2 Nhận thức bồi dưỡng lý luận chính trị và
3.2.6. Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội nơi học sinh, sinh viên tạm trú để có định hướng tốt giáo dục
hội nơi học sinh, sinh viên tạm trú để có định hướng tốt giáo dục
Gia đình, nhà trường và xã hội là ba chủ thể chính trong việc giáo dục lý tưởng cách mạng cho học sinh, sinh viên. Gia đình chính là môi trường hình thành nhân cách bởi từ gia đình con người có những định hướng giá trị
đầu tiên về cuộc sống. Đây cũng là nơi gắn bó suốt cuộc đời nên môi trường gia đình có ảnh hưởng lớn đến tâm lý, tình cảm, nếp sống của mỗi người. Tuy nhiên, phần lớn học sinh, sinh viên đều sống xa gia đình nên sự quan tâm, uốn nắn, giáo dục các hành vi của học sinh, sinh viên từ gia đình còn chưa thực sự sát sao. Chính vì thế, công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên phải được bắt đầu ngay từ lúc bé và thường xuyên duy trì những thói quen tốt, nền nếp tốt; đồng thời, cha mẹ cần có sự giáo dục, định hướng, quản lý và kiểm soát kịp thời để hướng con mình sống theo những giá trị, chuẩn mực đạo đức, tránh lối sống buông thả, thực dụng, hư hỏng.
Cùng với gia đình, nhà trường có vai trò không thể thiếu, là chủ thể trong giáo dục lý tưởng, giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên. Trong nhà trường phải luôn duy trì kỷ cương, nề nếp dạy và học. Mỗi thầy, cô giáo phải là tấm gương về lý tưởng cách mạng, về đạo đức cho học sinh, sinh viên noi theo; ngoài việc truyền đạt tri thức khoa học còn phải định hướng và kịp thời uốn nắn hành vi, thái độ của sinh viên, tạo cho họ có điều kiện thuận lợi nhất để rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống, tiếp thu một cách có chọn lọc những giá trị văn hóa mới. Sự gần gũi giữa các thầy cô và học sinh, sinh viên cũng là cơ sở để công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức cho học sinh sinh viên đạt hiệu quả. Nhà trường cần cụ thể hóa các chính sách, chương trình giáo dục phù hợp với nguyện vọng của học sinh, sinh viên; đồng thời tạo cảm hứng, khích lệ họ trong việc học tập cũng như cố gắng phấn đấu trở thành người tốt.
Ngoài thời gian học tập trên giảng đường; thực hành ở xưởng; mỗi học sinh, sinh viên cần tham gia tích cực vào các phong trào đoàn thể ở địa phương và nơi cư trú. Chính môi trường xã hội cũng là một yếu tố cần thiết trong giáo dục lý tưởng cách mạng cho học sinh, sinh viên. Xã hội cần tạo ra
sức mạnh dư luận theo chiều hướng tích cực để học sinh, sinh viên có thái độ sống phù hợp, có ích, biết chia sẻ, chung sức cùng cộng đồng trong các hoạt động tập thể, đoàn kết và phấn đấu xây dựng nếp sống văn hóa, lành mạnh, chống lại những biểu hiện tiêu cực, thiếu lý tưởng, suy thoái đạo đức. Muốn đạt được hiệu quả giáo dục lý tưởng cách mạng cao nhất cho học sinh, sinh viên thì phải có sự phối hợp đồng bộ, nhất quán giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong quan điểm, mục đích giáo dục.
Kết luận chương 3
Trong chương này chúng tôi đưa ra phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho học sinh, sinh viên ở Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt – Đức, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay.
Trước hết, cần phải có phương hướng trong công tác chỉ đạo của Đảng ủy và Ban lãnh đạo nhà trường, đổi mới nhận thức công tác giáo dục lý tưởng đối với học sinh, sinh viên trong toàn trường. Trong sự phát triển của xã hội hiện nay, đặc biệt thời kỳ đầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Hội nhập kinh tế quốc tế đang tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tinh thần đạo đức của mọi người; mặt khác nó có mặt tiêu cực của cơ chế thị trường tác động sẽ cản trở sự phát triển tinh thần đạo đức, lý tưởng của con người. Giáo dục lý tưởng cách mạng cho học sinh, sinh viên trong giai đoạn hiện nay còn nhiều bất cập; điều quan trọng giáo dục lý tưởng là phải tạo ra môi trường trong sạch, lành mạnh, giáo dục về sự giác ngộ cách mạng, nhận thức về học tập và con đường lập thân, lập nghiệp cho thanh niên để có chí hướng nuôi hoài bão ước mơ trở thành công dân có ích cống hiến cho sự phát triển chung của đất nước hiện nay.
