Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trungương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo để đáp ứngyêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kin
Trang 1ĐẠ HỌC THÁ NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN XUÂN HƯỜNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở CÁC TRƯỜNG THCS
THÀNH PHỐ LÀO CAI TỈNH LÀO CAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2018
I I
,
Trang 2ĐẠ HỌC THÁ NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN XUÂN HƯỜNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở CÁC TRƯỜNG THCS
THÀNH PHỐ LÀO CAI TỈNH LÀO CAI
Ngành: Quản ý g áo dục
Mã số 8.14 01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị T nh
THÁI NGUYÊN - 2018
I I
,
l i : .
í
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, dưới sựhướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Tính Những nội dung tham khảo trongluận văn đề trích dẫn nguồn theo đúng quy định Tôi xin chịu trách nhiêm liênquan đến nội dung của luận văn
Tác giả
Nguyễn Xuân Hường
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ về đề tài “Quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thành phố Lào Cai” đã
được thực hiện tại trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên
Với tình cảm chân thành, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn cácthầy cô giáo trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên đã trang bị vốnkiến thức lý luận về khoa học quản lý, giúp cho em nghiên cứu và hoàn thiện
đề tài
Đặc biệt, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Tính, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ cũng
như tạo cho em sự tự tin để hoàn thành luận văn này
Tác giả luận văn cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các đồng chícán bộ, giáo viên, nhân viên các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
đã tạo điều kiện giúp tác giả nghiên cứu, khảo sát và cung cấp thông tin, tư liệucho luận văn
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu song luận văncũng không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý quíbáu của các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
5 Giả thuyết khoa học 3
6 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Cấu trúc luận văn 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 7
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7
1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài 7
1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước 8
1.2 Một số khái niệm cơ bản 10
1.2.1 Chương trình môn học và phát triển chương trình môn học 10
1.2.2 Phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên 12
1.2.3 Quản lý phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở trường THCS 13
Trang 61.3 Một số vấn đề cơ bản về phát triển chương trình môn Khoa học Tự nhiên ở
14
1.3.1 Mục tiêu, nội dung chương trình môn Khoa học Tự nhiên ở trường THCS 14
Trang 71.3.2 Nội dung phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường THCS 17
1.3.2 Quy trình phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường THCS 19
1.3.3 Các nguyên tắc phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường trung học cơ sở 22
1.4 Quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường THCS 25
1.4.1 Lập kế hoạch hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường trung học cơ sở 25
1.4.2 Tổ chức thực hiện hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường trung học cơ sở 27
1.4.3 Chỉ đạo thực hiện hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường trung học cơ sở 28
1.4.4 Kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường trong học cơ sở 29
1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phát triển chương trình môn Khoa học Tự nhiên ở trường trung học cơ sở 31
1.5.1 Các yếu tố chủ quan 31
1.5.2 Các yếu tố khách quan 31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 33
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở CÁC TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI 34
2.1 Thực trạng về tình hình giáo dục THCS của thành phố Lào Cai 34
2.2 Tổ chức khảo sát 36
2.3 Thực trạng về phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 37
2.3.1 Thực trạng nhận thức của các cấp quản lý, giáo viên về phát triển chương trình môn Khoa học Tự nhiên ở trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 37
2.3.2 Thực trạng xác định mục tiêu chương trình môn khoa học Tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thành phố Lào Cai 38
Trang 82.3.3 Thực trạng công tác điều chỉnh nội dung, phát triển chương trình môn
khoa học tự nhiên ở các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 40
2.3.4 Quy trình phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thành phố Lào Cai 42
2.4 Thực trạng quản lý hoạt động phát triển chương trình môn Khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 44
2.4.1 Lập kế hoạch hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 44
2.4.2 Tổ chức thực hiện hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 47
2.4.3 Chỉ đạo thực hiện hoạt động phát triển chương trình môn Khoa học tự nhiên ở trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 49
2.4.4 Kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường trung học cơ sở thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 51
2.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 53
2.6 Đánh giá chung thực trạng về phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 54
2.6.1 Ưu điểm 55
2.6.2 Hạn chế 55
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 58
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở CÁC TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI 60
3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 60
3.1.1 Đảm bảo tính mục tiêu 60
3.1.2 Đảm bảo tính thực tiễn 60
3.1.3 Đảm bảo tính khả thi 60
3.1.4 Đảm bảo tính kế thừa 61
Trang 93.2 Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Lào Cai,
tỉnh Lào Cai 61
3.2.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên Khoa học tự nhiên về phát triển chương trình môn học 61
3.2.2 Lập kế hoạch phát triển chương trình môn Khoa học Tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh 63
3.2.3 Huy động các nguồn lực để phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên 67
3.2.4 Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng năng lực cho cán bộ quản lý và giáo viên dạy khoa học Tự nhiên về phát triển chương trình môn học 71
3.2.5 Xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn, chỉ đạo phát triển chương trình môn Khoa học Tự nhiên 75
3.2.6 Tăng cường kiểm tra, giám sát việc phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên 78
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 80
3.4 Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 82
3.4.1 Khảo nghiệm tính cần thiết 83
3.4.2 Khảo nghiệm tính khả thi 85
3.4.3 Tương quan giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp 87
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90
1 Kết luận 90
2 Khuyến nghị 91
2.1 Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo 91
2.2 Khuyến nghị đối với các trường trung học cơ sở thành phố Lào Cai 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC
Trang 10DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Tổng hợp số trường, lớp, học sinh năm học 2017 - 2018 34Bảng 2.2 Xếp loại hạnh kiểm học sinh học theo chương trình hiện hành
năm học 2017 - 2018 35Bảng 2.3 Xếp loại học lực học sinh học theo chương trình hiện hành năm
học 2017 - 2018 36Bảng 2.4 Nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng và sự cần thiết của
phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường THCS 38
Bảng 2.5 Thực trạng việc xác định mục tiêu chương trình môn khoa học
Tự nhiên ở các trường THCS thành phố Lào Cai 39Bảng 2.6 Thực trạng công tác điều chỉnh nội dung, phát triển chương
trình môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS thành phố LàoCai, tỉnh Lào Cai 40Bảng 2.7 Thực trạng qui trình phát triển chương trình môn khoa học Tự
nhiên ở các trường THCS Thành phố Lào Cai 42Bảng 2.8 Thực trạng xây dựng kế hoạch phát triển chương trình môn
Khoa học tự nhiên ở trường THCS trên địa bàn thành phố LàoCai, tỉnh Lào Cai 45Bảng 2.9 Thực trạng tổ chức phát triển chương trình môn Khoa học tự nhiên
ở trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 48
Bảng 2.10 Thực trạng chỉ đạo phát triển chương trình môn Khoa học tự
nhiên ở trường THCS trên địa bàn TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai 50
Bảng 2.11 Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện phát triển chương
trình môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS thành phố LàoCai, tỉnh Lào Cai 52
Trang 12Bảng 2.12 Kết quả khảo sát mức độ các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí phát
triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 53
Bảng 3.1 Kết quả trưng cầu ý kiến về tính cần thiết của biện pháp quản lý hoạt
động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 83
Bảng 3.2 Kết quả trưng cầu ý kiến về tính khả thi của biện pháp quản lý hoạt
động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 85
Bảng 3.3 Mức độ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoahọc Tự nhiên ở trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 87
Trang 13DANH MỤC CÁC HÌNH
Sơ đồ 3.1 Mối quan hệ giữa các biện pháp 80Biểu đồ 3.1 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp 84Biểu đồ 3.2 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 86Biểu đồ 3.3.Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp
quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tựnhiên ở trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 88
Trang 14MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Chương trình giáo dục phổ thông là bản mô tả về mục tiêu, nội dung,cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh để đạt được mục tiêu chươngtrình đã đề ra, kèm theo là các hoạt động kiểm tra, đánh giá và các điều kiện đểthực hiện chương trình Chương trình không tĩnh tại mà cần được phát triểnthường xuyên nhằm cập nhật những yêu cầu mới của xã hội về nhân cáchngười được giáo dục theo xu hướng đổi mới Để phát triển chương trình nhàtrường ở trường THCS có hiệu quả, Hiệu trưởng nhà trường, Trưởng phòngGiáo dục cần thực hiện tốt vai trò của nhà quản lý trong phát triển chương trìnhnhà trường nói chung và chương trình môn học nói riêng
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trungương (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo để đáp ứngyêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.[1] Tạo tiền để thực hiện đổi mớichương trình giáo dục phổ thông tổng thể; Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có vănbản hướng dẫn xây dựng thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hànhtheo định hướng tích hợp liên môn và định hướng phát triển năng lực học sinh từnăm học 2013 - 2014 tập trung chỉ đạo về thực hiện có hiệu quả việc xây dựng
kế hoạch giáo dục nhà trường; Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạyhọc; Đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá; Tăng cường chỉ đạo,quản lý hoạt động dạy học, giáo dục.[3] Trong đó xác định công tác quản lýchương trình giáo dục của Hiệu trưởng các trường có vai trò đặc biệt quan trọng
Môn khoa học tự nhiên trong chương trình giáo dục phổ thông cấpTHCS bao gồm Vật lý, Hóa học, Sinh học, theo yêu cầu đổi mới chương trìnhgiáo dục năm 2019 các môn học trên được tổ chức dạy học tích hợp thành mônkhoa học tự nhiên do đó vấn đề đặt ra cần phải có những biện pháp quản lý cácchương trình trên một cách hiệu quả
Trang 15Từ năm học 2014-2015 để tạo sự chủ động trong xây dựng thực hiệnchương trình giáo dục của các trường THCS phù hợp với đối tượng học sinh,điều kiện kinh tế xã hội, mục tiêu định hướng phát triển giáo dục của địaphương, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Lào Cai đã thực hiện giaoquyền chủ động cho Hiệu trưởng các trường trong xây dựng và thực hiệnchương trình giáo dục, bước đầu đã có những kết quả nhất định, thay đổi tư duyquản lí chương trình giáo dục của Hiệu trưởng các trường THCS.
Tuy nhiên công tác này còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc về cả lýluận và thực tiễn Nhiều vấn đề then chốt, khó khăn cần tháo gỡ cho các đơn vịtrong thực hiện công tác quản lý chương trình giáo dục tại các trường THCS
Để làm tốt công tác này cần có những nghiên cứu về quản lý phát triển chươngtrình nhà trường nói chung và quản lý phát triển chương trình các môn khoahọc tự nhiên nói riêng nhằm phát huy vai trò tự chủ của nhà trường THCStrong đổi mới dạy và học
Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản lý chươngtrình giáo dục của Hiệu trưởng các trường THCS, tác giả luận văn chọn và
nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học
tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thành phố Lào Cai” làm luận văn thạc
sỹ của mình
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động phát triểnchương trình môn khoa học Tự nhiên của Hiệu trưởng các trường THCS, đềxuất các biện pháp quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tựnhiên ở các trường THCS góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của cáctrường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai trong giai đoạn hiện nay
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động phát triển chương trình ở các trường THCS
Trang 163.2 Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý hoạt động phát triển chương trình môn Khoa học
Tự nhiên của Hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai
4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1 Giới hạn đối tượng nghiên cứu
Đề tài tổ chức khảo sát thực trạng của đối tượng được tiến hành ở 15trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
4.2 Giới hạn khách thể điều tra
Đề tài tiến hành khảo sát trên các khách thể:
- Lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục trung học - Sở Giáo dục và Đàotạo tỉnh Lào Cai
- Lãnh đạo, chuyên viên Phòng giáo dục và đào tạo thành phố Lào Caitỉnh Lào Cai
- CBQL, GV khoa học tự nhiên các trường THCS trên địa bàn thành phốLào Cai tỉnh Lào Cai
5 Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý hoạt động phát triển chương trình các môn khoa học Tựnhiên ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai bướcđầu đã đạt được một số kết quả nhất định Tuy nhiên công tác này còn gặpnhiều khó khăn cần tháo gỡ cả về lý luận và thực tiễn, trong đó có nội dungthuộc về công tác quản lý của Hiệu trưởng các trường THCS có ý nghĩa đặcbiệt quan trọng Nếu đề xuất và tổ chức thực hiện được các biện pháp quản lýhoạt động phát triển chương trình các môn khoa học Tự nhiên của hiệu trưởngcác trường THCS mang tính đồng bộ phù hợp với thực tiễn thì sẽ góp phầnnâng cao chất lượng dạy học môn Khoa học Tự nhiên nói riêng và nâng caochất lượng giáo dục THCS nói chung trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh LàoCai trong giai đoạn hiện nay
Trang 176 Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phát triển chươngtrình môn khoa học Tự nhiên ở trường THCS
6.2 Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động phát triển chương trìnhmôn khoa học Tự nhiên ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai,tỉnh Lào Cai
6.3 Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động phát triển chương trình mônkhoa học Tự nhiên ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnhLào Cai
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Tiến hành phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các nguồn tài liệu lý luận vàthực tiễn có liên quan đến công tác quản lý chương trình của hiệu trưởng cáctrường THCS bao gồm:
- Các tài liệu, văn kiện của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triểnGD&ĐT các quy định về xây dựng chương trình giáo dục tổng thể nói chung
và xây dựng, quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên
ở trường THCS nói riêng
- Các kết quả nghiên cứu, tài liệu trong nước và ngoài nước về phát triểngiáo dục, xây dựng, quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học
Tự nhiên ở trường THCS, các tài liệu khoa học có liên quan đến vấn đề xâydựng, quản lý chương trình giáo dục THCS
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp điều tra
Xây dựng các bảng điều tra phù hợp với nội dung đề tài luận văn; thống
kê, phân tích các dữ liệu để có những đánh giá chính xác về thực trạng công tácquản lí hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trườngTHCS trên địa bàn thành phố Lào Cai tỉnh Lào Cai trong thời gian qua
Trang 187.2.2 Phương pháp chuyên gia
Thông qua bảng hỏi các ý kiến chuyên gia, các CBQL giáo dục, giáoviên có nhiều kinh nghiệm để khảo sát tình hình quản lý chương trình giáodục khoa học tự nhiên của các trường THCS và biện pháp quản lý chươngtrình giáo dục của hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn thành phố LàoCai, tỉnh Lào Cai
7.2.3 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Xin ý kiến CBQL, chuyên viên Phòng giáo dục Trung học Sở giáo dục
và đào tạo tỉnh Lào Cai, Phòng giáo dục và đào tạo thành phố Lào Cai,CBQL, giáo viên khoa học tự nhiên các trường THCS và đặc biệt là cáctrường trong đề án xây dựng trường THCS Chất lượng cao ở thành phố LàoCai để phân tích, lựa chọn các ý kiến tốt bổ sung vào biện pháp quản lýchương trình giáo dục của Hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn thànhphố Lào Cai tỉnh Lào Cai
7.2.4 Phương pháp khảo nghiệm
Xin ý kiến đánh giá của các chuyên gia, CBQL giáo dục, giáo viên cónhiều kinh nghiệm, phỏng vấn về các kết quả nghiên cứu các biện pháp được
đề xuất trong luận văn
7.3 Phương pháp bổ trợ
Sử dụng phương pháp thống kê trong toán học để xử lý dữ liệu, cácthông tin trong quá trình nghiên cứu, điều tra, thu thập Trên cơ sở đó xácđịnh được kết quả một cách khách quan các biện pháp quản lý chương trìnhgiáo dục của Hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai,tỉnh Lào Cai
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục,luận văn được trình bày trong ba chương
Trang 19Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phát triển chương trình
môn khoa học Tự nhiên ở trường THCS
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động phát triển chương trình các
môn khoa học Tự nhiên ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai,tỉnh Lào Cai
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động phát triển chương trình môn
khoa học Tự nhiên ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnhLào Cai
Trang 20Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài
- Jonathan Osborne và Justin Dillon (2008), “Science Education inEurope: Critical Reflections”[33] Đã trình bày thực trạng giáo dục khoa học ởcác nước Châu Âu, trong đó đề cập vấn đề thế hệ trẻ Châu Âu giảm hứng thúvới giáo dục khoa học Với mục tiêu dẫn đầu vể phát triển khoa học bài báo đềcập các vấn đề cải thiện giáo dục khoa học trong các trường phổ thông ở cácnước Châu Âu
- Jan H van Driel, Douwe Be ijaard, Nico Verloop (2010), “ProfessionalDevelopment and Reform in Science Education: The Role of Teachers'Practical Knowledge”[32] Trong báo cáo này các tác giả đề cập vấn đề pháttriển chuyên môn của giáo viên trong giáo dục khoa học từ góc độ phát triểnkiến thức thực tiễn của giáo viên Báo cáo xác định vai trò quan trọng của kiếnthức thực tế của giáo viên trong đổi mới và phát triển giáo dục khoa học đồngthời cũng chỉ ra các chiến lược cho việc phát triển kiến thực tiễn của giáo viên
- Edgar W Jenkins và N W Nelson, Đại học Leeds, Vương Quốc Anh(2014), “Important but not for me: students’ attitudes towards secondary schoolscience in England”[31] Tác giả đã trình bày kết quả nghiên cứu dựa trên khảosát thực nghiệm ở Anh đối với học sinh trung học Báo cáo cho biết thái độ củahọc sinh về giáo dục khoa học ở các trường trung học, sự lựa chọn nghề nghiệpcủa học sinh và những mong muốn của học sinh đối với các bài học khoa họctrong nhà trường Tác giả cũng nêu vấn đề phát triển chương trình giáo dụckhoa học trong các trường phổ thông tại Anh Quốc
Trang 211.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước
- Cuốn sách "Kinh nghiệm quốc tế về phát triển chương trình giáo dụcphổ thông" của Viện khoa học Giáo dục Việt Nam do Nhà xuất bản Đại họcquốc gia Hà Nội phát hành tập trung nghiên cứu, phân tích kinh nghiệm pháttriển chương trình giáo dục phổ thông của một số quốc gia trong khu vực và thếgiới nhằm khái quát những vấn đề cơ bản nhất về xu thế phát triển chương trìnhgiáo dục phổ thông trên thế giới, từ đó nêu lên những đề xuất, khuyến nghị choViệt Nam trong việc phát triển chương trình giáo dục phổ thông sau 2015.[30]
- Dự án mô hình trường học mới tại Việt Nam - Dự án mô hình trườnghọc mới Việt Nam (GPE - VNEN) là một dự án về sư phạm nhằm xây dựng vànhân rộng một mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại phù hợp với mục tiêu pháttriển của giáo dục Việt Nam Định hướng cơ bản của mô hình này là thực hiệnđổi mới đồng bộ cách tiếp cận các thành tố đảm bảo chất lượng giáo dục trongnhà trường, xây dựng môi trường học tập có tính tham gia và dân chủ, gópphần phát triển năng lực và phẩm chất học sinh, bao gồm:
+ Thực hiện phương thức tổ chức dạy học lấy hoạt động học của họcsinh làm trung tâm;
+ Đổi mới đánh giá học sinh theo nguyên tắc vì sự tiến bộ của người học;+ Đổi mới tổ chức lớp học nhằm tăng cường hoạt động học phát huy tínhtích cực, tự lực, tự quản của học sinh;
+ Đổi mới cơ chế quản lý chuyên môn nhằm phát huy vai trò chủ động,sáng tạo và phát triển chuyên môn liên tục của giáo viên;
+ Xây dựng cơ chế thực hiện thường xuyên và hiệu quả sự phối hợpgiữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong thực hiện các hoạt động giáodục học sinh
- Tài liệu thực nghiệm chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của BộGiáo dục và Đào tạo Các văn bản và tài liệu hướng dẫn thực nghiệm chươngtrình Giáo dục phổ thông tổng thể đã xác định vị trí, vai trò môn học trong thực
Trang 22hiện mục tiêu GDPT, mục tiêu và yêu cầu cần đạt, nội dung giáo dục cốt lõicủa môn học mỗi lớp hoặc cấp học đối với tất cả học sinh trên phạm vi toànquốc, định hướng kế hoạch dạy học môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học,phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục của mônhọc Trong đó, môn Khoa học tự nhiên được xây dựng và phát triển trên nềntảng của Vật lý, Hoá học, Sinh học và Khoa học Trái Đất Đây là môn học bắtbuộc yêu cầu học sinh phải đạt được 3 phẩm chất, 3 năng lực, 3 năng lựcchuyên môn [4]
Tài liệu: Năng lực quản lí và phát triển chương trình giáo dục ở trunghọc phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án phát triển giáo dục trunghọc phổ thông giai đoạn 2 đã trình bày khá chi tiết về các yếu tố, khái niệm vàquy trình phát triển chương trình nhà trường trong các trường phổ thông.[6]
Bài báo khoa học “Phát triển chương trình nhà trường những kinhnghiệm thực tiễn ở trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành” của tác giảNguyễn Vinh Hiển - Nguyên thứ trưởng bộ giáo dục đã chỉ ra yêu cầu tất yếu
và những kinh nghiệm trong phát triển nhà trường, phát triển chương trình mônhọc trong trường phổ thông nói chung và trường THCS&THPT Nguyễn TấtThành nói riêng.[10]
Một số học viên cao học của các trường đại học và học viện trong cảnước cũng đã thực hiện các nghiên cứu về vấn đề này hoặc các nghiên cứu cóliên quan trực tiếp đến vấn đề này như:
- Hoàng Thị Thu Vân (2016) Quản Lý Chương trình nhà trường ở cáctrường trung học cơ sở huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình, Luận văn thạc sỹ quản lýGiáo dục, Đại học Thái Nguyên - Trường Đại học sư phạm Tác giải luận văn
đã phân tích thực trạng quản lý chương trình nhà trường ở các trường Trunghọc cơ sở huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình và đề xuất được 5 biện pháp quản líphát triển chương trình nhà trường ở các trường THCS Huyện Vũ Thư tỉnhThái Bình.[29]
Trang 23- Hoàng Văn Cường (2015) Phát triển chương trình nhà trường ở trườngtrung học phổ thông chuyên Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ khoahọc giáo dục, Đại học Thái Nguyên - Trường Đại học sư phạm Tác giả luậnvăn đã trình bày cơ sở lý luận và thực trạng phát triển chương trình nhà trường
ở trường THPT chuyên Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ và đề xuất được quy trìnhphát triển nhà trường ở trường THPT chuyên Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ gồm
3 giai đoạn và thực nghiệm xây dựng chương trình một số môn học ở trườngTHPT Chuyên Hùng Vương Quy trình và kinh nghiệm của tác giả trình bàytrong luận văn có thể áp dụng cho các trường phổ thông khác trong quản lí và
phát triển chương trình môn học.[8]
Một số nhận xét:
Quản lí phát triển chương trình giáo dục nhà trường nói chung và quản líphát triển chương trình môn khoa học tự nhiên nói riêng là xu thế chung của thếgiới và yêu cầu cấp thiết đối với giáo dục Việt Nam Các nghiên cứu ở trên đãtrình bày nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lí chương trình giáo dục nhàtrường, một số vấn đề về phát triển chương trình khoa học tự nhiên ở cáctrường trung học
Đối với địa phương đang thực hiện mô hình trường học mới Việt Nam(VNEN) và thực hiện thực nghiệm chương trình giáo dục phổ thông tổng thểnhư thành phố Lào Cai thì công tác quản lí phát triển chương trình môn khoahọc tự nhiên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cần có những nghiên cứu cụ thể về
lý luận và thực tiễn để đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Chương trình môn học và phát triển chương trình môn học
Môn học là “Khối kiến thức và kỹ năng của một phần chương trình bộmôn cần dạy - học trong một học kỳ ở bậc đại học”
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (2002), môn học là “Hệ thống (hoặc
bộ phận tri thức) về một lĩnh vực khoa học được sắp xếp theo yêu cầu sư
Trang 24phạm để truyền thụ cho người học, mang các đặc điểm: a) Phản ánh các sựkiện, tri thức, qui luật của khoa học tương ứng phù hợp với mục đích, nhiệm
vụ dạy học và khả năng nhận thức của họ c sinh; b) Các câu hỏi, bài tậpv.v… giúp học sinh tự kiểm tra luyện tập kỹ năng, kỹ xảo Môn học còn cónhững yêu cầu phát triển năng lực hoạt động trí tuệ và giáo dục, lô gíc củamôn học không rập khuôn theo lô gíc khoa học tương ứng mà là sự thốngnhất giữa lô gíc khoa học và lô gíc nhận thức chung của học sinh”
Trong tiếng Anh thuật ngữ “course syllabus” dùng để chỉ một chươngtrình cụ thể với các bố cục chi tiết về kế hoạch giảng dạy, và qui định nộidung kiến thức, kỹ năng môn học trong chương trình học (curriculum) Song,trong thực tế hoạt động giáo dục đào tạo các trường đại học, giảng viên, cán
bộ quản lý đào tạo hiểu về thuật ngữ này và có những cách gọi khác nhau:chương trình môn học, chương trình môn chi tiết học, đề cương môn học, đềcương chi tiết môn học
Theo Từ điển Giáo dục học, chương trình môn học là: “Văn bản Nhà
nước quy định với từng môn học về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, khối lượngkiến thức và kĩ năng, kế hoạch phân bổ, thời lượng cần thiết, phương phápthích hợp, phương tiện tương ứng theo từng lớp học, bậc học Chương trình bộmôn của mỗi lớp (năm) học được trình bày theo trình tự chương, mục, chủ đề,vấn đề song song với bảng phân bố thời lượng tương ứng”.[27]
Một chương trình môn học chính thức thông báo cho người học toàn bộcác thông tin chủ yếu về môn học như:
1) Vị trí, đặc điểm và tầm quan trọng của môn học;
2) Mục tiêu của môn học;
3) Những nội dung và chuẩn kết quả của môn học;
4) Kế hoạch dạy học môn học;
5) Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy học/hoạt động giáodục của môn học;
Trang 256) Cách thức kiểm tra đánh giá chất lượng môn học;
7) Những phương tiện vật chất cần thiết cho việc tham gia lớp học;
8) Những yêu cầu đối với người học trong quá trình học tập môn học Chương trình môn học là cơ sở để tổ chức và thực hiện quá trình dạyhọc, chương trình môn học còn là công cụ để quản lí và phối hợp các hoạt độngtrong nhà trường nhằm bảo đảm chất lượng, và phục vụ tốt hơn quá trình dạy
và học Đây cũng đồng thời là tài liệu quan trọng trong quá trình các tổ chứckiểm định chất lượng tiến hành kiểm định chất lượng của một cơ sở giáo dục
Theo tác giả luận văn: Chương trình môn học là bản mô tả một cách đầy
đủ về kế hoạch dạy học của một môn học được xác định bởi mục tiêu, yêu cầu chuẩn đầu ra cần đạt được, nội dung, khối lượng kiến thức và kĩ năng, kế hoạch phân bổ, thời lượng cần thiết, phương pháp thích hợp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học tương ứng với từng đơn vị kiến thức, kỹ năng cần hình thành ở người học và tiêu chuẩn, cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả.
Phát triển: Là quá trình biến đổi hoặc làm biến đổi từ ít đến nhiều, từ hẹpđến rộng, từ thấp đến cao
Phát triển chương trình môn học: Là một quá trình làm cho chương trìnhmôn học ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng tốt hơn so với yêu cầu đòi hỏi củathực tiễn, thông qua việc thiết kế chương trình hoặc điều chỉnh, làm mớichương trình môn học; là quá trình liên tục, khép kín, tuần hoàn
1.2.2 Phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên
Phát triển chương trình là một quá trình làm cho chương trình ngày cànghoàn thiện hơn, đáp ứng tốt hơn so với yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn, thông quaviệc thiết kế chương trình hoặc điều chỉnh chương trình; là quá trình liên tục,khép kín, tuần hoàn
Phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên được xem là hoạt động,một quá trình xem xét các tác động từ môi trường giáo dục, thực thi chươngtrình, cải tiến và đánh giá chương trình [7]
Trang 26Phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên là một quá trình liên tụcnhằm không ngừng hoàn thiện chương trình môn khoa học tự nhiên sao chophù hợp với trình độ phát triển của khoa học - công nghệ, của kinh tế, xã hộicủa đất nước, địa phương, phù hợp vơi điều kiện của nhà trường và năng lựccủa học sinh.
Phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS làquá trình nhà trường cụ thể hóa môn khoa học tự nhiên từ tài liệu hướng dẫnthực hiện chương trình của Bộ GD&DT sao cho phù hợp ở mức cao nhất vớithực tiễn của từng nhà trường Trên cơ sở đảm bảo yêu cầu chung, nhà trường
sẽ lựa chọn, xây dựng nội dung và xác định cách thức thực hiện phản ánh đặctrưng và phù hợp với thực tiễn nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển củangười học, thực hiện có hiệu quả mục tiêu GD và xác định chuẩn và hình thứcđánh giá kết quả học tập [11]
Theo tác giả luận văn phát triển chương trình môn khoa học tư nhiên ở
trường THCS là hoạt động làm mới, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện nội dung
và cách thức tổ chức thực hiện, đánh giá kết quả trong quá trình tổ chức dạy học môn học.
