian 4 tuần, với hai cụm kiến thức (chương III và chương IV) tại trường CĐCT, sau đó tiến hành kiểm tra đánh giá nhận thức, trưng cầu ý kiến của SV sau giờ giảng để so sánh đối chiếu và rút ra kết luận về TN sư phạm, từ đó khẳng định giả thuyết TN mà đề tài đã đưa ra Trên cơ sở TN sư phạm, tác giả đã tập trung nghiên cứu và rút ra các kết luận sau: Thứ nhất, với GV phải thực hiện đúng biện pháp đối với GV như quy trình thiết kế bài giảng, bao gồm: Quy trình hướng dẫn, phân tích các khái niệm, nội dung các cương lĩnh; quy trình hướng dẫn xem xét cấu trúc logic bài học và liên hệ lý luận với thực tiễn; quy trình hướng dẫn phân tích các sự kiện, quy trình thực hiện các bước lên lớp và quy trình kiểm tra đánh giá nhận thức của SV Thứ hai, phải thực hiện đúng biện pháp đối với SV, bao gồm: Hướng dẫn SV biết cách thiết kế và thực hiện kế hoạch 29 tự học có hiệu quả, hướng dẫn SV kỹ năng đọc giáo trình và tài liệu tham khảo, hướng dẫn SV có kỹ năng ghi chép tài liệu, hướng dẫn cho SV có kỹ năng hệ thống hoá, khái quát hoá tài liệu, hướng dẫn SV giải các bài tập nhận thức trong HĐTH Thứ ba, muốn thực hiện có hiệu quả các biện pháp đó phải chú ý và đảm bảo các điều kiện đối với GV, SV và các cấp quản lý Thứ tư, để hiện thực hóa các kết quả đề tài đã đạt được, cần phải có sự quan tâm hưởng ứng của cán bộ, GV và SV, sự tạo điều kiện của nhà trường nhằm nhân rộng quy trình PP HDTH cho SV trở thành phong trào dạy học tích cực, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng học tập môn ĐLCM của ĐCSVN nói riêng và công tác giáo dục – đào tạo của trường CĐCT nói chung Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, cả về lý luận và thực tiễn, tác giả nhận thấy xung quanh đề tài này còn nhiều vấn đề đặt ra Do thời gian và khả năng nghiên cứu có hạn nên tác giả không thể đi sâu nghiên cứu hết mọi vấn đề rất mong 30 được sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô để đề tài được hoàn thiện hơn về lý luận và thực tiễn 31 ... mục tiêu học đặt Hoạt động dạy học hiểu hoạt động người dạy, người học tương tác lẫn nhằm thực nội dung học, cách tương tác khác dạy học tương ứng với đem lại kết nhận thức khác người học Trong. .. trị Đảng Chương II: Đường lối đấu tranh giành quyền 1930 - 1945 Chương III: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp đế quốc Mỹ xâm lược 1945-1975 Chương IV: Đường lối CNH Chương V: Đường lối. .. Thảo luận nhóm - Sử dụng phương tiện 8 tiết trực quan - HDTH - Phân tích Chương IV - Đặt câu hỏi Đường lối CNH - Đàm thoại - Đọc giáo trình tiết - Sử dụng phương tiện trực quan - HDTH * Lập kế hoạch

Ngày đăng: 30/04/2019, 17:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan