sinh, sinh viên hiện nay
1.3.1. Mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung và yêu cầu của giáo dục lý tưởngcách mạng cho học sinh, sinh viên cách mạng cho học sinh, sinh viên
1.3.1.1. Mục tiêu của giáo dục lý tưởng cách mạng cho học sinh, sinh viên hiện nay
Mục tiêu giáo dục và đào tạo con người Việt Nam đã được trình bày rõ ở Luật giáo dục tại Điều 2 năm 2005: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [21; 8].
Giáo dục lý tưởng cách mạng cho học sinh, sinh viên là hoạt động truyền bá lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước cho học sinh, sinh viên trong nhà trường nhằm xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nâng cao nhận thức, ý thức chính trị, xây dựng niềm tin cộng sản chủ nghĩa, niềm tin vào chế độ góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh sau này.
Tất cả các quốc gia, dân tộc muốn tồn tại, phát triển đều phải quan tâm đến việc đào tạo, giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ bởi đó chính là lực lượng quyết định vận mệnh của dân tộc và sự phát triển của đất nước. Thực tế lịch sử qua các thời kỳ cách mạng Đảng ta luôn đặc biệt coi trọng công tác giáo
dục, bồi dưỡng thanh niên về lý tưởng cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, vì mục tiêu xây dựng những lớp người kế tục trung thành tuyệt đối theo lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Lý tưởng ấy đã được cụ thể hóa trong mỗi giai đoạn cách mạng thành những sứ mệnh lịch sử mang tính thời đại của thanh niên. Giáo dục lý tưởng cách mạng mà cốt lõi là giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, để xây dựng và bồi đắp lý tưởng cách mạng cho thanh niên chính là nội dung quan trọng, có tính quyết định trong việc rèn luyện “tinh thần và lực lượng” cho thế hệ trẻ vì tương lai của nước nhà, tương lai của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Mục tiêu giáo dục lý tưởng cách mạng cho học sinh, sinh viên là giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lênin, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Luật giáo dục trong mục tiêu giáo dục nghề nghiệp đã chỉ rõ: “Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh” [21; 25 - 26].
Như vậy, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục đào tạo đã chỉ rõ: Giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng trong giáo dục học sinh, sinh viên nói chung. Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho học sinh, sinh viên cần đạt được những mục tiêu chủ yếu sau đây: Bồi dưỡng lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng cho học sinh, sinh viên; tuyên truyền chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm rèn luyện và nâng cao bản lĩnh Chính trị, ý chí cách mạng của học sinh, sinh viên.
1.3.1.2. Nhiệm vụ của giáo dục lý tưởng cách mạng cho học sinh sinh viên
Nhiệm vụ giáo dục cho học sinh, sinh viên ở Điều lệ các trường cao đẳng (số 56/2003/QĐ-BGD&ĐT), ngày 10-12-2003, tại khoản 1, Điều 9 chỉ rõ nhiệm vụ: “Đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tưng xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, có năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội, tự tạo việc làm cho mình và cho những người khác, có khả năng hợp tác bình đẳng trong quan hệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [2; 2]. Vì vậy, làm tốt công tác giáo dục lý tưởng cần thực hiện một số nhiệm vụ sau đây:
Một là: Giáo dục về đường lối chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, phổ biến kiến thức pháp luật, lý luận chính trị cho học sinh, sinh viên. Việc giáo dục truyền bá tư tưởng, đường lối quan điểm của Đảng nhằm giác ngộ, nâng cao tính tự giác và thúc đẩy hành động cách mạng của quần chúng nhân dân tham gia thực hiện nhiệm vụ cách mạng. Chú trọng công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin;
Hai là: Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của công tác giáo dục thế hệ trẻ. Việc giáo dục đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh phải được triển khai rộng rãi đến tất cả đoàn viên thanh niên là học sinh, sinh viên; giáo dục về đạo đức cách mạng về Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư; giáo dục về tác phong, kỷ luật lao động. Đa dạng hóa cách thức giáo dục như thông qua môn học Chính trị; chủ đề tham gia tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh; tổ chức các phong trào hoạt động tìm hiểu về cuội nguồn như dâng
hoa, dâng hương tại quê hương của Người. Từ đó, tạo ra phong trào học tập, rèn luyện cho học sinh, sinh viên trong nhà trường một cách thường xuyên liên tục;
Ba là: Tổng kết được những gương tốt người tốt, việc tốt, tuyên truyền giáo dục tạo nên sức lan tỏa về lý tưởng sống cho học sinh, sinh viên. Hàng tháng, hàng quý, năm sau khi triển khai các hoạt động giáo dục trong nhà trường cần có sự sơ kết, tổng kết, đánh giá các hoạt động nêu ra mặt ưu điểm và nhược điểm trong tổ chức thực hiện các hoạt động trong nhà trường trong đó đặc biệt chú trọng là phong trào Đoàn thanh niên; cần kịp thời biểu dương những cá nhân có thành tích trong học tập, rèn luyện; những thành tích nổi bật trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên nhà trường như tuyên dương học sinh giỏi; xuất sắc đạt các giải thưởng trong hội thi tay nghề giỏi trường, của tỉnh và toàn quốc; tuyên dương sinh viên năm tốt; sao tháng giêng v.v.. Từ đó tạo sức lan tỏa rộng rãi tác động mạnh mẽ đến toàn thể học sinh, sinh viên trong giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên nhà Trường.