Dựa trên mục tiêu chung của chương trình giáo dục, các trường xây dựng
kế hoạch giáo dục riêng cho trường mình một cách linh hoạt, mềm dẻo, phùhợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của địa phương, bảo đảm mục tiêu vàchất lượng giáo dục” trong đó việc bổ sung, sắp sếp lại các chủ đề, xây dựngcác chủ đề liên môn, chủ đề trả nghiệm gắn với thực tiễn địa phương có vai tròquan trọng [5]
1.2.3 Quản lý phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở trường trung
học cơ sở
Như trên chúng tôi đã phân tích, Phát triển chương trình môn khoa học
tự nhiên trong trường THCS là một quá trình làm cho chương trình ngày cànghoàn thiện hơn, đáp ứng tốt hơn so với yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn của nhà
Trang 27trường, thông qua việc thiết kế chương trình, điều chỉnh, bổ sung, cấu trúc lại,xây dựng các chủ để liên môn, hoạt động trải nghiệm phù hợp với điều kiện địaphương, nhà trường và năng lực học sinh; Phát triển chương trình môn học làquá trình liên tục, khép kín, tuần hoàn.
Từ đó, theo chúng tôi, quản lí phát triển chương trình môn khoa học tựnhiên ở trường THCS là quá trình tác động của các chủ thể quản lí nhà trườngđến các hoạt động phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên của giáo viên
và tổ chuyên môn thông qua thực hiện các chức năng quản lí như lập kế hoạch,
tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá việc làm mới, điều chỉnh, hoàn thiện,đánh giá chương trình môn học nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu và chuẩn đầu
ra của môn học, nâng cao chất lượng dạy học môn Khoa học Tự nhiên, từ đónâng cao chất lượng giáo dục của trường THCS
1.3 Một số vấn đề cơ bản về phát triển chương trình môn Khoa học Tự nhiên ở trường trung học cơ sở
1.3.1 Mục tiêu, nội dung chương trình môn Khoa học Tự nhiên ở trường trung học cơ sở
1.3.1.1 Mục tiêu của chương trình môn khoa học tự nhiên
- Thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ thông Cùng với các môn họckhác, môn Khoa học Tự nhiên góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục phổthông, giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần; trở thành ngườihọc tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; cónhững phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân cótrách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu pháttriển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trongthời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới
- Hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu ở học sinh
Cùng với các môn học khác, môn Khoa học tự nhiên hình thành và pháttriển các phẩm chất chủ yếu đã được nêu trong Chương trình giáo dục phổ
Trang 28thông tổng thể, bao gồm những phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trungthực, trách nhiệm Môn Khoa học tự nhiên góp phần chủ yếu trong việc hìnhthành và phát triển thế giới quan khoa học của học sinh; đóng vai trò quantrọng trong việc giáo dục học sinh phẩm chất tự tin, trung thực, khách quan,tình yêu thiên nhiên, tôn trọng và biết vận dụng các quy luật của tự nhiên, để từ
đó biết ứng xử với thế giới tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững
- Hình thành và phát triển năng lực ở học sinh
Môn Khoa học tự nhiên hình thành và phát triển cho học sinh nhữngnăng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn
đề và sáng tạo; góp phần hình thành và phát triển một số năng lực khác như:năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực công nghệ, năng lực tin học;góp phần phát triển năng lực học tập suốt đời Bên cạnh đó, môn Khoa học tựnhiên hình thành và phát triển cho học sinh các năng lực chuyên môn về tìmhiểu tự nhiên Thông qua phương pháp dạy học tích cực hoá hoạt động củangười học, nhấn mạnh quá trình chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức khoahọc của học sinh mà hình thành và phát triển các kĩ năng thực hành và kĩ năngtiến trình: quan sát, đặt câu hỏi và trả lời, lập luận, dự đoán, chứng minh haybác bỏ giả thuyết bằng thực hành, mô hình hoá, giải thích, vận dụng, tổng hợpkiến thức khoa học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống Thông qua cáchoạt động học tập của môn học này, phát triển ở học sinh tư duy phản biện;củng cố và phát triển khả năng giao tiếp, khả năng làm việc hợp tác
1.3.1.2 Nội dung của môn khoa học tự nhiên
Chương trình môn Khoa học tự nhiên được xây dựng dựa trên sự kết hợpcủa 3 trục cơ bản là: Chủ đề khoa học - Các nguyên lí/khái niệm chung của khoahọc - Hình thành và phát triển năng lực Trong đó, các nguyên lí/khái niệmchung sẽ là vấn đề xuyên suốt, gắn kết các chủ đề khoa học của chương trình
- Chủ đề khoa học chủ yếu của chương trình môn Khoa học tự nhiên:+ Chất và sự biến đổi của chất: chất có ở xung quanh ta, cấu trúc củachất, chuyển hoá hoá học các chất
Trang 29+ Vật sống: Sự đa dạng trong tổ chức và cấu trúc của vật sống; các hoạtđộng sống; con người và sức khoẻ; sinh vật và môi trường; di truyền, biến dị vàtiến hoá.
+ Năng lượng và sự biến đổi: năng lượng, các quá trình vật lí, lực và sựchuyển động
+ Trái Đất và bầu trời: chuyển động trên bầu trời, Mặt Trăng, hệ MặtTrời, Ngân Hà, hoá học vỏ Trái Đất, một số chu trình sinh - địa - hoá, Sinhquyển
Các chủ đề được sắp xếp chủ yếu theo logic tuyến tính, có kết hợp ở mức
độ nhất định với cấu trúc đồng tâm, đồng thời có thêm một số chủ đề liên môn,tích hợp nhằm hình thành các nguyên lí, quy luật chung của thế giới tự nhiên
- Các nguyên lí chung của khoa học tự nhiên trong chương trình mônKhoa học tự nhiên:
Sự phù hợp của mỗi chủ đề vật lí, hoá học, sinh học, Trái Đất và bầu trờivới các nguyên lí chung của khoa học được lựa chọn ở các mức độ khác nhau
Trang 30Có nguyên lí cần được thể hiện ở mức độ phù hợp cao, nhưng cũng có nguyên
lí chỉ thể hiện ở mức độ thấp (ví dụ, trong bảng 5 (phần phụ lục) thể hiện, A:mức độ cao; B: mức độ trung bình; C: mức độ thấp - với nội dung “Các thể củachất” của chủ đề Chất có ở xung quanh ta, khi chọn mức A cho nguyên lí về
“Sự đa dạng”, điều đó có nghĩa trong chủ đề này cần nhấn mạnh nhiều hơn tới
sự đa dạng của các trạng thái của chất so với các nguyên lí khác như tính cấutrúc, tính hệ thống và sự tương tác)
1.3.2 Nội dung phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường trung học cơ sở
Theo hướng dẫn của Bộ GD - ĐT và các nhà nghiên cứu [13], [10], pháttriển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS hiện nay tậptrung vào các nội dung cốt lõi sau đây:
1.3.2.1 Điều chỉnh, bổ sung, cấu trúc nội dung dạy học, xây dựng các chủ để tích hợp, liên môn, chủ đề trải nghiệm của môn Khoa học tự nhiên trong xây dựng chương trình giáo dục nhà trường
Hoạt động này thường bao gồm các nội dung:
- Rà soát nội dung chương trình, tài liệu học tập để loại bỏ những thôngtin cũ, lạc hậu đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp, thôngtin gắn với hoạt động thực tiễn ở địa phương Phát hiện và xử lý sao cho trongphạm vi cấp học không còn những nội dung dạy học trùng nhau trong mônKhoa học tự nhiên nói riêng và với các môn học khác nói chung; những nộidung trong tài liệu học tập sắp xếp chưa hợp lý; những nội dung không phù hợpvới địa phương của nhà trường
- Cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học của môn Khoa học tự nhiên, cóthể chuyển một số nội dung dạy học thành nội dung các hoạt động trải nghiệm
và bổ sung các hoạt động GD khác vào CT hiện hành; xây dựng kế hoạch dạyhọc của môn khoa học Tự nhiên phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiệnthực tế nhà trường
Trang 31- Xây dựng các chủ đề tích hợp, liên môn khoa học tự nhiên trên cơ sởliên kết các nội dung các các chủ đề đã có trong tài liệu học tập, phân phối lạithời gian, hình thức tổ chức dạy học các chủ đề đó phù hợp với điều kiện thựctiễn của nhà trường, địa phương và năng lực của học sinh.
