1.3.2.1. Giáo dục lý tưởng cách mạng giúp cho học sinh, sinh viên hình thành nhân cách và phát triển toàn diện trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
Giáo dục lý tưởng cách mạng cho học sinh sinh viên góp phần hình thành nhân cách, phẩm chất, lối sống cho thế hệ trẻ trở thành con người có đạo đức, tri thức, sức khẻo, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của học sinh sinh viên, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tất cả công việc đó đều thông qua giáo dục lý tưởng cách mạng, công tác này đòi hỏi phải tiến hành thường xuyên liên tục
và trở thành một nội dung không thể thiếu trong các mặt giáo dục của các trường cao đẳng, đại học nhằm đào tạo lớp người có đức, có tài. Như vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, trước hết cần phải nâng cao giáo dục lý tưởng cách mạng cho học sinh sinh viên. Đó cũng chính là nhiệm vụ vừa cơ bản, vừa cấp bách của cách mạng nước ta hiện nay.
Để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng cộng sản Việt Nam chỉ rõ: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển Giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển” [12; 77]. Trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho học sinh, sinh viên là nhằm đào tạo người học có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng lành mạnh, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đi đôi quá trình công tác giáo dục lý tưởng cần nhận diện và đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc bản chất cách mạng của đường lối đổi mới của Đảng nhằm khẳng định tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, góp phần vào việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu của công tác giáo dục lý tưởng cách mạng là truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước, qua đó hình thành thế giới quan cách mạng và phương pháp luận khoa học cho học sinh sinh viên, bồi dưỡng nhân sinh quan đúng đắn, lối sống lành mạnh, đào tạo ra những con người mới có trình độ tri thức cao phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đây là nhiệm vụ trọng tâm, vì nó góp phần làm hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học và nhân sinh quan cách mạng cho học sinh sinh viên. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật Nhà nước; nội quy, quy chế của nhà trường nhằm giúp học sinh sinh viên nắm bắt được mục tiêu, lý tưởng của Đảng, làm hình thành ý thức trách nhiệm cho học sinh sinh viên trước bản thân, nhà trường và xã hội. Giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của cách mạng, góp phần bồi dưỡng những tình cảm đúng đắn của học sinh sinh viên đối với nhà trường, quê hương đất nước. Giáo dục lý tưởng cách mạng chính là giáo dục phẩm chất chính trị, tư tưởng kiên định, giáo dục về đạo đức lối sống trong sáng lành mạnh; đấu tranh chống các tư tưởng phản động xuyên tạc, chống các biểu hiện tiêu cực trong lối sống của học sinh, sinh viên.
Học sinh, sinh viên đang ở độ tuổi 18 đến 23, đã có sự phát triển tương đối đầy đủ và toàn diện, nhân cách đã được định hình tương đối ổn định, trí tuệ đã phát triển, đã hình thành thế giới quan cá nhân với khả năng tự đánh giá, tự thẩm định và điều chỉnh hành vi. Cho nên quan điểm Giáo dục và đào tạo của Đảng là coi học sinh, sinh viên là nhân cách đã trưởng thành. Tuy nhiên nhân cách không phải là một cái cho sẵn, cố định bất biến, hình thành một lần là xong. Nhân cách là một quá trình, được hình thành và phát triển dần dần trong suốt đời sống của cá nhân. Lứa tuổi thanh niên, học sinh, sinh viên là một giai đoạn quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách, nhưng kinh nghiệm sống của họ chưa phong phú, tư tưởng chưa chính chắn. Vì vậy, giáo dục lý tưởng cách mạng có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành, phát triển nhân cách cho học sinh, sinh viên.
Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho học sinh, sinh viên, phải phù hợp với mục tiêu đào tạo, phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi. Lứa tuổi sinh viên là thời kỳ mà về sinh lý đã trưởng thành và phát triển ổn định,
cơ thể đã đã hoàn chỉnh, tinh thần hăng hái, ý thức giới tính đã nảy nở và phát triển. Sự phát triển về sinh lý là tiền đề cho sự hình thành và phát triển tâm lý. Tâm lý phát triển của học sinh sinh viên dần dần phát triển, xuất hiện yêu cầu độc lập, tự chủ nhưng chưa hoàn thiện và chưa thật ổn định. Sự phát triển tâm lý lứa tuổi học sinh, sinh viên có những đặc điểm là phát triển về trí năng đã đạt đến độ cao, năng lực nhận thức, năng lực tư duy trừu tượng, năng lực sáng tạo đều phát triển mạnh cho nên học sinh, sinh viên rất ham hiểu biết và thích khám phá. Tuy nhiên, do tâm lý chưa ổn định, nên khi thất bại rất dễ gây chán nản, bi quan. Tình cảm nảy nở và ngày càng phong phú, phức tạp, thích tham gia vào các quan hệ xã hội mới. Nhưng do tính kiềm chế chưa cao nên dễ sa đà vào những quan hệ không lành mạnh, dễ bị kẻ xấu lôi kéo. Ý thức về bản thân tăng lên, tự tin nhưng thường đánh giá quá cao về mình, nên khi gặp thất bại thì chán nản, tự ty.
Giáo dục lý tưởng cách mạng cho học sinh, sinh viên là một hoạt động thường xuyên, được thực hiện từ khi các em bước vào trường cho đến khi ra trường. Chủ thể giáo dục lý tưởng cách mạng không chỉ là bộ phận chức năng như Đảng ủy, Ban giám hiệu, bộ môn Mác – Lênin, phòng công tác học sinh sinh viên, Đoàn trường mà là kết hợp đồng bộ các bộ phận này với nhau; việc giáo dục lý tưởng vừa là mục tiêu trước mắt, nhưng cũng là mục đích lâu dài; để thực hiện nhiệm vụ trên cần có kế hoạch, tổ chức những đợt sinh hoạt chính trị định kỳ theo giai đoạn cho phù hợp với đối tượng học sinh, sinh viên, triển khai nội dung mới, quan trọng với nhiều hình thức như: Báo cáo thời sự, triển khai học tập chuyên đề, học tập Nghị quyết v.v.. Vì vậy, cần giáo dục lý tưởng cách mạng cho học sinh sinh viên là cần thiết đáp ứng thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tạo ra lớp người phát triển toàn diện góp phần làm chủ tương lai đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
1.3.2.2. Giáo dục lý tưởng cách mạng cho học sinh, sinh viên là góp phần tạo ra nguồn nhân lực cơ bản, tầng lớp đặc thù của xã hội phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay
Thế hệ trẻ Việt Nam là một tầng lớp xã hội đặc thù, chiếm số lượng đông trong dân số nước ta. Thanh niên nước ta không phải là một giai cấp, nhưng lại có mặt ở các giai cấp, tầng lớp trong xã hội nước ta; có mối quan hệ gắn bó với các tầng lớp khác trong xã hội, thanh niên có mặt các ngành kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước.
Trong các giai đoạn phát triển của lịch sử, thanh niên nước ta luôn giữ vai trò quan trọng, thể hiện tinh thần cống hiến bản thân trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược giữ nước và luôn là lực lượng quan trọng trong kiến thiết xây dựng đất nước, trong công cuộc đổi mới đất nước thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thanh niên đã phát huy truyền thống của dân tộc, nêu cao tinh thần xung kích, tình nguyện, đi đầu để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò và vị trí của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Người biểu lộ niềm tin vững chắc vào thế hệ trẻ, là lớp người “xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế và văn hóa trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” [31; 488]. Trong mọi công việc thanh niên thi đua thực hiện khẩu lệnh đâu cần thanh niên có; việc gì khó có thanh niên.
Đảng ta xác định thanh niên giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người “Đảng đặt niềm tin sâu sắc vào thanh niên, phát huy vai trò làm chủ và tiềm năng to lớn của thanh niên để thanh niên thực hiện được sứ mệnh lịch sử, đi đầu trong cuộc đấu tranh chiến thắng đói nghèo, lạc hậu, xây dựng và bảo vệ đất nước giàu mạnh, xã hội văn minh” [13; 79]. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006) đã khẳng định
“Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực đảm bảo cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước” [12; 82].
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm chăm lo đến tương lai thế hệ trẻ; mỗi thanh niên cần nhận thức được vai trò, trách nhiệm để không ngừng học tập và tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu để trở thành lực lượng xung kích thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam.
Nước ta đang đi vào quá trình Hội nhập sâu quốc tế, xu thế này sẽ tạo ra thị trường lao động toàn cầu. Những năm trước Đại hội XI, thanh niên nước ta bị đánh giá tụt hậu về học vấn và tay nghề, ngoại ngữ và tin học, khả năng thích ứng, sức khẻo. Đến giai đoạn 2010 – 2015 và tiếp theo thanh niên nước ta sẽ tiếp cận dần với trình độ, sức khỏe của thanh niên khu vực và thanh niên thế giới. Thanh niên Việt Nam sẽ có trình độ văn hóa, chuyên môn và tay nghề, ý chí và nghị lực không thua kém thế hệ trẻ các nước trên thế giới.
