1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phân tích thực trạng quản lý tồn trữ thuốc tại khoa dược bệnh viện đa khoa tỉnh thanh hóa năm 2017

76 708 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 736,52 KB

Nội dung

Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo quản thuốc tại kho dược bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2017 .... Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo quản thuốc tại kho dược

Trang 1

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ THỊ HƯƠNG

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TỒN TRỮ THUỐC TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN

ĐA KHOA TỈNH THANH HÓA NĂM 2017

LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2019

Trang 2

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ THỊ HƯƠNG

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TỒN TRỮ THUỐC TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN

ĐA KHOA TỈNH THANH HÓA NĂM 2017

LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước hết cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc

tới TS Trần Thị Lan Anh – bộ môn Quản lí và kinh tế Dược, Trường Đại

học Dược Hà Nội đã luôn tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự phối hợp của Ban giám hiệu nhà trường, Phòng sau Đại học, Bộ môn Quản lí và kinh tế Dược - Trường Đại học Dược

Hà Nội, phòng ban, thư viện nhà trường, các thầy giáo, cô giáo giảng dạy đã cung cấp cho tôi những kiến thức hữu ích và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn chuyên khoa cấp I

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, Phòng kế hoạch tổng hợp, tập thể khoa Dược bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã tạo điều kiện giúp tôi trong suốt quá trình học tập và thu thập số liệu để hoàn thành luận văn

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè và người thân, những người luôn bên cạnh ủng hộ, chia sẻ khó khăn và động viên tôi trong suối thời gian vừa qua

Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2018

Học viên

Lê Thị Hương

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN 3

1.1 Khái quát về tồn trữ thuốc 3

1.1.1 Khái niệm 3

1.1.2 Điều kiện tồn trữ thuốc 3

1.3 Xu hướng tồn trữ thuốc tại bệnh viện hiện nay trên thế giới 12

1.3.1.Mục đích 12

1.3.2.Xu hướng tồn trữ thuốc tại bệnh viện ở các nước phát triển 12

1.3.3 Xu hướng tồn trữ thuốc tại bệnh viện ở các nước đang phát triển 13

1.3.4 Thực trạng tại Việt Nam 13

1.4 Vài nét về Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa 14

1.4.1.Tổng quan về Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa 14

1.4.2 Vài nét về khoa Dược tại bệnh viện 18

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

2.1 Đối tượng nghiên cứu 21

2.2 Phương pháp nghiên cứu 21

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 21

2.2.2.Biến số nghiên cứu 21

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu 22

2.2.4 Xử lý và phân tích số liệu 23

Trang 6

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24

3.1 Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo quản thuốc tại kho dược bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2017 24

3.1.1 Cơ sở hạ tầng, vật chất trang thiết bị 24

3.2 Thực trạng hoạt động quản lý nhập, xuất, tồn thuốc tại kho dược bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2017 36

3.2.1 Giá trị xuất-nhập-tồn và thời gian dự trữ thuốc 36

3.2.2 Thời gian dự trữ một số nhóm thuốc cụ thể 38

Chương 4 BÀN LUẬN 43

4.1 Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo quản thuốc tại kho dược bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2017 43

4.2 Về hoạt động xuất-nhập-tồn và dự trữ của một số thuốc 48

KẾT LUẬN 54

KIẾN NGHỊ 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Tiếng việt Tiếng anh

Good Storage Practices

Organization

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Các biến số nghiên cứu 21

Bảng 3.2 Diện tích, và thể tích các kho của khoa Dược 24

Bảng 3.3 Diện tích, thể tích sử dụng theo trang thiết bị tại kho thuốc ống 26

Bảng 3.4 Diện tích sử dụng theo trang thiết bị tại kho thuốc viên 27

Bảng 3.5 Diện tích và thể tích sử sụng theo trang thiết bị tại kho ngoại trú 28 Bảng 3.6 Diện tích sử dụng theo trang thiết bị của kho dịch truyền 30

Bảng 3.7 Diện tích sử dụng theo trang thiết bị của kho đông y 31

Bảng 3.8 Số lượng trang thiết bị của kho dược bệnh viện năm 2017 32

Bảng 3.9 Số ngày theo dõi nhiệt độ và độ ẩm đạt/không đạt 33

kho thuốc ống 33

Bảng 3.10 Số ngày theo dõi nhiệt độ và độ ẩm đạt/không đạt kho thuốc viên 34

Bảng 3.11 Số ngày theo dõi nhiệt độ và độ ẩm đạt/không đạt 34

kho dịch truyền 34

Bảng 3.12 Số ngày theo dõi nhiệt độ và độ ẩm đạt/không đạt kho thuốc ngoại trú 35

Bảng 3.13 Số ngày theo dõi nhiệt độ và độ ẩm đạt/không đạt 35

kho thuốc đông y 35

Bảng 3.14 Giá trị tiền thuốc xuất-nhập-tồn kho năm 2017 36

Bảng 3.15.Thời gian dự trữ thuốc của bệnh viện năm 2017 37

Bảng 3.16.Thời gian dự trữ một số nhóm thuốc thường dùng của bệnh viện năm 2017 38

Bảng 3.17.Số lượng dự trữ của một số thuốc nhóm kháng sinh thường dùng năm 2017 39

Bảng 3.18 Số lượng dự trữ của một số thuốc nhóm tim mạch thường dùng năm 2017 40

Trang 9

Bảng 3.19 Số lượng dự trữ của một số thuốc nhóm hạ nhiệt, giảm đau thường dùng năm 2017 41 Bảng 3.20 Số lượng dự trữ của một số thuốc nhóm dịch truyền thường dùng năm 2017 42

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Mô hình tổ chức của bệnh viện 17

Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức khoa dược 20

Hình 3.4 Sơ đồ kho thuốc ống 25

Hình 3.5 Sơ đồ kho thuốc viên 27

Hình 3.6 Sơ đồ kho thuốc ngoại trú 28

Hình 3.7 Sơ đồ kho dịch truyền 29

Hình 3.8 Sơ đồ khoa Đông y 30

Hình 3.9 Giá trị tiền thuốc xuất – nhập – tồn kho năm 2017 36

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thuốc là sản phẩm đặc biệt có liên quan trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng và là những thành phần thiết yếu trong các chính sách y tế quốc gia Chất lượng thuốc không chỉ phụ thuộc vào công nghệ sản xuất mà còn phụ thuộc rất lớn vào quá trình phân phối, trong đó việc tồn trữ và bảo quản có ý nghĩa hết sức quan trọng Tồn trữ hàng hóa là một điều kiện lưu thông phân phối Phần lớn các sản phẩn sau khi sản xuất ra không trực tiếp đi ngay vào lĩnh vực tiêu dùng mà phải qua trao đổi, lưu thông để sang lĩnh vực tiêu dùng tức là phải qua giai đoạn dự trữ hàng hóa [7]

Công tác tồn trữ thuốc là một trong những mắt xích quan trọng của việc cung cấp thuốc cho người bệnh với đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng Ở nước ta , khí hậu nhiệt đới ẩm là những điều kiện không thuận lợi cho công tác tồn trữ Điều kiện kho tàng và các trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo quản thuốc chưa đầy đủ Thực hiện tốt công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân , trong đó có việc đáp ứng đầy đủ thuốc có chất lượng, là một trong những hoạt động quan trọng của bệnh viện Việc cung ứng đủ thuốc đảm bảo chất lượng, và sử dụng thuốc hợp lý cho người bệnh

là 2 mục tiêu chính trong chiến lược phát triển ngành dược đến năm 2020

Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa được thành lập năm 1899, từ khi được thành lập đến nay bệnh viện luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân xứng đáng với vai trò là bệnh viện đầu ngành của tỉnh Những năm gần đây bệnh viện không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực…đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng của nhân dân Với mong muốn đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho người bệnh, vấn đề về cung ứng thuốc kịp thời đầy đủ, có chất lượng luôn được lãnh đạo bệnh viện quan tâm trong đó công tác tồn trữ thuốc

là một mắt xích quan trọng, do đó tôi chọn đề tài nghiên cứu: “ Phân tích

Trang 12

thực trạng quản lý tồn trữ thuốc tại khoa dược bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2017”

Được thực hiện với 2 mục tiêu sau:

1 Mô tả thực trạng cơ sở vật chất bảo quản thuốc tại khoa Dược bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2017

2 Phân tích hoạt động nhập, xuất, dự trữ thuốc tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2017

Từ đó đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao chất lượng hoạt động quản lý tồn trữ thuốc tại bệnh viện để góp phần vào việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh phục vụ nhân dân

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Khái quát về tồn trữ thuốc

1.1.1 Khái niệm

Tồn trữ (Storage) là sự bảo quản tất cả nguyên liệu, vật tư, bao bì dùng trong sản xuất, mọi bán thành phẩm trong quá trình sản xuất và các thành phẩm trong kho Tồn trữ bao gồm cả quá trình xuất, nhập hàng hóa vì vậy nó yêu cầu phải có một hệ thống sổ sách phù hợp để ghi chép, đặc biệt là sổ sách ghi chép việc xuất, nhập hàng hóa từng ngày

Tồn trữ không chỉ là việc cất trữ hàng hóa ở trong kho mà còn là cả một quá trình xuất nhập kho hợp lí, quá trình kiểm tra, kiểm kê, dự trữ và các biện pháp kĩ thuật bảo quản hàng hóa từ khâu nguyên liệu đến các thành phẩm hoàn chỉnh trong kho

Công tác tồn trữ là một trong các mắt xích quan trọng của việc cung cấp thuốc cho người tiêu dùng với số lượng đầy đủ nhất, chất lượng tốt nhất, giảm đến mức tối đa tỷ lệ hư hao trong quá trình sản xuất và phân phối thuốc [5]

“Thực hành tốt bảo quản thuốc” (tiếng Anh: Good Storage Practices, viết tắt : GSP) là các biện pháp đặc biệt, phù hợp cho việc bảo quản và vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm ở tất cả các giai đoạn sản xuất, bảo quản, tồn trữ, vận chuyển và phân phối thuốc để đảm bảo cho thành phẩm thuốc có chất lượng

đã định khi đến tay người tiêu dùng [3]

1.1.2 Điều kiện tồn trữ thuốc

1.1.2.1 Nhân sự

Theo quy mô của đơn vị, kho thuốc phải có đủ nhân viên, có trình độ phù hợp với công việc được giao làm việc tại khu vực kho Mọi nhân viên phải thường xuyên được đào tạo về “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, về kỹ năng chuyên môn và phải được quy định rõ trách nhiệm, công việc của từng người bằng văn bản

Trang 14

Các cán bộ chủ chốt của kho có chức năng giám sát, kiểm tra, cần phải trung thực, có những hiểu biết, kinh nghiệm cần thiết và phải có trình độ nghề nghiệp và kỹ thuật phù hợp với nhiệm vụ được giao, đáp ứng các quy định của Nhà nước

Thủ kho phải là người có trình độ hiểu biết cần thiết về dược, về nghiệp

vụ bảo quản: phương pháp bảo quản, phương pháp quản lý sổ sách theo dõi xuất nhập, chất lượng thuốc

Thủ kho phải có trình độ tối thiểu là trung học dược đối với các cơ sở sản xuất, bán buôn thuốc tân dược Đối với cơ sở sản xuất, bán buôn thuốc y học cổ truyền, dược liệu, thủ kho phải có trình độ tối thiểu là lương dược hoặc trung học dược

Thủ kho thuốc gây nghiện và thuốc hướng tâm thần phải đáp ứng được đúng các quy định của pháp luật có liên quan

Thủ kho phải thường xuyên được đào tạo cập nhật những quy định mới của nhà nước về bảo quản, quản lý thuốc, các phương pháp, tiến bộ khoa học

kỹ thuật được áp dụng trong bảo quản thuốc [3], [17]