- Chủ đề liên môn bao gồm các nội dung dạy học gần giống nhau, có liênquan chặt chẽ với nhau (có thể đang trùng nhau) trong các môn học Vật lý, Hóahọc, Sinh học của chương trình THCS, chủ đề liên môn gắn với nội dung GDliên quan đến các vấn đề thời sự của địa phương, đất nước
1.3.2.2 Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trong thực hiện chương trình môn Khoa học Tự nhiên
- Căn cứ vào chủ đề, nội dung dạy học liên môn khoa học tự nhiên,hướng dẫn giáo viên lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợpvới mục tiêu của chủ đề dạy học
- Phân tích chương trình dạy học các môn học Vật lý, Hóa học Sinhhọc lựa chọn những nội dung trùng lặp, nội dung liên quan xác định chủ đềhọc tập có thể chuyển đổi từ hình thức dạy học trên lớp sang hình thức tổchức hoạt động trải nghiệm nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trongquá trình dạy học
- Triển khai các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, GD theohướng phát huy tính chủ động, tích cực, tự học, phát triển năng lực học sinh.Các nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong hoặc ngoài giờ lên lớp, ởtrong hay ngoài phòng học Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện cácnhiệm vụ học tập ở trên lớp, tổ chức các hoạt động trải nghiệm cần coi trọnggiao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường
- Vận dụng các hình thức kiểm tra, đánh giá theo hướng coi trọng pháttriển năng lực học sinh Kiểm tra, đánh giá không chỉ tập trung vào việc xemhọc sinh học cái gì mà quan trọng hơn là kiểm tra học sinh đó học như thế nào,
có biết vận dụng không; kết hợp kết quả đánh giá trong quá trình với đánh giátổng kết cuối kì, cuối năm học
Trang 32- Các tổ/nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quảhọc tập của học sinh phù hợp với điều chỉnh nội dung dạy học và kế hoạch bộtheo tiếp cận năng lực học sinh.
1.3.2.3 Đổi mới quản lí hoạt động dạy học, thực hiện chương trình môn học nhằm nâng cao hiệu quả phát triển chương trình môn Khoa học tự nhiên
Quản lí hoạt động dạy học, thực hiện chương trình môn Khoa học Tựnhiên theo các quy định hiện hành và theo kế hoạch giáo dục của nhà trường;chú trọng các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, kinh phí…khuyến khích, tạo động lực cho giáo viên tích cực, chủ động, sáng tạo trongthực hiện kế hoạch, đề xuất điều chỉnh, báo cáo kết quả và kinh nghiệm cáchoạt động thí điểm Các hoạt động chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra của cấp trên đềuphải tôn trọng Kế hoạch này của nhà trường Các cấp quản lí chưa xếp loại giờdạy, chưa thanh tra hoạt động sư phạm nếu giáo viên không có nguyện vọngđược xếp loại, được thanh tra
Tập trung đổi mới sinh hoạt chuyên môn của tổ/nhóm chuyên môn Khoahọc Tự nhiên thông qua hoạt động nghiên cứu bài học (có hướng dẫn, tập huấnriêng) Tăng cường các hoạt động dự giờ, rút kinh nghiệm để hoàn thiệntừng bước cấu trúc nội dung, phân phối CT các môn học, phương pháp và hìnhthức tổ chức dạy học, cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinhtheo tiếp cận NL Nên ghi hình các tiết dạy và các cuộc họp, thảo luận/rút kinhnghiệm để làm tư liệu chia sẻ cho đông đảo giáo viên trong và ngoài nhà trườngtham khảo
Tăng cường các hoạt động trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về phát triểnCTGD nhà trường phổ thông thông qua các hình thức tổ chức hội nghị, hộithảo, học tập, giao lưu giữa nhà trường với các cơ sở GD tham gia thí điểm vàcác cơ sở GD khác
1.3.2 Quy trình phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường trung học cơ sở
Như trên chúng tôi đã phân tích, phát triển chương trình môn Khoa học
Trang 33hoàn thiện hơn, đáp ứng tốt hơn so với yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn của nhàtrường, thông qua việc thiết kế chương trình, điều chỉnh, bổ sung, cấu trúc lại,xây dựng các chủ để liên môn, hoạt động trải nghiệm phù hợp với điều kiện địaphương, nhà trường và năng lực học sinh; Phát triển chương trình môn học làquá trình liên tục, khép kín, tuần hoàn.
Có nhiều mô hình phát triển chương trình giáo dục trên thế giới như Môhình Tyler, Mô hình Taba, Mô hình Saylor, Alexander và Lewis, Mô hình Oliva[19], quy trình phát triển chương trình giáo dục của Robert M Diamond
Trên cơ sở định hướng đổi mới về phương pháp dạy học, đổi mới kiểmtra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực người học Tôi vận dụng quy trìnhsau đây [4] để nghiên cứu phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên trongtrường THCS:
- Cán bộ quản lý, giáo viên phân tích bối cảnh trường THCS
Đây là công việc rất quan trọng trước khi thực hiện công tác phát triểnchương trình môn khoa học tự nhiên nói riêng và phát triển chương trình giáodục nhà trường nói chung Phân tích bối cảnh trường THCS là quá trình xemxét, phân tích tất cả các yếu tố trong và ngoài nhà trường để từ đó xác định mụctiêu, cấu trúc, nội dung và việc triển khai CTGD của nhà trường Các yếu tốbên trong nhà trường gồm có: Đội ngũ GV (về số lượng, chất lượng), dặc điểmcủa HS, cơ sở vật chất, năng lực tổ chức và QL của nhà trường Các yếu tốbên ngoài nhà trường bao gồm: Quan điểm và chỉ đạo của Đảng, nhà nước, Bộ
GD - ĐT về chương trình giáo dục, chương trình môn khoa học tự nhiên; cácvăn bản pháp qui có liên quan đến Giáo dục Đào tạo, xu thế phát triển kinh tế,văn hóa xã hội, khoa học công nghệ, đặc điểm vùng, miền, địa phương
- Giáo viên xác định mục tiêu của chương trình môn khoa học tự nhiêntheo đặc thù của trường THCS:
Trên cơ sở kết quả phân tích bối cảnh để xác định mục tiêu chương trìnhmôn khoa học tự nhiên trong trường THCS Trên cơ sở mục tiêu kế hoạch giáo
Trang 34dục của nhà trường, nhà trường cần xác định rõ những kiến thức, kĩ năng, nộidung và biện pháp để thực hiện có hiệu quả chương trình môn khoa học tựnhiên trong trường THCS.