1.3.1.3. Những nội dung cơ bản của giáo dục lý tưởng cách mạng cho học sinh, sinh viên trong giai đoạn hiện nay
Giáo dục lý tưởng cách mạng cho học sinh, sinh viên hiện nay là sự giáo dục toàn diện trên nhiều lĩnh vực khác nhau, giáo dục trên cơ bản nội dung giúp thanh niên phấn đấu trưởng thành trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Vì vậy, cần giáo dục một số nội dung cơ bản sau:
Một là: Giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh, sinh viên
Đó là giáo dục lý tưởng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, giáo dục yêu nghề nghiệp, về đức tính siêng năng, cần cù thông minh, sáng tạo trong lao động sản xuất, giáo dục ý thức cộng đồng, lòng thủy chung, tình nghĩa v.v.. Đó là giáo dục lý tưởng tốt đẹp cho mỗi con người có cách ứng xử cá nhân, lý tưởng sống con người.
Giáo dục tình yêu đất nước, yêu quê hương, lý tưởng đó xuyên suốt trong sự phát triển lịch sử dân tộc Việt Nam. Để giáo dục tình yêu đất nước cho thế hệ trẻ, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II (1951) chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” [29; 171]. Trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, lý tưởng cách mạng thanh niên là chủ nghĩa yêu nước thể hiện tập trung cao nhất ở hành động dũng cảm, kiên cường, sự hy sinh cho độc lập dân tộc, tự do cho Tổ quốc. Trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước hiện nay theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa việc phát huy chủ nghĩa yêu nước hướng tới mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” [12; 62]. Tinh thần yêu nước gắn liền ý chí tự lực, tự cường, sự nỗ lực học tập, ý thức kỷ luật, sáng tạo trong lao động, phát huy mọi tiềm năng đẩy lùi lạc hậu, đói nghèo vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, thực hiện quyền bình đẳng, độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên chính là giáo dục xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, theo tư tưởng Hồ Chí Minh mong muốn đi lên chủ nghĩa xã hội là mọi người đều có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Tuy nhiên trong quá trình đất nước hội nhập một số bộ phận thanh niên dễ bị lôi cuốn vào tư tưởng sùng ngoại, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân, chỉ thấy lợi ích trước mắt mà không thấy lợi ích lâu dài, phong cách ứng xử trái với phong tục, tập quán của quê hương, dân tộc. Sự bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay, sự đan xen cái thật và cái giả đã làm cho một số thanh niên mất định hướng, sống gấp, hưởng thụ mà không có ý thức, thiếu lý tưởng vươn lên của chính mình. Đất nước càng đi sâu vào quá trình Hội nhập Quốc tế cần phải
giáo dục lý tưởng cho thanh niên, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, phát huy nghị lực, trí tuệ vươn lên bằng chính bản thân khẳng định mình với thời đại phát triển, không phụ sự mong đợi thế hệ trước gửi gắm niềm tin vào con đường cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay;
Hai là: Giáo dục niềm tin về lý tưởng cách mạng cho thanh niên
Lý tưởng là mục tiêu cao cả để con người hướng tới, nó là động lực thôi thúc con người hành động để thỏa mãn các nhu cầu, lợi ích. Nếu như thiếu lý tưởng con người cảm thấy mình mất phương hướng, thiếu niềm tin cuộc sống. Lý tưởng của con người sẽ làm cho họ có thái độ tích cực trong nhận thức, nồng nhiệt trong tình cảm, mãnh liệt trong ý chí, quyết tâm trong hành động, không có lý tưởng, niềm tin thì làm sao có đức hy sinh và lòng dũng cảm, dám chấp nhận khó khăn, nghĩa là không thể hình thành nhân cách cho thanh niên;
Lý tưởng chưa phải là cái hiện thực, lý tưởng đó là mục đích cao nhất để phấn đấu đạt tới, lý tưởng không phải là ảo tưởng, xa vời mà phải bắt nguồn từ cuộc sống, thực tiễn. Lý tưởng được xây dựng trên cơ sở thế giới quan khoa học, là sự thống nhất giữa khoa học và niềm tin, để hình thành lý tưởng cho mình mỗi thanh niên phải biết đánh giá, phân tích, lựa chọn một đích để vươn tới. Nếu xác định lý tưởng đúng sẽ trở thành một tế bào hữu ích của xã hội. Đề hình thành lý tưởng cần chú ý một số nội dung sau:
Thứ nhất: Giáo dục nhận thức để giác ngộ lý tưởng, xây dựng cho thế hệ trẻ niềm tin vào xã hội chủ nghĩa, biến lý tưởng trở thành hiện thực, đi vào cuộc sống thực tế của con người;
Thứ hai: Giáo dục lý tưởng cách mạng, chính là giáo dục lòng yêu nước đối với niềm tin lãnh đạo của Đảng, vào chế độ xã hội chủ nghĩa, phải bồi dưỡng cho họ lòng nhiệt tình cách mạng, ý chí, tài năng, trí tuệ của họ để cống hiến cho sự nghiệp chung của nhân dân;
Ba là: Giáo dục lối sống văn hóa cho học sinh, sinh viên
Trong thời ký đổi mới hiện nay của đất nước, thanh niên luôn là lớp người đi đầu trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, là chủ nhân tương lai của nước nhà cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Lối sống văn hóa thanh niên hình thành trên cơ sở tâm lý, được phát triển từ môi trường xã hội đổi mới, những yêu cầu về phát triển học vấn, tri thức nghề nghiệp, đạo đức, nhân cách chi phối đời sống thanh niên, mục tiêu thanh niên đang hướng tới là độc lập, tự do, hạnh phúc, ấm no gia đình và xã hội. Hiện nay nước ta trong quá trình hội nhập cũng đang tác động và có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống, tư tưởng thanh niên. Nhiều thanh niên trong học tập, trong công tác luôn đặt quyền lợi của mình lên quyền lợi trước tập thể, để đạt được mục đích họ sẵn sàng làm bất cứ thủ đoạn nào, dù điều đó có hại cho người khác để đạt quyền lợi bản thân. Chính vì vậy đã làm cho lý tưởng của một bộ phận thanh niên trở nên vị kỷ, thiếu trách nhiệm, dẫn đến sống thực dụng.
Trong lĩnh vực văn hóa hiện nay tác động không nhỏ đến lý tưởng của thanh niên, các cơ quan văn hóa nghệ thuật chưa làm tốt chức năng quản lý, đang còn lỏng lẻo, dẫn đến một số phim, ảnh, ca nhạc v.v.. thiếu lành mạnh tác động đến lối sống thanh niên, công tác quản lý thanh niên của nhà trường, gia đình, xã hội và các tổ chức đoàn thể còn chưa chặt chẽ. Vì vậy, cần tuyên truyền đấu tranh chống lại những tiêu cực xã hội, lối sống trụy lạc, thiếu hoài bão, ước mơ của thanh niên, giúp thanh niên có ý thức, trí thức, năng lực trong đấu tranh để xây dựng một đời sống văn hóa, lý tưởng cao đẹp phù hợp xây dựng nước ta trong thời ký công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Quan tâm đến giáo dục lý tưởng cách mạng, có nghĩa là bồi dưỡng cho lớp trẻ thái độ sống đúng đắn, không dung thứ lối sống thực dụng, sùng bái vật chất, chạy theo danh vọng. Cần đấu tranh không khoan nhượng cái xấu, tệ nạn xã hội, tuyên truyền giáo dục lối sống lành mạnh, sống có trách nhiệm
bản thân, xã hội. Vì vậy, việc giáo dục lý tưởng cách mạng thanh niên trường cao đẳng nghề kỹ thuật Việt – Đức là đòi hỏi khách quan, cũng là nội dung cơ bản trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ, đào tạo họ trở thành nguồn nhân lực không chỉ đông về số lượng, trẻ, khỏe, mà còn trở thành con người có khả năng sáng tạo, thái độ tích cực và những hành vi đúng mực để hướng tới lý tưởng cao đẹp, sống văn minh;
Bốn là: Giáo dục thái độ lao động cho học sinh, sinh viên
Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác – Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xác định vai trò to lớn của lao động đối với sự tồn tại và phát triển xã hội loài người. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rằng: lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, hạnh phúc của chúng ta. Trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ, đang lớn lên cần phải ý thức rằng, lao động là sinh ra con người không chỉ vì lao động là phương tiện để tồn tại mà còn là điều kiện thực hiện nhu cầu sáng tạo, là sự thể hiện bản chất người của con người và do đó lao động là sự thực hiện hạnh phúc cao nhất của con người; thông qua lao động có ích