1.1.2.2 Nhà kho

Nhà kho phải được thiết kế, xây dựng, trang bị, sửa chữa và duy tu một cách hệ thống sao cho có thể bảo vệ thuốc, bao bì đóng gói tránh được các ảnh hưởng bất lợi có thể có, như: sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm, chất thải và mùi, các động vật, sâu bọ, côn trùng, đảm bảo thuốc có chất lượng đã định

 Địa điểm

Kho phải được xây dựng ở nơi cao ráo, an toàn, phải có hệ thống cống rãnh thoát nước, để đảm bảo thuốc tránh được ảnh hưởng của nước ngầm, mưa lớn, và lũ lụt…; Kho nằm ở nơi thuận tiện cho việc xuất nhập, vận chuyển, bảo vệ

 Thiết kế, xây dựng

Trang 15

- Khu vực bảo quản phải đủ rộng, và khi cần thiết, cần phải có sự phân cách giữa các khu vực sao cho có thể bảo đảm việc bảo quản cách ly từng loại thuốc, từng lô hàng theo yêu cầu

- Tuỳ theo mục đích, quy mô của kho (kho của nhà sản xuất, kho của nhà phân phối ) cần phải có những khu vực xác định, hoặc những hệ thống kiểm soát khác, được xây dựng, bố trí hợp lý, trang bị phù hợp, đảm bảo các điều kiện cho các hoạt động sau:

+ Tiếp nhận, biệt trữ và bảo quản các nguyên liệu, bán thành phẩm, tá dược, bao bì đóng gói hoặc thuốc chờ nhập kho

+ Lấy mẫu nguyên liệu: khu vực này phải được xây dựng, trang bị thích hợp và phải có hệ thống cung cấp không khí sạch đảm bảo yêu cầu của việc lấy mẫu

+ Bảo quản thuốc có yêu cầu các điều kiện bảo quản đặc biệt

+ Bảo quản nguyên liệu, thành phẩm thuốc bị loại trước khi xử lý;

+ Bảo quản các nguyên liệu, thành phẩm thuốc đã xuất kho chờ cân đơn, đưa vào sản xuất;

+ Các thao tác đóng gói, ra lẻ và dán nhãn;

+ Bảo quản bao bì đóng gói;

+ Bảo quản biệt trữ trước khi xuất nguyên vật liệu;

- Nhà kho phải được thiết kế, xây dựng, bố trí đáp ứng các yêu cầu về đường đi lại, đường thoát hiểm, hệ thống trang bị phòng cháy, chữa cháy

- Trần, tường, mái nhà kho phải được thiết kế, xây dựng sao cho đảm bảo sự thông thoáng, luân chuyển của không khí, vững bền chống lại các ảnh hưởng của thời tiết như nắng, mưa, bão lụt

- Nền kho phải đủ cao, phẳng, nhẵn, đủ chắc, cứng và được xử lý thích hợp để đảm bảo tránh được ảnh hưởng của nước ngầm, đảm bảo hoạt động của nhân viên làm việc trong kho, và sự di chuyển của các phương tiện cơ giới Như vậy, thiết kế một kho Dược cần đảm bảo 05 chống:

Trang 16

 Diện tích và cách bố trí 01 kho Dược

Kho Dược phải có diện tích đủ rộng để có thể phân chia thành các khu vực hoặc phòng riêng biệt Với những kho lớn, diện tích toàn bộ của khu vực kho phải bao gồm diện tích của các bộ phận sau:

- Diện tích nghiệp vụ: bao gồm

+ Diện tích để xếp hàng và bảo quản hàng hóa Diện tích này được gọi là diện tích hữu ích, chiếm khoảng 1/3-2/3 diện tích của toàn khu vực kho + Diện tích sử dụng cho công tác xuất nhập hàng hóa

- Diện tích phụ: là diện tích dùng làm đường đi lại, phòng thí nghiệm…

- Diện tích hành chính, sinh hoạt: văn phòng, nhà ăn, nhà tắm…

Có thể có nhiều cách bố trí các phòng ban, các bộ phận trong khu vực khoa Dược, tuỳ thuộc vào địa điểm và khả năng hoạt động của từng kho Theo hướng dẫn của tổ chức y tế thế giới có 3 cách: Kho có dạng chữ T; Kho theo chiều dọc; Kho theo kiểu đường vòng [5]

1.1.2.3 Trang thiết bị

Các kho Dược cần có các trang thiết bị sau:

Trang thiết bị văn phòng nhằm phục vụ cho công tác quản lý kho

Trang thiết bị dùng để vận chuyển hàng hoá và trang thiết bị dùng để chất xếp hàng hoá Không được để thuốc trực tiếp trên nền kho Khoảng cách giữa các giá kệ, giá kệ với nền kho phải đủ rộng đảm bảo cho việc vệ sinh kho, kiểm tra đối chiếu và xếp, dỡ hàng hóa

Trang 17

Các trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo quản hàng hoá trong kho gồm có: các phương tiện máy móc chống ẩm, máy điều hoà nhiệt độ không khí, các phương tiện chống nấm mốc, côn trùng

Các phương tiện phòng chống cháy

Các phương tiện làm vệ sinh và bảo hộ lao động [3], [16]

1.1.2.4 Các điều kiện bảo quản trong kho

Về nguyên tắc các điều kiện bảo quản phải là điều kiện ghi trên nhãn thuốc Theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới, điều kiện bảo quản bình thường là bảo quản trong điều kiện khô, thoáng, và nhiệt độ từ 15-250C hoặc tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, nhiệt độ có thể lên đến 300C Phải tránh ánh sáng trực tiếp gay gắt, mùi từ bên ngoài vào và các dấu hiệu ô nhiễm khác Nếu trên nhãn không ghi rõ điều kiện bảo quản, thì bảo quản ở điều kiện bình thường Trường hợp ghi là bảo quản ở nơi mát, đông lạnh thì vận dụng các quy định sau:

Nhiệt độ

Kho lạnh: Nhiệt độ không vượt quá 80C

Tủ lạnh: Nhiệt độ trong khoảng 2-80C

Kho đông lạnh: Nhiệt độ không được vượt quá - 100C

Kho mát: Nhiệt độ trong khoảng 8-150C

Kho nhiệt độ phòng: Nhiệt độ trong khoảng 15-250C, trong từng khoảng thời gian nhiệt độ có thể lên đến 300C

Độ ẩm: Các thuốc yêu cầu bảo quản tránh ẩm hoặc độ ẩm được kiểm soát phải được bảo quản trong các khu vực mà nhiệt độ và độ ẩm tương đối được duy trì trong giới hạn yêu cầu Điều kiện bảo quản "khô" được hiểu là

độ ẩm tương đối không quá 70% [8]

Quy định về bảo quản

Trang 18

Có sổ theo dõi công tác bảo quản, kiểm soát, sổ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm tối thiểu 2 lần (sáng, chiều) trong ngày và theo dõi xuất, nhập sản phẩm Các thiết bị kiểm tra theo dõi nhiệt độ, độ ẩm cần được định kì kiểm định Cần xác định các khoảng thời gian nhất định để kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm và có thể biểu diễn thống nhất bằng bản đồ nhiệt độ Hồ sơ cần lưu giữ, sẵn có khi cần kiểm tra [17],[18]

Tránh ánh sáng trực tiếp và các tác động khác từ bên ngoài

Thuốc, hoá chất, vắc xin, sinh phẩm được bảo quản đúng yêu cầu điều kiện bảo quản do nhà sản xuất ghi trên nhãn hoặc theo yêu cầu của hoạt chất (với các nhà sản xuất không ghi trên nhãn) để đảm bảo chất lượng của sản phẩm

Thuốc phải kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ) và thuốc bảo quản ở điều kiện nhiệt độ đặc biệt thì bảo quản theo quy định hiện hành và yêu cầu của nhà sản xuất

Theo dõi hạn dùng của thuốc thường xuyên Khi phát hiện thuốc gần hết hạn sử dụng hoặc thuốc còn hạn sử dụng nhưng có dấu hiệu nứt, vỡ, biến màu, vẩn đục phải để khu vực riêng chờ xử lý

Thuốc, hoá chất dễ cháy nổ, vắc xin, sinh phẩm bảo quản tại kho riêng Kiểm tra sức khỏe đối với thủ kho thuốc, hóa chất: 6 tháng/lần [1]

1.1.2.5 Nghiệp vụ sắp xếp hàng hoá trong kho

- Hàng hoá khi nhập vào kho phải được phân loại thành từng nhóm khác nhau để thuận lợi cho việc sắp xếp, bảo quản

- Với các thành phẩm thuốc, có thể có các cách phân loại sau:

+ Phân loại theo độc tính: Thuốc gây nghiện

+ Phân loại theo tác dụng dược lý: Thuốc kháng sinh, thuốc tim mạch… + Phân loại theo dạng thuốc: Thuốc tiêm, thuốc viên, thuốc đông dược

Trang 19

- Với nguyên liệu làm thuốc được phân loại theo yêu cầu bảo quản để bố trí ở các khu vực bảo quản riêng biệt

+ Dược liệu: Nguồn gốc động vật, thực vật

+ Hoá chất dễ cháy, dễ nổ, hoá chất độc, dễ ăn mòn

Ở các kho bảo quản phải có sơ đồ kho, sổ theo dõi hạn dùng, theo dõi số lượng, chất lượng của hàng hoá đặt ở phía ngoài để tiện cho công tác quản lý Chất xếp hàng hoá trong kho

- Việc chất xếp hàng hoá trong kho phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Tiết kiệm diện tích, dung tích nhà kho và trang thiết bị bảo quản

+ Đảm bảo an toàn cho hàng hoá và an toàn lao động trong kho hàng hoá + Thuận tiện cho công tác kiểm tra, kiểm kê và nắm vững lượng hàng trong kho

+ Thuận tiện cho công tác xuất nhập hàng hoá

- Ở trong kho Dược, hàng được xếp theo hai kiểu:

+ Xếp chồng đứng trên kệ, bục được áp dụng cho những hàng nặng, có cùng kiểu, cùng kích thước bao gói, ít bị vỡ

+ Xếp trên giá: đươc áp dụng đối với những loại hàng tương đối nhẹ, dễ

vỡ, nhiều loại, nhiều quy cách đóng gói khác nhau

- Yêu cầu đảm bảo:

 Hàng cung ứng được giữ cách sàn ít nhất 10 cm

 Cách tường ít nhất 30 cm

Trang 20

 Chiều cao hàng dự trữ không quá 2,5 m

 Chất lỏng được đặt trên kệ thấp hơn

 Duy trì nhiệt độ thích hợp

 Các sản phẩm có giá trị cao được lưu giữ tại khu an toàn

 Có thể dễ dàng nhìn thấy hạn sử dụng của thuốc [4],[16]

1.1.2.6 Quản lí tồn kho

Quản lí tồn trữ không chỉ là đặt hàng, nhận hàng, bảo quản, cân đơn và ghi chép, sắp xếp lại hạn chế của các mặt hàng Ở nhiều quốc gia, việc quản lí tồn trữ kém dẫn đến sự lãng phí về tài chính, thiếu hụt thuốc thiết yếu, quá hạn sử dụng của thuốc và giảm chất lượng chăm sóc bệnh nhân

Lí do dự trữ thuốc bao gồm:

Đảm bảo tính sẵn có: Tồn kho là lượng dự trữ cho sự dao động của cung

và cầu, giảm nguy cơ thiếu hàng

- Duy trì niềm tin trong hệ thống: Nếu tình trạng hết hàng xảy ra thường xuyên, bệnh nhân sẽ mất lòng tin vào khả năng phòng và chữa bệnh của hệ thống cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe

- Giảm giá thành của một đơn vị sản phẩm: Đặt hàng với số lượng lớn sẽ được chiết khấu và giảm chi phí vận chuyển từ các nhà cung cấp

- Tránh tình trạng thiếu kinh phí: Nếu không có tồn kho hoặc tồn kho không đủ sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hàng, lúc đó đặt hàng khẩn cấp sẽ gặp phải sự tăng giá của các nhà cung cấp hoặc mức giá sẽ cao hơn mức giá khi đặt hàng thường xuyên, dẫn đến thiếu hụt vốn

- Giảm chi phí đặt hàng: Chi phí mua hàng tăng lên khimặt hàng được đặt hàng thường xuyên Những chi phí này bao gồm tiền lương nhân viên kế toán, chi phí văn phòng, tiện ích, vật tư, và các chi phí khácliên quan đến đấu thầu và các đơn đặt hàng thường xuyên

Trang 21

- Giảm chi phí vận chuyển: Số lần thuốc vận chuyển ít hơn, thiết bị vận tải sử dụng kinh tế hơn

- Đáp ứng sự thay đổi của nhu cầu thị trường: Những thay đổi trong nhu cầu về loại thuốc chuyên khoa không thể dự đoán trước được

1.1.2.7.Kiểm kê

- Kiểm kê thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn) tại khoa Dược 1 tháng/lần Các cơ số thuốc tự vệ, chống bão lụt và các cơ số khác kiểm kê theo từng quý;

- Kiểm kê thuốc tủ trực tại các khoa lâm sàng 3 tháng/lần;

- Hội đồng kiểm kê tại kho của khoa Dược hàng tháng gồm: Trưởng khoa Dược, kế toán (thống kê) dược, thủ kho dược và cán bộ phòng Tài chính

- Kế toán

- Hội đồng kiểm kê tại khoa lâm sàng: thành lập tổ kiểm kê, ít nhất có 3 người do đại diện khoa Dược làm tổ trưởng, điều dưỡng trưởng của khoa và điều dưỡng viên là thành viên;

- Hội đồng kiểm kê của bệnh viện cuối năm gồm: lãnh đạo bệnh viện

là Chủ tịch hội đồng; trưởng khoa Dược là thư ký hội đồng, trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, trưởng phòng Tài chính - Kế toán, trưởng phòng Điều dưỡng,

kế toán dược, thủ kho dược là uỷ viên

Nội dung kiểm kê:

- Đối chiếu sổ theo dõi xuất, nhập với chứng từ;

- Đối chiếu sổ sách với thực tế về số lượng và chất lượng;

- Xác định lại số lượng, chất lượng thuốc, hoá chất (pha chế, sát khuẩn), tìm nguyên nhân thừa, thiếu, hư hao;

- Lập biên bản kiểm kê thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn), vật tư y tế tiêu hao;

- Nếu chất lượng không đạt yêu cầu, Hội đồng kiểm kê làm biên bản xác nhận và đề nghị cho xử lý [1]

Trang 22

1.3 Xu hướng tồn trữ thuốc tại bệnh viện hiện nay trên thế giới

1.3.2.Xu hướng tồn trữ thuốc tại bệnh viện ở các nước phát triển

Ở các nước phát triển, hệ thống cung ứng thuốc tương đối hoàn chỉnh Các điểm bán lẻ thuốc và các bệnh viện thường không phải dự trữ, khi có nhu cầu, sau một thời gian ngắn, các yêu cầu sẽ được đáp ứng ngay bởi vì:

- Hệ thống thông tin rất thuận tiện, đội ngũ tiếp nhận thông tin thành thạo Hệ thống điều hành trung tâm xử lý yêu cầu có tính tự động hóa cao

- Hệ thống giao thông vận tải thuận tiện Có nhiều loại hình và phương tiện vận tải phù hợp với từng loại nhu cầu

- Hệ thống kho tồn trữ của hệ thống cung ứng được phân bố rộng khắp đảm bảo việc cung ứng theo yêu cầu nhanh nhất và đạt hiệu quả tối ưu

Đội ngũ làm công tác cung ứng có trình độ thực hành cao, được đào tạo công phu, luôn được đào tạo lại và nâng cao Với chế độ lương cao, họ rất có

Trang 23

1.3.3 Xu hướng tồn trữ thuốc tại bệnh viện ở các nước đang phát triển

Tại các nước đang phát triển, không có hệ thống đảm bảo cung ướng thuốc kịp thời như các nước phát triển, do vậy việc tính toán tồn trữ thuốc sao cho đảm bảo yêu cầu của công tác khám chữa bệnh và hiệu quả kinh tế là yêu cầu quan trọng mà công tác dược của cơ sở khám chữa bệnh phải đặt ra [4]

Ở các nước phát triển hệ thống cung ứng thuốc tương đối hoàn chỉnh các điểm bán lẻ thuốc và các bệnh viện sử dụng sản phẩm của hãng dược phẩm nào đó, thường không phải tồn trữ thuốc của họ Khi có nhu cầu sau một thời gian ngắn - thường tính bằng phút - các yêu cầu sẽ được đáp ứng ngay một cách dễ dàng nhờ hệ thống thông tin liên lạc, giao thông vận tải thuận tiện, mạng lưới cung ứng phân bố rộng khắp, đội ngũ làm công tác cung ứng thuốc có trình độ thực hành cao Do vậy hệ thống tồn trữ thuốc của bệnh viện thực tế không cần thiết và ít được quan tâm trừ ở những nơi quá xa xôi [5]

Một số nước Châu Á, như Philipines, thuốc trong kho được phân loại thành các mức độ dự trữ: luân chuyển chậm hoặc luân chuyển nhanh Thuốc luân chuyển nhanh được đặt hàng thường xuyên hơn thuốc luân chuyển chậm

Để đối chiếu số lượng thực tế với số lượng sổ sách, khoa Dược đếm thuốc thực tế hàng tháng như là hoạt động kiểm soát tồn kho thường qui Mức độ dự trữ thuốc đảm bảo tốt cho nhu cầu 1 tháng vì họ đặt hàng trên cơ sở hàng tháng Giá trị hàng tồn kho thực tế được biết vào cuối tháng trong báo cáo kiểm kê hàng tháng Giá trị này sẽ được sử dụng để thiết lập định mức dự trữ

và để xác định số lượng đặt hàng

1.3.4 Thực trạng tại Việt Nam

Tại Việt nam theo báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2013, trong những năm qua, về cơ bản hệ thống y tế đã đáp ứng nhu cầu thuốc thiết yếu, vắc-xin cho công tác phòng, chữa bệnh cho nhân dân Các cơ sở y tế đều bảo