- Hiệu trưởng, giáo viên xác định chuẩn đầu ra cho học sinh
Chuẩn đầu ra nhằm cụ thể hóa, chi tiết hóa mục tiêu của chương trìnhmôn khoa học tự nhiên trong trường THCS Chuẩn đầu ra cũng nhằm xác địnhnhững năng lực mà học sinh đạt được sau khi thực hiện chương trình ở từngkhối lớp, trên cơ sở đó để nhà trường lựa chọn nội dung, phương pháp, hìnhthức tổ chức hoạt động giáo dục và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS
- Tổ chuyên môn và giáo viên chủ động thiết kế chương trình môn khoahọc tự nhiên phù hợp với điều kiện nhà trường theo hướng tiếp cận năng lựchọc sinh
Căn cứ vào mục tiêu của kế hoạch giáo dục chung của nhà trường, triểnkhai lựa chọn và sắp xếp nội dung chương trình môn khoa học tự nhiên, lựachọn các phương pháp và phương tiện, hình thức tổ chức dạy học và GD,phương pháp đánh giá cho phù hợp
- Cán bộ quản lý, toor trưởng chuyên môn, mời chuyên gia thẩm địnhchương trình môn khoa học tự nhiên của trường trước khi thực hiện
Đây là hoạt động đảm bảo chất lượng cho việc triển khai chương trìnhmôn khoa học tự nhiên đáp ứng với bối cảnh, mục tiêu, chuẩn đầu ra đã đượcxác lập Tham gia thẩm định chương trình môn khoa học tự nhiên cần có đạidiện các bên liên quan (phụ huynh, HS, cộng đồng địa phương, chuyên giaGD ) và cơ quan QLGD địa phương (phòng GD)
- Giáo viên tiếp nhận và triển khai chương trình môn khoa học tự nhiêntrong trường THCS
Trên cơ sở chương trình môn khoa học tự nhiên đã được thẩm định, nhàtrường triển khai thực hiện chương trình Hoạt động triển khai thực hiệnchương trình cần được tổ chức theo hướng trao quyền tự chủ cho GV và HSnhằm phát huy khả năng sáng tạo của GV và phát huy tối đa NL của HS
Trang 35- Cán bộ quản lý, tổ chuyên môn, giáo viên tổ chức đánh giá thực hiệnchương trình môn khoa học tự nhiên trong trường THCS.
Đánh giá thực hiện chương trình môn khoa học tự nhiên nhằm hoàn thiện
và nâng cao chất lượng chương trình, vì vậy cần được triển khai thường xuyên,liên tục, theo từng khâu khi triển khai kế hoạch thực hiện CT Việc đánh giákhông chỉ là công việc của nhà trường mà cần có sự tham gia của các bên liênquan và cơ quan QLGD địa phương
1.3.3 Các nguyên tắc phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường trung học cơ sở
- Phát huy vai trò chủ thể sáng tạo của giáo viên bộ môn
Điều 15, Chương 1 Luật Giáo dục đã ghi rõ: “Nhà giáo giữ vai trò quyếtđịnh trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục” [17] Từ đó, có thể khẳng định
GV là người quyết định trong việc phát triển chương trình giáo dục nói chung
và chương trình môn khoa học tự nhiên nói riêng Họ không chỉ thực hiện chứcnăng người dạy, người tiếp nhận, người thực thi chương trình, là khách thểquản lí phát triển chương trình mà quan trọng hơn họ là chủ thể trực tiếp pháttriển chương trình thông qua việc lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổchức dạy học trên cơ sở phân tích chương trình quốc gia, chương trình địaphương, điều kiện của nhà trường và đặc điểm nhận thức của HS Trao quyền
tự chủ cho giáo viên bộ môn trong việc phát triển chương trình môn khoa học
tự nhiên là nguyên tắc đặc biệt quan trọng trong phát triển chương trình mônhọc này ở trường THCS
- Phát huy vai trò tự chủ của trường THCS trong việc phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên
Thực hiện mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) nhà trường đãtừng bước được giao quyền tự chủ về xây dựng và thực hiện chương trình trên
cơ sở chương trình khung của Bộ giáo dục và Đào tạo, đảm bảo đáp ứng điềukiện của nhà trường, địa phương, phù hợp với năng lực học sinh
Trang 36Các trường chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục nói chung và chươngtrình môn khoa học tự nhiên nói riêng theo từng khối lớp, tổ chức thực hiệnphù hợp với điều kiện nhà trường và năng lực học sinh.
- Đảm bảo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
Chương trình môn Khoa học tự nhiên cụ thể hoá những mục tiêu và yêucầu của Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo,trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáodục và đào tạo, bao gồm:
+ Định hướng chung cho tất cả các môn học như: quan điểm, mục tiêu,yêu cầu cần đạt, kế hoạch giáo dục và các định hướng về nội dung giáo dục,phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả, điều kiện thực hiện và phát triểnchương trình;
+ Định hướng xây dựng chương trình môn Khoa học tự nhiên ở cấptrung học cơ sở
- Phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên dựa trên nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm, phát triển năng lực học sinh
Chương trình môn Khoa học tự nhiên góp phần hình thành và phát triểnphẩm chất và năng lực học sinh thông qua nội dung giáo dục với cốt lõi lànhững kiến thức cơ bản, thiết thực, thể hiện tính hiện đại, cập nhật; chú trọngthực hành, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống;thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động
và tiềm năng của mỗi học sinh; các phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợpvới mục tiêu giáo dục
Chương trình đảm bảo sự phát triển năng lực của người học qua cáccấp/lớp; tạo cơ sở cho học tập tiếp lên, học tập suốt đời; tạo thuận lợi cho việcchuyển đổi giữa các giai đoạn trong giáo dục
- Nguyên tắc tăng cường dạy học tích hợp liên môn trong xây dựng, phát triển chương trình
Môn Khoa học tự nhiên được xây dựng dựa trên quan điểm dạy học tíchhợp Khoa học tự nhiên là một lĩnh vực thống nhất bởi đối tượng, phương pháp
Trang 37nhận thức, những khái niệm và nguyên lí chung nên việc dạy học khoa học tựnhiên cần tạo cho học sinh nhận thức được sự thống nhất đó Mặt khác, địnhhướng phát triển năng lực, gắn với các tình huống thực tiễn cũng đòi hỏi tiếpcận quan điểm dạy học tích hợp Nhiều nội dung giáo dục cần được lồng ghépvào giáo dục khoa học: tích hợp giáo dục khoa học với kĩ thuật, với giáo dụcsức khoẻ, giáo dục bảo vệ môi trường, phát triển bền vững,
Thông qua hoạt động thực hành trong phòng thực hành và trong thực tế,học sinh có thể nắm vững lí thuyết, đồng thời có khả năng vận dụng kiến thứckhoa học tự nhiên vào thực tiễn đời sống, sản xuất và bảo vệ môi trường, đápứng được yêu cầu phát triển bền vững của đất nước
- Nguyên tắc huy động tối ưu các nguồn lực cho xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, phát triển chương trình các môn học trong đó có môn khoa học tự nhiên
Để thực hiện có hiệu quả chương trình môn khoa học nói riêng và kếhoạch giáo dục nhà trường nói chung cần có các yếu tố cần thiết như cơ sở vậtchất, trang thiết bị, hạ tầng CNTT, kinh phí Nhà trường phải căn cứ vào điềukiện hiện có, khai thác tối đa và sử dụng các nguồn lực trong và ngoài nhàtrường như: nhân lực, vật lực và tài lực cho việc cho phát triển chương trình.Cần chú ý phát huy tác dụng của nguồn lực gia đình và cộng đồng, tích cựctriển khai việc hợp tác với các tổ chức ngoài nhà trường, tạo điều kiện, khuyếnkhích GV và HS sử dụng tốt các nguồn lực, đặc biệt là ứng dụng CNTT vàoviệc phát triển và thực hiện chương trình
- Nguyên tắc huy động, lôi cuốn sự tham gia của các bên liên quan vào xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường và phát triển chương trình các môn học trong đó có môn khoa học tự nhiên
Đây là nguyên tắc quan trọng trong phát triển chương trình môn khoa học
tự nhiên và xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường vì giáo dục thế hệ trẻ khôngchỉ là trách nhiệm của nhà trường mà còn là trách nhiệm của gia đình và xã hội
Cụ thể: cha mẹ HS và những người có liên quan trong cộng đồng có quyềnđược
Trang 38biết về tình hình thực hiện chương trình của nhà trường, có trách nhiệm giúp đỡ,cung cấp nguồn lực cho nhà trường, đồng thời có quyền đánh giá, kiến nghị đốivới nhà trường các vấn đề về chất lượng giáo dục của nhà trường.