Thế hệ thanh niên ngày nay được sống, lao động, học tập trong môi trường hòa bình; được thừa hưởng những thành quả của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và công cuộc đổi mới đất nước; được cống hiến và trưởng thành trong sự ổn định về chính trị, sự phát triển vững chắc của kinh tế xã hội và đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện; được gia đình và xã hội giành nhiều cơ hội học tập để có trình độ học vấn, chuyên môn cao hơn các lớp thanh niên đi trước. Những lợi thế đó là
hành trang giúp thanh niên vững bước tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thanh niên đã và đang cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phấn đấu cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội vì mục tiêu Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Trọng trách của thế hệ trẻ hôm nay là phải trở thành lực lượng lao động có trí tuệ và có tay nghề cao, có đạo đức và lối sống trong sáng, phải khẳng định mình hôm nay vượt lên hơn so các thế hệ thanh niên đã đi trước. Để khẳng định được điều đó đòi hỏi thanh niên phải tự học, tự rèn luyện, tự tu dưỡng, tự tin, tự chịu trách nhiệm để trở thanh nguồn lao động có kỹ năng tay nghề cao kế thừa sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta. Để làm được điều đó thanh niên cần:
Thứ nhất: Thanh niên không ngừng tham gia học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng trong sáng, trong giai đoạn hiện nay quốc tế có nhiều biến động tác động lên đối tượng thanh niên về tư tưởng, lối sống, tình cảm. Do vậy, đòi hỏi thanh nên phải rèn luyện để có lập trường tư tưởng vững vàng, có lòng yêu nước, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, có lập trường tư tưởng kiên định, chấp hành tốt pháp luật Nhà nước; nêu cao tinh thần cảnh giác, chống “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch và các tiêu cực, tệ nạn xã hội, tham nhũng;
Thứ hai: Thanh niên cần tích cực học tập và tự học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp cận khoa học tiên tiến, có kỹ thuật, tay nghề, khả năng thực tế, kỹ năng tay nghề lao động để đáp ứng với sự phát triển xã hội hiện nay. Để đạt được điều đó đòi hỏi thanh niên phải học tập suốt đời;
Thứ ba: Trong công tác ổn định chính trị hiện nay, thanh niên luôn tích cực phát huy công tác xây dựng Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức Đoàn thể nhân dân. Tích cực xây dựng khối đại đoàn kết dân
tộc vững chắc, phấn đấu trở thành đoàn viên, đảng viên của Đảng trở thành lực lượng nòng cốt của Đảng ta;
Thứ tư: Thế hệ trẻ hôm nay phải tích cực tham gia xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phòng chống biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, có biện pháp tích cực, trách nhiệm cao với vấn đề trên;
Thứ năm: Tích cực tham gia quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, tích cực tham gia Hội nhập kinh tế quốc tế. Chống nguy cơ chiến tranh, khủng bố, bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ dân số, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, bệnh dịch hiểm nghèo.
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đánh giá đúng vị trí, vai trò quan trọng của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc; Đảng ta xác định thanh niên người chủ tương lai nước nhà, là đội quân tình nguyện, xung kích trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chính vì vậy Đảng rất quan tâm, chăm lo đến thanh niên, bồi dưỡng, đào tạo thế hệ trẻ kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Nhà nước tăng cường quản lý công tác thanh niên thông qua việc triển khai, thực hiện luật thanh niên và tạo điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện cho công tác thanh niên, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để bồi dưỡng thanh niên phát huy lý tưởng cách mạng.
Với mục tiêu của Đảng Cộng sản Việt Nam phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp tiên tiến theo hướng hiện đại đây là môi trường thuận lợi để thanh niên thể hiện bản lĩnh, tài năng của mình cống hiến đất nước. Đường lối đúng đắn của Đảng tiếp tục ổn định, vị thế Việt Nam không ngừng tăng lên đã tạo cơ hội lớn cho thế hệ trẻ học tập, nâng cao trí thức, thành tựu tiên tiến thời đại, tiếp cận nền văn minh của nhân loại, phát huy thuận lợi, tận dụng thời cơ, khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức. Giáo dục lý tưởng cách mạng là một trong những nội dung cơ bản của