Trang 24

đảm có đủ thuốc phù hợp với phân tuyến kỹ thuật, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc ở cộng đồng

Việc xây dựng cơ số tồn kho hợp lý cũng là một công việc quan trọng trong công tác dược bệnh viện Nhưng trên thực tế gần như chưa bệnh viện nào thực hiện được Theo những nghiên cứu gần đây như lượng thuốc tồn kho dự trữ của bệnh viện đa khoa huyện Nghi Lộc – Nghệ An trong năm 2012 đạt tỷ lệ 1,7 lượng thuốc sử dụng [12] Bệnh viện đa khoa khu vực Móng Cái có giá trị thuốc tồn kho

dự trữ năm 2012 đạt tỷ lệ 1,3 lượng thuốc sử dụng [6] Bệnh viện đa khoa quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng có giá trị thuốc tồn kho dự trữ năm 2012 đạt tỷ

lệ 1,01 giá trị lượng thuốc sử dụng[14] Bệnh viện đa khoa Phụ Dực huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình có giá trị thuốc tồn kho dự trữ năm 2010 đạt tỷ lệ 1,8 lượng thuốc sử dụng [15] Bệnh viện Nam Thăng Long có giá trị thuốc tồn kho dự trữ từ năm 2008 đến năm 2010 đạt tỷ lệ 1,3 lượng thuốc sử dụng[9] Điều kiện môi trường bảo quản ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thuốc Các thuốc khi được nhập vào kho cần phải tuân theo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất Theo quy định của BYT từ ngày 01/01/2011, tất cả các cơ sở kinh doanh , tồn trữ, bảo quản thuốc, khoa Dược bệnh viện triển khai áp dụng thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP)

1.4 Vài nét về Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa

1.4.1.Tổng quan về Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa

Từ năm 2007 được công nhận bệnh viện đa khoa hạng I Hiện nay BV

có tổng số 1146 cán bộ nhân viên - người lao động (bao gồm cả biên chế và hợp đồng), được phân bố ở 36 khoa, phòng và 03 trung tâm và quy mô 1629 giường bệnh thực kê Trong đó có 353 cán bộ có trình độ đại học và 131 cán

bộ có trình độ trên đại học

Bệnh viện có các chức năng:

* Khám, cấp cứu, chữa bệnh, phục hồi chức năng về những lĩnh vực chuyên ngành

Trang 25

- Tiếp nhận tất cả các trưởng hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc các bệnh viện khác chuyển đến, cấp cứu, khám chữa bệnh nội trú , hoặc ngoại trú

- Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của nhà nước

- Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh tật từ các nơi chuyển đến cũng như tại địa phương nới bệnh viện đóng Tổ chức giám định sức khỏe khi hội đồng giám định y khoa trung ương hoặc tỉnh, thành phố trưng cầu ; Giám định pháp y khi cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu

* Nghiên cứu khoa học về y học

- Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu về y học và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật ở cấp nhà nước, cấp bộ, cơ sở, chú trọng nghiên cứu y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc

- Kết hợp các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của bệnh viện

- Nghiên cứu dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu

- Tổ chức các buổi hội nghị khoa học quốc gia và quốc tế, tập huấn chuyên ngành, định kỳ tổ chức đào tạo trực tuyến, hội họp, hội thảo trực tuyến với các cơ quan trong và ngoài nước

* Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kĩ thuật

- Lập kế hoạch vè tổ chức thực hiện, chỉ dạo các bệnh viện tuyến dưới, phát triển kỹ thuật chuyên môn, nâng cao chất lượng chuẩn đoán và điều trị

Trang 26

- Kết hợp với các bệnh viện tuyến dưới thực hiện chương trình và kế hoạch chăm sóc sức khỏe ban đầu trong khu vực

* Phòng bệnh

- Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe trong cộng đồng

- Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thực hiện thường xuyên nhiệm

- Trên cơ sở Nghị Định 43/CP và quy chế chi tiêu nội bộ, bệnh viện nghiêm túc thực hiện các chế độ quản lý tài chính đồng thời giám sát chặt chẽ các hoạt động thu chi, công khái thuốc và chi phí cho bệnh nhân từng ngày, có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao nguồn ngân sách nhà nước cấp Từng bước hạch toán chi phí khám chữa bệnh

- Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư của nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác

Trang 27

Hình 1.1: Mô hình tổ chức của bệnh viện

* Nghiên cứu khoa học

- Triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật hiện đại, tiên tiến, phục vụ người bệnh và phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân

Mô hình tổ chức bệnh viện được thể hiện như hình 1.1

- Khoa gây mê

- Khoa tiết niệu

- Khoa gan mật

- Khoa ngoại tổng hợp

- Khoa chấn thương

- Khoa chỉnh hình bỏng

- Khoa PTTK LN

- Khoa tai mũi họng

- Khoa răng hàm mặt

- Khoa mắt

Phòng chức năng

- Phòng kế hoạch

- Phòng tài chính

- Phòng hành chính

- Phòng tổ chức

- Phòng điều dưỡng

- Phòng vật tư

- Khoa dược

Trang 28

1.4.2 Vài nét về khoa Dược tại bệnh viện

* Chức năng khoa dược và cơ cấu tổ chức nhân lực dược

Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện Khoa dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy

đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn hợp lí

*Nhiệm vụ khoa dược

- Lập kế hoạch , cung ứng thuốc đảm bảo đủ số lượng, chất lượng đáp ứng cho yêu cầu chẩn đoán, điều trị và yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, hiên tai, thảm họa)

- Quản lí, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị

và các nhu cầu đột xuất khi có yêu cầu

- Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị

- Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “ thực hành tốt bảo quản thuốc”