Ngoài ra, HS là nhân tố trung tâm của nhà trường, việc xây dựng kếhoạch giáo dục nhà trường và phát triển chương trình môn khoa học tự nhiêncần tính đến đặc điểm tâm sinh lý, nhận thức, nhu cầu, năng lực của HS Vìvậy, để nâng cao hiệu quả phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên cầnphải huy động, lôi cuốn sự tham gia của các bên liên quan (HS, phụ huynh HS,chính quyền địa phương, các cấp QLGD…) vào hoạt động xây dựng kế hoạchgiáo dục và phát triển chương trình môn học của nhà trường trên cơ sở nắm bắt
và đáp ứng nhu cầu của họ
1.4 Quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường trung học cơ sở
1.4.1 Lập kế hoạch hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường trung học cơ sở
Lập kế hoạch là chức năng cơ bản, đầu tiên của QL, có ý nghĩa quyết địnhđến sự phát triển và tồn tại của mỗi nhà trường Có thể nói chất lượng, hiệu quảgiáo dục cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào việc kế hoạch của nhà trường
Lập kế hoạch phát triển chương trình môn Khoa học Tự nhiên là quátrình thiết lập, dự tính một cách khoa học các mục tiêu, nội dung, cách thức,trình tự, thời gian tiến hành thực hiện phát triển chương trình môn Khoa học Tựnhiên Lập kế hoạch cho phép chủ thể quản lí nhà trường tập trung các nguồnlực cho việc phát triển chương trình, chủ động ứng phó với các tình huống phátsinh trong quá trình thực hiện chương trình, phối hợp tốt giữa các bộ phận và cánhân, tạo điều kiện cho khâu kiểm tra và đích cuối cùng là nâng cao chất lượnggiáo dục
Lập kế hoạch phát triển kế hoạch giáo dục và chương trình môn khoahọc tự nhiên bao gồm:
Trang 39- Thiết lập các mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể của kế hoạch giáodục nhà trường, mục tiêu của môn khoa học tự nhiên.
- Dự kiến các nội dung, phương pháp, hình thức cần tiến hành để pháttriển kế hoạch giáo dục nhà trường và chương trình môn khoa học tự nhiên
- Nhận diện các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực, thời gian) đểthực hiện mục tiêu phát triển kế hoạch nhà trường và môn khoa học tự nhiên
Để phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên phù hợp, hiệu quả cầncăn cứ vào chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, mục tiêu chung của kếhoạch giáo dục của nhà trường; văn bản hướng dẫn chuyên môn của SởGD&ĐT, chỉ thị về giáo dục và đào tạo của UBND các cấp Trong đó xác định
rõ các bước phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên, nội dung công việccần thực hiện; trách nhiệm của các thành viên tham gia phát triển chương trình,thời gian và điều kiện thực hiện; cách thức kiểm tra, đánh giá
Kế hoạch phát triển kế hoạch giáo dục nhà trường và môn khoa học tựnhiên phải thể hiện tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ/ nhóm chuyên môn
và GV nhà trường; có sự phối hợp chặt chẽ giữa Phòng GD&ĐT với các đơn vịtrường học
Kế hoạch phát triển chương trình môn Khoa học Tự nhiên phải bao gồmcác nội dung hoạt động sau đây:
(1) Kế hoạch làm mới, điều chỉnh, bổ sung chương trình môn Khoa học
Tự nhiên
- Phân tích bối cảnh và mức độ phù hợp của nội dung dạy học môn Khoahọc Tự nhiên
- Xác định mục tiêu, chuẩn đầu ra của môn Khoa học Tự nhiên
- Thiết kế chương trình dạy học môn Khoa học Tự nhiên
- Thẩm định chương trình môn Khoa học Tự nhiên
- Tổ chức dạy học và đánh giá kết quả dạy học môn Khoa học Tự nhiên(2) Kế hoạch đánh giá chương trình
Trang 401.4.2 Tổ chức thực hiện hoạt động phát triển chương trình môn khoa học
Tự nhiên ở trường trung học cơ sở
* Tổ chức hoạt động phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên
Tổ chức hoạt động phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên baogồm các nội dung sau:
- Tổ chức phân tích bối cảnh nhà trường THCS: phân tích, xem xét, tất
cả các yếu tố trong và ngoài nhà trường như đội ngũ GV (về số lượng, chấtlượng), dặc điểm của HS, cơ sở vật chất, năng lực tổ chức và QL của nhàtrường; Quan điểm và chỉ đạo của Đảng, nhà nước, Bộ GD - ĐT về GDPT; cácvăn bản pháp qui có liên quan đến giáo dục THCS, xu thế phát triển KT, VH,
XH, KHCN, đặc điểm vùng, miền, địa phương để từ đó xác định mục tiêu, cấutrúc, nội dung và việc triển khai kế hoạch giáo dục nhà trường, trên cơ sở đóxây dựng mục tiêu, cấu trúc, các chủ đề, phương pháp thực hiện, kiểm tra đánhgiá thực hiện chương trình môn khoa học tự nhiên
- Rà soát nội dung CT, SGK hiện hành để loại bỏ những thông tin cũ, lạchậu đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp Quá trình rà soátcần căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ của môn khoahọc tự nhiên Phát hiện và xử lý sao cho trong phạm vi cấp học không cònnhững nội dung dạy học trùng nhau trong từng môn học và giữa các môn học;những nội dung, bài tập, câu hỏi trong SGK không phù hợp mục tiêu GD của
CT hoặc yêu cầu vận dụng kiến thức quá sâu, không phù hợp trình độ nhậnthức và tâm sinh lý lứa tuổi HS; những nội dung trong SGK sắp xếp chưa hợplý; những nội dung không phù hợp với địa phương của nhà trường
- Cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học của từng môn học trong CT hiệnhành theo định hướng phát triển năng lực học sinh thành những bài học mới, cóthể chuyển một số nội dung dạy học thành nội dung các hoạt động giáo dục và
bổ sung các hoạt động giáo dục khác vào CT hiện hành; xây dựng kế hoạch dạyhọc, phân phối CT mới của các môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với đốitượng học sinh và điều kiện thực tế nhà trường