Để thực hiện được các phương hướng trên đây, cần có những giải pháp tích cực như: cần phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục lý tưởng, truyền thống cách mạng; đó là nguyên tắc cơ bản của nền giáo xã hội chủ nghĩa hiện nay; việc giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên hiện nay không phải của riêng ai, mà là trách nhiệm, nhiệm vụ của gia đình, nhà trường và xã hội. Cần xây dựng và thực hiện tốt công tác giáo dục lý tưởng, định hướng cho thanh niên phấn đấu tốt hiện nay, góp sức xây dựng đất nước; có như vậy mới tạo ra được sự phát triển toàn diện cho thanh niên, cung cấp nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
C. KẾT LUẬN
Trong luận văn này chúng tôi bàn tập trung bàn về giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên hiện nay. Luận văn được chia làm ba chương; trong chương một chúng tôi nghiên cứu trên cở sở lý luận chung đã bàn về giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên; trong đó học sinh, sinh viên là một bộ phận thanh niên hiện nay; chúng tôi đưa ra một số khái niệm cơ bản bàn về lý tưởng; giáo dục lý tưởng; giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên; đưa ra các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý tưởng; đặc biệt là tính tất yếu cần phải giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên trong quá trình đổi mới đất nước trên con đường xây dựng nước ta trở thành chủ nghĩa xã hội. Vì, Thanh niên được sự quan tâm rất lớn của Đảng; Nhà nước và của toàn xã hội; là chủ nhân tương lai của nước nhà. Sự phát triển xã hội của đất nước trong quá trình đổi mới, Hội nhập kinh tế đã và đang chi phối không nhỏ đến giáo dục đạo đức, giáo dục lý tưởng cách mạng của thanh niên. Thế hệ trẻ hôm nay, đã nhanh chóng bắt nhịp với đời sống phát triển hiện đại của xã hội, nên trưởng thành nhanh hơn, nhưng cuộc sống hiện đại ngày nay thanh niên cũng đang đương đầu các vấn đề nhạy cảm phức tạp của cuộc sống. Để đào tạo, giáo dục được một lớp người có trình độ cao, có kỹ thuật đáp ứng sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, cần phải tạo mọi điều kiện thuận lợi, cơ hội tốt nhất để học tập nâng cao trình độ khoa học - kỹ thuật, tiếp cận kịp thời công nghệ tiên tiến hiện đại, đặt giáo dục là quốc sách hàng đầu trong đó công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, tư tưởng, lối sống, đạo đức của thanh niên cần được quan tâm. Đó là yêu cầu khách quan, cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Trên cơ sở lý luận đã được bàn đến, chương hai chúng tôi bám sát cơ sở thực tiễn nhằm đánh giá thực trạng công tác giáo dục lý tưởng cho học sinh, sinh viên. Đưa ra những kết quả đạt được suốt trong quá trình Đào tạo của nhà trường; coi trọng công tác giáo dục lý tưởng đối học sinh, sinh viên học tập tại trường. Trong giáo dục và Đào tạo; đối học sinh, sinh viên được giáo dục, rèn luyện trong một môi trường hết sức thuận lợi; có sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước, của Bộ lao động thương binh và xã hội, của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An; nhất là sự quan tâm trong công tác Giáo dục đào tạo người, Đào tạo nghề cho học sinh, sinh viên của toàn thể cán bộ, giáo viên nhà trường trong sự nghiệp trồng người trong suốt hơn 40 năm qua.
Suốt chiều dài phát triển lịch sử của nhà trường; học sinh, sinh viên trường cao đẳng nghề kỹ thuật Việt - Đức, luôn thi đua ra sức rèn đức, luyện tài; rèn luyện kỹ năng nghề giỏi, tiếp thu khoa học – công nghệ tiên tiến hiện đại trên thế giới để cống hiến tài năng và sức lực của mình cho sự phát triển đất nước; góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, ngoài kết quả đạt được chúng tôi đã mạnh dạn chỉ ra những khó khăn và nguyên nhân thực trạng của hạn chế trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho học sinh, sinh viên trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt – Đức hiện nay.
Từ nguyên nhân thực trạng nêu trên; chúng tôi nghiên cứu để khắc phục đó là đưa ra phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho học sinh, sinh viên trong nhà trường. Trong phương hướng nâng cao giáo dục lý tưởng cách mạng, có rất nhiều phương hướng, nhưng chúng tôi chỉ đưa ra ba phương hướng cơ bản tạo cơ sở để đề ra giải pháp cụ thể cho giáo dục học sinh, sinh viên một cách thiết thực. Đối với giải pháp, chúng tôi đưa ra sáu giải pháp, trong mỗi giải pháp
đều được trình bày một cách cụ thể về mục tiêu, nội dung và ý nghĩa cho từng giải pháp; các giải pháp này mục đích cuối cùng là giáo dục cho học sinh, sinh viên phát triển toàn diện; luận văn này có thể làm tài liệu tham khảo cho các các tổ chức đoàn thể khác ngoài nhà trường trên con đường giáo dục lý tưởng cho thanh niên hiện nay trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể do môi trường tạo ra.