- Tổ chức pha chế thuốc, dung dịch sát khuẩn dùng tại chỗ, bào chế

thuốc đông y, sản xuất thuốc từ dược liệu sử dụng trong bệnh viện

- Thực hiện công tác lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc

- Quản lý , theo dõi thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện

- Nghiên cứu khoa học và đào tạo: là cơ sở thực hành của các trường cao đẳng về dược

- Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giảm sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lí, đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng sinh trong bệnh viện

- Tham gia chỉ đạo tuyến

Trang 29

- Tham gia hội chuẩn khi được yêu cầu

- Tham gia theo dõi, quản lý chi phí sử dụng thuốc

- Quản lý hoạt động nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định

- Thực hiện nhiệm vụ cung ứng , theo dõi, quản lý , giám sát, kiểm tra, báo cáo về vật tư y tế tiêu hao

Khoa Dược có các bộ phận như quy định tại Thông tư BYT của Bộ Y tế quy định Nghiệp vụ dược, Thống kê, Mua sắm, Dược lâm sàng - thông tin thuốc, kho cấp phát, Nhà thuốc bệnh viện

22/2011/TT-Về tổ chức hoạt động, khoa Dược thực hiện Thông tư 23/2011/TT-BYT

* Cơ cấu nhân lực khoa dược

Về nhân lực, khoa Dược có tổng số 47 cán bộ Trong đó:

Trang 30

Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức khoa dược

Phó trưởng khoa Dược

Kho cấp phát nội trú

Tổ nhà thuốc

Trưởng khoa dược

Trang 31

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Cơ sở vật chất , trang thiết bị kho thuốc của khoa dược bệnh viện đa khoa tỉnh thanh hóa

- Lượng thuốc tại kho dược bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Mô tả cắt ngang

2.2.2.Biến số nghiên cứu

Bảng 2.1 Các biến số nghiên cứu

Biến số Định nghĩa biến số Loại biến Công cụ

thu thập

Phương pháp thu thập

Mục tiêu 1 : Mô tả thực trạng cơ sở vật chất bảo quản thuốc tại khoa Dược bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2017

Diện tích kho Là mặt sàn của mỗi

kho được tính bằng m2

Biến dạng

số

Phụ lục 1 Đo đạc, tính

toán diện tích

Thể tích kho Là dung tích của

mỗi kho được tính bằng m3

Biến dạng

số

Phụ lục 1 Đo kích thước

Trang 32

Biến dạng

số

Phụ lục 4 Phiếu theo dõi

nhiệt độ, độ ẩm năm 2017 tại kho thuốc

Biến dạng

số

Phụ lục 4 Phiếu theo dõi

nhiệt độ, độ ẩm năm 2017 tại kho thuốc

Mục tiêu 2: Phân tích hoạt động nhập, xuất, dự trữ thuốc tại bệnh viện

đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2017

Biến dạng

số

Phụ lục 3 Phiếu tồn kho

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu

Hồi cứu lại các sổ sách, các hoạt động liên quan đến việc bảo quản , tồn trữ và cấp phát thuốc tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa trong năm

2017

* Đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo quản kho thuốc của khoa dược:

- Địa điểm của khoa dược

- Diện tích, thể tích từng kho dược của bệnh viện

- Diện tích , thể tích sử dụng của từng kho

- Diện tích, thể tích của trang thiết bị tại kho

- Danh mục trang thiết bị của các kho tại khoa dược

Trang 33

- Đảm bảo nhiệt độ , độ ẩm tại các kho

* Đối với hoạt động quản lý nhập,xuất, dự trữ:

-Hồi cứu hồ sơ, biên bản liên quan đến hoạt động quản lý nhập, xuất, tồn thuốc lưu tại khoa dược bao gồm :

- Biên bản kiểm kê, báo cáo xuất-nhập-tồn theo định kỳ tháng, quý, năm

Trong đó: - t là thời gian dự trữ bình quân giá trị thuốc 1 tháng

-A là giá trị thuốc tồn kho năm 2017

-B là giá trị thuốc sử dụng bình quân 1 tháng

*Tính thời gian lượng thuốc dự trữ bình quân của bệnh viện năm 2017 (tháng)

Công thức (2): t’ =

'

'

B A

Trong đó: - t’ là thời gian dự trữ lượng thuốc bình quân một tháng -A’ là lượng thuốc tồn kho năm 2017

-B’ là lượng thuốc sử dụng bình quân 1 tháng năm 2017

* Sử dụng phần mềm Microsoft Excel với các kỹ thuật phân tích:

- Phương pháp tính tỷ trọng

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp mô hình hóa, biểu đồ, đồ thị

Trang 34

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo quản thuốc tại kho dược bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2017

3.1.1 Cơ sở hạ tầng, vật chất trang thiết bị

3.1.1.1 Vị trí kho

Hệ thống kho thuốc của kho dược bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa được đặt tại tầng 1 và tầng 2 của khu nhà A5 của bệnh viện gồm các kho riêng biệt tầng 1 gồm kho thuốc ống, kho thuốc viên, kho dịch truyền, kho vật tư, kho hóa chất sinh phẩm Tầng 2 là kho đông y Kho cấp phát ngoại trú được bố trí tại tầng 1 ở khoa khám bệnh để thuận tiện cho bệnh nhân điều trị ngoại trú đến nhận thuốc sau khi khám bệnh

3.1.1.2 Diện tích, thể tích các kho

Kho dược phải có diện tích đủ rộng để chất xếp bảo quản thuốc ( diện tích hữu ích ), và thuận tiện cho việc kiểm nhập, kiểm xuất, kiểm kê theo định kỳ Diện tích dành cho đi lại vận chuyển thuốc trong kho trong quá trình nhập, xuất, cấp phát thuốc tại kho (diện tích phụ) Ngoài ra còn có diện tích hành chính sinh hoạt

Bảng 3.2 Diện tích, và thể tích các kho của khoa Dược

STT Hệ thống kho Rộng

(m)

Dài (m)

Cao (m)

Diện tích (m 2 ) Thể tích (m

3 ) Loại nhà

(1) (2) (3) (4) (5) (6)=(3)*(4) (7)=(5)*(6) (8)

1 Kho thuốc ống 6.3 7.7 4.2 48.51 203.74 cao tầng

2 kho thuốc viên 6.3 4.2 4.2 26.46 111.13 cao tầng

3 Kho dịch truyền 11.4 3.38 4.2 38.53 161.83 cao tầng

4 Kho ngoại trú 4.4 6.7 3.6 29.48 106.13 cấp 4

5 kho đông y 3.8 5.7 3.6 21.66 77.98 cao tầng

Trang 35

Theo số liệu tại bảng 3.3 cho thấy 5 kho có kích thước khác nhau, kho thuốc ống có kích thước lớn nhất 48,51m2; kho đông y có kích thước nhỏ nhất 21,66m2

* Cách sắp xếp trang thiết bị của kho thuốc ống

Hình 3.4 Sơ đồ kho thuốc ống

Trang 36

* Diện tích, thể tích sử dụng tại kho thuốc ống

Bảng 3.3 Diện tích, thể tích sử dụng theo trang thiết bị tại kho thuốc ống

Rộng (m)

Dài (m)

Cao (m)

Diện tích (m 2 )

Thể tích (m 3)

đi và xuất, nhập kho

Thể tích sử dụng trong kho ống là thể tích chính của trang thiết bị dùng

để chất xếp thuốc trong kho, như vậy thể tích sử dụng trong kho ống là 30.22

m3 trong tổng thể tích 203.74 m3

Trang 37

* Cách sắp xếp trang thiết bị của kho thuốc viên

Hình 3.5 Sơ đồ kho thuốc viên

* Diện tích sử dụng tại kho thuốc viên

Hình 3.5 Sơ đồ kho thuốc viên Bảng 3.4 Diện tích sử dụng theo trang thiết bị tại kho thuốc viên

rộng (m)

Dài (m)

Cao (m)

Diện tích (m 2 )

Thể tích (m 3 )

Trang 38

* Cách sắp xếp trang thiết bị của kho thuốc ngoại trú

Hình 3.6 Sơ đồ kho thuốc ngoại trú

* Diện tích và thể tích sử dụng tại kho ngoại trú Bảng 3.5 Diện tích và thể tích sử sụng theo trang thiết bị tại kho ngoại trú

STT

Tên thiết bị

chất xếp bảo quản

Số lượng

Rộng (m)

Dài (m)

Cao (m)

Diện tích (m 2 )

Thể tích (m 3 )

Ngày đăng: 30/04/2019, 11:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Y tế, Quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược Bệnh viện, Thông tư số 22/2011/TT-BYT ngày 10/06/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược Bệnh viện
2. Bộ y tế (2014), Thông tư 40/TT-BYT ban hành “Danh mục thuốc chủ yếu được quỹ BHYT thanh toán tại các cơ sở khám chữa bệnh”, ngày 17/11/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh mục thuốc chủ yếu được quỹ BHYT thanh toán tại các cơ sở khám chữa bệnh
Tác giả: Bộ y tế
Năm: 2014
3.Bộ Y tế, Vềviệc triển khai áp dụng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, Quyết định 2701/2001/QĐ-BYT ngày 29/06/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vềviệc triển khai áp dụng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”
8. Nguyễn Thị Thái Hằng, Lê Viết Hùng (2011), Pháp chế dược, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr 195-208 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp chế dược
Tác giả: Nguyễn Thị Thái Hằng, Lê Viết Hùng
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
Năm: 2011
16. Nguyễn Cảnh Toàn (2015), Giáo trình bảo quản thuốc và dụng cụ y tế, Bộ môn cơ sở trường trung cấp y tế Kom Tum, tr 2-38.TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình bảo quản thuốc và dụng cụ y tế
Tác giả: Nguyễn Cảnh Toàn
Năm: 2015
17.Republic of Lebanon ministry of public health, Guidelines on good storage an distribution practices of pharmaceutical products in Lebanon, edition 3, 2014, page 11,16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Guidelines on good storage an distribution practices of pharmaceutical products in Lebanon
5. Trường đại học Y Tế Công Cộng (2001), Giáo trình Dược bệnh viện, Nhà Xuất Bản Y Học, Hà Nội Khác
6. Hoàng Quốc bảo (2013), Phân tích hoạt động cung ứng thuốc của BVĐK khu vực móng cái năm 2012. Luận văn dược sỹ chuyên khoa I – trường ĐH Dược HN Khác
7. Nguyễn Thị Song Hà(2005) quản lý chất lượng thuốc, tài liệu giảng dạy sau ĐH, trường ĐH Dược Hà Nội Khác
9. Hoàng Thị Mỹ Hải(2012), Phân tích hoạt động cấp phát và quản lý sử dụng thuốc tại BV Nam Thăng Long, năm 2008-2010. Luận văn dược sỹ chuyên khoa 1 – Trường ĐH Dược HN Khác
10. Vũ Bích Hạnh, nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện Xanh Pon giai đoạn 2006 – 2008. Luận văn thạc sỹ dược học Khác
11. Lê Hữu Hiệp( 2015), Phân tích thực trạng quản lý tồn trữ thuốc tại khoa dược bệnh viện đa khoa huyện Như Thanh tỉnh Thanh Hóa năm 2014.Luận văn tốt nghiệp dược sỹ chuyên khoa I, Đại học dược Hà Nội Khác
12. Đoàn Thanh Lam (2013), Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại BVĐK huyện Nghi Lộc-Nghệ An năm 2012. Luận văn dược sỹ chuyên khoa I, trường ĐH Dược HN Khác
13. Lê Thị Hồng Nhung (2015), Phân tích thực trạng tồn trữ tại kho đông dược bệnh viện Y Dược cổ truyền Thanh Hóa năm 2015. Luận văn tốt nghiệp dược sỹ chuyên khoa I, Đại học dược Hà Nội Khác
14.Trần Thị Thanh Phương(2012), Phân tích thực trạng tồn trữ, cấp phát và sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng năm 2012. Luận văn dược sỹ chuyên khoa I – Trường ĐH Dược HN Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w